HIV(Phần3) Cách chia liều thường dùng và những hạn chế theo bữa ăn cho các thuốc NNRTI Nevirapine Delavirdine Efavirenz Hàm lượng ở mỗi viên 200 mg 200 mg 200 mg Chia liều 1 viên 2 lần/ngày (bắt đầu với 1 viên 1 lần/ngày trong 14 ngày đầu tiên) 2 viên 3 lần/ngày * 3 viên 1 lần/ngày Hạn chế với bữa ăn Không Không Tránh các thức ăn giàu mỡ * Nhiều dữ kiện bây giờ : 3 viên 2 lần/ngày Các thuốc ức chế protease bao gồm saquinavir (Invirase TM , Fortovase TM ), ritonavir (Norvir TM ), indinavir (Crixivan TM ), nelfinavir (Viracept TM ), và amprenavir (Agenerase TM ). Thực tế, mỗi thuốc này đã tỏ ra làm giảm 1 cách hiệu quả tải lượng virus khi được dùng phối hợp với 2 thuốc NRTI. Cách chia liều thường dùng và những hạn chế theo bữa ăn cho các thuốc PI Saquin avir + Rito navir Indi navir Nelfi navir Ampre navir H àm lượng ở mỗi 200 mg 100 mg 400 mg 250 mg 150 mg viên C hia liều 6 viên 3 lần/ngày * 6 viên 2 lần/ngày 2 viên mỗi 8 giờ 3 viên 3 lần/ngày hoặc 5 viên 2 lần/ngày 8 viên 2 lần/ngày H ạn chế với bữa ăn Uống cùng lúc các bữa ăn chính Uống cùng với thức ăn nếu có thể 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau ăn hoặc với thức ăn ít mỡ Với các bữa ăn Với các bữa ăn + Thuốc này lúc đầu được bào chế là Invirase TM , được dùng 3 viên chia 3 lần/ngày và sau đó được bào chế lại là Fortovase TM , viên nang gel mềm với sự hấp thu ở đường ruột tốt hơn, được cho 6 viên chia 3 lần/ngày. * Nhiều dữ kiện đang có với liều 8 viên chia 2 lần/ngày. Các phối hợp của thuốc PI cùng với 2 thuốc NRTI đã được dùng trong thực tế lâm sàng với tần suất tăng dần. Hầu hết các phối hợp có chứa thuốc PI đã dùng ritonavir, nó là một chất ức chế mạnh sự thanh thải các thuốc khác. Ðiều này có nghĩa là ritonavir làm chậm sự đào thải các thuốc khác khỏi cơ thể. Ý nghĩa của ritonavir trong các phối hợp này là để làm giảm liều của mỗi thuốc trong phác đồ, giảm số lần cho thuốc, và thỉnh thoảng giảm thiểu những hạn chế về bữa ăn. Những hạn chế bữa ăn thường cần thiết bởi vì những thuốc nhất định có thể không được hấp thu hiệu quả nếu được dùng chung với thức ăn, trong khi những thuốc khác nên được dùng chung với thức ăn để tránh làm khó chịu dạ dày. Vì thế, bệnh nhân phải phối hợp cẩn thận các thuốc của họ với thời gian các bữa ăn. Sự cần thiết cho phối hợp này thường làm cho phác đồ khó theo hơn. Sự phối hợp thuốc PI được nghiên cứu tốt nhất đã từng là ritonavir 400 mg x 2 lần/ngày (thay vì thông thường Fortovase TM 1200 mg x 3 lần/ngày). Vài kinh nghiệm cũng dùng ritonavir cùng với indinavir đã chỉ ra rằng indinavir có thể được dùng 2 lần/ ngày mà không xem xét đến bữa ăn. Liều tối ưu cho sự phối hợp này chưa được xác định. Tuy nhiên, các phác đồ thường được dùng nhất kết hợp ritonavir 400 mg 2 lần/ngày với indinavir 400 mg 2 lần/ngày, hoặc ritonavir 200 mg 2 lần/ngày với indinavir 800 mg 2 lần/ngày. Các phối hợp khác của thuốc PI cũng đang được nghiên cứu, như nelfinavir với saquinavir. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đang nỗ lực để xác định tính chất ức chế thanh thải của ritonavir có thể cho phép dùng liều thuốc PI 1 lần trong ngày được không. Các thuốc tỏ ra hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng trước được đưa ra thị trường bởi các nhà sản xuất, với sự chấp thuận của Cục Thực Phẩm và Thuốc Hoa Kỳ, cho những đối tượng nhất định. Ðây là những bệnh nhân không còn đáp ứng nữa với các thuốc hiện có sẵn hoặc không thể dung nạp chúng. Các thuốc mới đầy hứa hẹn được tung ra như là 1 phần của chương trình "dùng vớt vát" hoặc "tiếp cận mở rộng". Một thuốc như thế là thuốc nhóm PI được gọi là ABT-378, nó được dùng với liều 400 mg kết hợp với liều thấp (100 mg) ritonavir 2 lần / ngày. Ðể nhận thêm thông tin liên quan đến chương trình này, các thầy thuốc có thể gọi Chương Trình Tiếp Cận Sớm ABT-378/r của hãng Abbott với số 919 998-2619,(Hoa Kỳ). Một thuốc khác, được gọi là Tenofovir, vừa được sản xuất thông qua chương trình "tiếp cận mở rộng". Thuốc này thuộc 1 nhóm thuốc mới, được gọi là ức chế sao chép ngược giống nucleotide. Các thuốc giống nucleotid làm chậm lại khâu tương tự trong việc sinh sản virus giống như các chất giống nucleoside tác dụng. Tuy nhiên, hai nhóm thuốc này, đủ khác nhau mà đối với bệnh nhân một thuốc nucleoside không thành công vẫn có thể đáp ứng với nucleotide. Giống như những thuốc khác được sản xuất thông qua các chương trình này, khả năng của Tenofovir để làm giảm tải lượng virus và các tác dụng phụ có thể của nó vẫn đang được xác định. Các tác dụng phụ của liệu pháp kháng HIV là gì ? Có nhiều tác dụng phụ có thể có gắn liền với những liệu pháp kháng virus này. Những tác dụng phụ thường gặp nhất cho mỗi nhóm thuốc được tóm tắt trong những bảng sau đây. Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc NRTI ZDV d4T DdI ddC 3TC ABC Giảm tế bào máu, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, viêm gan. Bệnh thần kinh (bất thường của các sợi thần kinh), viêm gan. Bệnh thần kinh, viêm tuỵ, buồn nôn, tiêu chảy. Bệnh thần kinh, loét họng, viêm gan. Viêm gan. Phản ứng có thể đe dọa tính mạng với sốt, phát ban, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, viêm gan. Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc NNRTI Nevirapine Delavirdine Efavirenz Nổi mẫn, viêm gan. Nổi mẫn, viêm gan, đau đầu. Nổi mẫn, viêm gan, hoa mắt, lẫn lộn, mơ sinh động. Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc PI Saquina vir Ritona vir Indina vir Nelfina vir Amprena vir Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, viêm gan, tăng đường huyết, tăng chảy máu (ở bệnh nhân hemophilie). Buồn nôn, tiêu chảy, nôn, tê bàn tay và quanh miệng, viêm gan, vị giác bất thường, mỡ và đường máu tăng, tăng chảy máu (ở bệnh nhân hemophilie). Sỏi thận, bất thường thận, buồn nôn, đau đầu, tăng đường huyết, tăng chảy máu (ở bệnh nhân hemophilie). Tiêu chảy, tăng đường máu, tăng chảy máu (ở bệnh nhân hemophilie). Buồn nôn, tiêu chảy, nổi mẫn, tăng đường máu, tăng chảy máu (ở bệnh nhân hemophilie). Trong suốt 3 năm cuối, sự tăng mỡ máu (đặc biệt triglyceride và cholesterol) thấy xuất hiện kết hợp với vài liệu pháp kháng virus. Hơn nữa, một hội chứng được gọi không chặt chẽ là loạn dưỡng mỡ cũng đã được mô tả. Hội chứng này ám chỉ những người mà đã xuất hiện mất lớp mỡ dưới da, làm má nhăn và tĩnh mạch nổi rõ ở cánh tay và chân. Những biến đổi thể chất khác liên quan đến hội chứng này bao gồm sự tích tụ mỡ ở bụng, làm bụng phệ, hoặc sau cổ, tạo ra cái gọi là bướu bò đực. Tất cả những bất thường này trong máu