ĐẢNG BỘ HUYỆN NINH PHƯỚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ THPT Phước Dân, ngày 25 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO TỔNGKẾT THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ NĂM 2010 --------- I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1/ Thuận lợi: - Nhà trường có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện Ninh Phước và Sở GD&ĐT Ninh Thuận. - Trường có chi bộ Đảng độc lập, lãnh đạo và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường, trong đó chi bộ ln chú trọng đến q trình thực hiện dân chủ ở cơ quan đơn vị, thường xun đơn đốc kiểm tra hoạt động của chính quyền, các đồn thể. - Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đa số còn trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong mọi mặt hoạt động. Tinh thần đấu tranh phê và tự phê của cán bộ giáo viên, nhân viên của trường được phát huy mạnh mẽ. - Đội ngũ cán bộ quản lý của trường ngày càng trưởng thành hơn trong q trình thực hiện nhiệm vụ, làm việc có kế hoạch, đảm bảo đúng ngun tắc, đúng qui chế, đúng luật pháp của Nhà nước hiện hành. 2/ Khó khăn: - Đời sống đa số gia đình các em học sinh thuộc diện khó khăn, nhiều em nhà ở xa trường, điều kiện đi lại vất vả làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Một số em phải nghỉ học vì kinh tế gia đình khó khăn. - Đội ngũ có được tăng cường về số lượng nhưng chất lượng khơng đồng đều, một số mơn hụt hẫng lực lượng cốt cán. - Điều kiện cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật vẫn còn thiếu thốn: Chưa có các phòng chức năng đúng qui cách, phòng học tiếng, phòng thực hành, phòng tập đa năng, thiết bị phục vụ cho cơng tác giảng dạy chưa thật đầy đủ. - Đội ngũ giáo viên khơng đồng đều về chất lượng, cả về ý thức chấp hành kỷ luật và thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan. II/ CƠNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA CHI ỦY, CHI BỘ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO NHÀ TRƯỜNG. Chi ủy, chi bộ nhà trường ln quan tâm chỉ đạo cho Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức đồn thể trong trường thường xun tun truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số: 71/1998/NĐ-CP và Quy chế 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 về thực hiện dân chủ trong nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở do đồng chí Hiệu trưởng làm trưởng ban, tổ chức cho cán bộ giáo viên, cơng nhân viên học tập Nghị định 71/1998/NĐ-CP, Quy chế 04/2000/BGD&ĐT và các văn bản có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ban chỉ đạo hàng năm được bổ sung khi nhân sự của trường có sự thay đổi. Hàng tháng trong kỳ họp chi ủy thường kỳ trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện qui chế dân chủ của cơ quan cho chi ủy nắm bắt tình hình, để phát huy hoặc điều chỉnh kịp thời những vấn đề còn thiếu sót. Tổ chức biên soạn Quy chế cơ quan trên cơ sở các văn bản của Nhà nước hiện hành, như: Nghị định 71/1998/ NĐ-CP; Quy chế 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, Luật giáo dục; Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học Phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Luật thi đua, khen thưởng; Pháp lệnh công chức… Quy chế cơ quan được toàn thể hội đồng giáo viên nhà trường thông qua trong hội nghị Công chức- Viên chức đầu năm học. Kết hợp với Ban thanh tra nhân dân theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quy chế của nhà trường, các đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phát hiện xử lý kịp thời những sai sót xảy ra. III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 1/ Những việc đã làm được: - Xây dựng Quy chế dân chủ của cơ quan theo đúng các văn bản hướng dẫn của cấp trên, thông qua Hội nghị công chức, viên chức đầu năm và tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Thực hiện ba công khai theo quy định của Bộ GD&ĐT : thu chi tài chính định kỳ trong từng học kỳ, đảm bảo giải quyết chế độ kịp thời cho người dạy và người học, công khai các quyền lợi và chế độ chính sách đúng theo các văn bản Nhà nước. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đúng quy định, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản của nhà trường, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện qui trình mua sắm, sửa chữa tài sản đúng văn bản hướng dẫn của Nhà nước. - Taọ điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường phát huy tinh thần dân chủ, góp phần vào việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền xây dựng đoàn thể trong sạch vững mạnh. Khuyến khích quần chúng và học sinh phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong cán bộ giáo viên, góp phần vào việc đấu tranh chống tham nhũng, chống gian lận trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục, chống vi phạm đạo đức nhà giáo và chống những biểu hiện tiêu cực khác. - Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường phát huy tối đa dân chủ của các tổ chức này để góp phần xây dựng nhà trường ngày một đi lên. Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra hoạt động của đoàn thể và giải quyết kịp thời những kiến nghị theo đúng thẩm quyền qui định. - Triển khai đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng năm đúng theo tinh thần các văn bản qui định; tổ chức đánh giá công khai, dân chủ đúng qui trình; niêm yết kết quả xếp loại đánh giá sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng trường. Tổ chức bình xét thi đua hàng năm đúng theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của ngành, bình xét thi đua được công bố công khai, kịp thời giải quyết những thắc mắc, những kiến nghị của cán bộ giáo viên. - Thường xuyên tổ chức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện qui chế giảng dạy, qui chế đánh giá của giáo viên đối với học sinh. Tổ chức lấy ý kiến của tập thể Hội đồng sư phạm hoặc của Liên tịch nhà trường để đi đến quyết định những công việc lớn có tính định hướng cho sự phát triển chung của nhà trường. - Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo: Nhà trường bố trí phòng tiếp dân ngay lối vào trường, Ban giám hiệu phân công trực tiếp dân tất cả các ngày từ thứ 2 đến thứ bảy hàng tuần. Khi có đơn thư yêu cầu, khiếu nại, tố cáo, chi bộ chỉ đạo nhà trường và ban TTND giải quyết kịp thời, đúng luật, đúng qui trình. Trong năm 2010 không có đơn thư khiếu nại, tố cáo 1.2/ Đối với cán bộ, công chức. Thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền của nhà giáo theo đúng qui định của Luật Giáo dục, tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch và những vấn đề có liên quan đến quyền nghĩa vụ của giáo viên học sinh và liên quan đến sự phát triển chung của nhà trường. Thực hiện tốt tinh thần đấu tranh phê và tự phê để thực hiện dân chủ, kỷ cương trong nhà trường, tham gia đóng góp ý kiến cho lãnh đạo nhà trường, có ý thức xây dựng nội bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh. Thực hiện đúng qui định của Pháp lệnh cán bộ công chức, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm. Hầu hết cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôn trọng đồng nghiệp và người học, giữ gìn danh dự nhà giáo và uy tín nhà trường. Thực hiện đánh giá học sinh công bằng chính xác. Tôn trọng phụ huynh học sinh, thực hiện tốt sinh hoạt và làm nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Thực hiện gia đình nhà giáo văn hóa và gia đình văn hóa ở địa phương. 2/ Những hạn chế tồn tại: - Trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ còn có tình trạng nể nang dẫn đến việc thực hiện dân chủ không đảm bảo. Vẫn còn dư luận không hay về việc dạy thêm, học thêm. - Một vài giáo viên chưa nắm vững Quy chế dân chủ và còn thực hiện dân chủ theo kiểu tự do, chưa tôn trọng tập thể và đồng nghiệp gây ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ. IV/ ĐÁNH GIÁ CHUNG: Việc thực hiện Quy chế dân chủ theo Nghị định 71/1998/ NĐ- CP, được chi ủy, chi bộ, Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Ban chỉ đạo thực làm tốt công tác xây dựng quy chế, tuyên truyền, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện đúng theo quy định, góp phần làm cho các hoạt động của nhà trường ngày càng đi vào nền nếp và ổn định. Tinh thần phê bình và tự phê bình của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng nâng cao, thực hiện đầy đủ vấn đề “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tạo ra khối đoàn kết, nhất trí cao trong cơ quan. Thực hiện công tác ba công khai đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Việc đánh giá cán bộ, công chức và đánh giá thi đua cuối năm được thông qua tập thể để đánh giá và được công khai rõ ràng. Ban giám hiệu và lãnh đạo các đoàn thể kịp thời giải quyết những vướng mắc, trong quá trình thực hiện tạo được niềm tin cho cán bộ giáo viên và học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ, giáo viên có biểu hiện an phận, ngại va chạm, chưa tích cực đấu tranh phê và tự phê. * Những bài học kinh nghiệm: - Phải triển khai đầy đủ các văn bản Đảng của Nhà nước và của ngành đến từng cán bộ giáo viên, khi cần thiêt thì triển khai cả cho học sinh và phụ huynh một cách đầy đủ. Chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng thực hiện một cách chi tiết, có hiệu quả. - Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, nhắc nhở thực hiện. Có kế hoạch sơ kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. - Trong tổ chức thực hiện công việc phải công khai, công bằng, đánh giá đúng người đúng việc. Trong đánh giá, xếp loại công chức, viên chức phải chính xác mang tính thuyết phục và mang tính xây dựng . - Thủ trưởng cơ quan phải tôn trọng, gần gũi với mọi người, tránh mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, mệnh lệnh hành chính trong công việc, phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng, chọn lọc thông tin, xữ lý thông tin chính xác, trung thực. Tránh mọi biểu hiện bè phái gây mất đoàn kết nội bộ. Thực hiện phân công, phân nhiệm phải đúng người đúng việc và mang tính thuyết phục. Thực hiện và chỉ đạo thực hiện các văn bản, các qui chế đang hiện hành kịp thời. - Giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm phát sinh, nếu không nằm trong phạm vi giải quyết của cấp mình quản lý phải lập hồ sơ đề nghị cấp trên giải quyết, xử lý kịp thời không để dây dưa kéo dài. - Trong giải quyết công việc phải nghiêm minh, tránh vị tình vị nể. - Thường xuyên phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong cư quan đơn vị. - Đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên phải mạnh dạn đấu tranh cho dân chủ và sự tiến bộ của nhà trường. Thực hiện đúng Hiến pháp, Pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành… Thực hiện dân chủ phải tập trung, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ. V/ NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP TRỌNG TÂM VỀ THỰC HIÊNI QUI CHẾ DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 1/ Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nhị định 71/ 1998/ NĐ- CP và các Quy chế, các văn bản có liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đến từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh của trường. 2/ Bổ sung hoàn thiện qui chế trường học của đơn vị. 3/ Phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của chi ủy, chi bộ trong công tác lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong quá trình thực hiện. Tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của ban thanh tra nhân dân. 4/ Phát huy vai trò của quần chúng trong việc giám sát quá trình thực hiện, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia bàn bạc, xây dựng và quản lý nhà trường. Tranh thủ ý kiến của phụ huynh, học sinh trong công tác đánh giá hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 5/ Từng bước đổi mới hình thức quản lý của đội ngủ lãnh đạo. Thực hiện gần dân, lắng nghe ý kiến nhân dân và hết mình phục vụ nhân dân. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. 6/ Tranh thủ sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp của các đoàn thể trong ngoài nhà trường đặc biệt là tranh thủ sự chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào các năm tiếp theo. 7/ Công khai hóa các khoản thu, chi trong nhà trường. Thực hiện công khai đánh giá công chức và đánh giá xếp loại thi đua hàng năm. 8/ Tập trung bồi dưỡng quần chúng, phát triển đảng cho quần chúng ưu tú để tăng cường sức mạnh cho phong trào. 9/ Tập trung giải quyết hoặc đề nghị cấp trên giải quyết dứt điểm những vụ việc còn tồn đọng, để lập lại kỷ cương trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ. 10/ Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và Pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ, và trách nhiệm; dân chủ gắn liền với kỷ luật kỷ cương trong nhà trường. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở GD-ĐT( báo cáo) - Lưu VT . Phước Dân, ngày 25 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ NĂM 2010 --------- I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1/ Thuận lợi:. chức đánh giá công khai, dân chủ đúng qui trình; niêm yết kết quả xếp loại đánh giá sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng trường. Tổ chức bình xét thi