1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu tích hợp các vấn đề môi trường và các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 nhằm phát triển bền vững

270 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 270
Dung lượng 11,86 MB

Nội dung

Tích hợp vấn đề môi trường vàBĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH QHTT là một trong những giải pháp cầnđược chú trọng và thực hiện một cách triệt để và toàn diện hơn trong thời gian tới.4

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- 

-TÔ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- 

-TÔ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Cáckết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, không sao chép

từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồntài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả Luận án

Tô Thúy Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tớihai thầy giáo, cô giáo hướng dẫn là GS.TS Mai Trọng Nhuận và TS Nghiêm ThịPhương Tuyến đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng hướngnghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án

Luận án được hoàn thành tại Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốcgia Hà Nội Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô và các bạn đồngnghiệp tại Viện đã giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình hoàn thành Luận án

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Tổng cục Môi trường Luận án không thểhoàn thành nếu như không nhận được sự cho phép, giúp đỡ và động viên của Lãnhđạo và đồng nghiệp tại Tổng cục Môi trường

Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học và các cơ quanhữu quan và đồng nghiệp tại Hà Tĩnh đã có những góp ý về khoa học cũng như hỗtrợ nguồn tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu trong giađình đã luôn ở bên cạnh, động viên cả về vật chất và tinh thần để tác giả hoàn thànhtốt Luận án của mình./

TÁC GIẢ

Tô Thúy Nga

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục i

Danh mục chữ viết tắt i

Danh mục bảng i

Danh mục hình iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của luận án 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Luận điểm bảo vệ 7

5 Điểm mới của luận án 7

6 Ý nghĩa của luận án 8

7 Bố cục của luận án 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Sự cần thiết phải xem xét các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội 10

1.1.1 Yêu cầu phát triển bền vững 10

1.1.2 Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế - xã hội 12

1.2 Thực hiện tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu 14

1.2.1 Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trên thế giới 14

1.2.2 Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam 16

1.3 Chỉ tiêu tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu 22

1.3.1 Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững 22

Trang 6

1.3.2 Các chỉ tiêu môi trường và biến đổi khí hậu trong các chính sách

quốc gia 23

1.3.3 Các chỉ tiêu môi trường và BĐKH của một số các đề tài, dự án 25

1.4 Quy trình thực hiện tích hợp 26

1.4.1 Quy trình thực hiện tích hợp trên thế giới 26

1.4.2 Quy trình thực hiện tích hợp tại Việt Nam 28

1.5 Tổng kết Chương 1 32

1.5.1 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 32

1.5.2 Những vấn đề cần thực hiện trong phạm vi Luận án 33

CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Cách tiếp cận 34

2.1.1 Tiếp cận phát triển bền vững 34

2.1.2 Tiếp cận hệ thống và liên ngành 34

2.1.3 Tiếp cận theo thời gian 35

2.2 Phương pháp nghiên cứu 35

2.2.1 Phương pháp thu thập, kế thừa và phân tích số liệu 36

2.2.2 Điều tra xã hội học 38

2.2.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả BVMT của các địa phương thông qua các chỉ tiêu tích hợp 43

2.3 Công cụ nghiên cứu 44

2.3.1 Phân tích SWOT 44

2.3.2 Phương pháp phân tích theo mô hình DPSIR 45

2.4 Tổng kết Chương 2 46

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI 47

Trang 7

3.1 Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội 47

3.1.1 Môi trường và biến đổi khí hậu 47

3.1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH 49

3.1.3 Tích hợp môi trường và BĐKH 53

3.2 Nguyên tắc và phương pháp, công cụ tích hợp 55

3.2.1 Nguyên tắc tích hợp 55

3.2.2 Phương pháp, công cụ thực hiện tích hợp 57

3.3 Bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 58

3.3.1 Nguyên tắc xây dựng bộ chỉ tiêu 59

3.3.2 Cơ sở xây dựng bộ chỉ tiêu 59

3.3.2.3 Phương pháp xây dựng bộ chỉ tiêu 60

3.3.2.4 Nội dung bộ chỉ tiêu 62

3.4 Quy trình tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 63

3.4.1 Cơ sở đề xuất quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH 63

3.4.2 Các yêu cầu đối với quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH 68

3.4.3 Nội dung quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH 69

CHƯƠNG 4 THỰC HIỆN TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 74

4.1 Môi trường, biến đổi khí hậu và quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh 74

4.1.1 Sức ép của phát triển KT-XH đối với môi trường và BĐKH 74

4.1.2 Các vấn đề môi trường và BĐKH của Hà Tĩnh 80

Trang 8

4.1.3 Tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh 97

4.1.4 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và kết quả thực hiện các chỉ tiêu PTBV tại Hà Tĩnh 100

4.1.5 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH trong Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh 104

4.2 Áp dụng bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh 107

4.2.1 Đánh giá việc thực hiện bộ chỉ tiêu tích hợp tại Hà Tĩnh trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh 107

4.2.2 Đề xuất các mục tiêu tích hợp đến năm 2020 110

4.2.3 Thử nghiệm đánh giá bộ chỉ tiêu tích hợp theo các mục tiêu tích hợp đến năm 2020 115

4.3 Áp dụng quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh 116

BƯỚC 1 Sàng lọc các vấn đề môi trường và BĐKH tại Hà Tĩnh 116

BƯỚC 2 Đánh giá việc thực hiện Quy hoạch 118

BƯỚC 3 Đề xuất tích hợp thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 124

BƯỚC 4 Xác định nguồn lực tích hợp 135

BƯỚC 5 Giám sát, đánh giá việc thực hiện tích hợp 144

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 149

Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 166

Trang 9

Chất thải rắn

Đa dạng sinh họcĐánh giá môi trường chiến lượcTổng thu nhập quốc nội

Giao thông vận tải

Hệ sinh tháiKhu công nghiệpKinh tế - xã hộiNông nghiệp và phát triển nông thônPhát triển bền vững

Quy chuẩn Việt NamQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiTài nguyên và môi trường

Ủy ban nhân dân

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh các quy trình tích hợp 28

Bảng 2.1 Tổng hợp số phiếu điều tra theo địa bàn 39

Bảng 2.2 Các bước điều tra bằng phiếu hỏi 40

Bảng 3.1 Các phương pháp có thể sử dụng trong quá trình tích hợp 58

Bảng 3.2 Bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu 64

Bảng 3.3 Các bước và công cụ tích hợp 72

Bảng 4.1 Tình hình phát sinh và xử lý chất thải tại các cơ sở y tế năm 2013 85

Bảng 4.2 Kết quả rà soát, đánh giá các nội dung môi trường trong Quy hoạch 101

Bảng 4.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu PTBV ở Hà Tĩnh 103

Bảng 4.4 SWOT của phát triển KT-XH, BVMT và thích ứng với BĐKH tại Hà Tĩnh 104

Bảng 4.5 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH tại Hà Tĩnh 108

Bảng 4.6 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH tại các địa phương trong tỉnh năm 2014 111

Bảng 4.7 Đề xuất các chỉ tiêu môi trường và BĐKH trong điều chỉnh QHTT Hà Tĩnh 114

Bảng 4.8 Kết quả tích hợp giả định trong trường hợp đạt được các mục tiêu đến năm 2020 của Quy hoạch 115

Bảng 4.9 Kết quả công tác thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh 119

Bảng 4.10 Tình hình thực hiện các dự án ưu tiên về môi trường và BĐKH trong Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh 125

Bảng 4.11 Các nội dung BVMT và thích ứng BĐKH cần tích hợp 126

Bảng 4.12 Các giải pháp về BVMT và thích ứng BĐKH cần tích hợp 133

Trang 11

Bảng 4.13 Các dự án ưu tiên về BVMT và thích ứng BĐKH cần tích hợp 135

Bảng 4.14 Mức độ thiếu hụt của các nhân tố thực hiện tích hợp 136

Bảng 4.15 Mức độ thiếu hụt về tài chính cho thực hiện tích hợp 137

Bảng 4.16 Bức độ thiếu hụt về nhân lực thực hiện tích hợp 138

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 6

Hình 1.1 Quan niệm về phát triển bền vũng 10

Hình 1.2 Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá tính bền vững về môi trường 23 Hình 1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 25 Hình 1.4 Kết hợp với BĐKH vào các chính sách phát triển 26

Hình 1.5 Quy trình tích hợp vấn đề khô hạn các chính sách phát triển quốc gia 27

Hình 1.6 Quy trình tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH 29 Hình 1.7 Phương pháp tích hợp vấn đề BĐKH vào ĐMC 30

Hình 1.8 Sơ đồ và quy trình tích hợp BĐKH vào quá trình lập CQK 31

Hình 2.1 Bản đồ các điểm lấy mẫu quan trắc môi trường 37

Hình 2.2 Mô hình phân tích SWOT 45

Hình 3.1 Các vấn đề BĐKH được nghiên cứu trong phạm vi Luận án 49

Hình 3.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án 50 Hình 3.3 Mối quan hệ ĐMC với Quy hoạch 52

