http://www.ebook.edu.vn CHƯƠNG I: PHÂNLOẠI THUỐC THỬHỮUCƠThuốcthửhữucơ bao gồm rất nhiều loại nên cần thiết phải hệ thống hoá chúng. I.1. SỰ BẤT HỢP LÝ CỦA CÁCH PHÂNLOẠI TRONG HOÁ HỮUCƠ Người ta có thể phânloạithuốcthửhữucơ theo nguyên tắc rất đơn giản, đó là nguyên tắc phânloại trong hoá hữucơ (theo các nhóm chức). Sự phânloại này chỉ thuận lợi khi nghiên cứu những hợp chất đơn giản còn khi nghiên cứu những hợp chất phức tạp nó tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu và còn chứa nhiều mâu thuẫn. Theo sự phânloại đó thì những acid phenol carboxylic ở trong cùng mộ t nhóm còn những dihydroxybenzene thuộc về một nhóm khác. So sánh m– và o–hydroxybenzoic acid với m– và o–dihydroxybenzene người ta thấy rằng m–hydroxybenzoic acid và m–dihydroxybenzene (Resocsin) có rất ít tính chất phân tích giống với o–hydroxybenzoic acid (salicylic acid) và o–dihydroxybenzene (Pyrocatechin). Trong khi đó đặc tính phân tích của salixilic acid và Pyrocatesin lại rất gần nhau. Sự đồng nhất tính chất phân tích trong trường hợp này không phải là do trong phân tử có những nhóm chức như nhau mà do Pyrocatesin và salicylic acid cùng có khả năng tạo nội phức lớn (nhờ nhóm tạo phức và nhóm tạo muối ở vị trí ortho đối với nhau). Ví d ụ: chất màu NN O 2 N OH Phản ứng với hydroxide magie trong môi trường kiềm còn chất màu NN OH O 2 N . Mặc dù cùng loại với hợp chất trên nhưng không cho phản ứng ấy. Theo tính chất phân tích thì 8–oxyquinoline (I) và Anthranilic acid (II) tương đối gần nhau hơn so với 8–oxyquinoline (I) và 7–oxyquinoline (III) hoặc là so với antharanilic acid (II) và Paraaminobenzoic acid (IV) OH NH 2 COOH NH2 H 2 N COOH OH NH2 (I) (II) (III) (IV) http://www.ebook.edu.vn Những dẫn chứng đã nêu trên chứng tỏ rằng cách phânloại thường dùng cho các hợp chất hữu cơ, thì căn cứ vào các nhóm chức trong phân tử thuốcthử để phânloại là không hợp lý. I.2. PHÂNLOẠI THEO PHẢN ỨNG PHÂN TÍCH MÀ THUỐCTHỬ THAM GIA Theo sự phânloại này, thuốcthửhữucơ được chia thành 9 nhóm. 1) Những chất tạo phức màu 2) Những chất tạo muối 3) Những chất có khả năng tạo những hợp chất cộng hợp ít tan hoặc có màu đặc trưng. 4) Những chất chỉ thị 5) Những chất màu tạo phức hấp thụ (sơn) 6) Những thuốcthử gây nên sự tổng hợp hữucơ trong ph ản ứng, ứng dụng vào phân tích. 7) Những thuốcthửcó khả năng tạo phức vòng với ion kim loại (vòng theo thành hoặc là do liên kết hoá trị, liên kết phối tử hoặc là hỗn hợp cả hai loại này). 8) Những chất oxy hoá 9) Những chất khử. Hệ thống phânloại này cũng mang nhiều mâu thuẫn nội tại: 1- Một chất có thể có trong những nhóm phânloại khác nhau. Ví dụ: Alizarin có thể ở cả nhóm 5 và nhóm 7. Dipyridin c ũng có thể ở cả nhóm 1 và nhóm 7. 