TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ TUẤN NGỌC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬPCHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ TUẤN NGỌC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬPCHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Kinh tế nông nghiệpMã số: 8 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI THỊ THANH TÂM
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nàylà trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên ngày tháng năm 2020
Tác giả luận vănVũ Tuấn Ngọc
Trang 4Nhân dịp này, Em xin cảm ơn TS Bùi Thị Thanh Tâm đã trực tiếphướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm,Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Nhà trường cùng cácthầy, cô đã giảng dạy em trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin cám ơn các cơ quan: UBND Huyện Thanh Sơn; PhòngNông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡđể tôi hoàn thành được luận văn của mình.
Rất mong nhận được sự quan tâm và những ý kiến đóng góp quý báucủa thầy, cô và các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Học viên Cao họcVũ Tuấn Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Vai trò và đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân 11
1.1.3 Các hoạt động cấu thành thu nhập của hộ nông dân 13
1.1.4 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 15
1.1.5 Ý nghĩa của việc nâng cao thu nhập của người nông dân 23
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 25
1.2.1 Kinh nghiệm phát trển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới 25
1.2.2 Tình hình phát kinh tế nông hộ ở Việt Nam 29
1.2.3 Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại một số địaphương trong nước 37
1.2.4 Bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Thanh Sơn về nângcaothu nhập cho hộ nông dân 43
1.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 45
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 48
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 54
2.1.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Sơn 57
2.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyệnThanh Sơn ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập cho hộ nông dân 59
2.2 Nội dung nghiên cứu 60
2.3 Phương pháp nghiên cứu 61
2.3.1 Về phương pháp tiếp cận 61
2.3.2 Về xây dựng bảng hỏi 62
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra 62
2.3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 63
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 63
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
3.1 Thực trạng về lao động làm việc và thu nhập trên địa bàn huyện ThanhSơn tỉnh Phú Thọ 65
3.1.1 Thực trạng lao động tham gia thị trường lao động huyện Thanh Sơntỉnh Phú Thọ 65
3.1.2 Thực trạng lao động đang làm việc đã qua đào tạo huyện Thanh Sơntỉnh Phú Thọ 67
3.1.3 Thực trạng thu nhập của người dân huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 69
3.1.4 Thực trạng đời sống của người dân khu vực nông thôn huyệnThanh Sơn 71
3.2 Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều trakhảo sát 74
3.2.1 Nguồn lực của các hộ điều tra khảo sát 74
3.2.2 Thu nhập bình quân của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều trakhảo sát 76
3.2.3 Các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân 79
Trang 83.3 Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Thanh Sơn đến
năm 2025 89
3.3.1 Mục tiêu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân đến năm 2025 89
3.3.2 Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Thanh Sơn đếnnăm 2025 90
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019
52Bảng 2.2 Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 -2019 54
Bảng 2.3 Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Thanh Sơngiai đoạn 2017-2019 56
Bảng 3.1 Dân số trên 15 tuổi tham gia thị trường lao động ở huyệnThanh Sơn tỉnh Phú Thọ 65
Bảng 3.2 Lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở huyện Thanh Sơntỉnh Phú Thọ 68
Bảng 3.3: Thu nhập bình quân lao động 1 tháng chia theo nguồn thu của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 70
Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn2017 - 2019 71
Bảng 3.5: Số hộ nghèo và cận nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 72
Bảng 3.6: Tình trạng sở hữu tài sản của các hộ gia đình huyện ThanhSơn năm 2019 73
Bảng 3.7 Tình hình nguồn lực nhóm hộ được điều tra khảo sát 74
Bảng 3.8: Quy mô thu nhập bình quân/hộ/năm giai đoạn 2017-2019 76
Bảng 3.9: Thu nhập bình quân nhân khẩu một năm giai đoạn 2017-2019
77Bảng 3.10 Nguồn thu nhập bình quân của hộ điều tra phỏng vấn giaiđoạn năm 2017-2019 78
Bảng 3.11 Thu nhập của hộ thuần nông và hộ hỗn hợp giai đoạn2017-2019 80
