1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và định hướng phát triển hệ thống pháp luật việt nam

99 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 100,13 KB

Nội dung

Tuy nhiên nhìn chung các quan điểm thường nhấn mạnh đến mộttrong những yếu tố cơ bản sau đây về nhà nước pháp quyền: Tính tối cao củaluật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của nhà nước; cơ ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ VĂN HUÂN

ĐặC ĐIểM CủA PHáP LUậT TRONG NHà NƯớC PHáP QUYềN Và định HƯớNG PHáT TRIểN Hệ THốNG PHáP LUậT VIệT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ VĂN HUÂN

ĐặC ĐIểM CủA PHáP LUậT TRONG NHà NƯớC PHáP QUYềN Và định HƯớNG PHáT TRIểN Hệ THốNG PHáP LUậT VIệT NAM

Chuyờn ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và phỏp luật

Mó số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cỏn bộ hướng dẫn khoa học: GS TSKH ĐÀO TRÍ ÚC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trongLuận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đãhoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụtài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đểtôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Văn Huân

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 7

1.1 Lịch sử học thuyết Nhà nước pháp quyền 7

1.1.1 Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cổ đại 7

1.1.2 Học thuyết tư sản về nhà nước pháp quyền 8

1.1.3 Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 10

1.2 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền 12 1.2.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền 12

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền 12

1.3 Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN 13

1.4 Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền 18

1.4.1 Các chuẩn mực quốc tế về đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền 18

1.4.2 Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 18

1.4.3 Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền 20

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 32

2.1 Quan niệm về hệ thống pháp luật 32

2.2 Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam 32

Trang 5

2.2.1 Đánh giá khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam trước khi có

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ

Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 32

2.2.2 Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay 38

2.3 Đánh giá nguyên nhân của thực trạng hệ thống pháp luật 68

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN 72

3.1 Phát triển lý luận về pháp luật và hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN 72

3.2 Xây dựng hệ thống pháp luật với đa dạng các nguồn luật 75

3.3 Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật 77

3.3.1 Đổi mới việc lập và thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 77 3.3.2 Hoàn thiện pháp luật về đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật 79

3.3.3 Tăng cường các điều kiện bảo đảm xây dựng pháp luật 80

3.4 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi hành pháp luật 81

3.4.1 Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật 81

3.4.2 Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường năng lực tiếp cận của nhân dân đối với hệ thống pháp luật 82

3.4.3 Phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác pháp luật 83

3.5 Thiết lập cơ chế và thiết chế tài phán đối với các vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp 84

3.6 Hoàn thiện quy định và thực hiện pháp luật về dân chủ 85

3.7 Hoàn thiện quy định và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người, nhân đạo hóa vì con người 86

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT: Bảo hiểm y tế

HĐND: Hội đồng nhân dân

PBGDPL: Phổ biến giáo dục pháp luậtQPPL: Quy phạm pháp luật

UBND: Ủy ban nhân dân

UBTVQH: Ủy ban thường vụ quốc hộiXHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài

Ngay từ khi ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nhànước Cộng hoà XHCN Việt Nam) đã là nhà nước mang bản chất của nhà nướckiểu mới, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tínhpháp quyền trong tổ chức, hoạt động của nhà nước đã thể hiện trong nhiềuvăn kiện Đảng và thể hiện ngày càng rõ nét hơn phù hợp với từng giai đoạncách mạng trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 Mặc dù vậy,khái niệm nhà nước pháp quyền mới được Đảng ta chính thức sử dụng tại Hộinghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ năm 1994, và từ đó đến nay Đảng taluôn quan tâm chỉ đạo thực hiện và cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng.Hai mươi năm đã trôi qua nhưng đến nay hệ thống lý luận nghiên cứu về nhànước pháp quyền XHCN còn chưa được xây dựng một cách đầy đủ, toàn diện

và khoa học Nhiều nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện

Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam lànhiệm vụ có tính tất yếu trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về phương pháp vàtăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nướctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xây dựngNhà nước pháp XHCN Việt Nam là xây dựng phương thức tổ chức nền chínhtrị nhằm duy trì và phát huy dân chủ XHCN, làm cho nhà nước thật sự trongsạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội

Cùng với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luậtViệt Nam trong gần ba thập kỷ qua kể từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổimới đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn Quy

Trang 8

trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới Nhiều bộ luật,luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoànchỉnh hơn để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huy trên thực

tế Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể Nhữngtiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý điều hành của nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữvững ổn định chính trị - xã hội của đất nước Tuy nhiên, do được xây dựngtrên nền tảng của một hệ thống chính trị - pháp lý đặc thù của thời kỳ chuyểnđổi từ nền kinh tế XHCN sang kinh tế thị trường nên nhiều khía cạnh phápluật như đặc điểm, cấu trúc, định chế của pháp luật… của Việt Nam cần đượctiếp tục nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhànước pháp quyền

Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng xây dựng và pháttriển hệ thống pháp luật, song do một số nguyên nhân khác nhau mà hệ thốngpháp luật của chúng ta vẫn chưa toàn diện, thống nhất, chưa đáp ứng đượcyêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Chúng ta còn có nhiều bất cập trongcông tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong công tác tổchức thực hiện pháp luật và trong hoạt động kiểm tra, giám sát, rà soát và hệthống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng như trình độ chuyên môn nghiệp

vụ của cán bộ làm công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật còn hạn chế Chính vì vậy chất lượng và hiệu quả của pháp luật trong quátrình điều chỉnh xã hội nói chung còn chưa cao Bên cạnh đó, chúng ta đangtừng bước xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướngXHCN nên đặt ra yêu cầu phải xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thốngpháp luật là một tất yếu khách quan

Trang 9

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Khái niệm nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật, đặc điểm củapháp luật là những vấn đề đã được nhiều nhà khoa học luật đề cập với cáccách tiếp cận khác nhau của nhiều chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vựcpháp luật Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do TS Vũ Đức Khiển làm chủ nhiệm và các đề tài về hoàn thiện hệ

thống pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… do Bộ Tư pháp thựchiện; Các giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của các trường đại học chuyênluật (ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP.HCM, Khoa luật ĐHQG, Khoa luật ĐHVinh, Khoa luật ĐH Huế, Cần Thơ…) cũng đề cập nhiều vấn đề lý luận về nhànước pháp quyền, khái niệm pháp luật, đặc điểm của pháp luật…; Luận án Tiến

sĩ luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam” của NCS Lê Minh Tâm (năm 1992) đã giải quyết khá cơ

bản các vấn đề lý luận về hệ thống pháp luật, xây dựng các khái niệm khoa học

và những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thốngpháp luật, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện

hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước;

Các công trình nghiên cứu, bài viết khác bàn về hệ thống pháp luật như: “Các

ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc

Đường; “Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật” của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; “Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác

định hiệu quả pháp luật” của tác giả Lê Minh Tâm (đăng trên Tạp chí Nhà nước

và pháp luật tháng 11/2000); Bài viết “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng

yêu cầu xây dựng nhà nước pháp

Trang 10

quyền XHCN” của PGS.TS Hà Hùng Cường (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp năm 2009); Bài viết “Một số đánh giá tình hình thực hiện Nghị

quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” của TS Dương Thị Thanh Mai và ThS Nguyễn Văn Hiển (đăng

trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp năm 2009)…

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận vềpháp luật và nêu những bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thờiđưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật và tổ chứcthi hành pháp luật Tuy nhiên các công trình này đều có điểm chung là nghiêncứu pháp luật ở các quy phạm, các văn bản luật, các tư tưởng và học thuyếtpháp lý; mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa xây dựng thể chế và tổ chức thihành pháp luật mà chưa đề cập toàn diện và đầy đủ đến đặc điểm của phápluật trong nhà nước pháp quyền Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là yêucầu cần thiết góp phần phát triển pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền Việt Nam

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm của pháp luật trong nhà nướcpháp quyền, nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng pháp luật của Việt Namtrong những năm qua, tác giả đề tài đề xuất giải pháp cơ bản để góp phần pháttriển pháp luật cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng, đặc điểm của pháp luật trong nhànước pháp quyền

- Đánh giá thực trạng, nêu nguyên nhân của những tồn tại của hệ thống pháp luật nước ta

Trang 11

- Xác định phương hướng xây dựng pháp luật cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nhà nước pháp quyền và đặc điểm củapháp luật trong nhà nước pháp quyền, xác định rõ đặc điểm của pháp luậttrong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Đánh giá thực trạng của hệthống pháp luật Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp, phươnghướng cơ bản nhằm phát triển hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựngNhà nước pháp quyền Việt Nam

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng về nhà nướcpháp quyền và pháp luật trong nhà nước pháp quyền Đồng thời dựa trên quanđiểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

Cơ sở thực tiễn của đề tài là các báo cáo tổng kết, đánh giá về chấtlượng, hiệu quả của hệ thống pháp luật, thực tiễn công tác xây dựng và thihành pháp luật ở nước ta trong những năm qua

Phương pháp nghiên cứu: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng cácphương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp logic,phương pháp hệ thống, thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phươngpháp so sánh và điều tra xã hội

6. Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, làm sâu sắc thêm

về đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền Từ đó góp phần xâydựng và phát triển hệ thống pháp luật phù hợp với tiến trình xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trang 12

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm côngtác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật, cán bộ công tác tại các cơ quan xâydựng, bảo vệ pháp luật và học viên, sinh viên ngành luật v.v…

7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm: phần mở đầu và 3 chương, kết luận và danh mục tàiliệu tham khảo

Trang 13

Chương 1

ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.1 Lịch sử học thuyết Nhà nước pháp quyền

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng dân chủ

đã hình thành ngay từ thời cổ đại Nội dung tư tưởng đó luôn gắn liền với sựkhẳng định chủ quyền nhân dân, lên án sự độc đoán của nhà cầm quyền và đòihỏi nhà nước cũng phải phục tùng pháp luật Các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ17-18 đã phát triển quan niệm về nhà nước pháp quyền thời cổ đại với một thếgiới quan pháp lý mới và trở thành Học thuyết về nhà nước pháp quyền Ngàynay, Học thuyết về Nhà nước pháp quyền ngày càng được bổ sung và hoànthiện

1.1.1 Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cổ đại

Ở phương Đông cổ đại, tư tưởng chính trị pháp lý tiêu biểu đã chứađựng những dấu hiệu của nhà nước pháp quyền Trong đó, các quan điểm vềpháp luật của Khổng Tử thể hiện rất đặc sắc yếu tố pháp quyền vì đã đề cậpđến nhiều phương diện của pháp luật, có nhiều giá trị tích cực vì pháp luậtđược xây dựng trên cơ sở luân lý và đạo đức

Hàn Phi Tử là người phát triển tư tưởng chính trị pháp lý lên đỉnh cao.Ông khẳng định pháp trị là phương pháp duy nhất để quản lý xã hội, các quyđịnh của pháp luật phải không thiên vị ai và phải có sự thay đổi Tất cả mọingười đều phải tôn trọng pháp luật, pháp luật phải nghiêm minh và có chế độthưởng, phạt đúng đắn

Ở phương Tây: Hy Lạp, La Mã là nơi phát triển về chính trị, kinh tế vàvăn hoá nên sớm hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền Các nhà tưtưởng đã đề cập đến vai trò thống trị của pháp luật trong xã hội, tính tối cao,tính hợp lý của các đạo luật; tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ không phải chỉ đối

Trang 14

với cá nhân mà cả nhà nước; pháp luật của nhà nước phải phù hợp với phápluật tự nhiên Tư tưởng chính trị pháp lý ở phương Tây cổ đại còn đề cập đếnviệc tổ chức bộ máy nhà nước sao cho hợp lý để tránh sự lạm quyền.

Solon, nhà tư tưởng Hy Lạp (638-559 Tr.CN) đã nêu ý tưởng về nhànước pháp quyền khi ông chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đề cao vai

trò của pháp luật Ông đưa ra tuyên bố: “Ta giải phóng tất cả mọi người bằng

quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức mạnh với pháp luật”[10].

Heraclit (520-460 Tr CN) kêu gọi nhân dân “phải đấu tranh bảo vệ pháp luật

như bảo vệ chốn nương thân của mình”[10] Xocrat (469-399 Tr.CN) đã nêu

quan điểm phục tùng và tôn trọng pháp luật là tôn trọng lý trí, công bằng vàgiá trị phổ biến, nếu không quyền lực sẽ lạc lối Nhà triết học Hy Lạp cổ đạiPlaton (427-374 Tr CN) lại nhấn mạnh đến nguy cơ của sự chà đạp, bất chấp

pháp luật: “Tôi nhìn thấy sự diệt vong của cái nhà nước ở nơi nào mà pháp

luật không có sức mạnh và dưới quyền lực của ai đó Còn nơi nào mà pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của nhà nước” [8] Aristote (384-

322 Tr CN) nhấn mạnh đến tính tối cao của pháp luật trong một nhà nước

được tổ chức theo đúng nghĩa của nó Ông cho rằng nhà nước có công bằnghay không đều phải gắn với pháp luật, chỉ có pháp luật mới là tiêu chuẩn để

điều chỉnh mọi giao tiếp trong xã hội nên “ở nơi nào không có pháp luật thì

không có hình thức chế độ nhà nước”[8]

1.1.2 Học thuyết tư sản về nhà nước pháp quyền

Các nhà tư tưởng tư sản đã tiếp thu và phát triển tư tưởng về nhà nướcpháp quyền từ thời cổ đại, thể hiện thế giới quan pháp lý mới, thể hiện thái độchống chế độ chuyên quyền phong kiến, tình trạng vô pháp luật, pháp luật tànbạo, đấu tranh vì một chế độ nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật và phụctùng pháp luật Đồng thời nó khẳng định mạnh mẽ tính nhân đạo, nguyên tắc

Trang 15

tự do, bình đẳng của cá nhân, bình đẳng trong quan hệ giữa nhà nước và cánhân, thừa nhận những quyền của con người không thể bị tước đoạt, đề caochủ quyền nhân dân và nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạtđộng của nhà nước.

