GA mau_ MTXQ

4 335 0
GA mau_ MTXQ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chủ đề: Bản Thân Nhánh 2: Cơ thể tôi Hoạt động: MTXQ Đề tài: Phân biệt một số bộ phận trên cơ thể bé Đối tượng: 5 – 6 tuổi Ngày dạy: 8/10/2010 Người dạy: Hoàng Thu Hường I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - trẻ biết tên và phân biệt một số bộ phận của cơ thể(Mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân, vân tay…) - Biết một số chức năng của các bộ phận trên. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh. - Biết trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể(Đánh răng, rửa mặt, rửa tay…) - Yêu quý và tự hào về cơ thể. II. Chuẩn bị. - Tranh về một số bộ phận trên cơ thể người. - Băng dính trong, ống hút thường, ống hút có nếp gấp để uốn cong được. - Mỗi trẻ một ống hút giống của cô. - Mỗi trẻ một gương nhỏ để soi, trẻ ngồi chiếu xung quanh cô. - Nội dung tích hợp: Âm nhạc, toán. III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Trò chuyện về chủ đề. - Hôm nay cô mời các con cùng cô hát và vận động theo bài “hãy xoay nào”. - Các con ơi trong bài hát nói đến những bộ phận nào? - Trên cơ thể chúng ta còn có nhiều những bộ phận khác nữa đấy, hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiêu về một số bộ phận trên cơ thể nhé! HĐ2: Quan sát, trải nghiệm và đàm thoại. - Để tìm hiểu về một số bộ phận trên cơ thể cô mời các con cùng đến với triển lãm tranh về bộ phận cơ thể người, chúng mình cùng quan sát nào! - Đây rồi, các con xem ở đây có những tranh gì nào? - Các bộ phận này để làm gì? (Giúp cơ thể chúng ta hoạt động được hàng ngày đấy) - Trẻ hát cùng cô và làm động tác xoay xung quanh mắt theo lời bài hát… - Mắt, mũi, miệng. - Trẻ đi và hát theo cô - Trẻ trả lời - Cơ thể chúng ta có thể thiếu được các bộ phận này không? - Vậy để biết kỹ hơn bây giờ cô và các con đi tìm hiểu về một số bộ phận cơ thể nhé! - Vừa đi về chỗ vừa hát: (Đôi mắt xinh) - Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn một chiếc gương đấy, bây giờ các con lấy gương lên soi và nhận xét trên khuôn mặt mình có những bộ phận nào? - Đúng rồi! trên khuôn mặt chúng ta có mắt, mũi, miệng, hai bên còn có tai nữa. - Bây giờ các con thử nhắm mắt vào xem có chuyện gì xảy ra? + Các con có nhìn thấy gì không? + Vậy mắt có nhiện vụ gì? + Mắt có nhiệm vụ nhìn mọi vật, giúp chúng ta đi lại dễ dàng, làm mọi việc được, để cho đôi mắt luôn khoẻ chúng ta cần phải làm gì? + Mắt rất quan trọng đối với chúng ta, nếu không có mắt chúng ta sẽ rất khó khăn khi đi lại và không thể làm được mọi việc tốt như người bình thường. Vì vậy để bảo vệ mắt lúc đi ra ngoài đường các con nên đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi, khi bị đau mắt phải tra thuốc và chữa khỏi ngay bệnh… + mỗi người có mấy mắt? + Ở mắt còn có lông mi, lông mi có tác dụng gì? + Lông mi cũng có tác dụng để ngăn bụi, không cho bụi vào mắt làm đau mắt đấy. * Ngay bên dưới mắt là gì ? + Lỗ mũi để làm gì? + Vậy chúng ta phỉ làm gì đẻ mũi luôn sạch sẽ? + Chúng ta cũng phải giữ vệ sinh để tránh các bệnh về mũi như viêm mũi, viêm xoang…đi ra ngoài chúng ta nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi, khí bẩn gây tổn thương mũi. + Có một bài hát nói về cái mũi đấy cô và các con cùng hát nào. * Bên dưới mũi là gì? + Miệng có tác dụng gì? + Miệng để nói, để ăn, trong miệng còn có lưỡi giúp ta nói rõ hơn và cảm nhận được vị ngọt, mặn, chua, cay…của thức ăn. + Răng có tác dụng gì? + Răng giúp ta nghiền nhỏ thức ăn, để tiêu háo dễ hơn. * Hai bên cạnh khuôn mặt có gì đây? + Có mấy cái tai các con nhỉ? + Tai có tác dụng gì nào? + Các con thử bịt tai lại xem có chuyện gì xảy ra nhé + Các con có nghe thấy gì khi bịt tai lại không? + Tai để chúng ta nghe thấy các âm thanh ở xung quanh, nếu - Không a. - Trẻ soi gương và nhận xét - Trẻ nhắm mắt - Không nhìn thấy - Nhìn mọi vật a, - Giữ vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ mắt - 2 mắt - Ngăn bụi - Là mũi - Để thở và giúp ta ngửi được các mùi - Phải giữ vệ sinh - Hát “cái mũi” - Là miệng - Để nói, để ăn - Nhai thức ăn - Cái tai - 2 cái tai - Nghe - Bịt tai lại bịt tai lại chúng ta sẽ chẳng nghe thấy gì cả, tai cũng rất quan trọng đối với chúng ta các con ạ. => Vậy để cho răng miệng và tai luôn sạch sẽ không bị đau, không bị sâu răng chúng ta phải làm gì? => Các con nên đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng, để ngừa sâu răng, giữ cho hơi thở luôn thơm tho, sạch sẽ; vệ sinh lấy dáy tai để giữ tai luôn sạch không bị đau tai bị bệnh về tai dẫn đến bị điếc hỏng mất đôi tai đấy. * Các con hãy nhận xét giúp cô xem hình dáng các bộ phận của mỗi bạn có giống nhau không? + Quan sát: Bạn P Thảo; Thu Thảo; Mã Hưng; Q hưng;… * Cô với các con cùng chơi một trò chơi nhé: “ Dấu tay”; cô nói: “Tay đâu” + Chúng ta có mấy tay? + Mỗi tay có mấy ngón?