Hình 3.4 So sánh lồng ghép và tích hợp và phạm vi thực hiện tích hợp của Luận án 55 Hình 3.5 Quy trình xây dựng bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH 60

Hình 3.6 Các tính toán điểm thực hiện bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH 62 Hình 3.7 Cơ sở xây dựng quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT 63

Hình 3.8 Mối quan hệ giữa Quy trình tích hợp và Bộ chỉ tiêu tích hợp 68

Hình 4.1 Cơ cấu nền kinh tế Hà Tĩnh từ năm 2011-2014 75

Trang 13

Hình 4.2 Biểu đồ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 77Hình 4.3 Các vấn đề môi trường bức xức ở Hà Tĩnh theo tỉ lệ số phiếu được hỏi 81Hình 4.4 Lượng nước thải phát sinh và qua xử lý của các bệnh viện tại Hà Tĩnh 83Hình 4.5 Mức độ vượt Quy chuẩn đối với một số thông số tại các bãi biển chính

của Hà Tĩnh

Hình 4.6 Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh và thu gom trên địa bàn tỉnh 85

Hình 4.7 Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh qua các năm 86Hình 4.8 Giá trị bụi lơ lửng tại các địa điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 -

2015 88Hình 4.9 Độ ồn tại các địa điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 89Hình 4.11 Quá trình nghiên cứu đề xuất các mục tiêu tích hợp đến năm 2020 110Hình 4.10 Bản đồ đánh giá nỗ lực BVMT và thích ứng với BĐKH tại Hà Tĩnh 113Hình 4.12 Quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT 116Hình 4.13 Diễn biến diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 118Hình 4.14 Các bên liên quan đến tích hợp môi trường và BĐKH vào Quy hoạch

tổng thể Hà Tĩnh

Hình 4.15 Sơ đồ Venn về các bên liên quan đến tích hợp môi trường và BĐKH

vào Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh 140Hình 4.16 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNMT tại Hà Tĩnh 146

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

(1) Bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)đang là mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới và Việt Nam Tăng trưởngkinh tế nhanh trong thập k qua đã giúp Việt Nam đạt được mức tăng ấn tượng trên thếgiới Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng có xuhướng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế [Bộ TNMT, 2015], nhiều vấn đề môi trường bứcxúc đặt ra đòi hỏi sự quan tâm, giải quyết của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước

mà còn của toàn xã hội Ô nhiễm môi trường là hệ quả của tốc độ tăng trưởng nóng vềkinh tế trong thời gian qua, đồng thời chính ô nhiễm môi trường cũng tác động khôngnhỏ đến nền kinh tế - xã hội (KT-XH), đe dọa đến phát triển bền vững (PTBV) đất nước

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH

và nước biển dâng Nằm ở khu vực ven biển miền Trung Việt Nam, Hà Tĩnh có khíhậu khắc nghiệt với nhiều thiên tai như bão, gió Tây khô nóng, hạn hán, mưa lớn và

lũ lụt BĐKH đã và đang ảnh hưởng đến tài nguyên nước, nông nghiệp, thủy sản,lâm nghiệp, đa dạng sinh học và các ngành kinh tế chủ yếu tại Hà Tĩnh Viện Chiếnlược, Chính sách TNMT, 2009]

(2) Giải pháp quản lý theo cách truyền thống là thực hiện các chương trình, dự

án riêng lẻ về BVMT tại Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả Môi trườngvẫn tiếp tục bị ô nhiễm, tác động của BĐKH có xu hướng gia tăng; hoạt động quản lý, giámsát vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ; các chính sách BVMT,

BĐKH vẫn chưa đáp ứng yêu cầu PTBV Sức ép của sự gia tăng dân số, các hoạtđộng phát triển KT-XH và sự suy thoái tài nguyên, môi trường, tác động của BĐKHđang đe dọa đến phát triển kinh tế nói riêng và PTBV nói chung Do đó, những cáchtiếp cận mới, khoa học, phù hợp với thực tế địa phương có phạm vi tác động sâu,rộng trong quản lý, BVMT và ứng phó với BĐKH là hết sức cần thiết Câu hỏi đặt

ra cho việc quản lý môi trường tại đây là làm thế nào để vừa thức đẩy phát triểnkinh tế nhưng vẫn BVMT, ứng phó hiệu quả với BĐKH để PTBV

Để hạn chế các tác động tiêu cực nêu trên, vấn đề môi trường, BĐKH cần thiết phải được tính đến trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch quốc gia, v ng, ngành

1

Trang 15

và đặc biệt cấp tỉnh Các chính sách truyền thống riêng biệt sẽ không thể giải quyếtđược vấn đề BĐKH, vì vậy cần thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng như

là một phần của các chính sách, quy hoạch phát triển Tích hợp các vấn đề môitrường, BĐKH được coi là yếu tố quan trọng để thiết kế một chính sách hiệu quảnhằm đạt được cả lợi ích kinh tế và ứng phó với BĐKH [Gupta, 2011]

(3) Hà Tĩnh được coi là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tếmạnh mẽ trong cả nước hiện nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai

đoạn 2011-2015 là 18,75%, trong đó công nghiệp tăng đến 38,3% Cùng với sự pháttriển của nền kinh tế, Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như vấn

đề thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, CTR công nghiệp; vấn đề thu gom

và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải tại các khu công nghiệp (KCN), cụm côngnghiệp (CCN); vấn đề ô nhiễm không khí; vấn đề suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH).Đồng thời, Hà Tĩnh cũng là địa bàn chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH, đặc biệt là sựthay đổi của lượng mưa và chế độ mưa, nước biển dâng, phát thải khí nhà kính và cáchiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của BĐKH như bão, lũ, khô nóng và trượt lở,xói mòn đất Ô nhiễm môi trường và BĐKH đang làm gia tăng tính dễ bị tổn thương vàngày càng ảnh hưởng xấu đến các mô hình tăng trưởng hiện nay của Hà Tĩnh Có thểnói, đây là những vấn đề mà các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đang phải đối mặt tronggiai đoạn nỗ lực cho phát triển kinh tế như hiện nay

Song song với các chính sách thu hút phát triển về kinh tế, trong thời gianqua Hà Tĩnh cũng đã có các giải pháp để tăng cường công tác BVMT, giảm thiểucác tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh Tuynhiên, các vấn đề ô nhiễm môi trường gia tăng, xuất hiện các sự cố về môi trườngchưa từng có trước đây; tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt và nặng nề hơn đã đặt

ra những thách thức mà địa phương phải giải quyết Tích hợp vấn đề môi trường vàBĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH (QHTT) là một trong những giải pháp cầnđược chú trọng và thực hiện một cách triệt để và toàn diện hơn trong thời gian tới.(4) Thực tế cho thấy, các dự án lớn về phát triển KT-XH đã được xem xétđưa vào các quy hoạch ngành, QHTT; thậm chí đã thực hiện đánh giá tác động môitrường Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có các sự cố môi trường xảy ra, ảnh hưởngnghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và sinh kế của rất nhiều người dân trong khu vựcnhư sự cố ô nhiễm môi trường do hoạt động xả thải của Công ty Gang thép Hưng

Trang 16

Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, sự cố xả nước thải của Nhà máy thủy điện Hố Hô gâyngập lụt nặng cho v ng Hương Khê Nguyên nhân một phần là do chưa thực hiệnlồng ghép, tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH trong các quy hoạch; các tác độngmôi trường chỉ mới được đề cập đến một cách chung chung chứ chưa phân tích, tínhtoán kỹ lưỡng các sự cố môi trường có thể xảy ra (ví dụ bản đồ ngập lụt theo cácmức xả lũ của nhà máy thủy điện; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với

hệ thống xử lý nước thải của Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh)

Vì thế, các giải pháp đề xuất còn chung chung, chưa có tính chất phòng ngừa, giảmthiểu tác động, thậm chí là không cấp phép để xây dựng Đây là một trong nhữngvấn đề đặt ra đòi hỏi phải thực hiện tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH trongQHTT tỉnh Hà Tĩnh

(5) Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu trên thế giới vàtrong nước về tích hợp, lồng ghép vấn đề môi trường và vấn đề BĐKH vào các chính

sách phát triển KT-XH, tuy nhiên các công trình này còn chưa ph hợp để áp dụng vàotrường hợp của Hà Tĩnh do chỉ nghiên cứu tách rời vấn đề môi trường và vấn đềBĐKH, chỉ nghiên cứu đối với việc xây dựng mới quy hoạch, chưa có nghiên cứu đốivới trường hợp quy hoạch đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện Có thể nói,vấn đề tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT là một vấn đề mới ở Hà Tĩnh, chưađược nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn phát triển KT-XH của địa phương

(6) Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn

đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu tích hợp các vấn đề môi trường và các yếu tố BĐKHvào Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 nhằm PTBV”nhằm tìm kiếm giải pháp cho công tác BVMT và thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh

Hà Tĩnh Đồng thời, đây là nghiên cứu cơ sở để có thể mở rộng nghiên cứu và áp dụngtại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ với các điều kiện về tự nhiên, KT-XH có nhiều điểmtương đồng với Hà Tĩnh

2 Mục tiêu của luận án

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất bộ chỉ tiêu môi trường, BĐKH

và quy trình tích hợp các chỉ tiêu này vào QHTT cấp tỉnh đã được phê duyệt, áp dụngcho Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả BVMT, ứng phó với BĐKH hướng tới PTBV

Trang 17

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về (i) các vấn đề lý luận và thực tiễn về tích hợp vấn đềmôi trường và các yếu tố BĐKH vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cấp tỉnh

và (ii) ứng dụng lý luận để nghiên cứu vào một trường hợp tích hợp cụ thể vàoQHTT tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về nội dung

Vấn đề môi trường được nghiên cứu tại Hà Tĩnh trong Luận án là các vấn đềmôi trường nổi cộm, bức xúc trong thời gian qua theo nghĩa hẹp, không bao gồm tàinguyên Các yếu tố BĐKH được nghiên cứu gồm đặc trưng tại Hà Tĩnh có ảnh hưởngđến đời sống và sản xuất của địa phương, bao gồm sự biến đổi của nhiệt độ, sự thay đổicủa lượng mưa và chế độ mưa, hiện tượng nước biển dâng lên, phát thải khí nhà kính

và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, khô nóng và trượt lở, xói mòn đất

QHTT Hà Tĩnh được nghiên cứu là QHTT Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2012

Việc tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT Hà Tĩnh được nghiêncứu trong Luận án tập trung vào việc nghiên cứu các chỉ tiêu tích hợp và quy trìnhtích hợp các chỉ tiêu này vào giai đoạn thực hiện quy hoạch, từ đó đề xuất các nộidung điều chỉnh Quy hoạch

3.2.2 Về không gian

Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Trang 18

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, diện tích đất tự nhiên5.998 km2, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến

106030'20'' kinh độ Đông, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam tiếp giáp tỉnhQuảng Bình, phía Tây tiếp giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào (với gần

150 km biên giới Quốc gia) và phía Đông tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biểnhơn 137 km [Cục Thống kê Hà Tĩnh, 2015] Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chínhtrực thuộc, bao gồm 10 huyện (Đức Thọ, Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch

Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà), 02 thị xã (thị xã HồngLĩnh và thị xã Kỳ Anh) và thành phố Hà Tĩnh

Hà Tĩnh nằm ở giữa vùng Bắc Trung Bộ, trên trục giao thông quan trọng xuyênBắc - Nam và hành lang Đông Tây của khu vực Đông Bắc Thái Lan - Lào - Bắc Trung

Bộ, với các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường HồChí Minh, đường biển, Quốc lộ 8 qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 quacửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng - SơnDương đang đầu tư xây dựng (Hình 1) [UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2012]

Về tổng thể, Hà Tĩnh có 4 dạng địa hình cơ bản: Địa hình vùng núi cao thuộcphía Đông của dãy Trường Sơn bao gồm các xã phía Tây của huyện Hương Sơn,Hương Khê, Kỳ Anh; Vùng trung du và bán sơn địa chạy dọc phía Tây Nam đường

Hồ Chí Minh bao gồm các xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng ĐứcThọ, thượng Can Lộc, ven Trà Sơn của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh;

V ng đồng bằng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và dải venbiển, bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch

Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh; Vùng ven biển nằm ở phía Đông đườngQuốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà,Cẩm Xuyên, Kỳ Anh

3.2.3 Về thời gian

Về cơ bản, Luận án có sử dụng các số liệu, tài liệu trong phạm vi thời giantrong giai đoạn 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 để nghiên cứu, đánh giá hiệntrạng, các vấn đề về môi trường, BĐKH và phát triển KT-XH của Hà Tĩnh

Trang 19

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn: [Thủ tướng, 2012a].

Trang 20

Một số nội dung cần đánh giá theo chuỗi thời gian sẽ sử dụng số liệu cả từnăm 2008 Luận án cũng xem xét xu hướng của các vấn đề trên đến năm 2020 đểđịnh hướng các mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện phù hợp, khả thi đối vớiđịa phương Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến BĐKH cần xem xét với chuỗithời gian dài hơn cũng được nghiên cứu để đánh giá được xu hướng, các tác độngđến kinh tế, xã hội và môi trường.

(1) Tích hợp các vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT đã được phê duyệtcần căn cứ vào: bản chất của PTBV trong bối cảnh BĐKH; mục tiêu, nguyên tắc và chỉ sốPTBV của Việt Nam; các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; các vấn

đề môi trường và BĐKH đặc th phát sinh; đánh giá nội dung môi trường và BĐKHtrong QHTT đã được phê duyệt và tính bền vững trong giai đoạn thực hiện QHTT

từ khi được phê duyệt; phân tích đánh giá vai trò các bên liên quan; nguồn lực, công

cụ tích hợp môi trường và BĐKH

(2) Việc tích hợp các vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT Hà Tĩnh đã đượcphê duyệt thực hiện thông qua bộ 14 chỉ tiêu tích hợp và theo quy trình tích hợp 5 bước vớinguyên tắc, mục tiêu, phương pháp, nội dung theo đề xuất của Luận án là phù hợp

(1) Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các chỉtiêu môi trường, BĐKH và quy trình tích hợp các chỉ tiêu này vào QHTT đã được phêduyệt nhằm nâng cao hiệu quả BVMT, thích ứng với BĐKH hướng tới PTBV

(2) Đề xuất được bộ chỉ tiêu tích hợp với 14 chỉ tiêu và quy trình 5 bước tíchhợp môi trường và BĐKH vào QHTT của Hà Tĩnh đến năm 2020 đã được phê duyệt

(3) Thực hiện tích hợp các vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT Hà Tĩnhtrên cơ sở áp dụng bộ chỉ tiêu và quy trình đã được đề xuất, từ đó để xuất các giải phápthực hiện trong thời gian tới nhằm mục tiêu PTBV

Trang 21

6 Ý nghĩa của luận án

6.1 Ý nghĩa khoa học

Tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT của một tỉnh là vấn đềphức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; song có ý nghĩa trong việc hoạch định chínhsách phát triển của địa phương nhằm hướng tới mục tiêu PTBV Luận án nghiêncứu sâu về việc tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT của Hà Tĩnhnhằm tìm kiếm giải pháp phát triển phù hợp, hiệu quả và hài hòa giữa các mục tiêu

về kinh tế, xã hội và môi trường

Việc nghiên cứu vấn đề tích hợp được thực hiện thông qua việc hệ thống hóa

cơ sở khoa học và thực tiễn liên quan, áp dụng các cách tiếp cận khoa học, đề xuấtcác nội dung mới phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước (gồm bộchỉ tiêu tích hợp và quy trình thực hiện đối với trường hợp đã có QHTT được phêduyệt) Do vậy, Luận án đã đóng góp vào hệ thống các công trình nghiên cứu vềtích hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH

Luận án lựa chọn Hà Tĩnh là tỉnh có điều kiện tự nhiên, KT-XH điển hìnhcho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều vấn đềmôi trường bức xúc nảy sinh trong bối cảnh tác động ngày càng rõ rệt của BĐKH,đặc biệt là nước biển dâng và thiên tai Do vậy, kết quả nghiên cứu và áp dụng tạiđịa bàn Hà Tĩnh là cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu, áp dụng với các địaphương có điều kiện tương tự, đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án được nghiên cứu và áp dụng với các phương pháp nghiên cứu khoahọc, dựa trên các kết quả nghiên cứu và thực hiện đáng tin cậy đã có trước đây, đặcbiệt là các chính sách quốc gia đã được ban hành tại nhiều văn bản thuộc các lĩnhvực khác nhau Do đó, các đề xuất của Luận án là định hướng và yêu cầu cụ thể đốivới tất cả các ngành, các cấp trong tỉnh Hà Tĩnh để thực hiện các giải pháp đồng bộquản lý môi trường và thích ứng với BĐKH

Luận án áp dụng tại địa bàn Hà Tĩnh trên cơ sở phân tích các điều kiện thực tế;đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; nguồn lực và các bên liênquan Do vậy, kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa thực tiễn trong việc điều

Trang 22

chỉnh các chính sách, biện pháp quản lý môi trường và ứng phó với BĐKH của HàTĩnh chưa ph hợp đang thực hiện hiện nay hướng tới PTBV.

