1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

24 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,95 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Sách đào tạo đại học sau đại học) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Địa chỉ: Số 352 - Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội Email: xuatbanyhoc@fpt.com.vn; xbyh@xuatbanyhoc.vn Số điện thoại: 024.37625934 - Fax: 024.37625923 Chịu trách nhiệm xuất NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG GIÁM ĐỐC-TỔNG BIÊN TẬP TRẦN CHÍ ĐẠT Chịu trách nhiệm nội dung NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC TỔNG GIÁM ĐỐC CHU HÙNG CƯỜNG Biên tập viên NXB Y học: BS Tơ Đình Quỳ Biên tập viên NXB Thông tin Truyền thông: Nguyễn Tiến Phát - Bùi Hữu Lộ Tác giả: Trường Đại học Y Hà Nội Trình bày bìa: Nguyệt Thu NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024 35772139/ Fax: 024.35579858 Email: nxb.tttt@mic.gov.vn; Website: http://www.nxbthongtintruyenthong.vn Số xác nhận đăng ký xuất bản: 4198-2018/CXBIPH/2-188/TTTT Quyết định xuất số: 91/QĐ-NXB TTTT ngày 18 tháng 12 năm 2018 Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - ISBN: 978-604-80-3508-2 Nộp lưu chiểu quý IV 2018 Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà TS Đặng Minh Hằng Tham gia biên soạn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà TS Đặng Minh Hằng ThS Lại Thanh Hiền Thư ký biên soạn ThS Nguyễn Kim Ngọc LỜI NÓI ĐẦU Bước sang kỷ XXI, Y học cổ truyền xích lại gần Y học đại Các thày thuốc làm Y học cổ truyền ngày quan tâm nghiên cứu ứng dụng thành tựu to lớn Y học đại chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Y học phương Đơng có phần lý luận sâu sắc rộng giá trị thực tiễn trải qua hàng ngàn năm nước Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam Muốn nắm vững kiến thức thấu đáo chắn phải dày cơng tìm hiểu nghiên cứu nhiều năm Nhờ có đường lối đắn việc kế thừa, phát huy kết hợp vốn cổ với kiến thức việc điều trị bệnh nói chung chun ngành Nhi khoa nói riêng, kết điều trị thu ngày khả quan trước Việc người thầy thuốc kết hợp hài hòa Y học cổ truyền Y học đại công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhi vơ cần thiết Chính vậy, Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn lại sách “Bệnh học Nhi khoa Y học cổ truyền” đề cập đến số chứng bệnh thường gặp nằm chương trình giảng dạy Khoa Cuốn sách nhằm cung cấp kiến thức Y học đại Y học cổ truyền cho đối tượng sinh viên học viên chuyên ngành Y học cổ truyền, giúp em ứng dụng tốt điều trị Nhi khoa Một phần kiến thức lớn trình bày, khơng tránh khỏi sai sót Chúng tơi mong nhận ý kiến đóng góp quý báu bạn đọc để tài liệu ngày hoàn thiện TM Nhóm biên soạn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà MỤC LỤC Lời nói đầu PHẦN I: Đại cương Nhi khoa Y học cổ truyền Sơ lược lịch sử Nhi khoa Y học cổ truyền phương Đông Việt Nam PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Đặc điểm Nhi khoa Y học cổ truyền 11 TS Đặng Minh Hằng Chẩn đoán Nhi khoa Y học cổ truyền 24 TS Đặng Minh Hằng Nguyên tắc điều trị Nhi khoa Y học cổ truyền 41 PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Nguyên tắc điều trị Nhi khoa Hải Thượng Lãn Ông 51 TS Đặng Minh Hằng PHẦN II: Điều trị số bệnh Nhi khoa Chương I Bệnh dinh dưỡng chuyển hóa Suy dinh dưỡng PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Béo phì trẻ em PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Chương II Bệnh hệ tiêu hóa Tiêu chảy cấp trẻ em ThS Lại Thanh Hiền Tiêu chảy kéo dài trẻ em TS Đặng Minh Hằng Táo bón mạn tính chức trẻ em TS Đặng Minh Hằng Chương III Bệnh hệ hô hấp Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính TS Đặng Minh Hằng Hen phế quản ThS Lại Thanh Hiền Chương IV Bệnh hệ tiết niệu Viêm cầu thận cấp tiên phát TS Đặng Minh Hằng Hội chứng thận hư tiên phát TS Đặng Minh Hằng Chương V Bệnh hệ nội tiết Dậy sớm trung ương TS Đặng Minh Hằng 61 61 61 79 95 95 114 126 143 143 159 178 178 195 211 211 Chương VI Bệnh tâm - thần kinh Đái dầm không thực tổn Hội chứng co giật trẻ em Phục hồi chức cho trẻ bại não Chương VII Bệnh truyền nhiễm Sốt xuất huyết Bệnh sởi Thủy đậu Quai bị Bệnh chân tay miệng Viêm não cấp virus trẻ em Tài liệu tham khảo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà TS Đặng Minh Hằng TS Đặng Minh Hằng TS Đặng Minh Hằng TS Đặng Minh Hằng TS Đặng Minh Hằng TS Đặng Minh Hằng TS Đặng Minh Hằng TS Đặng Minh Hằng 227 227 244 268 287 287 307 321 333 345 358 378 PHẦN I ĐẠI CƯƠNG VỀ NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM Nhi khoa Y học cổ truyền môn y học lâm sàng chuyên nghiên cứu dinh dưỡng, điều trị phòng bệnh trẻ em Nhi khoa phận tách rời Y học cổ truyền Phương Đông, hình thành phát triển sớm sở nội khoa Y học cổ truyền Vì trẻ em chưa nói được, nói khơng diễn đạt xác được, nên người xưa gọi nhi khoa Á khoa (Khoa câm) Lịch sử nhi khoa y học cổ truyền Phương Đông Nhi khoa Y học cổ truyền Phương Đơng có lịch sử phát triển lâu đời Y văn cổ có chép, vào kỷ V – IV trước công nguyên (401 – 310 TCN), Biển Thước (tên thật Tần Việt Nhân), danh y sớm trung Quốc, người đất Hàm Dương, châu Mạc, Bột Hải (nước Triệu – thời Chiến quốc, thuộc tỉnh Hà Bắc), ngồi chữa bệnh nội khoa, cịn danh y giỏi chuyên chữa nhi khoa Khoảng kỷ VII – III trước công nguyên, nhiều nhà y gia xuất sắc tổng kết thành tựu y học từ thời Xuân thu Chiến quốc trở trước soạn “Hoàng đế Nội kinh”, sách thuốc Trung y “Hoàng đế Nội kinh” coi bốn cổ thư có giá trị Y học cổ truyền phương Đông Nội (chính Nội kinh), Nạn, Thương, Kim, có viết sinh lý, bệnh lý, phương pháp chẩn đốn, cách điều trị dự phịng nhiều chứng bệnh trẻ em Cho đến nay, sách coi sở cho việc phát triển nhi khoa cuả Y học cổ truyền Trương Trọng Cảnh nghiên cứu sâu sách y học xưa, thu nhặt phương thuốc danh tiếng xưa phương thuốc kinh nghiệm dân gian, kết hợp kinh nghiệm y gia đương thời tích lũy nhiều năm, biên soạn sách thuốc vĩ đại chưa có “Thương hàn Tạp bệnh luận” bao gồm hai phần “Thương hàn” “Tạp bệnh” Bộ sách tổng kết cách có hệ thống kinh nghiệm phong phú ngành y học Trung Quốc từ đời nhà Hán trở trước, xác định nguyên tắc Trung y, biện chứng luận trị, phong phú hóa phát triển lý luận y học phương pháp trị liệu, đặt sở vững cho khoa lâm sàng Trung y, có nhi khoa, kinh điển y học Bộ sách với “Hoàng đế Nội kinh”, cống hiến lớn lao cho phát triển học thuật Trung y Hơn 1700 năm nay, sách y giới đời tôn sùng Bộ sách “Chư bệnh nguyên hậu luận”, Sào Nguyên Phương chủ biên, viết xong quãng niên hiệu Đại Nghiệp thứ nhà Tùy (610), trình bày 1700 chứng hậu (tình trạng biến hóa bệnh) loại bệnh nội khoa, phụ khoa, nhi khoa, ngũ quan tường tận khoa học Sách giới y học đời xem trọng khẳng định có giá trị cao, xếp vào “Y môn Thất kinh”, có ảnh hưởng lớn đến phát triển y học hậu “Thiên kim yếu phương” (phương thuốc giá trị ngàn lượng vàng) TônTư Mạc, đời Đường (581 - 682) sách cổ có viết phần nhi khoa cịn giữ đến Ơng coi trọng phụ khoa nhi khoa, đem bệnh phụ nữ, trẻ em đặt vào đầu sách Quyển chia bệnh nhi khoa thành chín loại có đề cập đến cách nuôi dưỡng trẻ em “Tiểu nhi dược chứng trực quyết” (1119) Tiền Ất biên soạn, thành tựu kế thừa “Lơ tín kinh” (đã thất truyền), chuyên khoa nhi đời xưa, dựa “Nội kinh” học thuyết y gia, kết hợp với kinh nghiệm điều trị nhi khoa ông 40 năm soạn ra, Diêm Hiếu Trung, học trị ơng, chỉnh lý biên tập Sách viết đầy đủ mặt sinh lý, bệnh lý trẻ em, biện chứng luận trị kê đơn bốc thuốc, với nhiều sáng kiến Sách y gia đời xem trọng, liệt vào loại sách nghiên cứu nhi khoa phải đọc Do cống hiến vượt trội ông cho phát triển nhi khoa, đời sau suy tôn Tiền Ất Ấu khoa chi ty tôn (ông tổ khoa nhi) So với sách viết chuyên nhi khoa y học phương Tây lưu giữ đến nay, sách đời sớm 350 năm Lịch sử nhi khoa Y học cổ truyền Việt Nam Cùng với phát triển nhi khoa Trung y, nhi khoa Y học cổ truyền nước ta có lịch sử phát triển lâu dài bền vững Nền Đơng y Việt Nam văn hố từ năm 1010, thời nhà Lý Tuy nhiên việc lưu trữ văn cổ yếu, nên nhiều sách viết nhi khoa Y học cổ truyền y gia bị thất truyền Thế kỷ thứ XIII, nhà bác học Chu Văn An nêu đường lối chữa bệnh khơng dùng mê tín dị đoan Thế kỷ XIV, cuối đời Trần, đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu con, thuốc Việt Nam để chữa bệnh Các tác phẩm tiếng ông “Hồng nghĩa giác tự y thư”do Thái y viện đời Lê Dụ Tơng in lại năm 1717, tóm tắt cơng dụng 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm, bàn y lý, chẩn đoán, mạch học; “Nam dược thần hiệu” Hòa thượng Bản Lai chùa Hồng Phúc (phố Hòe Nhai, Hà Nội ngày nay) in lại năm 1761, gồm 580 vị thuốc nam, 3873 thuốc để trị 182 chứng bệnh 10 khoa, gồm nhi khoa Ở nước ta, sách chuyên nhi khoa cịn giữ đến có “Bảo anh lương phương” (1455) Nguyễn Trực, đời Lê, đề cập đến 28 phương pháp 16 thuốc chữa bệnh trẻ em thai độc, kinh phong, chẩn đậu… Danh y Trần Ngô Thiêm, người làng Tây Mỗ, phủ Từ Liêm, đạo Sơn Tây, năm 1747, làm tới chức Ngự y, kiêm Quốc tử giám học Ơng có nhiều tác phẩm y học, tiếng “Y phương ca quát” viết điều trị bệnh nhiều chuyên khoa có nhi khoa