Khái niện về hệ sinh thái người

8 442 0
Khái niện về hệ sinh thái người

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

15 16 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HỆ SINH THÁI NGƯỜI Mục tiêu Trên cơ sở giới thiệu vắn tắt về môi trường và hệ sinh thái, học viên cần đọc lại những vấn đề đã học về sinh thái môi trường để nắm được những nội dung chủ yếu sau đây: – Hệ sinh thái người trước hết cũng là một hệ sinh thái tự nhiên, trong đó một loài sinh học được tách ra để trở thành nhóm qui chiếu, đó là con người; sự hiện diện của con người làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng thông thường của chúng. Tất cả phụ thuộc vào mật độ dân số và các giai đọan phát triển văn hóa– hình thái kinh tế của họ. – Từ chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên môi trường, con người tiến tới chỗ chinh phục rồi khai thác triệt để tài nguyên môi trường dẫn đến làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. – Con người trở thành thủ phạm nhưng đồng thời cũng là nạn nhân của suy thoái môi trường. – Nghiên cứu sinh thái học người là cơ sở khoa học để xây dựng mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên. 1.1. Hệ sinh thái người 1.1.1 Phương thức sống: Sống là phương thức tồn tại với những thuộc tính đặc biệt của vật chất trong những điều kiện nhất đònh của sinh quyển. Trong quá trình xuất hiện, phát triển và tiến hóa, sự sống luôn gắn chặt với môi trường mà nó tồn tại. Không hề có sự sống ngoài môi trường và cũng không thể có sự sống trong môi trường mà nó không thích ứng được. Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và môi trường sống bao quanh dưới tác động của năng lượng mặt trời tạo nên một hệ thống mở gọi là hệ sinh thái. Con người là loài sinh học cao cấp nhất có những đặc thù về cấu tạo, chức năng và quan hệ đặc biệt đối với môi trường. Môi trường sống của con người cũng chứa đựng nhiều đặc thù như: – Môi trường tự nhiên vốn sẵn có và tiếp diễn dưới tác động qua lại với con người. – Môi trường văn hóa xã hội do con người tạo ra. Chỉ có con người mới có môi trường này. – Phương thức thích nghi sinh học với môi trường tự nhiên yếu dần dù nó vẫn tồn tại và diễn biến. – Phương thức thích nghi bằng sản phẩm văn hóa phát triển mạnh lên. Từ đó có hệ sinh thái người mà con người, khác với mọi sinh vật khác, thích nghi một cách chủ động với môi trường. Con người khai thác môi trường để phục vụ cuộc sống. Với dân số tăng nhanh, môi trường đang bò khai thác tùy tiện, đang 17 18 cạn kiệt với nhòp độ báo động. Thế cân bằng sinh thái bò vi phạm nghiêm trọng, trên diện rộng, trên phạm vi toàn thế giới. Một khoa học mới được hình thành là Sinh thái học người hay có lúc còn gọi là Sinh thái học nhân văn. Đó là một khoa học liên ngành, có sự kết hợp giữa sinh thái học (thuộc về khoa học tự nhiên) với đòa lý học, xã hội học v.v… (thuộc về khoa học xã hội) Sinh thái học là bộ phận của sinh học chuyên nghiên cứu môi trường, tác động giữa sinh giới và môi trường xung quanh, đảm bảo sự tồn tại, phát triển và tiến hóa của sinh giới. Sinh thái học người lấy đối tượng nghiên cứu là con người và mối quan hệ giữa con người và môi trường sống của con người trong tư cách quần thể hay cộng đồng người. 