Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
42,79 KB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁPLUẬNNGHIÊNCỨUĐỀTÀI I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. Khái niệm về hệ thống - Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện một mục tiêu xác định Trong đó: - Phần tử bao gồm các phương tiện vật chất và nhân lực, mỗi phần tử đều có thuộc tính (đặc trưng) - Giữa các phần tử luôn có mối quan hệ, các mối quan hệ quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ. Mỗi khi thêm bớt phần tử sẽ làm biến đổi các mối quan hệ - Hệ thống có tính kiểm soát (cân bằng và tự điều chỉnh) điều đó đảm bảo tính thống nhất và để theo đuổi mục tiêu của mình - Hệ thống luôn có mục tiêu, tổng thể phải hướng về một mục tiêu chung cho tất cả các phần tử. - Hệ thống có giới hạn xác định những phần tử trong và ngoài hệ thống, tính giới hạn mang tính chất mở - Hệ thống luôn nằm trong một môi trường, trong đó có một số phần tử của hệ thống tương tác với môi trường bên ngoài. - Quản lí (theo J.W.Forsester) như một quá trình biến đổi thông tin đưa đến hành động, là một quá trình tương đương việc ra quyết định . Hay (theo F.Kast và J.Rosenweig) quản lí bao gồm việc điều hòa các nguồn tài nguyên nhân lực và vật chất để đạt tới mục đích. Vậy quản lí có 4 yếu tố cơ bản: Hướng tới mục tiêu, Thông qua con người, Sử dụng các kĩ thuật, Bên trong một tổ chức. - Thông tin trong quản lí là thông tin được nhà quản lí cần hoặc muốn sử dụng để thực hiện tốt chức năng của họ Nguồn Đích Xử lý vàlưu trữThu thập Kho dữ liệu Phân phát 2. Khái niệm về hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu . thực hiện hoạt động thu thập dữ liệu, lưu trữ, xử lí và phân phối thông tin trong một tập hợp các rằng buộc được gọi là môi trường. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý (Outputs) và được chuyển đến đích (Destination) hoặc cập nhật vào các kho lưu trữ dữ liệu (Storage). Mô hình hệ thống thông tin Như hình trên minh hoạ, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lí, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra. 3. Khái niệm hệ thống thông tin quản lý (MIS) MIS là một cấu trúc hợp nhất các cơ sở dữ liệu và dòng thông tin làm tối ưu cho việc thu thập, truyền và trình bày thông tin thông qua tổ chức nhiều cấp có các nhóm thực hiện nhiều nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu thống nhất. Đặc trưng của MIS: - Hỗ trợ cho chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ - Dùng cơ sở dữ liệu hợp nhất và hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chức năng. - Cung cấp cho các nhà quản lý chiến lược, sách lược và tác nghiệp khả năng thu thập các thông tin theo thời gian (phần lớn thông tin có cấu trúc). - Linh hoạt có thể thích ứng với những thay đổi về nhu cầu thông tin của tổ chức. - Có cơ chế bảo mật thông tin theo từng cấp độ có thẩm quyền sử dụng. II. PHƯƠNGPHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN Trong việc phát triển một hệ thống thông tin người ta lại coi phươngpháp phát triển hệ thống thông tin và coi đó là một trong những công đoạn quan trọng đặc biệt do nhu cầu hoàn thiện và bổ xung chỉ được thực hiện với một hệ thống thông tin được thiết kế đầy đủ. Hệ thống thông tin là một đối tượng phức tạp, vận động trong một môi trường cũng rất phức tạp. Để làm chủ sự phức tạp đó, phân tích viên cần có một cách tiến hành nghiêm túc, một phươngpháp Mục đích của dự án phát triển một hệ thống thông tin là có một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, mà nó được hoà hợp trong các