Người đặt nền móng cho sự ra đời Học thuyết về nhà nước pháp quyền

là John Locke (1632-1704), nhà tư tưởng người Anh Trong mô hình nhà nước

mà ông đưa ra, pháp luật có vị trí cao nhất và luật này phải phù hợp với luật tựnhiên, các quyền tự nhiên và tự do cá nhân được ghi nhận Quyền lực nhànước bao gồm ba loại quyền lập pháp, hành pháp và quyền liên minh, liên kết,trong đó quyền lập pháp phải là tối cao vì nó có quyền làm ra các đạo luật cógiá trị bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội Sau khi luật được làm rathì ngay chính những người làm ra luật cũng phải tuân theo các đạo luật đó,nếu cơ quan lập pháp và nhà vua vi phạm pháp luật như vượt quá thẩm quyềnhay lạm dụng quyền lực thì đều có thể dẫn đến sự tan rã của chính quyền

Các nhà khai sang Pháp, điển hình là Montesquieu và Rousseau đềunêu lên tư tưởng về nhà nước pháp quyền và tư tưởng phân chia quyền lựctrong các tác phẩm của mình Montesquieu (1698-1755) với tác phẩm nổi

tiếng “Tinh thần pháp luật” đã xây dựng thuyết phân chia quyền lực trong tổ

chức nhà nước Theo ông, tự do chính trị, sự an ninh, an toàn của công dân chỉ

có được khi không có sự lạm dụng quyền lực Ở mỗi nhà nước đều có ba loạiquyền, đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và ba quyền

đó được giao cho ba cơ quan khác nhau Sự phân chia, kìm chế và đối trọnglần nhau giữa ba quyền là điều kiện chủ yếu bảo đảm tự do chính trị trong nhànước và xã hội Rousseau (1712-1788), người xây dựng học thuyết về chủquyền nhân dân cho rằng con người khi thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên vớitính năng tự hoàn thiện phải liên kết lại với nhau thành xã hội để bảo vệ quyền

tự do vốn có của mình Để tạo ra sức mạnh chung nhằm bảo vệ

Trang 16

mọi thành viên trong xã hội cần phải có một hình thức liên kết giữa con ngườivới con người, cần có sự thoả thuận giữa nhân dân và nhà nước bằng khế ước

xã hội Thông qua đó nhân dân thực hiện quyền của mình bằng cách uỷ quyềncho các đại biểu trong bộ máy nhà nước Với sự thoả thuận ấy, con người mất

đi cái tự do tự nhiên, bị hạn chế những điều muốn làm, bù lại họ có quyền tự

do dân sự và quyền sở hữu những cái mà con người có Nếu nhà nước khôngđảm bảo được tự do cá nhân, không đem lại lợi ích cho xã hội thì người ta cóquyền thoả thuận lại để giành tự do cho mình Vì vậy, nếu quyền lực nhà nướcđược tách ra thành các bộ phận thì chúng vẫn phải phụ thuộc lẫn nhau mớithực hiện được ý chí chung

Nhà triết học người Đức, Kant (1724-1804) đã đưa ra lập luận triết học

về nhà nước pháp quyền Theo ông, nhà nước là tập hợp của nhiều người cùngphục tùng pháp luật và các đạo luật pháp quyền, bản thân nhà nước cũng phảiphục tùng; nhà nước pháp quyền không phải là hiện thực kinh nghiệm mà là

mô hình lý tưởng cần phải tuân thủ Heghen (1770-1831) đã đưa ra lập luận:Cấu trúc của nhà nước pháp quyền với các yếu tố xã hội công dân, trật tựpháp luật mang tính chất pháp quyền tạo thành

Cùng với các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tưtưởng vĩ đại khác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về Nhà nước phápquyền như Thomas Jefferson (1743 – 1826, tác giả của Tuyên ngôn độc lập

Mỹ năm 1776), Thomas Paine (1737 - 1809), John Adams (1735 - 1826)…

1.1.3 Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong học thuyết Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Khi xây dựng Học thuyết chuyên chính vô sản - học thuyết về nhà nướckiểu mới, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin chưa đề cập đến kháiniệm nhà nước pháp quyền với ý nghĩa đầy đủ Song lý luận về pháp chếXHCN, về dân chủ, tự do, công bằng… và pháp luật là công cụ

Trang 17

để bảo đảm thực hiện, đã thể hiện được những tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền.

Ở Việt Nam, tư tưởng về nhà nước pháp quyền được thể hiện lần đầu

tiên bởi Hồ Chí Minh trong Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Vecxay: “Bẩy xin

Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (Việt Nam yêu

cầu ca, 1922) Ngay từ khi còn đang trong quá trình tìm tòi con đường cứunước, Hồ Chí Minh đã có những nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của nhànước pháp quyền đối với việc tổ chức và quản lý xã hội Người chủ trươngsau khi Việt Nam giành được độc lập, chúng ta phải xây dựng một nhà nướckiểu mới, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tư tưởng HồChí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân thể hiện ở cả mục đích, nguyên tắc tổ chức lẫn phươngthức hoạt động của nhà nước Nhà nước đó phải được tổ chức một cách hợphiến, hợp pháp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và quản lý xã hội bằngpháp luật, thể hiện sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị… Nó phải thực sự làcông cụ quyền lực của nhân dân, phản ánh, thực hiện và bảo vệ lợi ích củanhân dân lao động

Xây dưngg̣ Nha nươc

dân la cống hiến vi đaịcua Ngươi vao kho tang ly luâṇ cua chu nghia Mac

Lênin vềnhànước Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh vền hà nước là từ việcnghiên cứu kỹ các mô hình nhà nước trong lịch sử dân tộc cũng như trên thếgiới, Người đã lựa chọn một mô hình nhà nước phù hợp với thực tế của ViệtNam Ngoài ra, trong tư tưởng về xây dựng nhà nước kiểu mới, Hồ Chí Minhcòn chỉ rõ: Bản chất dân chủ triệt để của nhà nước, sự thống nhất giữa bảnchất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước, kếthợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội

Trang 18

1.2 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền

1.2.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền

Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác và thống nhất về nhà nướcpháp quyền Trong lý luận có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau vềnhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền luôn được xem là một kháiniệm mới Tuy nhiên nhìn chung các quan điểm thường nhấn mạnh đến mộttrong những yếu tố cơ bản sau đây về nhà nước pháp quyền: Tính tối cao củaluật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của nhà nước; cơ chế phân chia quyền lực,kìm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;dân chủ, xã hội công dân; quyền con người…

Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà đó là nhữnggiá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ, một cách thức

tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ Trong đó nhà nước là một tổchức công quyền được thành lập và hoạt động trên cơ sở pháp luật với mục đíchmang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân gắn liền với sự tồn tại và phát triển của

xã hội công dân, thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ như đề caoquyền làm chủ của nhân dân Nhà nước đó có cơ chế tổ chức và thực hiện quyềnlực khoa học và hiệu quả, dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội Hay nóicách khác: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể nêu những đặc điểm cơ bản vềnhà nước pháp quyền như sau:

- Là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ

và thống nhất để thực hiện có hiệu quả việc quản lý xã hội Pháp luật trongnhà nước pháp quyền phải giữ vai trò tối thượng, mang tính pháp lý cao,khách quan, công bằng và nhân đạo và phù hợp với đạo đức xã hội

- Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Mọi cá nhân, tổ chức, kể cả nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật

Trang 19

- Quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo đảm thựchiện Quyền con người, quyền công dân vừa là bộ phận hợp thành của kháiniệm nhà nước pháp quyền, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ của các hoạt động nhànước Để đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong nhà nước phápquyền, cần thiết phải thể chế hoá các quyền con người, quyền công dân,không chỉ trong Hiến pháp mà còn trong cả một hệ thống pháp luật đồng bộ

và nhất quán

- Việc tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền phảiđảm bảo nguyên tắc loại bỏ và ngăn ngừa việc độc quyền quyền lực, tức làquyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan vàphải đảm bảo khả năng kiểm soát được quyền lực

- Nhà nước được phân định với xã hội dân sự và quan hệ chặt chẽ với

xã hội dân sự Nhà nước phải tôn trọng, đề cao xã hội dân sự, tạo mọi điềukiện phát huy sức mạnh của mọi thiết chế xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của chế độ dân sự

- Là nhà nước có trách nhiệm với cộng đồng thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế mà nhà nước là thành viên ký kết hay công nhận

Những đặc điểm cơ bản nêu trên là tiêu chí để xác định nhà nước phápquyền Trong lý luận chính trị pháp lý còn có thể nêu thêm nhiều đặc điểmkhác của nhà nước pháp quyền như tính minh bạch, công bằng và nhân đạo Tựu trung lại, nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước ở trình độcao và tính pháp quyền được biểu hiện ở mọi lĩnh vực quan hệ xã hội Nhànước đó có mục đích và nhiệm vụ là vì con người

1.3 Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước năm 1986, trong nhận thức, Đảng ta đã thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện quản

Trang 20

lý nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền Trên cơ sở nhận thức của Đảng,chúng ta đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1980 và ban hành Hiến pháp 1992 Saucác lần sửa đổi, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làmchủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng làliên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũtrí thức [17]

Ở nước ta, xây dựng nhà nước pháp quyền tức là xây dựng một phươngthức tổ chức nền chính trị với mục đích là không ngừng duy trì bản chất giaicấp công nhân và tính nhân dân của nhà nước, phát huy cao độ tính dân chủ,làm cho bộ máy nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực

và hiệu quả quản lý và điều hành của nhà nước

Những quan điểm cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam bao gồm:

dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Ở Việt Nam, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhànước Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷquyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân

Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng củanhân dân Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là công bộc của nhân dân Lànhà nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dânchủ Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xáclập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chính quyền khitiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân

Trang 21

Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoáthành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể

dân chủ cộng hoà ở nước ta: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt

của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946) Đặc điểm này của Nhà nước ta

tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013

phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội” của Đảng năm 1991 đã khẳng định quan điểm về sự tồn tại của ba quyền

và sự phân công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của nhà nước trên cơ

sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của ViệtNam các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ĐếnHội nghị Trung ương lần thứ tám (Khoá VII, 1995) quan niệm của Đảng về baquyền đã được sự bổ sung: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện baquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nghị quyết đại hội XI và Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sungnăm 2011) đều có bổ sung quan tâm vấn đề kiểm soát quyền lực trong cơ chế

tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta Theo đó nguyên tắc quyền lực nhànước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quanthực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được hoàn thiện một bướcquan trọng Quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước làmột quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình tổ chức Nhànước pháp quyền Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Trang 22

- Nhà nước pháp quyền Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức

Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam, ý chí của nhân dân và sự lựachọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhấtbằng Hiến pháp Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lýcao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, anninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của các cơ quan nhà nước

Pháp luật là kết quả của sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảngtrên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội Pháp luật thể hiện ý chí vànguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến

bộ xã hội nên pháp luật phải là phương thức quan trọng đối với tính chất vàhoạt động của nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội: công bằng,dân chủ, bình đẳng và vì con người Nhà nước pháp quyền phải có một hệthống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sựtồn tại một trật tự pháp luật Pháp luật thể chế hoá các nhu cầu quản lý xã hội,

là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội và của các thiết chế nhànước Vì vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật

tự và lành mạnh nhất của xã hội Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,

tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp

và pháp luật

Trong quản lý xã hội, muốn cho pháp luật được người dân tôn trọng và

tự giác thực hiện thì pháp luật phải được bảo vệ, phải thể hiện được những giátrị đạo đức Do vậy quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với giáo dục, nângcao đạo đức cũng là một tất yếu khách quan, xuất phát từ chính đòi hỏi từ

Trang 23

thực tế Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật nhưng không loại trừ đạođức vì pháp luật trong nhà nước pháp quyền suy cho cùng là hướng tới giá trịnhân đạo, công bằng, tất cả vì mục đích phục vụ con người.

các quyền và tự do của công dân, nâng cao trách nhiệm giữa nhà nước và công dân, giữa nhà nước và xã hội

Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở rộng dân chủ,nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân vớiNhà nước luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt Đảng ta đã xác địnhnguyên tắc: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là vấn đề thuộc bản chất của Nhà nướcta; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, quyền làm chủ đóđược thể chế hoá bằng pháp luật; dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật; xâydựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra" đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện,làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng việc xây dựng vàthực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở Đảng và Nhà nước tiếp tục đổimới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định vàthực hiện các quyết định

- Nhà nước pháp quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đời sống xã hội vàđời sống nhà nước không những không trái với bản chất nhà nước pháp quyềnnói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xâydựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta

Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyếtđịnh phương hướng chính trị của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự

Trang 24

là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, thực sự của dân, do dân và vìdân, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước Nhà nước triểnkhai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng bằng các hoạtđộng quản lý nhà nước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham giaquản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Những quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCNthể hiện sự sáng tạo của Đảng ta trong việc tiếp thu tính phổ biến, những giátrị chung của nhân loại về nhà nước pháp quyền vận dụng vào hoàn cảnh đặcthù của nước ta

1.4 Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

1.4.1 Các chuẩn mực quốc tế về đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

- Đặc điểm cơ bản nhất của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là sựhiện diện của pháp luật trong đời sống xã hội với tư cách là ý chí của nhândân - cơ sở của một xã hội có trật tự pháp định dựa trên sự áp dụng phổ biếncủa một hệ thống pháp luật

- Về mặt hình thức pháp lý, sự ngự trị pháp luật phải đảm bảo sự ràngbuộc bởi pháp luật đối với nhà nước (là công cụ để giới hạn, kiểm soát chínhquyền bằng pháp luật), xã hội và mọi công dân Nói cách khác, đó là một nhànước gắn chặt với pháp luật và được hợp pháp hóa bởi pháp luật

- Về nội dung pháp lý, pháp luật phải mang tính pháp quyền, đảm bảo yêu cầu khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội

- Pháp luật mang tính công bằng, trở thành đại biểu của công lý, là sựtồn tại hiện hữu của ý chí tự do; được thực hiện nghiêm minh, được bắt nguồn

từ bản chất lý trí của con người; pháp luật được sử dụng vì con người

1.4.2 Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật

Xu hướng thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường Đặc

Trang 25

biệt cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế năm 2008-2009 đã làm bộc lộ nhữngvấn đề toàn cầu mới, buộc các quốc gia và các cộng đồng quốc tế phải cónhững hợp tác mới để đối phó giải quyết Nền kinh tế và chính trị thế giớiđứng trước thay đổi mới kế cả trong tư duy chiến lược và trong các hành độngthực tiễn của các quốc gia Thay đổi đang là một xu thế tất yếu và là phươngchâm hành động của nhiều quốc gia phát triển Chính những thay đổi đã vàđang diễn ra tại các nước phát triển và trong các cộng đồng chính trị, kinh tế,quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến các quốc gia đang phát triển trong đó cóViệt Nam Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế

và có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới Do vậy,Việt Nam phải chủ động để thích ứng với những thay đổi đang diễn ra mạnh

mẽ trên thế giới và đối phó thành công với những thách thức nảy sinh từnhững thay đổi này đối với con đường phát triển của đất nước Hội nhập quốc

tế và khu vực là một trong những điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển

và nâng cao vị thế quốc tế của mình Sự hội nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng

Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, bảo đảm công bằng xãhội và phát huy dân chủ, càng đòi hỏi chúng ta phải quán triệt phương châmquản lý xã hội bằng pháp luật, phải dựa vào pháp luật, nghiêm chỉnh chấphành pháp luật, đảm bảo thắng lợi của quá trình đổi mới Đặc biệt, hiện nayxây dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan trên con đường xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhằm tăng cường pháp chế XHCN vàquản lý xã hội bằng pháp luật Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCNcần phải đề cao pháp luật, kỷ cương để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất từmột khung pháp lý hoàn thiện duy trì được sự hợp tác trong cạnh tranh, đảmbảo nền kinh tế phát triển đúng định hướng và yêu cầu quản lý xã hội Quản

lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm bảo đảm

Trang 26

quyền lực của nhân dân được thực hiện Vị trí, vai trò của pháp luật được đặtđúng tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Pháp luậtthực sự trở thành công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảođảm công bằng xã hội.

Vì vậy cần tiếp thu các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền với ýnghĩa là các giá trị chung của nhân loại, trong đó có pháp luật và tương hợpvới các đặc điểm lịch sử, văn hoá, chính trị của nước ta, đảm bảo được tínhpháp quyền của nhà nước theo các chuẩn mực đã được thừa nhận và là yếu tốgóp phần tạo ra những thành tựu tăng trưởng, phát triển đất nước

1.4.3 Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Xét từ góc độ pháp luật, khi nói đến nhà nước pháp quyền phải xácđịnh được đặc trưng của nó là pháp luật giữ vai trò chi phối đối với nhà nước

và xã hội Trong nhà nước pháp quyền, ý chí, quyền lợi và nghĩa vụ của nhândân được luật hóa Việc nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật làquản lý bằng lý trí phổ biến của nhân dân chứ không phải bằng chỉ lệnh, bằngluật định của cá nhân hay nhóm người nào đó Giữ vị trí cao nhất trong hệthống pháp luật của nhà nước pháp quyền là hiến pháp Nhà nước cũng phảiđặt mình dưới pháp luật, cả nhà nước và công dân đều có quyền hạn và nghĩa

vụ trước pháp luật Công dân có trách nhiệm với nhà nước thế nào thì nhànước cũng phải có trách nhiệm với công dân như thế ấy Điều đó có nghĩa làquan hệ giữa nhà nước với công dân là bình đẳng

Bản chất căn bản nhất của nhà nước pháp quyền là nhà nước thực thiquyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục dohiến pháp quy định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân vàcông lý Nếu phân tích đầy đủ khái niệm này từ góc độ pháp luật, có thể thấyrằng một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát của pháp luậttrong mọi hoạt động của mình Chính vì vậy, công chức nhà nước chỉ được

Trang 27

làm những gì mà pháp luật cho phép được coi như một trong những nguyêntắc chi phối tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền Ở khíacạnh khác của nhà nước pháp quyền là yêu cầu về các quyền tự do, dân chủcủa nhân dân và công lý, nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ phải bảo đảmbằng pháp luật các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, công lý và lẽ phải.Trong đó, những công chức và cơ quan thực thi pháp luật không được cónhững hành vi hoặc quyết định hạn chế hay tước quyền tự do, dân chủ và tiếpcận công lý của người dân mà không dựa trên cơ sở của pháp luật Công dânđược quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm được coi là nguyêntắc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhà nước pháp quyền.

Có thể nói rằng nhà nước pháp quyền gắn liền với pháp luật và đượchợp pháp hoá bởi quy định của pháp luật, pháp luật là nền tảng của nhà nướcpháp quyền Điều quan trọng nhất là pháp luật trong nhà nước pháp quyền đóphải là một hệ thống pháp luật không có những quy định làm hạn chế quyền

tự do dân chủ của nhân dân, cản trở sự tiến bộ xã hội, không bảo đảm đượccông lý, bởi vì như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu thứ hai của nhà nướcpháp quyền là bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân và công lý Xét ởkhía cạnh giá trị đạo đức xã hội thì pháp luật trong nhà nước pháp quyền phảiphục vụ và bảo đảm được các yếu tố trên

Tuy nhiên, bảo đảm được giá trị đạo đức và tính tối thượng của phápluật vẫn chưa đủ Khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố khác nữa của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Từ những phân tích trên, tiếp cận pháp luật từ góc độ nhà nước phápquyền có thể nhận diện được một số yêu cầu cơ bản sau đây đối với pháp luật:

- Bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất của pháp luật

Đặc điểm này có nghĩa là pháp luật phải đảm bảo khả năng điều chỉnh trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, các quy định pháp luật

Trang 28

phải bao quát toàn bộ đời sống xã hội, các quan hệ xã hội có tính điển hình,phổ biến cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh.

Về kết cấu, mỗi quy phạm pháp luật phải có cấu trúc logic, chặt chẽ;mỗi chế định pháp luật đều có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết điềuchỉnh nhóm quan hệ xã hội; mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định pháp luậttheo cơ cấu của ngành luật đó và cuối cùng là toàn bộ hệ thống pháp luật có

đủ các ngành luật, đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội ở mỗigiai đoạn phát triển của đất nước Vấn đề này đòi hỏi khi ban hành các vănbản QPPL chúng ta không những chỉ chú trọng tới các luật về tổ chức bộ máynhà nước, mà còn phải chú ý tới các luật điều chỉnh một cách toàn diện cácquan hệ xã hội, không chỉ chú trọng tới luật nội dung mà còn phải chú ý tớiluật hình thức

Một quy phạm pháp luật hay một văn bản QPPL được tạo ra đều tácđộng không phải trong sự độc lập, riêng lẻ mà trong một tổng thể những mốiliên hệ và những sự ràng buộc nhất định Vì thế, tính toàn diện và đồng bộ củapháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiệnpháp luật Bởi vì tất cả những mối liên hệ, những sự ràng buộc đó của các quyđịnh, các văn bản pháp luật với những yếu tố và hiện tượng khác nhau trongđời sống xã hội đều có ảnh hưởng tới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật.Trong nhiều trường hợp, nếu thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chếđịnh luật không tốt có thể sẽ dẫn đến việc thực hiện các quy phạm, các chếđịnh pháp luật khác gặp nhiều khó khăn thậm chí là không thể thực hiện được,tuỳ theo vị trí, vai trò và các mối liên hệ của nó với các yếu tố và các bộ phậnkhác

Đặc điểm này của pháp luật còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các vănbản quy định chi tiết các văn bản, quy định pháp luật trong những trường hợpcần có sự quy định chi tiết Như vậy, khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì có

Trang 29

thể được tổ chức triển khai thực hiện ngay trên thực tế, tránh trường hợp vănbản luật đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.

Khi xem xét tính thống nhất của pháp luật nghĩa là xem xét sự phù hợp,

sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật Với cách hiểu này, tính thốngnhất của pháp luật phải được xem xét trên cả hai phương diện sau đây:

Xét về mặt nội dung, tính thống nhất của pháp luật đòi hỏi quy định củapháp luật phải bảo đảm không mâu thuẫn Điều này thể hiện ở chỗ các vănbản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhauđều thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi, tránh tình trạng văn bảnluật thì cho phép nhưng xuống đến văn bản hướng dẫn thi hành lại không chophép Hơn nữa, văn bản luật và văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật đềuphải phù hợp với quy định của hiến pháp Mặt khác, pháp luật phải bảo đảmthực hiện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể Ví dụ: Quyền sởhữu của công dân được hiến pháp quy định phải được bảo đảm bởi các luật vàvăn bản có giá trị pháp lý dưới luật Các văn bản pháp luật phải quy định tráchnhiệm cho các cơ quan nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dânthực hiện được quyền sở hữu những gì mà pháp luật không cấm

Xét về mặt hình thức, tính thống nhất của pháp luật còn được thể hiệnqua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm phápluật Cũng là các quy phạm cùng điều chỉnh về một quan hệ, nhưng tính thốngnhất đòi hỏi những quy phạm pháp luật được quy định trong hiến pháp phải

có giá trị pháp lý cao nhất, sau với đến những quy phạm pháp luật được chứađựng trong các bộ luật và luật, thứ nữa mới đến các quy phạm pháp luật chứađựng trong các văn bản QPPL khác Như vậy, xét ở góc độ này, tính thốngnhất của pháp luật phải bảo đảm trên hai mức độ: sự thống nhất trong chínhvăn bản QPPL đó và sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật

Đối với một văn bản QPPL, sự đồng bộ, thống nhất thể hiện ngay trong

Trang 30

cơ cấu của văn bản đó Nghĩa là phải thể hiện được mối liên hệ logic giữa cácphần, chương, mục, điều, khoản, điểm với cách trình bày, cách đánh số thứ tựthống nhất Mỗi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đều có nội dung thểhiện chủ đề chính của văn bản, hướng tới mục tiêu chung Vì vậy, các phầncần được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, phải thể hiện rõ được phần chung,phần riêng, những đặc thù của văn bản nhìn từ khía cạnh logic hình thức Tínhthống nhất trong cơ cấu còn thể hiện ở việc các quy định trong cùng một vănbản phải tương quan với nhau, không mâu thuẫn, chồng chéo.

Ở khía cạnh khác, khi xem xét tính thống nhất, cần đặt văn bản QPPLtrong mối tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật Khi xem xét tính thốngnhất của pháp luật, cần xem xét tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật,các chế định pháp luật trong cùng một ngành luật và với các ngành luật khác.Vấn đề này là hết sức cần thiết, bởi lẽ dù pháp luật được chia ra thành cácngành luật nhưng trên thực tế, xã hội là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nêngiữa các quy phạm pháp luật luôn có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lạivới nhau, dù thuộc về các ngành luật khác nhau

Sự thống nhất, đồng bộ của pháp luật còn được xem xét trong mối quan

hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật nội dung và luật hình thức… Vìthế, việc xem xét về tính thống nhất của pháp luật đòi hỏi phải có một cái nhìnbao quát, toàn diện ở nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau Tính thống nhất

của pháp luật đòi hỏi phải loại bỏ mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo ngaytrong bản thân hệ thống, trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữacác quy phạm pháp luật với nhau, xác định ranh giới giữa các ngành luật và định

ra một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ Nếu một hệ thống pháp luật khôngthống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng mâu thuẫn, chồng chéo, thì hệthống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ vàhiệu quả Đặc điểm này của pháp luật còn phải được thể hiện trong

Trang 31

tính thứ bậc của hệ thống văn bản pháp luật Luật, pháp lệnh cũng như cácvăn bản QPPL khác đều phải phù hợp với hiến pháp, những văn bản luật viphạm hiến pháp sẽ không có giá trị pháp lý.

Bảo đảm tính thống nhất của pháp luật chính là cơ sở để hướng dẫnhành vi, thống nhất hành vi của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ phápluật Chỉ trong điều kiện pháp luật bảo đảm sự thống nhất mới tránh được việccác chủ thể lựa chọn hành vi nào có lợi cho mình khi họ tham gia vào cácquan hệ pháp luật và điều này tạo nên sự xung đột trong hành vi xử sự của cácchủ thể pháp luật, là căn nguyên của sự xung đột pháp luật Tính thống nhấtcủa pháp luật phản ánh tính thống nhất của hệ thống khách thể mà pháp luậtđiều chỉnh

tại ổn định của các quy phạm pháp luật, tính dự đoán cao của nhà làm luậttrong việc thiết kế các mô hình điều chỉnh các quan hệ xã hội Đây là yêu cầucần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việcthay đổi pháp luật

quy định pháp luật phải có khả năng thực hiện được trên thực tế Tính khả thicủa pháp luật đòi hỏi các quy định pháp luật phải được ban hành phù hợp vớitrình độ phát triển của đất nước ở từng giai đoạn phát triển nhất định Nếu cácquy định pháp luật được ban hành quá cao hoặc quá thấp so với các điều kiệnphát triển của đất nước thì đều không đảm bảo chất lượng của pháp luật.Trong những trường hợp như vậy có thể là các quy định của pháp luật sẽkhông có khả năng thực hiện được, hoặc thực hiện không triệt để, khôngnghiêm, không phát huy hết vai trò, tác dụng của pháp luật đối với đời sống

Khả năng có thể thực hiện được của pháp luật còn thể hiện ở việc cácquy định pháp luật phải được ban hành kịp thời, đáp ứng những nhu cầu mà

Trang 32

cuộc sống đang đặt ra, đồng thời phải phù hợp với cơ chế thực hiện và ápdụng pháp luật hiện hành Vì vậy, khi ban hành pháp luật cần phải xem xét tớiđiều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước có cho phép thực hiện đượcquy định hoặc văn bản pháp luật đó hay không, đồng thời phải tính đến cácđiều kiện khác (như tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ của đội ngũ cán bộ,công chức có cho phép thực hiện được không, dư luận xã hội ủng hộ haykhông ủng hộ việc tiếp nhận quy định hoặc văn bản pháp luật đó, trình độ vănhoá và kiến thức pháp lý của nhân dân ) Pháp luật phải đưa ra được phương