Một phần của Luận án là áp dụng các lý thuyết nghiên cứu vào thực tiễn HàTĩnh, do đó đây là cơ sở thực tiễn để áp dụng việc tích hợp vấn đề môi trường vàBĐKH cho các địa phương khác có điều kiện tương tự như Hà Tĩnh cũng như cácchính sách quốc gia

7 Bố cục của luận án

Bố cục của luận án gồm tổng cộng 150 trang với 36 hình (trong đó có 4 bảnđồ) và 22 bảng Ngoài phần mở đầu (9 trang), kết luận và khuyến nghị (2 trang), cácnội dung của luận án được trình bày trong 4 chương gồm:

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (24 trang) Chương

2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (13 trang);

Chương 3 Cơ sở khoa học của việc tích hợp các vấn đề môi trường và biến

đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (27 trang);

Chương 4 Thực hiện tích hợp các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu vào

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh (75 trang)

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XEM XÉT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - XÃ HỘI

1.1.1 Yêu cầu phát triển bền vững

Yêu cầu PTBV đến nay được coi là một trong những giá trị phổ quát cầnđược đảm bảo bởi bất kỳ mô hình phát triển kinh tế nào trên thế giới Phát triển bềnvững được Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển [WCED, 1987] định nghĩa

là “sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trởngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Theo quan điểm truyềnthống, PTBV là sự kết hợp hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội

BĐKH có tác động mạnh đến tài nguyên, môi trường, trong đó nổi bật nhất là

ở 4 lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, môi trường và biển và hải đảo (nhất là vùng

Trang 24

ven biển) Nước biển dâng, sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, các hiện tượngthời tiết cực đoan, thiên tai… sẽ làm suy thoái tài nguyên đất do bị xâm nhập mặn, khôhạn, hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở… Đối với tài nguyên nước, BĐKH làm thay đổilượng mưa và sự phân bố mưa giữa các vùng, giữa các tháng trong năm, gây nên lũ lụt,hạn hán Băng tuyết tan, cùng với sự thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cựcđoan, thiên tai như bão, lũ, El Nino, La Nina… sẽ làm thay đổi dòng chảy của các consông Sự dâng cao của mực nước biển sẽ làm cho nước mặt và nước ngầm vùng venbiển bị nhiễm mặn gây nên tình trạng thiếu nước ngọt Ngoài ra, khi nguồn nước bị suygiảm thì nguy cơ ô nhiễm sẽ tăng vì khả năng tự làm sạch bị suy giảm.

BĐKH gây tác động mạnh đến ĐDSH Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi các vùngphân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái (HST) Các ranh giới nhiệtcủa các HST lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịchchuyển lên cao hơn Các loài động thực vật thích ứng với BĐKH sẽ phát triển trong khimột số loài không thích ứng được sẽ bị suy thoái dần, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho sựphát triển và xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại BĐKH gây tác động xấu đến cácHST đất ngập nước nội địa như sông, hồ, đầm lầy, cũng như v ng cửa sông, rạn san hô,

cỏ biển Với mực nước biển dâng cao, một số khu bảo tồn quan trọng ở các đảo haycác vùng cửa sông ven biển có thể bị thu hẹp hay biến mất

Đối với khu vực ven biển và hải đảo, BĐKH gây tác động đến các vùng cửasông do thay đổi chế độ thủy triều và dòng chảy Nước biển dâng sẽ gây ra tình trạngxói lở bờ biển, tăng khả năng tổn thương do thiên tai, gây tác động xấu đến các đầm lầyven biển và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt Các cảng cần được tính toán thiết kế lại,các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp ven biển có thể biến mất

Ở nước ta, đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập, gây hậu quả nghiêm trọngtới sinh kế và cuộc sống nhân dân, hàng triệu dân có thể sẽ phải di dời Điều này làm tăng áplực khai thác đất đai và sẽ làm gia tăng nạn phá rừng để làm nhà và trồng trọt

Rõ ràng, thích ứng với BĐKH là một phần không thể thiếu được trong PTBV,hầu hết các mục tiêu của PTBV sẽ khó có thể đạt được nếu không cân nhắc đến yếu tốBĐKH Cần phải xem các giải pháp thích ứng với BĐKH và giảm thiểu tác động củaBĐKH là một nhóm mục tiêu trong PTBV Việc tích hợp góp phần đảm bảo yêu cầuPTBV trong mọi quyết định liên quan đến phát triển KT-XH, tức là đảm bảo phát triển

Trang 25

KT-XH theo hướng PTBV Trương Quang Học, 2010] Thực tế công tác BVMT, ứngphó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo hai hệ thống tương đốiđộc lập với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp khác nhau c ng hướng tới một mục tiêuchung là PTBV Vì vậy, ngoài các yếu tố trụ cột để đảm bảo PTBV là kinh tế, xã hội vàmôi trường, BĐKH là yếu tố hết sức quan trọng, tác động mạnh mẽ cần phải xem xétđến PTBV thông qua các chỉ tiêu PTBV [United Nations, 2007].

1.1.2 Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Tích hợp (integration) các vấn đề môi trường và BĐKH vào các chính sáchphát triển KT-XH sẽ mang lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế, an sinh xã hội vàBVMT Theo Tearfund [2006] tích hợp môi trường đóng vai trò quan trọng do sựphát triển kinh tế, xã hội và môi trường tương tác và phụ thuộc lẫn nhau Cách thứcphát triển kinh tế và thể chế xã hội chính trị có tác động quan trọng tới môi trường.Ngược lại, chất lượng môi trường, tính bền vững là nền tảng quan trọng cho sựthịnh vượng và tăng trưởng Do đó, nhiệm vụ tích hợp môi trường là yếu tố tiênquyết cho hoạch định chính sách Tích hợp môi trường vào các chính sách phát triểnkinh tế, xã hội là cách thức bảo vệ môi trường có nguồn gốc từ yêu cầu PTBV, ápdụng nguyên tắc phòng ngừa trong BVMT và nguyên tắc đảm bảo sự tham gia củacộng đồng vào các quyết định có liên quan tới môi trường Hay nói cách khác, tíchhợp yêu cầu BVMT vào các chính sách phát triển KT-XH được coi là một hệ quả tựnhiên của yêu cầu PTBV và đáp ứng nguyên tắc phòng ngừa trong BVMT vànguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong BVMT

Bên cạnh đó, lợi ích khác của việc tích hợp là góp phần tiết kiệm chi phíBVMT do tích hợp có thể ngăn ngừa các tác hại ngoài dự kiến đối với môi trường.Trước hết, ngay từ giai đoạn đầu hình thành các quyết định về phát triển KT-XH,việc tích hợp đã được xem xét đến từ đó có các biện pháp chủ động phòng ngừa cáctác hại gây ra cho môi trường Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển sẽ giúp việc thích ứng với BĐKH được hiệu quả hơn vàgiảm được các chi phí, thiệt hại trong tương lai do BĐKH gây ra Ví dụ điển hình làviệc cân nhắc khu vực dễ bị ngập do nước biển dâng trong quy hoạch sử dụng đất sẽ

Trang 26

giảm được các thiệt hại về cơ sở hạ tầng và con người trong tương lai khi nước biểndâng lên [Klein, 2007].

Việc tích hợp nội dung giảm nhẹ BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển khiến BĐKH trở thành cơ hội cho sự phát triển các lĩnh vực mới (ví

dụ năng lượng tái tạo) và thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng xanh, thân thiệnvới khí hậu, góp phần giảm nhẹ BĐKH đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh

tế Do vậy, các biện pháp thích ứng cần được xem xét và đưa vào vào kế hoạch củangành BĐKH hay nói cách khác là tích hợp, lồng ghép vào các chính sách, kế hoạchphát triển Tích hợp góp phần giảm nhẹ các tác động tiềm tàng của BĐKH đến cácmặt của đời sống kinh tế và xã hội do đã có các giải pháp để thích ứng với sự thayđổi của khí hậu toàn cầu và chủ động có các giải pháp giảm nguồn hải thải, tăng bểhấp thụ cacbon [Trần Thục, 2011]

Việc tích hợp góp phần phòng ngừa, xem xét trước các yếu tố môi trường,BĐKH trong các quyết định phát triển KT-XH; vì vậy, các quyết định này có thểmang tính khả thi và phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay và tương lai Hoàng VănThắng [2012], cho rằng tích hợp vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng và thực hiệncác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển góp phần tăng thêm nguồn lực tàichính và nhân lực cho hoạt động ứng phó với BĐKH, từ đó xây dựng được một xãhội có khả năng chống chịu được với BĐKH