hoạt động của tổ chức, chính xác về mặt kĩ thuật, tuân thủ các giới hạn về tài chính và thời gian định trước. Không nhất thiết phải theo đuổi một phươngphápđể phát triển một hệ thống thông tin, nhưng nếu không có một phươngpháp cụ thể thì ta có nguy cơ không đạt được những mục tiêu đã định trước. Vậy phương pháp: như một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lí hơn. Phươngpháp phải dựa vào 3 nguyên tắc cơ sở chung của nhiều phươngpháp hiện đại có cấu trúc để phát triển hệ thống thông tin. Ba nguyên tắc đó là: - Sử dụng các mô hình - Chuyển từ cái chung sang cái riêng - Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logíc khi phân tích từ mô hình logíc sang mô hình vật lý khi thiết kế. Sử dụng các mô hình của hệ thống thông tin cùng mô tả một đối tượng nhưng được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Phươngpháp phát triển một hệ thống cần được phân định rõ ràng ba bước Nguyên tắc đi từ chung đến riêng là một nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Trên thực tế người ta khẳng định rằng để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phải hiểu các mặt chung trước khi xem xét chi tiết. Sự cần thiết áp dụng nguyên tắc này là điều hiển nhiên. Tuy nhiên những công cụ đầu tiên được sử dụng để phát triển ứng dụng tin học cho phép tiến hành mô hình hóa một hệ thống bằng các khía cạnh chi tiết hơn. Nhiệm vụ lúc đó sé khó khăn hơn nhiều Nguyên tắc chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logíc khi phân tích từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế làm cho nhiệm vụ phát triển hệ thống cũng đơn giản hơn, việc phân tích bắt đầu từ thu thập dữ liệu về hệ thống thông tin đang tồn tại và về khung cảnh của nó. Nguồn dữ liệu là những người sử dụng, các tài liệu khái quát. Cả ba nguồn này cung cấp chủ yếu sự mô tả mô hình vật lý ngoài của hệ thống. Ta thử tưởng tượng nếu không có phươngpháp phát triển hệ thống thông tin hay một phần mềm được sản xuất ra không theo một phươngpháp thiết kế nào thì sản phẩm của nó sẽ ra sao? Người phát triển hệ thống sẽ rất dễ rơi vào tình trạng không xác dịnh, mất phương hướng, họ sẽ không hiểu họ đang làm gì và cái họ làm ra được sử dụng như thế nào. Nếu không có phươngpháp thì chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng có thể làm đảo lộn cơ chế hoạt động của toàn bộ phần mềm, vì thế khi muốn bổ xung thêm 1 chức năng công việc đầu tiên là phải xem xét lại toàn bộ thiết kế. Tùy theo từng người, từng đối tượng mà có các sự lựa chọn phươngpháp khác nhau. Có thể chia làm 3 phươngpháp phát triển hệ thống thông tin sau: 1. Phươngpháp 1: Đi từ chi tiết đến tổng hợp Đây là phươngpháp sẽ đi từ những vấn đề nhỏ, vấn đề cụ thể, chi tiết. Sau đó tập hợp chúng, phân tích đánh giá trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán. Người ta gộp chúng lại thành từng nhóm có cùng chức năng. Cuối cùng ta có thể thêm những chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn, tổng quát hơn cho đến khi đạt được vấn đề cần đưa ra theo yêu cầu của hệ thống Áp dụng phươngpháp này hệ thống sẽ đảm bảo không trùng lặp thông tin, loại bỏ được phần lớn các thông tin trùng lặp và không cần thiết mà lại đem lại một hệ thống hoạt động tốt . 