Tuy vậy, trình độ ngoạingữ của học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức nước ta nhìn chung còn thấp,hiệu quả sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, khả năngnghiên cứu, làm việ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
7 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5
1.1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 5
1.1.1 KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
5 1.1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
8 1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP VỚI MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 17
1.2.1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI MỤC TIÊU DẠY HỌC
18 1.2.2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI NỘI DUNG DẠY HỌC
19 1.2.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
20 1.3 SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 21
1.3.1 VỊ TRÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG ANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 21 1.3.2 SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25 1.3.3 BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 29 1.3.4 NHỮNG BIỂU HIỆN QUAN SÁT ĐƯỢC CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 33 1.4 QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 35
1.4.1 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THAY ĐỔI
35
Trang 21.4.2 QUY TRÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI
38
1.4.3 QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG
ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49
2.1 TỔ CHỨC KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 49
2.1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ
Trang 32.1.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC 51
2.2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH
2.2.1 ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC
KHẢO SÁT 53 2.2.2 VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
55
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG
2.3.1 NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
61
2.3.2 VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 62 2.3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG
ANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỰ ĐỔI MỚI 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71
3.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ THỰC HIỆN
3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
3.2.1 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG
ANH VỚI SỰ THAM GIA CỦA GIÁO VIÊN 75 3.2.2 TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG VÀ TƯ VẤN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ
PHẠM CHO GIÁO VIÊN 78 3.2.3 ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN KHÍCH GIÁO VIÊN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC 86 3.2.4 TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 91
KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dụcquốc dân đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy vậy, trình độ ngoạingữ của học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức nước ta nhìn chung còn thấp,hiệu quả sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, khả năngnghiên cứu, làm việc độc lập trong môi trường hội nhập quốc tế còn yếu.Nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học cònnhiều hạn chế, một bộ phận giáo viên dạy ngoại ngữ còn yếu kém về nănglực chuyên môn, lạc hậu về phương pháp, cơ sở vật chất, phương tiện phục
vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ còn nghèo nàn, lạc hậu,
Tầm quan trọng đặc biệt của tiếng Anh thể hiện ở chỗ ngày nay trênthế giới, mặc dù không được tuyên bố một cách chính thức, tiếng Anh hầunhư đã được xem như là ngôn ngữ Quốc tế Theo những số liệu gần đây nhất,
ở nhiều nước trên thế giới kể cả những cường quốc như Trung Quốc, Nga,Đức, Nhật , số lượng người học tiếng Anh chiếm khoảng 95-98% tổng sốnhững người học ngoại ngữ Ở Việt Nam, cơn sốt tiếng Anh đã bùng nổ cáchđây hơn 20 năm từ khi truyền hình phát chương trình học tiếng Anh "FollowMe" năm 1985 Theo thống kê năm 2003 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, sốlượng học sinh phổ thông học tiếng Anh chiếm khoảng 98.5%
Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và quátrình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những đòi hỏi bức xúc phải đổi mớicăn bản quá trình dạy học ngoại ngữ cho thế hệ trẻ Bộ Giáo dục và Đào tạođang chuẩn bị Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,nếu được phê duyệt sẽ triển khai từ năm học 2008- 2009 Trong bản dự thảo
Đề án này đã nêu một nhận xét chung: “Nội dung và phương pháp dạy và họcchưa tập trung đúng mức vào quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp đích thựccho học sinh Vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông, hầu hết học sinh
Trang 5không có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài Các em chưa đủ nănglực để sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp một cách tự tin” Mục tiêucủa đề án là tăng cường việc dạy học ngoại ngữ để thanh niên Việt Nam cóthể thành thạo ngoại ngữ vào năm 2020 Tuy nhiên việc triển khai đề ánkhông phải đồng loạt và đều nhau giữa các địa phương trong cả nước Mỗitỉnh/ thành phố sẽ cân nhắc từng điều kiện, đội ngũ giáo viên, chương trình
và sự ủng hộ của lãnh đạo để quyết định triển khai khi nào Thủ đô Hà Nội trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học và kinh tế của cả nước chắc chắn sẽlựa chọn và quyết định bắt đầu thực hiện ngay khi đề án được triển khai
-Giáo dục Trung học phổ thông thành phố Hà Nội đã phát triển nhanh
cả về quy mô, mạng lưới và từng bước nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục
Để các trường Trung học phổ thông ngày càng năng động, hiệu quả hơntrong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy họctiếng Anh nói riêng, thì vai trò của quản lý đối với quá trình thay đổi này có
tầm quan trọng đặc biệt Đề tài " Các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội" nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết hiện nay của thực
Trang 6Công tác quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong các trường THPT ở thành phố Hà Nội
quản lý của cấp trường (Hiệu trưởng)
5 Giả thuyết khoa học
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh của các trườngTHPT ở thành phố Hà Nội sẽ thực sự có kết quả nếu trước hết tìm ra đượcnhững biện pháp quản lý dựa trên lý thuyết quản lý nhà trường, "quản lý sựthay đổi" và các biện pháp đó có tính hiện thực và khả thi phù hợp thực tiễncủa các trường THPT
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục, quản lý quá trình đổi mới phươngpháp dạy học nói chung và tiếng Anh nói riêng ở trường THPT
- Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Tổng kết và xây dựng các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh của các trường THPT ở thành phố Hà Nội
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các biện pháp đã đề xuất
7 Các phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Trang 7Sưu tầm nghiên cứu tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, tập trung vào quá trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học;
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
(a) Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học tiếng Anh của học sinh;
(b) Điều tra bằng phiếu hỏi với đối tượng điều tra: giáo viên dạy tiếng Anh, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ lãnh đạo trường THPT;
(c) Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo trường THPT, tổ trưởng chuyênmôn;
(d) Thu thập và phân tích các số liệu thống kê về giáo viên, kết quảhọc tập của học sinh;
(e) Tổng kết kinh nghiệm quản lý của các trường
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị , danh mục các tài liệu tham khảo , phụ lục; luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học
tiếng Anh trong trường Trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng phương pháp dạy học tiếng
Anh của các trường Trung học phổ thông công lập ở thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy
học tiếng Anh trong các trường Trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội
Trang 8Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Phương pháp dạy học
1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Nói đến phương pháp dạy học là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấutrúc của quá trình dạy học, là một phạm trù của lý luận dạy học
Để xây dựng khái niệm về phương pháp dạy học, cần hiểu khái quát về địnhnghĩa phương pháp Ba định nghĩa về "phương pháp" dưới đây được xem nhưxuất phát điểm để từ đó dẫn tới định nghĩa phương pháp dạy học:
(1) Thuật ngữ “ phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (methodos) cónghĩa là con đường để đạt mục đích
(2) Phương pháp là cách chức, con đường, phương tiện làm biến đổi đốitượng, nhằm đạt mục đích dự kiến;
(3) Phương pháp là ý thức về các hình thức tự vận động bên trong của nộidung (Hêgel)
Với 03 định nghĩa nêu trên có thể rút ra:
- Tính mục đích là dấu hiệu cơ bản của phương pháp;
- Phương pháp có tính cấu trúc;
- Phương pháp gắn liền với nội dung;
Xuất phát từ định nghĩa chung về phương pháp, trong quá trình dạy học, khái niệm về phương pháp dạy học thường được sử dụng như sau:
Trang 9Phương pháp dạy học đó là con đường chính, cách thức làm việc cộng đồng
- hợp tác giữa thầy và trò, trong đó thầy điều khiển sự học tập của trò bằng logíccủa sự truyền đạt, còn trò tự điều khiển để đi tới chiếm lĩnh nội dung khoa học
Hay nói cách khác, phương pháp dạy học là con đường để đạt mục đích dạyhọc Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinhtrong quá trình dạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong nhữnghình thức cụ thể Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập.Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên
và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức thông qua đó và bằngcách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xungquanh trong những điều kiện học tập cụ thể
Phương pháp dạy học là một phạm trù lý luận dạy học Mối quan hệ giữacác thành tố cơ bản của quá trình giáo dục được mô tả bằng sơ đồ tam giác sưphạm: Thầy - Trò - Khách thể (mục tiêu, nội dung học)
Khách thể (mục tiêu)
Sơ đồ 1.1 Tam giác sư phạm
- Thầy: tác nhân, hướng dẫn, tổ chức cho trò tự tìm ra, lĩnh hội kiến thức;
Trang 10- Trò: chủ thể, trung tâm tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính
mình (theo chiều mũi tên);
- Khách thể: do người học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn và thầy;
Dạy học là một quá trình điều khiển, tự điều khiển và là một quá trình có
thể điều khiển được
Theo PGS Lê Khánh Bằng mỗi phương pháp dạy học thường gồm các yếu
tố sau đây:
- Mục đích định trước;
- Hệ thống những hành động liên tiếp tương ứng;
- Phương pháp hành động (ngôn ngữ, thao tác trí tuệ, thao tác vật chất );
- Quá trình biến đổi của đối tượng bị tác động;
- Kết quả thực tế đạt được;
Theo lý luận dạy học của Nguyễn Ngọc Quang về phương pháp dạy học, sự
hợp tác giữa thầy và trò được khái quát thành: Hai mặt của phương pháp dạy
học (xem sơ đồ 1.2)
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy
Phương pháp học
Trang 11Sơ đồ 1.2 Hai mặt của phương pháp dạy học
1.1.2 Các phương pháp dạy học: ưu và nhược điểm
Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộcđược truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Về cơ bản,phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm Frire -nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Brazil đã gọi phương pháp dạyhọc này là “hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từthầy sang trò Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, thuyếtgiảng, là “kho tri thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩtheo Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm,học sinh là khách thể, là quỹ đạo Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết
kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống Do đặc điểm hàn lâm của kiếnthức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tínhlogic cao Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạyhọc truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu,buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của ngườihọc; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế
Phương pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ,Pháp…) từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnhhưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Chúng ta đãbiết thế nào là tính tích cực nhận thức theo định nghĩa của I.F Khalamop.Nhưng phương pháp dạy học tích cực là gì? Trong từ điển giáo dục học BùiHiển, 2001 định nghĩa: “Phương pháp (sư phạm) tích cực, phương pháp dạy học
Trang 12theo cách trình bày những chủ đề dạy học như là những vấn đề phải giải quyết,
có cung cấp cho người học tất cả các thông tin và phương tiện cần thiết để giảiquyết vấn đề Phương pháp này đặt người học vào những điều kiện để khámphá, tìm ra kết quả Trong phương pháp này, vai trò của người thầy chủ yếu làgiúp người học tìm ra những giải pháp hơn là những lời giải đáp có sẵn” Haynói cách khác, đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ độngcủa người học Vì thế phương pháp này thường được gọi là phương pháp dạyhọc tích cực; ở đó, giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúpcho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận,hội thảo theo nhóm Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiếntrình giờ dạy Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh,coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học
Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “ Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìnthì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu” Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đạicũng đã cho thấy, học sinh chỉ nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọctài liệu Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiếnthức Nếu quan sát có thể nhớ 20% Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%.Thông qua thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ được 55% Nhưng nếu họcsinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì
có khả năng nhớ tới 75% Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tớiđược 90% Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Ở phương pháp này, giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứngthú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá cácvấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững Giáo án dạy họctheo phương pháp tích cực được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng
Trang 13song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò Ưu điểm của phươngpháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết cácvấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học Đặc điểm của dạy học theophương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điềukhiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽkhông hệ thống và logic Yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực cần có cácphương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phảimạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng,thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sựphối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
Trang 14Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau:
Bảng 1.1 Đặc trưng của dạy học cổ truyền và các mô hình dạy học mới
DẠY HỌC CỔ TRUYỀN CÁC MÔ HÌNH DẠY HỌC MỚI QUAN Học là quá trình tiếp thu Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi,
NIỆM và lĩnh hội, qua đó hình khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác
thành kiến thức, kỹ năng, và xử lý thông tin… tự hình thành hiểu
tư tưởng, tình cảm. biết, năng lực và phẩm chất.
BẢN Truyền thụ tri thức, truyền Tổ chức hoạt động nhận thức cho học
CHẤT thụ và chứng minh chân lý sinh Dạy học sinh cách tìm ra chân lý.
của giáo viên.
MỤC Chú trọng cung cấp tri Chú trọng hình thành các năng lực (sáng
TIÊU thức, kỹ năng, kỹ xảo Học tạo, hợp tác…) dạy phương pháp và kỹ
để đối phó với thi và kiểm thuật lao động khoa học, dạy cách học tra Sau khi thi xong Học để đáp ứng những yêu cầu của
những điều đã học thường cuộc sống hiện tại và tương lai Những
bị bỏ quên hoặc ít dùng điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản đến thân học sinh và cho sự phát triển xã hội NỘI Từ sách giáo khoa + giáo Từ nhiều nguồn khác nhau: sách giáo DUNG viên khoa, giáo viên, các tài liệu khoa học
phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế… gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương.
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
PHƯƠNG Các phương pháp diễn Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải
PHÁP giảng, truyền thụ kiến thức quyết vấn đề; dạy học tương tác.
một chiều.
HÌNH Cố định: Giới hạn trong 4 Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng
THỨC TỔ bức tường của lớp học, giáo thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực CHỨC viên đối diện với cả lớp tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo
nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
Trang 15Ngày nay, quá trình dạy học th-ờng sử dụng kết hợp nhiều ph-ơng pháp dạy học cụ thể khác nhau Sở dĩ nh- vậy vì:
(a) mỗi ph-ơng pháp có những -u điểm và nh-ợc điểm nhất định;(b) thay đổi ph-ơng pháp để kích thích sự tích cực trong học tập của trò;(c) phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng bài học/ môn học
Tùy theo mục tiêu, cách tập hợp có thể giới thiệu nhiều ph-ơng phápdạy học cụ thể khác nhau Theo tài liệu của Dự án đào tạo giảng viên(Việt - Úc) đó liệt kờ ra khoảng 30 phương phỏp dạy học cụ thể hiện đang được
sử dụng Theo những nghiờn cứu về đổi mới phương phỏp dạy học theo hướngtớch cực hoỏ hoạt động học tập của học sinh của Viện Khoa học giỏo dục thườnghay đề cập đến cỏc phương phỏp dạy học cụ thể như: vấn đỏp (phỏt vấn, đàmthoại), phỏt hiện và giải quyết vấn đề, hợp tỏc trong nhúm nhỏ, … Để minh họacho mỗi phương phỏp dạy học cụ thể đều cú ưu, nhược điểm nhất định, luận vănxin hệ thống hoỏ một số đặc tớnh của 05 phương phỏp dạy học (thường được sửdụng nhiều và cần thiết cho việc xõy dựng cụng cụ điều tra của đề tài về việc sửdụng phương phỏp dạy học tiếng Anh ở cỏc trường THPT) như sau:
(1) Thuyết trỡnh: cỏc bài giảng nhỡn chung là núi khụng ngừng Thường là phần
trỡnh bày hỡnh thức/ cấu trỳc nội dung về một chủ đề đặc thự
- Cỏc mục tiờu tiờn quyết: truyền đạt thụng tin; cung cấp tổng quan về chủ đề;
khơi dậy nhúm; kớch thớch sự suy nghĩ
- Cỏc ưu điểm: núi được với nhiều người; bao quỏt thụng tin nhanh chúng; dễ
tổ chức
- Cỏc nhược điểm: người nghe thụ động; thụng tin chỉ cú một chiều; cú thể trở
nờn nhàm; học sinh khụng thể chứng minh kiến thức hay kỹ năng
Trang 16(2) Luyện tập và thực hành.
- Các mục tiêu tiên quyết: Phát triển các kỹ năng quan sát; nâng cao các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng sử dụng tay, chân; cải tiến tư duy phê phán
và phân tích; cải tiến các kỹ năng áp dụng và kiểm chứng lý thuyết; nâng caocác kỹ năng về trình bày kết quả
- Các ưu điểm: Tạo nên kinh nghiệm động nhờ huy động nhiều giác quan
(mắt, tai, lưỡi, miệng, chân, tay) vào để củng cố việc học tập lý thuyết; có thể
trình bày các nguyên tắc một cách hiệu quả; khuyến khích sự hợp tác và chia sẻkiến thức trong việc sử dụng các nguồn lực; khuyến khích chú ý tới an toàn vàcác thủ tục chính xác; các học sinh có thể đánh giá sự tiến bộ của nhau; các họcsinh có thể đánh giá tính hiệu quả của các chiến lược giảng dạy
- Các nhược điểm: Trang bị có thể là không thích hợp, không có sẵn hay
không dùng được; các nhiệm vụ có thể quá thời gian dự kiến; các chiến lược khác
có thể là phù hợp hơn; tốn thời gian tổ chức; một số nhiệm vụ có thể là nguy hiểm
(3) Thảo luận nhóm nhỏ:
- Các mục tiêu tiên quyết: tìm kiếm các giải pháp; phát triển các kế hoạch hành
động; phát triển các kỹ năng nói; khai thác các ý tưởng; phân tích thông tin
- Các ưu điểm: cho phép các cá nhân biểu thị các ý kiến của mình; giúp phát
triển các phẩm chất lãnh đạo; cho phép cá nhân tích cực tham gia, gợi nên sự
quan tâm, sáng tạo; giúp người học khai thác được nhiều khía cạnh của một vấnđề; tăng cường tính linh hoạt tư duy của người học; phát triển năng lực phân tích
và tổng hợp; giúp cho những ý tưởng và sự thể nghiệm của người học được tôntrọng; giúp cho người học hiểu rõ được những đặc điểm của quá trình thảo luận;giúp người học hình thành thói quen tương tác trong học tập
Trang 17- Các nhược điểm: có thể mất thời gian: một số học sinh có thể choán chỗ
cuộc thảo luận; có thể có trường hợp lại là việc "chia sẻ sự ngu dốt"
(4) Trò chơi
- Các mục tiêu tiên quyết: học qua làm, khuyến khích học bạn bè; dạy các kỹ
năng giải quyết vấn đề và ra các quyết định; khuyến khích sự cảm thông đối vớicác quan điểm khác; phát triển nên sự tự nhận thức; phát triển nên các kỹ năng
về các quá trình phân tích
- Các ưu điểm: Thu hút tất cả các học sinh - có thể là trò vui; bổ sung tính
chất đa dạng cho lớp học; cho phép chấp nhận nguy cơ trong môi trường an toàn;
có thể sao lục các tình huống đời sống thực và quản lý để mô phỏng cho học tập;các học sinh có thể thực hành các kỹ năng họ cần có trong một tình huống thực;khuyến khích các học sinh giải quyết vấn đề; khuyến khích quan hệ
tương tác giữa các học sinh
- Các nhược điểm: một số học sinh không thích mô phỏng; để lập ra thì có
thể mất thời gian; các tình huống cói thể là quá đơn giản hoặc không thực tiễn
(5) Bài tập lớn
- Các mục tiêu tiên quyết: giới thiệu một tình huống đời sống thực, phát triển
các kỹ thuật giải quyết vấn đề; cho phép học sinh áp dụng các nguyên tắc vào mộttình huống thực tiễn
- Các ưu điểm: tạo nên các điểm chi tiết thích hợp; xác định ra các giải pháp
xen kẽ; kiểm chứng có hiệu quả các nguyên tắc; là một vấn đề đời sống thực
- Các nhược điểm: mất thời gian; không phải lúc nào cũng thích hợp; kích
thích những người này, đôi khi lại làm người khác khó chịu
Trang 18Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập củahọc sinh:
Thực hiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinhkhông có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống Muốn thựchiện tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì cần phát triển phương phápthực hành, phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứuphát hiện, nhất là khi dạy các môn khoa học thực nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cựccủa hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vậndụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạyhọc ở nước ta để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục một cách vững chắc
Môi trường học tập mới khuyến khích hình thành thói quen tự học và tựđánh giá của học sinh, thói quen học cả đời, thay đổi quan niệm từ “thầy giáo chỉđạo toàn diện học tập của học sinh” sang “huấn luyện viên tổ chức, vận dụnghoạt động học tập sáng tạo của học sinh” Huấn luyện đồng nghiệp: Huấn luyệnngang hàng, cùng giúp đỡ đồng nghiệp trong tổ chức học tập mới
Tóm lại: mỗi phương pháp dạy học ứng với một nguồn nhận thức như:ngôn từ, phương tiện trực quan, hoạt động thực tiễn Nhưng trong thực tế nhậnthức sâu sắc bản chất của hiện tượng, sự vật phải sử dụng phối hợp các nguồnnhận thức đó, nghĩa là có chức năng riêng của mình để nhận thức từng mặt củahiện thực khách quan Vì vậy, để nắm toàn diện và sâu sắc sự vật, hiện tượng,không thể sử dụng tách rời các phương pháp dạy học mà phải có sự phối hợpchúng trong quá trình dạy học
Trang 19Mỗi một phương pháp dạy học có những thế mạnh và hạn chế riêng của nó,thực sự thì không có những phương pháp sư phạm xấu, mà chỉ có những phươngpháp được thích nghi ít hay nhiều với những chủ thể học tập mà thôi Vì vậy,chúng ta phải sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học nhằm sử dụng những
ưu điểm của phương pháp này và nhược điểm của phương pháp khác
Từ sự trình bày về hệ thống phương pháp dạy học ở trên, ta có thể nhậnthấy một hệ thống phức tạp và nhiều phương diện, nhiều cấp độ do mục đích dạyhọc, do thành phần nội dung dạy học và do cách lĩnh hội nội dung không đồngnhất; hơn nữa các phương pháp dạy học được thực hiện bằng nhiều phương tiệnkhác nhau như: ngôn từ, trực quan, thực hành và sự kết hợp khác nhau củanhững phương tiện đó Mỗi phương pháp lại có thể xây dựng theo cấu trúc logickhác nhau như: quy nạp, suy diễn Đồng thời mỗi phương pháp cũng phản ánhtính chất hoạt động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh - trực tiếp hoặc gián tiếp
và tính chất hoạt động nhận thức của học sinh
Trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên vận dụng tất cả các phươngpháp dạy học Vấn đề là ở chỗ kết hợp các phương pháp đó như thế nào và tỷ lệnhững phương pháp đòi hỏi hoạt động nhận thức tính tích cực của học sinh rasao để đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh Điều đó phụ thuộc vào trình độchuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người thầy
Trong thực tiễn dạy học đã cho thầy, bất kỳ một tiết học nào cũng có sựphối kết hợp của một vài phương pháp dạy học khác nhau Hơn nữa, các phươngpháp đều thâm nhập vào nhau để thể hiện một tác động giữa giáo viên và họcsinh Còn nếu khi vận dụng một phương pháp dạy học ở một thời điểm nào đó,
có nghĩa là phương pháp đó chiếm ưu thế nhằm giải quyết một nhiệm vụ dạyhọc cụ thể nào đó, tuyệt nhiên không có nghĩa là
Trang 20chỉ sử dụng một phương pháp mà không kết hợp những phương pháp dạy họckhác.
Giáo viên là người phối hợp các phương pháp dạy học nên hiệu quả củahoạt động dạy học phụ thuộc một phần quan trọng vào sự phối hợp đó Để đảmbảo tính tối ưu trong việc lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học, chúng tacần quán triệt những tiêu chuẩn sau:
- Sự phù hợp các phương pháp với nguyên tắc dạy học
- Sự phù hợp các phương pháp với nhiệm vụ dạy học cụ thể
- Sự phù hợp các phương pháp với nội dung của một mục, một tiết học của
Môi trường giáo dục
Trang 21Sơ đồ 1.3 Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với các thành tố của
chương trình giáo dục và môi trường giáo dục.
Trên cơ sở các sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành tố của chương trìnhgiáo dục, dưới đây sẽ trình bày khái quát các thành tố chính của chương trìnhgiáo dục và mối quan hệ của phương pháp dạy học với mỗi thành tố
1.2.1 Phương pháp dạy học với mục tiêu dạy học
Mục tiêu giảng dạy là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình dạy học.Mục tiêu giảng dạy hay sản phẩm dạy học chính là người học sinh tốt nghiệp vớinhân cách đã được thay đổi, cải biến thông qua quá trình dạy học
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Trí: khái quát về cấu trúc nhân cách có thể thểhiện khái quát mục tiêu dạy học qua sơ đồ 1.4
sở hoạ t động, động nghề
- Lý thuyết các quan hệ nghiệp
loạ i
Kỹ năng,
kỹ xảo trí
óc và chân tay
KN, KX trong các hoạt động
- Các hoạt động nghề nghiệp
Trang 22Thể chất
- Sức khoẻ chung theo lứa tuổi
- Sức khoẻ phù hợp với đặc thù nghề nghiệp
Trang 23Sơ đồ 1.4 Khái quát về mô hình nhân cách
Phương pháp dạy học phụ thuộc vào mục tiêu giảng dạy (tính mục đích củaphương pháp), nói cách khác mục tiêu sẽ quy định nên sử dụng phương pháp nào làphù hợp Ví dụ nếu mục tiêu quy định rèn kỹ năng thực hành cho học sinh thìphương pháp phù hợp hơn cả nên được sử dụng là "luyện tập và thực hành" Thôngqua phương pháp dạy học một mặt mục tiêu giáo dục sẽ được thực hiện (hiện thựchoá mục tiêu), mặt khác (trong những trường hợp nhất định thường là kết thúc mộtchu trình môn học), dựa trên thông tin phản hồi về phương pháp dạy học, phươngtiện dạy học đã được sử dụng và kết quả kiểm tra đánh giá thành tích học tập củahọc sinh người ta sẽ điều chỉnh hoặc chính xác hoá lại mục tiêu giảng dạy
1.2.2 Phương pháp dạy học với nội dung dạy học
Nội dung dạy học là một phần kinh nghiệm của xã hội loài người, một phầnvăn hoá của nhân loại cần truyền thụ cho học sinh Đó là yếu tố trọng tâm củaquá trình dạy học, là sự thể hiện mục tiêu trong những nhiệm vụ dạy học cụ thể
là phương tiện tương tác giữa thầy và trò mà qua đó học sinh nắm được kinhnghiệm xã hội, nâng cao phẩm chất và năng lực sẵn có
Nội dung dạy học của các môn phải đảm bảo các yêu cầu: cơ bản, hiện đại,sát với thực tế các yêu cầu này có tính ổn định khi xét về ngắn hạn và pháttriển khi xem xét về trung và dài hạn
Để thực hiện mục tiêu dạy học, người học cần phải lĩnh hội một hệ thốngcác nội dung dạy học Các nội dung dạy học được phân chia thành các nhóm nộidung sau:
Trang 24- Nhóm nội dung chính trị - xã hội.
- Nhóm nội dung khoa học - kĩ thuật - công nghệ
Nội dung dạy học còn được cụ thể hoá trong các bản kế hoạch, chươngtrình dạy học và tài liệu dạy học
Về chiều thuận nội dung dạy học sẽ quy định phương pháp dạy học cầnđược sử dụng Về chiều ngược lại dựa trên thông tin phản hồi về phương phápdạy học, phương tiện dạy học đã được sử dụng, trong một số trường hợp sẽ pháttriển nội dung dạy học Chẳng hạn nếu dùng phương pháp dạy học "thảo luậnnhóm nhỏ", những nội dung thu được thông qua việc học sinh thảo luận nhóm sẽđiều chỉnh hoặc bổ sung vào nội dung giảng dạy
1.2.3 Phương pháp dạy học với phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố quan trọng của phươngpháp dạy học trong quá trình dạy học Cùng một nội dung nhưng học sinh họctập có hứng thú, có tích cực hay không? Có để lại những dấu ấn sâu sắc và khơidậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không? Phần lớn phụthuộc vào phương pháp dạy học với cách sử dụng phương tiện dạy học củangười giáo viên và phương tiện của người học sinh Bởi nếu không dựa trên cơ
sở những phương tiện cần thiết sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiệncác mục đích đã đặt ra Với sự liên hệ gắn kết giữ hoạt động dạy và hoạt độnghọc nhằm mục đích cuối cùng là người học chiếm lĩnh được kiến thức và kinhnghiệm xã hội
Phương pháp dạy học sẽ quy định các phương tiện dạy học cần phải có;phương tiện dạy học là điều kiện cần để thực hiện phương pháp dạy học Tuynhiên do các phương pháp dạy học cụ thể có thể sử dụng thay thế, nên trong một
Trang 25số trường hợp cần tính tới các phương tiện dạy học sẵn có để có thể quyết định
sử dụng phương pháp dạy học cụ thể
Tóm lại, phương pháp dạy học nằm trong hệ thống các phương pháp chungcủa quá trình sư phạm tổng thể, góp phần tác động đến sự hình thành nhân cáchchung của người học Phương pháp dạy học là một thành tố cấu trúc hữu cơ củachương trình giáo dục Phương pháp dạy học có quan hệ biện chứng với cácthành tố khác của chương trình giáo dục Mối quan hệ bên trong của phươngpháp dạy học bao gồm hai hoạt động chủ đạo: hoạt động của thầy và hoạt độngcủa trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học (sẽ trình bày cụ thể ở mục bản chất củaviệc đổi mới phương pháp dạy học)
1.3 Sự cần thiết và bản chất của
Anh trong trường Trung học phổ
việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng thông
1.3.1 Vị trí và mục tiêu của môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông
- Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quảcủa giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểubiết thông thường và kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực
Trang 26cá nhân để lựa chọn phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Vị trí của môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông
Từ khi nước nhà dành được độc lập (9/1945) đến nay, do những điều kiệnlịch sử, quan hệ ngoại giao và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của từng thời
kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta đã tổ chức dạy và học một số tiếngnước ngoài, trong đó phổ biến là bốn thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga
và tiếng Trung Quốc
Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong công cuộcxây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Chính phủ đã có nhiều vănkiện về việc đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân ở nước ta Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự hội nhập quốc tế và để
mở cửa hướng ra thế giới, làm bạn với các nước trên thế giới, việc dạy và họcngoại ngữ càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết
Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 về đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông đã yêu cầu xây dựng đề án dạy và học ngoại ngữ ởtrường phổ thông đến năm 2010
Báo cáo của Chính phủ tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa XI (12/ 2004) cũng
đã nêu: “Triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dụcquốc dân, tập trung chủ yếu vào tiếng Anh, khuyến khích dạy và học ngoại ngữthứ hai.”
Điều 7, mục 3 của Luật giáo dục (sửa đổi), 2005 quy định: “Ngoại ngữđược quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biếntrong giao dịch quốc tế Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sởgiáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả”
Trang 27Hiện nay, bốn ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc, trong đó hầu hết là tiếng Anh, được dạy trong các trường phổ thông từ lớp
6 đến lớp 12 Ngoại ngữ đã trở thành một trong các môn thi tốt nghiệp THPT,năm học 2001–2002 cả nước có 90,4% học sinh, thi tốt nghiệp tiếng nước ngoài
Trong văn bản Chuẩn chương trình giáo dục phổ thông, Môn tiếng Anh(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ - BGDĐT, ngày 05/5/2006 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đã xác định vị trí của môn tiếng Anh như sau:
Tiếng Anh, với tư cách là môn Ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộctrong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của họcvấn phổ thông
Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giaotiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền vănhóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng Quốc tế
Môn tiếng Anh ở trường phổ thông góp phần phát triển tư duy (trước hết là
tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt Với đặc trưng riêng,môn tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép và chuyển tảinội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh gópphần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, môn tiếng Anh
Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đã quy định: ngoại ngữ (trong đó
có tiếng Anh) được dạy đại trà (môn học bắt buộc) ở cấp trung học cơ sở vàTHPT theo 2 loại chương trình: a) Chương trình chuẩn: 7 năm, với thời lượng
Trang 28700 tiết (kế hoạch dạy học phân phối như sau: 4 năm học ở THCS: 385 tiết; 3năm học ở THPT: 315 tiết); b) Chương trình nâng cao với thời lượng và phân phốinhư sau: 4 năm học ở THCS: 385 tiết (như chương trình chuẩn); 3 năm học
ở THPT: 420 tiết
Mục tiêu Chương trình chuẩn:
Dạy học môn tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh:
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết
- Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi
- Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một sốnước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh, từ đó cótình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngônngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quí và tôn trọng nền văn hóa
và ngôn ngữ của dân tộc mình
Môn Tiếng Anh ở THPT nhằm giúp học sinh:
- Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về
tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi
- Về kỹ năng: Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ
bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết
- Về thái độ: Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa
của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đấtnước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tựhào, yêu quí và tôn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mình
Trang 29Mục tiêu Chương trình nâng cao:
Ngoài những mục tiêu chung đã xác định trong Chương trình chuẩn,Chương trình nâng cao còn nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng Anh tương đốithành thạo; có kiến thức tiếng Anh tương đối hoàn chỉnh và hệ thống nhằm đápứng yêu cầu khá chuyên sâu về khoa học xã hội và nhân văn
1.3.2 Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông
Đổi mới giáo dục là quy luật phát triển tất yếu của thời đại, của mỗi quốcgia trên bước đường phát triển giáo dục và nó tùy thuộc vào nhận thức của chínhđội ngũ những người làm công tác giáo dục trong điều kiện mới Trong đổi mớigiáo dục ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặcbiệt Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong các trường THPT là mộtyêu cầu khách quan vì các lý do chính sau đây:
1.3.2.1 Yêu cầu đào tạo những con người năng động phục vụ phát triển kinh tế
xã hội và giao lưu thế giới
Do tiến bộ của khoa học, do nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhậpđang đòi hỏi những người lao động tương lai phải sáng tạo, linh hoạt và có khảnăng thích ứng Việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh sẽ giúp cho việchình thành những giá trị và năng lực (nhất là năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh)trong mỗi học sinh nhằm chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động và đáp ứng yêucầu của phát triển kinh tế xã hội Đổi mới phương pháp dạy học còn giúp chohọc sinh biết cách tự học một cách phương pháp, chủ động, sáng tạo và tích cựcchiếm lĩnh lấy kiến thức, học tập suốt đời
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vớimục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở
Trang 30thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Nhân tố quyết địnhthắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế làcon người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chấtlượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, xác định mục tiêu đào tạo như
là xác định những gì cần đạt được (đối với người học) sau một quá trình đào tạo.Đối với dạy học tiếng Anh, nói chung đó là một hệ thống năng lực cần đạt đượcbao gồm các năng lực nghe, nói, đọc, viết
1.3.2.2 Thực hiện yêu cầu về phương pháp dạy học được Luật giáo dục quy định
Luật giáo dục đã xác định các yêu cầu về phương pháp nội dung dạy học ởcấp THPT Về phương pháp dạy học, Luật giáo dục khẳng định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"
1.3.2.3 Thực hiện tiến trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh của giáo dục Trung học phổ thông.
Nước ta đang trong quá trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa củagiáo dục phổ thông Năm học 2006 - 2007 đã thực hiện đại trà chương trình vàsách giáo khoa THPT mới Bộ chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh củagiáo dục THPT đã được xây dựng, biên soạn với sự hợp tác của chuyên gia bảnngữ nên đã phản ánh được xu thế mới của thế giới trong dạy và học ngoại ngữ.Như vậy, xét về phương pháp dạy học là một thành tố của chương trình; xét vềmặt logic và kế thừa thì toàn bộ học sinh vào đầu cấp THPT và lớp 11 của nămhọc 2007 - 2008 đều trải qua việc làm quen với phương pháp dạy học mới ít
Trang 31nhất là của 4 năm trung học cơ sở, bởi vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ởTHPT nói chung và tiếng Anh nói riêng là điều tất yếu.
Để hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua luyệntập các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phương pháp dạyhọc cần phải được đổi mới nhằm thực hiện được mục tiêu dạy hoc
1.3.2.4 Yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tiếng Anh
Cuộc cách mạng KHKT tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triểncủa kinh tế tri thức Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạothuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hoá, đồng thời cũng đang diễn ra cuộcđấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Giáo dục được điều chỉnhlại nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi quốc gia, có thể làmviệc trong một môi trường đa văn hóa với ý thức công dân và cơ hội ngang bằngcho tất cả mọi người Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dụccủa các quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong cácnhà trường, cung cấp các tri thức hiện đại, xây dựng các công dân của thế kỷ 21,đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế Công nghệ thông tin vàtruyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, đặc biệt trong giáo dục
Biên soạn và phổ biến những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánhgiá kết quả học tập cho các giáo viên thông qua việc ứng dụng CNTT trong dạy
và học là những nét mới hiện nay Nhiều nội dung giáo dục được cung cấp quacác phương tiện thông tin và truyền thông như: giáo trình điện tử, sách giáokhoa trực tuyến và hệ thống học trực tuyến (E-learning) Điều này đòi hỏi cácgiáo viên cần phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông vàodạy học và áp dụng có hiệu quả các phương pháp mới
Trang 321.3.2.5 Sự thay đổi về quan niệm và cách nhận thức về học sinh Trung học phổ thông.
Cách nhìn nhận về học sinh THPT không đúng (coi học sinh THPT làngười lớn còn bé hoặc coi học sinh THPT là trẻ con) sẽ đem đến sự khác biệt vềphương pháp dạy học Sự biến đổi về kinh tế - xã hội (tiến bộ khoa học kĩ thuật,nền kinh tế mở, nhiều kênh thông tin ) sẽ tác động đến học sinh THPT, đồngthời nhận thức của giáo viên về học sinh THPT ngày nay cũng thay đổi theo.Chử Hồng Khởi trong cuốn "Con đường hiện đại hoá giáo dục" đã đưa ra nhậnxét đại ý như sau: quan niệm và phương thức nhận thức về học sinh THPT cóảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi về phương pháp dạy học Các nước, nửa sauthế kỷ 20 khi cải cách giáo dục luôn coi biến đổi về phương pháp giáo dục làmột trọng điểm của quá trình cải cách
1.3.2.6 Do có những thay đổi trong tâm - sinh lý của đối tượng giáo dục.
Những kết quả nghiên cứu tâm - sinh lý của học sinh và điều tra xã hội họcgần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có nhữngthay đổi trong sự phát triển tâm - sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc Trong điềukiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mởrộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phongphú từ nhiều mặt của cuộc sống, có thể hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tếhơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinhtrung học Trong học tập, họ không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụđộng, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra Như vậy, ở lứatuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập cáctri thức và phát triển kỹ năng Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinhnếu mốn được hình thành và phát triển một cách có
Trang 33chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuậnlợi.
1.3.2.7 Cần phải cùng hoà chung với xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ trên thế giới.
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn bị
và triển khai cải cách giáo dục Chương trình của các nước đều hướng tới việcthực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiệnchất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phụctình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, hứng thú vàniềm tin đối với việc học tập của học sinh, tình trạng giáo dục thoát ly đời sống,quá nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹnhững tri thức và kỹ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày củahọc sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế
Trong tất cả các chương trình dạy và học ngoại ngữ của các quốc gia trênthế giới đều đề cập đến khả năng giao tiếp như là mục tiêu căn bản của dạy họcngoại ngữ và cũng xác định rằng cách tiếp cận giao tiếp là phương pháp được ưachuộng để đạt được mục tiêu này Những khuyến nghị về việc dạy và học ngoạingữ của tất cả các nước đều đề xuất rằng giáo viên nên khuyến khích học sinh tựthể hiện trong lớp học càng thường xuyên và tự nhiên càng tốt Việc tiếp xúc tối
đa với ngoại ngữ và sử dụng tối thiểu tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ là vôcùng quan trọng
1.3.3 Bản chất và ý nghĩa của đổi mới phương pháp dạy học tiếng
Anh * Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh:
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 (Ban hành kèm theo quyết định
số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở
Trang 34mục 5.2 ghi rõ: “ Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục Chuyển từviệc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người họcchủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phươngpháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích,tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tựchủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập ”.
Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THPTđược diễn ra theo bốn hướng chủ yếu:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học trong đó đặc biệt tự rèn luyện khả năng giaotiếp bằng tiếng Anh
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Anh vào các môn học khác vào thực tiễn
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là cơbản, chủ yếu, chi phối đến ba hướng sau
Có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp dạy học Trong mỗi cáchhiểu nhấn mạnh một vài khía cạnh nào đó, phản ánh sự phát triển nhận thức vềbản chất của phương pháp dạy học ở một thời kỳ xác định Trong bối cảnh hiệnnay, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
"Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh" Bất kể trườngnào cũng có thể học cách đổi mới phương pháp dạy học nếu hiểu rõ về bản chấtcủa quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh sau đây:
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh nhằm thực hiện yêu cầu của mục tiêu chương trình
Trang 35Do phương pháp dạy học tiếng Anh là thành tố mới có mối quan hệ vớinhiều thành tố khác của quá trình dạy học tiếng Anh cho nên đổi mới phươngpháp dạy học tiếng Anh phải được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau và phải đượcthực hiện một cách đồng bộ với sự đổi mới những thành tố khác của quá trìnhdạy học tiếng Anh.
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trước hết là do yêu cầu của đổimới mục tiêu giáo dục, mục tiêu dạy học ngoại ngữ trong nhà trường Mục tiêucăn bản dạy học ngoại ngữ có sự chuyển đổi từ việc tập trung vào trang bị từvựng, cấu trúc ngữ pháp sang khả năng giao tiếp Mục tiêu dạy học ngoại ngữthay đổi, buộc phương pháp dạy học cũng phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu củamục tiêu Sau nữa, những đổi mới về nội dung dạy học buộc phải có những thayđổi về phương pháp dạy học tiếng Anh Trong những mối quan hệ nêu trên,quan hệ giữa mục tiêu và phương pháp là quan hệ cơ bản Nói cách khác, chính
sự đổi mới về mục tiêu dạy học tiếng Anh mà có những thay đổi nội dung vàphương pháp dạy học tiếng Anh
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh: tăng sự hoạt động chủ động, tích cực của học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo định hướng của đổi mới vềmục tiêu giáo dục hiện nay về bản chất là sự đổi mới cách thức tổ chức dạy họctheo quan điểm lấy hoạt động của người học làm trung tâm Đổi mới sao chongười học thực sự trở thành chủ thể tích cực tự giác trong hoạt động của chínhmình - Hoạt động học Đây là cấp độ khái quát của đổi mới phương pháp dạyhọc tiếng Anh - đổi mới ở cấp độ quan điểm tư tưởng
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh còn được coi là đổi mới chiếnlược tổ chức quá trình dạy học theo định hướng mới của quan điểm chỉ đạo quátrình dạy học Theo đó nhiều chiến lược dạy học khác nhau sẽ được thực thi làm
Trang 36cho quá trình dạy học trong nhà trường ngày càng trở nên sinh động, vai trò củangười học ngày càng được đề cao Đây là cấp độ chiến lược của đổi mới phươngpháp dạy học tiếng Anh.
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh không nhất thiết phải có phương tiện dạy học hiện đại.
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh còn là đổi mới kỹ thuật thực hiệnvới phương tiện dạy học hiện đang được sử dụng hoặc chưa được sử dụng trongnhà trường cụ thể Đây là đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở cấp độphương pháp và kỹ thuật cụ thể
Tuy nhiên do tiến bộ khoa học, các trường phải quyết tâm mạnh dạn chiếmlĩnh những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin và truyềnthông, các thiết bị nghe nhìn như phòng học chuyên ngữ, máy tính, máy chiếuhắt, projecter, tranh ảnh, có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học ngoạingữ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh: đa dạng về phương pháp song không phải là thay cái cũ bằng cái mới.
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh là sự kế thừa và sử dụng một cách
có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp giáo dục truyền thống hiện còn
có giá trị, tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng kinh nghiệm
sử dụng ngoại ngữ và phát triển thái độ tích cực đối với người học
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏphương pháp dạy học truyền thụ một chiều biến học sinh thành người thụ độngtrong học tập mất khả năng sáng tạo vốn có của người học
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh phải được tổ chức chặt chẽ song không cầu toàn
Trang 37Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh phải được tổ chức có hệ thống, cókhoa học đồng bộ, có điều kiện khả thi, nhưng không cầu toàn thụ động, phảimạnh dạn vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh là đổi mới cách thức làmviệc của giáo viên và học sinh nhằm đáp ứng các yêu cầu của đổi mới mục tiêudạy học ngoại ngữ và giáo dục trong nhà trường
* Ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh:
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh sẽ thực sự góp phần nâng cao chấtlượng dạy học Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh nhằm phát huy tính chủđộng, tích cực của học sinh nghĩa là:
- Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá những khía cạnh của nội dung bài học
- Giúp học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết bằng phương án tối ưu trong các bài tập củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ xảo
- Giúp học sinh rèn luyện và thể hiện hành vi, thái độ, phát huy năng lực sởtrường
- Giúp học sinh xây dựng niềm tin và hứng thú tìm tòi, nghiên cứu nhữngvấn đề của khoa học, ngôn ngữ và văn hóa của người Anh của những nước sửdụng tiếng Anh là tiếng phổ thông
1.3.4 Những biểu hiện quan sát được của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh
Khi nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng Anh cần xem xét cả bản chất lẫn hình thức biểu hiện của nó
Trang 38Mặt bản chất là các thuộc tính cơ bản, có liên quan đến quá trình nhận thức,đến logic nội dung, đến cơ sở tâm lý, động cơ hứng thú đến mối quan hệ giữamục đích, nội dung, phương pháp.
Mặt biểu hiện của phương pháp dạy học tiếng Anh là quá trình vận độngdạy học cụ thể cùng toàn bộ hình thức, biểu hiện, phương pháp để tiến hành hoạtđộng đó
Những biểu hiện quan sát được của đổi mới phương pháp dạy học tiếngAnh, bao gồm:
- Quá trình vận động dạy học tiếng Anh cụ thể: toàn bộ hình thức, biệnpháp, phương tiện để tiến hành hoạt động dạy học Điều này thể hiện qua việc lập
kế hoạch và thực hiện bài giảng của giáo viên Trong đó đặc biệt xem xét việc xácđịnh các phương pháp dạy học tiếng Anh thích hợp đối với từng bước trong kếhoạch bài giảng, kể cả biện pháp khuyến khích động cơ người học, củng cố, tổngkết bài giảng
- Mối quan hệ giữa mục đích, nội dung, phương pháp dạy học tiếng Anh;
sự logic về nội dung Điều này thường do các chuyên gia có kinh nghiệm tiến hànhquan sát và đánh giá Trong đó cần tập trung xem xét việc lựa chọn các hoạt độngdạy học phù hợp với mục tiêu hay kết quả bài giảng cần đạt được, cũng như vớinhu cầu học sinh
- Sự tích cực tham gia vào các hoạt động trong học tập của học sinh Xemxét việc tạo lập môi trường học tập khuyến khích động cơ, sự chia sẻ và tham giatích cực của người học
- Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả;
- Các kỹ năng giao tiếp trong dạy học (cách lắng nghe và trả lời câu hỏi củahọc sinh; cách tiếp thu ý kiến và nhận xét hay góp ý với học sinh)
Trang 391.4 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong trường Trung học phổ thông
Ngay trong điều kiện bình thường, chúng ta thừa nhận rằng nhà trường cầnthường xuyên xem xét những gì họ đang làm, tìm phương cách để làm tốt hơn
và có biện pháp làm cho ý tưởng biến thành sự thật Theo quan điểm hiện đại
"Một trường học tốt là một trường có khả năng đón nhận sự thay đổi" Trườngtốt là trường nhận ra những khiếm khuyết của mình, sẵn sàng tìm nguyên nhân
và biện pháp, thường xuyên đánh giá, chấp nhận phê bình và điều chuyển mụctiêu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học sinh và cộng đồng Như vậy ngaytrong điều kiện bình thường, việc thay đổi để hoàn thiện hơn; nói một cách kháiquát thì đó là sự quan tâm và thay đổi thường xuyên về chính sách, quy trình vàchương trình giảng dạy trong mỗi nhà trường
Hiện tại, vấn đề hàng đầu đang được các trường THPT trong cả nước quantâm là chuẩn bị về mọi mặt để thích ứng và đáp ứng công cuộc đổi mới chươngtrình và sách giáo khoa THPT phân ban Việc đổi mới chương trình và sách giáokhoa THPT phân ban hiện nay đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ trong mỗi trườnghọc Sẽ có ý nghĩa nếu chúng ta chấp nhận một số luận điểm của thuyết quản lý
sự thay đổi và áp dụng chúng trong quá trình quản lý đổi mới chương trình vàsách giáo khoa THPT Trong quá trình đổi mới này, rõ ràng sẽ có một số trườngTHPT quản lý sự thay đổi tốt hơn các trường khác Song về nguyên tắc, bất kểtrường nào cũng có thể học cách xử lý thay đổi một cách tốt hơn bằng việc hiểu
rõ những nguyên tắc và quá trình quản lý thay đổi
1.4.1 Các nguyên tắc của thay đổi
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản của thay đổi cần hiểu rõ và làm quenvới chúng trước khi bắt tay vào quá trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học
ở trường THPT
Trang 40- Thay đổi không phải dễ dàng
Quá trình đạt được việc thay đổi phương pháp dạy học thường là phức tạp
và không dễ dàng Thực hiện được sự thay đổi này đòi hỏi bản lĩnh của ngườiquản lý và sự tích cực tham gia của các giáo viên và tiếp đến là học sinh trongtrường
- Thay đổi là một quá trình
Đối với một tập thể giáo viên trong trường đã quen với "nếp nghĩ, nếp làm"thì sự thay đổi về phương pháp dạy học có thể trải qua các giai đoạn tâm lý nhưsau: a) trước tiên là không hoặc khó chấp nhận việc đổi mới phương pháp dạyhọc; b) tiếp đến là phản ứng với việc thay đổi phương pháp dạy học; c) tiếp đến
là sự chấp nhận nếu được làm rõ mục đích và lợi ích của việc đổi mới; d) và cuốicùng khi đã bị thuyết phục họ sẽ tham gia vào quá trình đổi mới Bởi vậy quátrình thay đổi thường cần được mô tả như một chuỗi các bước và các giai đoạn
- Thay đổi có nghĩa là thay đổi con người
Tạo sự thay đổi về chương trình dạy ngoại ngữ ở THPT nói chung và sựthay đổi về phương pháp dạy học nói riêng một cách có hiệu quả đòi hỏi sự thayđổi con người Điều này có nghĩa là sự phát triển kiến thức, kỹ năng về chuyênmôn và sư phạm của giáo viên phải đặt lên hàng đầu Chỉ khi thay đổi thái độ,kiến thức, kỹ năng và mong muốn của con người thì nhà trường mới có thểthành công trong việc thực hiện việc đổi mới này
- Thay đổi là phát triển
Khi thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, nỗi băn khoăn của giáo viên
sẽ liên tục thay đổi từ việc nó ảnh hưởng tới họ ra sao, nó được thực hiện thế nàotrên lớp, đến việc ảnh hưởng của nó đối với học sinh và áp dụng vào nội dung