Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
34,07 KB
Nội dung
CƠSỞVÀPHƯƠNGPHÁPLUẬNNGHIÊNCỨUẢNHHƯỞNGCỦAGIÁODỤCĐẾNMỨCSINH I/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Giáo dục, trình độ học vấn Con người trong lịch sử phát triển của mình là cả một quá trình từng bước, liên tục truyền đạt những kinh nghiệm sống (Tri thức, kỹ năng lao động, thái độ ứng xử với con người, với thiên nhiên). Lênin coi giáodục là một phạm trù vĩnh cửu “Giáo dụcsinh ra cùng loài người và tồn tại phát triển cùng loài người”. Nó cũng chính là đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Với cách nhìn ngày nay, giáodục được coi là cực kỳ quan trọng đặc biệt trong điều kiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Có nhiều quan niệm về giáo dục, song một quan niệm chung nhất: Giáodục là tất cả các dạng học tập của con người, ở đâu có sự hoạt động vàgiao lưu nhằm truyền đạt lại và lĩnh hội những giá trị và kinh nghiệm xã hội thì ở đó cógiáodục (Giáo trình tâm lý xã hội học) Theo một định nghĩa hẹp hơn thì giáodục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần có được những phẩm chất và năng lực do yêu cầu đề ra. Điểm nổi bật quan trọng nhất đối với giáodục là sự tác động của xã hội vào từng đối tượng một cách cómục đích, có kế hoạch giúp cho mỗi thành viên nắm được những tri thức, kỹ năng vàphươngpháp để phát triển nhân cách của mình, có khả năng hội nhập và tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Giáodục được biểu hiện qua trình độ học vấn, trình độ dân trí. Nhằm phản ánh các cấp độ hiểu biết, các kỹ năng đạt được của con người sau một quá trình tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau và từ đó tạo ra khả năng nhận thức tác động đến hành vi của họ. Vì vậy trong quá trình phân tích đánh giá ở của bài viết này ta sử dụng khái niệm trình độ học vấn. Giáodục là một trong những lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm kế thừa, duy trì và phát triển văn hoá xã hội một cách liên tục. Đảng và nhà nước ta quan niệm rằng: Giáodục nhằm “Nâng cao dân trí, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài”, thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó việc tồn tại và phát triển giáodục là tất yếu, vốn có trong đời sống xã hội loài người từ xưa đến nay. Giáodục thực hiện chức năng xã hội cơ bản là sự truyền đạt những kinh nghiệm lịch sử, xã hội được tích luỹ trong quá trình phát triển xã hội loài người nhằm đảm bảo quá trình sản xuất xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nơi tổ chức giáodụccó hệ thống, có kế hoạch chặt chẽ nhất đó là nhà trường, ở đó việc tổ chức các quá trình giáodục chủ yếu là do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn đảm nhiệm đó là những thầy giáo, cô giáo, những nhà giáo dục. Tuy nhiên giáodục còn được tiến hành ở ngoài nhà trường như giáodục trong gia đình, giáodục do các tổ chức và các cơsở khác nhau thực hiện như: Các tổ chức sản suất, kinh doanh; các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, xã hội, các cụm dân cư .v.v . Phân loại giáo dục: Người ta chia giáodục ra làm hai loại là: Giáodục chính quy vàGiáodục không chính quy. Giáodục chính quy là: Những lớp học theo một chương trình đã đợc nhà nước chuẩn hoá, nó thường được tổ chức trong các nhà