và mỡ có thể được chú ý trước khi nhiều thuốc mới được tung ra. Những bất thường này dường như đang xuất hiện với tần suất tăng, do đó làm tăng mối quan tâm rằng chúng có thể là các biến chứng lâu dài của các trị liệu cũ vừa dùng. Nguyên nhân thực sự của những bất thường này, chúng có xuất hiện với vài loại thuốc này hơn là những thuốc khác hay không, và điều trị chúng như thế nào vẫn chưa được biết rõ. Một người được theo dõi như thế nào trong khi đang điều trị kháng virus ? Nói ngắn gọn, mục đích điều trị kháng virus là tăng cường miễn dịch và làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự tiến triển nặng về lâm sàng đến giai đoạn bệnh có triệu chứng mà không gây ra các tác dụng phụ quan trọng nào. Gần đây, dấu chỉ điểm tốt nhất cho tác dụng của một thuốc là sự giảm tải lượng virus. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, số lượng virus dao động tự phát. Sự thay đổi ít hơn 3 lần, như từ 30.000 xuống 10.000, có thể không có ý nghĩa lâm sàng. Vì thế, không có quyết định điều trị nào được đưa ra dựa trên sự đo tải lượng virus một lần đơn độc. Mặc dù số lượng tế bào CD4 được hy vọng ổn định hoặc tăng lên như là kết quả của điều trị hữu hiệu, các số đo lường CD4 cũng có thể thay đổi tự phát và nên được lý giải cẩn thận. Một cách lý tưởng, trước khi bắt đầu điều trị, tải lượng virus và số lượng tế bào CD4 nên được kiểm tra 2 lần trong khoảng thời gian 1-4 tuần. Xét nghiệm tải lượng virus sau đó nên được lặp lại sau 2-4 tuần điều trị để chắc chắn rằng điều trị có kết quả. Nếu bệnh nhân chưa từng được điều trị trước đây, và đang bắt đầu một phác đồ nghĩ là có tác dụng mạnh (hoạt tính cao), số lượng virus sẽ giảm 10-100 lần trong khoảng thời gian này. Ðáp ứng điều trị tốt nhất sẽ là tải lượng virus giảm đến mức không thể phát hiện được. Giả sử có đáp ứng tối ưu cho một phác đồ điều trị, tải lượng virus sẽ giảm từ từ đến ít hơn 500 bản sao trong khoảng 8-12 tuần và ít hơn 50 bản sao trong khoảng 16-24 tuần. Chiến lược thích hợp cho việc điều trị những bệnh nhân đang dùng các thuốc như đã được mô tả, trừ những người không đạt được các mốc virus này, vẫn chưa được xác định. Những lựa chọn trong tình huống này bao gồm việc thêm 1 hoặc 2 thuốc nữa, thay đổi tất cả các thuốc, hoặc tiếp tục giám sát cẩn thận. Những bệnh nhân đã từng dùng nhiều thuốc kháng virus sẽ được dự đoán có đáp ứng ít hoàn toàn hơn với điều trị. Vì thế, sự giảm tải lượng virus của chúng sẽ có khả năng nhẹ hơn. Cho dù thế nào đi nữa, một sự thay đổi nhỏ hơn 3 lần gợi ý rằng các thuốc này không hiệu quả hoặc bệnh nhân không dùng chúng. Ðiều gì nên làm nếu tải lượng virus của bệnh nhân bắt đầu tăng trong khi điều trị? Khi theo dõi tải lượng virus của bệnh nhân trong khi điều trị, thật là quan trọng để nhận ra rằng sự tăng số lượng virus có thể xuất hiện do vài lý do. Một lý do có thể là bệnh nhân không dùng thuốc thích hợp, trong trường hợp này một sự giải thích cho việc không tuân theo điều trị này phải được xác định. Nếu sự tuân thủ kém là do độc tính của thuốc, các nỗ lực nên được hướng đến việc điều trị các tác dụng phụ hoặc việc đổi sang các phác đồ được dung nạp tốt hơn. Nếu lý do là khó khăn trong việc phân liều lượng, các chiến lược mới nên được xem xét. Các chiến lược mới như thế có