1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

90 116 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN HỮU ĐẠT

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNGCHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN TÂM

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 11 tháng 3 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đạt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học NôngLâm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tìnhcủa tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, tập thể các nhà khoa học, bạnbè, đồng nghiệp và gia đình đã là nguồn cổ vũ, động viên quan trọng để tôihoàn thành luận văn của mình.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, bộphận Sau đại học, khoa kinh tế nông nghiệp, cùng các thầy cô giáo TrườngĐại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Sở Nông Nghiệp và Phát triểnNông thôn, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, Cục Thống kê, Sở Tàichính tỉnh Lạng Sơn; Ban Giảm nghèo, UBND huyện, Chi cục Thống kêhuyện Bắc Sơn đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Tâm Trường

Đại học Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn vàgiúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các nhà khoa học, các thầy, cô giáo,

bạn bè, đồng nghiệp và sinh viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii, ivDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ vi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn 2

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Khái niệm nông dân và hộ nông dân 4

1.1.2 Khái niệm về nghèo 9

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 17

1.2.1 Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới 17

1.2.2 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam 25

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu 28

1.4 Bài học kinh nghiệm rút cho giảm nghèo bền vững huyện Bắc Sơn 29

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 31

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bắc Sơn 34

2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Các phương pháp tiếp cận 35

Trang 6

2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 37

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 39

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 40

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

3.1 Thực trạng công tác giảm nghèo ở huyện Bắc Sơn 42

3.1.1 Khái quát các chương trình giảm nghèo của huyện Bắc Sơn 42

3.1.2 Tình hình đầu tư cho các chương trình giảm nghèo của huyện Bắc Sơn 46

3.1.3 Kết quả giảm nghèo của huyện Bắc Sơn giai đoạn 2016-2020 47

3.2 Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra 53

3.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 53

3.2.2 Thực trạng nghèo của các hộ điều tra 54

3.2.3 Đánh giá chung về công tác giảm nghèo của huyện Bắc Sơn 61

3.4 Giải pháp giảm nghèo bền vững cho nông dân trên địa bàn huyênBắc Sơn 64

3.4.1 Định hướng và mục tiêu của giảm nghèo bền vững của huyện Bắc Sơn 64

3.4.2 Các giải pháp trước mắt, cơ bản thực hiện giảm nghèo 64

Trang 7

LĐ&TBXH Lao Động và Thương Binh Xã Hội

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒBảng:

Bảng 1.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ 10

Hình 1.2 Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững 17

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2017 huyện Bắc Sơn 32

Bảng 2.2 Phân vùng kinh tế huyện Bắc Sơn 37

Bảng 2.3 Các xã được lựa chọn nghiên cứu 38

Bảng 3.1 Tình hình đầu tư cho giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2018 trênđịa bàn huyện Bắc Sơn 46

Bảng 3.2 Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Bắc Sơn giaiđoạn 2011 - 2018 47

Bảng 3.3 Số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Bắc Sơn theotiêu chuẩn nghèo đa chiều 49

Bảng 3.4 So sánh tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Bắc Sơn vớicác địa phương trên địa bàn tỉnh 50

Bảng 3.5 Hộ nghèo theo mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội 52

Bảng 3.6 Thông tin chung các hộ điều tra 53

Bảng 3.7 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra 54

Bảng 3.8 Thực trạng tiêu chí giáo dục 55

Bảng 3.9 Nguyên nhân thiếu hụt tiêu chí giáo dục 55

Bảng 3.10 Thực trạng thiếu hụt tiêu chí y tế 56

Bảng 3.11 Thực trạng thiếu hụt tiêu chí nhà ở 57

Bảng 3.12 Nguyên nhân thiếu hụt tiêu chí nhà ở 58

Bảng 3.13 Thực trạng thiếu hụt tiêu chí điều kiện sống 58

Bảng 3.14 Nguyên nhân thiếu hụt tiêu chí điều kiện sống 59

Bảng 3.15 Thực trạng thiếu hụt tiêu chí tiếp cận thông tin 60

Bảng 3.16 Nguyện vọng của hộ nghèo trong công tác giảm nghèo 60

Sơ đồ:Hình 1.2 Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững 17

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN1 Mục đích

Đề tài Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bànhuyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được thực hiện với mục đích đánh giá đượcthực trạng nghèo, giảm nghèo của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu,xác định được nguyên nhân nghèo, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằmgiảm nghèo bền vững cho hộ nông dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấpnhằm đánh giá thực trạng nghèo đa chiều của nông hộ trên địa bàn huyện BắcSơn, tỉnh Lạng Sơn Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp phân tích nhưthống kê mô tả, so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp nghiên cứutrường hợp để phân tích kết quả về nghèo đa chiều của nông hộ trên địa bànhuyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

3 Kết quả nghiên cứu

Bắc Sơn là một huyện miền núi phía tây nam của tỉnh Lạng Sơn, có vịtrị chiến lược quan trọng, là cầu nối trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá- xã hội giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên Địa hình huyện Bắc Sơn chủyếu là đồi núi, nằm ở độ cao trung bình 400m so với mặt biển Tổng diện tíchđất tự nhiên của huyện là 69.941ha; trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm¾ tổng diện tích Năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyệnđạt 24,5 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất các ngành tăng từ 8% trở lên.

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo được cấp ủy Đảng, chínhquyền huyện Bắc Sơn coi là nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua bằngsự nỗ lực cố gắng các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo được cải thiện đáng kể.Giai đoạn 2011-2015, số hộ nghèo giảm từ 4281 hộ xuống còn 2237 hộ (giảm50% số hộ) Từ 2016 đến nay, mỗi năm số hộ nghèo đa chiều đã giảm gần4% Phân tích mức độ thiếu hụt các chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Trang 10

của hộ nghèo trên địa bàn huyện Bắc Sơn cho kết quả: chỉ tiêu về hố xí hợpvệ sinh là thiếu hụt nhiếu nhât, toàn huyện có tới 58,72% số hộ thiếu hụt tiêuchí này, đặt biệt thiếu hụt nhiều ở các xã như: Nhất Hòa, Tân Tri Chỉ tiêuthiếu hụt cao thứ hai tại huyện đó là tiêu chí 7- Nguồn nước sinh hoạt chiếm17,71%, theo đó toàn huyện có 571 hộ không đó nguồn nước sinh hoạt đảmbảo Các chỉ số thiếu hụt khác như thiếu hụt dịch vu y tế, bảo hiểm y tế, sửdụng dịch vụ viễn thông thương đối thấp, điều này có ý nghĩa huyện rất quantâm đến vấn đề y tế, viễn thông.