( Đếm) + Các ngón tay có nhiệm vụ gì? + Các ngón tay biết cầm, nắm, giữ mọi vật, cài khuy áo, làm việc, cảm nhận nóng - lạnh, che nắng khỏi bị chói, chống khi ta bị ngã. - Thế còn đôi chân có tác dụng gì? + Chân để đi, chạy, nhảy giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác được, khi đứng đôi chân còn nâng đỡ cả cơ thể ta nữa. + Vậy có mấy chân? Các ngón chân có tác dụng gì nào? + Ngón chân bấm chặt xuống đất giúp ta đi chắc hơn, không bị ngã… + Các con thử nhặt một vật bằng chân xem nào? Có dễ không? => trong thực tế chân cũng có thể làm được những việc như tay, nếu như cố gắng tập luyện đấy. * Tại sao tay và đầu gối lại có nhiều nếp nhăn nhỉ? + Các con hãy cùng cô làm một thí nghiêm xem nào? + Các con thử gấp ống hút thẳng xem có dễ không? + Bây giờ thử gấp đoạn ống có nhiều nếp nhăn xem nào? => vậy nếp nhăn giúp chúng ta gì? + Đúng rồi đấy các con ạ.( nhận xét) * Vậy còn móng tay và móng chân có nhiệm vụ gì? + Cô nhận xét chính xác lại - Các con ạ, để tay chân luôn sạch sẽ chúng ta khoẻ mạnh chúng ta phải thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh các con nhé , Các con hãy cùng cô hát múa “tay thơm, tay ngoan” nào. - Không ạ. - Phải giữ vệ sinh… - không - Tay đây – đưa tay ra trước - Hai tay - 5 ngón - Cầm, giữ mọi vật… - Để đi, chạy… - Có 2 chân, ngón chân để đi chắc hơn - Khó hơn - Trẻ gấp khó gấp hơn - Dễ hơn. - Cử động gập tay, chân dễ dàng hơn. - Bảo vệ ngón tay và ngón chân * Mở rộng: Ngoài những bộ phận cơ thể hôm nay cô và các con vừa được tìm hiểu thì còn có những bộ phận nào nữa? * Đúng rồi, ngoài ra còn có các bộ phận khác như tim phổi, tóc, đầu, cổ …và trên bàn tay còn có vân tay nữa đây là đặc điểm rất riêng nhân dạng của mỗi người, con người có thể thay đổi về hình dáng nhưng vân tay sẽ không thay đổi, vân tay còn giúp chúng ta cầm mọi vật dễ hơn. cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận mỗi bộ phận có chức năng khác nhau và chúng đều rất cần thiết để chúng ta hoạt động hàng ngày. Chúng ta không thể thiếu một bộ phận nào cả. * Để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể các con phải làm gì? Húng ta phải ăn uống đày đủ chất để cơ thể phát triển cân đối hài hoà, chăm tập thể dục, tắm rửa, đánh răng hàng ngày… HĐ3: Trò chơi củng cố. Trò chơi 1. - Các con học rấy ngoan rồi bây giờ cô thưởng cho các con một trò chơi có tên: Làm theo cô nói, đừng làm theo cô làm - Cô nói đến bộ phận nào trên khuôn mặt các con chỉ nhanh vào bộ phận đó và nói theo cô, tay cô có thể chỉ không đúng theo cô nói. Vậy các con phải quan sát thật kỹ để chỉ cho chính xác nhé! Thi xem ai chỉ nhanh nhất nào. - Cho trẻ chơi 2 lần, cô nhận xét. Trò chơi 2. - Cô có một trò chơi nữa thưởng cho các con : TC Những cái nầy để làm gì. - Cô giới thiệu 3 tranh - Cô chia lớp mình thành 3 đội thi đua bật nhảy qua 2 vòng thể dục lên giúp bạn gái này lấy các đồ dùng ứng với từng bộ phận cơ thể nhé bằng cách nối các đồ dùng đó với bộ phận. - Cô chơi mẫu. - Trò chơi kết thúc sau 5 lần bài hát “Đôi mắt xinh” - Đội nào thua sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp 1 vòng. - Cô nhận xét, khen ngợi động viên trẻ. HĐ4: Kết thúc. - Tóc, cổ, tim, phổi, - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và chơi theo cô - 3 đội chơi, đếm kết quả. . Chủ đề: Bản Thân Nhánh 2: Cơ thể tôi Hoạt động: MTXQ Đề tài: Phân biệt một số bộ phận trên cơ thể bé Đối tượng: 5 – 6 tuổi Ngày. nên đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi, khi bị đau mắt phải tra thuốc và chữa khỏi ngay bệnh… + mỗi người có mấy mắt? + Ở mắt còn có lông mi, lông mi có tác dụng

Ngày đăng: 23/10/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan