quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục...”.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làvấn đề cấp
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tôi có tham khảo một số tư liệu trong các tác phẩm được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Duy Hưng
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 6
1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 9
1.2 Các khái niệm cơ bản 15
1.2.1 Quản lý 15
1.2.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 17
1.2.3 Cán bộ quản lý giáo dục 20
1.2.4 Bồi dưỡng 21
1.2.5 Chất lượng 23
1.2.6.Chất lượng bồi dưỡng 25
1.3.Cơ sở lý luận về Quản lý chất lượng 26
1.3.1 Quản lý chất lượng 26
1.3.2.Các cấp độ của quản lý chất lượng 27
1.3.3.Ứng dụng Quản lý chất lượng trong bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục 29 1.4 Đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 30
1.4.1.Vai trò đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, quá trình bồi dưỡng, bổ nhiệm 30 1.4.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 35
1.5 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 41
1.5.1.Tổ chức bộ máy quản lý 41
1.5.2 Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng 43
1.5.3 Quản lý đội ngũ cán bộ giảng viên 44
1.5.4.Quản lý học viên 44
1.5.5.Quản lý quá trình bồi dưỡng 45
1.5.6 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các lĩnh vực liên quan 46
1.6.Kinh nghiệm quốc tế 48
1.6.1.Hoạt động bồi dưỡng lãnh đạo nhà trường tại Cộng hòa liên bang Đức 48
Trang 31.6.2 Hoạt động bồi dưỡng lãnh đạo nhà trường ở Hoa Kỳ 51
1.6.3 Kết luận và những bài học đối với hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản l ý giáo dục Việt Nam 53
Tiểu kết Chương 1 54
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 55
2.1 Quá trình hình thành và phát triển các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 55
2.2 Thực trạng Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 59
2.2.1 Tổ chức điều tra khảo sát 59
2.2.2 Đánh giá thực trạng 60
2.3 Phân tích một số kinh nghiệm về quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 94
2.3.1 Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 94
2.3.2 Công tác tổ chức triển khai lớp bồi dưỡng 95
2.3.3 Lưu trữ hồ sơ lớp bồi dưỡng 97
2.4 Đánh giá chung 97
2.4.1 Những thuận lợi, thành tựu đạt được của công tác bồi dưỡng 97
2.4.2 Những bất cập, khó khăn mà các cơ sở bồi dưỡng đang phải đối mặt 100
Tiểu kết Chương 2 102
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 104
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 104
3.1.1 Nguyên tắc kế thừa và phát triển 104
3.1.2.Nguyên tắc thực tiễn 104
3.1.3 Nguyên tắc hệ thống 105
3.1.4 Nguyên tắc tính đồng bộ 105
3.2 Một số giải pháp quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 105
3.2.1 Giải pháp 1: Đổi mới công tác tổ chức và quản lý nhà trường 105
Trang 43.2.2.Giải pháp 2: Tổ chức và chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng
theo hướng tăng kỹ năng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn 112
3.2.3 Giải pháp 3: Tổ chức triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên 117
3.2.4.Giải pháp 4: Quản lý hoạt động học tập của học viên 124
3.2.5 Giải pháp 5: Huy động các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính) cho hoạt động bồi dưỡng 127
3.3 Trưng cầu ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và thử nghiệm giải pháp 131
3.3.1 Nội dung quá trình khảo nghiệm 131
3.3.2 Thử nghiệm giải pháp 136
3.3.3 Phân tích kết quả thử nghiệm 142
Tiểu kết chương 3 149
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 151
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ BÀI VIẾT ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 Phụ lục 1: Mẫu xin ý kiến cán bộ quản lý Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT.
Phụ lục 2: Mẫu xin ý kiến Cán bộ quản lý cơ sở bồi dưỡng CBQLGD
Phụ lục 3: Mẫu xin ý kiến Giảng viên các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD
Phụ lục 4: Mẫu xin ý kiến nhân viên các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD
Phụ lục 5: Mẫu xin ý kiến học viên các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD
Phụ lục 6: Danh mục chương trình bồi dưỡng CBQLGD
Phụ lục 7: Mẫu đánh giá giờ dạy của giảng viên
Phụ lục 8: Mẫu phiếu hỏi học viên sau khi kết thúc chuyên đề
Phụ lục 9: Phiếu xin ý kiến
Phụ lục 10A: Mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia và các nhà QLGD về tính cấp thiết của hệ giải pháp;
Phụ lục 10B: Mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia và các nhà QLGD về tính cấp thiết, tính khả thi, tính thực tiễn của các giải pháp;
Trang 5Quản lý chất lượngĐảm bảo chất lượngKiểm soát chất lượngQuản lý chất lượng tổng thểNghiên cứu khoa học
Kiểm định chất lượngKiểm tra, đánh giáQuản lý nhà nướcQuản lý nhà trườngQuản lý giảng viênQuản lý học viên
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
A BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng điều tra 60
Bảng 2.2 Thống kê kết quả điều tra về định hướng quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQLGD của các Sở (Phòng) GD-ĐT 61
Bảng 2.3 Thống kê ý kiến cán bộ các cơ quan quản lý GD-ĐT các cấp về quản lý chất lượng bồi dưỡng 62
Bảng 2.4 Thống kê ý kiến trả lời của CBQL các cơ quan QLGD về tiêu chuẩn chất lượng hoạt động bồi dưỡng CBQLGD 64
Bảng 2.5 Thống kê ý kiến đánh giá về hiệu quả của bộ phận quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQLGD 66
Bảng 2.6 Thống kê ý kiến trả lời về tiếp cận phương pháp QLCL mới 66
Bảng 2.7 Thống kế ý kiến trả lời về phương pháp nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng CBQLGD 67
Bảng 2.8 Thống kế ý kiến trả lời của CB, GVvề quản lý mục tiêu bồi dưỡng CBQLGD 68
Bảng 2.9 Thống kê ý kiến của CBQL các cơ quan QLGD,CBQL, GV các cơ sở bồi dưỡng CBQL về nội dung bồi dưỡng 69
Bảng 2.10 Thống kê ý kiến trả lời về nội dung chương trình bồi dưỡng CBQLGD 70 Bảng 2.11 Thống kê ý kiến CB, GV về chất lượng biên soạn giáo trình, tài liệu bồi dưỡng CBQLGD 71
Bảng 2.12.Thống kê ý kiến của 382 học viên tham gia bồi dưỡng về mức độ đáp ứng của nội dung chương trình bồi dưỡng 72
Bảng 2.13 Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên 73
Bảng 2.14 Mức độ sử dụng ngoại ngữ của giảng viên 74
Bảng 2.15 Nhu cầu về nội dung cần bồi dưỡng của giảng viên 76
Bảng 2.16 Thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng 76
Trang 7Bảng 2.17 Thống kê ý kiến của 382 học viên về mục tiêu các khóa bồi dưỡng
CBQLGD 80
Bảng 2.18 Thống kế ý kiến đánh giá về phương pháp giảng dạy của GV 81
Bảng 2.19.Thống kê hiệu quả các hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng 81
Bảng 2.20 Thống kê ý kiến trả lời của giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng CBQLGD về hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng 83
Bảng 2.21 Thống kê ý kiến của CB, GV các cơ sở bồi dưỡng về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBQLGD 84
Bảng 2.22 Thống kê ý kiến của học viên về công tác phục vụ lớp bồi dưỡng 85
Bảng 2.23 Thống kê ý kiến trả lời của học viên về công tác kiểm tra, đánh giá tại các khóa bồi dưỡng 86
Bảng 2.24 Thống kê ý kiến nhận xét của học viên về các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng CBQLGD 89
B BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Số lượng các đề tài khoa học công nghệ mà giảng viên tham gia nghiên cứu 74
Biểu đồ 2.2 Mức độ sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên 75
Biểu đồ 3.1 Nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng CBQLGD trong 3 năm của Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội 145
Biểu đồ 3.2 So sánh nguồn lực tài chính trước và sau khi vận dụng giải pháp 146
Biểu đồ 3.3 So sánh nguồn lực tài chính trước và sau khi vận dụng giải pháp 147
Biểu đồ 3.4 Thống kê số lượng học viên tham gia bồi dưỡng trong 3 năm 148
C HÌNH Hình 1.1 Vòng tròn Deming 7
Hình 1.2 Mô hình hóa mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường 18
Hình 1.3 Mô hình quản lý quá trình bồi dưỡng 22
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục nước ta hiện nay là vấn đề
chất lượng, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII [34] đánh giá: “Giáo dục đào tạo nước ta còn yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là chất lượng và hiệu quả” Tình hình trên do một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do
công tác quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong giaiđoạn mới trong đó người cán bộ quản lý (CBQL) nói chung và người Hiệu trưởngnói riêng là người có vai trò quyết định tới chất lượng các cơ quan quản lý giáo dụccác cấp và chất lượng các cơ sở giáo dục mà họ quản lý
Ở Việt Nam trong thập niên cuối của thế kỷ XX đã hình thành và phát triểnmạnh mẽ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục các cấp từ Trung ương tớicác địa phương như: Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương 1 (Hà Nội),Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương 2 (ở Thành phố Hồ Chí Minh),
Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục ở 39 tỉnh thành phố, khoa Quản lý giáo dục củacác trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương, trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản
lý ở các phòng GD-ĐT… Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL này đang từng bướcđáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mà ngành Giáo dục và xã hội đặt ra Tuynhiên, đến thập niên đầu của Thế kỷ XXI, do không hiểu hết vai trò quan trọng củaloại hình trường này nên hầu hết các trường Cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh bị giảithể hoặc sát nhập thành khoa quản lý giáo dục của các trường đại học, cao đẳng địaphương (chỉ còn tồn tại hai trường của Thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ) Môhình các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD không được coi trọng, thiếu sự quan tâm củacác cấp, các ngành nên hoạt động thiếu hiệu quả, hoạt động bồi dưỡng CBQLGDthiếu sự thống nhất về nội dung, chương trình, thiếu sự chỉ đạo từ trung ương đếnđịa phương Tình hình trên là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém, bấtcập của các cơ sở giáo dục Chỉ thị 40 - CT /TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban
bí thư Trung ương Đảng [37] nêu rõ: “ Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục ” Chỉ thị còn nhấn mạnh: “Các trường sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục có vai trò
Trang 9quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làvấn đề cấp thiết; Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các cơ quan quản lýGD-ĐT và CBQL các cơ sở giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định tớichất lượng các Nhà trường và quyết định chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia
Mô hình các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD nếu được Chính phủ quan tâm đầu tư, hoạtđộng bồi dưỡng trong các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD nếu biết khai thác những thếmạnh và vận dụng các lý thuyết hiện đại để tìm hướng đi, cách làm phù hợp sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay"
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý chất lượng bồi dưỡng tạicác cơ sở bồi dưỡng CBQLGD, luận án nghiên cứu các giải pháp quản lý có tínhkhả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Bồi dưỡng CBQL trong các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi
dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQL trong các cơ
sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến quản lý GD, chất lượng bồi dưỡng vàquản lý chất lượng bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD;
Trang 10- Nghiên cứu thực tiễn
+ Nghiên cứu nhu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các cơ sở bồi
dưỡng CBQLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta trong thời kỳ
CNH-+ Điều tra đánh giá thực trạng quản lý chất lượng bồi dưỡng trong các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng bồi dưỡng trong các cơ sở bồi
dưỡng CBQLGD và thử nghiệm một số biện pháp
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD
- Nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý chất lượng bồi dưỡng tại các cơ
sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD;
6 Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục hiện nay ở các cơ sở đàotạo, bồi dưỡng CBQLGD đang đứng trước những thách thức của yêu cầu đổimới giáo dục, chất lượng bồi dưỡng CBQLGD chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễncủa ngành, bộc lộ nhiều yếu kém về nội dung, hình thức, phương pháp bồidưỡng, về phương thức quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng của quá trìnhbồi dưỡng Nếu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD triển khai các giải phápquản lý có tính hệ thống, đồng bộ theo hướng chuyển từ mô hình quản lý hànhchính đơn thuần sang hướng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt độngbồi dưỡng thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng vớiyêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích,tổng hợp những kết quả nghiên cứu mang tính lý luận nhằm tìm hiểu các khái niệm
có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu luận án;
- Tổng hợp, thống kê các tài liệu về chủ trương, đường lối, chính sách của
Trang 11Đảng và Nhà nước đối với yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL của ngành giáo dục
và đào tạo;
- Khái quát hóa lý luận để xây dựng các khái niệm liên quan tới luận án
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD từ đó khái quát hóa, so sánh, đối chiếu để có cơ sở đề xuất hướng nghiên cứu;
- Điều tra CBQL, giảng viên các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục từtrung ương tới địa phương, các cơ sở thụ hưởng kết quả bồi dưỡng (sử dụng họcviên sau các khóa bồi dưỡng) để phân tích sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, nội dungchương trình bồi dưỡng, đội ngũ CB, GV, cơ sở vật chất, chất lượng học viên tốtnghiệp ra trường, mối quan hệ giữa các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD với các cơ sởthụ hưởng sản phẩm bồi dưỡng;
- Điều tra trực tiếp đối tượng người học trước và sau khóa bồi dưỡng (CBQLcác nhà trường MN, TH,THCS, THPT, TCCN ) để phân tích, so sánh kết quả bồidưỡng thông qua đó đánh giá mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảngdạy và phục vụ giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị …của các cơ sở bồi dưỡng;
- Điều tra các nhà quản lý các cơ quan quản lý ngành: Bộ ĐT, Sở
GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục cử người tham gia khóa bồi dưỡng;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để góp ý kiến tư vấn, hướng dẫn nhằmlàm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng bồidưỡng CBQLGD;
- Phương pháp nghiên cứu điển hình để nghiên cứu sâu nhằm chứng minh tính chính xác của các giải pháp;
- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
8 Luận điểm bảo vệ
8.1 Chất lượng đội ngũ CBQL tại các cơ quan quản lý GD-ĐT và các cơ sở
GD một phần phụ thuộc vào chất lượng bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡngCBQLGD; Đặc biệt, trong tiến trình đổi mới giáo dục, chấn hưng đất nước hiện nayđang đòi hỏi đội ngũ CBQLGD phải hội tụ đủ các năng lực và phẩm chất đáp ứngvới yêu cầu, nhiệm vụ mới;
Trang 12hành chính, truyền thống, chưa tiếp cận theo xu hướng hiện đại Quản lý chất lượngbồi dưỡng CBQLGD phải xây dựng được hệ các giải pháp nhằm kiểm soát chấtlượng đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu các cơ sở giáo dục cử người đi học vàđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của toàn ngành;
8.3 Chất lượng hoạt động bồi dưỡng có thể tác động và điều khiển được thông
qua các giải pháp quản lý trong quá trình thực hiện tại các cơ sở bồi dưỡng Sản phẩmcủa hoạt động bồi dưỡng phải đảm bảo chất lượng, đó là giúp cho cán bộ quản lý các
cơ quan GD-ĐT, cán bộ quản lý các nhà trường có đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụquản lý và phẩm chất đạo đức của một nhà lãnh đạo để quản lý điều hành các cơ sởgiáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà ngành GD-ĐT giao phó
Chương 3: Các giải pháp quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Quản lý chất lượng khởi đầu từ Nhật Bản từ những năm 1945 do hai người Mỹ
đề xướng, đó là Ed.Deming và J.M Juran Công việc đầu tiên của họ là dùng phươngpháp thống kê để đo lường chất lượng trong công nghiệp chế tạo ô tô, phương pháp mà
họ thực hiện được các nhà quản lý Nhật Bản (Ishikawa và Taguchi) mở rộng và pháttriển Thành công của nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản có ảnh hưởng sâu rộng tớiphong trào quản lý chất lượng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Nhật là nước sảnxuất hàng hóa điện tử có số lượng nhiều nhất cung cấp cho thị trường Châu Âu, đặcbiệt là nước Anh Lúc này, người ta đã nghĩ tới việc thiết lập hệ thống quản lý chấtlượng như vậy trong các trường học của nước Anh Một vấn đề đặt ra là hệ thống quản
lý chất lượng có được vận hành tốt ở Anh quốc hay không? Đến cuối năm 1970 cácnghiên cứu của Deming được công bố tại Mỹ, và sau đó các nhà nghiên cứu khác nhưCrosby, Peter và Waterman [102] đã phân tích nhiều giả thuyết khác nhau trong cuốnsách có tên “Tìm kiếm sự xuất sắc” và đã đi tới một kết luận cơ bản về sự thành côngcủa người Nhật là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Customer Satisfaction isEverything) Kết luận này có giá trị rất quan trọng và thúc đẩy sự ra đời của rất nhiềusáng kiến có giá trị Đến năm 1991, nước Anh đã quan tâm đến việc nghiên cứu hệthống quản lý chất lượng tổng thể cho ngành giáo dục nói chung, giáo dục đại học vàgiáo dục thường xuyên nói riêng
1.1.1.1 Nghiên cứu của Ed Deming
Ed.Deming (1900-1993) được xem là "cha đẻ của quản lý chất lượng”, Ông
đã kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê, từ đó, hình thành một triết lýmới về quản lý công việc Các công trình nghiên cứu của Ed Deming đã đem lạihiệu quả trong việc cải tiến chất lượng và ông được cả thế giới gọi là nhà “tiên trichất lượng” và là nhà triết học của quản lý Nội dung cốt lõi của mô hình lý thuyếtquản lý chất lượng do Deming đề xuất là 14 luận điểm [110] nhằm quản lý cải tiếnchất lượng Deming đã đề xuất một phương thức quản lý giúp các tổ chức giải quyết
Trang 14những khó khăn đó là quản lý theo vòng tròn chất lượng PDCA (Sơ đồ 1.1), mô
hình này được phổ biến, áp dụng rộng rãi có thể giúp nhà quản lý theo dõi và kiểmsoát các công việc, các quá trình nhằm đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng
Hình 1.1: Vòng tròn Deming
Nội dung các giai đoạn trong vòng tròn này có thể tóm tắt như sau:
Plan (Lập kế hoạch): Xác định mục tiêu và kế hoạch triển khai nhằm thực
hiện các mục tiêu đề ra
Do (Thực hiện): Thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
Check (Kiểm tra): Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch Act (Điều chỉnh): Dựa vào kiểm tra và đánh giá, đề ra những hành động
điều chỉnh cần thiết nhằm đạt được kết quả đề ra hoặc bắt đầu lại chu trình mới
Vòng tròn chất lượng PCDA của Deming đề xuất là một công cụ hữu íchgiúp cho các nhà quản lý áp dụng có hiệu quả trong quản lý từng công việc cụ thể.Quy trình này nếu được vận dụng triệt để trong mọi công việc của người công nhân,nhân viên và cán bộ quản lý từng bộ phận của một công ty, nhà máy cũng như củamỗi cơ sở giáo dục… sẽ góp phần kiểm soát được chất lượng làm việc của mỗingười Trong luận án, NCS sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡngCBQLGD trên cơ sở sử dụng vòng tròn chất lượng PCDA của Deming
1.1.1.2 Nghiên cứu của Juran
Juran bắt đầu khởi nghiệp vào thập niên 20 của thế kỷ XX, nguyên tắc tậptrung vào quản trị chất lượng của ông là dựa trên sự đánh giá về chất lượng sảnphẩm được sản xuất Ông đã sử dụng những công cụ như hệ thống Bell của nhữngbản đánh giá mẫu, đồ thị kiểm soát Shwehart và ý tưởng phổ biến nhất củaFrederick Winslow Taylor; Ngoài ra, Juran đã thêm yếu tố con người vào chấtlượng, điều đó giải thích tại sao ông đẩy mạnh công cuộc giáo dục và đào tạo những
Trang 15nhà quản lý Ông đã đề xướng ý tưởng về Chu trình chất lượng cho nước Nhật vàphát triển bộ ba tác phẩm về cách tiếp cận quá trình quản lý đa chức năng (bộ ba tácphẩm dựa trên ba tiến trình quản lý: lập kế hoạch, quản lý và cải thiện) Ông đưa rakhái niệm: “Chất lượng là sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật” Ông chú trọng đếnnhân tố con người, trên 80% những sai hỏng là do công tác quản lý gây ra, còn côngnhân gây ra 20% Qua nghiên cứu và đánh giá về Juran chúng ta thấy ông là người
đã bổ sung thêm vai trò của con người vào quản lý chất lượng Đặc biệt ông nhấnmạnh đến công tác quản lý và đào tạo về chất lượng bên cạnh việc chú trọng vàomặt thống kê
1.1.1.3 Nghiên cứu của B.Crosby
Crosby là một bậc thầy trong lĩnh vực quản lý chất lượng, ông đã nghiên cứu
và đề xuất sơ đồ về quản lý chất lượng trong phương pháp 14 bước trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “Thực hiện đúng ngay từ đầu” Theo triết lý của Crosby, chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và thước đo của chất lượng chính là cái giá của sự không phù hợp Trong số những thành tựu đạt được, Crosby nổi tiếng nhất vì đã đề xướng ra tiêu chuẩn về mô hình hoàn hảo dựa vào khái niệm về hệ thống không sai lỗi – Zero Defect Theo ông, để không có tổn thất do sự không phù hợp với yêu cầu gây ra thì công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp cần chú trọng đến phòng ngừa là chính Như vậy có thể nhận thấy Crosby muốn truyền đạt là làm đúng công việc ngay từ đầu sẽ giảm thiểu được chi phí và việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng như vậy sẽ mang lại nguồn lợi nhuận chân chính nhất cho nhà sản xuất Qua triết lý của Crosby chúng ta cần nghiên cứu để học tập
và áp dụng cho doanh nghiệp của mình quán triệt tinh thần “Thực hiện đúng ngay từ
đầu” 1.1.1.4 Nghiên cứu của Thomas J Peters và Robert H Waterman
Dựa trên nghiên cứu về 43 công ty Mỹ được quản lý tốt nhất trong mọingành kinh doanh, các tác giả Thomas J Peters và Robert H Waterman đã tạo ra
“Đi tìm sự hoàn hảo” [102] trong đó mô tả 8 đặc điểm cơ bản cần có trong quản lý
để trở thành một công ty vượt trội là: 1) Thiên hướng hành động; 2) Gần gũi vớikhách hàng; 3) Khả năng tự quản và tinh thần doanh nghiệp; 4) Năng suất phụ thuộcvào lực lượng lao động; 5) Đi sâu đi sát, đề cao giá trị; 6) Bám chặt lấy lĩnh vực sởtrường; 7) Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ; 8) Cách thức quản lý vừa
Trang 16cứng rắn vừa mềm Và để đánh giá một tổ chức cần tập trung vào bảy yếu tố (7S)trong khung phân tích của McKinsey.
Trong thập kỷ cuối của Thế kỷ XX, giới giáo dục quan tâm tới bộ tiêu chuẩnAnh quốc - BS 5750 và tương đương với nó là tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 [110] BS
5750 được công bố với tên gọi “Các hệ thống chất lượng” Như vậy, BS 5750 là một
mô hình quản lý chất lượng bao gồm 4 phần: Phần thứ nhất áp dụng cho các tổ chức lấyviệc thiết kế và phát triển sản phẩm là phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh; phần thứ hai, áp dụng cho các tổ chức khác nhau trong đó có các cơ sở giáo dục;phần thứ ba, áp dụng cho các tổ chức có nhiệm vụ kiểm tra hay thử nghiệm sản phẩm;phần thứ tư là phần hướng dẫn sử dụng cho các phần trên Cụ thể: Phần thứ nhất của
BS 5750 giống như ISO 9001, phần thứ hai giống như ISO 9002 v.v BS 5750/ISO
9000 là một mô hình quản lý chất lượng thừa nhận chất lượng của ba bên: Bên thứ nhất
là sự tự đánh giá chất lượng bằng hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình; Bên thứ hai làkhách hàng với yêu cầu riêng (với hệ thống tiêu chuẩn riêng dùng để đánh giá chấtlượng sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp); Còn bên thứ ba thường là một tổ chứchoạt động theo các tiêu chuẩn quốc gia với đội ngũ các nhà đánh giá chuyên nghiệp.Lợi ích mà BS 5750 mang lại là ở chỗ chúng có giá trị đối với bên ngoài và được thừanhận ở bên ngoài Bản chất của mô hình BS 5750 / ISO 9000 là một hệ thống các vănbản quy định tiêu chuẩn và qui trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trìnhsản xuất đảm bảo mọi sản phẩm hay dịch vụ sản phẩm phải phù hợp với qui cách, mẫu
mã và các tiêu chuẩn kỹ thuật qui định trước với mục tiêu là tạo một đầu ra phù hợp vớimục đích, đáp ứng với yêu cầu của khách hàng Ngày nay, mô hình BS 5750 / ISO
9000 đã và đang được áp dụng để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng các cơ sở giáodục và đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9000
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Khoa học quản lý giáo dục ở nước ta mặc dù còn rất mới mẻ và non trẻ,nhưng nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về lĩnh vực này: Nhà nghiên cứu
Đặng Quốc Bảo với cuốn sách“Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và vận dụng vào quản lý giáo dục” [3]; Bài giảng cho các khóa đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với tiêu đề “Quản
Trang 172004 của các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [20]; Cuốn “Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa” - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007
của tác giả Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phan Văn Kha [55];
Cuốn“Quản lý Giáo dục” - Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2006 của nhóm tác
giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo [56] Cũng trong thời kỳ nàynhiều hội thảo Quốc gia, Quốc tế và địa phương được tổ chức, nhiều đề tài trọngđiểm được nghiên cứu và triển khai thực hiện
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam là thành viên thứ 150của tổ chức Thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), vai trò của giáodục và đào tạo càng trở nên quan trọng, trong đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộquản lý nhà trường là vấn đề cốt lõi Vấn đề nghiên cứu, áp dụng lý thuyết quản lýhiện đại được nhiều tác giả đề cập trong một số tác phẩm cuốn sách sau:
Trong cuốn “Quản lý chất lượng giáo dục đại học” của tác giả Phạm Thành
Nghị - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000 [82]; ông đã dày công nghiên
cứu các lý thuyết về Quản lý chất lượng (QLCL) và một số hệ thống quản lý chất lượng(HTQLCL) ở Anh Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản cuốn sách đã cung cấp những thông tinthiết thực về các vấn đề liên quan đến QLCL trong giáo dục đại học trên thế giới và đưakhuyến nghị áp dụng hệ thống Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) vào giáo dục đại học ở
Việt Nam Tác giả Trần Khánh Đức đã phân tích khá sâu sắc về quản lý và kiểm định
chất lượng đào tạo dựa trên các kết quả nghiên cứu và thu thập thông tin, tư liệu về
quản lý giáo dục, ĐBCL đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong cuốn “Quản lý và
kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM” - Nhà xuất bản giáo dục,
năm 2004 [43] Trong cuốn sách: Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học của tác giả Nguyễn Đức Chính - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 7/2002
[28], tác giả đã trình bày khá chi tiết về KĐCL giáo dục đại học Nội dung cuốn sáchtrình bày thành 2 phần: Phần I- Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học Việt Nam
và Phần II - Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học thế giới Tác giả đã giới thiệumột cách khúc triết cơ sở lý luận về ĐBCL và KĐCL trong giáo dục đại học Trong đó,các quan niệm về chất lượng được phân tích khá chi tiết: Chất lượng được đánh giábằng “Đầu vào”; Chất lượng
Trang 18được đánh giá bằng “Đầu ra”; Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”;Chất lượng đánh giá bằng “học thuật”; Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổchức riêng”; và Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”; Trong cuốn sách, tácgiả giới thiệu về tổ chức ĐBCL giáo dục đại học quốc tế và “Bộ tiêu chí đánh giáchất lượng và điều kiện ĐBCL đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam”.
Phong trào quản lý chất lượng được nghiên cứu mạnh mẽ và ứng dụng rộngrãi trong nước đối với các ngành sản xuất, dịch vụ, hành chính công Trong ngànhGiáo dục và Đào tạo, nhiều hội thảo Quốc gia, quốc tế và địa phương được tổ chức
Hội thảo về “Tìm sự cân bằng giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa” (Tháng 11/2002) [31]; Hội thảo: “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên” (Tháng 10/2004) [32] “Hội thảo Pháp - Á và các vấn đề về giáo dục hướng nghiệp Việt Nam” (Tháng 01/2005) , Hội thảo “Chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục” [33] (Tháng 12/2009) của Trường Đại học Giáo dục - Đại
học quốc gia Hà Nội Nội dung nhiều hội thảo đã đề cập đến thực trạng công tác bồidưỡng cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) và phương hướng phát triển các cơ sở cónhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trong xu thế hội nhập
Hội thảo “Phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế hội nhập” của Học viện Quản lý giáo dục - năm 2008 [63] đã đón nhận
27 bài viết tham luận của các nhà khoa học Quản lý Giáo dục: trong đó có các đồngchí nguyên là lãnh đạo ngành GD-ĐT qua các thời kỳ, lãnh đạo các cơ quan chuyênmôn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các chuyên gia đầu ngành về Quản lý GD-ĐT củaViện khoa học Giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, các trường Đại học
sư phạm, các trường Cán bộ quản lý Giáo dục, các cơ quan quản lý Giáo dục - Đàotạo các địa phương Nội dung của các tham luận đề cập đến vấn đề Hội nhập Quốc
tế, thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay
và đề ra các giải pháp phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD đáp ứngnhu cầu hội nhập quốc tế
Hội thảo: “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ Đô” [93] được tổ chức tại Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý
giáo dục Hà Nội - năm 2008 với 23 bài viết tham luận và ý kiến phát biểu của
Trang 19các nhà khoa học QLGD, các chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan quản lý GD và nhàquản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo của Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, HảiDương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam… Kết thúc Hội thảo, nhiều ýkiến của các chuyên gia, các nhà khoa học đã được tập hợp giúp cho Ban tổ chứctham khảo, đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quảcông tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD Thủ Đô giai đoạn 2010- 2015.
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ của Học viện Quản lý do
nhà nghiên cứu Hà Thế Truyền làm chủ nhiệm với nội dung “Giải pháp củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo - năm 2009” [65] Đề tài đã được thực
hiện trong hai năm (từ 8/2007 đến 5/2009) và đạt được một số kết quả sau: i) Cơ sở
lý luận, cơ sở pháp lý của củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở bồi dưỡngCBQLGD nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo; ii) Đề tài đã đánhgiá thực trạng về củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở bồi dưỡng CBQLGDnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển GD-ĐT; iii) Đề tài đã đề xuất một số giải phápcủng cố và phát triển hệ thống các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD nhằm đáp ứng yêucầu phát triển GD-ĐT
Đề tài trọng điểm cấp Bộ của nhà nghiên cứu Trần Thị Bích Liễu với nội
dung: “Xây dựng bộ công cụ đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ở Việt Nam”(Mã số: B 2008 - 29 - 31TĐ [75], thực hiện từ tháng
03/2008 đến tháng 12/ 2009) Đề tài đã đạt được kết quả chính sau đây: i) Xác địnhcác nguyên tắc, yêu cầu, cơ sở xây dựng và cách thức xây dựng bộ công cụ, hướngdẫn sử dụng; ii) Xây dựng một số bộ công cụ phục vụ việc đánh giá quá trình hìnhthành một số kỹ năng quản lý; iii) Xây dựng các bảng hỏi môn học gắn liền với việcđánh giá cuối cùng dành cho mỗi môn học nhằm cung cấp đầy đủ nhất các thông tin
về môn học, từ mục tiêu, cấu trúc đến nội dung, phương pháp giảng dạy, kết quảgiảng dạy, sự thỏa mãn của người học và những vấn đề cần cải tiến; iv) Thiết kếphiếu đánh giá chương trình sử dụng sau từng khóa học
Trong thời gian gần đây vấn đề ứng dụng QLCL trong công tác đào tạo
Trang 20của các trường đại học, các cơ sở giáo dục đã được một số tác giả nghiên cứu thànhcông và đưa vào áp dụng Tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Luận án của Vũ Xuân Hồng với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo tại trường đại học ngoại ngữ quân sự” [66] đã bảo vệ thành công cấp
nhà nước tháng 8 năm 2010 Trong chương 1, luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận
về mô hình quản lý chất lượng đào tạo bằng việc đưa ra hệ thống các khái niệm: môhình, mô hình quản lý chất lượng đào tạo, quản lý, quá trình đào tạo, chất lượng vàchất lượng đào tạo; Cũng trong phần nghiên cứu về lý luận, tác giả đã đưa ra các cơ
sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo, đó là: khái niệm về quản lý chất lượng đàotạo, các cấp độ quản lý chất lượng đào tạo, hệ thống quản lý chất lượng đào tạo, cáclĩnh vực quản lý chất lượng đào tạo Trong nội dung chương 2 của luận án, tác giả
đã giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo chất lượng đại học và giới thiệu vềTrường Đại học Ngoại ngữ Quân sự (về tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, loạihình, quy mô đào tạo và thực trạng hoạt động đào tạo); Thông qua quá trình nghiêncứu, điều tra tác giả đã nêu lên thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của TrườngĐại học Ngoại ngữ Quân sự (về quản lý chất lượng đầu vào, quản lý chất lượng quátrình đào tạo, quản lý chất lượng đầu ra); Trên cơ sở thực trạng của Nhà trường vàyêu cầu về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ của Bộ Quốcphòng tác giả đã đề xuất xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quanđiểm Quản lý chất lượng tổng thể và nhóm giải pháp triển khai mô hình tại TrườngĐại học ngoại ngữ Quân sự Nội dung của mô hình QLCLĐT đã được tác giả nêutrong sơ đồ: Hình 3.1 của Luận án (trang 103) và giải pháp triển khai mô hình đượctác giả đề xuất với 04 nhóm giải pháp; Đó là:
- Xây dựng điều kiện QLCLTT;
- Quản lý chất lượng đầu vào;
- Quản chất lượng quá trình đào tạo;
- Quản lý chất lượng đầu ra;
Trên cơ sở các nhóm giải pháp đã nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thửnghiệm ở một số lớp học của Trường Đại học ngoại ngữ Quân sự để kiểm chứngcác nhóm giải pháp đã đề ra từ đó kiểm chứng tính khả thi qua kết quả thử nghiệm
Luận án của Nguyễn Văn Ly với đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo đại
Trang 21học trong các học viên, trường công an nhân dân” [78] đã được nghiên cứu và bảo
vệ thành công cấp nhà nước năm 2010 tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốcgia Hà Nội Tác giả đã giới thiệu cơ sở lý luận về HTQLCL đào tạo đại học trongcác học viện, trường đại học công an nhân dân trong nội dung Chương 1; Cụ thể làtổng quan những vấn đề nghiên cứu, những lý luận cơ bản về CL và QLCL, tác giả
đã trình bày đặc trưng nghề nghiệp và hoạt động đào tạo đại học trong ngành công
an nhân dân (về đặc trưng hoạt động nghề nghiệp Công an, mục tiêu xây dựng lựclượng CAND) Trong nội dung chương 2, Tác giả trình bày cơ sở thực tiễn vềHTQLCL đào tạo trong các học viện, trường đại học CAND (QLCL đào tạo và kinhnghiệm đào tạo Cảnh sát ở một số nước trên thế giới; Qui mô hệ thống, ngành nghềđào tạo đại học Công an và thực trạng QLCL đào tạo đại học trong ngành CAND).Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã nêu ở chương 1 và chương 2, trong chương 3,tác giả đề xuất HTQLCL đào tạo đại học và các giải pháp triển khai trong học viện,trường đại học CAND Tác giả đã trình bày Định hướng chiến lược và nhiệm vụtrọng tâm về GD-ĐT ngành Công an nhân dân trong giai đoạn mới và đề xuấtHTQLCL đào tạo đại học CAND Trong phần trình bày về giải pháp triển khaiHTQLCL đào tạo, tác giả đã đưa ra 06 nhóm giải pháp:
- Nhóm giải pháp quản lý chất lượng đầu vào ngoài nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý chất lượng đầu vào trong nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý quá trình thực tập ngoài nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý đầu ra trong nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý đầu ra ngoài nhà trường
Điểm mới của luận án là các giải pháp triển khai Hệ thống có đặc thù riêngcủa ngành công an nhân dân, đó là: Giải pháp quản lý đầu vào ngoài nhà trường vàquản lý đầu ra ngoài nhà trường
Luận án của Nguyễn Văn Hùng với đề tài: “Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường đại học sư phạm kỹ thuật” [57] đã được bảo vệ thành công tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tháng
09 năm 2010 Nội dung của Luận án được tác giả trình bày trong 03 chương; Trongchương 1, tác giả trình bày Tổng quan vấn đề nghiên cứu; khái niệm quản lý, quản
lý đào tạo ở các trường Đại học sư phạm kỹ thuật (ĐHSPKT); Khái niệm và nội
Trang 22dung ĐBCL; Các yếu tố tác động đến ĐBCL đào tạo và quản lý các yếu tố ĐBCLtrong đào tạo Cũng trong chương này, tác giả còn nêu kinh nghiệm quản lý đào tạotheo hướng ĐBCL của một số nước trên thế giới Trong chương 2, qua nghiên cứu
hệ thống các trường ĐHSPKT của Việt Nam và khảo sát thực trạng quản lý đào tạotại các cơ sở này, bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau tác giả đã nêu bậtthực trạng quản lý đào tạo của các nhà trường trong hệ thống ĐHSPKT về: Sứmệnh, Tầm nhìn, mục tiêu; về quản lý chương trình đào tạo; về đội ngũ CBQL vàCBGD; về quản lý cơ sở vật chất; tổ chức đào tạo và chất lượng sinh viên tốt nghiệp
ra trường Tác giả đã đề xuất 05 nhóm giải pháp và đưa ra chương trình khảonghiệm và tác động kiểm chứng các giải pháp quản lý ĐBCL đào tạo tại các trườngĐHSPKT trong chương 3 Nội dung các nhóm giải pháp đề xuất là: i) Xác định rõ
sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trường ĐHSPKT; ii) Đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ CBQL và CBGD ở các trường ĐHSPKT; iii) Xây dựng mới chương trìnhđào tạo tại các trường ĐHSPKT; iv) Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đảm bảochất lượng đào tạo; v) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đào tạo Trong từngnhóm giải pháp tác giả trình bày theo các nội dung sau: Mục đích của giải pháp; Nộidung thực hiện giải pháp; Tổ chức thực hiện giải pháp; Điều kiện thực hiện giảipháp và điều nổi bật trong luận án là sau khi trình bày các giải pháp ĐBCL đào tạo,tác giả đã nêu lên mối liên hệ biện chứng giữa các giải pháp và tác động qua lại, hỗtrợ nhau trong quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
* Khái niệm quản lý:
Quản lý là một hoạt động của con người diễn ra chủ yếu trong một tổ chứchoặc một nhóm xã hội; Bản chất của hoạt động này là tạo ra những tác động có tínhmục đích, nhằm phối hợp những nỗ lực của mọi người vì mục đích đó; Quan hệtrong quản lý là quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lý và các cá nhân (hoặc nhóm
cá nhân) trong tổ chức hướng tới mục tiêu phát triển của tổ chức; Chức năng củahoạt động quản lý bao gồm: định hướng, tổ chức lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát tổchức một cách tổng thể hoặc chỉ về một mặt nào đó
Trên cơ sở khái quát hóa từ những quan niệm trên, đề tài quan niệm:
Quản lý là sự tác động có mục đích mang tính khoa học, tính nghệ thuật, tính
Trang 23định hướng, thông qua một tổ chức, có sự lựa chọn các phương thức tác động có thể
có của chủ thể dựa trên các thông tin về đối tượng và môi trường nhằm làm cho đốitượng bị quản lý vận động ổn định, phát triển để đạt tới mục tiêu đã hướng đíchthông qua các điều kiện, phương tiện xác định Hoạt động quản lý là quá trình đạtmục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý
* Những chức năng cơ bản của quản lý:
- Tổ chức: Tổ chức là qui trình biến đổi ý tưởng của kế hoạch thành hiện
thực Đó là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, phân bổ quyền hạn và phân bổnguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ thực hiện các hoạt động trong bộphận mà họ được giao phụ trách nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức một cáchhiệu quả nhất
- Chỉ đạo, điều hành: Chỉ đạo, điều hành là tác động của người quản lý vào
con người và tổ chức của hệ thống nhằm liên kết các hoạt động của các thành viêntrong tổ chức hướng tới đạt mục tiêu mà tổ chức đề ra Đó là hoạt động thườngxuyên, liên tục trong suốt quá trình quản lý, từ khi lập kế hoạch cho tới khâu kiểmtra và đánh giá kết quả của tổ chức