2. Phươngpháp 2: Đi từ tổng hợp đến cụ thể Phươngpháp này đi ngược lại với phươngpháp trên, nó xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hệ thống ta từng bước chia nhỏ đi tìm cái cụ thể chi tiết hơn. Ta sẽ bắt đầu từ những vấn đề tổng quát nhất, yêu cầu bao gồm toàn bộ hệ thống chia nhỏ thành các module chính đến các module nhỏ hơn cho đến khi giải quyết được các module nhỏ đó thì dừng lại Với phươngpháp này hệ thống sẽ họat động ngay cả khi chưa thật hoàn thiện, tức là nó có thể hoạt động theo từng phần, từng bộ phận. Nhưng phươngpháp nào cũng có ưu và nhược, với phươngpháp này thì dễ gây ra lãng phí trong việc trùng lặp thông tin trong hệ thống hay có những thao tác không cần thiết 3. Phươngpháp 3: Tổng hợp hai phươngpháp Như ta đã biết cả hai phươngpháp trên đều thể hiện ưu và nhược điểm, việc kết hợp cả hai phươngpháp trên để phát triển một hệ thống thông tin dường như sẽ đem lại một hiệu qủa cao hơn. Phươngpháp này là tiến hành song song hai phươngpháp cùng một lúc đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ với nhau, các thông tin cần nhất quán. Đây là phươngpháp nhằm giảm thiểu tối đa các nhược điểm của hai phươngpháp trên, chúng bổ xung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn. Song tùy từng doanh nghiệp, tùy từng phong cách phát triển hệ thống thông tin mà người ta chọn phươngpháp nào cho phù hợp nhất. Chứ đây cũng không phải là phươngpháp tối ưu nhất. Dù thực hiện bất cứ phươngpháp nào xong muốn phát triển một hệ thống thông tin tốt nhất định không được bỏ qua 3 nguyên tắc đã nêu ở trên, mà còn phải tuân thủ chặt chẽ nó mới đem lại hiệu quả cao. III. CÁC CÔNG ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Làm bất cứ một công việc gì mà muốn đem lại hiệu quả cao thì chúng ta cần phải có phươngpháp cụ thể và các công đoạn làm việc. Thông qua các công đoạn đó ta có thể quản lí được quá trình làm việc, biết mình đang làm ở đâu, kết quả ra sao, nên tiếp tục hay dừng lại, hay đổi hướng phát triển như thế nào. Trong một hệ thống thông tin dù lớn hay nhỏ muốn xây dựng được thì không thể tùy tiện làm việc mà phải làm việc theo những công đoạn cụ thể nhất định gọi là các công đoạn phân tích thiết kế. Đây là một công việc chủ đạo xuyên suốt quá trình phát triển hệ thống thông tin. Phươngpháp phát triển một hệ thống thông tin gồm 7 giai đoạn sau: - Đánh giá yêu cầu - Phân tích chi tiết - Thiết kế logic - Đề xuất phương án và giải pháp - Thiết kế vật lý ngoài - Triển khai kĩ thuật hệ thống - Bảo trì và khai thác hệ thống Giai đoạn bao gồm một dãy các công đoạn được liệt kê kèm theo dưới đây. Cuối mỗi giai đoạn cần kèm theo việc ra quyết định có tiếp tục hay chấm dứt việc phát triển hệ thống. Quyết định này được trợ giúp dựa vào nội dung báo cáo mà phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên trình bày cho người sử dụng. Phát triển hệ thống là một quá trình lặp dựa theo kết quả của một giai đoạn có thể và đôi khi phải cần thiết phải quay lại giai đoạn trước để khắc phục những sai sót. Một số nhiệm vụ được thực hiện trong suốt quá trình, đó là việc lập kế hoạch cho giai đoạn tới, kiểm soát các nhiệm vụ đã hoàn thành, đánh giá dự án, và lập tài liệu về hệ thống và về dự án: Mô tả các giai đoạn của việc phát triển hệ thống thông tin 1. Giai đoạn đánh giá yêu cầu Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo của tổ chức hay hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này thực hiện tương đối nhanh và đòi hỏi chi phí lớn. Song đánh giá đúng yêu cầu là quan trọng cho việc thành công của một dự án. Một sai lầm phạm phải trong giai đoạn này có thể làm lùi bước trên toàn bộ dự án, kéo theo những chi phí lớn lãng phí cho tổ chức. Đánh giá một yêu cầu gồm việc nêu vấn đề, ước đoán độ lớn của dự án và những thay đổi có thể, đánh giá tác động của những thay đổi đó, đánh giá tính khả thi của dự án và đưa ra những gợi ý cho những người có trách nhiệm ra