trường. Giáodục không chính quy là: Những lớp học có chương trình tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người học, nó thường được tổ chức ở ngoài nhà trường. Chỉ tiêu đánh giá: Một nền giáodục hiện đại, tiến bộ thường được xem xét bởi các đặc trưng sau: Tính đại chúng: Nền giáodục cho mọi người vì mọi người. Tính nhân văn dân tộc và nhân loại. Sự bình đẳng về cơ hội học tập và giá trị học vấn giữa các nhóm xã hội. Để đánh dấu những tiêu thức này người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu sau: Về số lượng: Tỷ lệ học sinhđến trường: Bao gồm cả học sinh phổ thông, học nghề, sinh viên. Các chỉ tiêu này có thể dùng ở dạng tuyệt đối. Tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ), tỷ lệ người có học. Số học sinh, sinh viên trên 1000 dân. Số năm đi học trung bình. Về những điều kiện đảm bảo chất lượng: Số lượng học sinh, sinh viên trên một giáo viên. Trình độ giáo viên. Tình hình trang thiết bị dạy học vàphương tiện dạy học. Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên. Hai chỉ tiêu, tỷ lệ học sinhđến trường (đặc biệt là học sinh phổ thông) và tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ) là những chỉ tiêu mà nước ta đang rất quan tâm. Chỉ tiêu người lớn thất học ta thay bằng tỷ lệ người biết chữ. 2. Vai trò của trình độ học vấn Giáodục là một ngành kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Nó quyết định tương lai cuả một đất nước phồn vinh hay trì trệ. Ngành giáodục yêu cầu tái sản xuất không ngừng sức lao động - Lao động giản đơn thành lao động phức tạp (lao động có kỷ luật), cũng như yêu cầu phát triển của xã hội, chấn hưng văn hoá, điều đó khiến cho giáodục luôn luôn có quy mô đồ sộ, lớn lao nhất cũng như cần thiết nhất cho mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi cộng đồng. Giáodục hay nói cách khác là trình độ học vấn giúp cho mỗi cá nhân thực hiện và áp dụng các năng lực, tài năng của mình, giúp cho mỗi người nâng cao địa vị xã hội của mình. Trong xã hội công nghiệp với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng và phong phú như hiện nay, đòi hỏi trình độ khoa học và chuyên môn cao vàgiáodục sẽ mang lại khả năng vượt qua chướng ngại, khả năng cơ động trong công việc hơn. Trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật tính cơ động xã hội cao chỉ có thể dựa trên trình độ học vấn cao. Trình độ học vấn làm tăng năng suất lao động, cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng, bởi nhờ cógiáodục mà ta có được những chuyên gia lành nghề hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ được đưa vào cuộc sống, năng suất lao động tăng lên, đới sống ổn định hơn. Ngoài ra, học vấn còn có một vai trò quan trọng hơn là làm giảm quy mô gia đình. Qua nhiều kết quả điều tra thì trình độ học vấn của người phụ nữ càng cao thì quy mô gia đình càng nhỏ, bởi đòi hỏi về chất lượng con cái ngày càng lớn (Đặc biệt là yêu cầu về sự học hành của con cái). Quy mô gia đình giảm điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Về vai trò củagiáodục ở tầm vi mô thì trường học chính là nơi truyền đạt lại những kiến thức đặc biệt, phát triển các kỹ năng, tạo ra những giá trị làm thay đổi, làm tăng khả năng tiếp cận những ý tưởng mới. Và đặc biệt là làm thay đổi quan niệm về việc làm và xã