Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
163 KB
Nội dung
Trường THCS Thị Trấn Dun Hải Kếhoạch chun mơn học kỳ I PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN DUYÊN HẢI Đôïc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN DUYÊN HẢI KẾHOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊNMÔN Học kỳ I - Năm Học : 2010 - 2011 Căn cứ vào chủ đề năm học 2010 – 2011: “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010 - 2011, ngày 29 – 09 – 2010 của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Dun Hải; Căn cứ vào hướng dẫn số 31/HD-PGD-ĐT, ngày 29 – 09 – 2010 của Phòng Giáo dục & Đào tạo, về việc “hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011”; Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của trường THCS Thị Trấn Dun Hải; Căn cứ vào những thành quả đã đạt được của năm học 2009 – 2010; Căn cứ vào tình hình thực tế cơ sở vật chất, nhân sự của trường , Nay bộ phận chun mơn của trường đề ra kế hoạc học kỳ I, năm học 2010 – 2011 như sau : I/ Nhiệm vụ chung. 1/ Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy cơ là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2/ Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong quản lý và dạy học; Đảm bảo mơi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. 3/ Củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở nơi có điều kiện. 4/ Tăng cường cơng tác tư tưởng chính trị trong giáo viên, giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo điều kiện cho các em “ NĨI ĐIỀU HAY LÀM ĐIỀU TỐT” giúp đỡ bạn, xây dựng tốt các mối quan hệ “SỐNG CĨ TRÁCH NHIỆM” hình thành nếp sống văn minh, tự tin, năng động, vì cộng đồng. II/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ. 1. Những cơng việc trọng tâm trong học kỳ I. - Cần tạo sự chuyến biến mạnh về nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trang 1 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài, giảng dạy, học tập. - Tạo sự chuyển biến mạnh về ý thức học tập của học sinh. 2. Mục tiêu kế hoạch. - Mục tiêu chung: Cần tạo chuyển biến rõ rệt về các vấn đề sau: */ Phấn đấu duy trì và củng cố vững chắc kỷ cương, nền nếp chuyên môn. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Sử dụng có hiệu quả cao các trang thiết bị dạy học. */ Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng học sinh đại trà, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Đặc biệt lưu ý đến chất lượng môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh văn các khối lớp và chất lượng học sinh khối lớp 9. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. */ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn. Duy trì vững chắc lề lối và đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp, phấn đấu đến cuối năm học 70% giáo viên trở lên, đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. */ Ứng dụng CNTT trong soạn bài, giảng dạy và làm các loại hồ sơ. 3. Mục tiêu cụ thể: 3.1. Duy trì sĩ số: - Duy trì sĩ số học sinh đến cuối học kỳ I: + Khối 6: 98 % + Khối 7: 98 % + Khối 8: 98 % + Khối 9: 98 % Toàn trường : 98 % - Thực hiện công tác giữ vững số lượng học sinh theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục, nhà trường và xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng. - Không để học sinh bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh khó khăn, chán nản trường, lớp, … 3.2. CHẤT LƯỢNG HAI MẶT GIÁO DỤC - Chất lượng về học lực: Phấn đấu đạt cao hơn các chỉ tiêu sau : Khối lớp Xếp loại (tính theo %) Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém 6 18 27 40 15 7 24 28 38 10 8 10 35 48 07 9 15 30 48 07 Toàn trường 17 30 43 10 Trang 2 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I - Chất lượng về hạnh kiểm: Khối lớp Xếp loại (tính theo %) Tốt Khá Trung bình Yếu 6 60 32 06 02 7 65 32 2,5 0,5 8 50 46 04 / 9 60 38 1,5 0,5 Toàn trường 59 37 3,5 0,5 - Chất lượng từng môn học (đạt từ trung bình trở lên): Môn Khối 6 (%) Khối 7 (%) Khối 8 (%) Khối 9 (%) Toán 75 78 75 78 Vật lý 78 91 86 98 Tin học 88 88 / / Hóa học / / 88 88 Sinh học 96 98 95 98 Công nghệ 97 98 92 98 Thể dục 99 99 97 99 Ngữ văn 77 78 88 88 Mĩ thuật 95 95 95 98 Âm nhạc 98 98 98 98 Anh văn 87 84 88 80 Lịch sử 92 92 95 95 Địa lý 92 92 95 95 GDCD 92 95 95 95 3.3. QUY ĐỊNH VỀ GIÁO ÁN, CHẤT LƯỢNG SOẠN BÀI * 100 % giáo viên lên lớp phải có giáo án. * 100 % giáo án đạt yêu cầu trở lên về soạn giảng. - Giáo viên lên lớp phải có giáo án, Đồ dùng dạy học theo qui định của tiết dạy hoặc tự làm thêm. - Giáo án phải soạn đầy đủ các phần , các cột theo qui định của bộ môn. - Giáo án phải xác định được các kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, chú ý hệ thống câu hỏi, soạn kỹ phần củng cố dặn dò, phải đảm bảo phần liên hệ thực tế cuộc sống (chú ý đến giáo dục vệ sinh, môi trường, an toàn giao thông, … ), giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh (nếu có thể được). - Hình thức: không soạn trên giấy rời, có thể soạn trên máy tính, ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, tuần dạy, tiết dạy theo phân phối chương trình, giáo án phải sạch đẹp, rõ, ràng, . Giáo án phải được tổ trưởng duyệt trước 01 tuần trước khi lên lớp. - Sau mỗi tiết dạy phải có phần rút kinh nghiệm trong giáo án. 3.4 .CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TRÊN LỚP Trang 3 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I * 100 % GV thực hiện tốt khâu soạn, giảng phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Thực hiện đúng đủ chương trình của Bộ giáo dục – Đào tạo quy định, tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của trường, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng học sinh yếu kém. - Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học cho mỗi tiết dạy theo qui định của bộ môn hiện có tại trường đồng thời tự làm thêm đồ dùng dạy học khi cần thiết. - Tạo mối quan hệ gần gủi, đoàn kết, gắn bó giữa thầy và học sinh, học sinh với học sinh. - Chú ý liên hệ thực tế cuộc sống, giáo dục tư tưởng tình cảm đạo đức cho học sinh, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, an toàn giao thông,… - Quan tâm xây dựng nề nếp học của bộ môn cho học sinh. 3.5. THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC * 100 % GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Chú ý phát huy tính tích cực của học sinh. * Sử dụng 100% thiết bị đồ dùng được cấp, tự làm theo yêu cầu của bài dạy. * 100% giáo viên được dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm. - Tiếp tục cải tiến phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, không đọc chép, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác tối đa đồ dùng dạy học hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị dạy học. - Vận dụng các chuyên đề của Phòng Giáo dục – Đào tạo theo định kỳ, xây dựng các chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, thi viết sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, . - Tăng cường luyện tập, giảm nhẹ 1ý thuyết, tăng tính thực hành, chuẩn bị tốt, đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan, chuẩn bị tốt khâu củng cố . - Tổ chức hoạt động tập thể, nhóm để học sinh tự phát hiện kiến thức. 3.6. QUI ĐỊNH VỀ CHẤM BÀI, TRẢ BÀI, CHO