Bảng 3.12 Thu nhập của hộ theo quy mô nhân khẩu 81
Bảng 3.13 Thu nhập bình quân của hộ theo quy mô lao động 82
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
Bảng 3.14 Bình quân diện tích đất đai trên hộ của nhóm hộ phỏng vấn 82Bảng 3.15 Bình quân thu nhập trên hộ theo diện tích đất đai 83
Trang 12Bảng 3.16 Thu nhập theo quy mô vốn sản xuất của hộ 84Bảng 3.17 Bảng thu nhập của các hộ có vốn lưu động trên và dưới mức
20 triệu đồng năm 2019 84Bảng 3.18 Thu nhập của hộ có và không tiếp cận được nguồn tín dụng 85Bảng 3.19 Thu nhập bình quân nông hộ theo trình độ học vấn 86Bảng 3.20 Thu nhập bình quân nông hộ theo tiêu chí có và không tham
gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ sản xuất 87
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN1 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhậpcho hộ nông dân
- Đánh giá thực trạng thu nhập hộ nông dân trên địa bàn huyện ThanhSơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân trên địa bànhuyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp.Điều tra chọn mẫu các hộ nông dân tại 3 xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnhPhú Thọ Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương phápthốngkê mô tả và phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
3 Kết quả nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu thực trạng thu nhập của hộ nông dân huyện ThanhSơn tỉnh Phú Thọ ta thấy được
Mức thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện chưa cao so vớitiềm năng của huyện nhưng có tăng qua giai đoạn 2016 - 2018 Tổng thu nhậpbình quân trên hộ năm 2016
4 Kết luận
Tăng thu nhập cho hộ nông dân đang là vấn đề kinh tế-xã hội rất đượcquan tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Đặc biệt trong giai đoạn hiện nayvai trò của hộ nông dân đặc biệt quan trọng Để nâng cao thu nhập của hộnông dân huyện Thanh Sơn những năm tới, luận án đề xuất: i) Phát huy thếmạnh của huyện Thanh Sơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao độngtrên địa bàn huyện Thanh Sơn nói chung, khu vực nông thôn nói riêng, tạo cơhội cho nông dân tiếp cận được ngày càng nhiều hơn với việc làm mới, sinh kế
Trang 14nông thôn gắn
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
với Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với chương trình phát triểnnông nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ đô thị, gắn với chương trình đẩy mạnhphát triển công nghiệp nông thôn; ii) Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hộicơ bản nhằm làm giàu các yếu tố sản xuất của nông dân; iii) Hoàn thiện môitrường chính sách, tăng cường vai trò nhà nước trong tổ chức quản lý và phốihợp giữa các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội trong tổ chức thựchiện các chủ
trương chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bànhuyện.
Trang 16MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Thu nhập của người lao động nói chung, của nông dân nói riêng là mộttrong những phạm trù mà khoa học luôn quan tâm Việc nâng cao thu nhậpcho người lao động không những phản ánh sự phát triển của lực lượng sảnxuất mà còn đảm bảo hoàn thiện quan hệ phân phối, một khâu của quan hệsản xuất xã hội Hộ nông dân là một ngành đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Theo tổng điều tra dân số tính đến tháng 4 năm 2019 thì ViệtNam có dân số là 96.208.948 người, với hơn 63% dân cư sống ở nông thôn vàgần 37 % dân cư sống tại thành thị qua đó ta thấy vai trò của các hộ nông dânđặc biết quan trọng trong nền kinh tế hiện nay ( ht tp s : / / z in g n e w s v n / d an-so-viet-nam-2019).
Thực tiễn quá trình sản xuất nông nghiệp của nước ta trải qua hàngngàn năm sản xuất theo kinh nghiệm, tuy có những bước tiến quan trọng,nhưng về căn bản vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, kĩ thuật lạc hậu mang nặng tínhđộc canh, tự cung, tự cấp là chính.
Những năm gần đây, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có sự pháttriển vượt bậc, đạt được những thành tựu đáng khích lệ với năng suất và sảnlượng ngày càng tăng Có sự chuyển biến tích cực đó là nhờ vào sự đổi mớichính sách kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đó là quyết định tiến hànhcông cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước Nhất là từ khicó chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng (1981) về “cải cách công táckhoán, mở rộng khoán sản phẩm đến người lao động trong các hợp tác xãnông nghiệp”, đặc biệt nghị quyết 10 của Bộ chính trị Trung ương Đảng(1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” Với Nghị quyết này hộ nông
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
thành đơn vị kinh tế tự chủ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nôngnghiệp nước ta trong những năm qua.