1.1.2 Các hình thái kinh tế: Cùng với sự phát triển tiến hóa của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái người trải qua quá trình phát triển tiến hóa từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế: Hái lượm, săn bắt, đánh cá, chăn thả, nông nghiệp, công nghiệp – đô thò hóa và hậu công nghiệp HÁI LƯM : là hình thái kinh tế nguyên thủy nhất, con người thu lượm nguồn thức ăn có sẵn, công cụ là rìu tay bằng đá (đá nguyên và đá ghè), cuốc bằng sừng, dụng cụ khác bằng xương. Hình thái kinh tế nguyên thủy này kéo dài suốt thời đại đá cũ(từ 3 triệu đến 100.000 – 40.000 năm trước đây). Năng suất thấp. Dân cư thưa thớt, còn phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên. SĂN BẮT – ĐÁNH CÁ : đã manh nha từ giai đoạn hái lượm với các loài động vật nhỏ. Từ trung kỳ đá cũ (100.000 năm) mới phát triển với thú lớn. Huy động lực lượng đông người, khỏe mạnh để săn đuổi, vây bắt, đánh bẫy. Nhờ săn bắt kết hợp hái lượm, cuộc sống có phần no đủ hơn, xuất hiện sự phân công lao động sơ khai. Có thêm nguyên liệu mới để sử dụng là da, xương làm lều ở, chăn đắp, áo quần. Vào thời đại đá mới (10.000 – 8.000 năm trước đây) xuất hiện cung tên, giáo mác, lao phóng, có thêm phương thức săn bắn – không đòi hỏi đông người mà hiệu quả hơn. Đánh cá manh nha từ thời đá giữa (12.000 – 15.000 năm trước đây) phát triển cao ở thời đá mới. Có lao với ngạnh nhọn, có móc, tiến tới dùng lưới và có thuyền mảng đánh cá xa bờ. Đã phát hiện ra lửa, tìm cách giữ lửa, cách lấy lửa. Đó là cuộc cách mạng kỹ thuật đầu tiên của nhân loại. Hiệu quả khai thác tự nhiên đã khá hơn nhưng sự can thiệp của con người vào tự nhiên chưa có gì lớn, cân bằng sinh thái vẫn còn. Mức độ khai thác tài nguyên vẫn còn đủ kòp cho hồi phục. CHĂN THẢ : Thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc (cùng với trồng trọt) là thành tựu kinh tế lớn nhất trong thời đại đá mới vốn đã được manh nha từ thời đá giữa. Thú được thuần dưỡng phổ biến là chó, dê, cừu, bò, heo… Sang thời đại kim khí (4000–5000 năm trước công nguyên) có thêm lừa, ngựa với những đàn gia súc lớn hàng vạn con trên thảo nguyên. Hình thành lối sống du mục của các bộ lạc chăn 19 20 nuôi, có thêm nguồn thức ăn: thòt sữa và nguyên liệu da, lông. Tiến dần đến sử dụng gia súc vào cày, kéo, vận tải. Hình thành việc chọn lọc giống mới (dù chưa hoàn toàn có ý thức) cho năng suất cao. Xuất hiện sự can thiệp vào cân bằng sinh thái: hà mã, voi rừng, tê giác đã bò tiêu diệt khá nhiều, phá rừng lấy đất đai trồng trọt ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của thú rừng. NÔNG NGHIỆP : phát triển rộng khắp vào thời đá mới. Ngũ cốc được trồng chủ yếu là: lúa mì, mạch, ngô, lúa. Ngoài ra đã có đậu, mè, rau, củ, cây ăn quả và cây lấy dầu. Lúa nước xuất hiện ở vùng ven sông lớn, cùng với việc dự trữ nước, đưa nước vào đồng ruộng, đắp đê bảo vệ mùa màng. Bò ngựa dùng phổ biến vào cày kéo trong nông nghiệp. Dấu ấn chủ yếu là tính phong phú và sự cân bằng sinh thái chưa bò phá vỡ nghiêm trọng. Cuộc sống ổn đònh trong thời đá mới. Sự phân công trong xã hội nông nghiệp ngày một rõ. Một bộ phận đã tách rời canh tác mà chăm chú vào sản xuất công cụ phục vụ canh tác như cày cuốc và phục vụ sinh hoạt như cối xay…Những sản phẩm có tính hàng hóa này sẽ được trao đổi dưới dạng mua bán và thò trường sơ khai cũng hình thành ở những nơi tương đối tập trung đông người chuyên sản xuất và giao dòch, mua bán. Đô thò sơ khai cũng hình thành từ đó. CÔNG NGHIỆP : bắt đầu muộn nhưng làm biến đổi sâu sắc giới tự nhiên trong thời gian vô cùng ngắn so với toàn bộ lòch sử tự nhiên. Hình thái kinh tế này được bắt đầu bằng việc sáng tạo động cơ hơi nước. Đó là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai của nhân loại, trong đó hệ thống kỹ thuật mới được hình thành, công trường thủ công được chuyển sang nền đại sản xuất tư bản chủ nghóa. Máy móc tạo năng suất lớn, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống: – Nông nghiệp với máy móc phát quang, phá rừng, xây dựng công trình thủy lợi, đại thủy nông. – Khai thác mỏ phá hủy sinh thái rừng và tài nguyên động thực vật, ảnh hưởng xấu