1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

HIV (Phần 1)

7 161 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HIV (Phần 1) HIV được phát hiện khi nào và nó được chẩn đoán như thế nào ? Vào năm 1981, những người đàn ông đồng tính luyến ái có triệu chứng mà bây giờ được xem là dấu hiệu để chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) được mô tả đầu tiên ở Los Angeles và New York. Những người đàn ông này có kiểu nhiễm trùng phổi (viêm phổi) bất thường được gọi là viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP) và các khối u hiếm được gọi là sarcoma Kaposi. Bệnh nhân được ghi nhận bị ức chế nặng một loại tế bào máu miễn dịch đặc biệt, được gọi là tế bào CD4. Những tế bào này, thường được ám chỉ như là tế bào T, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Một thời gian ngắn sau đó, bệnh này được nhận diện khắp Hoa Kỳ, Tây Âu và Châu Phi. Vào năm 1983, các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Pháp đã mô tả virus gây ra Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải (AIDS), bây giờ được biết là HIV. Vào năm 1985, xét nghiệm máu trở nên có sẵn để đo kháng thể kháng HIV, khi đó phát hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể với HIV. Xét nghiệm máu này vẫn là phương pháp tốt nhất cho việc chẩn đoán nhiễm HIV. Gần đây, các xét nghiệm đã trở nên có sẵn để tìm cùng các kháng thể này trong nước bọt và nước tiểu. HIV lây lan như thế nào ? HIV hiện diện trong máu và các dịch tiết sinh dục của tất cả các bệnh nhân bị nhiễm, cho dù họ có triệu chứng hay không. Sự lây lan HIV có thể xảy ra khi những dịch tiết này tiếp xúc với các mô như biểu mô âm đạo, vùng hậu môn, miệng hoặc mắt (màng niêm mạc), hoặc với một vết rách ở da, như là từ một vết cắt hoặc kim đâm. Các cách thường gặp nhất mà HIV lan truyền khắp thế giới bao gồm quan hệ tình dục, dùng chung kim chích, và sự lây lan từ các bà mẹ bị nhiễm sang con họ lúc mang thai, lúc sanh hoặc cho con bú. (Xem phần bên dưới về điều trị lúc mang thai ở phần bàn luận về việc giảm nguy cơ lây lan cho trẻ sơ sinh.) Sự lây lan HIV qua đường tình dục đã được mô tả từ đàn ông sang đàn ông, đàn ông sang phụ nữ, phụ nữ sang đàn ông, và phụ nữ sang phụ nữ bằng hoạt động tình dục qua âm đạo, hậu môn và họng. Cách tốt nhất để tránh sự lây lan qua đường tình dục là kiêng quan hệ tình dục cho đến khi chắc chắn rằng cả hai người trong mối quan hệ một vợ một chồng là không bị nhiễm HIV. Bởi vì xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV có thể mất đến 6 tháng để chuyển dương, nên cả hai người cần có xét nghiệm âm tính 6 tháng sau tiếp xúc tiềm ẩn cuối cùng với HIV. Nếu sự kiêng cử không phải là vấn đề bàn đến nữa, thì phương pháp tốt nhất kế tiếp là dùng các màng chắn chất dẻo. Ðiều này liên quan đến việc đặt một bao cao su vào dương vật ngay khi sự cương cứng đạt được để tránh tiếp xúc với các dịch trước và khi xuất tinh có chứa HIV gây lây. Liên quan đến quan hệ tình dục qua đường họng, các bao cao su nên được dùng khi mút dương vật (tiếp xúc đường họng với dương vật) và màng chắn chất dẻo (đê răng) khi liếm âm hộ (tiếp xúc đường miệng với âm đạo). Một đê răng là một mảnh latex ngăn dịch âm đạo khỏi việc đi đến tiếp xúc trực tiếp với họng. Mặc dù những đê như vậy thỉnh thoảng có thể được mua, hầu hết chúng có thể được tạo ra bằng việc