Ngồi cịn có“Tiểu nhi khoa” (Chữa bệnh trẻ em), “Đậu chẩn môn” (Chữa bệnh đậu mùa, ban chẩn) chữ quốc âm, viết cách chữa bệnh trẻ em Tập hợp thành tựu y gia trước, chủ yếu sở “Y phương ca quát”, Viện Thái y, đời Hậu Lê (1428-1788), bổ xung, sửa chữa biên soạn thành “Y học nhập môn ca”, viết điều trị bệnh nội, phụ, nhi, ngoại khoa Sau Nam dược cục triều Tây Sơn thừa kế sách này, có thêm bớt nhiều chép lại thành “Y học toát yếu quốc ngữ ca” Năm 1720 – 1791, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông viết sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”, gồm 22 tập, 66 Đây tài liệu tương đối toàn diện đạo đức người thầy thuốc, đủ khoa nội, ngoại, sản, nhi, thương khoa (dịch sởi, dịch đậu ), dược, lý luận, sát với điều kiện nước ta, có thực tiễn, có kinh điển, có kinh nghiệm dân gian, có phịng chữa bệnh luyện tập, đánh giá Bách khoa toàn thư y học Việt Nam Trong sách có tập “Ấu Ấu tu tri” (Yêu trẻ em nên biết), “Ma chẩn chuẩn thằng” (Cách điều trị bệnh sởi), “Mộng trung giác đậu” (Kiến thức bệnh đậu mùa) viết cách chữa số bệnh nhi khoa, bệnh truyền nhiễm nuôi dưỡng trẻ em Thời kỳ Pháp xâm lược (1884 – 1945), Y học cổ truyền bị loại khỏi tổ chức y tế bảo hộ, đưa y tế thực dân vào Thầy thuốc Y học cổ truyền hoạt động nhỏ lẻ dân gian Nhi khoa Y học cổ truyền không phát triển Sau Miền Bắc nước ta giành lại độc lập (1945 – 1976), Y học cổ truyền phục hồi Trong nhiều năm qua Ðảng Nhà nước có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị đạo ngành y tế phối hợp với ngành, tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn phát triển Y dược học cổ truyền, kết hợp Y dược học cổ truyền với Y dược học đại nhằm xây dựng Y Dược học Việt Nam đại, khoa học, dân tộc đại chúng Ngày 10-12-1957, Hội Đơng Y Việt Nam thành lập Từ đó, với hệ thống sở y tế công lập làm Y học cổ truyền từ sở đến tỉnh, thành phố trung ương, có nhiều hoạt động chấn hưng Y học cổ truyền nước nhà Kể từ sau ngày Miền Nam giải phóng, năm 1975, trường Đại học Y nước Học viện Qn y có Bộ mơn Y học cổ truyền, có Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (thành lập năm 1961) Bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976) sở đào tạo Y học cổ truyền hàng đầu nước Đặc biệt năm 2005, trường đại học chuyên ngành Y học cổ truyền thành lập, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, góp phần thúc đẩy lớn mạnh nhanh chóng Y học cổ truyền nước nhà, có nhi khoa Y học cổ truyền Trong chương trình giảng dạy Y học cổ truyền trường này, giảng nhi khoa Y học cổ truyền trở thành học phần bắt buộc cho sinh viên học viên sau đại học Nhiều nghiên cứu chuyên sâu điều trị bệnh nhi khoa Y học cổ truyền tiến hành triển khai áp dụng rộng rãi, với nhi khoa Y học đại phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn bảo vệ sức khoẻ trẻ em Gần 70 năm kiên trì thực đường lối Đảng Nhà nước, ngành y tế đạt nhiều thành tích xây dựng y học Việt Nam kết hợp Y học đại Y học cổ truyền nhiều mặt: quan điểm xây dựng ngành, đào tạo cán bộ, nghiên cứu y học chữa bệnh thuốc, biên soạn tài liệu phổ cập chuyên sâu Y học cổ truyền dân tộc Như vậy, Nhi khoa Y học cổ truyền có hệ thống lý luận hoàn chỉnh dần qua thời đại dinh dưỡng, điều trị phòng bệnh trẻ em, góp phần khơng nhỏ với Y học đại việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em nói riêngvà người nói chung 10 ĐẶC ĐIỂM NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN MỤC TIÊU Trình bày đặc điểm sinh lý bệnh lý thời kỳ phát triển trẻ em theo Y học đại Trình bày phạm vi điều trị Nhi khoa Y học cổ truyền, điểm khác biệt so với người trưởng thành Trình bày đặc điểm sinh lý bệnh lý trẻ em theo Y học cổ truyền A ĐẶC ĐIỂM NHI KHOA Y HỌC HIỆN ĐẠI I ĐẠI CƯƠNG 1.1 Khái niệm Trẻ em thể lớn lên phát triển Từ lúc thụ thai đến tuổi trưởng thành trẻ trải qua hai tượng tăng trưởng trưởng thành tế bào mơ (cấu trúc chức hồn chỉnh dần) Q trình tiến hố khơng phải q trình tuần tiến mà có bước nhảy vọt, có khác chất khơng đơn số lượng Q trình có tính chất tồn diện qua nhiều giai đoạn Mỗi giai đoạn có đặc điểm sinh lý bệnh lý riêng 1.2 Cách phân chia thời kỳ (giai đoạn) trẻ em Sự phân chia thời kỳ (giai đoạn) trẻ em thực tế khách quan, ranh giới giai đoạn khơng rõ ràng có khác biệt với trẻ, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em tính từ - 18 tuổi, chia thành thời kỳ:  Giai đoạn tử cung: thời kỳ  Thời kỳ tử cung: Từ lúc thụ thai đến sinh  Giai đoạn tử cung: thời kỳ  Thời kỳ sơ sinh: Từ lúc sinh (cắt rốn) hết tuần lễ đầu  Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi): Từ đến 24 tháng tuổi  Thời kỳ tiền học đường: Từ đến tuổi  Thời kỳ nhi đồng, thiếu niên: Từ đến 13 tuổi  Vị thành niên: Từ 13 đến 18 tuổi 11 II ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ 2.1 Thời kỳ tử cung: Từ lúc thụ thai đến sinh, khoảng 280 – 290 ngày, chia thành thời kỳ nhỏ: 2.1.1 Thời kỳ phôi: tháng đầu thai kỳ Trong thời kỳ này, noãn thụ tinh phát triển biệt hố phận, nhanh chóng thành thể thai nhi Nếu mẹ bị nhiễm chất độc (thuốc hay hoá chất), mắc bệnh virus, ký sinh trùng, bệnh hoa liễu… gây sảy thai, thai chết lưu để lại nhiều hậu nặng nề sau Bệnh lý giai đoạn thường rối loạn hình thành phát triển thai, quái thai, dị tật gene, bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Down…) Vì chẩn đốn bệnh trước sinh quan trọng, để hạn chế thấp trẻ sinh mắc dị tật 2.1.2 Thời kỳ thai: Từ tháng thứ đến tháng thứ Thai nhi tiếp tục lớn lên nhanh chóng Tháng thứ hình thành rau thai, qua người mẹ trực tiếp ni Sự tăng cân thai nhi phụ thuộc vào tăng cân mẹ khả giãn nở tử cung Mẹ tăng không đủ cân làm tăng nguy mẹ bị suy kiệt, cân nặng trẻ sơ sinh thấp, tỉ lệ tử vong cao Chăm sóc người mẹ lúc chăm sóc đứa bé trước sinh Các bà mẹ có thai cần:  Khám thai định kỳ, lần thời gian mang thai  Thận trọng dùng thuốc Tetracylin, thuốc an thần Gardenal, thuốc chống ung thư, thuốc lá, thuốc phiện Tránh tiếp xúc với yếu tố độc hại thuốc diệt cỏ, trừ sâu…  Chế độ lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, tránh té ngã, tháng cuối thai kỳ  Dinh dưỡng đầy đủ Bà mẹ suốt thai kỳ cần tăng 8-12 kg  Theo dõi chẩn đoán dị tật trước sinh theo định bác sĩ  Khơng nên có thai bà mẹ có bệnh tim, suy gan, suy thận, xơ phổi, tâm thần 2.2 Thời kỳ sơ sinh: Từ lúc sinh (cắt rốn) hết tuần lễ đầu a Đặc điểm sinh lý: Do chuyển từ đời sống tử cung sang tử cung, trẻ buộc phải thay đổi chức số quan, để thích nghi với sống mới:  Trẻ bắt đầu thở phổi, vịng tuần hồn kín thay cho tuần hồn rau thai Thận bắt đầu đảm nhiệm việc điều hồ mơi trường bên thể (nội môi) Bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc trẻ bú mẹ  Não non nớt, vỏ não trạng thái ức chế, trẻ ngủ liên miên 12 Một số tượng sinh lý xảy thời kỳ là: Đỏ da sinh lý, vàng da sinh lý, bong da sinh lý, sụt cân sinh lý, giảm chiều cao sinh lý, rụng rốn, ỉa phân su, thân nhiệt không ổn định  Đặc điểm sinh học bật thời kỳ chức phận hệ thống chưa hoàn thiện, biến đổi nhanh, đặc biệt tuần đầu sống  b Đặc điểm bệnh lý:  Các bệnh giai đoạn trước sinh dị dạng, dị tật bẩm sinh…  Các bệnh sinh ngạt, sang chấn sản khoa (gãy xương, xuất huyết não màng não)  Các bệnh mắc phải sau sinh: Hệ miễn dịch non yếu, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng toàn thân hay chỗ viêm rốn, uốn ván rốn, viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng huyết Các bệnh thường nặng, diễn biến nhanh, dễ tử vong, lứa tuổi có tỷ lệ tử vong cao Nhờ kháng thể mẹ chuyển sang (miễn dịch thụ động, qua máu thời kỳ mang thai) cịn tồn lưu, nên mắc sởi, bạch hầu Muốn hạ thấp tử vong sơ sinh cần:  Chăm sóc giai đoạn mang thai: Chăm sóc bà mẹ quan trọng  Hạn chế tai biến sinh Mở rộng tiếp cận với chăm sóc có kỹ lành nghề sơ sinh  Chăm sóc tốt trẻ sơ sinh: Giữ vệ sinh (rốn, da…) chăm sóc, giữ ấm đảm bảo trẻ bú mẹ đầy đủ (bảo vệ nguồn sữa mẹ) Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ kỳ hạn  Dự phòng quản lý ca bệnh bị viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng 2.3 Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi): Từ đến 24 tháng tuổi a Đặc điểm sinh lý:  Trẻ lớn nhanh, tháng đầu Nhu cầu thức ăn cao hẳn người lớn, chức tiêu hố cịn yếu, men tiêu hố cịn Vì thức ăn tốt sữa mẹ  Chức phận phát triển nhanh, chưa hoàn thiện, đặc biệt chức tiêu hoá Miễn dịch thụ động giảm nhanh, khả tạo miễn dịch chủ động chưa hồn thiện  Đã hình thành hệ thống tín hiệu thứ (phản xạ có điều kiện) đến cuối năm bắt đầu phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai (bắt đầu nói)  Hệ thần kinh bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận đồ vật, khuôn mặt b Đặc điểm bệnh lý:  Dễ mắc bệnh dinh dưỡng tiêu hoá: Tiêu chảy cấp, suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương sớm… Nhất trẻ thiếu sữa mẹ, phải nuôi nhân tạo, bà mẹ thiếu kiến thức kinh nghiệm nuôi con, gặp nhiều sai lầm, dễ gây nên bệnh Cạnh thức ăn nhân tạo thường thiếu vi chất cần thiết, vitamin 13 Dễ hạ thân nhiệt sốt cao co giật: Do trung tâm điều nhiệt da trẻ chưa phát triển đầy đủ  Các bệnh nhiễm trùng dễ có xu hướng lan toả: Dưới tháng trẻ miễn dịch thụ động, mắc bệnh nhiễm trùng Càng sau lượng kháng thể giảm, hệ miễn dịch trẻ non, nguy mắc bệnh nhiễm trùng tăng lên Thường gặp viêm phổi, viêm màng não mủ  Vì chăm sóc trẻ cần ý:  Đảm bảo dinh dưỡng: Trẻ cần bú mẹ đầy đủ kéo dài lâu tốt Cho ăn dặm thời điểm đủ  Tiêm phòng đầy đủ, thời gian, kỹ thuật  Giữ gìn vệ sinh thân thể Giúp trẻ phát triển tinh thần vận động 2.4 Thời kỳ tiền học đường (răng sữa) Từ đến tuổi, chia thành giai đoạn nhỏ tuổi nhà trẻ (2 đến tuổi) tuổi mẫu giáo (3 đến tuổi) a Đặc điểm sinh lý:  Tốc độ tăng trưởng chậm  Cấu tạo chức hệ quan dần hoàn thiện  Chức vận động phát triển nhanh, hệ phát triển, trẻ có khả phối hợp động tác khéo léo hơn: Bắt đầu biết đi, chạy, vẽ, viết, xúc ăn, rửa tay, rửa mặt…  Trí tuệ phát triển nhanh, đặc biệt ngôn ngữ Trẻ bắt đầu học b Đặc điểm bệnh lý:  Xu hướng bệnh lan toả  Do tiếp xúc rộng rãi, trẻ dễ mắc số bệnh lây nhiễm cúm, ho gà, bạch hầu… Nay nhờ tiêm phòng tốt nên tỷ lệ mắc giảm nhiều  Xuất bệnh có tính dị ứng: Hen phế quản, mề đay, viêm cầu thận cấp…  Hay bị tai nạn, chấn thương, ngộ độc, bỏng… trẻ hoạt động nhiều Lúc này, việc giáo dục thể chất tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tâm sinh lý có vai trị quan trọng 2.5 Thời kỳ nhi đồng, thiếu niên (thời kỳ học đường): Từ đến 12 tuổi a Đặc điểm sinh lý:  Trẻ lớn chậm dần  Hệ phát triển mạnh  Răng vĩnh viễn thay cho sữa  Cấu tạo chức quan hoàn chỉnh 14 Tế bào vỏ não hồn tồn biệt hố vào lúc trịn tuổi, chức vỏ não phát triển mạnh phức tạp hơn, trí tuệ phát triển Hình thành rõ tâm sinh lý giới tính  b Đặc điểm bệnh lý:  Dễ mắc bệnh nhiễm trùng cấp: Thấp tim, viêm cầu thận cấp… tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh  Dễ mắc bệnh học đường biến dạng cột sống (vẹo cột sống, gù…) tật khúc xạ, bệnh miệng rối nhiễu tâm lý, hệ xương phát triển mạnh, khả điều tiết mắt 2.6 Vị thành niên (tuổi trung học phổ thông): Từ 13 – 18 tuổi Thời kỳ thực tuổi thiếu niên, bắt đầu có biểu tính sinh dục thứ yếu, thay đổi theo giới, tình trạng dinh dưỡng, mơi trường văn hố xã hội Theo nghiên cứu Cao Quốc Việt (1995) CS, tuổi học sinh tỉnh phía Bắc nước ta là: Giới Tuổi Trai Gái Tuổi bắt đầu dậy 13 năm th ± năm 11 năm 11 th ± năm th Tuổi dậy hồn tồn 15 năm th ± năm 3th 13 năm th ± năm Và kết thúc nam vào tuổi 21 – 25, nữ vào tuổi 19 – 20 a Đặc điểm sinh lý:  Có thay đổi trục thần kinh – nội tiết Tuyến giáp, tuyến yên hoạt động mạnh, bật hoạt động tuyến sinh dục, gây biến đổi hình thái tăng trưởng thể, thay đổi tuyến vú tinh hồn, mọc lơng nách xương mu Trẻ gái bắt đầu có kinh, trẻ trai xuất lần xuất tinh đầu tiên, vỡ tiếng, kéo theo tăng trưởng chiều cao nhảy vọt, gọi bước “nhảy vọt tăng trưởng”  Sau dậy hồn tồn tốc độ tăng trưởng giảm xuống nhanh, ngừng hẳn tuổi kết thúc  Có thay đổi tâm lý: Cảm xúc giới tính, tính khí, nhân cách… b Đặc điểm bệnh lý:  Thường thấy rối loạn chức số quan tim mạch (hồi hộp, tăng huyết áp…), thần kinh (nhiễu tâm: Tính tình thay đổi, dễ lạc quan dễ bi quan) ổn định trục giao cảm – nội tiết  Có thể thấy dị hình phận sinh dục  Rất mắc bệnh nhiễm khuẩn Diễn biến bệnh tật người trưởng thành Tỷ lệ tử vong bệnh tật thấp Lúc cần lưu ý giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên 15 Như vậy, lớn lên phát triển trẻ em trải qua giai đoạn bản, gồm thời kỳ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền mơi trường sống (dinh dưỡng, gia đình, xã hội, văn hoá, giáo dục ) Nên ranh giới thời kỳ khơng cố định, sớm hay muộn, tuỳ trẻ, chúng phải trải qua thời kỳ phát triển Thầy thuốc cần nắm vững đặc điểm sinh học thời kỳ, tạo điều kiện cho lớn lên phát triển trẻ tốt B ĐẶC ĐIỂM NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN I PHẠM VI NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN Nhi khoa Y học cổ truyền chuyên nghiên cứu dinh dưỡng, điều trị phòng bệnh trẻ em từ sơ sinh đến tuổi niên Sách “Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận” viết “Dưới 14 tuổi nên điều trị theo phép chữa trẻ em Trên 15 tuổi thiên quý có, dựng vợ gả chồng, nên điều trị theo phép chữa người lớn” Nhi khoa môn y học lâm sàng có phạm vi ứng dụng vơ rộng rãi, sở nội khoa Y học cổ truyền Phương Đông mà phát triển thành Toàn hệ thống lý luận Y học cổ truyền âm dương, ngũ hành, tứ chẩn, bát cương đạo chung cho thực tiễn lâm sàng nhi khoa Tuy nhiên, trẻ em thể lớn, có nhiều đặc điểm sinh lý, bệnh lý riêng khác người lớn, không nên nhìn nhận cách đơn giản “Trẻ em người lớn thu nhỏ lại” Sự khác biệt thể mặt sau:  Về nguyên nhân gây bệnh: Trừ nhân tố tiên thiên ra, nguyên nhân gây bệnh trẻ em tương đối đơn Chủ yếu ngoại cảm lục dâm ăn bú Một số trẻ tiên thiên bất túc Trong người lớn cịn thất tình, tổn thương phịng dục nguyên nhân bệnh phức tạp  Về khám bệnh chẩn đốn: Trẻ em chưa nói có nói khơng mơ tả bệnh tật xác được, khả hiểu lời thầy thuốc cịn Nên có câu nói “Điều trị bệnh nam giới mười người khơng khó điều trị nữ người Điều trị nữ giới mười người khơng khó điều trị trẻ em người”, lẽ khơng khám bệnh chẩn đốn đầy đủ Vọng văn đượcc, vấn thiết chưa  Về bệnh tật: Trẻ em thường gặp số bệnh uốn ván rốn, kinh phong (co giật bệnh lý não), cam tích (suy dinh dưỡng), ngũ trì, ngũ nhuyễn (chậm phát triển tinh thần vận động) Người lớn thường gặp bệnh thất thương (7 nguyên nhân sinh hư lao: no thương tỳ; giận thương can; gắng sức vác nặng, ngồi lâu chỗ ẩm ướt thương thận, bị rét lạnh, ăn đồ lạnh thương phế; buồn rầu, lo nghĩ thương tâm; gió mưa rét nắng thương hình thể; khủng khiếp đột ngột thương chí),ngũ lao(bệnh lao tổn tạng: tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao; tương đương suy nhược thể), bệnh giới tính mà trẻ em khơng gặp II ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ 2.1 Cơ thể, tạng phủ trẻ em cịn non nớt, hình khí chưa đầy Y học cổ truyền gọi “trĩ âm trĩ dương”, nghĩa sở vật chất (phần âm) hoạt động chức (phần dương) tạng phủ chưa đầy đủ 16 Ngũ tạng lục phủ trẻ non yếu Trong ngũ tạng, mặt sinh lý, “ba (tạng) bất túc, hai (tạng) hữu dư” là: phế, tỳ, thận thường bất túc; can, tâm thường hữu dư Giải thích can, tâm hữu dư, y văn cổ viết “Can thường hữu dư…can khơng thể thiếu khí trời, giống trẻ sinh (mộc) nảy mầm, cần khí trời để lớn lên”, “Tâm hữu dư, thuộc hành hỏa, chủ khí mùa hạ, nên hỏa khí mạnh” Điều biểu qua tượng sinh lý trẻ, như:  Thận khí bất túc nên thần khí chưa đủ, tinh thần chưa hồn bị, làm trẻ dễ khiếp nhược đại tiểu tiện lúc nhỏ chưa tự chủ  Phế bất túc làm da dẻ nhẽo, tấu lý thưa, dễ mắc ngoại cảm  Tỳ bất túc nên nhục nhẽo, chưa tiêu hóa loại thức ăn dễ mắc tiết tả táo bón  Can hữu dư, nên trẻ thường tăng động chân tay co cứng dễ phát sinh co giật  Tâm hữu dư, nên trẻ em hay cười mạch tượng dễ thay đổi có thay đổi hoạt động sinh lý, cho dù nhỏ Hình khí chưa đầy, ngồi biểu tạng phủ trẻ cịn non nớt, cịn thể cơng tạng phủ chưa ổn định, có thay đổi dù nhỏ tạng ảnh hưởng đến tạng liên quan Như can thận có mối liên quan tinh huyết, gọi “tinh huyết đồng nguyên”; thận tinh không đầy đủ, dễ làm can huyết thiếu Mối quan hệ tạng phủ “ba bất túc, hai hữu dư” mà hình thành liên hệ sau:  Tỳ bất túc - can hữu dư, làm can khắc tỳ  Phế bất túc - can hữu dư, làm can vũ phế  Thận bất túc - tâm hữu dư, làm tâm vũ thận Do tạng phủ trẻ cịn non, hình khí chưa đầy, nên cần chăm sóc, ni dưỡng trẻ cẩn thận mong trẻ lớn lên mạnh khỏe, ốm đau, mang lại hạnh phúc cho gia đình, xã hội 2.2 Tạng khí cịn sáng, phác, nhạy cảm, chưa bị tác động môi trường xung quanh Nên hoạt động sống hàng ngày, tạng phủ trẻ đáp ứng với kích thích nhanh nhạy, khiến có cảm giác trẻ có phản ứng nhanh nhạy trí nhớ tốt người lớn Cũng nhờ đặc điểm này, tạng phủ bị bệnh tà xâm phạm có phản ứng nhanh nhạy Tuy nhiên, phản ứng tùy thuộc đặc điểm thể riêng trẻ:  Trẻ tiên thiên hữu dư: Lúc khí mạnh bệnh tà mạnh, nên triệu chứng bệnh rầm rộ Như bị ngoại cảm trẻ sốt cao  Trẻ tiên thiên bất túc: Lúc khí yếu bệnh tà mạnh, nên triệu chứng bệnh “im lặng” Như bị ngoại cảm trẻ sốt khơng cao, chí hạ thân nhiệt Người thầy thuốc trình điều trị bệnh cần lưu tâm điều này, không chủ quan thấy triệu chứng bệnh trẻ “im lặng” 2.3 Cơ thể trẻ em khơng ngừng phát triển, có sức sống mãnh liệt, phát dục nhanh chóng, kể mắc bệnh, phát triển theo chiều hướng lên, gọi 17 “thuần dương” Cả sở vật chất (khối lượng kích thước thể) lẫn hoạt động chức (của phận, quan thể), nghĩa hai mặt âm dương thể, có tăng trưởng mạnh biến đổi sâu sắc trình phát dục trẻ Từ đặc điểm thể sơ sinh, trẻ biến đổi nhanh chóng, thời gian ngắn, thành thể trưởng thành Quan niệm lứa tuổi “thuần dương” y gia cổ đại khơng hồn tồn thống nhất, đa số thừa nhận trẻ ba tuổi “Thuần dương” cịn có cách nói khác “thuần dương vô âm”, “âm thường bất túc, dương thường hữu dư”, “thuần dương chi thể” Quan niệm nghĩa thể trẻ có dương, khơng có âm, mà ý muốn nói khí dương giữ vai trò chủ đạo hoạt động sinh lý trẻ thời kỳ tăng trưởng, non Theo Hải Thượng Lãn Ơng, “thuần dương” khí “Thiếu dương” sinh, “thiếu” dương khí non yếu, khơng có nghĩa “thuần” hữu dư “Vơ âm” có nghĩa “chân âm (thận âm) cịn non, thiên q chưa đến, khơng phải “âm huyết vơ hình” Mặt khác, quan điểm “trĩ âm, trĩ dương” cấu tạo thể trẻ em, nên thể trẻ sinh trưởng phát dục khơng ngừng, bước dẫn đến thành thục hồn thiện 2.4 Trong trình phát triển trẻ, từ sơ sinh đến 13 tháng có tượng biến đổi trí tuệ thể theo tùng thời kỳ, triệu chứng bệnh mà bệnh, gọi biến chưng “Biến biến đổi tình chí, phát triển thơng minh Chưng chưng bốc khí huyết, lớn mạnh trăm xương” Từ sơ sinh đến 13 tháng tuổi, trẻ 32 ngày có lần “biến”, 64 ngày có lần “chưng”, 192 ngày có “đại chưng” Trải qua 384 ngày (13 tháng), sau lần “chưng”, 12 kinh mạch kiện toàn, trẻ tay biết cầm đồ vật, chân biết đứng tập Khi có tượng này, trẻ tiên thiên hữu dư sốt nhẹ, tai vùng mơng lạnh, ngồi khơng có chứng trạng khác Cịn trẻ tiên thiên bất túc thường sốt, ói mửa, tiêu chảy, quấy khóc Cứ bình tĩnh mà ni dưỡng, cân nhắc dùng thuốc, dùng sai dễ chuyển thành bệnh nặng Nếu cần uống thuốc, nên dùng thuốc có tính bình hồ, bài: Nhân sâm Bạch linh Bạch truật Bình hồ ẩm tử (Ấu ấu tu tri) 02 g Cam thảo 06 g Thăng ma 04 g 01 g 02 g Đây liều lượng thấp thuốc, tuỳ theo tuổi mà kê đơn Uống - thang trước có biến chưng III ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ 3.1 Trẻ dễ mắc bệnh Cơ thể trẻ em non nớt “trĩ âm trĩ dương”, sức chống đỡ kém, tự trẻ chưa biết điều hịa nóng lạnh ăn bú, nên dễ mắc bệnh Đây đặc điểm bệnh lý bật trẻ em 18 Vạn Mật Trai (Vạn Toàn) Phiến ngọc Tâm thư viết “Khí huyết chưa đầy đủ nên mạch chẩn không cần thiết cho lắm, thần thức chưa khai thơng chưa biết nói, trường vị yếu ớt, ăn bú dễ thương tổn, gân xương nềm mại phong hàn dễ xâm nhập” Bên dễ cảm phải tà khí lục dâm, xâm phạm qua phần vệ (bì phu – da lông) miệng mũi, gây bệnh cho tạng phế Thêm nữa, tạng phế trẻ vốn bất túc, nên trẻ dễ mắc bệnh ngoại cảm người lớn Thế bệnh thường gấp, bệnh diễn tiến nhanh chóng Nguyên nhân thường gây chứng khái thấu, đàm ẩm, hen suyễn (viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi, hen phế quản) Bên dễ bị tổn thương ăn bú Trẻ em có q trình sinh trưởng phát dục mạnh, ăn bú nguồn nguyên liệu từ hậu thiên cung cấp cho trình Mọi bất thường ăn bú trẻ sinh bệnh Đồ ăn bú không đảm bảo vệ sinh, hay không phù hợp với lứa tuổi làm tổn thương tỳ vị gây thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), ẩu thổ (nơn mửa), tiết tả (tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài) Hoặc ăn bú thiếu thốn, không đủ chất dinh dưỡng kéo dài gây thành chứng cam (suy dinh dưỡng) Tất ảnh hưởng đến trình phát dục trẻ, làm trẻ chậm lớn, dễ mắc bệnh khác Thêm nữa, “Can thường hữu dư”, nội phong vốn sẵn, sốt cao ngoại cảm trẻ dễ co giật (nhiệt cực sinh phong, kích động can phong nội động), người lớn không gặp co giật sốt ngoại cảm Ngồi ra, cịn bẩm tố tiên thiên (thận tiên thiên) trẻ không đầy đủ Do sức khỏe cha mẹ trước thụ thai không đảm bảo thai phụ không chăm sóc tốt có thai, mắc số bệnh ảnh hưởng đến thai nhi, mắc bệnh dùng thuốc không đúng… làm tinh tiên thiên cha mẹ truyền cho khơng đầy đủ Từ lúc cịn bào thai âm dương bất túc, khí huyết khơng đầy, nên trẻ sinh ngũ tạng lục phủ mẩy cân cốt phát dục chậm Từ dẫn tới mắc số chứng thai kinh (trẻ đẻ bị chứng kinh ngay), thai giản (trẻ đẻ sau 100 ngày bị động kinh), ngũ trì, ngũ nhuyễn (chậm phát triển tinh thần vận động) Ngũ trì chứng chậm: chậm mọc tóc, răng, đi, nói khôn Ngũ nhuyễn chứng mềm: cổ mềm, môi mềm xệ, tay mềm rũ, chân mềm yếu, lưng mềm Cịn bệnh thất tình trẻ em gặp nhiều so với người lớn Trong nguyên nhân thất tình, trẻ tuổi nhỏ hay gặp kinh khiếp mà sinh chứng đề, tâm q, kinh phong Trẻ lớn ham muốn không thỏa mãn bị la mắng, lo lắng thương tỳ nguyên nhân gây bệnh tình chí thường gặp, làm trẻ chán ăn, đầy bụng, chướng bụng, bụng đau Ở tuổi vị thành niên, cha mẹ quan tâm đến trẻ gái học tập căng thẳng dễ dẫn đến rối nhiễu tâm lý, hành vi, cần đề phòng Cạnh đó, trẻ em cịn thiếu kỹ sống, nên tham gia vào hoạt động xã hội gặp nguyên nhân bất nội ngoại nhân khác gây sang thương, đuối nước, trúng độc trùng thú cắn 3.2 Bệnh dễ tòng dương, lại dễ hư thoát Thể chất trẻ em “trĩ âm trĩ dương”, âm dương thể dễ biến động Nội kinh nói “âm gìn giữ cho dương, dương ngồi bảo vệ cho âm” Vì âm yếu sức gìn giữ 19 không được, dương yếu sức vệ ngoại không chắc, mà dương lại chủ lực kháng bệnh với bệnh ngoại cảm, nên ngoại tà dễ xâm phạm vào thể mà sinh bệnh Khi mắc bệnh, thể khơng đủ sức nhanh chóng đuổi tà khí ngồi, tà thường uất lại bên dễ hóa hỏa sinh phong (bệnh dễ tịng dương), chí ngoại tà mạnh dễ làm âm tân suy kiệt gây hư Nói cách khác, bệnh tật trẻ em dễ thực lại dễ hư, dễ nhiệt lại dễ hàn Trên lâm sàng thường thấy mắc bệnh ngoại cảm, bệnh ôn bệnh dịch lệ (bệnh truyền nhiễm) tà uất hóa hỏa làm trẻ dễ sốt cao, nhiệt cực sinh phong gây co giật, nặng làm âm tân suy kiệt tử vong hư thoát 3.3 Bệnh biến chuyển nhanh Do thể chất trẻ em “trĩ âm trĩ dương”, bệnh tà xâm phạm vào, bệnh dễ truyền biến nhanh chóng vào sâu thể Nếu khơng điều trị kịp thời điều trị nhận xét không cẩn thận, bệnh nhẹ dễ thành nặng, tử vong Hơn trẻ nhỏ chưa biết nói biết nói thường khơng kể bệnh xác Khi có bệnh buồn bực vật vã, kêu khóc ầm ĩ, lúc sốt cao lúc lại lanh lợi thường, có lúc lại run rẩy co quắp Bởi nên chẩn đoán điều trị tương đối khó, cần có theo dõi cẩn thận chặt chẽ ngày, thầy thuốc xử trí kịp thời diễn biến bất ngờ nhanh chóng bệnh Bệnh tạng phế dễ thành phế phong, lúc đầu phong tà phạm phế, gây sợ gió, ngạt mũi, nhiều mồ hơi, đau vùng gáy, ho ít, sau nhanh chóng chuyển thành đoản khí, thở ngắn gấp, ho ngày nhẹ đêm nặng, suyễn (khó thở) Nếu nặng gây phế khí tuyệt (suy hơ hấp), tử vong Bệnh tiết tả (tiêu chảy) thành mạn tỳ phong (co giật tiêu chảy nước, rối loạn điện giải), nặng dẫn đến vong âm, vong dương 3.4 Bệnh dễ hồi phục Cơ thể trẻ thể phát triển, khả tái sinh hồi phục so với người lớn mạnh Nguyên nhân gây bệnh thác tạp, khơng phải ngoại cảm, ăn bú Vả lại tạng phủ sáng nhạy cảm, đụng vào đâu ứng theo đó, đáp ứng nhanh nhạy với điều trị Chỉ cần nắm chỗ cốt yếu, chữa trị kịp thời, chăm sóc đầy đủ, bệnh hết, sức khỏe hồi phục nhanh, không phức tạp người lớn Như chứng dương hoàng người lớn dễ trở thành mạn tính, khó khỏi, cịn trẻ em dễ hồi phục, chuyển thành mạn Hoặc gãy xương trẻ em chóng khỏi, cịn người già khó khăn, phức tạp nhiều Tóm lại, đặc điểm sinh lý bệnh lý trẻ em có nhiều điểm khác người lớn, nên người xưa tách nhi khoa Y học cổ truyền khỏi nội khoa Y học cổ truyền, hình thành nên hệ thống lý luận hoàn chỉnh dần qua thời đại dinh dưỡng, điều trị phịng bệnh trẻ em, góp phần khơng nhỏ việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe người 20 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn chữ đầu câu trả lời nhất: Câu 1: Sự phát triển trẻ em theo Y học đại chia thành: A thời kỳ C thời kỳ B thời kỳ D thời kỳ Câu 2: Thời kỳ tỷ lệ tử vong bệnh tật thấp trẻ, theo Y học đại: A Nhũ nhi C Nhi đồng, thiếu niên B Tiền học đường D Vị thành niên Câu 3: Lứa tuổi thuộc phạm vi chữa bệnh nhi khoa Y học cổ truyền là: A Dưới 13 tuổi C Dưới 15 tuổi B Dưới 14 tuổi D Dưới 16 tuổi Câu 4: Lứa tuổi trẻ có đặc điểm thể “thuần dương vô âm”: A Dưới tuổi C Dưới tuổi B Dưới tuổi D Dưới tuổi Câu 5: Ở trẻ em, mặt sinh lý, có“ ba (tạng) bất túc”: A Phế, tỳ, thận C Tâm, can, thận B Phế, tỳ, can D Tâm, phế, thận Câu 6: Trong trình phát triển trẻ, tượng biến chưng xảy lứa tuổi từ sơ sinh đến: A 12 tháng tuổi C 14 tháng tuổi B 13 tháng tuổi D 15 tháng tuổi Câu 7: Đặc điểm bệnh lý bật trẻ em: A Trẻ dễ mắc bệnh B Bệnh dễ tịng dương, lại dễ hư C Bệnh biến chuyển nhanh D Bệnh dễ hồi phục Hãy khoanh tròn vào chữ đầu câu (A) câu đúng, chữ đầu câu sai (B) câu sai cho câu sau đây: Câu 8: Biến chứng tượng biến đổi trí tuệ thể theo tùng thời kỳ từ sơ sinh đến 15 tháng A Đúng B Sai 21 Câu 9: Các đặc điểm sinh lý trẻ em theo Y học cổ truyền: Câu Trĩ âm trĩ dương A Đúng B Sai Câu Trong ngũ tạng, “ hai (tạng) bất túc, ba (tạng) hữu dư” A Đúng B Sai Câu Tạng khí cịn sáng, phác, nhạy cảm A Đúng B Sai Câu Cơ thể trẻ em không ngừng phát triển, gọi “thái dương” A Đúng B Sai Câu 10: Nguyên nhân chứng bệnh Y học cổ truyền hay gặp trẻ em: Câu1 Ngoại cảm tà khí gây chứng khái thấu, đàm ẩm, hen suyễn A Đúng B Sai Câu Tổn thương ăn bú làm tổn thương tỳ vị gây thực tích, ẩu thổ, tiết tả lâu ngày thành chứng cam A Đúng B Sai Câu Do kinh khiếp mà sinh chứng đề, tâm quý, kinh phong A Đúng B Sai Câu Bẩm tố tiên thiên bất túc gây chứng thai kinh, thai giản, ngũ trì, ngũ nhuyễn A Đúng B Sai Câu 11: Nguyên nhân làm bệnh dễ hồi phục trẻ em: Câu Cơ thể trẻ thể phát triển, có khả tái sinh hồi phục lớn A Đúng B Sai Câu Nguyên nhân gây bệnh thác tạp A Đúng B Sai Câu Tạng phủ sáng nhạy cảm, đáp ứng nhanh nhạy với điều trị A Đúng B Sai Câu Chứng bệnh đơn giản, điều trị khơng q khó A Đúng 22 B Sai ĐÁP ÁN Khoanh tròn chữ đầu câu trả lời nhất: Câu 1: B Câu 5: A Câu 2: D Câu 6: B Câu 3: B Câu 7: A Câu 4: C Hãy khoanh tròn vào chữ đầu câu (A) câu đúng, chữ đầu câu sai (B) câu sai cho câu sau đây: Câu 8: B Câu 10: A-A-B-A Câu 9: A-B-A-B Câu 11: A-A-A-B 23

Ngày đăng: 18/11/2020, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w