đến đòa tầng. – Năng lượng tiêu thụ nhiều: than, dầu mỏ, khí đốt phát sinh ô nhiễm môi trường. – Chủ nghóa thực dân tiêu diệt hàng loạt động vật rừng, phá hủy nghiêm trọng tài nguyên rừng (và nhiều bộ lạc người cũng bò tiêu diệt) tạo những cuộc di cư lớn trong lòch sử. Người da đen bò bắt làm nô lệ để khai thác những vùng đất mới mà bọn thực dân phương Tây đã xâm chiếm được. Một sự thay đổi căn bản về bản đồ dân số trên thế giới. – Nguồn năng lượng truyền thống cạn kiệt nhanh. Môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Dân số thế giới tăng quá độ. Đa dạng sinh học suy giảm. Khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng đồng ngày càng lớn. Xung đột môi trường ngày càng gay gắt và mang rõ tính xung đột chính trò – xã hội. Một nét tiêu biểu là hiện tượng đô thò hóa: Thực tế thì đô thò đã xuất hiện từ sự phát triển nông nghiệp tạo ra dư thừa, cùng sự phát triển thủ công nghiệp tách rời nông nghiệp tạo tiền đề cho đô thò hóa. 21 22 Một bộ phận dân cư tách ra khỏi việc đồng áng để tập trung lại thành các thò trấn. Thò trấn đầu tiên đã xuất hiện từ 3 – 4 ngàn năm trước công nguyên nhưng đô thò hóa quy mô thế giới chỉ bắt đầu trong thế kỷ 19. Đặc trưng của đô thò là: Các thành tố tự nhiên được thay thế bởi tạo phẩm văn hóa với một mạng lưới cấu trúc vệ tinh vây quanh (thò trấn, trang trại, thôn ấp liên kết nhau qua hệ thống giao thông) + Các biểu hiện phong phú về văn hóa (từ phong tục tập quán, tâm lý trở đi), đời sống vật chất và tinh thần. + Bên ngoài cứ tưởng là tách rời khỏi tự nhiên nhưng thực tế gắn bó mật thiết, thể hiện bằng việc sử dụng lương thực thực phẩm, nhiên liệu và nguyên liệu. + Tăng dân số là hiện tượng rất phổ biến dẫn tới mở rộng phạm vi đô thò, tiêu thụ nhiều sản phẩm và nhiều hệ quả phát triển khác: Nghiêm trọng nhất là ô nhiễm môi trường, trước hết là ô nhiễm không khí (do công nghiệp, giao thông và sinh hoạt) + Đặc điểm cơ bản của đô thò như một trung tâm tiêu thụ tài nguyên là không hề thay đổi trong suốt quá trình phát triển. Giải quyết vấn đề đô thò hóa phải xem xét trong mối quan hệ với nhiều nhân tố ảnh hưởng toàn cục như: dân số, đất đai, lương thực và các tài nguyên khác. Đó là một yêu cầu trong chiến lược sinh thái môi trường. HẬU CÔNG NGHIỆP : Hay còn gọi là SIÊU CÔNG NGHIỆP (Super Industrialism). Đó là giai đoạn mới được dự báo trong sự phát triển với tốc độ cao về kỹ thuật công nghệ cũng như văn hóa xã hội với nhu cầu hưởng thụ rất cao. Điều đó đòi hỏi nếp suy nghó mới về cách ứng xử trong hệ sinh thái, dưới khẩu hiệu phát triển bền vững. Đó là chiến lược toàn cầu về quy hoạch lại toàn bộ tài nguyên trên trái đất. Giáo sư Đặng Hữu đã có một dự báo về hình thái kinh tế hậu công nghiệp như sau: Trong 15 năm qua do tác động của cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đó là bước ngoặt lòch sử có ý nghóa trọng đại đưa nền kinh tế toàn cầu từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, đưa nền văn minh loài người từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ với 10 đặc điểm chủ yếu sau: 1. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Ý tưởng đổi mới và công nghệ mới tạo ra nhiều việc làm mới và nâng cao chất lïng cuộc sống, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dòch chuyển cơ cấu nhanh. 2. Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất. Mọi doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hóa, ít có phân biệt giữa phòng thí nghiệm và công xưởng 3. Công nghệ thông tin được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong mọi lónh vực, mang thông tin đa phương tiện phủ khắp cả nước, nối kết hầu hết gia đình và tổ chức. Thông tin trở thành tài 23 24 nguyên quan trọng. Mọi lónh vực đều có tác động của công nghệ thông tin. 4. Dân chủ hóa được thúc đẩy. Mọi người đều được truy cập thông tin cần thiết dẫn đến dân chủ hóa, công khai hóa các hoạt động và tổ chức điều hành xã hội. Các chính sách của nhà nước và của các tổ chức đều được thông tin kòp thời. Người dân có thể nghiên cứu, phát biểu ý kiến ngay lập tức. Không còn tình trạng bưng bít thông tin. 5. Xã hội học tập: Giáo dục rất phát triển. Người dân được học thường xuyên ở trường, ở trên mạng và học từ xa. Đầu tư cho giáo dục và khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất. Đầu tư vô hình (giáo dục, khoa học, con người) cao hơn đầu tư hữu hình (cơ sở vật chất). Phát triển con người là nhiệm vụ trọng tâm. 6. Tri thức trở thành vốn quý nhất, là nguồn lực hàng đầu tạo nên tăng trưởng. Tri thức không bò mất đi lúc sử dụng mà được chia sẻ, tăng lên và hầu như không bò tốn kém khi chuyển giao. 7. Sáng tạo đổi mới thường xuyên là động lực tăng trưởng hàng đầu. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, có khi chỉ mấy năm thậm chí chỉ mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển, phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Trước đây người ta hay chọn những công nghệ đã chín muồi. Ngày nay người ta phải tìm công nghệ mới nẩy sinh vì chín muồi là sắp tiêu vong. 8. Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lónh vực khi một công ty thành công thì các công ty khác phải tìm cách chuyển hướng hoặc sát nhập 9. Toàn cầu hóa: Thò trường và sản phẩm mang tính toàn cầu. Sản phẩm ở bất cứ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp thế giới. Phần lớn các sản phẩm đều được thực hiện từ nhiều nơi trên thế giới, là kết quả của công ty ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa… 10. Thách đố văn hóa: Các xã hội phải có nhiều nỗ lực để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của mình để tránh bò hòa tan. 1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến con người 1.2.1 Ảnh hưởng của phương thức sống và thức ăn Karl Linné từ thế kỷ 18 đặt con người vào bộ linh chưởng (Primates). Thực ra bản chất con người vừa là cơ thể sinh học (Somatic) vừa là văn hóa (Cultural). Quá trình khai thác môi trường từ cây cỏ, động vật và sự thích nghi với điều kiện sống này là xuất phát điểm sâu xa dẫn đến chế tác công cụ. Và sáng tạo công nghệ chính là biểu trưng của văn hóa. Đó là sự thích nghi mới – thích nghi văn hóa, thể hiện trên những cấu tạo và chức năng mới của cơ thể: – Hoàn thiện khả năng cầm nắm hướng tới chế tác và cải tiến công cụ. – Tăng cường ý nghóa của kích thích thò giác trên cơ sở phát triển thò giác. – Thoái hóa hàm răng, chuyển chức năng cầm nắm từ răng sang bàn tay, chuyên biệt hóa chi sau với chức năng đi thẳng. 25 26 – Phức tạp hóa cấu trúc và chức năng não bộ, đặc biệt là các trung khu liên quan đến hoạt động tổng hợp (ngôn ngữ, chữ viết). Việc tăng cường sử dụng protein động vật, tạo thêm cơ sở vật chất có liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể và tiến hóa của các loại hình người. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến biến dò các đặc điểm cơ thể: Ví dụ: Bộ tộc Maxai chăn nuôi, ăn thòt nhiều, cao lớn hơn đến 10 cm và 10 kg so với bộ tộc Kaknia ở Kênia chuyên trồng trọt. Môi trường sinh thái và chế độ dinh dưỡng tạo ra những dò biệt khá lớn về đáp ứng sinh học. Ví dụ: Tiến bộ văn hóa (y học) làm yếu hoặc loại trừ một số áp lực chọn lọc nhưng lại khơi mào cho một số áp lực mới: AIDS, các bệnh về tim mạch … Văn hóa, một mặt là sự đáp ứng trước áp lực môi trường, mặt khác lại là áp lực tạo nên tính đa hình di truyền. Vì vậy với con người, hai mặt sinh học và văn hóa