Công tác giảm nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Bắc Sơn,Huyện đã đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2-3%/ năm Trongđó giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên tập trung đối với các xã có tỷ lệ hộnghèo từ 40% trở lên so với năm trước Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đãđề ra các giải pháp, gồm: Nâng cao năng lực, nhận thức của các cấp, các Banngành, các tổ chức của người dân về XĐGN; Giải pháp ưu tiên và hỗ trợngười nghèo; Chuyển dịch cơ cấu sản xuất hợp lý.

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho ngườidân ở vùng nông thôn là một trong những yêu cầu cấp bách trong giai đoạnhiện nay của Đảng và Nhà nước nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữathành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ phân hóa giàu - nghèo trong xã hội Có thểthấy, một trong những mục tiêu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựng nông thôn mới là nâng cao đời sống kinh tế của người dân Vì thế, tạiNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Thực hiện cóhiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóanguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại cáchuyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theopháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên Có các chínhsách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm mứcsống giữa nông thôn và thành thị” Tuy nhiên các chính sách vĩ mô và vi môchưa thực sự đồng bộ và chưa mang tính bền vững do thu nhập của người dânhầu hết xoay quanh mức cận nghèo và dễ tái nghèo trở lại Vì vậy, để giảmnghèo bền vững của các hộ nông dân nghèo và để họ không tái nghèo là mộtthách thức nan giải, đặc biệt là tại các huyện vùng núi, vùng sâu và vùng xa

(Văn kiện Đại hội Đảng X, XI năm 2006, 2009).

Chính vì lý do đó để thực hiện thành công mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèotrong toàn huyện, đặc biệt là giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống chohộ nông dân ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cần phải có những giải phápmang tính toàn diện và đột phá Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa

chọn đề tài “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bànhuyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” để thực hiện nghiên cứu.

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghèo của các hộ nông dân, đề xuấtgiải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên huyện Bắc Sơn,tỉnh Lạng Sơn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề giảm nghèo bền vững của hộ nông dân trên địa bàn huyện BắcSơn, tỉnh Lạng Sơn.

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn

4.1 Những đóng góp mới của đề tài

Đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm giảmnghèo bền vững cho hộ nông dân ở một địa phương miền núi, cụ thể là huyệnBắc Sơn.

Trang 13

Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lýtrong việc hoạch định chính sách về kinh tế và giảm nghèo tại huyện Bắc Sơn,tỉnh Lạng Sơn.

4.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp những bằng chứng khoa học về sựcần thiết phải giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện BắcSơn, tỉnh Lạng Sơn Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhậpcủa hộ nông dân nghèo nói riêng và của đồng bào dân tộc miền núi nói chung.

4.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo địa phương và nhữngngười quan tâm đến giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân ở miền núi.

Trang 14

ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai (Nguyễn Thị Hằng, năm 1997,

vấn đề xóa đói giảm nghèo).1.1.1.2 Hộ nông dân

a) Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhaitrên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình đểsản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặctrưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với

mức độ không hoàn hảo cao (Nguyễn Thị Hằng, năm 1997, vấn đề xóa đói

giảm nghèo).

b) Thu nhập của hộ nông dân

Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân,doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời giannhất định từ.

Thu nhập của hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêmmà chủ hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tíchlũy tái mở rộng sản xuất nếu có Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thànhba loại: Thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp và thu nhậpkhác.

Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân, thường đề cập đến các kháiniệm sau:

Trang 15

- Tổng thu của hộ là toàn bộ giá trị nhận được từ các nguồn thu bằngtiền của hộ chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, rừng, làm thuê,ngành nghề thủ công, dịch vụ, nguồn thu từ ngân sách và các nguồn thu kháctrong một khoảng thời gian thường tính là 1 năm Các khoản thu đó có thểbao gồm thu hiện vật và thu bằng tiền, thu từ SXKD và thu ngoài SXKD Thutrong SXKD là thu từ sản xuất, làm thuê, lương, Thu từ ngoài SXKD là cácnguồn từ nước ngoài gửi về, từ anh em họ hàng, từ các hợp đồng kinh tế.

- Tổng chi của hộ là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra bao gồm chicho sản xuất và chi cho tiêu dùng.

+ Chi sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền đểsản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài).

+ Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho đời sốnghàng ngày của hộ.

- Thu nhập thực tế hay còn gọi là thực thu của hộ: Bằng tổng thu trừ đicác chi phí cho sản xuất của hộ.

- Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi toàn bộ chi phí bao gồm cả chisản xuất và chi tiêu dùng của hộ.

- Thu nhập thực tế mới phản ánh đúng và có liên quan đến đời sống củangười dân Nếu hộ thực hiện được hạch toán kinh tế hộ thì cần phải tính đượcthực thu hay thu nhập thực tế từ SXKD bằng cách:

Tổng thu của hộ - Tổng chi của hộ = Thu nhập thực tế (Thực thu của hộ)

* Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân:

Thu nhập của hộ nông dân, đặc biệt là hộ nông dân miền núi luôn cómột đặc trưng cơ bản là gắn liền với đất và rừng Cùng với sự phát triển củaxã hội, sự thay đổi về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là tài nguyên đất, thu nhập của các hộ nông dân miền núi đã có nhữngchuyển biến và ngày càng có chiều hướng đa dạng, phong phú hơn Qua thựctế cho thấy, ngoài thu nhập từ đất canh tác nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đấtrừng và sản phẩm từ rừng (săn bắt, hái lượm), các hộ nông dân còn có các

Trang 16

nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ, làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinhthái và mới nhất là thu từ dịch vụ môi trường rừng, tiền bảo vệ, phát triểnrừng và thu từ chuyển nhượng chứng chỉ các bon.

Cụ thể về đặc điểm thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồmcác khoản thu nhập sau:

- Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ trồng trọt (thu từ cây lươngthực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn; thu từ trồng cây ăn quả như vải,nhãn, hồng xiêm, bưởi, mít, mận, xoài, cam, ; thu từ trồng cây công nghiệpnhư chè, cà phê, sắn); thu từ chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, ); thu từnuôi trồng, đánh bắt thủy sản (cá, tôm, ốc, ếch, ).

- Thu nhập từ lâm nghiệp: Bao gồm thu từ khai thác lâm sản và lâmsản ngoài gỗ (gỗ, củi, tre nứa, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng ), thu từchặt gỗ lậu, thu từ săn bắt động vật thú rừng; thu từ các hoạt động trồngrừng, bảo vệ rừng

- Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm:

+ Thu nhập từ ngành nghề thủ công truyền thống bao gồm sản phẩmmây tre đan, chế biến sản phẩm NLN, dệt vải, rèn đúc,

+ Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu từ bán hàng, phụcvụ ăn ở, phục vụ tham quan văn hoá truyền thống bản làng, hướng dẫn dulịch

+ Thu nhập từ các hoạt động, như: cắt tóc, làm thuê, thợ mộc, chạy xe ôm

+ Thu nhập khác bao gồm lương hưu, trợ cấp, làm thuê hoặc các khoảnthu nhập bất thường khác.