2- Tác dụng của những thuốcthử trong cùng một nhóm với những ion vô vơ lại có những đặc tính khác nhau về nguyên tắc. Ví dụ: Theo sự phânloại trên thì acid oxalic, ethyeandiamine dumethylglyoxim phải thuộc về nhóm 7 vì chúng đều tạo vòng với những ion kim loại. C C O O O O Ca Cu H 2 N H 2 N CH2 CH2 3 SO 4 Những bản chất và đặc tính của oxalat can-xi, triethylandiamino đồng sunfat, dimethylglyoximat Ni lại khác nhau rất cơ bản (muối, muối phức, muối nội phức). 3- Sự tách riêng nhóm chất oxy hoá và chất khử là không hợp lý vì một chất tuỳ thuộc điều kiện của phản ứng, có thể đóng vai trò chất khử hay chất oxy hoá. Ví dụ: Methyl da cam. NN SO 3 Na H 3 C H 3 C N http://www.ebook.edu.vn Trong phản ứng với Chlor đóng vai trò chất khử còn trong phản ứng với Sn++ lại đóng vai trò chất oxy hoá. I.3. PHÂNLOẠI THEO YOE Yoe chia thuốcthửhữucơ thành 11 nhóm lớn (theo mục đích sử dụng) và mỗi nhóm lớn lại được chia thành nhiều nhóm nhỏ (theo cách phânloại trong nhóm hữu cơ). Vi dụ: Nhóm lớn thứ nhất là dung môi và chất lỏng rửa bao gồm nhiều nhóm nhỏ: hydrocarbon, rượu, ester, ether, aldehydeketone… Cách phânloại này thuận tiện cho việc chọn thuốcthử nhưng về cơ bản nó vẫn mang những khuyết điểm của các cách phânloại kể trên. Ví dụ: Pyrogallol, p–nitrobenzene–azo–resocsin, 8–oxyquinoline ở trong cùng một nhóm nhưng cơ chế tác dụng của mỗi hợp chất đó với ion vô cơ lại rất khác nhau. I.4. PHÂNLOẠI THEO FEIGL Feigl chia thuốcthử thành 8 nhóm 1) Những thuốcthử tạo muối 2) Những thuốcthử tạo muối phức 3) Những thuốcthử tạo muối nội phức 4) Những thuốcthử tạo muối hợp chất hấp thụ 5) Những thuốcthử dùng trong những phản ứng tổng hợp hoặc phân huỷ hữu cơ. 6) Nh ững thuốcthử là hệ oxy hoá khử hữucơ 7) Những thuốcthử tham gia phản ứng với ion vô cơ ở dạng chuyển vi nội phân. 8) Những thuốcthử tham gia vào những phản ứng xúc tác. Mặc dù chưa thật hoàn hảo nhưng cách phânloại này có ưu điểm cơ bản là dựa trên cơ chế phản ứng và bản chất sau cùng để phân loại. Những thuốcthử được xếp trong cùng một nhóm không phải vì công thức giống nhau mà vì tính phản ứng mà nó tham gia giống nhau. I.5. PHÂNLOẠI THEO WELCHER Welcher cho rằng những thuốc thửhữucơ có giá trị nhất trong phân tích là những thuốcthử tạo phức vòng cùng với ion phân loại. Căn cứ vào số ion hydro bị ion kim loại thay thế trong một phân tử thuốcthử trung hòa để tạo thành một vòng càng, Welcher chia thuốc thửhữucơ thành 3 loại: Loại 1: Loại 2 ion hydro bị thay thế. Tham gia vào phản ứng phối trí loại này là ion kim loại và anion thuốcthử 2 điện tích và do đó cứ mỗi bậc phối trí điện tích của phức sẽ bằng điện tích của ion kim loại trừ đi 2 đơn vị. Nếu số phối trí của nguyên tử kim loại đối với thuốcthử bằng điện tích của ion kim loại thì phức tạo thành là phức trung hòa và thừơng không tan trong nước. Ví dụ: α–benzoinxim có hai ion H + có thể bị thay thế, tạo với Cu 2+ hợp chất phối trí có thành phần 