HĐGDNGLL 10 GVCN: Nguyễn Đình Thế --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chủ đề tháng 10: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Nhận thức rõ giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; học sinh có quyền được giao kết bạn bè, được tôn trọng sự giao kết đó; đồng thời giúp các bạn xã định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình. - Tôn trọng, thân thiện với bạn bè; sẵn sàng hợp tác với bạn trong học tập và trong cuộc sống. II. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống - Kỹ năng hợp tác thảo luận - Kỹ năng trình bày quan điểm - Kỹ năng thể hiện sự tự tin - Kỹ năng lắng nghe tích cực III. CÁC PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Phương pháp thảo luận - Phương pháp nêu vấn đề, tình huống, giải quyết vấn đề - Kỹ thuật giao nhiệm vụ - Kỹ thuật chia nhóm… IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên - Phân công giao nhiệm vụ cho ban tổ chức, các tổ trưởng - Định hướng nội dung hoạt động 2. Học sinh - Dẫn chương trình tổng hợp nội dung, xây dựng chương trình hoạt động - Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, viết kịch bản và tập dượt; viết bài tham luận - Ban tổ chức chuẩn bị: các câu hỏi-đáp án; một số tình huống; thiết kế ô chữ; bảng chữ cái đáp án A, B, C, D; quà… V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Công tác tổ chức: *Ban tổ chức: - Ban cán sự lớp - Dẫn chương trình: Đặng Phương Trang - Cố vấn: GVCN Nguyễn Đình Thế *Tuyên bố lý do: Nhằm giúp thanh niên nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; học sinh có quyền kết giao bạn bè và được tôn trọng tình cảm đó, đồng thời giúp các bạn xã định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình, cũng như biết cách ứng xử phù hợp trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình. Đây là lý do của buổi hoạt động hôm nay. *Giới thiệu: - Khách mời- đại biểu- (nếu có) --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THPT Vĩnh bình Bắc Trang 1 HĐGDNGLL 10 GVCN: Nguyễn Đình Thế --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - GVCN: Thầy Nguyễn Đình Thế - Thư ký: Nguyễn Chí Bảo - Cùng tập thể lớp 10A (gồm 4 đội chơi) *Giới thiệu chương trình hoạt động: 1. Kiến thức về tình bạn, tình yêu và gia đình 2. Những người bạn gái đáng mến, những người bạn trai tuyệt vời 3. Trò chơi ô chữ 4. Văn nghệ: về tình bạn, tình yêu và gia đình 5. Đóng kịch- xử lý tình huống. 2. Nội dung chương trình: *Hoạt động 1: Kiến thức về tình bạn, tình yêu và gia đình Thể lệ cuộc chơi: - Mỗi đội chơi có số điểm vốn ban đầu là 50 điểm. - HĐ này có 10 câu hỏi, sau khi người Dẫn chương trình (DCT) đọc câu hỏi, các đội chơi trả lời bằng cách chọn đáp áp A,B,C,D sau 10 giây. - Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm Nội dung câu hỏi: Câu 1. Thế nào là tình bạn tốt ? A. Là tình bạn nhưng có sự gắn bó tình cảm sâu sắc, mật thiết B. Chung sở thích, chí hướng lý tưởng; bình đẳng tôn trọng nhau C. Chân thành, tin cậy đồng cảm, cùng chia ngọt sẽ bùi, giúp đỡ nhau… D. Cả A, B, C. Câu 2. Lộc và Lưng là đôi bạn thân, ngồi cùng bàn. Trong giờ kiểm tra môn Toán, Nam thấy Minh quay tài liệu. trong tình huống đó, Nam nên phái làm gì ? A. Coi như không biết gì B. Nhắc nhở bạn không nên quay cóp C. Đứng dậy