hội. Vai trò này vô cùng quan trọng đối với mỗi phụ nữ nói riêng và mỗi gia đình bởi nó tạo ra sự bình đẳng trong gia đình và xã hội. Vì vậy giáodụcvà nâng cao trình độ học vấn không thể thiếu được cho dù ở bất cứ quốc gia nào, cộng đồng nào, cá nhân nào. 3. Cách yếu tố ảnhhưởngđến trình độ học vấn ở nông thôn Việt Nam Nông thôn là một khu vực lãnh thổ dân cư chủ yếu là những người làm nông nghiệp và những nghề khác có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Người ta vẫn thường lấy xã hội đô thị để so sánh sự khác biệt và đối lập với nông thôn để nhằm tìm ra những đặc trưng và tính chất của nó. Những nét đặc trưng cơ bản của nông thôn như: đại đa số các ngành nghề của người lao động là nông nghiệp, đòi hỏi nhiều lao động phổ thông. Điều kiện cơsở hạ tầng còn ở mức thấp, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại . Điều đó dẫn đến môi trường xã hội ở nông thôn đã ảnhhưởng trực tiếp đến trình độ học vấn ở đây. Từ góc độ kinh tế người ta thường khái quát xã hội nông thôn là xã hội nông nghiệp. Chính vì vậy nông thôn có quan niệm cho rằng không cần học nhiều mà cần có nhiều con để có sức lao động, điều đó đã làm cho mối quan hệ giữa mứcsinhvà trình độ học vấn rõ hơn ở bất cứ khu vực khác. Tỷ lệ trẻ em bỏ học sớm và đặc biệt là các em gái phải rời lớp học sớm để giúp đỡ cha mẹ trông em, lao động, lấy chồng sinh con. Trên phương diện chính trị thì nông thôn là nơi mà nông dân chiếm ưu thế, công việc đồng áng là công việc chủ yếu. Giáodục được đặt vào vị trí thứ yếu mặc dù tính tự quản của cộng đồng cao. Nông thôn là nơi mà chế độ gia trưởng còn rất nặng nề, nó biểu hiện ở quyền kiểm soát gia trưởng đối với đời sống phụ nữ, cha kiểm soát con, chồng kiểm soát vợ. Trong một gia đình nông dân nặng tinh thần gia trưởng thì phụ nữ trẻ là người có ít quyền hành nhất đối với mọi quyết định và việc làm hàng ngày của mình. Đó là nguyên nhân chính của sự ít học ở phụ nữ ở nông thôn và cũng chính là nguyên nhân của một gia đình đông con. Xét từ khía cạnh phát triển kinh tế xã hội thì nông thôn còn phát triển chậm và lạc hậu, kết cấu hệ thống hạ tầng kém, vì vậy chương trình, hệ thống giáodục ở nông thôn vừa thiếu lại vừa yếu. Chính những người làm công tác giảng dạy cũng không được đảm bảo những nhu cầu tối thiểu vì vậy dẫn tới sự tâm huyết trong nghề nghiệp giảm và người gánh chịu hậu quả nhiều nhất là trẻ em học sinh ở nông thôn. Đây cũng đang là mối quan tâm rất lớn của Đảng và nhà nước ta. Từ góc độ văn hoá thì nông thôn - nơi mà nền văn hoá dân gian truyền thống chiếm ưu thế và lệ làng tồn tại nhiều khi lấn át cả luật pháp nhà nước. Ở những vùng nông thôn nghèo thì văn hoá truyền thống càng cóảnhhưởng mạnh mẽ. Văn hoá truyền thống là một hiện tượng đời sống xã hội tồn tại dai dẳng, ngay cả khi hạ tầng cơsở phát sinh ra nó bị phá vỡ. Ở nông thôn, văn hoá truyền thống lẫn át cả văn hoá học đường mà ở đây thì người bị chi phối mạnh mẽ nhất là phụ nữ, họ thường được học hành ít hơn nam giới, đến khi lấy chồng thì điều đó cũng có nghĩa là họ phải thất học, không gian của người phụ nữ nông thôn lúc này bị khép lại trong không gian gia đình nhà chồng, điều đó cũng có nghĩa là không gian xã hội cũng bị thu hẹp lại. Các công việc gia đình đã cuốn hết họ vào đấy và các kiến thức ít ỏi thu lượm được ở trường học cũng vì thế mà rơi vãi dần. Như vậy, trong xã hội nông thôn có rất nhiều yếu tố ảnhhưởngđếngiáodụcvà đối tượng chịu hậu quả nhiều nhất chính là phụ nữ. Họ là người lao động chủ chốt, là người vợ, người mẹ với các công việc gia đình, sinh đẻ, nuôi dạy con cái - Thế nhưng họ lại là người ít tri thức nhất, bị kiểm soát nhiều nhất. Điều đó chính là nguyên nhân nghèo đói, ít học và nhiều con ở nông thôn nước ta hiện nay. II/ KHÁI NIỆM MỨCSINHVÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 1. Khái niệm mứcsinhMứcsinh là biểu hiện thực tế của khả năng sinh sản, nó không những chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng mà còn chịu ảnhhưởng bởi một loạt các yếu tố như: Tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng, mong muốn về số con, việc sử dụng các biện pháp tránh thai, địa vị của người phụ nữ, trình độ phát triển kinh tế xã hội .v.v . Khả năng sinh sản là nói về khả năng sinh lý của một người nam hay một người nữ có thể sinh ít nhất một người con và ngược lại là vô sinh. Khả năng này gắn với một độ tuổi nhất định. Thí dụ: Một người phụ nữ có khả năng sinh được 10 người con song thực tế chỉ đẻ được 2 người con. Hai người con đó chính là mức sinh. 2. Các chỉ tiêu đo lường mứcsinh Các thước đo mứcsinh cần phải lượng hoá được sự việc sinh đẻ của dân cư trong một thời kỳ nhất định và nó có thể sử dụng để so sánh các mứcsinhcủa dân cư trong một khoảng thời gian nào đó để vạch ra xu hướng theo thời gian, theo nhóm khác nhau về kinh tế xã hội và sắc tộc. Có hai cách tiếp cận khi nghiêncứumức sinh: theo thời kỳ và theo đoàn hệ. Phân tích mứcsinh theo thời kỳ là xem xét sự sinh sản theo sự cắt ngang, có nghĩa là tất cả những trường hợp sinh xảy ra trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Trái lại, phân tích theo đoàn hệ nghiêncứusinh sản theo chiều dọc, nghĩa là tất cả các trường hợp sinhcủa một nhóm phụ nữ đặc biệt, thường là tất cả các phụ nữ cùng sinh ra hay cùng lấy chồng vào một năm nhất định. ở đây ta xem xét lịch sử sinh sản của phụ nữ theo thời gian. Sau đây là các thước đo mứcsinhcơ bản theo thời gian, sắp xếp theo thứ tự về phức tạp và những dữ kiện cần có. a.Tỷ suất sinh thô CBR (Crude Birth Rate) Đây là cách đo mứcsinh đơn giản và hay được dùng nhất, nó được xác định như sau: Tỷ suất sinh thô = Sốsinh trong năm x 1000 Dân số giữa năm Tỷ suất này luôn được biểu thị theo phần nghìn. lý do tỷ suất này được gọi là thô bởi trong mẫu sốcủa nó bao gồm tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi của cả hai giới. Trong dân số bình thường thì phạm vi giá trị của CBR từ 10 đến 50 phần nghìn. Ưu điểm của CBR: Đây là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đo mứcsinhcủa dân số, được dùng trực tiếp để tính tỷ lệ tăng tự nhiên dân số băng cách lấy tỷ suất sinh thô trừ đi tỷ suất chết thô. CBR tính toán nhanh, đơn giản và yêu cầu rất ít số liệu. Nhược điểm: CBR không phản ánh được sự khác biệt củamứcsinh theo cơ dấu tuổi và sự khác biệt về mứcsinh theo cơ cấu tuổi và sự khác biệt về mứcsinh theo từng nhóm tuổi, vì thế nó không phản ánh chính xác mức sinh. b.Tỷ suất sinh chung GFR (General Fertility Rate): GFR là số trẻ em sinh ra sống được tính trên 1000 phụ nữ tuổi 15-49 của năm xác định. Công thức tính: GFR = Số trẻ em sinh ra x 1000 Số phụ nữ 15-49 tuổi trung bình trong năm GFR có thể có giá trị từ 50 đến 300. Cần ghi nhận là tỷ suất sinh chung cần nhiều số liệu hơn CBR và người ta phải biết được thành phần dân số nữ từ 15-49 chứ không phải chỉ cần đến tổng số dân. Ưu điểm của GFR: Bước đầu đã lược bỏ hầu hết ở mẫu số không liên quan trực tiếp đến hành vi sinh đẻ như nam giới, người già, trẻ em. v. v . Chỉ tiêu này cúng rất dễ tính toán. Nhược điểm: Chỉ tiêu này cũng chưa thật hoàn hảo vì só phụ nữ liên quan đếnsinh đẻ vẫn còn chứa đựng một số khá lớn những phụ nữ chưa chồng, không có khả năng sinh sản, goá chồng, mức độ sinhcủa các độ tuổi khác nhau. v . v . c.Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: ASFRx (Age Specific Fertility Rate) Trng cùng một quy mô dân số, tần suất sinh con khác nhau một cách đáng kể từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. ASFR là số trẻ em sinh ra sống được tính trên một phụ nữ (hay 1000 phụ nữ) ở độ tuổi hay nhóm tuổi sinh đẻ. ASFR x = Bx x 1000 W x Trong đó: B x : Số trẻ em sinh ra sống được trong năm của phụ nữ tuổi x W x : Số phụ nữ trung bình trong tuổi x Thông thường thì ASFR tăng nhanh đến cực đại tại 25-35 tuổi và sau đó giảm dần đếnmức rất thấp sau 40 tuổi. Ưu điểm của ASFR: Đem lại nhiều thông tin về hành vi sinh đẻ hơn bất kỳ một chỉ tiêu đo lường nào khác và nó loại trừ được sự khác biệt mức độ sinhcủa từng độ tuổi. Nhược điểm: Nó không phải là một đơn số mà là một bộ ít nhất 7 số, điều này khiến cho việc so sánh phức tạp và thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên ta vẫn có thể khắc phục bằng cách tính tổng tỷ suất sinh. d. Tổng tỷ suất sinh: TFR (Total Fertility Rate) TFR là số trẻ em được sinh ra đối với mỗi một phụ nữ hay một đoàn hệ phụ nữ trong suốt cuộc đời. Đây là một phươngpháp đo mứcsinh được các nhà dân só học dùng rộng rãi nhất bởi vì cách tính nó đơn giản: chỉ việc cộng các ASFR lại. công thức tính như sau: TFR = n∑ASFR x /K K = 100 hoặc 1000 Ưu điểm lớn nhất của TFR là ở chỗ có là cách đo đơn giản mà không bị phụ thuộc vào cấu trúc tuổi. Tỷ suất sinh chung (GFR) một phần bị kiểm soát bởi cấu trúc tuổi. Tuy nhiên nó lại cần nhiều số liệu sốsinh theo tuổi mẹ vàsố phụ nữ theo nhóm tuổi. Những số liệu này thường chỉ có được khi có hệ thống đăng ký hay tổng điều tra có chất lượng cao, mà còn một vấn đề nữa là việc diễn giải kết quả, về bản chất, tổng tỷ suất sinh (TFR) là số trẻ em mà một phụ nữ có thể có, nếu như bà ta sống đến 50 tuổi và suốt trong cuộc đời sinh sản của mình bà ta có đúng các ASFR của năm đó. e. Tỷ suất sinh theo độ tuổicủa phụ nữ có chồng (MASFR) Trong trường hợp này mẫu số là số trung bình của phụ nữ có chồng ở từng độ tuổi. Công thức tính: MASFR x = B x x 1000 W x Trong đó: B x x 1000: Só trẻ em sinh ra trong nam sống được của bà mẹ tuổi x ; W x Số phụ nữ trung bình trong tuổi x Tóm lại có thể có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức sinh. Nhưng người ta thường dùng tỷ lệ sinh thô và tổng tỷ suất sinh. Hai chỉ tiêu này là hai chỉ tiêu tổng hợp nhất và tương đối quan trọng để đánh giá mứcsinhcủa một nước hoặc của một vùng nào đó. Đây là hai số đo mang ý nghĩa tổng quát nhất, thông dụng và dễ so sánh nhất, thường được sử dụng ngay cả khi có các số đo khác. Trong hai chỉ tiêu thì TFR là một chỉ tiêu gần gũi với mục tiêu đề ra cho mỗi cặp vợ chồng trong phong trào vận động sinh đẻ có kế hoạch hiện nay. Hơn nữa nó còn là chỉ tiêu so sánh mứcsinh giữa các thời kỳ khác nhau của một dân số hoặc giữa các dân số mà không phụ thuộc vào cơ cấu dân số. 3. Yếu tố ảnhhưởngvà động lực sinh đẻ cao ở nông thôn Việt Nam Môi trường kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam là yếu tố ảnhhưởng rất lớn đến tỷ lệ sinh ở đây, nó là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội liên quan đến con người trong xóm làng. Nó ảnhhưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sự tồn tại và phát triển của con người, nổi bật nhất ở đây là phụ nữ. Cuộc sống và lao động hàng ngày của người phụ nữ ở nông thông gắn bó chằng chịt với các hệ thống nông nghiệp và môi trường tự nhiên. Do trách nhiệm lớn trong sản xuất nông nghiệp, trong những hoạt động để sinh tồn và những thu nhập khác. Đặc biệt là trong hoạt động tái sản xuất ra con người, trong nom nhà cửa, nuôi dạy con cái .v.v . Các vấn đề kinh tế xã hội đang đè nặng lên vai của người phụ nữ ở đây. Dưới sức ép của gia đình, xã hội, của tâm lý cá nhân, của công việc đã hình thành nên một thái độ, hàng vi ứng xử nhất định đối với sinh đẻ của người phụ nữ ở đây. Điều đó cho thấy chính vì trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế cho nên các quyết định của người phụ nữ nói riêng ở nông thôn còn nhiều thụ động. Học vấn phụ nữ ở nông thôn còn rất thấp (số năm đi học trung bình là 5,9năm) đó là một yếu tố vừa ảnhhưởng trực tiếp vừa ảnhhưởng gián tiếp mứcsinh ở nông thôn. Yếu tố quan trọng nữa ảnhhưởngđếnmứcsinh hiện nay ở nông thôn là các quan niệm cũ, các phong tục tập quán lạc hậu , đó là sự mong đợi có con trai để nối dõi, để người phụ nữ khẳng định vị trí của mình với gia đình nhà chồng, với xã hội, là sự thúc ép của thói gia trưởng, mong muốn dòng họ mình đông và mạnh hơn dòng họ khác và các quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” .v.v . Thói quen, tập quán của một cộng đồng có sức mạnh ghê gớm. Nó như một bộ luật bất thành văn [...]... phần II về thực trạng giáo dụccủa Việt Nam, ở phần này chỉ nêu lên một sốsố liệu tổng hợp để làm rõ cho chất lượng giáo dụccủa đoàn hệ học sinh cách đây 5 năm Điều đó cho thấy không chỉ có ảnh hưởngcủagiáodụcđến mức sinh mà còn có mối tương tác ngược lại đó là mứcsinh ảnh hưởngđếngiáodục đặc biệt là chất lượng 3 Sự cần thiết phải giảm Mứcsinhvà nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ ở nông... thất bại của công tác dân sốvà kế hoạch hoá gia đình Giáodục là một ngành tiến hành hàng ngày, hàng giờ, liên tục tác động, làm thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng Bởi những thế mạnh như đã nêu ở trên mà Giáodục sẽ ảnhhưởngđếnmứcsinh thông qua rất nhiều yếu tố như: Tuổi kết hôn, tuổi sinh con đầu lòng và khoảng cách giữa các lần sinh, giới tính của con cái, việc sử dụng các biện pháp. .. biện pháp tránh thai v.v 2 ẢnhhưởngcủaMứcsinhđến học vấn Giáodục là cơsở xây dựng nền văn hoá nói chung của một quốc gia Sự phồn vinh, thịnh vượng của mỗi quốc gia là do giáodục đem lại Hồ Chí Minh đã nói “ Non sông Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ công lao học tập của các cháu ” Trẻ em là thế hệ làm chủ tương lai của đất nước, một thế hệ trẻ... hoay với không biết làm như thế nào để sinh đẻ như ý muốn, không biết sử dụng biện pháp tránh thai nào, không biết biện pháp nào đáng tin cậy hơn Điều này đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác giáodục dân số ở nông thôn III/ NHỮNG ẢNHHƯỞNG QUA LẠI GIỮA HỌC VẤN VÀMỨCSINH 1 Tác động của học vấn đếnMứcsinh Hành vi của mỗi người phản ánh trình độ nhận thức của họ Các nhà tâm lý học đã cho rằng... người đàn ông tức là chỉ giáodục được một người, giáodục cho một người phụ nữ là giáodục được cả một gia đình, được cả xã hội” Thế nhưng ở nông thôn nước ta hiện nay sự hạn chế về mặt bằng giáo dục, trình độ văn hoá đã và đang là những tác nhân to lớn làm kìm hãm việc phát huy vai trò và tiềm năng của người phụ nữ Được giáodục là quyền cơ bản nhất của mọi người, kể cả nam và nữ Điều tưởng chừng như... KHHGD, di cư, phòng và chữa bệnh v.v đều chứa đựng một ý thức cao của mỗi người Việc thực hiện công tác KHHGĐ mà cụ thể ở đây là mục tiêu mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt Nhằm làm giảm mức sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, điều đó phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư Sự phản ánh rõ nét nhất về mối tương quan này là mứcsinhvà trình độ giáo dụccủa phụ nữ ở nông... đó đồng nghĩa với việc giảm mứcsinh Từ đó ta thấy được tác động rất mạnh mẽ của học vấn đếnMứcsinh bởi: Ngành giáodục là một ngành có hệ thống tổ chức rất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tới các cơsở ở tất cả các cộng đồng Vì vậy nó bảo đảm cho việc nâng cao ý thức giám sát, kiểm tra, đánh giá các chương trình hành động về Dân số Là một ngành có đội ngũ giáo viên hết sức đông đảo, có... động trong một thế giới đầy biến động Công lao học tập của các em liệu có được đền bù không, chất lượng học tập hiện tại có được đảm bảo hay không Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố Hiện nay sự gia tăng dân số học đường là một nguyên nhân chính làm giảm chất lượng giáodục Đó là hậu quả củamứcsinh cao (1989 mứcsinh là 4,1) giáodục vốn dĩ cơsở hạ tầng đã thấp kém Việc đòi hỏi phải mở rộng quy mô... dẳng từ hàng nghìn năm nay Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực song với trình độ dân trí còn thấp ở nông thôn thì nó sẽ còn ảnhhưởng nặng nề Điều đó lý giải một phần tại sao mứcsinh ở nông thôn của nước ta còn quá cao Yếu tố thứ ba ảnhhưởngđếnmứcsinh cao ở nông thôn hiện nay là do nhu cầu của lao động nông nghiệp Đây là một ngành đòi hỏi nhiều lao... vị của người phụ nữ Nâng cao trình độ giáodụcvà hạ thấp mứcsinh cho phụ nữ ở nông thôn không phải là công việc đơn giản, dễ dàng và làm trong một sáng một chiều Song không thể không làm bởi vì đây là công việc bức bách vàcó tầm quan trọng đặc biệt Sự hạn chế về trình độ giáodụccủa phụ nữ ở nông thôn không chỉ riêng là sự thử thách đối với những người phụ nữ ở đây mà là với cả cộng đồng Việc giáo . CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN MỨC SINH I/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Giáo dục, trình độ học vấn Con. đó cho thấy không chỉ có ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh mà còn có mối tương tác ngược lại đó là mức sinh ảnh hưởng đến giáo dục đặc biệt là chất lượng.