1:1. http://www.ebook.edu.vn C C H 2HN O Cu O OH 2 OH 2 C C H N O Cu C CH O N Nếu số phối trí của nguyên tử kim loại đối với thuốcthử vượt quá điện tích của ion kim loại thì phức anion thường tan trong nước được hình thành. Có thể lấy các phức tan Oxalate (Fe(C 2 O 4 ) 3 ), Citrate (CaC 3 H 4 OH(COO) 3 ), tactrate (Fe(C 4 H 4 Oc) + ) làm ví dụ. Người ta thường sử dụng các phức này để ngăn cản kết tủa hydroxide trong môi trường kiềm. Loại 2: Loại 1 ion hydro bị thay thế. Phản ứng phối trí xảy ra giữa ion kim loại và anion thuốcthử 1 điện tích và do đó cứ mỗi mức phối trí điện tích tổng cộng của phức kim loại bằng điện tích của ion kim loại trừ đi một đơn v ị. Nếu số phối trí của nguyên tử kim loại đối với thuốcthử hai lần lớn hơn điện tích kim loại thì hợp chất trung hoà không tan trong nước được tạo thành và trong đa số trường hợp, có thể chiết sản phẩm phản ứng bằng những dung môi hữu cơ. Cần nhấn mạnh rằng, sự phối trí thường dừng lại ở mức tạo phức trung hoà ngay c ả trong trường hợp những vị trí còn chưa sử dụng hết. Điều đó được giải thích như sau: sự phối trí tiếp theo đòi hỏi thuốcthử phải phân ly, và phải hoà tan sản phẩm không tan. Phần lớn thuốc thửhữucơ biểu lộ tính acid rất yếu do đó sự phân ly là không thuận về mặt năng lượng. Ví dụ: 8–oxyquinoline (HX) tác dụng với Mg 2+ tạo sản phẩm dihydrat. Mg(H 2 O 6 ) 2 + + HX Æ MgX 2 . 2H 2 O + 2H + + 4H 2 O. Số phối trí của Mg 2+ bằng 6 nhưng điện tích trưởng thành trung hoà sau khi hai phân tử thuốcthử tác dụng với một ion magie. Còn Al 3+ tạo 8–oxyquinolat không ngấm nước vì số phối trí của nó đúng 2 lần lớn hơn điện tích. Phần lớn những thuốc thửhữucơ có ứng dụng rộng rãi trong phân tích điều thuộcloại này: α–nitroso, α–naphtol, dimethylglyoxim, dithizone, v.v… Loại 3: Loại những ion hydro không bị thay thế. Ở đây phản ứng phối trí xảy ra là do sự thay thế những phân tử nước bằng những phân tử thuố c thử trung hoà. Do đó sản phẩm phản ứng là cation có điện tích đúng bằng điện tích của cation kim loại ban đầu. Mặc dù sản phẩm phản ứng thừơng tan trong nước nhưng đôi khi có thể chiết bằng những dung môi hữucơ nhờ cation hữucơ khối lượng lớn và những anion thích hợp. Ví dụ: Có thể chiết phức của Cu và Fe với những dẫn xuất của 1, 10-phenanthroline bằng rượu cao phân tử. Những thuốcthử tạo số chelate lớn hơn với 1 đơn phân tử thuốcthử (ví dụ ethylenediaminetetracetic acid và những thuốcthử nói chung) không tạo chelate không thuộc vào ba loại hợp chất kể trên. http://www.ebook.edu.vn . CHƯƠNG I: PHÂN LOẠI THUỐC THỬ HỮU CƠ Thuốc thử hữu cơ bao gồm rất nhiều loại nên cần thiết phải hệ thống hoá chúng. I.1. SỰ BẤT HỢP LÝ CỦA CÁCH PHÂN LOẠI TRONG. HOÁ HỮU CƠ Người ta có thể phân loại thuốc thử hữu cơ theo nguyên tắc rất đơn giản, đó là nguyên tắc phân loại trong hoá hữu cơ (theo các nhóm chức). Sự phân