Mai Trọng Nhuận [2011] nhấn mạnh đến lợi ích của việc tích hợp nhằm nângcao nhận thức của các bên, các chủ thể liên quan Việc tích hợp góp phần nâng caonhận thức của các chủ thể có liên quan (bao gồm cán bộ nhà nước và người dân,doang nghiệp) trong việc BVMT Nhận thức của họ, đặc biệt là chiều sâu tư duy vềmôi trường và BĐKH, do đó các vấn đề nhận thức BVMT trở nên gần gũi, gắn kếtmật thiết với hành vi hàng ngày của từng chủ thể trong quá trình sản xuất, kinhdoanh, tiêu thụ, sinh hoạt của mình

Tóm lại, với nhiều ý kiến khác nhau, các ý kiến này đều nhấn mạnh lợi ích,tầm quan trọng của việc tích hợp và đều cho rằng cần thiết phải thực hiện tích hợpmôi trường vào các chính sách phát triển KT-XH Tích hợp nhằm đảm bảo sự pháttriển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và BVMT, thích ứng với BĐKH, nhằm mục tiêuchung là PTBV

Trang 27

1.2 THỰC HIỆN TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.2.1 Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trên thế giới

Trong các hoạt động cụ thể cũng như chính sách vĩ mô chung, Ngân hàngThế giới (WB) đều xác định ưu tiên tích hợp các vấn đề môi trường Việc tích hợpđược áp dụng trong quá trình thiết kế các chương trình, dự án; đồng thời khuyếnkhích các mối liên kết giữa môi trường và các biện pháp kinh tế vĩ mô WB giớithiệu các chính sách môi trường và quy trình để tích hợp quản lý môi trường tốt hơnvào các hoạt động của mình đồng thời với các chương trình hỗ trợ phát triển về môitrường để giúp các nước tích hợp môi trường vào quá trình phát triển đất nước[Barry, 2011] Chiến lược Môi trường của WB nhấn mạnh việc tích hợp môi trườngtrong việc cho vay thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành giải quyết các vấn đềmôi trường Như vậy theo các chức năng, hoạt động, chính sách tích hợp môi trườngcủa WB đã phần nào tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động và dự án tại các quốcgia Tuy nhiên, các hoạt động này chủ yếu chỉ được thực hiện thông qua các dự án

cụ thể mà chưa có tác động lớn đến các chính sách vĩ mô quốc gia

Quy định cụ thể hơn đối với việc tích hợp các vấn đề môi trường trong các chínhsách, Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) nhận ra rằng môi trường vàBĐKH đe dọa hiệu quả các chương trình viện trợ của AusAID ở châu Á và Thái BìnhDương nếu nó không được tích hợp tốt hơn Đồng thời AusAID chuyển sang phươngthức viện trợ mới để đảm bảo các vấn đề môi trường và BĐKH được tích hợp ngay từđầu Các hoạt động chính của quá trình này bao gồm: Kiểm tra nội dung về môi trườngtrong các hoạt động của AusAID và xác định cơ hội áp dụng phương thức viện trợ mới;Xây dựng chương trình đào tạo mới để tăng cường sự hiểu biết về sự liên quan của môitrường và BĐKH cho một chương trình hỗ trợ thành công và nâng cao hiệu quả của hệthống quản lý môi trường; Cập nhật hướng dẫn môi trường của AusAID; hỗ trợ xácđịnh vấn đề BĐKH và môi trường khi xây dựng đề xuất dự án [Climate ChangeWorking Group, 2010] So sánh với WB tổ chức này đã có các bước đi cụ thể hơntrong chính sách tích hợp Vấn đề môi trường được yêu cầu bắt buộc ngay từ đầu Đồngthời, tổ chức này cũng đã chú trọng đến tăng cường năng lực cho việc tích hợp, một nộidung hết sức quan trọng trong quá trình tích hợp

Trang 28

Tương tự Úc, Chính phủ Thụy Điển nhìn nhận việc tích hợp môi trường khásớm trong các chính sách đối ngoại Vấn đề tích hợp đã được hướng dẫn và áp dụng bàibàn và mang tính khoa học cao Thụy Điển đã giao cho Cơ quan Hợp tác Phát triểnQuốc tế Thụy Điển (SIDA) xây dựng chính sách về môi trường và BĐKH trong hợp tácphát triển với Thụy Điển Hệ thống quản lý môi trường của SIDA được thiết lập, trong

đó có xem xét các khía cạnh BĐKH và môi trường trong hợp tác song phương và đaphương SIDA đã xây dựng một báo cáo phân tích về các phương pháp/ hướng dẫn vềmôi trường và BĐKH như là một phần của tích hợp giảm nghèo, với mục đích để hỗtrợ tích hợp các vấn đề biến đổi môi trường và khí hậu trong các dự án hợp tác pháttriển của Thụy Điển Các phân tích nhằm thông báo cho SIDA các nước đối tác, các cơquan tài trợ khác và các bên liên quan về các mối liên kết quan trọng giữa môi trường,BĐKH và giảm nghèo và làm thế nào để giảm nghèo và PTBV với môi trường có thểđược hòa giải [Barry, 2011] Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, SIDA cũng đãphát triển một phần mềm hỗ trợ cán bộ chương trình lồng ghép môi trường, bao gồmcác dịch vụ HST, giảm thiểu rủi ro thiên tai và BĐKH Một chương trình đào tạo linhhoạt về môi trường và BĐKH đã được phát triển để phục vụ cho thảo luận phát triểnnăng lực của quốc gia hoặc khu vực

Đề xuất tích hợp mang tính khái quát so với các tổ chức nêu trên, Cơ quan đánhgiá môi trường Hà Lan (PBL) luôn xem xét liên kết các khía cạnh môi trường với vấn

đề phát triển Do đó, PBL chọn sử dụng một quan điểm tích hợp trong ba lĩnh vựcPTBV (con người - trái đất - lợi nhuận) để có thể phân tích và khám phá những xuhướng dài hạn Cách tiếp cận này cho phép phân tích tác động của các chính sách cụthể về phát triển con người như đói nghèo, y tế và giáo dục và các mối liên hệ với môitrường Có thể nói Hà Lan đã chú trọng đến tích hợp môi trường và đã có tiếp cận gắnkết các chính sách ngành cụ thể hướng tới mục tiêu PTBV [Kates, 2005]

Nhấn mạnh vai trò các bên liên quan và các chính sách ngành Chương trìnhphát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã vạch ra kế hoạch lồng ghép BĐKH cho cácchính phủ Nghiên cứu này đã thúc đẩy lồng ghép BĐKH vào chính sách phát triểnvới sự tham gia đầy đủ của các cơ quan địa phương, điều này là rất quan trọng đểthúc đẩy thêm một bước tích hợp BĐKH vào kế hoạch phát triển Nghiên cứu đã chỉ

ra rằng, các hành động cần thiết để giải quyết vấn đề BĐKH sẽ được đồng thuậnmạnh mẽ hơn và có hiệu quả hơn nếu nó giúp giải quyết các vấn đề phát triển địa

Trang 29

phương, chẳng hạn như việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, năng lượng, an ninhlương thực và việc làm.

Tiếp cận đánh giá thách thức trong quá trình tích hợp và đề xuất giải pháp, năm

2007, IIED phối hợp với một loạt các đối tác khu vực và quốc gia đưa ra sáng kiến đểđánh giá những thách thức của lồng ghép môi trường và nhằm phát triển một phươngpháp tiếp cận theo hướng xem xét vấn đề môi trường có liên quan đến các quyết địnhcủa các tổ chức đó nhằm định hướng chính sách phát triển quốc gia, ngành, địa phương,quy định, kế hoạch, đầu tư và hành động Đồng thời, nhằm tìm kiếm giải pháp giảiquyết những thách thức trong việc lồng ghép môi trường và để thêm nhấn mạnh chocác nỗ lực hiện có, IIED đã thành lập nhóm lãnh đạo chủ chốt và người ra quyết định từcác bên liên quan khác nhau Nội dung chủ yếu là kiểm tra những nội dung lồng ghépmôi trường trong bối cảnh quốc gia, xác định các phương pháp được sử dụng, xem xétcác thuận lợi và khó khăn, đưa ra khuyến nghị [Barry, 2011]

Như vậy, tích hợp môi trường và BĐKH là nội dung quan trọng, được nhiều

tổ chức quốc tế song phương và đa phương đặt lên làm mục tiêu hàng đầu trong cácchính sách phát triển trên thế giới T y theo định hướng chiến lược mà các tổ chứcnày có các đầu tư và định hướng cụ thể khác nhau như mối liên kết giữa đói nghèo

và môi trường, môi trường và ĐDSH, môi trường và dịch vụ HST, ĐMC Phươngpháp, cách thức tích hợp cũng tương đối phong phú, đa dạng như điều chỉnh chínhsách, tập huấn, nghiên cứu chuyên sâu, áp dụng thí điểm hoặc xây dựng các bộ công

cụ tích hợp Đặc biệt, cách tiếp cận của WB là thiết lập ưu tiên môi trường trong quátrình thiết kế các chương trình, dự án; khuyến khích các mối liên kết giữa môitrường và các biện pháp kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đạtđược tăng trưởng bằng cách tập trung vào quản lý tốt hơn nguồn lực là cách tiếp cận

ưu việt, đảm bảo việc lồng ghép được thực hiện ngay từ đầu

1.2.2 Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1.2.2.1 Thực hiện tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trong các chính sách quốc gia

a) Chính sách chung về tích hợp

Nghiên cứu luận án cho thấy Chiến lược và Kế hoạch Quốc gia lần thứ hai vềGiảm nhẹ và Quản lý thiên tai giai đoạn 2001 - 2010 là chính sách được tích hợp nội

Trang 30

dung BĐKH sớm nhất Cam kết chính trị về lồng ghép BĐKH vào chính sách pháttriển lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về ứngphó với BĐKH Theo quy định của văn bản này, tất cả các chính sách và chiến lượcmới đều phải tích hợp nội dung BĐKH Một trong những nội dung ưu tiên hàng đầucủa Chương trình là lồng ghép BĐKH vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạchphát triển KT-XH của các ngành và các địa phương theo hướng bền vững Có thể thấynhận thức về vai trò lồng ghép và luật hóa các quy định lồng ghép BĐKH vào cácchính sách của Việt Nam được thực hiện khá đầy đủ và sớm so với các quốc gia trongkhu vực Tuy nhiên, nghiên cứu sâu, đầy đủ hơn về các quy định đối với trình tự, thủtục cũng như các công cụ lồng ghép thì vẫn chưa được đề cập chi tiết.

Việc tích tích hợp nội dung BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển KT-XH chung và vào các chính sách này chỉ mới giai đoạn đầu của quátrình thực hiện [Trần Thục, 2012] Thuật ngữ “biến đổi khí hậu” chưa được nhắcđến trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược Quốc gia

về Bảo vệ môi trường đến 2010 và tầm nhìn đến 2030 và Chiến lược toàn diện vềTăng trưởng và xóa đói giảm nghèo [Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2002] Thuật ngữ nàychỉ mới xuất hiện một lần trong Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2006-2010.Tương tự, mặc d Chương trình Nghị sự về PTBV của Việt Nam (Agenda 21) coiBĐKH là một trong chín ưu tiên của PTBV tài nguyên thiên nhiên và môi trường,chủ đề BĐKH được trình bày vô c ng sơ lược và chủ yếu tập trung vào khía cạnhthích ứng với BĐKH Các Chiến lược phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, pháttriển của ngành/địa phương thường không xét đến BĐKH mà chỉ chú trọng đến rủi

ro của khí hậu ở hiện tại Ngay cả khi nội dung BĐKH đã được đề cập trong cácchiến lược thì thường thiếu các hướng dẫn thực hiện

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về BĐKHnhư Khung ma trận chính sách năm 2014 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó BĐKH(SP-RCC), Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 - 2020, Chươngtrình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015, Đề án Phát triển các

đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013 - 2020, đặc biệt là Chiến lược quốcgia về BĐKH [Thủ tướng, 2011a, 2011b] Văn bản này được đánh giá là một trongnhững quy định tương đối đầy đủ về việc tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch được nêu trong Chiến lược quốc gia về BĐKH

Trang 31

Theo quy định văn bản này yêu cầu: (1) Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở khoahọc, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của BĐKH và nước biểndâng; và (2) Lồng ghép vấn đề BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-

XH v ng, địa phương; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản BĐKH Thực hiệntừng bước để đến năm 2030, hoàn thiện và ổn định các khu kinh tế bền vững, chốngchịu an toàn với BĐKH

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn thực hiện bộ khung tiêu chuẩn lồngghép BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triểnKT-XH cho giai đoạn sau năm 2015 So với các văn bản nêu trên, quy định văn bảnnày khá đầy đủ, chi tiết, quy định cụ thể đối với việc lồng ghép BĐKH Văn bảnnày có thể được xem như là cơ sở cho việc hình thành và phát triển bộ công cụ lồngghép, tích hợp BĐKH và môi trường Tuy nhiên, trong văn bản này vẫn chưa quyđịnh trường hợp áp dụng việc tích hợp môi trường, BĐKH đối với bắt đầu quá trìnhxây dựng chính sách hay là tích hợp vào các chính sách đã được ban hành

b) Đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một trong những công cụ nhằmmục đích lồng ghép những vấn đề môi trường vào chính sách, kế hoạch, chươngtrình và đánh giá mối quan hệ tương quan với các vấn đề kinh tế và xã hội LuậtBVMT [Quốc hội, 2014] quy định, ĐMC là việc phân tích và dự báo các tác độngđến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phêduyệt nhằm đảm bảo mục tiêu PTBV Mục đích chính của ĐMC là lồng ghép cácvấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng QHTT, đồng thời hỗ trợ cho việc raquyết định được minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan

ĐMC là giải pháp hữu hiệu để tích hợp vấn đề BĐKH trong quá trình xây dựngcác quy hoạch phát triển Tăng Thế Cường, 2014] ĐMC giúp phân tích, đánh giá tácđộng của BĐKH đến các quy hoạch phát triển và tác động của các quy hoạch phát triểnđến BĐKH; thông qua đó đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ cần được tíchhợp trong quy hoạch phát triển Công cụ ĐMC được áp dụng bắt buộc ở

Trang 32

Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để lồng ghép các vấn đề về môi trường vàoquá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tạo điều kiện để việc raquyết định được minh bạch và có sự tham gia [Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011] Vớicông cụ ĐMC, quá trình xây dựng CQK sẽ xem xét vấn đề môi trường và BĐKH ởkhía cạnh liên ngành và đưa ra các viễn cảnh tác động tổng hợp và chiến lược Từ

đó, các nhà xây dựng CQK sẽ thảo luận về các phương án thay thế khác nhau trướckhi đưa ra các quyết định chiến lược ĐMC đã gắn kết được các vấn đề môi trường

và các nguyên tắc của tính bền vững vào quá trình xây dựng chính sách và CQK

Tuy nhiên, thực tế thực hiện ĐMC ở Việt Nam cho thấy, việc lồng ghép môitrường và BĐKH trong quá trình xây dựng CQK vẫn còn nhiều hạn chế ĐMC chỉmới cân nhắc đến các vấn đề về môi trường, trong khi các vấn đề về BĐKH còn rất

mờ nhạt BĐKH chỉ là một trong nhiều yếu tố về môi trường nên mức độ cân nhắc,tính toán đến yếu tố BĐKH trong quá trình đưa ra quyết định còn chưa nhiều, thậmchí đây còn được coi là một vấn đề phụ và ưu tiên các mục tiêu về phát triển KT-

XH Ngoài ra, công cụ ĐMC chỉ mới được coi như là một bộ phận thêm vào, có ảnhhưởng ở mức độ nhất định đến các nội dung của CQK, ĐMC vẫn chưa phải là yếu

tố tiên quyết để thay đổi nội dung của CQK ĐMC vẫn ưu tiên các giải pháp nhằmhạn chế tác động của BĐKH hơn là thay đổi các nội dung của CQK có tác động xấuđến môi trường nói chung và BĐKH nói riêng

1.3.2.2 Thực hiện tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trong các ngành, vùng và các địa phương

a) Đối với các ngành

Những lĩnh vực chính của ngành NN&PTNT như nông nghiệp, lâm nghiệp, lâmthu sản, thu lợi và hạ tầng nông thôn có liên quan đều là các đối tượng chịu ảnh hưởngnhiều nhất của BĐKH Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy Bộ NN&PTNT là mộttrong những ngành quan tâm đến việc lồng ghép của ngành khá sơm, Kế hoạch hànhđộng ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn

2050 đã được xây dựng Đồng thời, ngày 28/3/2011, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT banhành Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN về việc Lồng ghép BĐKH vào xây dựng, thựchiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngànhNN&PTNT, giai đoạn 2011-2015 Trong các văn bản này, đã quy định trách nhiệm, sự

Trang 33

tham gia các bên trong quá trình lồng ghép đối với ngành nông nghiệp Đồng thờivăn bản quy định thời điểm tích hợp BĐKH được thực hiện trong qua trình xâydựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch, đề án, dự

án đối với tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thu sản, thu lợi

và hạ tầng nông thôn trên phạm vi cả nước [Bộ NN&PTNT, 2011] Tuy nhiên,hướng dẫn áp dụng các chỉ tiêu cụ thể, quy trình tích hợp các chỉ tiêu này vào cáclĩnh vực, phương pháp cách thức thực hiện và nguồn lực tích hợp lại chưa quy định

Bên cạnh đó, một số ngành khác đã bước đầu quan tâm đến công tác tích hợpmôi trường, BĐKH của ngành Chiến lược phát triển dịch vụ GTVT được phê duyệtnăm 2014 có quan điểm thân thiện với môi trường và mục tiêu hạn chế gia tăng ônhiễm trong hoạt động GTVT Ngoài ra, trong lĩnh vực năng lượng, mặc d chưa cóchính sách nào được lồng ghép nội dung BĐKH, tuy nhiên trong những năm vừaqua Việt Nam đã xây dựng được một số chiến lược và kế hoạch đồng thuận với mụctiêu giảm phát thải D mục đích ban đầu của những chiến lược và kế hoạch này là anninh năng lượng, nhưng chúng cũng đồng thời mang lại những lợi ích cho việc giảmthiểu tác động của BĐKH Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị ở Việt Nam, khâu quyhoạch và thực hiện phần lớn là quá trình từ trên xuống trong khi các cấp chínhquyền thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định sử dụng đất vì họ

có chức năng kiểm soát không gian theo địa giới hành chính Cục Phát triển đô thị[2015] đã đưa ra một khung quy hoạch đô thị chống chịu với BĐKH cho Việt Nam

và đã được áp dụng cho ba thành phố lớn là Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ Tuynhiên, khung này chưa nêu rõ những điểm tích hợp cũng như vấn đề cần tích hợp

Tóm lại, một số ngành bị tác động hoặc có ảnh hướng lớn đến môi trường,BĐKH đã bước đầu có các động thái tích hợp các vấn đề môi trường, BĐKH vào cácchính sách của ngành Tuy nhiên, các quy định cụ thể, có tính xuyên suốt, áp dụngđồng bộ cùng với quy trình tích hợp theo các bước cụ thể được đánh giá thông qua cácchỉ tiêu phù hợp vẫn chưa được thực hiện Ngoài ra, đối với các chính sách ngành đãban hành, các quy định rà soát, điều chỉnh các nội dung về môi trường, BĐKH trongcác chính sách này lại càng hạn chế Phương pháp, cách thức tích hợp vẫn còn thiếu

Trang 34

b) Đối với các vùng

Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều quyết định phê duyệt QHTT

cũng như quy hoạch phát triển một số ngành của v ng như (1) các quy hoạch ngành:Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch v ng đồng bằng sông Hồng và Duyên hảiĐông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển dulịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020; (2) QHTT của các v ng như v ng Đồngbằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm v ngĐồng bằng sông Cửu Long, v ng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên

Theo quy định của Luật BVMT [Quốc hội, 2014], các quy hoạch này phảithực hiện ĐMC song song với quá trình lập và phê duyệt quy hoạch; điều đó cónghĩa là các hoạt động định hướng triển khai trong quy hoạch có các dự báo về tácđộng môi trường có thể xảy ra và đã có các giải pháp để giảm thiểu tác động CácĐMC đang ở giai đoạn ban đầu, các quy hoạch này có xem xét đến các yêu tố môitrường và BĐKH như đề cập đến các mục tiêu về xử lý chất thải, nước sạch và vệsinh môi trường, xử lý nước thải

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện ĐMC cho các chính sách chưahiệu quả, các nội dung về môi trường và BĐKH chưa được áp dụng, giám sát thựchiện một cách đẩy đủ Hơn nữa, bản thân trong các quy hoạch ngành này, các nộidung liên quan đến môi trường, BĐKH vẫn chưa được xem xét đầy đủ, chỉ đề cấp

sơ sài một phần trong quan điểm, mục tiêu của chính sách

c) Đối với các địa phương

Thời gian qua nội dung môi trường, BĐKH đã được xem xét trong các

QHTT của các địa phương Theo quy định của Luật BVMT 2014, các quy hoạchnày phải thực hiện ĐMC song song với quá trình lập và phê duyệt quy hoạch Tuynhiên, thực tế thực hiện rất khác nhau Hiện nay, các tỉnh, thành phố đã thực hiệnxong QHTT giai đoạn 2001 – 2010, đã ban hành QHTT giai đoạn 2010 - 2020 Tuynhiên, trong các quy hoạch này, vấn đề môi trường đưa ra còn thiếu và nặng tínhhình thức Các cơ quan chuyên môn về môi trường chỉ đưa ra ý kiến góp ý khi cácquy hoạch này được thẩm định và chuẩn bị phê duyệt

Thực tế thời gian qua cho thấy, tại Việt Nam việc tích hợp môi trường vàochính sách cấp tỉnh, thành phố mới đang mới bắt đầu của quá trình thực hiện, hiện

Trang 35

chưa có nhiều nghiên cứu, nguồn lực về vấn đề này, đặc biệt là Hà Tĩnh Việc tíchhợp chưa được xem xét một cách đầy đủ, vì vậy đối với các quy hoạch đã ban hànhcần thiết có rà soát, điều chỉnh, cập nhật các nội dung môi trường, BĐKH thông quacác chỉ tiêu cũng như quy trình tích hợp phù hợp.

1.3 CHỈ TIÊU TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.3.1 Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững

Các chỉ tiêu PTBV (Indicators of Sustainable Development) là công cụ để đolường mức độ đạt được các mục tiêu PTBV [United Nations, 2007] Các chỉ tiêunày thường được phân loại theo lĩnh vực (với 4 nhóm là kinh tế, xã hội, môi trường

và thể chế) hoặc theo tính chất (chỉ tiêu trạng thái, chỉ tiêu mục tiêu hay mục đích,chỉ tiêu áp lực, chỉ tiêu ảnh hưởng và chỉ tiêu hưởng ứng)

Hiện nay, đã có mười hai tổ chức và phương án đánh giá định tính và địnhlượng PTBV [Kates, 2015] Ngoài ra, có các nghiên cứu chú trọng sâu hơn đến cácvấn đề cụ thể như Chỉ số thịnh vượng gồm 88 chỉ tiêu của Tổ chức bảo tồn thiênnhiên thế giới (IUCN), Chỉ số Bền vững Môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giớicũng bao gồm 68 chỉ tiêu, 65 chỉ tiêu của Nhóm Bối cảnh toàn cầu

Năm 2000, Hội đồng PTBV Liên hợp quốc (UN/CSD) đã đưa ra áp dụng Bộ chỉthị đánh giá tính bền vững về môi trường của các nước, gồm 5 chủ đề chính, 21 chỉ thị

và 76 biến số, đã bao quát về tài nguyên, môi trường, sinh thái, thể chế, xã hội (Chi tiếttại Phụ lục 3 của Luận án) Kể từ năm 2001 đến năm 2005, hàng năm UN/CSD đều cóphát hành Bảng chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường của các nước, với thangbậc xếp loại thứ hạng vị trí cao - thấp cụ thể giữa các quốc gia và các nhóm khu vựcquốc gia Việc tính toán thang điểm của Chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường(ESI) được thực hiện theo Hình 1.2 Các chỉ tiêu do UN/CSD đề xuất có tính chấthướng dẫn chung cho toàn cầu, tuy nhiên UN/CSD cũng như các nhóm nghiên cứu đềucho rằng t y theo đặc thù của từng nước, từng địa phương có thể sàng lọc và xây dựng

bộ chỉ tiêu riêng phù hợp với điều kiện thực tế của mối quốc gia, mỗi địa phương[United Nations, 2007] Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ chỉ tiêugiám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 - 2020 với 43 chỉ tiêu cụ thể (gồm

28 chỉ tiêu chung, 15 chỉ tiêu đặc th theo v ng); trong đó có 31 chỉ tiêu chính và 12 chỉtiêu khuyến khích sử dụng [Thủ tướng, 2013b]

Trang 36

Hình 1.2 Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá tính

bền vững về môi trường

Nguồn: [United Nations, 2007]

Tháng 8 năm 2015, có 193 đất nước đã đồng ý với Các mục tiêu phát triển bềnvững (SDGs), là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế từnăm 2015 đến năm 2030 do Liên hợp quốc đề ra để thay cho các Mục tiêu Phát triểnThiên niên k đã hết hạn vào cuối năm 2015 SDGs gồm có 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu

cụ thể, trong đó có nhiều mục tiêu liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường và BĐKHnhư mục tiêu thứ 6, mục tiêu thứ 11, mục tiêu 13, mục tiêu 14, mục tiêu

15 Việt Nam đã có các cam kết và hoạt động mạnh mẽ nhằm triển khai thực hiệnthành công Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững [Văn phòngAgenda 21, 2016] Các mục tiêu và chỉ tiêu này sẽ được xem xét, cân nhắc trong quátrình đề xuất bộ chỉ tiêu tích hợp, đảm bảo phù hợp với cấp tỉnh và thực tế tại Hà Tĩnh

1.3.2 Các chỉ tiêu môi trường và biến đổi khí hậu trong các chính sách quốc gia

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI về Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn

2011 - 2020 đã đặt ra một số chỉ tiêu nhằm cải thiện môi trường và chủ động ứng phóvới BĐKH, bao gồm: T lệ che phủ rừng đạt 45%; Hầu hết dân cư thành thị và nôngthôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thànhlập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chấtthải; Trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường;Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nướcthải tập trung; 95% CTR thông thường, 85% CTNH và 100% chất thải y tế được xử lýđạt tiêu chuẩn; Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm

23

Trang 37

nặng [Ban Tuyên giáo Trung ương, 2011] Các chỉ tiêu đề ra tại Văn kiện Đại hộiĐảng là cơ sở để triển khai các chính sách cụ thể về phát triển KT-XH nói chung vàBVMT và thích ứng với BĐKH nói riêng.

Các chỉ tiêu môi trường cũng đã được Quốc hội [2006] đưa vào Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2006 - 2010, gồm 6 nhóm chỉ tiêu trong đó nhiều chỉ tiêu môi trường khá tương đồng với các chỉ tiêu đặt ra trong văn kiện Đại hội Đảng

XI Tuy nhiên, do thiếu các số liệu báo cáo nên năm 2011, Quốc hội đã điều chỉnh, thay thế 2 chỉ tiêu về t lệ cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch và t lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường bằng chỉ tiêu t lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý Năm 2011, trong Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2015, Quốc hội đã điều chỉnh còn có 02 chỉ tiêu về môi trường gồm: T lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt khoảng 42 - 43%; Ðến năm 2015 t lệ cơ

sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng Hệ thống chỉ tiêu thống kêquốc gia, trong đó nhóm chỉ tiêu về BVMT gồm 14 chỉ tiêu thống kê Năm 2010, Hệ thốngchỉ tiêu này đã được điều chỉnh với việc thay thế những chỉ tiêu không khả thi, bổ sung chỉtiêu mới; thay thế cho Hệ thống chỉ tiêu năm 2005, nhằm đảm bảo tính phù hợp trong giaiđoạn mới [Thủ tướng, 2010] Nhóm chỉ tiêu thống kê môi trường thuộc Hệ thống chỉ tiêuthống kê quốc gia mới gồm 24 chỉ tiêu, chia theo các nhóm tương ứng như năm 2005 Hệthống chỉ tiêu thống kê này được Chính phủ giao cho các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm

vụ, hàng năm chịu trách nhiệm thống kê và báo cáo số liệu

Ngày 05 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số1216/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030, trong đó đề ra hệ thống 47 chỉ tiêu nhằm giám sát, đánh giá kết quảBVMT giai đoạn đến năm 2020, chia theo 04 nhóm như Hình 1.3

Nhằm phục vụ công tác thông tin, xây dựng các báo cáo môi trường của ngành,

Bộ TNMT đã xây dựng và ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành TNMT [BộTNMT, 2013] Các chỉ tiêu về môi trường gồm 10 nhóm, tương đối phù hợp với nhómchỉ tiêu hiện trạng môi trường của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; tuy nhiên cácchỉ tiêu này rất chi tiết và cụ thể nên để tích hợp được đầy đủ 47 chỉ tiêu này lại khiếncho nội dung của Quy hoạch trở nên cồng kềnh và phức tạp hơn

Trang 38

Hình 1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030

1.3.3 Các chỉ tiêu môi trường và BĐKH của một số các đề tài, dự án

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách TNMT [2015] các chỉ tiêumôi trường, BĐKH xem xét tích hợp thông qua Chỉ số đánh giá nỗ lực BVMT cấp tỉnh.Chỉ số được tổng hợp bởi 4 nhóm nội dung cơ bản: Kiểm soát ô nhiễm; Bảo vệ sứcsống của HST; Bảo vệ hệ thống khí hậu; Tăng cường năng lực quản lý nhà nước vềBVMT Trên cơ sở đó, Viện đã đề xuất 13 nội dung cụ thể, 23 nhóm chính sách và 29chỉ thị Chỉ số đánh giá nỗ lực BVMT cấp tỉnh tương đối đầy đủ và toàn diện, có tínhtoán cụ thể và khoa học, tuy nhiên nhiều chỉ thị cụ thể không có số liệu để tính toán,đánh giá; ngoài ra, các nhóm và cấp phân chia nội dung tương đối phức tạp và chồngchéo dẫn đến nhiều chỉ thị có hệ số cao trong khi thực tế lại chưa có

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ đề tài nguyên cứu khoa học Nghiên cứu đềxuất quy trình lồng ghép yêu cầu BVMT trong quá trình xây dựng qui hoạch sửdụng đất trên nguyên tắc bền vững, Tổng cục Môi trường đã đề xuất bộ chỉ tiêu lồngghép gồm 07 chỉ tiêu, tuy nhiên các chỉ tiêu này còn nặng về lý thuyết, khó khăntrong việc áp dụng vào thực tiễn [Tổng cục Môi trường, 2011]

Như vậy, nhìn chung đã có một số đề tài, dự án và các quy định cụ thể về chỉtiêu môi trường Tuy nhiên, một bộ chỉ tiêu toàn diện, hệ thống và có tính khả thi ápdụng trong thực tiễn bao gồm cả vấn đề môi trường và BĐKH chưa được nghiêncứu và đề xuất cụ thể

Trang 39

1.4 QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÍCH HỢP

1.4.1 Quy trình thực hiện tích hợp trên thế giới

Gupta và van de Grijp [2011] đề xuất quy trình tích hợp thực hiện qua 05 cấp

độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp (Hình 1.4) Có thể thấy, cách tiếp cận nàykhá hệ thống theo các mức độ, phạm vi có thể can thiệp, ảnh hưởng khác nhau, từđơn giản đến phức tạp Tuy nhiên, theo mỗi mức độ như vậy vẫn chưa thấy rõ cácbước cụ thể cũng như cách thức, thời điểm cũng như các bên liên quan

Hình 1.4 Kết hợp với BĐKH vào các chính sách phát triển

Nguồn: [Gupta và van de Grijp, 2011].

Chi tiết hơn các bước thực hiện, Viện Môi trường Stockholm [Klein, 2007]

đề xuất khung tích hợp vào các chính sách phát triển quốc gia với sáu bước Bước 1:Thiết lập, hình thành thể chế Bước 2: Xác định mục tiêu phát triển quốc gia và mụctiêu tích hợp thực hiện trong chính sách Bước 3: Xác định các ưu tiên chính sáchngành, tiềm năng cho việc lồng ghép Bước 4: Đánh giá tác động tiêu cực của cáchoạt động hiện tại và tương lai Bước 5: Tập trung vào công tác quản lý các nguồntài nguyên để đạt được mục tiêu phát triển quốc gia Bước 6: Xác định các lựa chọnchính sách và lĩnh vực hành động cụ thể để giảm thiểu tác động và kích thích sựđóng góp tích cực của các nguồn tài nguyên với các mục tiêu phát triển quốc gia

Trang 40

Hình 1.5 Quy trình tích hợp vấn đề khô hạn các chính sách phát triển quốc gia Nguồn: [UNDP, 2009].

Nghiên cứu sâu hơn về các giai đoạn xây dựng và triển khai thực hiện chínhsách, UNDP [2009] phát triển hướng dẫn tích hợp vấn đề khô hạn vào các khuônkhổ chính sách phát triển quốc gia (Hình 1.5) Có thể thấy 05 bước tích hợp này đặcbiệt chú trọng vào tính thực thi tích hợp trong các chính sách

Tương tự như nghiên cứu nêu trên nhưng cách tiếp cận mang tính khái quát,

hệ thống hơn, GIZ [2012] đề xuất 06 bước để tích hợp dịch vụ HST vào lập kếhoạch phát triển, gồm: Bước 1 Xác định phạm vi: Bước đầu tiên tập trung vào việcxác định mục tiêu, phạm vi và các bên liên quan chính; Bước 2 Sàng lọc và xácđịnh các dịch vụ HST ưu tiên; Bước 3 Xác định các điều kiện, xu hướng và sự đánhđổi của các dịch vụ HST; Bước 4 Đánh giá khung thể chế và văn hóa: Bước này sẽđưa ra một cái nhìn tổng quát về khung thể chế và văn hóa, bao gồm bao gồm phântích các chính sách, quy định có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những dịch

vụ HST chính, cũng như các thể chế chính có thể ảnh hưởng đến quản lý HST;Bước 5 Chuẩn bị cho quá trình ra quyết định tốt hơn; Bước 6 Thực hiện nhữngthay đổi: Tại bước này, cần xác định chiến lược thực hiện và kế hoạch công việc cụthể, bao gồm những chính sách và công cụ, sự tham gia của các bên liên quan, tráchnhiệm và hành động cũng như là nguồn lực tài chính

Ngoài ra, một số quy trình tích hợp BĐKH của các tổ chức quốc tế cũng đãđược so sánh, đánh giá (Bảng 1.1)

Ngày đăng: 13/11/2020, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w