không tách rời nhau. 1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu Biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau theo mùa, theo đòa lý v.v… đều là tổng hợp của nhiều thành phần như nhiệt độ, độ ẩm, gió, mây, mưa, nắng, tuyết v.v…Các tác động này được thông qua nhiều rào chắn tự nhiên (sông, hồ, biển, núi, cây, rừng v.v …) và văn hóa (nhà cửa, đường sá …) tạo thành khí hậu đòa phương, tiểu khí hậu, vi khí hậu. Điều hòa nhiệt là thích nghi sinh học chủ đạo liên quan đến các chức năng của tổ chức cơ thể. Một số cơ cấu góp phần đảm bảo tốt thích nghi với khí hậu. Nhiệt độ môi trường thay đổi thì nhiệt độ da cũng biến thiên theo, nhưng nhiệt độ trung tâm cơ thể bao giờ cũng ổn đònh, vào khoảng 36– 0 37 C . 1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường đòa hóa Hàm lượng khoáng chất trong thành phần sinh hóa cơ thể liên quan đến quá trình biến đổi nội bào (tạo xương, điều hòa áp lực thẩm thấu v.v …). Tương quan về tỷ lệ số lượng các thành phần khoáng trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần khoáng cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, tăng trưởng, phát triển: Bệnh bướu cổ liên quan đến hàm lượng iod, sâu răng liên quan đến hàm lượng fluor trong nước, v.v … 1.3. Tác động tương hỗ của con ngườihệ sinh thái Con người là một thành viên trong các hệ sinh thái tự nhiên quanh mình, có quan hệ tương hỗ thông qua các mắt xích thức ăn, hoạt động lao động sản xuất nhưng đặc biệt là thái độ đối xử đối với môi trường. Con người gây ra: – Biến đổi và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên. Tài nguyên cạn kiệt. Xuất hiện nhiều hệ sinh thái nhân tạo không hề ổn đònh: đô thò, hồ chứa nước, đập dâng, cảnh quan văn hóa… – Ô nhiễm môi trường. – Suy giảm đa dạng sinh học: Nhiều loài sinh học bò tuyệt diệt, trở nên quý hiếm. – Suy giảm chất lượng cuộc sống của chính mình. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội, môi trường sống, quan hệ xã hội, cụ thể là việc làm, thu nhập, hưởng thụ và an ninh xã hội. Dân số tăng nhanh, sản lượng ngũ cốc 27 28 tăng không đáng kể, hoa quả thòt sữa không tăng. Mức sử dụng năng lượng tăng nhanh. Bệnh xã hội, tệ nạn xã hội tăng nhiều. Chiến tranh và xung đột quyền lực, sắc tộc, tôn giáo xẩy ra liên miên nhiều nơi. Để đánh giá chất lượng cuộc sống của một cộng đồng người ta có thể dùng nhiều tiêu chí khác nhau và theo nhiều cách thức khác nhau. Trên thế giới người ta dùng phổ biến tiêu chí Tổng thu nhập quốc dân theo đầu người (GDP) hay Tổng sản phẩm quốc gia theo đầu người (GNP). Đó là hai tiêu chí có tính tổng lượng cao, phản ánh được năng lực kinh tế của nhà nước. Tuy nhiên hai tiêu chí này chỉ mới phản ánh được về mặt kinh tế, nói lên sự giàu nghèo của một quốc gia. Chúng không biểu thò đầy đủ tình trạng phân phối các thành tựu giữa các thành viên trong xã hội, không phản ánh được quá trình nâng cao về nhiều mặt tinh thần văn hóa cũng như về mặt sức khỏe thể chất và tâm lý. GDP không nói lên điều gì về bản chất của hoạt động sản xuất: sản xuất lúa gạo hay sản xuất súng đạn, chi phí cho giáo dục hay chi phí cho cảnh sát, xây dựng khu Casino hay xây dựng bêïnh viện miễn phí cho người nghèo. Một dollar là một dollar cho dù hiệu quả xã hội rất khác nhau, thậm chí hoạt động này có thể gây tai hại rất nhiều cho một hoạt động khác. Tuy nhiên, cho đến nay GDP vẫn được ưa dùng trước tiên bởi vì nó cho phép so sánh tiềm lực sản xuất tương đối của các quốc gia khác nhau. Để khắc phục một phần nhược điểm của GDP, nhiều nước đã sử dụng chỉ số “Phát triển con người– HDI”, còn gọi là chỉ số “Phát triển nhân lực”, bao gồm các tiêu chí: tuổi thọ trung bình, trình độ dân trí và thu nhập