- Kiểm tra: Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất trong hoạt động
quản lý Nếu không kiểm tra coi như không có quản lý Theo lý thuyết hệ thống thìkiểm tra chính là mối liên hệ ngược trong quản lý Trong kiểm tra cần đặt ra 3 yêu cầu
cơ bản sau: Xây dựng chuẩn để thực hiện; đánh giá việc thực hiện chuẩn trên cơ sở sosánh với với chuẩn đã xây dựng; trong quá trình kiểm tra nếu có sự sai lệch với chuẩnthì điều chỉnh hoạt động đi đúng hướng nhằm đạt mục tiêu đã xây dựng
Tóm lại: các chức năng của quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, người
quản lý luôn phải nắm bắt và xử lý thông tin để điều chỉnh hoạt động kịp thời điđúng hướng nhằm đạt được mục tiêu đã xác định
Trang 241.2.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.2.1 Quản lý giáo dục
Là một quá trình triển khai và thực hiện có hiệu quả việc thực hiện các mụctiêu đào tạo, các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tưcho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục Quản lý giáo dục là nhân tố then chốtđảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục đối với mỗi quốc gia Quản lý giáodục là một công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực vớinhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹnăng, phẩm chất để đảm nhận các công việc sau:
- Nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục trong các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược phát triển giáo dục;
- Làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên trong ngành giáo dục và đào tạo;
- Tham gia quản lý chuyên môn, hành chính nhân sự trong các cơ quan quản
lý giáo dục và đào tạo các cấp (Bộ, Sở và Phòng giáo dục và đào tạo);
- Tham gia trực tiếp quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo, quản lý độingũ, cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị phục vụ công tác giáo dục và đào tạo Tổchức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các công tác khác trong cáctrường mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp và dạy nghề
1.2.2.2 Quản lý nhà trường
Nhà trường là thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đờisống kinh tế - xã hội Trong cuốn sách Quản lý giáo dục của tác giả Đặng Quốc Bảo[4] đã nêu rõ: Quản lí xã hội lấy tiêu điểm là quản lí giáo dục (giáo dục là quốc sáchhàng đầu) thì quản lí giáo dục phải coi nhà trường là nút bấm (quản lí lấy nhàtrường làm nền tảng: School - based management) và quản lí nhà trường phải lấyquản lí việc dạy học là khâu cơ bản, việc dạy học phải xuất phát từ người học(learner-centred teaching) và hướng vào người học Nhà trường trong nền kinh tếcông nghiệp không chỉ là thiết chế sư phạm đơn thuần, công việc diễn ra trong nhàtrường có mục tiêu cao nhất là hình thành “Nhân cách - Sức lao động”, phục vụ pháttriển cộng đồng làm tăng nguồn vốn con người, vốn tổ chức và vốn xã hội Từ nhàtrường, hai quá trình “Xã hội hóa giáo dục” và “Giáo dục hóa xã hội” quyện chặtvào nhau để hình thành “xã hội học tập” Quản lý nhà trường phải tuân thủ thực
Trang 25và các hệ thống khác theo luật giáo dục Trong nhà trường, Hiệu trưởng phải làngười nắm chắc các nhân tố cấu thành nhà trường và xử lý mối liên hệ giữa cácnhân tố đó để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà trường.
a Mô hình hóa mối liên hệ các nhân tố cấu thành nhà trường:
- Mục tiêu đào tạo (M) chịu sự quy định của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
- Nội dung đào tạo (N) được xác định từ mục tiêu đào tạo và thành quả của khoa học kỹ thuật và văn hóa;
- Phương pháp đào tạo (P) được hình thành từ thành quả của khoa học giáo dục và quy định bởi mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục;
- Lực lượng đào tạo (Người dạy - Th) trong mối quan hệ với lao động xã hội của đất nước, của cộng đồng;
- Đối tượng đào tạo (Người học - Tr) trong mối quan hệ với dân số học đường;
- Hình thức tổ chức đào tạo (H);
- Điều kiện đào tạo (Đ); Bao gồm: điều kiện tài lực, vật lực, nhân lực, thông tin;
- Môi trường đào tạo (MT) gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi trường đặt địa điểm;
- Bộ máy đào tạo (BM);
- Quy chế đào tạo (QC)
Hình 1.2 Mô hình hóa mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường
M: Mục tiêu đào tạo;
N: Nội dung đào tạo;
P: Phương pháp đào tạo;
Th: Thầy - Lực lượng đào tạo;
Tr: Trò - Đối tượng đào tạo
H: Hình thức đào tạo;
Đ: Điều kiện đào tạo;
MT: Môi trường đào tạo;BM: Bộ máy đào tạo;
QC: Qui chế đào tạo
Trang 26b Người Hiệu trưởng bao quát công việc và lãnh đạo nhà trường trở thànhnhà trường hiệu quả với các nội dung chính như sau: Tổ chức quá trình dạy học,giáo dục, đào tạo đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và yêu cầu quản lý nhà nước vềgiáo dục đối với nhà trường; Đề ra được sứ mệnh, tầm nhìn và thông điệp phát triểnnhà trường trong đời sống cộng đồng; Xây dựng được kế hoạch chiến lược pháttriển nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường; Xác định kế hoạchtừng năm học có mục tiêu và nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; Phốihợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường tập trung vàothực hiện sứ mệnh đã đề ra; Cùng các nhà chuyên môn, giáo viên của nhà trườnglựa chọn nội dung giảng dạy bám sát giáo trình, sách giáo khoa và có sự cập nhậtvới động thái phát triển kinh tế của địa phương; Tổ chức cải tiến phương pháp dạyhọc quán triệt các thành tựu đổi mới về phương pháp dạy học theo quan điểm tươngtác; Tuyển dụng, lựa chọn, sử dụng giáo viên, công nhân viên, bố trí công việc chứctrách phù hợp tạo điều kiện để họ lao động có hiệu quả, quan tâm bồi dưỡng giáoviên trẻ, khuyến khích họ tự học, tự bồi dưỡng Hỗ trợ khích lệ giáo viên tổng kếtkinh nghiệm và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong công tác; Đảm bảo tuyển sinhđạt chỉ tiêu đề ra, chú ý xây dựng động cơ, ý chí tự học, tự giáo dục của học sinh.Phối hợp kế hoạch học tập với hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giao lưu của họcsinh một cách hợp lý hài hòa; Có kế hoạch giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó tronghọc tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, giúp đỡ, tạo điều kiện để họcsinh tham gia nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu xã hội, tự nhiên ở địa phươngphù hợp với nội dung đào tạo và trình độ của học sinh; Xây dựng tốt mối quan hệvới địa phương và gia đình học sinh để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục Quản
lý tốt cơ sở vật chất - sư phạm của nhà trường, đảm bảo đồng bộ về các yêu cầu sưphạm đảm bảo các yêu cầu về thiết bị dạy học; Xây dựng môi trường sư phạm đạttiêu chuẩn Quản lý công tác tài chính trường học theo đúng quy chế đã ban hành vàthực sự tạo ra sự thúc đẩy cho mục tiêu phát triển nhà trường; cải tiến công tác hànhchính văn thư đảm bảo thuận tiện trong quan hệ nội bộ và bên ngoài, tạo điều kiệntốt cho sự phát triển nhà trường; Làm tốt công tác thi đua khen thưởng một cáchnghiêm minh, kịp thời trong tập thể sư phạm và tập thể học sinh; Thực hiện tốt côngtác kiểm tra nội bộ thường xuyên; Xây dựng văn hóa nhà trường, truyền thống nhàtrường;
Trang 271.2.3 Cán bộ quản lý giáo dục
1.2.3.1.Khái niệm cán bộ quản lý giáo dục
Cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) có thể được hiểu là tập hợp những người làm công tác quản lý trong các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và ở các cơ
sở GD&ĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân (có chức danh quản lý trong hệ thống công chức ngành GD & ĐT); CBQLGD trước hết họ là người giáo viên, qua quá trình công tác họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, phục vụ giảng dạy và có uy tín với đồng nghiệp và họ được cấp trên đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ trong nhà trường hoặc các cơ quan quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo; Bao gồm: Cán bộ lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cán bộ lãnhđạo sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT các địa phương Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, trưởng phó các khoa, phòng của các trường đại học, cao đẳng, TCCN; các trường THPT, THCS, Tiểu học, mầm non; Giám đốc, phó GĐ các trung tâm GDTX, Trung
tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và dạy nghề; 1.2.3.2 Các yêu cầu đối với người cán
bộ quản lý giáo dục
a Những yêu cầu đối với người CBQLGD trong bối cảnh đổi mới GD hiệnnay: Người cán bộ quản lý giáo dục luôn phải nâng cao trí tuệ, sự hiểu biết về tiếntrình, quy luật phát triển giáo dục phù hợp với nền kinh tế thị trường trong hội nhậpquốc tế và xu thế toàn cầu hóa Trong nền kinh tế thị trường cần coi trọng giáo dụcđạo đức cách mạng, truyền thống dân tộc cho học sinh, sinh viên và cho thế hệ trẻ.Trên 20 năm đổi mới toàn diện đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục ViệtNam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng còn bộc lộ những yếukém, bất cập Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém bất cập này chính là do độingũ CBQLGD còn yếu kém, thiếu năng lực, thậm chí thiếu cả hiểu biết về sựnghiệp giáo dục từ Trung ương tới địa phương
b Đối với Việt Nam, muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020, không có con đường nào khác là phảiđổi mới nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI Vì vậy, những yêu cầu đặt ra đối với người CBQLGD gắn vớicác tiêu chí sau đây:
* Về phẩm chất
Người CBQLGD phải có bản lĩnh chính trị luôn kiên định với chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Tố chất này được thể hiện qua hệ
Trang 28thống đào tạo, những kinh nghiệm có được trong cuộc sống và quá trình tham giahoạt động thực tiễn giáo dục Người CBQLGD phải có khả năng tư duy sáng tạotiếp thu cái mới, biết giữ gìn kế thừa và phát triển những truyền thống thông minh,hiếu học của dân tộc; luôn cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư….