ĐIỂM * 100% GV thực hiện tốt khâu chấm bài, trả bài, sửa bài, cho điểm. * Chấm bài chính xác, công bằng vô tư , lời phê rõ ràng , nêu rõ ưu khuyết điểm của bài làm, trả bài kịp thời (kiểm tra 15 phút trong 01 tuần, kiểm tra từ 01 tiết trở lên trong 02 tuần, đối với môn có tiết trả bài kiểm tra thì theo phân phối chương trình), sửa bài đúng yêu cầu trọng tâm của kiến thức, sửa lỗi cho học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của bài làm. 3.7. QUI ĐỊNH VỀ DỰ GIỜ, THAO GIẢNG, BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ - Giáo viên dự ít nhất 10 tiết - Tổ trưởng, tổ phó dự ít nhất 02 tiết/01 giáo viên. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dự 60 % ( 01 tiết/01 giáo viên). - Mỗi giáo viên thao giảng ít nhất 02 tiết , 50 % giáo viên báo cáo chuyên đề , 100 % giáo viên dạy 01 tiết có ứng dụng công nghệ thông tin. - Tất cả giáo viên tham gia dự giờ đồng nghiệp tại trường, theo chuyên đề của Phòng Giáo dục – Đào tạo và các tiết thao giảng, hội giảng tại trường bạn. - Giáo viên dự giờ, thao giảng, báo cáo chuyên đề đúng theo qui định của trường, có trao đổi rút kinh nghiệm. Trang 4 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I - Vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm của những giờ dự. 3.8. QUI ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC KIỂM TRA, THI * 100% giáo viên, học sinh thực hiện tốt quy chế kiểm tra, thi, coi thi. - Tổ chức nghiêm túc các đợt kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ I để đánh giá chính xác về chất lượng từng bộ môn. - Giáo viên và học sinh nắm được lịch kiểm tra, thi và nhiệm vụ cụ thể trong từng đợt tổ chức. 3.9. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HS GIỎI - Tham gia đầy đủ các môn (có tổ chức thi), mỗi môn tối thiểu: 03 học sinh. - Có từ 01 học sinh/môn đạt học sinh giỏi cấp huyện trở lên. - Phát hiện và chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. - Tất cả các lớp 9 đều phải có đối tượng học sinh để bồi dưỡng ở tất cả các môn có thi học sinh giỏi. - Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Sắp thời khóa biểu bồi giỏi khoa học, hợp lý. 3.10. CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU,KÉM - Loại yếu lên trung bình: 50 % - Loại kém lên yếu: 100 % - Tỉ lệ HS yếu, kém không quá 10%. - Quan tâm nắm bắt kịp thời đối tượng học sinh yếu, kém của từng bộ môn, từng khối lớp. - Giúp học sinh yếu kém lấy lại kiến thức căn bản qua những buổi phụ đạo. - Phấn đấu giảm thiểu số lượng học sinh yếu, kém. 3.11. QUI ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM - 70% giáo viên chủ nhiệm đạt suất sắc. - Duy trì sĩ số đạt 98 % trở lên. - Theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình học sinh của lớp (chuyên cần, vệ sinh, học lực, học sinh cá biệt, những khó khăn của học sinh, hoạt động của lớp, ý kiến về các giáo viên bộ môn như thế nào ?…) - Phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác phụ đạo học sinh yếu, kém. - Xử lý, động viên kịp thời những học sinh vi phạm hay có tiến bộ. - Tạo mối đoàn kết gắn bó giữa nhà Trường – Học sinh, Thầy – Học sinh, Học sinh – Học sinh. - Giúp học sinh có được định hướng trong việc chọn Ban ở THPT và chọn nghề cho bản thân sau khi Tốt nghiệp THCS (giáo dục hướng nghiệp). 3.12. XÂY DỰNG, ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN. - 100% giáo viên dự giờ đúng theo qui định. - 100% giáo viên tham gia chuyên đề do Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo, trường tổ chức. - 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ hè,… - Giáo viên giỏi cấp trường 25/41 chiếm 61 % - Mỗi giáo viên đều phải tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề bằng nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành. Trang 5 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I - Tự học kết hợp với tham gia dự giờ, họp tổ, chuyên đề, thao giảng,… - Đánh giá chất lượng giảng dạy, tay nghề của từng giáo viên, tổng kết thi đua trong tổ, xét thi đua cuối cuối năm thật chính xác, công bằng ,… 3.13. CÔNG TÁC PHỔ CẬP THCS - Đạt chuẩn phổ cập theo quy định. - Củng cố vững chắc kết quả hoàn thành phổ cập THCS năm 2010. - Tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn không đến được lớp phổ III/ NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH 1/ Thực hiện chương trình kếhoạch dạy học - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kếhoạch dạy học và quy định biên chế năm học của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tổ chức khai giảng, thực học, sơ kết học kỳ, . đúng lịch. Tổ chức dạy học tự chọn theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT. Xây dựng kế hoạch, lịch chương trình chi tiết cho học kì và cả năm. Dạy học ngoại khoá - Thực hiện đủ, đúng chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đưa nội dung hoạt động NGLL, hướng nghiệp tích hợp và các bộ môn khác. - Tổ chức cho học sinh lớp 8 học nghề phổ thông. 2/ Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn: * Hệ thống hồ sơ. 2.1/ Đối với cán bộ, giáo viên: 2.1.1/ Giáo án: Phải đảm bảo các yêu cầu sau. - Phải soạn mới trước khi lên lớp 1 tuần (không được sử dụng giáo án cũ). Bài soạn đảm bảo đạt chuẩn về mặt kiến thức, kĩ năng, đúng nội dung và chương trình, phù hợp với đặc trưng bộ môn, đảm bảo yêu cầu về đổi mới phương pháp. Đối với các môn có tổ chức thi HS giỏi các cấp ; phải hoàn thiện tiến trình bài giảng theo chương trình, có nâng cao, bổ trợ kiến thức phù hợp với đối tượng HS và yêu cầu cụ thể đối với các em trong đội tuyển. Đặc biệt chú ý tính định hướng về nội dung thi học sinh giỏi khi bồi dưỡng HS, nhất là thi vào THPT. - Có vở soạn và vở giải bài tập nâng cao khi tham gia bồi dưỡng HS. 2.2.2/ Sổ kếhoạch giảng dạy theo tuần: - Phải hoàn thành ngay vào thứ bảy hàng tuần, đúng tiến độ, đúng phân phối chương trình và để ở văn phòng. 2.2.3/ Sổ dự giờ : - Sổ dự giờ ghi dầy đủ nội dung, có nhận xét đánh giá từng phần và nhận xét xếp loại, rút kinh nghiệm ngay sau tiết dự, đảm bảo hiệu quả trong khi rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp và nâng cao hiệu quả bồi dưỡng của bản thân . - Phải cho điểm xếp loại tiết dự giờ theo thang điểm 20 2.2.4/ Sổ chủ nhiệm (đối với GVCN) : - Phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong sổ, sử dụng và cập nhật thông tin thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, phát huy tác dụng trong giáo dục đạo đức, ý Trang 6 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I thức học tập của HS. Chú trọng các biện pháp GD với các đối tượng HS, dặc biệt HS chưa ngoan, yếu kém về học tập. - Có sổ theo dõi học sinh vi phạm nội quy, các khoản thu trong năm học, có kết hoạch và sơ kết tuần,… 2.2.5/ Sổ điểm cá nhân: - Cập nhật điểm thường xuyên, đúng tiến độ, sửa điểm đúng quy định. - Vào điểm ở sổ điểm lớn đúng quy định. 2.2.7/ Sổ họp: - Ghi nội dung các cuộc họp và công việc liên quan đầy đủ. - Ghi tên , số các công văn . mà BGH đã triển khai. 3/ Đối với tổ chuyênmôn : 3.1/ Kếhoạch hoạt động: - Do tổ trưởng lập (kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm), xây dựng và cụ thể hoá từ kếhoạch chung của nhà trường, triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ. 3.2/ Sổ ghi chép hoạt động của tổ: - Ghi chép chi tiết nội dung các cuộc họp, sinh hoạt bồi dưỡng chuyênmôn và nghiệp vụ, công tác kiểm tra của tổ trưởng. - Sổ kí duyệt giáo án và có nhận xét từng thành viên trong tổ - Sổ theo dõi chuyên môn, báo cáo chuyên đề, thao giảng, … 3.3/ Sổ kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn: - Lập kếhoạch kiểm tra, thanh tra GV ngay từ đầu năm học và thông báo với GV; ghi đầy đủ, rõ ràng nội dung và kết quả kiểm tra, thanh tra của từng GV trong tổ. 4/ Thực hiện đúng các Quy định về dự giờ dạy và kiểm tra, đánh giá. 4.1/ Ban giám hiệu: - Kiểm tra hồ sơ trong 1 học kỳ ít nhất 2 lần/GV (giáo án 1 lần/tháng), dự giờ 60 % giáo viên. 4.2/ Giáo viên: - Mỗi GV phải bố trí dự giờ đồng nghiệp ít nhất 10 tiết. Có biện pháp khắc phục triệt để những khuyết điểm sau kiểm tra, thanh tra. GV phải tham gia góp ý kiến, rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp một cách tích cực, chú trọng giúp đỡ GV còn hạn chế trong đổi mới phương pháp giảng dạy. 4.3. Kiểm tra, chấm chữa bài, cho điểm, đánh giá HS: - Tích cực hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp" - Phải thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra cho điểm theo yêu cầu về tiến độ thời gian và đúng quy định. Không lấy điểm kiểm tra 15’ thay thế cho điểm kiểm tra miệng hay 1 tiết. Cho điểm vào sổ cá nhân ngay sau khi trả bài kiểm tra. Thực hiện Trang 7 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I chính xác các quy định cho điểm của các môn học. Kiểm tra thường xuyên vở ghi, vở bài tập, vở soạn bài của học sinh. - Kiểm tra từ 1 tiết trở lên phải có ma trận, đề kiểm tra và đáp án, tỷ lệ hợp lý giữa trắc nghiệm – Tự luận ở từng môn và nộp trước khi kiểm tra 01 tuần cho người duyệt. Trả bài kiểm tra cho HS không quá 01 tuần đối với bài dưới 1 tiết, không quá 2 tuần đối với bài kiểm tra 01 tiết trở lên và ghi điểm vào sổ điểm cá nhân (các môn có tiết trả bài kiểm tra thì thực hiện như PPCT). Khi chấm phải chữa bài, sửa lỗi, ghi lời phê và làm tròn điểm đúng quy định. Bài kiểm tra 1 tiết sau khi trả. Bài kiểm tra học kỳ sau khi trả, GV thu lại và nộp về nhà trường để lưu giữ, kiểm tra khi cần. - Khi coi kiểm tra giáo viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định: Không làm việc riêng, không gây tâm lí quá căng thẳng đối với HS. Nhắc nhở ý thức làm bài nghiêm túc và có biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu tiết, không để xảy ra hiện tượng vi phạm rồi mới xử lý. - Công tác đánh giá HS đảm bảo đúng thực chất, đúng quy chế 40: GV dạy cùng môn cùng khối lớp cần chú ý thống nhất cao về đáp án, biểu điểm để tránh tình trạng chấm điểm không bình đẳng giữa các lớp của cùng một môn, của nhiều giáo viên cùng giảng dạy. - Quản lý điểm, cập nhật điểm kết quả học sinh vào sổ điểm lớn đúng quy định. 5/ Thực hiện giờ giấc, nề nếp chuyên môn, thực hiện kỷ luật lao động: - Chấp hành nghiêm túc phân công nhiệm vụ chuyênmôn và các nhiệm vụ khác. Thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp và chế độ hội họp. Giáo viên phải có mặt ở trường trước từ 5 phút để chuẩn bị điều kiện và tâm thế cho tiết dạy và dạy đủ 45 phút/tiết. Giáo viên có tiết cuối phải giám sát HS đóng cửa, tắt điện, tắt quạt và quản lý HS thời gian cuối giờ, ngăn chặn hiện tượng tụ tập và xử lý hiện tượng bất thường có thể xẩy ra. Tất cả CB, GV, NV phải có trách nhiệm uốn nắn giáo dục khi phát hiện các vi phạm của HS ở mọi lúc, mọi nơi. - Giáo viên nghỉ phải báo trước 02 ngày (trừ trường hợp đột xuất). Nghỉ ốm từ 3 ngày trở lên phải có giấy chứng nhận của bệnh viện và phải có đủ hồ sơ, giáo án, SGK, SGV gửi lại trường trước một ngày. Giáo viên đi công tác cũng phải thực hiện quy định trên. - Giáo viên bộ môn phải chịu trách nhiệm về nề nếp của học sinh trong tiết dạy của mình và phải có biện pháp uốn nắn những vi phạm trong giờ dạy, đôn đốc học sinh học bài và làm bài của bộ môn mình phụ trách, không được đổ lỗi cho khách quan và cho học sinh do hạn chế về năng lực của chính bản thân mình. Có trách nhiệm bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm để thống nhất hướng khắc phục những tồn tại và đánh giá chính xác nền nếp giờ dạy. Phải quản lý học sinh trong giờ dạy có hiệu quả, không được để xảy ra tình trạng quản lý kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn cũng như làm ảnh hưởng đến giờ học của các lớp khác. 6/ Nâng cao trách nhiệm về chất lượng, bồi dưỡng HS : Trang 8 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I - Kiểm tra chất lượng đầu năm: Sử dụng kết quả khảo sát để phân loại ngay HS và có kếhoạch phụ đạo, bồi dưỡng, đặc biệt chú ý đến HS yếu kém, HS mới vào lớp 6, HS lớp 9. - Trách nhiệm về chất lượng: GV đăng ký và chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng bộ môn do mình đảm nhiệm. Lấy hiệu quả công việc và chất lượng cuối mỗi học kỳ và cả năm làm thước đo đánh giá xếp loại GV cuối năm. GVCN đăng ký và chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục, nề nếp HS lớp mình. - Bồi dưỡng HS : + Bồi dưỡng học sinh giỏi: Tập trung ở các môn Toán , văn , Lý, hóa , Ban giám hiệu phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và triển khai thực hiện ngay từ đầu tháng 12/2010. + Bồi dưỡng HS yếu kém: Tập trung ở các môn Ngữ văn, Toán, Anh văn, Hoá, Lý GV bồi dưỡng do tổ chuyênmôn phân công. Tổ chức học trái buổi. Cách thức tổ chức: GV được phân công phụ đạo học sinh căn cứ vào tình hình cụ thể của môn học, có biện pháp cụ thể triển khai thực hiện theo các hướng sau: *) Lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm và chuyênmôn bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy lớp cuối cấp. *) Tăng cường trách nhiệm của giáo viên trong giờ dạy chính khoá đảm bảo truyền đạt đủ, chính xác nội dung kiến thức theo hướng tích cực đổi mới về phương pháp giảng dạy.Tạo môi trường học tập thân thiện đối với học sinh. Động viên, khích lệ học sinh học tập tích cực. Bồi dưỡng HS yếu kém ngay trong từng giờ học chính khoá (nội dung bồi dưỡng được ghi bổ sung vào giáo án). Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở nhà. Yêu cầu: Lên kế hoạch, nội dung bồi dưỡng, được Tổ trưởng chuyênmôn duyệt hàng tuần. Có bài soạn đầy đủ, trong bài soạn có có nội dung cần củng cố những kiến thức học sinh còn hạn chế, lên lớp đúng giờ, giảng dạy và học tập có hiệu quả. * Quy định về dạy tích hợp một số nội dung ở các môn: triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo, của phòng Giáo dục & Đào tạo . 7/ Xây dựng nề nếp cho học sinh : - Tích cực hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động trong ngành Giáo dục & Đào tạo. - Nâng cao nhận thức của học sinh trong việc tự giác thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu để đại đa số học sinh ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong học tập và tu dưỡng. - Tổ chức các hoạt động theo đúng kế hoạch, tăng cường khâu tự kiểm tra của học sinh thông qua các hoạt động cờ đỏ. - Yêu cầu HS toàn trường thực hiện tốt những quy định cụ thể sau: + Đi học đúng giờ, thực hiện có hiệu quả 15 phút giờ. Xây dựng nội dung sinh hoạt ngoại khoá phong phú, bổ ích có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh. Đặc biệt chú trọng hiệu quả nâng cao nhận thức tự khẳng định mình của học sinh. Trang 9 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kếhoạchchuyênmôn học kỳ I + 100 % HS trong trường có đủ đồ dùng học tập, SGK, vở ghi bài theo quy định, có ý thức giữ vở sạch chữ viết. + Trang phục gọn gàng, giản dị và nghiêm túc, đúng quy định của trường và Điều lệ trường Phổ thông. + Không nói tục, chửi bậy. Lễ phép chào hỏi người lớn, các thày cô với thái độ nghiêm túc. Không vi phạm điều cấm đối với học sinh. + Rèn luyện cho học sinh nề nếp nghiêm túc trong kiểm tra thi cử, xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm. Học sinh phải xác định được động cơ học tập là: Học để lo cho chính quyền lợi của cá nhân mình và gia đình mình. + Có ý thức bảo vệ của công: Không viết, vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn ghế, tường nhà. Bảo quản và sử dụng tài sản, lớp học, trường học đúng quy định: Làm hỏng phải sửa, mất phải đền, giữ gìn cửa kính, cửa sổ cẩn thận, tránh để xảy ra vỡ, hỏng. Không làm gì ảnh hưởng đến cây xanh và bồn hoa. + Sử dụng nhà vệ sinh đúng quy định, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tiết kiệm khi sử dụng điện, nước. Ra khỏi lớp phải cài cửa sổ, tắt quạt, tắt điện thắp sáng. + Không leo trèo tường rào, cây cối, cổng trường và những khu vực có khả năng gây nguy hiểm. + Quan hệ bạn bè phải lành mạnh, trong sáng. Không được rủ rê, lôi kéo HS trường ngoài đến có hành vi làm ảnh hưởng tình hình trật tự trong và ngoài nhà trường, làm ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện của bản thân, của bạn bè và của học sinh trường khác. Không giao du với những phần tử ham chơi, lười học. Không ngộ nhận về tình cảm giữa các bạn khác giới, tự cho là mình đã đủ lớn để có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về tình cảm để hiện tượng đó chi phối và phân tán tư tưởng, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như nhân cách bản thân. Phấn đấu để: Học sinh đạt được “Học thật, kiểm tra thật, kết quả thật, thành tích thật”. 8/ Hoạt động của tổ chuyênmôn : - Xây dựng các tổ chuyênmôn vững mạnh đảm bảo: Tổ chức các hoạt động thiết thực, giáo viên cốt cán phát huy được vai trò, tạo môi trường để giáo viên được bồi dưỡng, rèn luyện. - Các tổ chuyênmôn căn cứ vào tình hình thực tế và bám sát vào kếhoạch của nhà trường để xây dựng kếhoạch hoạt động một cách chi tiết, cụ thể có tính khả thi. Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng giáo viên, từng khối lớp đúng với tình hình thực tế và khả năng của học sinh. Xây dựng biện pháp thực hiện của từng bộ môn chi tiết, phù hợp. - Lên nội dung sinh hoạt chuyênmôn hàng tuần chi tiết,. Xây dựng các chuyên đề đối với từng bộ môn một cách hợp lý, có hiệu quả. - Xây dựng biện pháp giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, phân công cụ thể giáo viên vững vàng về chuyênmôn giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về năng lực nghiệp vụ. Trang 10 [...]... dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và chuyênmôn Nhận thức rõ vai trò trách nhiệm và ý thức xây dựng truyền thống nhà trường, địa phương - Phát huy vai trò cá nhân trong công tác bồi dưỡng chuyênmôn kết hợp với giúp đỡ của đồng nghiệp và tổ chuyênmôn - Tham gia tích cực vào hoạt động các tổ, nhóm chuyênmôn Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng chuyênmôn tập trung vào đổi mới phương pháp giáo dục,... theo nhu cầu thực tế của địa phương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 Ban giám hiệu Trang 11 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kế hoạchchuyênmôn học kỳ I - Lập kế hoạch chỉ đạo cụ thể các hoạt động cho từng tuần, từng tháng - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, dự giờ thăm lớp các hoạt động chuyên môn, công tác chủ nhiệm Đánh giá đúng và rút kinh nghiệm kịp thời các trường hợp cần phải điều chỉnh - Động viên... việc không đúng quy định 2 Các tổ trưởng - Căn cứ vào kế hoạch của Ban giám hiệu, tổ trưởng lập kếhoạch hoạt động cụ thể cho từng tuần, từng tháng Phân công giảng dạy một cách hợp lý, bảo đảm mặt bằng lao động, chịu trách nhiệm về công tác chỉ đạo chất lượng các môn của tổ - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên các thành viên của tổ Lên kếhoạch kiểm tra chuyên đề đối với các hoạt động của giáo viên ít nhất...Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kế hoạchchuyênmôn học kỳ I - Có kếhoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cho từng khối lớp một cách chi tiết 9/ Công tác bồi dưỡng giáo viên - Chỉ đạo tốt việc thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình môn học, các tài liệu hướng dẫn đổi mới PPDH, các nội dung bồi dưỡng hè, BDTX vào dạy học... thân mình, đánh giá cho bạn để có các biện pháp tích cực trong học tập và rèn luyện 5 Công tác phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác Trang 12 Trường THCS Thị Trấn Duyên Hải Kế hoạchchuyênmôn học kỳ I - Ban giám hiệu phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Chi Đoàn giáo viên tổ chức tốt các đợt thi đua trong công tác giảng dạy và giáo dục phấn đấu đạt mục tiêu chất... động do nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, của ngành và các cơ quan tổ chức khác tổ chức Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, dự giờ thăm lớp các hoạt động chuyênmôn - Chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục bộ môn lớp mình giảng dạy và chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức ở lớp mà mình phụ trách công tác chủ nhiệm - Giáo viên có việc xin nghỉ phải có đơn báo cáo với tổ trưởng trước... Thực hiện báo cáo đúng quy định về nội dung và thời gian 3 Giáo viên - Thực hiện tốt các quy chế chuyênmôn của ngành, của trường, Điều lệ trường Trung học, các văn bản hiện hành của cấp trên: Lên lớp đúng giờ; có đầy đủ các hồ sơ, sổ sách theo quy định; không ngừng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác; đoàn kết, có ý thức xây dựng thương hiệu của trường THCS Thị Trấn Duyên Hải - Tham gia đầy đủ các hoạt... viên tiếp tục đăng ký đi học nâng cao trình độ trên chuẩn - Tăng cường kiểm tra, đặc biệt quan tâm đến giáo viên còn hạn chế và những hồ sơ kém chất lượng, nhằm nâng cao tác dụng bồi dưỡng giáo viên Có kếhoạch xây dựng điển hình trong công tác bồi dưỡng giáo viên Nhận xét, đánh giá, xếp loại thi đua giáo viên một cách công bằng, công khai, khách quan, dân chủ đúng với trách nhiệm và hiệu quả công việc... Thông báo kịp thời về ban vận động xa, thị trấn tình hình học sinh bỏ học, có nguy cơ trong từng tuần, tháng - Nhà trường tổ chức các phong trào vui chơi, giải trí bằng nhiều hình thức để tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các khối lớp - Thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh để chấn chỉnh kịp thời những bức xúc của học sinh 11.CÔNG TÁC PHỔ CẬP THCS - Làm tốt công tác duy trì sĩ số - Tích cực huy động . 3/ Đối với tổ chuyên môn : 3.1/ Kế hoạch hoạt động: - Do tổ trưởng lập (kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm), xây dựng và cụ thể hoá từ kế hoạch chung của. bồi dưỡng chuyên môn kết hợp với giúp đỡ của đồng nghiệp và tổ chuyên môn. - Tham gia tích cực vào hoạt động các tổ, nhóm chuyên môn. Xây dựng các chuyên