thể bao gồm việc đặt thuốc trong một hộp thuốc, phối hợp lần uống thuốc với những hoạt động nhất định trong ngày, như đánh răng, hoặc có thể thay đổi phác đồ. Cuối cùng, nếu lý do của sự tuân thủ kém là trầm cảm, lạm dụng thuốc gây nghiện, hoặc một vấn đề cá nhân khác, vấn đề nên được giải quyết. Hơn nữa, nếu cần thiết, các thuốc kháng virus có thể tạm dừng cho đến khi vấn đề đã được giải quyết. Ghi nhớ rằng, thỉnh thoảng, vì các lý do không được hiểu hoàn toàn, tải lượng virus có thể tăng thoáng qua. Vì thế, sự tăng không mong đợi cần phải thử lại xét nghiệm tải lượng virus trước khi bất kỳ quyết định lâm sàng nào được đưa ra. Tuy nhiên, nếu tải lượng virus tiếp tục tăng dù tuân thủ đúng với điều trị được cho, cần xem xét nghiêm túc khả năng virus trở nên kháng 1 hoặc tất cả các thuốc được cho. Chiến lược tốt nhất cho việc giải quyết tình huống này vẫn chưa được xác định. Nó đủ để nói rằng tình huống này thì phức tạp và các phương pháp cho giải quyết vấn đề này đang nổi lên. Theo đó, những bệnh nhân này nên được giới thiệu tới các thầy thuốc tinh thông trong liệu pháp kháng virus. Nói chung, một chuyên gia sẽ thay đổi phác đồ sang cái mà không có khả năng gây ra kháng thuốc. Gần đây, một số dữ kiện ngày càng tăng gợi ý rằng các xét nghiệm có sẵn mới đây cho kháng thuốc có thể giúp lựa chọn phác đồ kế tiếp. Tuy nhiên, những xét nghiệm này có thể có giá từ 400-1000 đô la và thường không được hoàn lại bởi các nhà bảo hiểm. Hơn nữa, các xét nghiệm có thể khó giải thích khi không có chuyên gia trong lĩnh vực này. Ðiều gì xảy ra nếu 1 liều thuốc kháng virus bị bỏ quên hoặc ngưng điều trị ? Người ta khuyên một cách mạnh mẽ rằng những người đang điều trị phác đồ kháng virus không nên bỏ bất kỳ liều thuốc nào. Tuy nhiên, trong cuộc sống liều thuốc thường bị bỏ quên. Lý do cho các liều bị bỏ quên là từ chuyện bệnh nhân chỉ quên dùng thuốc, rời nơi ở mà không mang theo thuốc, cho đến việc phải cấp cứu, như cần phẫu thuật khẩn cấp. Chẳng hạn, sau khi cắt ruột thừa vì viêm ruột thừa cấp, một bệnh nhân có thể không có khả năng dùng thuốc qua đường uống trong vài ngày. Khi một liều bị bỏ quên, bệnh nhân nên liên hệ thầy thuốc của cậu hoặc cô ta ngay để bàn về quá trình hành động. Các lựa chọn trong tình huống này là phải dùng các liều bị bỏ ngay tức khắc hoặc đơn thuần dùng lại thuốc với liều đã được hoạch định kế tiếp. Mặc dù mỗi liều bị bỏ quên làm tăng khả năng virus sẽ xuất hiện đề kháng với thuốc, một liều đơn độc bị bỏ không là nguyên nhân cho báo động này. Ngược lại, nó là cơ hội để có được kinh nghiệm và quyết định tại sao nó xảy ra nếu nó có khả năng xuất hiện lại, và việc gì có thể làm để hạn chế việc bỏ thuốc trong tương lai. Hơn nữa, nếu bệnh nhân không thể dùng thuốc trong một khoảng thời gian, như trong cấp cứu y tế, vẫn không là lý do cho cảnh báo trên. Trong tình huống này, bệnh nhân có thể được bảo đảm rằng chừng nào tất cả các thuốc bị ngưng đồng thời và sau đó bắt đầu lại trong tương lai thì nguy cơ xuất hiện kháng thuốc là thấp. . HIV (Phần 3) Cách chia liều thường dùng và những hạn chế theo bữa ăn cho các thuốc. có thể của nó vẫn đang được xác định. Các tác dụng phụ của liệu pháp kháng HIV là gì ? Có nhiều tác dụng phụ có thể có gắn liền với những liệu pháp kháng