mách với giám thị (thầy- cô) D. Nhắc nhở bạn, nhưng bạn không nghe thì méc với thầy or cô. Câu 3. Đang đi trên đường, tình cờ bạn nghe thấy 2 bạn đi trước đang nói xấu một người mà bạn quen. Bạn xử lý như thế nào ? A. Tìm cách tiếp cận 2 bạn ấy và tìm hiểu nguyên nhân 2 bạn ấy nói xấu bạn mình…. B. Sẽ nói với bạn của mình C. Mặc kệ, đâu phải nói mình đâu D. Cả A, B, C đêu sai Câu 4. My là một cô gái xinh đẹp, học giỏi. Một hôm, khi tan trường về, My bị bọn con trai lớp 12 trêu ghẹo. Theo các bạn, trong tình huống đó My nên làm gì ? A. La thất thanh và bỏ chạy B. Chửi thẳng vào mặt bọn con trai nọ là đồ Công tử bột C. Bình tỉnh đối đáp tế nhị làm cho bọn con trai nọ không dám trêu ghẹo nữa D. Cười xã giao và coi như không có chuyện gì. Câu 5. An và Bảo học cùng lớp. Bảo để ý và thích An, nhưng An chỉ lo học và coi Bảo là bạn thân. Vậy An phải làm gì để cho Bảo hiểu và lo học ? A. Chấp nhận tình cảm của Bảo B. Bỏ mặc, không quan tâm đến Bảo C. Nói cho Bảo hiểu: “ bây giờ nên lo học chứ không nên yêu” D. Cả A,B,C đều sai. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THPT Vĩnh bình Bắc Trang 2 HĐGDNGLL 10 GVCN: Nguyễn Đình Thế --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 6. Gia đình Loan nghèo, nhưng Loan luôn chi tiêu phung phí và học đòi theo những bạn con nhà giàu: ăn mặc theo thời trang thay đổi liên tục (quần này áo nọ giầy kia)… Là bạn thân của Loan, bạn nên làm gì ? A. Đó là sở thích, tính cách của bạn không nên xen vào B. Nghỉ chơi với Loan và chế giễu Loan là người đua đòi, không thương cha mẹ C. Khuyên Loan nên ăn mặc phù hợp và chăm lo học hành D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7.Gia đình bạn Luân rất cưng và lo lắng cho Luân, cho nên ngày nào cha bạn Luân cũng chạy xe đưa đón bạn đi học. Bạn bè trong lớp thường chọc Luân là như tiểu thơ đài các. Nếu bạn là Luân bạn nên làm gì ? A. Mặc kệ ai nói gì, cha mẹ đưa đón đi học cho khỏe. B. Nói với cha mẹ là “con năm nay học lớp 10, lớp rồi để con tự đi học vả lại bạn bè chọc ghẹo” C. Mách với thầy chủ nhiệm vì các bạn chọc D. Cả A,B, C đều sai. Câu 8. Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, lớp 10A tổ chức buổi văn nghệ để tôn vinh các bạn nữ cực kỳ xinh đẹp, đáng mến và cực kỳ dễ thương trong lớp. Cho nên, chiều hôm đó Cầm về nhà xin cha mẹ đi tham gia buổi sinh hoạt cùng lớp, tuy nhiên cha mẹ không cho đi; Cầm năn nỉ ỉ ôi cha mẹ quyết không cho đi vì cha mẹ sợ Cầm tụ tập đi chơi đua đòi. Nếu là Cầm, bạn sẽ làm gì ? A. Khóc lóc, bỏ ăn bỏ uống B. Mách ông bà C. Không cho đi thì thôi, đi chẳng có ích lợi gì D. Nhờ thầy chủ nhiệm xin phép đảm bảo là lớp 10 A có tổ chức buổi sinh hoạt vui chơi. Câu 9. Điền vào dấu (…) từ thích hợp ở câu thành ngữ sau: “ Học thầy không tày bằng học…” A. Cô B. Cha mẹ C. Bạn D. Giáo sư. Câu 10. “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Nắng mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng…” Đây là bài thơ tình nổi tiếng của nhà thơ nào ? A. Nguyễn Bính B. Tản Đà C. Hàn Mặc Tử D. Xuân Diệu Hoạt động 2: Những người bạn gái đáng mến, những người bạn trai tuyệt vời Thể lệ cuộc thi : - Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày bản tham luận đã chuẩn bị sẵn ( mỗi bài viết không quá 500 từ) - Điểm tối đa: 50 điểm: + Bảo đảm thời gian: 10 điểm ( không quá 5 phút) + Nội dung phù hợp: 30 điểm + Diễn đạt tốt : 10 điểm Ghi chú: Ban giám khảo chấm điểm. Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THPT Vĩnh bình Bắc Trang 3 HĐGDNGLL 10 GVCN: Nguyễn Đình Thế --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thể lệ cuộc thi : Mỗi hàng ngang tương ứng với 1 gợi ý của chương trình và 1 hàng ngang có 1 ký tự nằm trong từ chìa khóa. - Tổng điểm của trò chơi là: 130. + 8 ô hàng ngang tương đương với 8 câu (10 điểm/câu) + Từ chìa khóa: tối đa 50 điểm - DCT cho các đội chơi được quyền chọn ô hàng ngang (1 đến 8), DCT gợi ý lần thứ nhất- các đội trả lời đúng được 10đ, sai bị trừ 5đ. (Các đội chơi đều có quyền trả lời-bằng cách ghi vào bảng) - Đội nào tìm được từ chìa khóa đúng được 60đ, trả lời sai bị trừ 15đ và loại khỏi cuộc chơi (hoạt động 3). T Ì N H B Ạ N C Ả M X Ú C T Ì N Y Ê U C H U N G T H Ủ Y P H Á T H U Y G I A Đ Ì N H T I N T Ứ Ở N G Ư Ớ C M Ơ Câu hỏi: Câu 1. Sự gắn bó giữa 2 hay hiều người với nhau. (7 chữ cái) Câu 2. Biểu hiện của tâm trạng, sự thông cảm, buồn, hay rơi nước mắt trước 1 hoàn cảnh nào đó. (6 chữ cái) Câu 3. Tình cảm gắn bó giữa 2 người 1 nam và 1 nữ, nhưng không phải là tình bạn khác giới. (6 chữ cái) Câu 4. Đây là 1 đức tính cần phải có trong cuộc sống, đặc biệt là trong tình yêu. (9 chữ cái) Câu 5. Khả năng mà được bộc lộ hết. (7 chữ cái) Câu 6. Đây là tế bào của xã hội- có người thân cùng sinh sống. (7 chữ cái) Câu 7. Đây là đức tính cần có trong quan hệ tình cảm bạn bè, tình yêu và gia đình. (7 chữ cái) Câu 8. Đây là điều ai cũng có, hy vọng đạt được trong tương lai, đặc biệt là tuổi trẻ- học sinh chúng ta. (5 chữ cái). Từ chìa khóa: HẠNH PHÚC (Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đã đạt được ý nguyện- trái nghĩa là Bất hạnh) Hoạt động 4: Văn nghệ: về tình bạn, tình yêu và gia đình Thể lệ cuộc thi : - Mỗi tổ lần lượt lên trình bày 1 tiết mục văn nghệ ( múa or hát) đã chuẩn bị. - Sau khi trình bày xong, BGK sẽ lần lượt đánh giá và cho điểm. - Cách chấm điểm: tối đa 50điểm. + Nội dung phù hợp: 30đ + Phong cách biểu diễn, trình bày: 20đ. Hoạt động 5: Đóng kịch- xử lý tình huống. Thể lệ cuộc thi : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THPT Vĩnh bình Bắc Trang 4 HĐGDNGLL 10 GVCN: Nguyễn Đình Thế --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Mỗi đội lần lượt trình bày vở kịch hoàn chỉnh của mình (đã chuẩn bị). Từ vở kịch đó đưa ra câu hỏi tình huống để các đội khác xử lý (trả lời) - Các đội sẽ thảo luận trong TG 2 phút, sau đó cử đại diện đứng tại chổ trả lời- tối đa: 20đ. (Ghi chú: Đội diễn vở kịch đó không trả lời mà đưa ra đáp án để BGK chấm điểm 3 đội còn lại). BGK chấm điểm vở kịch- Điểm tối đa: 50 điểm - Đảm bảo thời gian: 10đ ( không quá 6 phút). - Nội dung hay: 20 đ - Diễn xuất tốt: 20 đ Kết thúc chương trình hoạt động: Đội văn nghệ lớp or đại diện lớp trình bày một số tiết mục; tổ thư ký tổng hợp điểm và xếp hạng. Ban tổ chức- DCT Công bố điểm tổng kết và phát thưởng (nếu có) Phát biểu của khách mời- đại biểu (nếu có) GVCN: Nhận xét, đánh giá chung và hướng dẫn hoạt động chủ đề 3- tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Hướng đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THPT Vĩnh bình Bắc Trang 5