án tốt nhất với phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp nhất, để thông qua

đó có thể đạt được mục đích điều chỉnh trong điều kiện kinh tế - xã hội khipháp luật được ban hành

bạch của pháp luật nói chung cũng như trong xây dựng và ban hành văn bảnQPPL là việc cần đươcg̣ hết sức quan tâm chútrongg̣ Việc công khai, minh bạch

từ khâu soạn thảo cho đến khâu ban hành không những giúp cho người dânsớm biết được định hướng chính sách, pháp luật trong tương lai để chuẩn bịcác điều kiện cho việc thực hiện, mà còn là một trong những kênh để ngườidân có thể tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, làm cho pháp luật phảnánh được sát hơn ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Trong nhà nước pháp quyền , yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là khôngthể thiếu được tính công khai, minh bạch, sự tham gia của công chúng tronghoạch định chính sách, pháp luật Yêu cầu dân chủ hóa, công khai hóa vàminh bạch hóa trong hê g̣thống văn bản QPPL là hợp lý và trước hết đó là đòihỏi trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

- Bảo đảm quyền con người, sự tiến bộ của xã hội, bảo vệ công lý và lẽ phải

Quyền con người là một phạm trù đa diện, hiểu theo nghĩa chung nhất,

đó là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận

và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [11].

Trang 33

Quyền con người có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau như đạo đức,tôn giáo, xã hội… nhưng có mối liên hệ gần gũi hơn cả với pháp luật Hầu hếtnhững nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được bảo đảm đầy

đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật

Quyền con người được gắn liền với quyền công dân và không có sựtách biệt hoàn toàn Quyền công dân là một bộ phận của quyền con ngườiđược pháp luật quốc gia ghi nhận và bảo vệ Quyền con người và quyền côngdân trong mối quan hệ thống nhất biện chứng đều ghi nhận các quyền của cánhân Song, không thể đồng nhất hai khái niệm đó xét cả hai phương diện chủthể của quyền và khái niệm của quyền Quyền con người là khái niệm rộnghơn, nó vừa ghi nhận trạng thái pháp lý về quyền cá nhân ở phạm

vi quốc tế, vừa là quyền công dân ở trong phạm vi từng quốc gia nhất định.Một mặt, quyền con người không loại trừ khái niệm quyền công dân, bao hàmquyền công dân như là một bộ phận, nội dung cơ bản của quyền con

người, mặt khác cũng không thể thay thế khái niệm đó Ngược lại, quyềncông dân là khái niệm hẹp hơn Trong ý nghĩa pháp lý, khái niệm quyền côngdân hẹp hơn chỉ trong phạm vi từng quốc gia nhất định, không bao quát hếtcác quyền của cá nhân con người Về phương diện chủ thể, quyền con ngườingoài những cá nhân được xác định là công dân, còn những người không phải

là công dân nước đó (người nước ngoài, người không có quốc tịch, người bịpháp luật tước quyền công dân), những người này tuy không được hưởng cácquyền công dân nhưng vẫn có các quyền về con người với tư cách là một thựcthể tự nhiên - xã hội Ngày nay, với sự phát triển của giá trị nhân đạo, cộngđồng quốc tế ngày càng quan tâm và có ảnh hưởng nhiều hơn trên lĩnh vựcquyền con người, con người không chỉ tồn tại với tư cách là một công dân củamột quốc gia mà còn là thành viên của cộng đồng quốc tế Ở một mức độ nhấtđịnh thì trong mỗi nước, việc ghi nhận và bảo vệ

Trang 34

quyền công dân tức là đã ghi nhận và bảo vệ quyền con người nói chung đượcpháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhận.

Trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người được pháp luật ghinhận, bảo đảm thực hiện và được bảo vệ không bị xâm phạm Các quyền conngười trở thành đối tượng bảo đảm trong việc ghi nhận về pháp lý, trong hoạtđộng thi hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật của nhà nước

Quyền con người được chia thành các nhóm cơ bản: các quyền chínhtrị, các quyền dân sự, các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội

- Quyền con người về chính trị: bao gồm quyền tham gia quản lý nhànước và thảo luận các vấn đề chung của cả nước, quyền bầu cử và ứng cử,quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền lập hội,quyền được thông tin, quyền biểu tình, quyền bình đẳng nam nữ, quyền khiếunại, tố cáo v.v…;

- Quyền con người về dân sự: bao gồm quyền bất khả xâm phạm vềthân thể, về chỗ ở, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại,điện tín, quyền tự do đi lại và cư trú v.v…;

- Quyền con người về kinh tế, văn hóa, xã hội: bao gồm quyền học tập,lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền phátminh, sáng chế, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được bảo hộ về hôn nhân,gia đình, các quyền của các đối tượng đặc biệt như thương binh, bệnh binh, giađình liệt sĩ, người già, trẻ em, người tàn tật không nơi nương tựa v.v…

Nếu căn cứ vào mức độ điều chỉnh của pháp luật, quyền con người được phân thành các quyền cơ bản và các quyền pháp lý khác:

- Quyền cơ bản của công dân: là các quyền quan trọng nhất, cơ bảnnhất thể hiện mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân được ghinhận trong hiến pháp, làm cơ sở cho việc cụ thể hóa các quyền pháp lý khác

Trang 35

Trong Hiến pháp nước ta, các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Chương II bao gồm các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quyền pháp lý khác: là sự cụ thể hóa các quyền cơ bản của công dântrong các lĩnh vực pháp lý khác nhau được ghi nhận trong các văn bản phápluật cụ thể, trong từng lĩnh vực (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế…) Cácquyền con người cụ thể này được cụ thể hóa trên cơ sở các quyền cơ bản vàkhông trái với các quyền cơ bản được hiến pháp quy định Quyền con người

và việc bảo đảm các quyền con người trong các lĩnh vực pháp lý cụ thể đượcquy định phụ thuộc vào tính chất của ngành luật và chức năng của nhà nướctrong lĩnh vực đó

Các quyền con người liên quan rất chặt chẽ với nhau, trong đó các quyền

cơ bản được hiến pháp quy định đóng vai trò đặc biệt quan trọng Chúng có tácđộng quyết định đến việc bảo đảm thực hiện các quyền con người khác