* Vai trò của thu nhập đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Thu nhập đóng vai trò quan trọng đối với tất cả mọi người dân, đặc biệtlà hộ nghèo, hộ cận nghèo Họ là những hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc rấtthấp so với thu nhập chung của xã hội Thu nhập đối với hộ nghèo chủ yếu làđáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại, điện,nước

Ngoài ra thu nhập còn đáp ứng nhu cầu về y tế cho hộ nghèo, hộ cậnnghèo: Cuộc sống không tránh được những rủi ro, do đó khi ốm đau bệnh tật

Trang 17

thì hộ nghèo, hộ cận nghèo có thể sử dụng thu nhập của mình để chi trả, tựchăm sóc

Thu nhập tạo cơ hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tích lũy được khoảntiền giúp họ phát triển kinh tế hoặc dùng khoản tiền đó tạo nguồn vốn để thựchiện những nhu cầu trong cuộc sống.

Thu nhập như là động lực giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoátnghèo, vượt qua khó khăn để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân vàgia đình của họ.

Nâng cao thu nhập là tăng tổng thu và thu nhập thực tế của hộ nông dânnăm sau cao hơn năm trước.

Tăng thu nhập có thể được chia thành các hợp phần sau:- Tăng thu nhập từ trồng trọt:

+ Mở rộng diện tích: Có thể bằng khai hoang phục hoá hay giảm thờigian để hoang của đất.

+ Tăng hệ số sử dụng ruộng đất: Tăng số vụ trong năm bằng cách ápdụng các giống cây có thời gian sinh trưởng ngắn hơn hay bằng cách tăng sốvụ trong năm.

+ Tăng năng suất: Năng suất cao hơn thường được tính bằng sản lượngtrên một đơn vị diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất đi liền với việc sửdụng nhiều hơn hoặc hiệu quả hơn đầu vào hiện đại, kiểm soát nước tưới tốthơn hoặc phương pháp canh tác tốt hơn.

+ Giá nông sản cao hơn: Điều này có thể có được nhờ sự tự do hoáthương mại, hạ tầng nông thôn tốt hơn hoặc sự phối hợp tốt hơn giữa nôngdân với người mua.

+ Đa dạng hoá cây trồng: Ngay cả khi giá cả, năng suất cây trồng, hệ sốsử dụng ruộng đất và diện tích không thay đổi, người nông dân vẫn có thểtăng thu nhập bằng cách chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp (đặctrưng là cây lương thực) sang cây trồng có giá trị cao hơn (đặc trưng là câyhàng hoá).

Trang 18

Tăng thu nhập từ chăn nuôi - thủy sản: Đây là nguồn thu chủ yếu củahộ nông dân vùng núi thông qua việc nuôi các loại gia súc, gia cầm theo thếmạnh của từng vùng; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở những nơi có điều kiệnthuận lợi gần sông suối, lòng hồ thủy điện,

- Tăng thu nhập từ lâm nghiệp: Đây là một nguồn thu quan trọng của hộnông vùng núi, thu từ lâm nghiệp là các giá trị thu được từ sản phẩm củarừng Điều quan trọng là thu nhập từ lâm nghiệp phải là thu nhập bền vững.

- Tăng thu nhập từ dịch vụ: Mô hình du lịch sinh thái rất có tương laikhi đời sống người dân các khu vực thành thị ngày càng nâng cao.

- Tăng thu nhập từ công nghiệp: Một số ngành công nghiệp có thể pháttriển ở những vùng miền núi như khai thác các loại khoáng sản, hoạt độngthủy điện

* Hướng nâng cao thu nhập có thể khái quát lại thành:

Nâng cao thu nhập theo hướng chuyển sang các hoạt động có giá trịkinh tế cao hơn: Là quá trình hộ nông dân chuyển từ cây trồng và hoạt độngcó giá trị kinh tế thấp sang cây trồng và hoạt động có giá trị kinh tế cao hơn.Ba chỉ số đo lường là tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động phi trồng trọt, tỷ lệ hộtrồng cây phi lương thực và tỷ lệ diện tích dành cho cây phi lương thực.

Tác động đến các yếu tố đầu vào nhằm tăng năng suất, sản lượng, chấtlượng, tăng vụ, tiếp cận thị trường tăng giá cả nông sản hàng hóa.

Đa dạng nguồn thu nhập: Có nghĩa là số lượng nguồn thu nhập tăng lênlàm cho tổng thu nhập tăng lên.

Nâng cao thu nhập với ý nghĩa thương mại hóa: Những năm gần đâyhướng nâng cao thu nhập ngày càng được quan tâm và áp dụng rộng rãi Nângcao thu nhập được xem như là quá trình chuyển từ sản xuất theo kiểu tự cung,tự cấp các cây lương thực chủ yếu sang sản xuất nhiều loại hàng hóa nông sảnhơn và hoạt động phi nông nghiệp Chúng ta có thể xác định được mức đolường nâng cao thu nhập với ý nghĩa thương mại hóa, như sau:

Trang 19

- Thứ nhất: “Thương mại hóa cây trồng” được xác định bằng tỷ trọnggiá trị cây trồng đem bán và trao đổi so với tổng giá trị cây trồng sản xuấtđược.

- Thứ hai: “Thương mại hóa nông nghiệp” được xác định bằng tỷ lệ sảnphẩm nông nghiệp (gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp)đem bán và trao đổi so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất được.

- Thứ ba là “Thương mại hóa thu nhập” được xác định dưới dạng tổng

thu nhập bằng tiền mặt so với tổng thu nhập của hộ (Nông Hồng Phấn, năm

2011, luận văn thạc sỹ kinh tế).

1.1.2 Khái niệm về nghèo

1.1.2.1 Khái niệm về nghèo

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân không có khả năng thoả mãn nhucầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung

bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện (Bộ Lao động – TBXH, năm

2017, quyết định 945).

- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân không được hưởngnhững nhu cầu cơ bản tối thiểu Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống lànhững đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế vàgiáo dục Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhucầu tối thiểu bao gồm quyền được tham gia vào các quyết định của cộngđồng.

- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân còn có mức sống dướimức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định Nghèo tương đốiphát triển theo không gian và thời gian nhất định tuỳ thuộc vào mức sốngchung của xã hội Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch vềmức sống của một bộ phận dân còn so với mức sống trung bình của địaphương ở một thời kỳ nhất định.

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo

* Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo trên thế giới:

Trang 20

- Thứ nhất là, tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI - HumanDevelopment Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP).

- Thứ hai là, tiêu chí đánh giá nghèo theo đường nghèo.

- Thứ ba là, tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho cácnhu cầu cơ bản của con người.