Bên cạnh mặt đạt được, vẫn còn tồn tại những khó khăn Đây là tất yếukhách quan Đó là nền kinh tế hàng hoá đã tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngàycàng sâu sắc, vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa cácvùng, giữa thành thị và nông thôn ngày một rõ Hiện nay, hơn 63%% dân sốnước ta ở nông thôn đây là nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụnghợp lý, tuy nhiên nó cũng là một thách thức về vấn đề giải quyết việc làm tạothu nhập cho người lao động Bởi vì hiện nay ruộng đất có hạn mà dân số ngàycàng tăng lên Do vậy việc duy trì thu nhập đã khó nâng cao, thu nhập cho hộnông dân lại càng khó hơn bởi nông thôn thì sản suất nông nghiệp vẫn còn làchủ yếu.
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của huyện Phú Thọcó lợi thế trong giao lưu phát triển kinh tế Nhìn chung, so với nhiều huyệncủa tỉnh Phú Thọ mặt bằng kinh tế hộ của huyện không phải là thấp Nhưng sựphát triển của kinh tế hộ vẫn chưa tương xứng với ưu thế và tiềm năng vốn cócủa huyện Mặc dù những năm qua, huyện Thanh Sơn đã có nhiều biện phápphát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm cải thiện thu nhập và đờisống nông dân, song những thành tựu mạng lại còn rất chậm Nông dân vẫncòn trong tình trạng khó khăn do tình trạng thiếu vốn sản xuất, do tiến bộ kỹthuật chưa được áp dụng rộng rãi, việc đa dạng hóa sinh kế, đa dạng hóa pháttriển ngành nghề trong thôn thôn còn chưa mạnh, các chính sách khuyến nôngphát huy chưa mạnh, công tác tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp, phốihợp thực hiện của các ban ngành còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ tốt cho sựphát triển sản xuất kinh doanh của nông dân Về phía nông dân, tình trạng tiếpcận giáo dục, đào tạo thấp, nguồn vật lực, tài lực còn nhiều khó khăn Tất cả
Trang 18thu của
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
nông dân Chính vì thế việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao thu nhập cho
hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ” là có ý nghĩa
thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập cho hộnông dân.
- Đánh giá thực trạng thu nhập hộ nông dân trên địa bàn huyện ThanhSơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019.
- Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thu nhập hộ nôngdân ở huyện Thanh Sơn.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân trên địa bànhuyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đến 2025.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập chohộ nông dân.
- Nghiên cứu các hộ thuần nông và các hộ kiêm trên địa bàn huyện ThanhSơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan về lý luận và thực
tiễn việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân như các vấn đề về: kinh tế,phát triển sản xuất, thu nhập, đời sống của các hộ nông dân trên địa bàn huyệnThanh Sơn.
- Về không gian: Đề tài thực hiện trong phạm vi toàn huyện Thanh Sơn- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ nông dântrong thời gian từ năm 2017 - 2019 trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh PhúThọ
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
4 Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,luận văn được nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ nôngdân trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Trang 22Chương 1CƠ SỞ KHOA HỌC1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về hộ và hộ nông dâna) Khái niệm về Hộ
Có nhiều quan điểm khác nhau về hộ như Tchayanov, nhà khoa họckinh tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga với quan điểm: “Về kháiniệm hộ, đặc biệt trong đời sống nông thôn, không bao giờ cũng tương đươngvới khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó, mà nội dung đó còn có cả nhữngphức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia đình” (Trần Văn Dư, 2003).
Năm 1980, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về quản lý nông trại tổ chức
ở Hà Lan, các đại biểu thống nhất: “Hộ là một đơn vị của xã hội có liên quanđến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác” (Nguyễn
Quốc Chỉnh, 2007).
Trong từ điền ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press - 1987) có định nghĩa: “Hộ làtất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó baogồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung” (TrầnVăn Dư, 2003).
Khi nghiên cứu kinh tế hộ trong quá trình phát triển ở khu vực Châu ÁGiáo sư T.G.Mc.Gee (1989) đã nêu lên: “Hộ là nhóm người chung huyết tộc,hay không cùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung một mâmcơm và có chung một ngân quỹ” (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
Raul Iturna, giáo sư trường đại học Tổng hợp Liôbon khi nghiên cứucộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước Châu Á đã chứngminh “Hộ là tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ vàcộng đồng” (Mai Văn Xuân, 1995).