Ở Việt Nam, con người được đặt vào vị trí trung tâm trong mọi chínhsách kinh tế, xã hội và được tạo mọi điều kiện phát triển Đảng ta đã xác định:Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người.Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm; lợi ích của mỗingười, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó

lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp Điều 2 và Điều 3 Hiến pháp cũng ghi

nhận: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Nhà nướcbảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ; công nhâṇ, tôn trọng, bảo

vê g̣và bảo đảm quyền con người , quyền công dân; thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm

no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Như vậy, trong nhànước pháp quyền, các quyền con người không chỉ được ghi nhận về mặt pháp

lý mà còn được bảo đảm thực hiện trên thực tế

Trang 36

Trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ qua lại giữa nhà nước vàcông dân là quan hệ bình đẳng và trên cơ sở pháp luật Quyền và nghĩa vụ củanhà nước và công dân đều phải được pháp luật quy định rõ ràng, minh bạch.Công dân có trách nhiệm với nhà nước như thế nào thì nhà nước cũng phải cótrách nhiệm trước công dân như thế, nhà nước không dùng pháp luật để cai trị

mà quản lý xã hội bằng pháp luật Quan hệ giữa nhà nước và công dân phụthuộc rất nhiều vào bản chất của nhà nước Ở nước ta, bản chất giai cấp, dântộc, dân chủ, nhân dân và nhân đạo của Nhà nước quy định tính chất, nội dung

và hình thức mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và công dân Hiến pháp nước

ta đã thể hiện được các nguyên tắc về mối quan hệ giữa Nhà nước và côngdân Trong đó, một số nguyên tắc quan trọng cần được tuân thủ tuyệt đốitrong quá trình thực hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, cụ thể:

Thứ nhất: trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam, các quyền con ngườiđược tôn trọng và bảo vệ Nhà nước không chỉ quy định các quyền con người,

mà quan trọng là có hệ thống các bảo đảm để công dân thực hiện các quyền

đó trên thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý các hành

vi vi phạm quyền con người

Thứ hai: Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.Pháp luật không chỉ quy định quyền mà cả quy định nghĩa vụ của công dân.Nhà nước một mặt bảo đảm để công dân thực hiện các quyền của mình trênthực tế nhưng Nhà nước cũng có quyền đòi hỏi công dân phải thực hiện nghĩa

vụ của mình trước Nhà nước và xã hội Công dân không thực hiện nghĩa vụcủa mình phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước Mối quan hệ qua lại này đảmbảo một xã hội có trật tự, kỷ cương; đảm bảo cho việc Nhà nước quản lý xãhội bằng pháp luật

Thứ ba: Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy

Trang 37

định Trong một nhà nước mà pháp luật có vị trí tối cao, quan hệ giữa nhànước và công dân phải được điều chỉnh bằng pháp luật Các quyền và nghĩa

vụ công dân được quy định cụ thể trong các văn bản QPPL có hiệu lực cao làhiến pháp và luật

Trên đây là những yêu cầu cơ bản của pháp luật trong nhà nước phápquyền Trong nhà nước pháp quyền XHCN thì pháp luật không những chỉ chútrọng bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý mà còn phảichú trọng đến sự bình đẳng xã hội và công bằng xã hội Pháp luật trong nhànước pháp quyền XHCN không chỉ bảo đảm cá nhân, tổ chức cùng tồn tạitrong sự hoà hợp và tự do mà cả trong sự bình đẳng, công bằng xã hội, chốnglại mọi sự phân biệt đối xử, phân biệt giàu nghèo và nhất là sự thống trị củachủ nghĩa tự do cực đoan

Trang 38

Chương 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Quan niệm về hệ thống pháp luật

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hệ thống pháp luật Theo

quan niệm truyền thống thì “Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm

pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định” [21].

Theo cách hiểu này hệ thống pháp luật được cấu thành từ tổng thể các quyphạm pháp luật, không bao gồm các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật (cácthiết chế, nguồn nhân lực thực thi pháp luật…) Quan điểm khác lại cho rằng

hệ thống pháp luật còn bao gồm các học thuyết, các nguyên tắc pháp lý và cácnguồn luật bất thành văn khác… Mỗi quan niệm đều có vai trò và ý nghĩanhất định về mặt lý luận và thực tiễn

Trong nội dung đề tài, tác giả tiếp cận hệ thống pháp luật theo quan niệmtruyền thống, tức là hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật

2.2 Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.1 Đánh giá khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam trước khi có Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020

- Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986) dưới sự lãnh đạo củaĐảng, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam

XHCN, hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính, cải cách tư pháp Pháp luật đã bước đầu trở thành công cụ

Trang 39

chủ yếu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội Nguyên tắc nhà nước phápquyền dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước được đề cao và phát huy hiệuquả trên thực tế.

- Chúng ta đã xây dựng được một số luật tạo hành lang pháp lý chophát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; chế độ sở hữu và cáchình thức sở hữu, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự

do kinh doanh và tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu

tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đã từng bước đượcxác lập Nhìn chung các thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã bướcđầu hình thành Các quy định mang tính hành chính, mệnh lệnh điều chỉnh cácquan hệ dân sự, kinh tế, thương mại đang từng bước được thay thế bằng cácquy định phù hợp với luật dân sự và tập quán truyền thống góp phần làm giảmthiểu đáng kể sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan nhànước vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại nói chung và hoạt động củacác doanh nghiệp nói riêng, giảm thiểu cơ chế xin cho; chế độ nhà nước độcquyền về ngoại thương được xoá bỏ; nguyên tắc công dân được làm tất cảnhững gì mà pháp luật không cấm trong hoạt động kinh doanh từng bướcđược xác lập

Trong lĩnh vực hành chính, nhà nước đã có những đổi mới tích cực vềpháp luật Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ, quyềnhạn của công chức, nội dung và trách nhiệm công vụ từng bước được phânđịnh rành mạch, rõ ràng hơn; thủ tục hành chính bước đầu cải cách theohướng đơn giản, công khai, dễ tiếp cận, dễ kiểm tra, giám sát đã đạt đượcnhững kết quả bước đầu tích cực; các dịch vụ công đang dần dần được xáclập, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu của cải cách hànhchính; lần đầu tiên hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân cáccấp được luật hoá bước đầu nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốchội và hội đồng nhân dân các cấp

Trang 40

Pháp luật về lao động, việc làm, an sinh xã hội và các lĩnh vực xã hộikhác đã được quan tâm xây dựng, góp phần phát triển kinh tế đi đôi với hạnchế những tiêu cực của nền kinh tế thị trường Chủ trương, chính sách xoá đóigiảm nghèo, công bằng xã hội, đền ơn đáp nghĩa đã được thể chế hoá thànhluật và pháp lệnh.

Pháp luật trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hộiđược tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phòng chống tội phạm

và vi phạm pháp luật

Chủ trương dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội đã được thể chế hoámột bước quan trọng Hoạt động của các cơ quan nhà nước đổi mới theohướng dân chủ hơn; phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

đã được cụ thể hoá bằng pháp luật và từng bước được khẳng định trong thực

tế, tạo điều kiện để nhân dân tham gia và thực hiện quyền giám sát đối vớihoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có quyền khởi kiện công chứcnhà nước và cơ quan nhà nước trước toà án Vai trò của báo chí và các phươngtiện thông tin đại chúng, của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghềnghiệp ngày càng được tăng cường

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục - đàotạo, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường bước đầu được bảo đảm bằngpháp luật Quan điểm về phát triển bền vững với sự kết hợp hài hoà phát triểnkinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đang được xác lập và từngbước được thể chế hoá bằng pháp luật

Nhà nước đã ký kết hoặc gia nhập nhiều điều ước quốc tế phục vụ chủtrương mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Pháplệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 đánh dấu một bướcphát triển quan trọng đưa việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế vào nềnnếp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trở thành một bộphận không thể tách rời sự phát triển của hệ thống pháp luật

Ngày đăng: 04/11/2020, 15:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w