- Thứ tư là, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu người.- Thứ năm là, chỉ số nghèo khổ tổng hợp.

- Thứ sáu là, chỉ số nghèo khổ đa chiều.

* Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam

Để xác định được ngưỡng nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề phải xácđịnh được chuẩn nghèo Chuẩn nghèo biến động theo thời gian và không gian,nên không thể đưa ra được một chuẩn mực chung cho nghèo để áp dụng trongcông tác giảm nghèo, mà cần phải có chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng,miền ở từng thời kỳ lịch sử Nó là một khái niệm động, do vậy phải căn cứvào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát,nghiên cứu nước ta đã đưa ra mức chuẩn về nghèo phù hợp với tình hình thựctế của Việt Nam trong từng giai đoạn.

Bảng 1.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ

Trang 21

Giai đoạnĐơn vị tínhHộ nghèo

Vùng nông thôn đồng bằng, trung duĐồng/người/tháng70.000

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt (10chỉ số) bao gồm: trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà

tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trang 22

1.1.2.3 Nghèo đa chiều

* Khái niệm nghèo đa chiều

Nghèo đa chiều đã ra đời trong đó xác định rõ nghèo đói không hẳn chỉlà đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác mà nghèođói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặnnhững cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực, thông tin và dịchvụ Như vậy sự nghèo khó không chỉ đơn thuần là một cá thể mà nó bao gồmcác yếu tố kìm hãm cá thể đó không tiếp cận được đến các nguồn lực hoặckhông biết và không thể tìm ra các giải pháp cho bản thân để thoát ra khỏitình trạng hiện có.

* Chuẩn nghèo đa chiều

- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cậncác dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống.+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cậncác dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

1.1.2.4 Các nguyên nhân của đói nghèoa) Nguyên nhân có tính lịch sử

Một là, Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phảitrải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, những tổn thất về conngười, về vật chất và tinh thần do chiến tranh để lại là trở ngại ảnh hưởng lớnđến việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Trang 23

Hai là, sau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thực thi một số chínhsách kinh tế không thành công đã để lại tác động xấu đến nền kinh tế làm suykiệt nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân.

Ba là, các ngành sản xuất ở Việt Nam xuất phát điểm là yếu kém, cụthể: sản xuất nông nghiệp đơn điệu, sản xuất công nghiệp thiếu hiệu quả, nềnthương nghiệp tư nhân không phát triển, nền thương nghiệp quốc doanhkhông đủ sức cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu xã hội.

Bốn là, một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn không được đào tạo,không được khuyến khích ra thành thị lao động Thất nghiệp tăng cao trong

thời gian trước đổi mới (Ngô Thắng Lợi, năm 2012, giáo trình kinh tế phát

b) Nguyên nhân từ thực tiễn

Một là, do Chính phủ thường xuyên điều chỉnh mức chuẩn nghèo chotiếp cận với mức chuẩn nghèo thế giới, đối với các nước đang phát triển hiệnnay ở mức là 1USD/người/ngày.

Hai là, số lượng dân cư sống ở các vùng nông thôn cao 68,06% (năm2012), trong khi đó tổng sản phẩm quốc dân ở khu vực nông thôn rất thấp Hệsố Gini là 0,434 và hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm thu nhập là 9,35nên sự bất bình đẳng cao.

Ba là, người dân, đặc biệt là nông dân chịu nhiều rủi ro, thiên tai, dịchbệnh, thất nghiệp, giá cả tăng cao, chính sách thay đổi, hệ thống hành chínhkém minh bạch, quan liêu, tham nhũng, do đó nguy cơ tái nghèo cao.

Bốn là, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhưng chưa nhanh vàkhông đảm bảo tính bền vững Liên tục xảy ra sự không ổn định nguy cơ lạmphát và giảm phát cao, tình trạng thất nghiệp có xu hướng gia tăng.

Năm là, có sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùngmiền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc.

Sáu là, môi trường bị phá hoại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp,trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp Tình trạng lạm

Trang 24

dụng sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp còn khá phổ biến, còn sửdụng các kỹ thuật canh tác không phù hợp với việc bảo vệ môi trường, thảmthực vật bị phá hoại, tỉ lệ che phủ rừng bị giảm do tình trạng phá rừng Nhữngviệc làm đó làm chất lượng của môi trường đất, nước và tài nguyên sinh vật.

Bảy là, hiệu năng quản lý hành chính thấp, tình trạng thất thoát vốntrong đầu tư xảy ra nhiều nơi, các dự án phát triển hạ tầng còn nhiều bất cập,vẫn còn nhiều dự án “quy hoạch treo”, còn tình trạng tham ô, lãng phí, gâymất lòng tin trong nhân dân.

c) Nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân:

Về nhân khẩu: Các hộ nghèo ở nông thôn đa số là các hộ có nhiều condo ảnh hưởng quan điểm, tập tục lạc hậu và không có thói quen thực hiện kếhoạch hoá gia đình Một số trường hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điềukiện về sinh kế.

Về lao động và việc làm: Các hộ nông dân nghèo do hoàn cảnh thiếulao động hoặc thiếu việc làm trong khi đó sinh kế của gia đình chủ yếudựavào sản xuất nông nghiệp và coi cây lúa là sản phẩm chủ yếu, sản xuất chỉ vớimục đích tự cung tự tiêu là chủ yếu.

Về đất đai: Đối với các hộ nghèo một số không nhỏ là nguyên nhânthiếu đất, đất đai có chất lượng thấp dẫn đến năng suất cây trồng thấp, diệntích đất dốc nhiều khó canh tác, đất thường xuyên bị ngập úng hoặc khô hạnlàm cho năng suất thấp có khi mất trắng Bên cạnh đó có thể do nguyên nhânsử dụng đất không hiệu quả, không có hiểu biết khoa học kỹ thuật hoặc khôngsử dụng được các công nghệ tiên tiến.

Về tài sản: Do điều kiện thiếu tài sản, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất,đầu tư chăn nuôi gia súc ít thậm chí không có chăn nuôi, đầu tư cho lâmnghiệp thấp, không tạo ra được sản phẩm hàng hoá cũng dẫn đến nghèo.

Về vốn con người: Ở đây chúng ta nói đến sự thiếu hiểu biết, trình độvăn hoá thấp, nhất là trong nhóm các dân tộc thiểu số Thậm chí còn cótrường hợp chưa hiểu tiếng Việt, không tiếp thu được kiến thức khoa học kỹthuật, không có ý thức học hỏi do đó năng lực sản xuất kém dẫn đến nghèo.

Trang 25

Về độ gắn kết với bên ngoài: Nguyên nhân này phổ biến trong nhómđồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn, không có điều kiện tiếp cận với bên ngoài, thiếu thông tin vê mọi mặtnhất là thông tin về giá cả thị trường, không có cơ hội tạo dựng sinh kế, thunhập thấp dẫn đến nghèo.

Về vốn thể chế: Các hộ nghèo ở nông thôn còn do hạn chế sự tiếp cậnvới các chính sách của Nhà nước, thiếu hiểu biết về pháp luật dễ bị phải tiêudùng những sản phẩm dịch vụ với giá cao, nhưng chỉ bán được sản phẩm vớigiá thấp hơn giá thị trường, bị lợi dụng.

Về vốn xã hội: Nguyên nhân này thể hiện sự thiếu hiểu biết về xãhội, lạc hậu, duy trì và tồn tại các tai tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma

tuý còn xảy ra trong một bộ phận người nghèo (Nguyễn Thị Hằng, năm 1997,

vấn đề xóa đói giảm nghèo).1.1.2.6 Giảm nghèo bền vững

* Một số quan điểm giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong thời gian gần đâyđược đưa vào sử dụng trên các diễn đàn, trên các hội nghị, hội thảo và cácchính sách vĩ mô về công tác xoá đói giảm nghèo Tuy nhiên, đến nay chúngta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này Do vậy, để tìmhiểu khái niệm về giảm nghèo bền vững chúng ta cần phải tìm hiểu rộng hơncác nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững.

Nghèo kinh niên: Một hộ được coi là nghèo kinh niên là hộ chưa baogiờ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèocho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau.

Thoát nghèo: Một hộ được coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèotheo chuẩn nghèo, đã có được thu nhập bình quân đầu người cao hơn mứcnghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau.Trong giai đoạn 2011-2015 hộ thoát nghèo là những hộ đang là hộ nghèovươn lên hộ

Trang 26

có mức thu nhập trên 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và trên 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị được coi là hộ thoát nghèo.

Tái nghèo: Một hộ được gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèonhưng vì nguyên nhân nào đó đã không còn đủ khả năng ứng phó với nhữngbất lợi trong cuộc sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơnmức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn Hiện tượng nàyxảy ra khá phổ biến khi có các tác động của thiên tai, rủi ro, bệnh tật hoặc dochuẩn nghèo thay đổi lên mức cao hơn.

Rơi xuống nghèo: Một hộ được gọi là rơi xuống nghèo nếu là hộ thườngxuyên có thu nhập ở trên mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực vàtrong từng giai đoạn khác nhau, nhưng vì một lý do nào đó hộ không còn đủcơ hội để ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống hoặc có thu nhập của hộchỉ thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn.

Thoát nghèo bền vững: Một hộ được gọi là thoát nghèo bền vững nếuđang là hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trênmức chuẩn nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăngmức chuẩn nghèo), họ không bị tái nghèo và có các kỹ năng, đủ năng lực đểứng phó với những bất lợi xảy ra.

* Nội dung của giảm nghèo bền vững

Vấn đề phát triển bền vững: Đây là mục tiêu bao trùm, xuyên suốt và làmục tiêu trọng tâm của sự phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và của việcgiảm nghèo bền vững bền vững nói riêng Trong đó sự phát triển bền vữngphải đảm bảo 3 yếu tố là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vữngvề môi trường.

Về vấn đề giảm nghèo: Đây là mục tiêu cụ thể, là nội dung quan trọngcó tính then chốt của giảm nghèo bền vững Bản chất của giảm nghèo bềnvững là sự thoát nghèo được dựa trên nền tảng của sự người nghèo được trangbị và có đầy đủ nội lực tự vươn lên thoát nghèo, đủ sức để đề phòng và chốngchịu với các tác động bất lợi đến các mặt của đời sống.

Trang 27

Hình 1.2.

.2 Cơ sở thực tiễn của

Khung lý thuyết về giảm n

ấn đề nghiên cứu

hèo bền vững

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN- Mức sống vật chất

- Văn hóa, tinh thần- Giáo dục, dân trí- Y tế sức khỏe

- Cơ sở hạ tầng- Hoạt động xã hội- Môi trường sinhthái- Khoa học kỹ thuậtCỘNG ĐỒNG :

Doanh nghiệp vàcác tổ chức kinh tế

NHÀ NƯỚC:Quốc hội, Chínhphủ và Chính quyền

HỘ NGHÈO:Các nguồn lực

Hỗ trợ vốn Tạo việc làm Tạo thịtrường

Liên doanh, liên kết

Đào tạo nghề

Xây dựng chủ chươngBan hành chính sách Cơ chế điều hành và tổchức thực hiện

Tổ chức nguồn vốn

ĐĐ, LĐ, nguồn vốnÝ thức thoát nghèoTập quán, văn hóa

1 v

1.2.1 Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới

Thực trạng nghèo đói đang diễn ra khá phổ biến và gay gắt ở tất cả mọinơi trên thế giới Từ những nước có nền kinh tế chậm phát triển, đang pháttriển và phát triển Nhưng nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nước có nềnkinh tế chậm phát triển và đang phát triển.

Hơn 2,2 tỷ người, chiếm 1/3 dân số thế giới, đang sống ở mức nghèokhổ Trong bản nghiên cứu có tựa đề “Duy trì tiến bộ con người - giảm bớttổn thương và xây dựng khả năng phục hồi”, báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng

Trang 28

hiện có 1,2 tỷ người sống với mức bằng hoặc dưới 1,25 USD/ngày Tuy nhiêntheo Chỉ số tính diện nghèo đa chiều của UNDP, trên thế giới có tới 1,5 tỷngười sống ở 91 nước đang phát triển được xếp là diện nghèo, căn cứ vào tìnhtrạng thiếu thốn và không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dụcvà không có các tiêu chuẩn sống tối thiểu Cho dù tỷ lệ hộ nghèo đang giảmtheo xu thế chung trên thế giới, nhưng có tới 800 triệu người có thể trở lạimức nghèo do hoàn cảnh sống thay đổi hoặc gặp rủi ro Rất nhiều người cũngchịu cảnh khó khăn do những tổn thương phát sinh trong cuộc sống UNDPđã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo Một trong nhữngnguyên nhân phổ biến nhất là nạn thất nghiệp đi kèm với tình trạng tội phạmgia tăng, bạo lực, sử dụng ma túy và tự tử Dù tỷ lệ nghèo đói có chiều hướnggiảm, UNDP cũng cảnh báo những sự bất bình đẳng đang gia tăng là nguyênnhân làm tăng tình trạng tổn thương “Chống đói nghèo không chỉ là việc làmđơn thuần giảm tỷ lệ này xuống mức zero mà cần phải bảo vệ những người bịđe dọa bởi thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu hay các cuộc khủng hoảngtài chính Cách duy nhất để bảo đảm sự tiến triển được duy trì bền vững làphải đưa mục tiêu giảm bớt tổn thương vào trong chương trình phát triển củachúng ta Để bảo đảm trợ cấp xã hội tối thiểu cho những hộ nghèo nhất thếgiới thì nền kinh tế thế giới cần có tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 2%", báocáo nêu rõ Báo cáo kết luận rằng phần lớn những vấn đề mà hộ nghèo gặpphải là kết quả của những cuộc cải cách chưa đầy đủ và các thiết chế hoạtđộng kém hiệu quả Một dẫn chứng cho thấy những bất công bằng rõ rệt nhấtlà 85 người giàu nhất thế giới hiện nay đang sở hữu khối tài sản bằng tài sản

của 3,5 tỷ người nghèo cộng lại (Bộ lạo động – TBXH, năm 2009, đánh giá

giữa kỳ mục tiêu giảm nghèo).

Trang 29

biệt các nước phát triển, trong đó có Mỹ Khu vực đồng euro đang phải đốimặt với khủng hoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách thắt lưngbuộc bụng làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội, trầm trọng thêm tình trạng thấtnghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến phần còn lại của thế giới Nguyên nhânquan trọng nữa phải kể đến đó là giá lương thực trên thế giới tăng cao Dân sốthế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỷ miệng ăn màchẳng có dư thừa nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biếnđổi khí hậu,… khiến sản lượng giảm, đều có thể làm lương thực tăng giá Đólà chưa kể đến quá trình đô thị hóa đang tăng tốc khiến đất đai canh tác ởnhiều nước ngày càng bị thu hẹp, trong khi đầu tư cho nông nghiệp chưa đượcquan tâm chú trọng Giá lương thực biến động là một nguy cơ lớn đối với anninh lương thực ở các nước đang phát triển, tác động mạnh nhất đến ngườinghèo, các nước đang phát triển tập trung tới 98% số dân bị đói trên toàn thế

giới (Ngô Thắng Lợi, năm 2012, Giáo trình kinh tế phát triển)

Theo nhận định của ông Kuroda (Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu ÁABD) khoảng 620 triệu người ở châu Á sống dưới mức 1 USD/ngày Ít nhấtmột nửa trong số này lần lượt sống ở Ấn Độ và trung Quốc, hai nước có nềnkinh tế đang phát triển mạnh Hơn 140 triệu người ở châu Á bị đẩy vào tìnhtrạng cực kỳ nghèo đói trong năm 2009 khi nạn thất nghiệp gia tăng do suythoái kinh tế toàn cầu Đó là cảnh báo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)trong bản báo cáo thống kê mang tên The Fallout in Asia được công bố ngày

18/2/2010 (Nguyễn Văn Định, năm 2008, giáo trình an sinh xã hội).

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc châu Phi là châu lục có tỷ lệ thanhniên thất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi).Thất nghiệp là một trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn đói nghèo của lụcđịa Đen và ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình, các kế hoạch phát triển,với tỷ

Trang 30

thấp nhất thế giới, 45 tuổi; chỉ có 58% số người dân châu Phi được dùng nướcsạch.

1.2.1.1 Trung Quốc

Sau khi cách mạng thành công (1949), có thể chia quá trình phát triểnkinh tế ở Trung Quốc làm hai giai đoạn: từ năm 1949 - 1977 là thời kỳ xâydựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đến naythực thiện cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy ở TrungQuốc sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm giàu nghèo không lớn nhưng sốdân đói nghèo rất cao Từ năm 1985 - 1988, chênh lệch thu nhập giữa nhómdân cư giàu nhất với nhóm dân cư nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là0,3.

Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương Trung Quốclà người có thu nhập 100 nhân dân tệ/người/ năm, thì số người nghèo ở nôngthôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn125 triệu người và năm 1998 chỉ còn 43 triệu người Trung Quốc đã thực hiệnnhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác xoáđói giảm nghèo Có thể phân loại các biện pháp được thực hiện xoá đói giảmnghèo ở Trung Quốc thành 2 nhóm: nhóm các biện pháp chung và nhóm cácbiện pháp trực tiếp XĐGN.

- Nhóm các biện pháp chung ở Trung Quốc đã được thực hiện rất phongphú và thay đổi từng thời kỳ, cụ thể như: duy trì sự ổn định về chính trị xãhội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập chomọi người; điều tiết hợp lý giữa thu nhập và phân phối; tạo việc làm thôngqua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chúý thích đáng đến phát triển đều ở các vùng.

- Nhóm các biện pháp trực tiếp như là: xây dựng các mô hình, chỉ đạolàm điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, làm đầu tàu

Trang 31

gia đình và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân; hỗ trợ chuyểngiao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗtrợ tích cực về truyền thông, giáo dục, y tế, nhà ở cho các hộ nghèo và vùngkhó khăn Hiện nay Trung Quốc lại là nước có tỉ lệ số người ở mức nghèo

khổ thấp nhất (Hương Lê, năm 2011, Xóa đói giảm nghèo bền vững).

1.2.1.2 Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia đất hẹp người đông, điều kiện tự nhiên rất khắcnghiệt, điều kiện để phát triển kinh tế rất khó khăn, nghèo nàn về tài nguyên,lại thường xuyên xảy ra động đất Nhưng chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc (1945), Nhật Bản đã từ một đất nước kệt quệ sau chiếntranh vươn lên thành một cường quốc về kinh tế, đời sống nhân dân tăng cao,tình trạng đói nghèo giảm đáng kể Hiện nay 90% dân số Nhật Bản là tầng lớptrung lưu Có được thành quả như vậy là nhờ vào các kế hoạch, chính sáchđược đưa ra đúng đắn và thực hiện tích cực, góp phần đẩy nhanh phát triểnkinh tế, nâng cao đời sống và XĐGN bền vững Nhật Bản đã thực hiện một sốgiải pháp cụ thể:

- Nhà nước can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường, đảm bảo sựphát triển theo mục tiêu ưu tiên;

- Thực hiện quá trình dân chủ hoá sau chiến tranh, tạo lập nền kinh tếthị trường bao gồm nhiều chủ thể, có sự bình đẳng tương đối trong sản xuấtkinh doanh, thực hiện dân chủ hoá lao động;

- Xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo, tạo lập sự bình đẳng xã hội đối với tài

sản và đất đai nhanh chóng thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho người cày”;- Thực hiện nhiều chính sách với phương châm “mọi người cùng

hưởng lợi” từ tăng trưởng kinh tế;

- Thực hiện chính sách thuế thu nhập để giảm bớt khoảng cách chênhlệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư;

Trang 32

sách bảo hộ đối với sản xuất nông nghiệp;

- Thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng có thu nhập thấp;

- Thực hiện chính sách về phúc lợi xã hội, thông qua hệ thống bảo hiểmrộng lớn trên các lĩnh vực, dịch vụ công cộng, phúc lợi bảo hiểm xã hội, y tếcộng đồng, trợ cấp và giúp đỡ cho các nạn nhân chiến tranh.

Đây chính là biện pháp có hiệu quả để những người nghèo sớm thoátkhỏi cảnh nghèo và những người không may gặp rủi ro nhanh chóng trở lại

cuộc sống ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống (Hương Lê, năm 2011,

Xóa đói giảm nghèo bền vững).1.2.1.3 Thái Lan

Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việcchuyển dịch tỉ lệ diện tích đất theo hướng có lợi và cơ hội kiếm được việc làmtăng lên, đặc biệt là trong khu vực phi nông nghiệp.

Thái Lan đã áp dụng chính sách giảm nghèo ở từng vùng trọng điểmthông qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm, ưu tiên ở những vùng khôngcó đất đai và đạt được kết quả cao, giảm mức đói nghèo từ 59% năm 1962xuống còn 26% năm 1986 Sau này, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liềnchính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việcphát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mởrộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm nghèo Nhờ vậy tỉ lệ đói

nghèo của Thái Lan đã giảm xuống còn 23% vào năm 1990 (Hương Lê, năm

2011, Xóa đói giảm nghèo bền vững).1.2.1.4 Malaixia

Kinh nghiệm của Malaixia về XĐGN là áp dụng các biện pháp nhằmgiảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập, đó là kết hợp tăng trưởng kinh tếnhanh với phân phối thu nhập công bằng, nâng cao mức sống của nhân dân.Chính phủ Ma-lai-xi-a rất chú trọng đến việc phát triển nền nông nghiệp, coi

Trang 33

hiện đại hoá và giải quyết những vấn đề xã hội Kết quả là Malaixia đã giảmtừ 20,7% người nghèo đói năm 1986 xuống còn 17,1% năm 1990 Đặc biệtMalaixia coi giáo dục là nền tảng để tiến hành phân phối thu nhập bình đẳng

(Hương Lê, năm 2011, Xóa đói giảm nghèo bền vững).

1.2.1.4 Khái quát kinh nghiệm giảm nghèo của các nước trên thế giới

Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới và khu vực đã thực hiện có hiệuquả công cuộc xoá đói giảm nghèo đó là áp dụng sự “can thiệp vĩ mô thuộc vềvai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước để chống đói nghèo” vào việcxoá đói giảm nghèo từng bước có hiệu quả Điểm mấu chốt trong kinhnghiệm của các nước này là Nhà nước kịp thời có những giải pháp và chínhsách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi.Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởngkinh tế, thực hiện cải thiện mức sống dân cư, gắn tăng trưởng kinh tế với tiếnbộ và công bằng xã hội.

Về mặt lý thuyết, mọi ý tưởng nằm ở vị trí chủ đạo của chiến lược pháttriển và chương trình kế hoạch quản lý xã hội của Nhà nước.

Về mặt thực tiễn xã hội, bài học kinh nghiệm này cho thấy tầm quantrọng thiết thực của các chính sách hỗ trợ phát triển cho người nghèo bằngcách tạo việc làm và tăng thu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợgiúp các điều kiện để tự mình thoát ra khỏi nghèo đói.

Đây là phương thức cơ bản và lâu dài, vì không thể xoá đói giảm nghèotrên quy mô xã hội và cộng đồng dân cư chỉ bằng cách để người dân tự cứu vàcứu tế đơn thuần Cũng không thể đơn giản cắt bớt thu nhập của người giàuđể phân phối cho người nghèo, vì biện pháp này có tính chất thụ động, gâyhậu quả tiêu cực, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nýớc và làm suy giảmnhân tố kích thích đối với người lao động, làm triệt tiêu động lực phát triển

Trang 34

nghèo bằng những chính sách hợp lý (ví dụ thuế thu nhập đối với người cóthu nhập cao, thu nhập bất thường), tăng quỹ phúc lợi xã hội là cần thiết vàđược coi trọng vì mục đích công bằng xã hội.

Kinh nghiệm cho thấy, nhà nước không nên can thiệp trực tiếp đến hộ nghèo, mà chỉ nên thông qua các chính sách, tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để hỗ trợ cho người nghèo Cùng với Nhà nước, các tổ chức, đoànthể, hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ,… cần phối hợp vàtham gia trực tiếp vào quá trình xã hội hoá chương trình xoá đói giảm nghèo.Các tổ chức này có thể làm được nhiều việc hữu ích, như cung cấp các tư vấnđể phát triển sản xuất, kinh doanh, cho vay các món vay nhỏ để sản xuất kinhdoanh, phát triển dịch vụ, dạy nghề và chuyển giao công nghệ mới phù hợpcho người nghèo Vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cơ bản mà các tổ chứcnày hướng tới, là các giải pháp quan trọng làm chuyển biến tình trạng nghèođói của các hộ Ngoài ra cần lựa chọn công nghệ thu hút nhiều lao động vàphát triển doanh nghiệp tại vùng nghèo Những kinh nghiệm nêu trên cũngchính là những giải pháp cơ bản để góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững ởmỗi quốc gia trong thời gian qua.

Trong mấy thập kỷ gần đây, nhiều nước phát triển và đang phát triển rấtchú trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo Các diễn đàn quốc tế và khu vựcđều đưa vấn đề đói nghèo vào nội dung chính của chương trình nghị sự Riêngở các nước Đông Nam Á, đói nghèo đã được bàn bạc, tranh luận thườngxuyên trong 2 thập kỷ nay Một số quốc gia như Philippin, Inđônêxia đã xâydựng được chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo Nhiều tổ chức quốctế trong hoạt động của mình đã và đang quan tâm đến các nước nghèo và dânnghèo Thậm chí nhiều trường hợp trong viện trợ, cho vay của các tổ chứcquốc tế đã dành riêng cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo Ngoài việc giúp đỡ

Trang 35

phát triển kinh tế xã hội với xoá đói giảm nghèo và đã thành công trong lĩnhvực xoá đói giảm nghèo, coi đó là yếu tố phát triển bền vững.

Các quốc gia và trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình xóa đói giảmnghèo khác nhau Vì không có điều kiện trao đổi về kinh nghiệm xoá đóigiảm nghèo của tất cả các quốc gia, vì mỗi quốc gia có những kinh nghiệmđặc thù Tuy nhiên, để xoá đói giảm nghèo bền vững thì cùng với nhà nướccần phải có sự nỗ lực từ phía bản thân người nghèo, hỗ trợ của cộng đồng,quốc gia và quốc tế.

1.2.2 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam

1.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai được tái lập từ tháng 10/1991, trong điều kiện kinh tế xãhội vô cùng khó khăn, 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 54,8% hộthuộc diện đói nghèo Sau nhiều năm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo,đến năm 2004 tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tựu: thu nhập bình quân đầungười tăng gần gấp 4 lần so với năm 1991 Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnhđã bố trí 1.156 tỷ đồng thực hiện đề án giảm nghèo bền vững, bằng 167% kếhoạch ban đầu Kết quả theo tiêu chí cũ đến hết năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo toàntỉnh giảm xuống còn 16%, trung bình mỗi năm giảm hơn 5 điểm % tỉ lệ hộ

nghèo Một số kinh nghiệm của Lào Cai (Đỗ Thành Nam – Thanh Hải, năm

2010, Nhìn lại chương trình giảm nghèo).

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội,thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Rà soát và hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế trong thực hiện mụctiêu XĐGN thuộc thẩm quyền phân cấp của tỉnh.

- Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng thực hiện các chính sách,chương trình, dự án giảm nghèo, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất,tăng thu nhập, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn.

Trang 36

trình XĐGN.

- Đổi mới nội dung, phương pháp tiếp cận để tuyên truyền, giáo dụcphù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức, hiểu biết của Nhân Dânđịa phương.

1.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Tái lập tỉnh từ năm 1991, Tuyên Quang là một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèokhá cao, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có những xãtỉlệ hộ nghèo còn trên 80% Năm 2005, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là55.447 hộ, chiếm 35,6% trên tổng dân số, năm 2010 Tuyên Quang đã giảm sốhộ nghèo xuống còn 16,65%, bình quân giảm 7,1 điểm %/năm Tuyên Quangđã thực hiện tốt các giải pháp:

- Quy hoạch sử dụng đất đai, huy động tối đa diện tích đất đưa vào sảnxuất nông, lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuậtcanh tác, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh trên thị trường.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giaothông, điện, trường học, trạm y tế, kiên cố hoá kênh mương, tăng cường trangthiết bị, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và làm tốt công tác kế

hoạch hoá gia đình (Đỗ Thành Nam - Thanh Hải, năm 2010, Nhìn lại chương

trình giảm nghèo g).

1.2.2.3 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, có địa hình phứctạp, có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, có tỉ lệ hộ nghèo khácao Từ năm 2006 đến năm 2009 tỉnh Bắc Giang có hơn 91 nghìn hộ thoátnghèo, đưa tỉ lệ hộ nghèo từ 30,6% năm 2006, chỉ còn 13,7% (2009), vượt 1,3điểm % so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, tỉ lệ hộ

Trang 37

- Xã hội hoá công tác giảm nghèo, trong gần 5 năm, tỉnh đã huy độngđược tổng nguồn vốn huy động cho công tác giảm nghèo đạt gần 2,4 nghìn tỷđồng, trong đó ngân sách Trung ương 2,2 nghìn tỷ đồng, còn lại là các tổ chứcxã hội và các doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình Quốc gia như Chươngtrình 134, CT 135, CT Giáo dục, Y tế, v.v., với công tác giảm nghèo.

- Thực hiện sáng tạo và có hiệu quả một số chương trình như: chươngtrình “Vùng thấp ủng hộ vùng cao” của huyện Lục Ngạn; mô hình "một giađình một con trâu (bò) sinh sản, 1 sào rau, 1 người đi xuất khẩu lao động" ởLục Nam; mô hình "phát triển rừng kinh tế, gà đồi" ở Yên Thế; mô hình "Đàotạo nghề gắn với giải quyết việc làm" ở Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên, HiệpHoà

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, lâm, ngư, trong đó hướng vào việcchuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người

nghèo thông qua các mô hình trình diễn cụ thể (Đỗ Thành Nam – Thanh Hải,

năm 2010, Nhìn lại chương trình giảm nghèo)1.2.2.4 Kinh nghiệm của tỉnh Kon Tum

Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc TâyNguyên, với địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, là khu vựccó nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống Tính đến 31/12/2011 tổngsố hộ nghèo trên toàn tỉnh là 29.728 hộ, chiếm tỉ lệ 27,91% so với tổng số hộcủa tỉnh Tỉnh có 02 huyện nghèo theo chương trình 30a, qua 03 năm (2009-2011) thực hiện chương trình giảm nghèo trên 02 huyện nghèo, kết quả mỗihuyện bình quân hằng năm tỉ lệ hộ nghèo giảm gần 10 điểm % Bài học thànhcông của Kon Tum:

- Tỉnh uỷ có chương trình chuyên đề tập trung xây dựng các xã trọngđiểm đặc biệt khó khăn là cơ sở để hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn tỉnh

Trang 38

- Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo chương trình thực hiện Nghị quyết 30acủa tỉnh, huyện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác theo dõi,tổng hợp, giám sát, đánh giá.

- Coi trọng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đạichúng (Đài truyền thanh, truyền hình, Báo Kon Tum,…), đồng thời lồng ghépnội dung Nghị quyết 30a trong các cuộc họp dân của chính quyền, hội đoànthể để nhân dân hưởng ứng, tạo sự đồng thuận phát triển kinh tế, đạt yêu cầugiảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình tổ chức triểnkhai thực hiện các cơ chế, chính sách theo chức năng, nhiệm vụ của từng

ngành, từng cấp (Đỗ Thành Nam – Thanh Hải, năm 2010, Nhìn lại chương

trình giảm nghèo).

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Giảm nghèo là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các địa phương quantâm, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như:

Lê Thị Nghệ (1995) đã thực hiện nghiên cứu “Những giải pháp nhằmnâng cao thu nhập của hộ nông đân nghèo vùng đồng bằng Sông Hồng”.Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra được những gải pháp giảmnghèo cụ thể cho vùng nghiên cứu.

Tác giả Vũ Thị Biểu (1996) đã tiến hành nghiên cứu “Nâng cao hiệuquả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn ViệtNam” Qua nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ró, nâng hiệu hiệu quả sử dụnglao động có vai trò quan trọng trọng công tác xóa đói giảm nghèo.

Ngô Xuân Quyết (2002) đã thực hiện nghiên cứu “Một số giải pháp chủyếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Bắc giai đoạn 2006-2010”.Qua

Trang 39

pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện MườngẢng, tỉnh Điện Biên” Qua nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được những giảipháp nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ gia đình trên địa bàn huyệnMường Ảng.

1.4 Bài học kinh nghiệm rút cho giảm nghèo bền vững huyện Bắc Sơn

Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đacác nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khókhăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện cácđịa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạotiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.

Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng mộtcách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng,cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạonghề cho người lao động Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động,phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huyhiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biếtcủa người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụgiáo dục, y tế, văn hoá và các lĩnh vực khác.

Thứ sáu, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằmđảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến được tận tay những ngườinghèo, tránh thất thoát lãng phí.

Trang 40

người dân nghèo phải tự giác vươn lên.

Thứ tám, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngườidân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷlại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

Ngày đăng: 03/10/2019, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w