Như vậy, các cá nhân hay tổ chức khi nhìn nhận và quan điểm về hộkhông giống nhau nhưng có những nét chung (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007):
- Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc (cũng có trường hợp đặc biệt vợchồng cùng huyết tộc) hay không cùng huyết tộc (bố mẹ nuôi, con nuôi, ngườitình nguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình, ).
- Hộ sống chung hoặc không sống chung dưới một mái nhà.- Có chung một ngân quỹ và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Từ đây cho thấy đã là hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế: Có nguồn laođộng và phân công lao động, có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung,vừa sản xuất và vừa tiêu dùng Hộ không phải là thành phần kinh tế mà hộ cóthể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể,
Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết tộc, do hộ làmột đơn vị kinh tế riêng, trong khi đó gia đình có thể không phải là một đơn vịkinh tế Một gia đình có thể bao gồm nhiều thế hệ sống chung một mái nhànhưng nguồn sinh sống và ngân quĩ lại độc lập với nhau Do đó một gia đìnhcó thể bao nhiều hộ.
Qua nghiên cứu các khái niệm khác nhau, chúng tôi nhận thấy: hộ làđơn vị kinh tế nhỏ nhất trong xã hội, cùng chung một cơ sở kinh tế, gắn bó vớinhau qua hôn nhân, huyết tộc và quan hệ nuôi dưỡng thân nhân khác, cùngtiến hành sản xuất và hưởng thụ những thành quả sản xuất.
b) Khái niệm về Hộ nông dân
Trang 24nông nghiệp và phát triển nông thôn vì các hoạt động nông nghiệp và phi nôngnghiệp
Trang 25Số hóa bởi Trung tđm Học liệu vă Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua câc hoạt động của câc hộ nông dđn.Câc hoạt động nông nghiệp của hộ nông dđn theo nghĩa rộng bao gồm cả nghềrừng, nghề câ vă câc hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như câc dịch vụ,câc nghề thủ công, chế biết nông sản Ngănh nghề của hộ gắn với tập quânthôn bản, lăng xê; một khi sản xuất kinh doanh khó khăn, họ sẽ thay đổi mặthăng sản xuất hoặc giảm bớt quy mô, thậm chí giảm bớt nhu cầu cần thiết.
Tchayanov cho rằng “Hộ nông dđn lă đơn vị sản xuất rất ổn định” vẵng coi lă đơn vị tuyệt vời để “tăng trưởng vă phât triển chính sâch nôngnghiệp” Quan điểm năy đê được âp dụng rộng rêi trong chính sâch nôngnghiệp tại nhiều nước trín thế giới (Đồng Văn Tuấn, 2011).
Frank Ellis (1988) đưa ra khâi niệm: “Hộ nông dđn lă hộ có phươngtiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình văo sản xuất,luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về bản chất được đặctrưng bởi sự tham gia văo thị trường với mức độ hoăn hảo không cao”(Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
Ở Việt Nam, có nhiều tâc giả cập đến khâi niệm kinh tế hộ nông dđn,Lí Đình Thắng (1993) cho rằng “nông hộ lă tế băo kinh tế xê hội, lă hình thứckinh tế cơ sở trong nông nghiệp vă nông thôn” (Lí Đình Thắng vă câccộng sự,
1993) Đăo Thế Tuấn (1997) thì cho rằng “hộ nông dđn lă những hộ chủ yếuhoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề câ vă câchoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” (Đăo Thế Tuấn, 1997).
Do đó, nông hộ có đặc điểm nhưng đặc điểm sau:
- Hộ vừa lă đơn vị sản xuất kinh doanh vừa lă đơn vị tiíu dùng Như vậyđê lă hộ phải bảo đảm cả mặt sản xuất vă tiíu dùng.
Trang 26- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất quyết định sự tham gia thị trườngcủa hộ Sự tham gia thị trường của nông hộ càng nhiều hàng hóa thể hiện trìnhđộ của nông hộ đó.
Như vậy, chúng ta thấy “Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, sống ởnông thôn, tiến hành sản xuất nông nghiệp và còn có thể tham gia các hoạtđộng phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau”.
1.1.1.2 Khái niệm về kinh tế hộ nông dân và phát triển kinh tế hộa) Kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong nôngnghiệp, hình thành, tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia đình làchính Kinh tế hộ nông dân tồn tại và phát triển lâu đời trong quá trình pháttriển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Các quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống thì tuỳ thuộc vàocủa chủ hộ Hộ có thể không thuê hay thuê lao động với tỷ lệ thấp để đảm bảothời vụ nên không được tính tiền lương và không được tính lợi nhuận.
Với Tchayanov, vào những năm 20 của thế kỷ XX, “kinh tế nông dân”được hiểu là hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức laođộng gia đình và nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổngthể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viêncủa nó (Nguyễn Đức Truyến, 2003).
Theo Frank Ellis (1988), “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của các hộ giađình có nền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động giađình Sản xuất của hộ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham giaở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động thị trường” (Vũ Thị Ngọc Trân,
1997).
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
Kinh tế nông hộ thực hiện các khâu từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêudùng Và là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuấtnông
Trang 28nghiệp, thích ứng tồn, tại tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội Loại hình này
cũng không giống với các loại hình kinh kế khác (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
b) Phát triển kinh tế nông hộ nông dân
Phát triển theo quan niệm chung nhất là sự nâng cao hạnh phúc củangười dân, bao hàm nâng cao chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục,sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội Ngoài ra việc bảo đảm các quyền vềchính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển Phát triểncủa một xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản diễn ra trong quá khứ.
Phát triển còn phải gắn tới sự bền vững, nên phát triển bền vững là:
“Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổnhại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Mai Thanh Cúc,
Quyền Đình Hà, 2005).
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nềnkinh tế trong thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy môsản lượng sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọimặt của cuộc sống Nhưng chúng ta phải cân nhắc toàn bộ các nguồn vốn vậtchất, vốn con người và vốn thiên nhiên mà thế hệ hiện tại để lại cho thế hệtương lai.
Kinh tế nông hộ là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó cóthể hiểu rằng phát triển kinh tế nông hộ chính là quá trình tăng trưởng về sảnxuất, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế; nâng caotrình độ sản xuất của chủ hộ; gia tăng thu nhập bình quân của hộ, gia tăng mứcsống, thoả mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệsinh và ngày càng gia tăng mức tích luỹ của hộ, làm cho nền kinh tế nôngnghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên.
1.1.1.3 Khái niệm về thu nhập của hộ nông dân
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
Trước sức ép từ sự biến đổi xã hội, sự phát triển của kinh tế thị trường,của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thu nhập của nông hộ có sự biến
Trang 30đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu Để có thu nhập, trước hết nông dân phải làngười sản xuất sản phẩm để họ tiêu dùng và bán trên thị trường Vì thế, thunhập của nông dân trước hết là từ sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa là cảnông, lâm và ngư nghiệp).
Tuy nhiên, dưới tác động của CNH, HĐH, của kinh tế thị trường và hộinhập kinh tế quốc tế, nông dân trong điều kiện mới không chỉ thực hiện cáchoạt động nông nghiệp mà còn tiến hành các hoạt động kinh tế phi nôngnghiệp Thực tế chứng minh các hoạt động phi nông nghiệp đóng góp từ 20-70% thu nhập của nông hộ đối với các gia đình nông dân ở các quốc gia cónền kinh tế chuyển đổi Nói cách khác, để có được thu nhập đảm bảo chi tiêucho đời sống thì nông dân ngoài thời gian làm nông nghiệp, còn tham gia vàocác hoạt động sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ khác Không những thế, trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc di chuyển lao động quốc tế cũng mangvề cho hộ gia đình nông dân những khoản thu nhập nhất định.
Ngoài những khoản tiền có được từ sự tham gia vào thị trường lao độngthì nông hộ còn nhận được thu nhập từ các khoản cho thuê tài sản, các khoảnchuyển khoản (trợ giúp) của hỗ trợ từ gia đình, người thân, từ chính phủ vàcác tổ chức xã hôi khác Nguồn gốc bản chất của các khoản này cũng có sựkhác nhau.
Đối với khoản thu nhập cho thuê tài sản, về bản chất là sự sinh lời củalao động quá khứ của hộ gia đình, nó do tích lũy của các hộ gia đình manglại Đối với các khoản hỗ trợ từ gia đình, từ người thân cũng là thu nhập cólao động của các thành viên trong gia đình di chuyển ra huyện Thanh Sơn làmviệc hoặc lao động xuất khẩu mang lại Như thế, các khoản thu nhập này cũnglà thu nhập có lao động của gia đình hộ nông dân Riêng khoản trợ giúp từchính phủ, từ các tổ chức xã hội là các khoản không trực tiếp do lao động củahộ gia đình.
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
Từ đó, thu nhập của nông dân được hình thành trên hai nguồn cơ bản:(i) nguồn do người dân sử dụng sức lao động kiếm được thu nhập từ thị trườnglao động và (ii) nguồn có được nhưng không phải thông qua trao đổi từ sứclao động của họ trên thị trường Vậy thu nhập của nông dân có thể được hiểu
là “Thu nhập là tổng các khoản tiền mà họ thu được trong một khoảng thờigian nhất định bao gồm các khoản tiền nhận được từ các hoạt động nôngnghiệp của gia đình, các khoản tiền từ các hoạt động phi nông nghiệp và cáckhoản tiền khác như trợ cấp, hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội khác”.
Nói cách khác, thu nhập của nông dân được hình thành từ hai nguồn.(nguồn thứ nhất từ việc làm của họ trên thị trường lao động; nguồn thứ haitừ sự trợ giúp từ chính phủ và các tổ chức xã hội Ta thấy hộ nông dân thunhập từ nguồn thứ nhất là chủ yếu, nó đảm bảo để nuôi sống người nông dânvà gia đình họ, còn nguồn thứ hai, hỗ trợ cho người dân khi gặp phải nhữngbiến đổi không lường trước như thiên tai, địch họa,
1.1.2 Vai trò và đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Trong nền kinh tế quốc dân, sự tồn tại và phát triển của các thành phầnkinh tế, các phương thức sản xuất là hoàn toàn khách quan Kinh tế nông hộ làmột bộ phận cấu thành của nền kinh tế Từ trước đến nay kinh tế hộ dù pháttriển dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều là nhân tố quan trọng giúp cho nềnkinh tế quốc dân phát triển Kinh tế nông hộ có sắc thái riêng về kinh tế nhânvăn và xã hội.
Ở các nước trên thế giới góp phần không nhỏ các nông sản phẩm chođời sống xã hội.
Ở Việt nam, giá trị sản phẩm nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớntrong nền kinh tế Mặt khác đối với nông nghiệp sản xuất hàng hoá chưa caonên kinh tế nông hộ càng có vai trò hết sức to lớn, nó thúc đẩy nông nghiệp và
Trang 32xã hội
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
khoảng 90% sản lượng thịt và cá, 90% sản lượng lương thực, thực phẩm, câycông nghiệp, cây ăn quả Đẩy mạnh xuất khẩu và góp phần sử dụng tốt hơn tàinguyên đất, lao động, vốn, rừng, biển nâng cao thu nhập cho người nôngdân Từng bước phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo tinh thầnmà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới là CNH - HĐH nông nghiệp và nôngthôn.
Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế chúng ta đang chủ trương xoábỏ thế độc canh tiến đến đa canh cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề,dịch vụ ở nông thôn theo điều kiện từng vùng, từng bước xoá bỏ cơ chế sảnxuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo hình thức trang trại gia đìnhđể tăng khả năng đầu tư cũng như các tiềm lực khác, góp phần nâng cao năngsuất cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành nghề dịch vụ, nâng cao thu nhậpcho người nông dân, từng bước “thành thị hoá” trong lòng nông thôn để pháttriển một nền nông nghiệp mạnh và bền vững.
1.1.2.2 Đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân có 6 đặc điểm sau
- Thứ nhất: Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình
quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất Bởi vì sở hữu trong nông hộ là sở hữuchung, mọi thành viên đều có thể sử dụng và tự quản lý các yếu tố sản xuấtnhư vốn, đất đai để tạo ra của cải đóng góp vào ngân quỹ chung của nông hộ.
- Thứ hai: Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ
với nhau và được chi phối bởi quan hệ huyết thống Thông thường chủ hộthường là người quản lý, điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất Với đặcđiểm này, việc tổ chức sản xuất trong nông hộ diễn ra tương đối linh hoạt vàthống nhất, cơ cấu tổ chức rất đơn giản.
- Thứ ba: Quy mô sản xuất nhỏ, hơn nữa các nguồn lực có thể được huy
động hay thu hồi dễ dàng nên các nông hộ hoàn toàn có khả năng thích nghi và
Trang 34nguồn lực
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
cho sản xuất ngay cả khi giảm khẩu phần ăn tất yếu của mình Trong hoàn cảnh bất lợi, sản xuất được thu hẹp, thậm chí có thể quay về với sản xuất giản đơn.
- Thứ tư: Quan hệ huyết thống, họ tộc, văn hoá và đặc biệt là lợi ích
kinh tế chung của các thành viên Tất cả nằm đan xen trong một trật tự tổchức hết sức đa dạng và phức tạp, song chúng cùng tác động tạo nên sự đồngtâm, hiệp lực giữa các thành viên, họ cùng tự giác lao động để phát triển kinhtế mà không cần đến thưởng phạt Điều này không thể có ở các đơn vị kinh tếkhác.
- Thứ năm: Kinh tế hộ được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào
thị trường Chính vì thế, trên thị trường đầu vào, hộ chỉ bán từng phần nguồnlực của mình như: đất đai, sức lao động với thị trường đầu ra, nông hộ chỉmua những gì mà họ không có khả năng tự túc như: quần áo, thuốc men haycác đồ gia dụng khác
- Thứ sáu: Kinh tế hộ nông dân sử dụng sức lao động, nguồn vốn của
mình là chủ yếu Chỉ khi nào quy mô sản xuất vượt quá nguồn lực sẵn có, cáchoạt động mua bán hay đi thuê mới diễn ra.
Qua 6 đặc điểm trên, có thể khẳng định rằng kinh tế nông hộ luôn làhình thức tổ chức kinh tế rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp Bởi vì, đốitượng sản xuất của nông nghiệp là các sinh vật sống rất cần sự chăm sóc trựctiếp và thường xuyên của con người Người lao động trong nông hộ vời ý thứctrách nhiệm cao, có sự gắn bó mật thiết với cây trồng vật nuôi nên hoàn toàncó thể đảm nhận công việc đó.
1.1.3 Các hoạt động cấu thành thu nhập của hộ nông dân
Đối với phát triển kinh tế xã hội hiện nay, lao động trong hộ phải làmnhiều nghề một lúc để duy trì cuộc sống, quan điểm về việc làm của nông dânhiện nay, do đó, cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện hiện tại.Trong những lúc nông nhàn, nông dân tham gia vào một số hoạt động kinh tế
Trang 36thời thực
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
hiện các chính sách xã hội, Nhà nước cũng đã sử dụng nguồn ngân sách để trợgiúp nông dân khi gặp thiên tai, mất mùa,…Vì thế thu nhập của nông dânđược hình thành từ các nguồn sau đây:
- Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ Thu
nhập từ nông nghiệp của hộ được hiểu là những khoản thu nhập có được khinông dân thực hiện những công việc tạo ra nông lâm thủy hải sản Trongnghiên cứu này, thu nhập từ nông nghiệp được tính trên cơ sở giá trị nông lâmhải sản được tạo ra trừ đi chi phí sản xuất để có được sản phẩm đó.
- Thứ hai, thu nhập phi nông nghiệp bao gồm những khoản thu bằng
tiền mà người nông dân có được thông qua việc tham gia vào các hoạt độngkinh tế ngoài nông nghiệp ở nông thôn Hoạt động kinh tế phi nông nghiệpcủa nông dân liên quan đến các công việc như gia công thêm một số mặt hàngthủ công truyền thống (đối với những vùng nông thôn có làng nghề); lao độnglàm thuê trong nông thôn như chuyên chở vật liệu xây dựng, nhổ cỏ thuê, càythuê, gặt thuê, phun thuốc trừ sâu ….
- Thứ ba, thu nhập từ phục vụ các khu công nghiệp và xuất khẩu laođộng Trong thực chất, đây là loại thu nhập phi sản xuất nông nghiệp của nông
hộ Tuy nhiên, trong điều kiện CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ, tác giả muốntách các hoạt động mang lại thu nhập này để xem mức độ tác động của công
nghiệp đối với thu nhập của nông hộ thể hiện như thế nào.
Thu nhập có được từ hoạt động này thông qua hoạt động buôn bán nhỏ,tham gia lưu thông hàng hoá từ nông thôn ra thành thị (bán buôn, bán lẻ cácmặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm); từ người lao động di chuyển từnông thôn ra thành thị kiếm việc làm trong khu vực phi chính thức như giúpviệc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các công trình xâydựng; hoặc chạy xe ôm, vận chuyển phục vụ khu công nghiệp,… tại các thànhphố, đô thị, khu công nghiệp; hoặc là làm việc trong các doanh nghiệp, cáckhu công nghiệp
Trang 38trong nước và xuất khẩu lao động cũng đóng góp một phần thu nhập cho hộ gia
đình nông dân.