thực tế. Tuổi thọ con người nói lên khả năng được sống trong cuộc sống lành mạnh, bình yên, no đủ. Trình độ dân trí, hay trình độ giáo dục, nói lên khả năng tiếp thu văn hóa, khoa học của người dân, thường được đo bằng mức độ phổ cập giáo dục hay tỷ lệ số người biết chữ trong cộng đồng. Thu nhập thực tế của người dân nói lên khả năng được tiếp cận các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu cuộc sống trước mắt và lâu dài. HDI là trung bình cộng của ba tiêu chí đó. Trong năm 1989 HDI của Việt Nam là 0,560 được xếp thứ 122 trên 174 nước trong khi GDP chỉ được xếp thứ 148. HDI trung bình của thế giới là 0,772. Canada được xếp cao nhất 0,960, trong khi GDP của họ chỉ là thứ 10. Người ta còn dùng chỉ số “Phát triển giới– GDI” (Gender related development index) để so sánh mức phát triển của phụ nữ, cũng là nhằm đánh giá mức độ bình đẳng giới. Thụy Điển có GDP xếp thứ 22, HDI cũng xếp thứ 22 nhưng GDI được xếp vào loại nhất. GDI của Việt Nam được xếp thứ 108. Thực ra chất lượng cuộc sống là một khái niệm rất mềm dẻo mà khi xem xét phải lưu ý đến rất nhiều khía cạnh khác nhau như: 1. Dân số; 2. Lao động và việc làm; 3. Nghề nghiệp; 4. Giáo dục; 5. Điều kiện lao động; 6. Tai nạn lao động; 7.Tiện nghi gia đình; 8. Hôn nhân gia đình; 9. Hoạt động xã hội; 10. Bảo hiểm xã hội; 11. Sức khỏe và y tế; 12. Trật tự xã hội; 13. Tiền lương và thu nhập; 14. Công bằng xã hội; 15. Môi trường, v.v… 29 30 Một nhà giáo dục môi trường Ấn Độ, ông R.E.Sharma, quan niệm chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng ngày càng tăng tiến các nhu cầu cơ bản về lương thực, năng lượng, nhà ở, giáo dục, y tế, an ninh xã hội. Để đánh giá chất lượng cuộc sống cần phải xem xét mức độ bền vững, ổn đònh trong tương quan hài hòa với tự nhiên, không làm hại tự nhiên. Sharma đưa ra mô hình cuộc sống là một hình sao 5 cánh và mỗi đỉnh là một hình sao 5 cánh khác. Bảng 4 Đặc trưng của hệ thống thành phần (1 – 5) Đặc trưng của hệ thống lớn (I – V) 1 2 3 4 5 I. Các vấn đề dân số Quy mô Cơ cấu Phân bố Biến đổi tự nhiên Biến đổi cơ học II. Các vấn đề phúc lợi GDP/ng Giáo dục Bảo hiểm xã hội Nhà cửa Y tế III. Các vấn đề tài nguyên môi Nguồn lao Công Môi trường tự Vốn Lương trường động nghệ nhiên thực IV. Các vấn đề chính trò– xã hội Hệ thống xã hội Hệ thống chính trò Giá trò văn hóa Lối sống Giá trò tôn giáo V. Các vấn đề kinh tế Thương mại Viện trợ Đầu tư Cơ cấu ngành nghề Cơ cấu kinh tế Ưu tiên phát triển TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU 1. Nguyễn Đình Khoa, 1983, Môi trường sống và con người, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 2. Phạm Thò Ngọc Trầm, 1987, Môi trường sinh thái– vấn đề và giải pháp, NXB Chính trò Quốc gia. 3. Odum, 1978 (dòch), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 4. Olivier, 2002 (dòch), Sinh thái học nhân văn, NXB Thế giới. 5. http// en.wikipedia – org/wiki/ecology/Human ecology/Sociology. 6. Nguyễn Đăng Thu (Chủ biên)ï, 2004, Bệnh học nội khoa, NXB Y học. - Chương 1 : 1. Hãy nêu vài đặc điểm quan trọng nhất trong dự đóan về hình thái kinh tế hậu công nghiệp. IV V I III 54 2 3 1 II . I KHÁI QUÁT VỀ HỆ SINH THÁI NGƯỜI Mục tiêu Trên cơ sở giới thiệu vắn tắt về môi trường và hệ sinh thái, học viên cần đọc lại những vấn đề đã học về sinh. người. 1.1.2 Các hình thái kinh tế: Cùng với sự phát triển tiến hóa của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái người

Ngày đăng: 23/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU - Khái niện về hệ sinh thái người
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 4 - Khái niện về hệ sinh thái người

Bảng 4.

Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan