1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU

9 654 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 23,94 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẢN VỀ ĐẤU THẦU CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 1.1. Khái quát chung về đấu thầu 1.1.1. Khái niệm đặc điểm của đấu thầu • Khái niệm Theo luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ra ngày 29 tháng 11 năm 2005: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch hiệu quả kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn được một nhà thầu phù hợp với điều kiện của mình trên sở người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh lẫn nhau. Mục tiêu của chủ đầu tư (người mua) là được hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu (người bán) là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất thể. • Đặc điểm của đấu thầu Thứ nhất, đấu thầu bản chất là một hoạt động mua bán, tuy nhiên đây là một hoạt động mua bán đặc biệt, khi đó bên mua (bên mời thầu) quyền lựa chọn cho mình một người bán (được gọi là nhà thầu) tốt nhất theo một quy trình nhất định (đấu thầu) Thứ hai, đấu thầu mang tính cạnh tranh gay gắt, do vậy mà hoạt động này chỉ trong nền kinh tế thị trường phát triển khi đó người mua thể lựa chọn gói hàng hóa dịch vụ tốt nhất trên sở để cho các nhà thầu cạnh tranh với nhau 1.1.2. Nguyên tắc phương thức của đấu thầu • Các nguyên tắc đấu thầu Theo luật đấu thầu năm 2005 các nguyên tắc trong đấu thầu đòi hỏi cả bên mời thầu nhà thầu phải tuân theo đó là đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch hiệu quả kinh tế. - Cạnh tranh đây là một nguyên tắc nổi bật trong đấu thầu, nó đòi hỏi bên mời thầu phải tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia một cách tối đa, nghiêm cấm các nhà thầu thông đồng móc ngoặc với nhau tạo, tính độc lập của các nhà thầu khi tham gia đấu thầu dự án. - Công bằng theo nguyên tắc này các nhà thầu khi tham gia phải được đối xử như nhau (được cung cấp thông tin như nhau). Tuy nhiên nguyên tắc này chỉ mang tính tương đối vì một số nhà thầu vẫn được ưu tiên điều này sẽ được quy định rõ trong hồ mời thầu. - Minh bạch tránh tình trạng thông đồng khép kín móc ngoặc giữa bên mời thầu nhà thầu, đảm bảo tính độc lập giữa bên mời thầu nhà thầu. - Hiệu quả được xét trên hai phương diện hiệu quả về mặt thời gian hiệu quả về mặt tài chính. Hiệu quả về mặt thời gian sẽ được đặt lên hàng đầu trong trong trường hợp công trình đòi hỏi tính cấp bách . Trong trường hợp không yêu cầu cấp bách về thời gian thì phải thực hiện theo đúng quy trình lựa chọn nhà thầu đạt hiệu quả về mặt tài chính. • Các phương thức đấu thầu Theo điều 26 của luật đấu thầu năm 2005, dựa vào cách thức nộp hồ của bên mời thầu mà người ta chia các phương thức đấu thầu thành 3 loại bản đó là: Đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ, đấu thầu 2 giai đoạn. - Phương thức đấu thầu một túi hồ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần. - Phương thức đấu thầu hai túi hồ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo. - Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng được thực hiện theo trình tự sau đây: + Giai đoạn một, theo hồ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa giá dự thầu; trên sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ mời thầu giai đoạn hai; + Giai đoạn hai, theo hồ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu. 1.1.3. Các loại hình đấu thầu Dựa vào đặc điểm hay bản chất của đấu thầu thể chia đấu thầu thành 7 loại hình như sau • Đấu thầu rộng rãi Thứ nhất, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này. Thứ hai, Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của Luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ mời thầu cho các nhà thầu nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. • Đấu thầu hạn chế Các trường hợp áp dụng - Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu; - Gói thầu yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật tính đặc thù; gói thầu tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ một số nhà thầu khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là đủ năng lực kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. • Chỉ định thầu Các trường hợp áp dụng - Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu; - Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài; - Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết; - Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ; - Gói thầu dịch vụ tư vấn giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là đủ năng lực kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định. Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định. • Mua sắm trực tiếp Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu nội dung tương tự. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác. • Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp đủ các điều kiện sau đây: - Gói thầu giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; - Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá tương đương nhau về chất lượng. Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau. • Tự thực hiện Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý sử dụng. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầuvề tổ chức tài chính. • Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt Trường hợp gói thầu đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật này thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 1.2. Cạnh tranh trong đấu thầu 1.2.1. Vai trò của chủ thầu xây dựng Sự đóng góp tham gia của các nhà thầu xây dựng ngày càng trở nên quan trọng vị trí hết sức đặc biệt cùng với quá trình mở cửa phát triển của nền kinh tế, đóng vai trò quyết định đến chất lượng công trình. Các nhà thầu xây dựng , thể là cá nhân , tổ chức trong nước hoặc nước ngoài đăng kí kinh doanh , tư cách pháp lí hoặc đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu. Sự tham gia của các nhà thầu tạo điều kiện cho chủ đầu nhiều hội hơn để lựa chọn cho mình nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ với chi phí hợp lý. Đồng thời sự tham gia của các nhà thầu quốc tế cũng góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các nước đang phát triển. Đặc biệt chính sự canh tranh giữa các nhà thầu thông qua công tác đấu thầu đã tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ chế tập trung bao cấp, chế “xin”, “cho” sang chế cạnh tranh. 1.2.2. Các tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh Mức độ cạnh tranh của cá doanh nghiệp được xem xét trên những chỉ tiêu chủ yếu như hệ số nợ tổng tài sản,hệ số doanh lợi, tỷ lệ thắng thầu. Khả năng tài chính, do đặc điểm của đấu thầu xây dựng là đặt nặng vấn đề tài chính, đây là một trong những chỉ tiêu nằm trong mối quan tâm chung của nhà đầu tư khi quyết định làm ăn với một doanh nghiệp xây dựng vì đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo công trình của họ được thực hiện một cách đầy đủ , chất lượng kịp thời , đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Hai chỉ tiêu tài chính được xem xét đến đầu tiên đó là hệ số tổng tài sản hệ số doanh lợi. Bên cạnh đó còn một chỉ tiêu quan trọng nữa để đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà thấu đó là tỷ lệ thắng thầu Hệ số nợ tổng tài sản Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Hệ số doanh lợi Hệ số doanh lợi = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tỷ lệ thắng thầu Tỷ lệ thắng thầu = Số công trình thắng thầu Tổng số công trình tham dự thầu Số lượng công trình, dự án mà công ty đã tham gia thực hiện là tiêu chí bản sát thực nhất đảm bảo với nhà đầuvề uy tín , kinh nghiệm cũng như độ thành công của doanh nghiệp được thực hiện công trình. Tỷ lệ thắng thầumột tiêu chí rõ ràng cho chúng ta biết về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh • Kinh nghiệm nhà thầu Kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng đối với nhà thầu xây dựng, là một trong những yếu tố quyết định để quyết định hồ dự thầu đạt tiêu chuẩn hay không mục đích là để là chọn ra các nhà thầu đủ kinh nghiệm. Đây cũng là một đòi hỏi chính đáng từ phía nhà đầu tư vì công trình xây dựng là một loại hàng hóa đặc biệt, giá trị lớn không thể thường xuyên thay đổi hay xây dựng mới. Kinh nghiệm thực tế của nhà thầu thường được xét đến trên hai phương diện đó là số năm kinh nghiệm số dự án đã thực hiện trong lĩnh vực kinh doanh liên quan các dự án khác. Bảng kê kinh nghiệm của nhà thầumột phần bắt buộc trong bộ hồ dự thầu. • Số liệu tài chính Mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư là sự an toàn của đồng vốn bỏ ra do vậy bên cạnh năng lực kỹ thuật (thể hiện ở kinh nghiệm của nhà thầu), năng lực tài chính cũng là yếu tố quan trọng cần được xem xét. Tất cả các nhà thầu vượt qua vòng tuyển đều đã đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, do vậy trong quá trình đánh giá chi tiết hồ dự thầu, yếu tố tài chính sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc cạnh tranh của các nhà thầu. Đặc điểm các công trình xây dựng là cần vốn lớn, việc thanh toán cho nhà thầu theo từng đợt hoặc theo thỏa thuận giữa nhà đầu nhà thầu. Chính vì thế mà chủ thầu xây dựng phải đảm bảo các điều kiện về năng lực tài chính như vốn tự có, vốn vay, lợi nhuận ba năm liên tiếp , thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp… theo đúng các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra. Điều này giúp nhà thầu tạo được niềm tin với nhà đầutrong việc đảm bảo đúng tiến độ , chất lượng , cũng như chi phí để hoàn thành công trình. • Giá dự thầu Bản chất của đấu thầu là nơi gặp nhau giữa người mua (nhà đầu tư) người bán (nhà thầu), do đó trong trường hợp các nhà thầu điều kiện tương đồng về kinh nghiệm, năng lực tài chính năng lực kỹ thuật, nhà thầu nào bỏ thầu với mức giá thấp nhất hợp lý sẽ trúng thầu. Theo quy định của nhà nước, để tránh tình trạng móc ngoặc giữa nhà thầu bên mời thầu trong một số trường hợp (như các công trình của nhà nước) thì pháp luật về đấu thầu đã quy định mức giá bỏ thầu thấp nhất cũng không chênh lệch quá 15% so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra, nêu vượt quá con số đó sẽ bị loại trực tiếp hồ dự thầu. Điều này đòi hỏi các nhà thầu phải tính toán chi tiết cặn kẽ các loại chi phí phát sinh, để thể được mức giá dự thầu tốt nhất. • Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư Các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ mời thầu đòi hỏi các nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung cũng như thứ tự sắp xếp các nội dung trong đó , đặc biệt bên mời thầu quan tâm nhiều đến mục tiêu quan trọng, đó là : hiệu quả. Với mục tiêu này yêu cầu chủ đầu tư phải đảm bảo cả về mặt chi phí hợp lí lẫn thời gian hoàn thành công việc tạo ra một sân chơi lành mạnh cho nhà thầu. Do đó bốn mục tiêu mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều quan tâm, đó là làm sao đảm bảo tính hiệu quả, cạnh tranh, công bằng minh bạch. Ngoài ra vì là khách hàng nên bên mời thầu quyền bỏ tiền ra mua sản phẩm hợp ý mình, cho nên nhà thầu vì thế phải đảm bảo những yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra, nếu không sẽ không được tham gia đấu thầu cũng ít hội thắng thầu. Như vậy bên cạnh việc xem xét những yếu tố về giá, kinh nghiệm tài chính, việc đưa ra những mục tiêu tối cần thiết bắt buộc đối với các nhà thầu là cần thiết nhằm tạo ra được môi trường đấu thấu công bằng bình đằng đồng thời giúp bên mời thầu thể chọn ra được những nhà thầu đạt tiêu chuẩn với chi phí hợp lý. . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 1.1. Khái quát chung về đấu thầu 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đấu thầu • Khái. áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng

Ngày đăng: 23/10/2013, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w