- Thứ tư, các khoản thu nhập từ trợ giúp của chính phủ và cộng đồng.
Các chươngtrình trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất là biểu hiện rõ rệtnhất từ sự hỗ trợ của nhà nước đến nguồn thu nhập ngoại sinh của nông dân.Nguồn thu nhập này có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật tính ra tiền.
Các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… thựchiện vận động nhân dân, các cá nhân, doanh nghiệp… trong một vùng nhấtđịnh để hình thành các quỹ hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, hộ nông dân gặp khókhăn, từ đó giúp cho một số đối tượng yếu thế có thêm thu nhập.
Sự đùm bọc lẫn nhau của những người láng giềng ở các vùng nông thônthường chặt chẽ hơn so với ở thành thị Do đó, khi những nông dân gặp khókhăn trở ngại như ốm đau, bệnh tật thì nguồn hỗ trợ từ anh em, bạn bè lánggiềng là rất quan trọng Nguồn này hỗ trợ phần nào những chi phí mà nôngdân phải chịu trong hoàn cảnh khó khăn cấp bách Vì vậy mà nó có ảnh hưởngtrực tiếp tới nguồn thu nhập của nông dân.
- Thứ năm, các khoản thu nhập khác Ngày nay, trong xu thế toàn cầu
hóa, sự trợ giúp trực tiếp về tài chính từ các tổ chức quốc tế ngày càng diễn raphổ biến và trên quy mô ngày càng sâu rộng Sự hỗ trợ này được thể hiệnthông qua các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ và thể hiệnrõ nhất thông qua hoạt động hỗ trợ bằng tiền mặt có điều kiện hoặc không cóđiều kiện cho các đối tượng nông dân yếu thế ở những vùng chịu ảnh hưởngnặng nề từ biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, các vùng rất khó khăn….
1.1.4 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
1.1.4.1 Tác động của sự phát triển công nghiệp và thị trường lao động
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của nhân tố CNH, HĐH và pháttriển của thị trường lao động đến sự biến đổi thu nhập của nông hộ Các
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
nghiên cứu cho rằng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến từ một nước nôngnghiệp thành
Trang 40một nước công nghiệp Đó là quá trình chuyển biến kỹ thuật sản xuất từ thủcông sang hiện đại; đồng thời cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch lao động từ nôngnghiệp sang lao động công nghiệp dịch vụ Thực tế cho thấy, CNH, HĐH dẫnđến ba tác động về việc làm và thu nhập đối với nông nghiệp như sau:
- Thứ nhất, trong bối cảnh CNH, HĐH và sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường, kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp được đổi mới Nếu như trước đây,trong nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất là thủ công thì trong bối cảnh mới, việcứng dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại trong nông nghiệp ngày càng phổ biến.CNH, HĐH và sự phát triển của thị trường đã mở rộng ứng dụng những kỹthuật mới vào sản xuất nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc nâng cao năng suấtlao động, năng suất cây trồng, phát triển những sản phẩm mới có giá trị kinhtế cao hơn từ đó tăng thu nhập của nông dân.
- Thứ hai, sự phát triển của CNH, HĐH và sự phát triển thị trường lao
động dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn Việcứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp và sự phát triển thịtrường dẫn đến xuất hiện những ngành nghề mới trong nông nghiệp nôngthôn Chính điều này dẫn đến biến đổi cơ cấu kinh tế trong nông thôn tỷ trọngcác ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trong ngành nông nghiệp giảmxuống trong cơ cấu kinh tế.
- Thứ ba, Kết quả của việc chuyển đổi kỹ thuật sản xuất, chuyển dịch cơ
cấu ngành nghề trong bối cảnh CNH, HĐH và phát triển thị trường lao độngdẫn đến sự biến đổi về cơ cấu lao động Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới dẫnđến tiết kiệm thời gian lao động của nông dân, thời gian nông nhàn tăng lên.Trong điều kiện đó, việc phát triển các ngành nghề mới lại có nhu cầu thu hútlao động, vì thế, lao động nông nghiệp có điều kiện cần và điều kiện đủ đểchuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Phần thì lao động nôngnghiệp tận dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển sản xuất các ngành nghề phi