quyết định. Giai đoạn này phải được tiến hành trong thời gian tương đối ngắn để không kéo theo nhiều chi phí về thời gian. Một số chuyên gia ước tính rằng, thời gian dành cho đánh giá dự án chiếm 4-5% tổng số thời gian dành cho dự án. Đó là một nhiệm vụ phức tạp, vì nó đòi hỏi người phân tích phải thực hiện nhanh với sự nhạy bén cao, từ đó xác định những nguyên nhân có thể nhất và đề xuất các giải pháp, xác định độ lớn về chi phí và thời hạn để đi đến giải pháp mới, đánh giá được tầm quan trọng của những biến đổi, dự báo được những ảnh hưởng của chúng. Như vậy trong một thời gian ngắn, phân tích viên phải thực hiện lướt qua toàn bộ các công đoạn của việc phát triển hệ thống thông tin. Nên cần phải giao công việc này cho những người giàu kinh nghiệm. Đánh giá yêu cầu gồm 4 công đoạn chính: - Lập kế hoạch - Làm rõ yêu cầu - Đánh giá khả thi - Chuẩn bị yêu cầu và đánh giá yêu cầu 1.1. Lập kế hoạch Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển hệ thống cần phải được lập kế hoạch cẩn thận, mức độ hình thức hóa của kế hoạch này sẽ thay đổi theo quy mô của dự án và theo giai đoạn phân tích. Lập kế hoạch của giai đoạn thẩm định dự án là làm quen với hệ thống đang xét, xác định thông tin phải thu thập cũng như phươngpháp thu thập cần dùng, số lượng và sự đa dạng của nguồn thông tin này phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của hệ thống cần nghiên cứu. 1.2. Làm rõ yêu cầu Làm rõ yêu cầu là làm cho các phân tích viên yêu cầu hiểu đúng yêu cầu của người yêu cầu, xác định chính xác đối tượng yêu cầu, thu thập các yêu cầu cơ bản của hệ thống và xác định khung cảnh nghiên cứu. Giai đoạn đánh giá yêu cầu và cụ thể là công đoạn làm rõ yêu cầu cho phép các phân tích viên xác định chính xác xem người sử dụng muốn gì? Tiếp theo phân tích viên phải đánh giá xem yêu cầu có đúng như đề nghị để có thể giảm xuống hay mở rộng tăng thêm. Làm sáng tỏ yêu cầu chủ yếu được làm sáng tỏ qua những cuộc gặp gỡ với những người yêu cầu sau đó là với những quản lý chính mà bộ phận của họ bị tác động hay bị ảnh hưởng bởi hệ thống đang nghiên cứu. Khung cảnh của hệ thống được xem như các nguồn hay các đích của thông tin cũng như các bộ phận, các chức năng và các cá nhân tham gia vào xử lý dữ liệu. Xác định khung cảnh của hệ thống không phải dễ dàng, nếu phân tích viên xác định nó quá dễ dàng sẽ dẫn đến một số thành phần bị bỏ qua, hệ thống – kết quả của dự án sẽ không đáp ứng tốt nhu cầu của tổ chức, và nó có thể tác động đến những bộ phận hoặc hệ thống mà người ta không tính đến trong quá trình phát triển hệ thống. Nhưng nếu xác định quá rộng khung cảnh cũng có những hậu quả tiêu cực, mặc dù nó đảm bảo cho nhà phân tích tính hết các tác động quan trọng của môi trường nhưng sẽ làm tăng thời gian và chi phí của hệ thống tương lai. Chính vì vậy phân tích viên phải tận dụng những cuộc gặp gỡ cũng như tham vấn từ những tài liệu khác nhau có trong tổ chức để thu thập những thông tin về hệ thống và môi trường xác thực của nó. Những thông tin có liên quan đến các mặt kỹ thuật, tổ chức và tài chính rất cần cho việc tiến hành đánh giá khả năng thực thi của dự án. Những cuộc trao đổi cho phép thu thập cái nhìn của các nhân tố khác nhau về vấn đề nguồn gốc của yêu cầu, do vậy phân tích viên phải rút ra những yếu tố khách quan nhất. Các công cụ được nhà phân tích dùng cho quá trình phát triển dự án đặc biệt là trong giai đoạn đánh giá yêu cầu là phỏng vấn, quan sát, nghiêncứutài liệu, sử dụng phiếu điều tra. Cuối cùng phân tích viên phải tổng hợp thông tin dưới ánh sáng của những vấn đề đã được xác định, và những nguyên nhân có thể nhất, chuẩn bị một bức tranh khái quát về giải phápđể tiến hành đánh giá khả năng thực thi của dự án. 1.3. Đánh giá khả thi Đánh giá khả thi của một dự án là tìm xem có yếu tố nào ngăn cản các nhà phân tích thực hiện, cài đặt một cách thành công giải pháp đã đề xuất hay không. Trong quá trình phát triển hệ thống luôn luôn phải tiến hành đánh giá lại. Những vấn đề chính về khả năng thực thi là: khả thi về tổ chức, khả thi về tài chính, khả thi về thời gian, khả thi về kỹ thuật. 1.4. Chuẩn bị yêu cầu và đánh giá yêu cầu Báo cáo giúp các nhà quyết định cho phép dự án tiếp tục hay dừng lại, báo cáo phải cung cấp một bức tranh sáng sủa và đầy đủ về tình hình và kiến nghị những hành động tiếp theo. Báo cáo thường được trình bày để các nhà ra quyết định có thể yêu cầu làm rõ thêm các vấn đề, sau đó là tiếp tục hay loại bỏ dự án. 2. Giai đoạn phân tích chi tiết Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định nguyên nhân đích thực của vấn đề đó, xác định những đòi hỏi, những ràng buộc, áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới cần đạt được. Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ quyết định tiến hành hay thôi phát triển hệ thống mới. Để đảm bảo giai đoạn phân tích chi tiết cần thực hiện qua các công đoạn sau: - Lập kế hoạch phân tích chi tiết - Nghiêncứu môi trường của hệ thống đang tồn tại - Nghiêncứu hệ thống thực tại - Đưa ra chuẩn hóa và xác định các yếu tố giải pháp - Đánh giá lại khả thi - Thay đổi đề xuất của dự án - Chuẩn bị và trình bày báo cáo chi tiết của dự án Cụ thể công việc từng công đoạn như sau: 2.1. Lập kế hoạch phân tích chi tiết Người chịu trách nhiệm của giai đoạn này phải lập kế hoạch về các nhiệm vụ phải thực hiện. Kế hoạch đưa ra cần chi tiết cụ thể tránh tình trạng chung chung kế hoạch chỉ để làm kế hoạch, lập kế hoạch chi tiết cụ thể để thực hiện các giai đoạn sau dễ dàng hơn. 2.2. Nghiêncứu môi trường của hệ thống đang tồn tại Khi đưa ra chuẩn đoán về hệ thống hiện thời, phân tích viên phải cố gắng có được sự hiểu biết sâu sắc về môi trường hệ thống nghiêncứuđể đánh giá mức độ phù hợp giữa các đặc trưng hệ thống với các ràng buộc của môi trường. 2.3. Nghiêncứu hệ thống thực tại Cho biết lý do tồn tại của hệ thống, các mối liên hệ của nó với các hệ thống khác trong tổ chức, những người sử dụng, các bộ phận cấu thành, các phương thức xử lý, thông tin mà nó sản sinh ra, những dữ liệu mà nó thu nhận, khối lượng dữ liệu mà nó xử lý, giá cả gắn liền với thu thập, xử lý và phân phát thông tin, hiệu quả xử lý dữ liệu . 2.4. Đưa ra chuẩn hóa và xác định các yếu tố giải pháp Nhiệm vụ của công đoạn này là: [...]... phân tích viên còn có thể trình bày thêm các phương án phân tích khác như phươngpháp chuyên gia, phươngpháp so sánh Đối với hệ thống thông tin của các doanh nghiệp cần đặc biệt nhấn mạnh hiệu quả kinh tế Sự thuyết phục về mặt tài chính và tính khả thi tài chính của dự án sẽ quyết định xem dự án có được đi tiếp hay không, hoặc là sẽ được thay đổi theo phươngpháp khác 5 Giai đoạn thiết kế vật lý ngoài... tạp cán bộ thiết kế không chỉ cần phải biết về các phươngpháp mà còn dựa vào kinh nghiệm thiết kế Do đó thiết kế ban đầu có thể nhiều sai sót song trong quá trình nghiêncứu kĩ lưỡng hơn hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ được chau chuốt hơn Có hai phươngpháp thiết kế cơ sở dữ liệu chủ yếu đó là: - Thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin ra Đây là phươngpháp cổ điển và cơ bản của thiết kế CSDL Các bước... thức xử lý để đạt được phương án sơ bộ bước 2 Ba là: Tính toán chi phí cho các phương án giữ lại một số phương án khả thi nhất 4.3 Đánh giá các phương án giải pháp - Phân tích chi phí và lợi ích Người ta có thể phân loại chi phí/ lợi ích theo những cách sau: Trực tiếp/ gián tiếp; Hữu hình/ vô hình; Biến động/ cố định - Phân tích đa tiêu chuẩn Phân tích đa tiêu chuẩn là phươngpháp dựa vào nhiều tiêu... tiết, chỉ nên đưa ra những vấn đề căn bản mà người phân tích đã tìm thấy đúc kết được, báo cáo tốt nên đưa ra các phụ lục có hình minh họa chi tiết Những tài liệu về hệ thống như DCI, DFD, từ điển dữ liệu không phải là một bộ phận của báo cáo Đừng để cho người ra quyết định phải lặn ngụp vào một đống tài liệu sau đó mới có thể hiểu được những kết luận và gợi ý của nhà nghiêncứu Tóm lại: Bản thảo là đối... biết rõ đề, một bài văn làm lạc đề Trong thực tế có những điều đúng cho mô hình logic nhưng không đúng cho mô hình, nhưng một môi trường cụ thể thì cần một cách thức cụ thể hóa khác nhau Đó là những ràng buộc quan trọng nhất cho việc thiết kế các hệ thống mới là: - Các ràng buộc liên quan đến tổ chức - Các ràng buộc về tin học 4.2 Xây dựng các phương án giải pháp Xây dựng một phương án của giải pháp được... con người Các phươngpháp cài đặt: Cài đặt trực tiếp: Là phươngpháp dừng hoạt động của hệ thống cũ và đưa ngay hệ thống mới vào sử dụng Cài đặt song song: Là cả hai hệ thống cùng song song hoạt động, cho đến khi quyết định dừng hệ thống cũ lại, tức là khi người sử dụng và bộ phận quản lý nhận thấy hệ thống mới đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Cài đặt thí nghiệm cục bộ: Đây là phươngpháp dung hòa... song song Cài đặt cục bộ chỉ thực hiện chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới cục bộ tại một vài bộ phận Phươngpháp chuyển đổi tại bộ phận thí điểm lại có thể là một trong các phươngpháp cài đặt quen biết: trực tiếp, song song hay theo giai đoạn Chuyển đổi theo giai đoạn : Theo phươngpháp này chuyển đổi từ hệ thống thông tin cũ sang hệ thống thông tin mới một cách dần dần, bắt đầu bằng một hay... hoạch chuyển đổi Chuyển đổi một hệ thống thông tin bao gồm việc chuyển đổi phần mềm, dữ liệu, phần cứng, tài liệu, các giải pháp làm việc, các mô tả công việc, các phương tiện làm việc, các tài liệu đào tạo, các biểu mẫu nghiệp vụ Trong thực tế quá trình chuyển đổi thường được kết hợp rất nhiều phươngpháp và lập kế hoạch cài đặt có thể bắt đầu từ khi tiến hành phân tích hệ thống, một số hoạt động mua... Chuẩn hóa mức 3 (3.NF) - Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phươngpháp mô hình hóa: Đi từ các khái niệm như thực thể, liên kết đến các mức độ liên kết như liên kết một- một, liên kết một- nhiều, khả năng tùy chọn của liên kết, chiều của liên kết đến các thuộc tính để mô tả các đặc trưng của một thực thể hoặc một quan hệ 4 Giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp Sau khi hoàn thành giai đoạn 3, giai đoạn thiết... của chúng vào lĩnh vực tổ chức nhân sự đang làm việc tại hệ thống và đưa ra các kiến nghị cho lãnh đạo những phương án khả thi nhất Các công đoạn chính của giai đoạn này: - Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc về tổ chức - Xây dựng các phương án giải pháp - Đánh giá các phương án của giải pháp - Chuẩn bị và trình bày báo cáo Cụ thể công việc của các công đoạn như sau: 4.1 Xác định các ràng buộc . chọn phương pháp khác nhau. Có thể chia làm 3 phương pháp phát triển hệ thống thông tin sau: 1. Phương pháp 1: Đi từ chi tiết đến tổng hợp Đây là phương pháp. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. Khái niệm về hệ thống