cắt một mảnh chất dẻo hình vuông từ một bao cao su. Sự lây lan HIV bởi việc tiếp xúc với máu bị nhiễm thường do dùng chung kim chích, như được dùng với các thuốc bất hợp pháp. HIV cũng có thể được lây lan bởi việc dùng chung kim cho các steroid đồng hoá được dùng để tăng sức cơ, xăm hình, và đâm xuyên vào cơ thể. Ðể tránh lây lan HIV, cũng như các bệnh khác bao gồm viêm gan, các kim chích không nên được dùng chung. Ðầu đại dịch HIV, nhiều người bị nhiễm HIV do truyền máu hoặc các sản phẩm của máu, như những sản phẩm được dùng cho bệnh Hemophilie. Tuy nhiên, gần đây vì máu được làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trước khi truyền nên nguy cơ bị nhiễm HIV do truyền máu ở Hoa Kỳ là cực kỳ thấp và được xem như là không quan trọng. Có một ít bằng chứng rằng HIV có thể được lây lan bởi các tiếp xúc thông thường, như có thể xảy ra ở môi trường trong gia đình. Chẳng hạn, trừ khi có ổ loét hoặc chảy máu trong họng, hôn hít nói chung được xem không phải là yếu tố nguy cơ lây lan HIV. Ðiều này là vì nước bọt, khác với dịch tiết sinh dục, đã được chứng tỏ chứa rất ít virus. Tuy nhiên, các nguy cơ trên lý thuyết đi kèm với việc dùng chung bàn chải đánh răng và dao cạo vì chúng có thể gây chảy máu. Do đó, những thứ này không nên được dùng chung với những người bị nhiễm. Tương tự, nếu không có tiếp xúc tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu thì sẽ có ít nguy cơ lây HIV trong nơi làm việc hoặc phòng học. Ðiều gì xảy ra sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm HIV ? Nguy cơ lây HIV xuất hiện sau bất kỳ khả năng tiếp xúc nào với dịch cơ thể thì khó xác định được. Tuy nhiên, hoạt động tình dục có nguy cơ cao nhất được nghĩ là giao hợp qua đường hậu môn mà không dùng bao cao su. Trong trường hợp này, nguy cơ nhiễm trùng có thể là 3-5% cho mỗi lần tiếp xúc. Nguy cơ có thể thấp hơn đối với giao hợp qua đường âm đạo mà không có bao cao su và thấp hơn nữa cho qua đường miệng mà không có màng chắn chất dẻo. Dù thực tế rằng không có sự tiếp xúc sinh dục đơn thuần nào mang một nguy cơ lây, sự nhiễm HIV có thể xuất hiện sau bất kỳ hoạt động tình dục đơn độc nào. Vì thế, người ta phải luôn luôn chăm chỉ trong việc tự bảo vệ họ khỏi bị khả năng nhiễm. Trong vòng 2-6 tuần sau khi tiếp xúc người bị nhiễm, một người bị nhiễm thường sẽ có xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV dương tính, như được chứng tỏ bởi cả xét nghiệm tầm soát gọi là ELISA và xét nghiệm khẳng định gọi là Western blot. Trong suốt thời gian này, hơn 50% những người bị nhiễm sẽ có biểu hiện bệnh giống "cúm" hoặc "tăng đơn nhân nhiễm trùng" trong vài tuần lễ. Lúc này được xem như giai đoạn nhiễm HIV đầu tiên (tiên phát). Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn này là sốt, đau cơ và khớp, viêm họng và phì đại hạch bạch huyết ở cổ. Tuy nhiên, người ta không rõ tại sao chỉ vài người bị nhiễm xuất hiện các triệu chứng này. Người ta cũng không biết việc có hay không có triệu chứng có ảnh hưởng gì trên diễn tiến bệnh sắp tới. Dù thế nào đi nữa, những người bị nhiễm sẽ trở nên không có triệu chứng sau giai đoạn này. Trong suốt giai đoạn không triệu chứng, những cá nhân bị nhiễm sẽ biết được họ có bị nhiễm hay không nếu chỉ một xét nghiệm cho HIV được thực hiện. Vì thế, bất cứ người nào mà có khả năng đã từng tiếp xúc với HIV nên đi làm xét nghiệm dù họ không có bất kỳ triệu chứng nào. Xét nghiệm HIV có thể được thực hiện bởi một thầy thuốc hoặc tại một trung tâm xét nghiệm. Trong suốt giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, đúng là hàng tỉ phần tử HIV được tạo ra mỗi ngày. Sự sinh sản virus này kết hợp với sự giảm (với một tốc độ không ổn định) số lượng tế bào CD4 qua những năm sau đó. Cùng với sự hiện diện trong máu, virus cũng hiện diện ở khắp cơ thể, đặc biệt là trong các hạch bạch huyết, não, và chất tiết sinh dục. Khoảng thời gian từ lúc nhiễm HIV đến lúc xuất hiện AIDS là khác nhau. Vài người xuất hiện triệu chứng, báo hiệu các biến chứng của HIV để xác định AIDS, trong vòng 1 năm sau nhiễm trùng. Tuy nhiên, những người khác vẫn hoàn toàn không có triệu chứng trong khoảng 20 năm. Thời gian trung bình cho sự diễn tiến từ nhiễm trùng ban đầu đến AIDS là 8-10 năm. Lý do tại sao những người khác nhau diễn tiến với những tốc độ khác nhau là một lĩnh vực đang nghiên cứu. Các xét nghiệm gì được dùng để theo dõi những người bị nhiễm HIV ? Có hai xét nghiệm máu được dùng để theo dõi người nhiễm HIV. Một trong 2 xét nghiệm này, xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4, đánh giá trạng thái của hệ miễn dịch. Xét nghiệm khác, được gọi là tải lượng virus, đo lường trực tiếp số lượng virus. Ở những người không bị nhiễm HIV, số lượng CD4 trong máu bình thường > 500 tế bào / ml. Những người bị nhiễm HIV nói chung không trở nên có nguy cơ biến chứng cho đến khi tế bào CD4 của họ < 200 tế bào / ml. Ở mức tế bào CD4 này, hệ miễn dịch không hoạt động đầy đủ và được xem như bị ức chế. Những bệnh nhân mà có số lượng tế bào CD4 này được coi như bị ức chế miễn dịch. Sự giảm số lượng tế bào CD4 ám chỉ rằng bệnh HIV đang tiến triển nặng. Vì thế, số lượng tế bào CD4 thấp báo hiệu rằng người ấy có nguy cơ bị 1 trong những nhiễm trùng không thường gặp (gọi là nhiễm trùng cơ hội) mà xuất hiện ở những người bị ức chế miễn dịch. Hơn nữa, số lượng tế bào CD4 thực sự chỉ ra điều trị nào nên được bắt đầu để tránh những nhiễm trùng này. Tải lượng virus tiên đoán tế bào CD4 có giảm hay không trong những tháng tới. Nói cách khác, những người có tải lượng virus cao dễ bị sụt giảm tế bào CD4 và bệnh tiến triển nhanh hơn những người có tải virus lượng thấp. Vì thế, việc biết được tải lượng của virus có thể được dùng để tiên đoán sự phát triển của bệnh. Tải lượng virus cũng là một phương tiện quan trọng cho việc theo dõi hiệu quả của các điều trị mới và quyết định khi nào thuốc không còn tác dụng. Tải lượng virus sẽ giảm trong vòng vài tuần bắt đầu một phương thức điều trị kháng virus hiệu quả. Nếu một phối hợp thuốc rất mạnh, số lượng virus trong máu sẽ giảm đến 100 lần, như từ 100.000 xuống 1000 bản sao / ml trong 2 tuần đầu và giảm từ từ hơn nữa trong 12-24 tuần tiếp theo sau. Hơn nữa, càng ngày càng rõ ràng rằng, sự giảm tải lượng virus sau khi bắt đầu điều trị càng lớn thì virus còn bị ức chế càng lâu. . HIV (Phần 1) HIV được phát hiện khi nào và nó được chẩn đoán như thế nào ? Vào năm. được biết là HIV. Vào năm 1985, xét nghiệm máu trở nên có sẵn để đo kháng thể kháng HIV, khi đó phát hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể với HIV. Xét nghiệm

Ngày đăng: 23/10/2013, 20:15

Xem thêm: HIV (Phần 1)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN