Cân bằng trắng (White Balance) và hiệu quả khi "nghịch" WB

8 502 3
Cân bằng trắng (White Balance) và hiệu quả khi "nghịch" WB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cân bằng trắng (White Balance) hiệu quả khi "nghịch" WB Cân bằng trắng là gì? Trắng thì đương nhiên là màu trắng rồi nhưng có thể bạn chưa biết là màu trắng chúng ta gặp trong cuộc sống chưa hẳn là màu trắng "chuẩn". Vì ở trong các môi trường có màu sắc, màu trắng bị áp sắc của các màu sắc trong môi trười đó lên nó. Có thể mắt bạn vẫn nhận biết được màu trắng tương đối chuẩn do cơ cấu của thị giác nhưng sensor máy ảnh của bạn hay tấm phim chúng không giỏi thế. Chúng vẫn bị nhầm. Thế nên khi chúng ta chụp ảnh trong nhà, dươí bóng đèn dây tóc chẳng hạn, ảnh cứ vàng ệch. nhất là khi chụp sân khấu thì màu sắc náo loạn cả lên. không chỉ màu trắng, màu nào cũng bị áp sắc khi ở trong môi trường. Vậy thì cân bằng trắng nghĩa là ta xác lập định nghĩa cho máy ảnh của chúng ta biết màu trắng là thế nào. Vfa khi có màu trắng chuẩn rồi thì các màu sắc khác cứ tuần tự được nội suy ra đúng bong như thế. Cân bằng trắng bằng cách nào? Bằng cách xác lập đúng môi trường bạn đang chụp ảnh cho cái "thằng" máy ảnh hiểu. Trên máy digital của các bạn nó có các chế độ sau: - Auto WB: cái này thì không chấp rồi nhưng lưu ý không phải lúc nào Auto cũng đúng được vì nó chỉ được gán dải nhiệt độ màu từ 3000K-7000K thông thường mà thôi (nhiệt độ màu là rì, tớ sẽ vắn tắt ở dưới), vượt ngoaì ngưỡng đó, máy bái bai chào ngay trong khoảng ấy máy cũng không "tính" chính xác chi li được. - Chỉnh WB theo các chế độ WB có sẵn: Ngoài trời, trơì có mây, mưa, mù, đèn dây tóc (Tungsten), Đèn huỳnh quang, đèn flash Cái này thì chính xác hơn Auto một tí nhưng cũng không chính xác lắm. - Chỉnh WB bằng nhiệt độ màu (K) Nhiệt độ màu: được định nghĩa "là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối mà bức xạ của nó cùng màu với bức xạ của Vonfram". Nhiệt độ màu có đơn vị là độ Kelvin (độ K). Màu đen ứng với nhiệt độ màu là 0 độ K Một điều cần chú ý phân biệt là khi nói đến nhiệt độ màu của vật thì ta đang nói tới độ sáng của vật đó, chứ không phải nhiệt độ của nó. Hãy xem bảng nhiệt độ màu Kelvin trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Chú ý là các giá trị này chỉ mang tính tương đối do có nhiều yếu tố có thể tác động đến nhiệt độ màu. Trong điều kiện ngoài trời, góc của mặt trời điều kiện của bầu trời (mây, sương mù, bụi…) có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt độ màu. Ở trong nhà thì nhiệt độ màu thay đổi theo tuổi của bóng đèn, điện áp, loại hắt sáng. 1000K Ánh nến, đèn dầu (Candles; oil lamps ) 2000K Trời tờ mờ sáng, đèn Tungsten yếu (Very early sunrise; low effect tungsten lamps) 2500K Đèn trong nhà bạn (Household light bulbs ) 3000K Đèn Studio (Studio lights, photo floods) 4000K Đèn Flash đánh thẳng (Clear flashbulbs) 5000K Ánh sáng trời bình thường, ánh sáng đèn Flash điện tử (Typical daylight; electronic flash) 5500K Trời hửng nắng 6000K Trời trong,có nắng (Bright sunshine with clear sky) 7000K Trời nắng nhiều mây (Slightly overcast sky) 8000K Trời sáng trắng (Hazy sky) 9000K Trời nắng to, lác đác mây (Open shade on clear day ) 11,000K Trời nắng, trong xanh (Sunless blue skies ) 20,000+K Trên vùng núi, trời nắng to, lác đác mây (Open shade in mountains on a really clear day) Nhận biết được bảng nhiệt độ màu, ta có thể set WB theo nhiệt độ màu K để có tấm ảnh không bị áp sắc, màu sắc của chủ thể trong ảnh lên đúng như ý muốn. - Chỉnh Custom White Balance: Cách này là chính xác nhất tuy nó hơi thủ công nhưng tơí nay dù máy móc tân tiến lắm rồi nhưng bạn vẫn thấy các nhà quay phim vẫn thường Cân bằng trắng bằng cách dùng một tấm giấy trắng đặt trong môi trường muốn quay để set WB. Kinh nghiệm của tôi cũng vậy, nhìn màu sắc toán loạn quá thì tôi vẫn lấy 1 tờ giấy trắng ra, không có giấy thì mượn lưng áo trắng của bạn nào đấy, còn nếu không có nữa thì đành nhờ cô nào da thật trắng, nhờ cô ấy vén .bụng lên rồi chụp 1 phát để set WB cũng ổn. Bạn chụp màu trắng âý rồi, nhìn trong máy có tehẻ nó đỏ quạch, nhưng hề gì, bạn "bẩu" "thằng máy : ĐÂY LÀ MÀU TRẮNG NHÉ! từ đó đảm bảo màu sắc sẽ ngon lành ngay. Nhiều bạn cho rằng cứ chụp Raw thì không cần thiết phải chỉnh WB, xin thưa là sai toét, ảnh chụp trong môi trường áp sắc nó không chỉ sai màu mà còn bết màu lại, khi về nhà rồi thì Photoshop cũng chả cứu được hết đâu, thế nên chắc ăn là cứ chụp gần gần đúng màu đi đã. Hy vọgn là vơí một số bạn chưa biết, bài này sẽ giúp ích đôi chút khi chụp, đặc biệt là khi chụp sân khấu để có những tấm ảnh đúng màu, không bị áp sắc. khi đã biết rồi, rành rẽ một chút thì bạn có thể tùy ý .nghịch WB để có màu theo ý mình muốn. Tôi biết có vài anh, trong đó có anh Loayhoay hay dùng WB shift, cộng magneta xanh cho một hiệu quả màu đẹp lạ. tôi cũng rất hay nghịch WB để có được màu sắc như ý. Như mấy tấm dươí đây: Ở cái sảnh này, ánh sáng ngoài trời lùa vào nhiều, đáng nhẽ chỉ cần để Auto WB hay nêú để K thì cũng khoảng 4200K là vừa nhưng khi chụp tôi đã đẩy nhiệt độ màu xuống khá thấp, không rõ cụ thể nhưng chắc cũng 3200K-3300K nên khi ra ảnh xanh lè thế kia. Nhưng thế thì càng nổi mấy vị tăng đang xem tranh, trò chuyện. Chú bé đứng trong nhà nhưng gần của ra vào nên nhiệt độ màu tuy thấp nhưng cũng khoảng 3400K-3600K là đúng nhưng tôi đã set xuống chỉ còn 2800K kết quả màu của ảnh này rất quái, nó làm tấm chân dung cậu bé này có gì đó hơi bí hiểm. Trong khi để đúng WB thì màu sắc sẽ phải như cái ảnh dưới đây của Having_bath cũng chụp chứ bé này trước đó ít phút. Ảnh này là 1 tấm chân dung cũng xuất sắc về màu sắc, tương phản, mảng khối tinh thần của nhân vật. chính vì tôi đã thấy tấm ảnh đẹp này trước đó mà nhìn cậu bé vẫn thấy thích nên cũng muốn thử một cách khác để chụp cậu này. . Cân bằng trắng (White Balance) và hiệu quả khi "nghịch" WB Cân bằng trắng là gì? Trắng thì đương nhiên là màu trắng rồi nhưng. WB để có màu theo ý mình muốn. Tôi biết có vài anh, trong đó có anh Loayhoay hay dùng WB shift, cộng magneta và xanh cho một hiệu quả màu đẹp và lạ. Và

Ngày đăng: 24/10/2013, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan