1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh bắc kạn

115 63 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 237,41 KB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm về công tác phòng, chống tham nhũng,các nguy cơ tham nhũng có thể xảy ra tại các cơ quan thực hiện chức năngphòng, chống tham nhũng và thực tiễn áp dụng qu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của tôi tại trường Học viện Hành chính Quốc gia.

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng

Học viên

Nông Thị Diệu

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô hiện đang côngtác tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trongthời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thúy đã quan tâm, giúp

đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn

Cảm ơn Ban Nội chính Tỉnh ủy, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy,Thanh tra tỉnh, các cơ quan khối nội chính tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong nghiên cứu thực tiễn Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồngnghiệp và gia đình đã đóng góp những ý kiến, những kinh nghiệm quý báu đểtôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bản luận văn, tuy nhiên dotrình độ còn hạn chế của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những thiếusót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 8

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9

7 Kết cấu của luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 10

1.1 Cơ sở lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng 10

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 10

1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng 14

1.1.3 Các dấu hiệu đặc trưng, nguồn gốc và hậu quả của hành vi tham nhũng 17

1.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng 28

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác phòng chống tham nhũng 37 1.2 Cơ sở thực tiễn về công tác phòng, chống tham nhũng 39

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về công tác PCTN 39

1.2.1.1 Bài học kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng 39

1.2.1.2 Bài học kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên 40

1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với QLNN về công tác PCTN tại tỉnh Bắc Kạn 41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TỈNH BẮC KẠN 45

2.1 Khái quát về cơ quan QLNN về công tác PCTN tại tỉnh Bắc Kạn 45

2.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Bắc Kạn 45

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh Bắc Kạn 47

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tỉnh Bắc Kạn 49

2.2 Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn 50

Trang 4

2.2.1 Thực trạng về tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn 50

2.2.2 Công tác phòng và chống tham nhũng tại Bắc Kạn 54

2.2.3 Quản lý nhà nước về PCTN của tỉnh Bắc Kạn 60

2.3 Đánh giá thực trạng công tác phòng chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn 72

2.3.1 Ưu điểm 72

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 73

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QLNN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TỈNH BẮC KẠN TRONG THỜI GIAN TỚI 78

3.1 Định hướng công tác PCTN của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới 78

3.2 Giải pháp về công tác quản lý nhà nước về PCTN tại tỉnh Bắc Kạn 79

3.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đảm bảo công tác PCTN có hiệu lực, hiệu quả 79

3.2.2 Chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác PCTN tại tỉnh Bắc Kạn 80

3.2.3 Nâng cao việc thực hiện công tác công khai, minh bạch và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập 82

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra nhằm phát hiện tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Bắc Kạn 84

3.2.5 Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đơn vị có chức năng PCTN Tỉnh Bắc Kạn 88

3.2.6 Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp, và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác phòng chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn 91

3.2.7 Quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện và thực hiện thể chế về quản lý kinh tế nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN 92

3.2.8 Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương và người dân trong PCTN tại tỉnh Bắc Kạn 93

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn 48Bảng 2.2 Kết quả thực hiện kê khai, công khai việc kê khai tài sản 57Bảng 2.3: Tổng hợp điểm công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạngiai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018……… 60Bảng 2.4 Kết quả công tác tuyên truyền các nội dung về PCTN………64Bảng 2.5 Kết quả thanh tra, kiểm tra công tác PCTN từ năm 2015-2017 …… 69

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tham nhũng là hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu Phản ứng đốivới tham nhũng mang tính xã hội rộng lớn ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia, dântộc và nhân loại Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độchính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém phát triển.Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất khôngchỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giaothực hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyền hạn và công vụđược giao phó Trong những năm gần đây tình trạng tham nhũng ở trên thếgiới diễn ra đang ở mức báo động khi số nước có nạn tham nhũng nghiêmtrọng đã tăng lên, tệ tham nhũng là nguyên nhân chính của nghèo đói cũngnhư là rào cản trong việc chống đói nghèo trên thế giới Theo nghiên cứu củaNgân hàng Thế giới World Bank, hàng năm trên thế giới có khoảng 1.000 tỷUSD bị tham nhũng; chỉ riêng Châu Phi hàng năm có khoảng 150 tỷ USD đã

bị mất hay thất thoát do tham nhũng Liên Hiệp Quốc đề ra mục tiêu chấm dứttình trạng đói nghèo trên thế giới vào năm 2015 và trọng tâm để đạt đượcMục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc là phải chống lại tham nhũng.Tình trạng tham nhũng ở Châu Á và khu vực Đông Nam Á hiện nay diễn rakhá phổ biến, nhất là các nước đang phát triển

Nạn tham nhũng ở Việt Nam những năm gần đây cho thấy những biểuhiện phức tạp, đa dạng, mức độ, cũng như hậu quả ngày càng trầm trọng Tínhnan giải, khó trị của tệ tham nhũng được lý giải từ sự yếu kém của thể chế,tính nửa vời trong chỉ đạo thực hiện và sự thoái hóa của không ít quan chức,công chức trong bộ máy công quyền, thậm chí tham nhũng có cả trong hoạtđộng tư pháp, trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Tình trạng pháp luật

có, pháp chế cũng có nhưng pháp trị thì không hoặc yếu kém và hình thức, làmột thực tế hiện nay Dù tham nhũng có biểu hiện khác nhau, mức độ

Trang 8

khác nhau nhưng tham nhũng đều diễn ra như một hội chứng cướp đoạt, sựlợi dụng quyền và tiền để làm giàu và mưu lợi bất chính, hiện trạng thamnhũng phổ biến ở nước ta là “bôi trơn” và “làm luật”.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tình trạng tham nhũng vẫn còn tồn tại vớinhiều diễn biến phức tạp, các sai phạm chủ yếu là lợi dụng chức vụ quyềnhạn, cố ý làm trái quy định, quyết toán khống, thi công sai thiết kế, chi trả tiềnđền bù trái quy định… nhằm trục lợi; trong đấu tranh phòng chống thamnhũng (PCTN), lãng phí còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, nể nang, né tránhnên tính giáo dục, răn đe phòng ngừa chưa cao

Trước tình hình đó, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, QuốcHội và Chính phủ về PCTN, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền tỉnhBắc Kạn đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp PCTN Xâydựng và ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, văn bản vàchỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đoànthể trong tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác PCTN Kết quả, quacông tác thanh tra, kiểm tra, điều tra đã phát hiện xử lý nhiều vụ việc tham ô,tham nhũng gây thất thoát tiền và tài sản Nhà nước, có những vụ lên đến hàng

tỷ đồng

Tuy nhiên, công tác đấu tranh PCTN của tỉnh vẫn còn một số mặt hạnchế như: Công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về PCTN của một số cơquan, đơn vị, người đứng đầu còn mang tính hình thức, chưa sâu; sự phối hợpgiữa các cơ quan trong PCTN chưa chặt chẽ; đội ngũ công chức làm công tácPCTN thiếu tính chuyên nghiệp; công tác cải cách thủ tục hành chính và cảicách tư pháp còn chậm so với mục tiêu xây dựng một nền hành chính minhbạch, phục vụ; cơ chế dùng người bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu động lực chotài năng phát triển; sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý;việc biểu dương, bảo vệ người tố cáo đúng, người đấu tranh tích cực còn hạnchế; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng yêu cầu

Trang 9

thực tế, có một số vụ việc kéo dài nhiều năm, gây bức xúc trong quần chúngnhân dân.

Từ những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế đối với công tácPCTN của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua, bản thân tôi là cán bộ đangcông tác tại Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Kạn, qua học tập, nghiên cứu chươngtrình đào tạo thạc sĩ quản lý công, trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại địa

phương, tôi chọn chủ đề “Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Quản lý nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng là đề tài thu hútnhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý,những người làm công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khácnhau

Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, hộithảo, sách báo, tạp chí đề cập đến vấn đề này, cụ thể như sau:

2.1 Các luận văn liên quan đến đề tài

Luận văn Tiến sĩ chính sách công: "Chính sách phòng, chống thamnhũng ở Việt Nam hiệu nay" của tác giả Nguyễn Thị Thu Nga, Học việnKhoa học Xã hội, 2019 Luận văn đã bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề lýluận về chính sách phòng, chống tham nhũng để có cơ sở khoa học phân tích,đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng, bối cảnh thời gian tới, xác định cácyêu cầu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện chính sáchphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Luận văn Thạc sĩ Luật học: "Đổi mới tư duy pháp lý đấu tranh chốngtham nhũng" của tác giả Nguyễn Duy Hiền, 2001 Luận văn đã phân tích thực

Trang 10

trạng tư duy pháp lý về phòng, chống tham nhũng, những quy định của phápluật hiện hành về tham nhũng và chống tham nhũng, từ đó đưa ra các giảipháp nhằm đổi mới tư duy pháp lý trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

2.2 Đề tài khoa học

Đề tài khoa học cấp bộ: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN" của TS Trần Ngọc Liêm, 2006, Phó Vụ trưởng Vụ IV, TTCP làm Chủ nhiệm, nghiên cứu thực trạng, hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả công tác PCTN của các cơ quan thanh tra nhà nước

Đề tài khoa học cấp bộ: “Phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam” do TS Nguyễn Quốc Văn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, 2017 Đề tài đã làm rõ được một số

vấn đề như PCTN trong Xây dựng pháp luật; làm rõ nguy cơ, biểu hiện thamnhũng trong xây dựng pháp luật; pháp luật và thực tiễn Việt Nam về PCTNtrong xây dựng pháp luật; Đề tài cũng đưa ra được những dự báo về tình hìnhtham nhũng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam trong thời gian tới

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: "Nâng cao chất lượng công tác tham mưu trong phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Bắc Kạn của Ban Nội chính, giai đoạn 2016-2020" của tác giả Lý Văn Kỳ, Học viện Chính trị khu

vực I, Hà Nội, 2016 Đề tài chủ yếu hướng vào nhiệm vụ tham mưu của ngườilàm công tác phòng, chống tham nhũng, nhằm góp phần nâng cao năng lựccông tác tham mưu trong lĩnh vực PCTN, nâng cao hiệu quả công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệthống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị,trật tự an toàn xã hội của tỉnh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: "Phòng chống tham nhũng trong các cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng" do Ths Tạ Thu

Trang 11

Thủy, Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đề tài,

2015 Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm về công tác phòng, chống tham nhũng,các nguy cơ tham nhũng có thể xảy ra tại các cơ quan thực hiện chức năngphòng, chống tham nhũng và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật thời gianqua, Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoànthiện các quy định về thẩm quyền và giám sát việc thực hiện thẩm quyền củacác cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng; quy định về chếtài xử lý đối với hành vi tham nhũng trong các cơ quan thực hiện chức năngphòng, chống tham nhũng; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trongviệc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng…và các giải pháp, kiến nghị vềnâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng trong các cơ quanthực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng…với mong muốn nâng caohiệu quả phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan này

2.3 Sách - các bài viết trên báo, tạp chí liên quan đến đề tài

Sách "Ngành Nội chính Đảng - 50 năm xây dựng và trưởng thành(1966-2016)", Ban Nội chính Trung ương, Hà Nội, 2016 Cuốn sách này đãphân tích khá kỹ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vềcông tác phòng, chống tham nhũng

Sách "Một số vấn đề lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới (1986-2016) về

tư pháp - nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí", Nxb Chính trị quốcgia - Sự thật, Hà Nội, 2015 Trong đó, cuốn sách đã đưa ra tổng kết một sốvấn đề lý luận - thực tiễn về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (1986-2016)

Sách "Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng, chống thamnhũng", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 Cuốn sách giúp các cơ quan,đơn vị và cá nhân học tập, nghiên cứu, thực hiện các quy định của Đảng và

Trang 12

Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, góp phần thực hiện thắng lợi mụctiêu: ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

Sách "Pháp luật phòng, chống tham nhũng những vấn đề lý luận vàthực tiễn", Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2018 Đây là cuốn sách đã được biên soạncông phu, đề cập khá toàn diện các vấn đề từ khái niệm, nguyên nhân củatham nhũng đến các quy định hiện hành về phòng, chống tham nhũng

Các công trình nghiên cứu đề cập đến công tác phòng, chống thamnhũng, đó là: "Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong cuộc đấutranh phòng, chống tham nhũng" của TS Tô Quang Thu, đăng trên Tạp chíCộng sản số 910(8-2019); "Gương mẫu đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo triểnkhai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng" của Tổng

Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chốngtham nhũng, đăng trên Tạp chí Nội chính số 56 (6-2018); "Quan điểm củaV.I.Lê - nin về đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí và sựvận dụng của Đảng ta trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam", đăng trênTạp chí Cộng sản số 149 (5-2019), v.v

Bài "Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thếgiới" của TS Nguyễn Thị Hồi, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7-

2006 Bài viết đã nghiên cứu thực trạng pháp luật và việc PCTN của một sốnước trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất một số giải phápPCTN ở Việt Nam

Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học nói trên đã đề cập đếncông tác phòng, chống tham nhũng và quản lý nhà nước về công tác PCTN ởnhiều góc độ nghiên cứu, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung của đềtài Các công trình nghiên cứu thường tập trung vào vấn đề lý luận về phòngchống tham nhũng và vấn đề tham nhũng nói chung ở Việt Nam chứ chưa cónhiều đề tài nghiên cứu tình hình phòng chống tham nhũng ở quy mô

Trang 13

địa phương Mỗi tỉnh, thành phố có những đặc điểm địa lý và kinh tế chính trịkhông giống nhau, nên Chính sách PCTN ở mỗi địa phương cũng sẽ có nhữngđiểm khác biệt phù hợp với tình hình của địa phương Hiện nay, chưa có côngtrình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý nhà nước về công tác phòng, chốngtham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạngquản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn, đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tácPCTN tại tỉnh Bắc Kạn là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác phòng,chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn; nêu ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế;

từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn

3.2 Nhiệm vụ

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống cơ sở khoa học liên quan đến quản lý nhà nước về công tácphòng, chống tham nhũng

- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn

- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhànước về công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

7

Trang 14

Các hoạt động quản lý nhà nước trong công tác phòng chống tham những trong giai đoạn 2013 - 2018 tại tỉnh Bắc Kạn.

thời gian tới

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để phân tích, tổng hợp

cơ sở lý luận của đề tài, nghiên cứu các văn bản về đường lối chính sách củaĐảng và nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản của địaphương

- Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các tài liệu thu thập được nhằm lọc ra những số liệu cần thiết cho bài viết

- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để làm rõ thực trạngcác hoạt động quản lý nhà nước trong công tác PCTN của tỉnh Bắc Kạn

Trang 15

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về chủ trương, đường lối của Đảng;chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; làtài liệu giúp cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũngtrên địa bàn tỉnh tham khảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về côngtác phòng, chống tham nhũng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vềcông tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với công tác phòng,chống tham nhũng

Chương 2: Thực trạng QLNN về công tác phòng, chống tham nhũng tạitỉnh Bắc Kạn

Chương 3: Một số giải pháp đối với công tác phòng, chống tham nhũngtại tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1.1 Cơ sở lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp với nhiều biểu hiệnkhác nhau Các quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau, điều kiện kinh

tế, chính trị, xã hội khác nhau có quan niệm về tham nhũng cũng rất khácnhau Trong từng quốc gia, ở mỗi giai đoạn phát triển, khái niệm tham nhũngđưa ra cũng thay đổi tương ứng để chỉ ra những loại hành vi tham nhũng nào

là phổ biến

Nghiên cứu sự ra đời và phát triển của tham nhũng, nhiều nhà nghiên

cứu trên thế giới đã khẳng định: Tham nhũng xảy ra nghiêm trọng nhất ở các nước mà hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu dân chủ, thiếu minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà, lương công chức thấp Qua theo dõi, đánh giá của một số tổ chức quốc tế cho thấy, tham nhũng thường diễn ra phổ biến và nghiêm trọng

ở những nước kém phát triển, thu nhập thấp, xã hội thiếu ổn định, nhất là khuvực Châu Phi, Châu Á Ở một số nước phát triển, tham nhũng có thể khôngphổ biến, tràn lan, nhưng một số vụ tham nhũng lớn vẫn có thể xảy ra

Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ "tham nhũng" (corruption) có gốc làmột động từ tiếng La - tinh "corruptus", nghĩa là lạm dụng, phá hoại hay viphạm Như vậy, từ gốc rễ của nó, thuật ngữ "tham nhũng" hàm ý những hành

vi trái phép hoặc bất hợp pháp

Trang 17

Ngân hàng Thế giới (WB) coi tham nhũng là "Sự lạm dụng chức vụ

công để tư lợi" Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan niệm "Tham nhũng là lạm dụng chức vụ công hoặc chức vụ tư để tư lợi".

Theo tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) thì "Tham nhũng là hành vi của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hay bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho người thân của họ bằng việc lạm dụng quyền lực công đã được giao cho họ".

Ở Trung Quốc không có một đạo luật riêng về phòng, chống thamnhũng Pháp luật hình sự Trung Quốc quy định các tội phạm tham nhũng cũngkhác Việt Nam như: Không chứng minh được nguồn gốc tài sản; Che giấu cáckhoản tiền gửi ở ngân hàng…

Ở Vương quốc Anh, khái niệm tham nhũng được dùng để chỉ hành vinhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn (trong cả khu vực công và khu vựctư) Các hành vi lợi dụng quyền lực, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi khác thì bị

coi là hành vi gian lận "Gian lận là hành vi lạm dụng quyền lực để báo cáo gian dối, khai báo không trung thực nhằm có lợi cho bản thân".

Pháp luật Vương quốc Đan Mạch, Ma-lai-xi-a quy định hành vi thamnhũng chủ yếu là các hành vi hối lộ Những hành vi mà một số quốc gia kháccoi là tham nhũng thì ở Đan Mạch và Ma-lai-xi-a coi là vi phạm, tội phạmkinh tế

Theo Từ điển Luật học Việt Nam năm 2006: "Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức".

Ở Việt Nam, theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi" Vụ lợi được hiểu là: việc người có chức vụ, quyền hạn đã

Trang 18

lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng (Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng) Đây là

một khái niệm tương đối bao quát, đủ để xác định bản chất của hành vi thamnhũng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay

Tóm lại, Tham nhũng là hành vi của người (hoặc nhóm người) có quyền lực, đã lợi dụng quyền lực để trục lợi riêng.

1.1.1.2 Khái niệm công tác phòng, chống tham nhũng

Phòng, chống tham nhũng là hoạt động tổ chức lực lượng, sử dụng cácbiện pháp, phương tiện cần thiết và có thể theo quy định của Đảng, Nhà nướcnhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi thamnhũng, bảo đảm các yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, kinh tế và đốingoại PCTN là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thốngchính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Đối tượng củacông tác PCTN là các cá nhân có hành vi tham nhũng Nội dung cơ bản củaPCTN bao gồm những hoạt động của các chủ thể trong việc tổ chức lực lượng,

sử dụng các phương tiện và áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật

để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng Chủ thểPCTN là mọi công dân thuộc các tầng lớp xã hội, các cơ quan, tổ chức chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của các cấp ủyđảng, trong đó các cơ quan chức năng về PCTN giữ vai trò nòng cốt

Phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổchức chính trị, xã hội, các đơn vị kinh tế, các định chế tài chính và toàn dânnhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh thamnhũng Phòng ngừa tham nhũng gồm phòng ngừa chung theo quy định phápluật và phòng ngừa nghiệp vụ

Phòng ngừa chung bao gồm các hoạt động như: Tuyên truyền, phổbiến, giáo dục nâng cao nhận thức về PCTN; công khai, minh bạch về tổ chức

Trang 19

và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế

độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc đạo đức, nghề nghiệp; quy tắcứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;chuyển đổi những vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng của người có chức vụ,quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát tài sản, thu nhập củangười có chức vụ, quyền hạn; xác định chế độ trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,đơn vị do mình quản lý, phụ trách; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học,công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về PCTN

a Khái niệm quản lý

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, phátsinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung Quản lý diễn ra

ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp

Với ý nghĩa phổ biến thì quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách

có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên một đối tượng quản lý đểđiều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổnđịnh và phát triển của đối tượng quản lý theo những mục tiêu đã định

Quản lý bao gồm các yếu tố sau:

- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể có thể là một cá nhân hoặc tổ chức

- Khách thể quản lý: chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủthể quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội

- Đối tượng quản lý: tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý Tùytheo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lýkhác nhau

Trang 20

- Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhấtđịnh do chủ thể quản lý định trước.

Quản lý là một hoạt động phức tạp và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhau Các yếu tố đó là: con người; hệ thống và tư tưởng chính trị; tổchức; thông tin; văn hóa

b Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Quản

lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế

- xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử Ngày nay quản lý nhànước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành phápcủa Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp

Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mangtính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh cáchành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơquan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp củacon người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

c Khái niệm quản lý nhà nước về PCTN

Từ khái niệm trên có thể hiểu Quản lý nhà nước về PCTN là các hoạtđộng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng quyền lực nhà nước vàpháp luật để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vitham nhũng, bảo đảm các yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, kinh tế

Trang 21

nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ Đấu tranh chống tham nhũng làmột bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cáchmạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay Nó góp phần nâng cao vai trò lãnhđạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiệntoàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ củanhân dân Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mớikinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủtrương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,trong đó xác định "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là mộtnhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp thườngxuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội"

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ ba Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Đây là

Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cáchtoàn diện, tập trung về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Nghịquyết Trung ương ba khóa X đã đưa ra những nhận định, đánh giá về công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu củanhững thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đề

ra những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác PCTN, lãng phí

Mục tiêu của công tác PCTN, lãng phí được nêu trong Nghị quyết

Trung ương ba khóa X là: "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính".

Trang 22

Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra những định hướng và giải pháp đẩymạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Thực hiện mục tiêu đó

có nhiều nội dung, trong đó nội dung phòng, chống tham nhũng lãng phí đượcnhấn mạnh trong các bài học kinh nghiệm của cách mạng; trong xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như trong công tácxây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng

Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã ban hành Nghị quyết về tăngcường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"trong nội bộ

Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạtđược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề, nền tảng quantrọng để đất nước tiếp tục đổi mới và phát triển Tuy nhiên, đất nước cũngđang đứng trước nhiều vấn đề lớn, phức tạp cần tập trung giải quyết, khắcphục Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: bốnnguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh

tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ “diễn biến hoàbình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái

về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tựchuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sựtồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí[9,tr18-19], chưa được ngăn chặn, đẩy lùi Đấu tranh phòng, chống thamnhũng, lãng phí vì vậy đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa cấp bách, đó là

ý Đảng, lòng dân, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng,hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước; tinh thần phụng sự Tổ

Trang 23

quốc, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.Đại hội XII của Đảng khẳng định quyết tâm chính trị cao trong công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí thể hiện qua bốn vấn đề sau: Thứnhất, kiên quyết phòng, chống, trị tận gốc căn nguyên của tình trạng thamnhũng, lãng phí; Thứ hai, kiên quyết, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa,răn đe, trừng trị tham nhũng, lãng phí; Thứ ba, xử lý nghiêm trách nhiệm củangười đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khi để xảy ra thamnhũng, lãng phí; Thứ tư, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hànhđộng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

1.1.3 Các dấu hiệu đặc trưng, nguồn gốc và hậu quả của hành vi tham nhũng

1.1.3.1 Các dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng

Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau: Thứ

nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn Luật

phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: Người có chức vụ,quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc

do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giaothực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khithực hiện nhiệm vụ, công vụ đó Quy định trên phù hợp với quy định về người

có chức vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam "Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử; do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ" Luật phòng,

chống tham nhũng đã quy định bổ sung người có chức vụ, quyền hạn còn bao

gồm: "người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó", tức là khái niệm chức vụ, quyền

Trang 24

hạn được mở rộng không chỉ trong phạm vi thực hiện công vụ, mà còn cảtrong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao Sự lợi dụng, lạm

dụng thông qua: hoặc là chức năng chính quyền; hoặc là chức năng tổ chức,lãnh đạo; hoặc là chức năng hành chính kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ đượcgiao; hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận

Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ

vụ lợi Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với

những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thựchiện Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý Mục đích của hành vi tham nhũng là

vụ lợi Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vitham nhũng Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần màngười có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành

vi tham nhũng Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độnguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợiích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý Lợiích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau,nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợiích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ Thêm nữa, các lợi íchvật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sảncủa Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan

hệ để thu lợi bất chính Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợiích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần

Trang 25

1.1.3.2 Nguồn gốc của tham nhũng

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, sự tồn tại quyền lực xã hội làmột tất yếu để đảm bảo sự tồn tại của cộng đồng Trong cộng đồng đó, conngười theo bản năng luôn vươn lên để ngày càng thỏa mãn nhu cầu vật chất

và tinh thần Sự vươn lên không đồng đều của từng nhóm người dẫn đến sựphân hóa xã hội (từ cộng đồng nguyên thủy chất phát, bình đẳng, cùng làmcùng hưởng, dần dần hình thành các thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc… và cácthiết chế quyền lực thô sơ ra đời) Theo đó, quyền lực xã hội vốn trong sángcũng dần bị tha hóa Trong hoàn cảnh đó, một số người (Tộc trưởng, Tùtrưởng…) đã lợi dụng quyền lực cộng đồng trao chiếm đoạt công khai hoặckhông công khai tài sản cộng đồng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, chế độ tưhữu ra đời và phát triển Bản chất hành vi này chính là hành vi tham nhũng

Vì vậy, tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử, xuấthiện gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự xuất hiện các thiết chếquyền lực xã hội Trong các dạng quyền lực xã hội thì quyền lực Nhà nước làmột dạng quyền lực rất dễ bị lợi dụng để tham nhũng Vì vậy, có thể khẳngđịnh rằng tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ xã hội với những biểu hiện và mức

độ khác nhau, tùy thuộc bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia,mỗi vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn phát triển

Trong xã hội hiện đại, tham nhũng xảy ra ở tất cả các quốc gia khôngphân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế giàu hay nghèo Trongtừng quốc gia, tham nhũng có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.Tham nhũng luôn xong hành cùng quyền lực Nhiều người coi tham nhũng là

"bóng tối vươn theo quyền lực", thậm chí là "khuyết tật bẩm sinh" của quyềnlực Chừng nào các hình thức quyền lực chính trị còn bị tha hóa, quyền lựcNhà nước còn bị lợi dụng, quyền lực không được kiểm soát thì nguy cơ xảy ratham nhũng là hiện hữu Nhận thức như vậy để chúng ta ý thức rõ ràng nguy

Trang 26

cơ tiềm tàng của nó khi thực hành quyền lực trong tiến trình phát triển của xãhội, theo đó để có các giải pháp "ngăn chặn và từng bước đẩy lùi" tệ nạn này.

1.1.3.3 Nguyên nhân của tham nhũng

Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời nócũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia Về cơ bản mỗiquốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng Tuynhiên, dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũngcủa các nước trên thế giới, thấy rằng tuy có điểm riêng nhưng cũng có một sốnguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng cụ thể đó là:

Sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triểnkinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan chotham nhũng nảy sinh, phát triển Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê nin chorằng nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố:

quyền lực công và lòng tham cá nhân Trong xã hội có giai cấp, nhà nước

trước hết đại diện cho quyền lực của một giai cấp nhất định, nó có chức năngđiều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau.Quyền lực của nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, nhữngngười đại diện cho nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chếkiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền Sự gặp nhau giữaquyền lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giớihạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực công phục vụ chonhu cầu cá nhân Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng Tham nhũng cònđược coi là "sản phẩm của sự tha hóa quyền lực"

a Nguyên nhân khách quan

Tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém, tại đó một phần quyền lực chính trị được

biến thành quyền lực kinh tế Thực tế cho thấy tham nhũng thường xuất hiện

Trang 27

ở những nước chậm phát triển hoặc đang phát triển Xuất phát từ chức năng,nhiệm vụ của mình, Nhà nước đại diện cho xã hội quản lý mọi mặt của đời sống.Nếu Nhà nước quản lý xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảysinh và phát triển.

Qua gần 30 năm đổi mới, mặc dù chúng ta đã đạt được những thànhtựu đáng kể nhưng trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp Vì vậy, nạntham nhũng có điều kiện xảy ra trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế chính trị, tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ Quá trình chuyển đổi đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rút

kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện Cơ chế cũ bị thay thế nhưng nếp nghĩ,thói quen thì vẫn còn Trong khi đó, cơ chế mới hình thành còn sơ khai ngaytrong nhận thức nên quá trình thực hiện không tránh khỏi lúng túng Cácchuẩn mực đánh giá không rõ ràng; vì thế không ít đối tượng lợi dụng danhnghĩa đổi mới, năng động, sáng tạo để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, lợidụng chủ trương xã hội hoá một số lĩnh vực để "thương mại hoá", thu lợi íchtối đa cho cá nhân hoặc một nhóm người, hoặc có thể là một cơ quan, đơn vịhay một địa phương Tình trạng không rõ ràng trong cơ chế quản lý trên một

số lĩnh vực là điều kiện cho nạn tham nhũng phát triển Không ít cá nhân, tậpthể có lúc được biểu dương như điển hình của sự năng động, dám nghĩ dámlàm, thậm chí được tôn vinh, nhưng sau một thời gian lại bị phát hiện và xử lý

vì có hành vi tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lợi dụng sơ hởcủa cơ chế quản lý để tham nhũng, vụ lợi cá nhân

Ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế thị trường: Trong quá trình thực

hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã áp dụng việc quản lý nền kinh tế theo cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tích

cơ bản, đáng tự hào Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thịtrường đã bộc lộ nhiều nhược điểm Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị

Trang 28

của đồng tiền làm cho người sản xuất, kinh doanh có xu hướng tối đa hoá lợinhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trongkinh doanh Trong xã hội, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, có nhữnggiá trị xã hội bị đảo lộn, việc kiếm thật nhiều tiền đôi lúc đã trở thành sức ép,làm xuất hiện tâm lý mọi việc đều có thể mua bán Những nghiên cứu gần đâycho thấy tác hại to lớn của những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thịtrường đã đến mức báo động Chính điều này đã góp phần làm gia tăng tệtham nhũng thông qua việc thúc đẩy các hành vi phạm pháp của cán bộ, côngchức, ganh đua làm giàu phi pháp, đục khoét tiền của Nhà nước và nhân dân.

Ảnh hưởng của tập quán văn hoá: Tập quán văn hoá của người Á Đông

nói chung và người Việt Nam nói riêng có rất nhiều điều kiện khiến cho tệtham nhũng, mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ, có cơ sở tồn tại

và phát triển Chuyện biếu quà được coi là một nét văn hoá của người ViệtNam nhưng hiện nay nhiều nét văn hoá của người Việt như “miếng trầu là đầucâu chuyện”, “ăn quả nhớ người trồng cây” đã và đang bị lợi dụng để thựchiện hành vi tham nhũng

b Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả: Đây là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình đổi mới đất

nước, trong đó có tham nhũng Một quốc gia quản lý tốt phải có bộ máy nhànước tốt Ở nước ta, sự quản lý, lãnh đạo, điều hành đất nước là sự thống nhất vàphối hợp giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý của Nhà nước và

sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thểquần chúng Các yếu tố trong hệ thống chính trị phải thực hiện đúng vai trò củamình Tuy nhiên, sự chưa rõ ràng trong phân cấp, phân công vai trò, chức năng,hoạt động giữa các yếu tố trong hệ thống chính trị vẫn đã phần nào làm giảmhiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội Một số nơi, tổ chức đảng đã ít

Trang 29

nhiều, can thiệp vào hoạt động quản lý, một số cơ quan nhà nước chưa làmhết trách nhiệm của mình Về nguyên tắc, Đảng lãnh đạo thông qua chủtrương, đường lối và công tác cán bộ, Nhà nước quản lý bằng chính sách,pháp luật, còn các tổ chức, đoàn thể phải động viên nhân dân tham gia quản lýnhà nước, quản lý xã hội thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục độngviên Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn tồn tại hiện tượng chồng chéo lẫn lộn

về tổ chức và hoạt động của các yếu tố trong hệ thống chính trị nước ta

Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái; công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên còn yếu kém: Trước tác động của mặt

trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tudưỡng đã có những hành vi phạm pháp, không giữ được đạo đức “cần, kiệm,liêm, chính” Có thể thấy rõ sự đi xuống về đạo đức, phẩm chất chính trị của một

bộ phận cán bộ, đảng viên qua đánh giá trong các văn kiện của Đảng Tháng

6-1996, Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng

viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm ý chí, kém

ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức lối sống”1 Tháng 6-1997, Hội nghị lầnthứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhận định: “một bộ phận cán

bộ thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng,buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng,độc đoán”, “đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này có chiều hướng phát triểnlàm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uytín của Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với

chế độ1 Tháng 1-1999, Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khoá VIII nhận định: “Sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, tình trạng thamnhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.68.

Trang 30

phát triển nghiêm trọng hơn”2…Ngày 21-8-2006, Nghị quyết Hội nghị lần thứ

ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X nhận định: “Công tác cán bộ nóichung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng cònnhiều yếu kém Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suythoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống Không ít cán bộ lãnhđạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếugương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc đấutranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”

Chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán

Sự nghiệp đổi mới mà trọng tâm là đổi mới quản lý kinh tế, phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu hết sức quantrọng là phải xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật đầy đủ, từngbước hoàn thiện Trong khi đó, mặc dù chúng ta đã có rất nhiều cố gắng nhưngviệc xây dựng hệ thống pháp luật vẫn không đáp ứng được nhu cầu, chưa phảnánh và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển

Cơ chế, chính sách, pháp luật trong thời kỳ đổi mới chưa hoàn thiện, thiếu

cụ thể, có nhiều sơ hở và thậm chí có những vấn đề thiếu nhất quán Việc phâncấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt quản lý nhà nước và quản

lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệpnhà nước diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ Cơ chế quản lý tàisản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẻo

Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho” trong hoạt động công vụ còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, 1999, tr.24

Trang 31

Cơ chế “xin - cho” được nhìn nhận là một trong những nguy cơ của tệtham nhũng, hối lộ mà cho đến nay vẫn chưa có cách khắc phục Chế độ công

vụ của cán bộ, công chức mới bắt đầu được quan tâm xây dựng, hiện tại cònthiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả Chế độ, trách nhiệm của cán bộ,công chức chưa rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạođối với những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình Chế độtiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn bất hợp lý, chậm được cảicách Lương không đủ đảm bảo nhu cầu của cuộc sống cho cán bộ, công chứcdẫn đến tình trạng vì cuộc sống của bản thân và gia đình, cán bộ, công chứcthực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực khi có điều kiện, cơ hội Công tácquản lý đất đai còn nhiều yếu kém, việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp đất,giao đất, cho thuê đất, chuyển giao quyền sử dụng đất, v.v., còn nhiều kẽ hở,tạo điều kiện cho tiêu cực, sai phạm nảy sinh Cơ chế quản lý tài chính công,mua sắm công, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua nhiều khâu,nhiều “cửa” Trình tự, thủ tục này tưởng như chặt chẽ nhưng trên thực tế, cơchế kiểm soát lại rất lỏng lẻo, tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng, lãngphí, thất thoát Việc đổi mới phương thức thanh toán còn chậm làm cho việckiểm soát và phát hiện được các giao dịch phi pháp gặp nhiều khó khăn

Việc kiểm soát và minh bạch hoá thu nhập và tài sản của cán bộ, côngchức còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt kết quả mong muốn Chế định kêkhai tài sản đối với cán bộ, công chức đã được áp dụng nhưng chỉ mang tínhhình thức, một phần là do chế độ quản lý tiền tệ và thanh toán qua ngân hàngcòn chưa hiệu quả; mặt khác, việc quản lý tài sản, đặc biệt là tài sản nhà đất ởnước ta, vì nhiều lý do, hầu như không thực hiện được Bên cạnh đó, việckhông có cơ quan chủ trì, tổng hợp, kiểm tra, xử lý, và không có các quy định

về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong vấn đề kê khai tài sản đã dẫn đến

sự thực thi không triệt để các quy định về kê khai tài sản, mặc dù đây là mộtchủ trương đúng đắn, tích cực được xã hội đồng tình, ủng hộ

Trang 32

Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong một số trường hợp chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; xử lý chưa nghiêm đối với hành vi tham nhũng

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị,văn bản quy phạm pháp luật về đấu tranh chống tham nhũng, tuy nhiên việc tổchức thực hiện trên thực tế còn nhiều hạn chế Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng và cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu,chưa có kế hoạch, giải pháp để tích cực phòng, chống tham nhũng trong cơ quan,ngành mình Công tác ngăn ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng tuy đã đạt đượcmột số kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng yêu cầu Một số vụ án tham nhũnglớn đã được phát hiện và đưa ra xét xử nghiêm minh, tạo nên sự tin tưởng củanhân dân Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn đối với việc xử lý một số vụ án.Đây là những vấn đề làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, hiệu lực của cuộcđấu tranh chống tham nhũng những năm qua

Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu.

Trước đây, việc thành lập các ban công tác chống tham nhũng tại cáctỉnh, thành và các bộ, ngành sau khi có Quyết định 240 năm 1990 của Hộiđồng Bộ trưởng và Ban Công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu củaChính phủ (thành lập theo Quyết định số 35/TTg ngày 19-1-1996 của Thủtướng Chính phủ) đã mang lại được những kết quả nhất định Tuy nhiên, hoạtđộng của các đơn vị này chưa đạt được kết quả như mong muốn Các quyđịnh về phòng, chống tham nhũng khi đó chưa đầy đủ và chưa được thực hiệnnghiêm túc, thiếu một cơ quan có trách nhiệm làm đầu mối theo dõi, đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện

Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu

Trang 33

Những năm qua, hoạt động điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,giám sát đã thu được một số kết quả tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa đápứng được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng Cơ chếphối hợp của các cơ quan nói trên còn có những hạn chế; nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong cuộc đấu tranh chung còn chưa rõràng, cụ thể dẫn đến tình trạng lẫn lộn, chồng chéo, thiếu hiệu quả trong hoạtđộng phát hiện và xử lý tham nhũng.

Về pháp luật, chúng ta chưa có những quy định cho phép các cơ quanchức năng áp dụng các biện pháp đặc biệt để có thể phát hiện các hành vi thamnhũng nên hiệu quả phát hiện tham nhũng chưa cao Tham nhũng là một loại tộiphạm đặc biệt, chủ thể của nó là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình

độ, thực hiện hành vi tham nhũng rất tinh vi, khó phát hiện và trong nhiều trườnghợp kẻ vi phạm dùng nhiều thủ đoạn, kể cả dưới danh nghĩa nhà nước để cản trởviệc điều tra và truy cứu trách nhiệm Đặc biệt, việc thu thập chứng cứ để chứngminh hành vi phạm tội tham nhũng là cực kỳ khó khăn, nhất là đối với hành vinhận hối lộ Các cơ quan tiến hành tố tụng khó khăn trong việc quy trách nhiệmhoặc buộc phải kết luận hành vi sai phạm của họ là “cố ý làm trái…” hoặc “thiếutrách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” Đó là những hành vi không bị coi làtham nhũng và có mức xử lý nhẹ hơn hành vi tham nhũng

Việc huy động nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn chưa được quan tâm đúng mức

Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò rất quantrọng trong việc phát hiện và đấu tranh chống những hành vi vi phạm trong hoạtđộng của bộ máy nhà nước, nhất là tệ tham nhũng Báo chí vừa có tác dụng cảnhbáo những nơi có nguy cơ tham nhũng, vừa tham gia phát hiện và đặc biệt là tạonên dư luận mạnh mẽ đòi xử lý tham nhũng Đây là kinh nghiệm chung của cácnước trên thế giới Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về thamnhũng và đấu tranh chống tham nhũng mặc dù đã nhận được sự quan tâm

Trang 34

của Đảng và Nhà nước nhưng chưa tạo ra một sự chuyển biến tích cực trong ýthức xã hội trong việc phản ứng với tệ nạn tham nhũng cũng như đề cao ýthức trách nhiệm của người dân trong việc tham gia vào cuộc đấu tranh chốngtham nhũng.

1.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng

1.1.4.1 Việc ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược về phòng chống tham nhũng

Nhiệm vụ này chủ yếu do Thanh tra Chính phủ thực hiện với nhữngnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Trình Chính phủ dự thảo văn bản trong thẩm quyền về phòng, chốngtham nhũng theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm củaThanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các Dự án, dự thảo văn bản quyphạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ

- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dàihạn, 5 năm, hàng năm về phòng, chống tham nhũng; các dự thảo Quyết định,Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

- Ban hành Thông tư hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định, Thông tư hướngdẫn thi hành Luật; Công văn số 1835/TTCP-KHTH ngày 24/10/2018 củaThanh tra Chính phủ hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2019, Uỷban nhân dân các tỉnh ban hành các văn bản pháp luật, kế hoạch công tácPCTN hàng năm với mục đích:

- Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vịtrong việc chỉ đạo, điều hành công tác PCTN; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giảipháp PCTN trên địa bàn tỉnh theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước

Trang 35

- Nâng cao hiệu quả công tác PCTN, phát huy vai trò của toàn xã hộitrong đấu tranh PCTN, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, khắc phụcnhững hạn chế, yếu kém, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nângcao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn tỉnh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạođức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng; tự giác chấp hành vàthực hiện có hiệu quả các quy định về PCTN; xây dựng chính quyền các cấpvững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

Công tác ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiếnlược về PCTN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước về PCTN; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy định về PCTN.Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng, của Thủ trưởng cơ quan, tổchức, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về PCTN nhằm phát hiện, kịp thời xử lý hành vi tham nhũngtheo đúng quy định pháp luật, ngăn chặn hậu quả do hành vi tham nhũng gâyra

- Xác định PCTN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấpbách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, trước hết là

người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị

- Công tác PCTN phải được triển khai cụ thể, có trọng tâm, trọngđiểm, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, tránh hình thức,chiếu lệ

1.1.4.2 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng

Xuất phát từ đặc thù thể chế chính trị tại Việt Nam, “xã hội” trongphòng, chống tham nhũng được tập trung vào một số chủ thể nhất định, bao

Trang 36

gồm: Mặt trận Tổ quốc, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, báo chí,ban thanh tra nhân dân và công dân.

Luật ghi nhận và đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của các đoàn thể

xã hội, báo chí, doanh nghiệp và công dân trong phòng, chống tham nhũng; cócác quy định cụ thể nhằm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia của xã hội;quy định rõ về quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức và công dân; cơchế cụ thể để thực hiện quyền này

Bên cạnh đó, Luật cán bộ công chức 2008 đã cụ thể hóa những việc cán

bộ công chức không được làm tại Điều 18 về Đạo đức nghề nghiệp và Điều

19 về Bí mật nhà nước, cụ thể:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của

Luật này, Điều 20 còn quy định cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại

30

Trang 37

Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Trách nhiệm của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được quy định rõ, theo đó, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viênnhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện,kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vitham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng(Điều 8)

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức vềphòng, chống tham nhũng còn thể hiện ở những nội dung sau:

- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáodục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của phápluật về phòng, chống tham nhũng;

- Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành

số điều quy định về vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí là cần thiết Theo

tinh thần đó, Luật quy định: “Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.” (Điều 9).

Trang 38

Ban thanh tra nhân dân có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền,phổ biến, nâng cao nhận thức về công tác PCTN Cụ thể:

- Góp phần động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chốngtham nhũng, chỉ có như vậy thì hiệu quả của cuộc đấu tranh chống thamnhũng mới được nâng cao

- Thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào cácchương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và trong các trường học.Việc đưa giáo dục phòng, chống tham nhũng vào các chương trình đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức đã được thực hiện từ nhiều năm nay và bước đầu

đã thu được kết quả tích cực, góp phần hình thành đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, tận tâm, công tâm, không tham nhũng

1.1.4.3 Việc thực hiện công tác công khai minh bạch tài sản, thu nhập

Ý nghĩa: Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức luôn làmột trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu nhất Mục đíchcủa việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minhbạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ,công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi thamnhũng

a Nghĩa vụ kê khai tài sản

* Đối tượng phải kê khai tài sản

- Đối tượng phải kê khai tài sản được quy định tại Điều 34 Luật PCTN

2018 Có thể phân biệt người có nghĩa vụ kê khai tài sản thành ba

loại: Thứ nhất, toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức

Thứ hai, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.Những người này có thể là cán bộ, công chức hoặc không và được điều chỉnhbởi pháp luật về Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Trang 39

Thứ ba, Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quânnhân chuyên nghiệp.

* Phạm vi, trách nhiệm kê khai tài sản

Điều 33 quy định về phạm vi, trách nhiệm kê khai tài sản như sau:

- Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biếnđộng về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niêntheo quy định của Luật này

- Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thunhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theotrình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập

b Các loại tài sản phải kê khai

Các loại tài sản phải kê khai được quy định tại Điều 35 gồm có:

− Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

− Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và bất động sản khác mà mỗitài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

− Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

− Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai

Để tránh việc kê khai mang tính hình thức, kê khai không đầy đủ,Điều 8 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể về tài sản, thu nhậpphải kê khai, bao gồm:

- Các loại nhà, công trình xây dựng (Nhà, công trình xây dựng khác đãđược cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; Nhà, công trình xây dựng khác

chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền

sở hữu đứng tên người khác; Nhà, công trình xây dựng khác đang thuê hoặcđang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước);

Trang 40

- Các quyền sử dụng đất (Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng; Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác);

- Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên;

- Tài sản ở nước ngoài;

- Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nướcquản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấyđăng ký) có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;

- Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;

- Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;

- Tổng thu nhập trong năm

1.1.4.4 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý pháp luật về tham nhũng

a Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý có một ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong việc phát hiện các vụ việc tham nhũng Tại Điều 55 LuậtPhòng, chống tham nhũng quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý

nhà nước như sau: “1 Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn

vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; 2 Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.

Ngày đăng: 02/11/2020, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w