c Người CBQLGD là người thúc đẩy sự thành công của tất cả cán bộ, giáoviên, nhân viên, học sinh sinh viên trong nhà trường thông qua: Thứ nhất, hỗ trợ sựphát triển, sự kết nối, thực hiện và phục vụ việc thực hiện sứ mạng, tầm nhìn củanhà trường đối với việc học tập của học sinh và được chia sẻ của cộng đồng; Thứhai, thông qua sự ủng hộ, nuôi dưỡng và duy trì văn hóa nhà trường, tập trung vàochương trình dạy học cho việc học tập của học sinh và việc nâng cao tay nghề chođội ngũ giáo viên; Thứ ba, thông qua việc quản lý tổ chức của nhà trường, điều hành
và phân phối các nguồn lực để tạo một môi trường học tập an toàn, hiệu quả và hiệusuất; Thứ tư, thông qua sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và các thành viên cộngđồng, đáp ứng các yêu cầu và các mối quan tâm đa dạng của cộng đồng cũng nhưhuy động nguồn lực của cộng đồng; Thứ năm, thông qua các hành vi đạo đức mangtính trung thực và công bằng; Thứ sáu, thông qua sự hiểu biết, đáp ứng và ảnhhưởng lên các vấn đề chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa và xã hội
1.2.4 Bồi dưỡng
Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đãlạc hậu, bổ túc thêm về nghiệp vụ, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghềnghiệp Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội
Trang 29củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ nă ng, chuyên mônnghiệp vụ sẵn có để lao động có hiệu quả hơn Trên quan điểm giáo dục thì hoạtđộng bồi dưỡng là một quá trình thống nhất Hoạt động bồi dưỡng là tiếp nối quátrình đào tạo Bồi dưỡng là không làm lại từ đầu mà phải xuất phát trên cơ sở nhữngkiến thức và kỹ năng mà người lao động đã có sẵn Bồi dưỡng CBQLGD là một quátrình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng về công tác quản lý các cơ quan giáo dục vàcác cơ sở giáo dục nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ quản lý giúp họ quản lý nhà trường một cách có hiệu quả
Quá trình bồi dưỡng: là những hoạt động truyền thụ, bổ túc thêm kiến thức,huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp cho người học chiếm lĩnh đượcnăng lực nghề nghiệp và những năng lực khác trong cuộc sống [57, tr.324] Quátrình bồi dưỡng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình dạy và học, nó là một bộ phậncấu thành chủ yếu nhất trong công tác quản lý tại các cơ sở có nhiệm vụ bồi dưỡngCBQL nói chung và CBQLGD nói riêng; Quá trình bồi dưỡng bao hàm việc xâydựng các chức năng, nhiệm vụ, xác định cơ chế tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồidưỡng trong nhà trường
Hình 1.3 Mô hình quản lý quá trình bồi dưỡng
Trong đó: M: Mục tiêu; P: Phương pháp; N: Nội dung
TH: Thầy; HV: Học viên; QL: Quản lý; ĐK: Điều kiện
Quá trình bồi dưỡng mang đặc trưng tính xã hội sâu sắc, là quá trình tiếp nối,
bổ sung, xen kẽ của quá trình đào tạo Là quá trình đào tạo có mục đích, có phươngpháp, có hệ thống và có tổ chức bằng việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm
Trang 30sở bồi dưỡng CBQLGD, quá trình bồi dưỡng là quá trình kết hợp có tổ chức giữahoạt động của người dạy với người học nhằm cải biến nhân cách của người học Đốitượng của quá trình bồi dưỡng là nhân cách của người học nói chung và nhân cáchcủa từng nhà quản lý giáo dục cá thể nói riêng Tổ chức quá trình bồi dưỡng là việcthực hiện đồng thời 2 chức năng: dạy người, dạy nghề nhằm hình thành 3 mục tiêu:thái độ, kiến thức và kỹ năng Quá trình bồi dưỡng được duy trì và phát triển với 6thành tố chính đó là mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồidưỡng, điều kiện triển khai hoạt động bồi dưỡng, giảng viên tham gia bồi dưỡng,học viên tham dự bồi dưỡng cùng mối quan hệ tương tác qua lại giữa chúng theoqui luật khách quan và khoa học Chất lượng hoạt động bồi dưỡng được quyết địnhbởi tác động của hoạt động quản lý vào các thành tố nhằm vận hành chúng theođịnh hướng để đạt mục tiêu đã xác định.
Thực chất của hoạt động bồi dưỡng là huấn luyện Huấn là dạy, là truyền đạtcho đối tượng học các nội dung kiến thức (về phẩm chất, đạo đức, lối sống, chuyênmôn, nghiệp vụ); luyện là rèn giũa sao cho các nội dung dạy ở trên được thấmnhuần và đối tượng học được phát triển nhân cách một cách đầy đủ và tốt đẹp hơn[4] Thông qua cách diễn giải này, chúng ta thấy rõ: Nếu hoạt động huấn (giảngdạy) làm tốt, nhưng luyện tập (rèn giũa) học viên không tốt thì kết quả bồi dưỡngkhông cao; Nếu hoạt động huấn (giảng dạy) chưa tốt mà luyện nhiều thì kết quả củacông tác bồi dưỡng không bền vững; Nếu hoạt động huấn (giảng dạy) và luyện tậpcùng thực hiện chưa tốt thì kết quả bồi dưỡng yếu kém và dẫn đến hiểm họa choquốc gia Vì vậy, để hoạt động huấn (giảng dạy) và luyện (rèn giũa) mang lại hiệuquả cao, chúng ta phải quan tâm đến các nhân tố sau: i) Mục tiêu bồi dưỡng là gì ?(đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ gì cho người học); ii) Nội dung bồi dưỡng cáigì? (chương trình, tài liệu…); iii) Bồi dưỡng như thế nào? (phương pháp bồidưỡng); iv) Ai bồi dưỡng? (lực lượng bồi dưỡng: Thầy, các cán bộ cơ sở, cácchuyên gia); v) Bồi dưỡng cho ai? (đối tượng bồi dưỡng, cơ quan cử người đi học);vi) Điều kiện vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng là gì? (Phòng học, giảng đường,thiết bị dạy học, thư viện) Sáu nhân tố nêu trên phải hòa quyện với nhau, phát triểnđồng bộ thì hoạt động bồi dưỡng mới có kết quả đích thực
1.2.5 Chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, nhiều nhà nghiên
Trang 31cứu về chất lượng trên thế giới và trong nước đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau
từ những góc độ khác nhau về khái niệm chất lượng:
1.2.5.1.Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó là cái tốt nhất
Điều này chỉ có thể hiểu được, cảm nhận được khi so sánh những sự vật cócùng đặc điểm với sự vật đang xem xét Đây là cách tiếp cận tiên nghiệm, hay cáchtiếp cận tuyệt đối về chất lượng Theo cách tiếp cận này, một sản phẩm có chấtlượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quí hiếm vàđắt tiền Sản phẩm đó nổi tiếng trên thị trường và tôn vinh người sở hữu nó
Trong giáo dục, theo cách tiếp cận này, các trường đại học như Oxford,Cambridge, Havard v.v được xem là các trường có chất lượng, và đó là nhữngtrường nổi tiếng trên thế giới, các sinh viên, giáo chức của các trường đại học nàyđược tôn vinh đặc biệt trong xã hội
1.2.5.2 Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn
Cách tiếp cận chất lượng từ góc độ tiêu chuẩn hay các thông số kỹ thuật cónguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất và dịch vụ.Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xem là công cụ đo lường, hoặc bộ thước đo -một phương tiện trung gian để miêu tả những đặc tính cần có của một sản phẩm haydịch vụ Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phù hợp của nó vớicác thông số hay tiêu chuẩn được quy định
Trong giáo dục cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường đại học muốnnâng cao chất lượng đào tạo có thể đề ra các tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vựctrong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường mình và phấn đấu theocác chuẩn đó
1.2.5.3 Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng
Cách tiếp cận khái niệm chất lượng được đa số các nhà hoạch định chínhsách và quản lý giáo dục đại học, kể cả tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đạihọc quốc tế (INQAAHE - International Network for Quality Assurance Agencies inHigher Education) sử dụng là tính phù hợp với mục đích - hay đạt được các mụcđích đề ra trước đó Những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng chất lượngkhông có ý nghĩa gì nếu không gắn với mục đích của sản phẩm hay dịch vụ đó Chấtlượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục đích
đã tuyên bố của nó
Trang 321.2.5.4 Chất lượng với tư cánh là hiệu quả của việc đạt mục đích nhà trường Đây
là một phiên bản của cách tiếp cận trên Theo cách hiểu này, một
trường đại học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích)của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất Cách tiếpcận này cho phép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêuđào tạo của trường mình Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữuquan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả nănggiúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhấtkhông Mô hình này đặc biệt quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế,giúp các nhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực củamình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất
1.2.5.5 Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao động
được đào tạo)
Trong những năm gần đây người ta không chỉ nói tới việc sản phẩm phải phùhợp với các thông số kỹ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà còn nói tới sự đáp ứngnhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó
Vì vậy trong luận án này NCS đã tập trung vào khái niệm Chất lượng là sựđáp ứng nhu cầu của khách hàng để nghiên cứu nội dung luận án
Ai là khách hàng trong hoạt động bồi dưỡng CBQLGD? Đó là học viên (cán
bộ quản lý đương chức hoặc cán bộ kế cận), là các cơ quan quản lý giáo dục
- đào tạo các cấp và các cơ sở giáo dục
1.2.6.Chất lượng bồi dưỡng
Bồi dưỡng được coi là hoạt động chủ yếu trong toàn bộ các mặt hoạt độngcủa các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD Do đó, việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bồidưỡng (hoạt động bồi dưỡng) là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lýnhà trường Đối tượng của hoạt động quản lý bồi dưỡng là hoạt động giảng dạy củađội ngũ giảng viên, hoạt động học tập của học viên, hoạt động phục vụ bồi dưỡngcủa cán bộ nhân viên, các tổ chức sư phạm, đoàn thể trong nhà trường thực hiện kếhoạch và chương trình bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng với chất lượngcao Chất lượng bồi dưỡng là kết quả toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện có hệthống các biện pháp quản lý, bao gồm:
- Tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng;
- Thiết kế chương trình bồi dưỡng;
Trang 33Bước 1: Chuẩn bị tâm thế, phương tiện, điều kiện cho nhiệm vụ quản lý hoạt động bồi dưỡng;
Bước 2: Lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng;
Bước 3: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động bồi dưỡng;
Bước 4: Chỉ đạo, lãnh đạo CB, GV, NV thực thi nhiệm vụ quản lý hoạt động bồi dưỡng;
Bước 5: Kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động bồi dưỡng của các tổ chức, cá nhân trong trường
Trong các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡngchủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động quản lý giảng dạy, giáo dục, thựctập sư phạm trong và ngoài nhà trường Do đó, để nâng cao chất lượng bồi dưỡngviệc quản lý hoạt động bồi dưỡng phải thực hiện tốt ở ba nhiệm vụ: quản lý việc dạynghiệp vụ quản lý, quản lý phương pháp truyền thụ và quản lý việc phát triển nhâncách các nhà quản lý như một tổng thể biện chứng với 3 mục tiêu: dạy kiến thức -
kỹ năng, dạy phương pháp và thái độ Ba nhiệm vụ này được thực hiện với nhữngcấp độ khác nhau tùy tính chất, nội dung chương trình và đối tượng trong mối quan
hệ biện chứng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau làm cải biến người học Chỉkhi nào chủ thể thực hiện có hiệu quả những tác động quản lý hoạt động bồi dưỡng,nhà trường mới có thể thu được những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầucủa xã hội
1.3.Cơ sở lý luận về Quản lý chất lượng
1.3.1 Quản lý chất lượng
A.G.Robertson, một chuyên gia về chất lượng người Anh cho rằng “Quản líchất lượng sản phẩm được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựngchương trình phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăngcường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo
Trang 34nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu củangười tiêu dùng” [109].
A.V.Feigenbaum, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ TQM, cho rằng “Quản líchất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phậnkhác nhau trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng,duy trì mức chất lượng đó đạt được và nâng cao nó” [107]
Theo GOST 15467, “Quản lí chất lượng sản phẩm là xây dựng, đảm bảo vàduy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêudùng Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũngnhư những tác động hướng tới đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chấtlượng sản phẩm” [112]
Quản lý chất lượng bồi dưỡng được các nhà nghiên cứu thống nhất ở môhình chung, đó là:
- Thiết lập chuẩn bồi dưỡng;
- Đối chiếu thực trạng bồi dưỡng so với chuẩn;
- Xây dựng các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn
1.3.2.Các cấp độ của quản lý chất lượng
Adwin L.Artzt viết “Chất lượng tổng thể có nghĩa là hiểu biết chúng trongcách thức và chiều sâu mà chưa hề khai thác chúng trước đó và sử dụng kiến thứcnày để dịch những nhu cầu thành những sản phẩm theo sáng kiến mới và cách tiếpcận kinh doanh mới” [103] Hiểu chất lượng trong cách thức và chiều sâu của chúng
ở mức độ khác nhau được các nhà nghiên cứu về khoa học quản lí xác định và phânchia thành các thứ bậc của khái niệm chất lượng hay thường gọi là các cấp độ trongquản lí chất lượng
1.3.2.1.Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC)
Để đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất một cách chính xác, người ta dựavào bộ phận “kiểm soát chất lượng”; Bằng cách chia công việc thành từng phầnchuyên biệt, mỗi công nhân chỉ tập trung vào phần việc của mình, bảo đảm chấtlượng được giao cho nhân viên kiểm soát
“Kiểm soát chất lượng” bao gồm việc kiểm tra và loại bỏ các thành phẩmhay sản phẩm cuối cùng không thoả mãn các tiêu chuẩn đề ra trước đó Đây là côngđoạn xảy ra sau cùng khi sản phẩm đó được làm xong, có liên quan tới việc loại bỏhoặc từ chối những hạng mục hay sản phẩm có lỗi Thanh tra nội bộ và
Trang 35thử nghiệm sản phẩm là những phương pháp phổ biến nhất Hệ thống chất lượngdựa chủ yếu trên giấy tờ, sổ sách ghi nhận kết quả từng ca sản xuất Các tiêu chíchất lượng hạn chế, chỉ căn cứ vào số lượng sản phẩm được chấp thuận Vì thế,cách làm này kéo theo sự lãng phí nhiều khi khá lớn do phải loại bỏ hoặc làm lạicác sản phẩm không đạt yêu cầu.
1.3.2.2.Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance QA)
Với sự phát triển, mở rộng sản xuất, “kiểm soát chất lượng” - thực chất làloại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu – đó không làm thoả mãn các nhà sản xuất,cung ứng dịch vụ và cả khách hàng của họ Thuật ngữ “đảm bảo chất lượng” ra đờivào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi nhân viên bộ phận kiểm soát chất lượng củaCông ty Western Electric (Mỹ) được giao nhiệm vụ phát triển lý thuyết mới vàphương pháp mới để kiểm soát việc cải tiến và duy trì chất lượng dịch vụ Nhữngngười tham gia nhóm, Walter Shewhart, Harold Dodge, George Edwards,W.Edwards Deming và một số người khác đó không chỉ thiết đặt ra hệ thống đảmbảo chất lượng mà họ cũng phát triển nhiều kỹ thuật hữu ích để cải tiến chất lượng
và giải quyết những vấn đề liên quan đến chất lượng
“Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống, đượctiến hành trong hệ thống quản lí đó được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sựtin tưởng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”[83] (TCVN 5814)
Khác với kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng là quá trình xảy ra trước
và trong khi thực hiện Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai phạm xảy rangay từ bước đầu tiên Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trìnhxản xuất ra nó từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảmbảo không có sai phạm trong bất kỳ khâu nào Đảm bảo chất lượng là thoả mãn cáctiêu chuẩn kỹ thuật một cách ổn định Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ đượcđảm bảo bằng một hệ thống tại chỗ Hệ thống đảm bảo chất lượng chỉ trừ việc sảnxuất phải được thực hiện như thế nào, theo tiêu chuẩn nào Trong hệ thống đảm bảochất lượng, sự tham gia được uỷ quyền Đảm bảo chất lượng phần lớn là tráchnhiệm của người lao động, thường làm việc trong các đơn vị độc lập hơn là tráchnhiệm của thanh tra viên, mặc dù thanh tra cũng có thể đóng vai trò nhất định trongđảm bảo chất lượng Các tiêu chuẩn chất lượng được duy trì bằng cách tuân thủ quytrình vạch ra trong hệ thống đảm bảo
Trang 36chất lượng Đảm bảo chất lượng quan tâm đến Kiểm soát hệ thống chất lượng, Kiểmsoát quá trình bằng thống kê (Statistical Quality Control – SQC), phân tích nhân quả để
có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa sai phạm hoặc sự không trùng hợp
Để đánh giá và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng, sự can thiệp của bênngoài được chú trọng thông qua các hình thức phổ biến như Thanh tra chất lượng(Quality Inspection) và Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation)
1.3.2.3.Quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management TQM)
Quản lí chất lượng tổng thể đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng, nhưng mởrộng và phát triển thêm Quản lí chất lượng tổng thể tạo ra văn hoá chất lượng, mà ở
đó, mục tiêu của từng nhân viên, của toàn bộ nhân viên là làm hài lòng khách hàngcủa họ, nơi mà cơ cấu tổ chức của cơ sở cho phép họ làm điều này Trong quanniệm về chất lượng toàn diện, khách hàng là thượng đẳng Điều này có nghĩa làcông việc của mỗi thành viên trong tổ chức phải hướng đến phục vụ khách hàng ởmức độ tốt nhất có thể Đó là cung ứng cho khách hàng những thứ họ cần, đúng lúc
họ cần và theo cách thức họ cần, thoả mãn và vượt cả những mong đợi của họ
Quản lí chất lượng tổng thể là tầng bậc cao nhất nếu so sánh với các cấp độkhác trong quản lí chất lượng Tính thứ bậc của quan hệ chất lượng trong quản lí cóthể khái quát trong sơ đồ về tầng bậc của khái niệm chất lượng (Phỏng theo sơ đồcủa Sallis E.) sau đây:
Quản lí chất lượng tổng thể(Total Quality Management)Đảm bảo chất lượng
Nâng cao liên tục chất(Quality Assurance)
lượngKiểm soát chất lượng
Phòng chống không đạt(Quality Control)
chất lượngLoại bỏ sản phẩm không
đạt chất lượng
Sự tiến triển theo tầng bậc của quan niệm về chất lượng trong quản lí chất lượng phần nào đó cho thấy ưu điểm nổi trội của TQM
1.3.3.Ứng dụng Quản lý chất lượng trong bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục
1.3.3.1.Quản lý chất lượng trong hoạt động bồi dưỡng CBQLGD
Hoạt động bồi dưỡng CBQLGD trong các cơ sở bồi dưỡng cần phải được xây dựng theo một hệ thống quản lý đồng bộ tiếp cận với phương thức quản lý
Trang 37hiện đại mới cho ta chất lượng đáp ứng với các yêu cầu mà các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục và nguyện vọng của các học viên theo học.
Hoạt động bồi dưỡng CBQLGD phải đạt được những mục tiêu mà Chỉ thị40-CT/TW ngày 15 tháng 06 năm 2004 của Ban Bí thư trung ương [37] đã nhấn
mạnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn …” Như vậy, mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng CBQLGD là đề xuất
các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD đáp ứng với yêucầu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”
1.3.3.2.Mức độ áp dụng Quản lý chất lượng trong hoạt động bồi dưỡng
Như trên đã trình bày về khái niệm quản lý chất lượng, các mức độ quản lýchất lượng trong đó Quản lý chất lượng tổng thể và Đảm bảo chất lượng là các mức
độ đòi hỏi cao đối với mỗi cơ sở Trường học dự kiến áp dụng Các cơ sở bồi dưỡngCBQLGD hiện nay còn có nhiều bất cập trong việc vận dụng quản lý chất lượnghiện đại bởi các lý do sau:
- Các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD chưa có vị trí tương xứng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, chức năng nhiệm vụ các trường còn chồng chéo không có tính
hệ thống; Chương trình bồi dưỡng CBQLGD chưa ổn định, chưa có tính liên thông
- Các chính sách, chế độ đối với cán bộ, giảng viên của các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD còn nhiều bất cập;
- Cơ sở vật chất trang thiết bị của các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD chưa đủđáp ứng cho hoạt động bồi dưỡng, chưa có chuẩn riêng về cơ sở vật chất cho loạihình trường bồi dưỡng
Với những lý do trên, Quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQLGD trong luận ánnày được nghiên cứu xây dựng ở mức độ đan xen giữa quản lý truyền thống và quản lýhiện đại trên cơ sở sử dụng vòng tròn chất lượng PCDA của Deming làm khung lý luậncủa các giải pháp nhằm quản lý các điều kiện của hoạt động bồi dưỡng CBQLGD
1.4 Đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
1.4.1.Vai trò đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, quá trình bồi dưỡng, bổ nhiệm
1.4.1.1.Vai trò đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đối với sự nghiệp GD-ĐT
a.Vai trò quan trọng của đội ngũ CBQLGD
Trong những năm qua, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nước ta có những
Trang 38bước phát triển vững chắc và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc nângcao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần thực hiện thắng lợicác mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước Để đạt được điều đó, đội ngũCBQLGD có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định tới chất lượng giáo dục các nhàtrường Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường và quản lý các cơquan trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò quan trọng cho sự thành bại của
sự nghiệp giáo dục Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước, sản phẩm của họkhác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ: sản phẩm này tích hợp cảnhân tố tinh thần và vật chất, đó là “Nhân cách - Sức lao động” Lao động của họtrực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng tháiphát triển bền vững Sứ mệnh của đội ngũ CBQLGD có ý nghĩa cao cả đặc biệt
b Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đội ngũ CBQLGD: Chỉ thị 40-CT/
TW ngày 15 tháng 06 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương [37] đã khẳng định:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quantrọng…” Chỉ thị nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống,lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn …” Vấn đề xây dựng đội ngũ nhàgiáo và CBQLGD được Chính phủ rất quan tâm, ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủtướng Chính phủ ra Quyết định 09/QĐ-TTg [26] về việc phê duyệt Đề án “ Xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn
2005 - 2010” Ngày 15 tháng 04 năm 2009, Bộ chính trị ban hành Thông báo số 242
- TB/TW [38] với nội dung Kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghịquyết Trung ương 2 - khóa VIII [39b] phương hướng phát triển giáo dục đào tạođến năm 2020 (Nghị quyết số 02 - NQ/HNTW, ngày 24 tháng 12 năm 1996 Hộinghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ định hướngchiến lược phát triển giáo dục
- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) Thông báo nhấn mạnh: Đổimới công tác quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ,
Trang 39sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo;đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các bậc học
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
c Một số nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong định hướng phát triểnhoạt động bồi dưỡng CBQLGD trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, như sau:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ CBQLGD có chất lượng cao góp phần đổi mới
giáo dục, chấn hưng đất nước đang là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết của ngành
GD-ĐT nói chung và của các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD nói riêng Thật vậy, cán bộquản lý giáo dục là những người tâm huyết với ngành, có trình độ và năng lực quản
lý, có uy tín và có sức hút lôi cuốn giáo viên tích cực tham gia vào các hoạt độnggiáo dục trong nhà trường Quản lý giáo dục nhằm phát hiện những con người này
và tạo điều kiện để những người giỏi trong số này trở thành những nhà quản lý giáodục tài năng cho đất nước; Muốn vậy cần có chính sách thu hút nhân lực, nhân tàingay trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD; Có chính sách thu hútngười tài thông qua hiện đại hóa và tiên tiến hóa hạ tầng cơ sở - điều kiện làm việc;tuyển dụng công khai, có chế độ lương thích hợp và thưởng phạt công minh
Thứ hai, trong quá trình phát triển đổi mới giáo dục cần đề cao lòng tự tôn
dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong công tác quản lý giáo dục;
Có chính sách ưu tiên với Việt Kiều về cống hiến cho tổ quốc trong sự nghiệp pháttriển giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng Đa dạng hóa hợp tác quốc tế
về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
Thứ ba, xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CBQLGD trong
phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Có chính sáchchống thất thoát chất xám của ngành GD & ĐT; Phát hiện, tôn vinh những ngườigiỏi, người tài trong công tác QLGD; Tạo cơ chế thích hợp để các cơ sở bồi dưỡngCBQLGD tự chủ, sáng tạo và thu hút được nhiều nguồn lực nhất, đặc biệt là nhânlực giỏi cho phát triển giáo dục nói chung và cho phát triển hoạt động bồi dưỡngCBQLGD nói riêng
1.4.1.2 Công việc của người cán bộ quản lý giáo dục
Người quản lý các cơ quan giáo dục và đào tạo, quản lý nhà trường(CBQLGD) là người biết điều phối nhân lực, tài lực, vật lực của xã hội tổ chứcthành đội ngũ, bộ máy, hệ thống để thực hiện các kế hoạch đào tạo đã vạch ra
Trang 40[4] Hiện thực được kế hoạch đào tạo vào cuộc sống thì đạt được “thắng lợi”, nếukhông thì “thất bại” Đối phương của họ là sự dốt nát, sự tha hóa, sự không ổn địnhcủa phát triển giáo dục Trong công việc của mình, ở bất cứ hoàn cảnh nào ngườiCBQLGD cũng chủ động về thời gian, sáng tạo trong phương pháp, nhạy bén baoquát điều hành công việc trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa trí và lực; biến cácphương tiện đào tạo thành tác động tổng hợp vào đối tượng đào tạo, tạo ra hiệu quảcao nhất Tuy nhiên sự tiến công phải đặt trên cơ sở có tầm nhìn rộng, có suy nghĩsâu; sự thiển cận và nông cạn trong quản lý giáo dục sẽ đem lại bi kịch không phảicho một thiểu số người mà cho đông đảo số người khi nền giáo dục đã được phổcập Người CBQLGD phải biết “Tri kỷ, tri bỉ, năng nhược, năng cường” tức làthông tỏ một cách chủ quan điểm nào mạnh, điểm nào yếu, biết được khách quancái gì là cơ may, cái gì là đe dọa đối với cơ sở giáo dục mà mình quản lý [4] Kếtquả tư duy trên giúp người CBQLGD biết “tri thế, tri thời”, từ đó có biện pháp hợp
lý cho những quyết định lãnh đạo nhà trường Những sự kiện giáo dục thực tiễn đãcho ta thấy khi người CBQL có đường lối thiếu sáng suốt, thiếu đúng đắn thì cho dù
có đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh phí dồi dào, có cơ sở vật chất sư phạm bề thế vẫngặp thất bại Trái lại, nếu người CBQL biết tận dụng tranh thủ thời cơ thì cho dùđiều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục có bình thường, bất cập nhưng với nhữngchiến lược, chiến thuật và các quyết định đúng đắn và hợp lý vẫn phát triển nhàtrường hoặc cơ sở giáo dục do mình quản lý trở thành đơn vị giáo dục anh hùng.Điều hành một cơ quan giáo dục hay một nhà trường là điều hành một hệ thốngđộng rất phức tạp và đa dạng
1.4.1.3 Quá trình bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục
“Quản lý ngày nay là một nghề”, người quản lý không phải được thừa kếtheo kiểu cha truyền con nối, càng không phải sẽ được ngồi vào một “chức vụ nàođó” do lọt vào mắt xanh của cơ quan quản lý cấp trên Khi phát hiện được các cánhân có “Tố chất quản lý”, cơ quan cấp trên thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng banđầu có hệ thống, tiếp đó là sàng lọc, bổ nhiệm, giúp đỡ, hỗ trợ, thúc đẩy họ tự học,
tự đào tạo, vừa làm vừa học, vừa học vừa làm đây là con đường hệ thống và tối
ưu nhất để đào tạo đội ngũ CBQL bắt kịp với tiến bộ của thời đại Đối với một cơquan quản lý giáo dục đào tạo hay một nhà trường, người CBQL trước hết họ phải
là giáo viên - Họ là những người lao động đặc biệt, làm một nghề đặc biệt: nghề dạyhọc - dạy người Đây là nghề đòi hỏi có văn hóa lao