Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
25,13 KB
Nội dung
Mộtsốgiải pháp nhằmhạnchếrủiro trong hoạtđộngcủacácdựánFDItạiViệtNam I. MộtsốgiảiphápCácrủiro xảy ra đối với cáchoạtđộngcủacácdựánFDI được phân tích ở trên có xuất phát từ rất nhiều chủ thể khác nhau. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chỉ tập trung chủ yếu vào cáccácgiảipháp và kiến nghị đối với các cơ quan Nhà Nước, mộttrong những chủ thể quan trọngtrong quản lý hoạtđộngcủacácdựán FDI. 1. Cácgiảipháp chung. 1.1. Giải quyết những vấn đề trong cải cách thủ tục hành chính. Nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng chủ ngiã xã hội. Tuy nhiên, các quy luật thị trường vẫn chưa được tôn trọng , nền kinh tế còn chịu quá nhiều ảnh hưởng nặng nề từ sự chi phối của hệ thống hành chính Nhà nước. Vì vậy, việc đầu tiên nên làm chính là hệ thống hoá và rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật một cách rõ ràng và minh bạch, tạo sự thông thoáng cho cáchoạtđộng đầu tư, tránh những quy định không còn phù hợp với những thay đổi trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực quản lý hành chính cũng là vấn đề cần quan tâm khi muốn đổi mới hoạtđộngcủacác cơ quan hành chính Nhà Nước. Cần có sự thống nhất giữa chính quyền các cấp về những quy phạm được áp dụng cho các dối tượng đầu tư khác nhau nhằmhạnchế sự ngừng trệ củacácdựán do chính quyền địa phương mang lại. Cần lắng nghe những đóng góp cũng như phản ánh từ phía các nhà đầu tư để có thể hiểu được thực tế hoạtđộngcủacácdựán và có những điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, cũng tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, tránh tâm lý chán nản trước một quyết định đầu tư được đưa ra. 1.2. Phát triển các loại thị trường một cách đồng bộ trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật áp dụng đối với dựán đầu tư. 1.2.1. Nền tảng của mọi hoạtđộng đầu tư là dựa trên cơ sởcủa hệ thống pháp luật. Mỗi nhà đầu tư đều mong muốn có môi trường kinh doanh thuận lợi vì vậy, cần bảo vệ quyền tự do kinh doanh của họ và tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích tự do cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng Ngoài việc tổ chức thực hiện tốt Luật kinh tế và Luật đầu tư nước ngoài, cũng cần ngày một hoàn thiện pháp luật về thương mại và dịch vụ phù hợp với tư do thương mại và những ký kết ViệtNam đã ký với các nước khác cũng như việc tham gia các tổ chức quốc tế Các chính sách thuế cũng có những tác động lớn đến hoạtđộngcủacácdựán đầu tư. Do đó, cần cải cách thuế một cách ổn định, đơn giản hoá nhưng vẫn có thể giữ hiệu quả tronghoạtđộngtài chính công. Cần ban hành đầy đủcác văn bản luật không chỉ ở trong nwocs mà còn luật pháp quốc tế áp dụng vào cácdựán đầu tư. Với mỗi lĩnh vực cụ thể cần có những chính sách ưu đãi phù hợp để thúc đẩy đầu tư theo những ngành nghề khác nhau. Tiếp tục hoàn thiện những luật có liên quan ngoài kinh tế như; luật về công nghệ thông tin, tài nguyên môi trường, sở hữu trí tuệ và an ninh lượng thực, . Điều này giúp đảm bảo sự hài hoà trong việc kết hợp giữa kinh tế và các linh vực khác khi thực hiện cáchoạtđộngcủadự án, tránh những mục tiêu ngược chiều, gây mâu thuẫn và cản trở dựán tiếp tục hoạt động. Ngoài những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư, một phần rất quan trọng, không thể thiếu chính là trách nhiệm pháp lý, chếtài dân sự, hành chính . một cách rõ ràng đối với các hành vi gây thiệt hại về người, tài sản cũng như môi trường tự nhiên, ô nhiễm, . khi thực hiện hoạtđộngcủadự án. Ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế cần thiết nhằm bảo vệ nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thương mại quốc tế. 1.2.2. Phát triển các loại thị trường khác nhau. Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, để tạo môi trương fkinh doanh công bằng và hiệu quả cần có sự phát triển đồng đều của tất cả các loại thị trường trong nền kinh tế. Thị trường lao động là nơi cung cấp lực lượng lao động cho cácdựán đầu tư. Phát triển thị trường lao độngđồng bộ; tạo môi trường thông suốt để tăng sự gắn kết cung-cầu lao động; đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm; bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc, nơi cư trú của người lao động. Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và lẫn người sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện chính sách tuyển mộ và sử dụng lao độngtrong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền; phát triển thị trường nhân lực quản trị kinh doanh. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê về thị trường lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu có kỹ thuật và chuyên gia. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạtđộng xuất khẩu lao động. Phát triển thị trường tài chính theo hướng hoàn chỉnh cơ cấu, quy mô và phạm vi hoạtđộng rộng, an toàn, được giám sát, quản lý chặt chẽ, bảo vệ lợi ích hợp phápcủa mọi đối tượng tham gia đầu tư, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, phát triển mạnh thị trường chứng khoán, làm cho thị trường này thực sự trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng đủcác điều kiện có thể niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê về thị trường chứng khoán. Tăng cường hoàn thiện thị trường tiền tệ; lành mạnh hoá cáchoạtđộng giao dịch vốn ngắn hạn và mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường; tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường tài chính cả về hoạch định chính sách, cơ chếhoạt động, quản lý điều hành và giám sát hoạt động. Đối với thị trường khoa học, công nghệ: Thực hiện các chính sách ưu đãi, công nhận và cấp bằng sáng chế đối với các công trình khoa học và hoạtđộng sáng tạo, hoàn thiện và ứng dụng công nghệ mới. Hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ hoạtđộng theo cơ chế doanh nghiệp. Thúc đẩy thương mại hoá các sản phẩm khoa học và công nghệ. Tạo môi trường mua bán thuận lợi các sản phẩm công nghệ, gắn kết hoạtđộng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, phát triển quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp sản xuất với cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu, triển khai, phát triển công nghệ mới. Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, tư vấn, mua bán công nghệ, giám định, đánh giá, chuyển giao công nghệ. Hình thành các tổ chức trung gian giao dịch công nghệ, chợ công nghệ, vườn ươm công nghệ. Chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ sang chế độ tự chủ tài chính hoặc doanh nghiệp; thực hiện việc công ty hoá các tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Xoá bỏ độc quyền tronghoạtđộng khoa học, công nghệ; hoàn thiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu để tuyển chọn cácdự án, đề tài nghiên cứu và đơn vị thực hiện sản phẩm công ích và khoa học, công nghệ. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tronghoạtđộng nghiên cứu triển khai. Với mộtsố thị trường khác có liên quan đến hoạtđộng đầu tư củacácdự án. Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền gắn với thị trường. Đổi mới quản lý nhà nước về giá phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư phù hợp với các cam kết song phương, đa phương và theo thông lệ quốc tế. Tập trung phát triển mạnh thị trường dịch vụ, nhất là thị trường dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn. Thực hiện các chính sách để dễ dàng chuyển quyền sử dụng đất thành hàng hoá, nhờ đó, đất đai thực sự trở thành nguồn lực và nguồn vốn phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê, đường, cầu, bến cảng, kho tàng . Hình thành cơ chế giá bất động sản theo thị trường. Nhà nước điều tiết giá đất bằng các chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp và thông qua quan hệ cung - cầu. Phát triển cáchoạtđộng dịch vụ trung gian về bất động sản (môi giới, định giá, thông tin, thế chấp, bảo lãnh…). Xây dựng hệ thống đăng ký, thông tin bất động sản; ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Sớm ban hành Luật Đăng ký bất động sản. 1.3. Hoàn thiện hơn cơ chế thực hiện quy hoạch dựán đầu tư. 1.3.1. Giải quyết các vấn đề trong cơ chế thực hiện đối với công tác quy hoạch. Cần thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch. Việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn .) Ngoài ra việc quy hoạch phải có căn cứ khoa học, có tầm nhìn dài hạn, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của nhân dân. Trừ mộtsố nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, tất cả các loại quy hoạch đều phải được công khai hoá. Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, quy hoạch các sản phẩm chủ lực chỉ mang tính dự báo, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chỉ có giá trị trong việc thẩm tra đối với cácdựán đầu tư sử dụng vốn của nhà nước; không áp dụng để thẩm tra đối với cácdựán sử dụng các nguồn vốn khác. 1.3.2. Tham nhũng, vấn nạn của xã hội Tổ chức triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng mới được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/06/2006. Tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc chống tham nhũng, sách nhiễu dân, coi thường kỷ luật, kỷ cương và tắc trách trong công việc. Thực hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi pháp luật và phục vụ nhân dân. Thực hiện các hình thức về công khai minh bạch tronghoạtđộngcủacác cơ quan, tổ chức, đơn vị như: công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, trong quản lý dựán đầu tư xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, trong quản lý sử dụng khoản hỗ trợ, viện trợ, trong quản lý sử dụng đất đai . 2. Cácgiảipháp tác động trực tiếp đến cácdựán FDI. 2.1. Vấn đề luật pháp, chính sách và công tác phổ biến luật pháp. Trước tiên cần rà soát chính sách thuế và ưu đãi đầu tư đang còn cản trở thu hút đầu tư (việc áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu, chi phí quảng cáo ). Nhanh chóng ban hành, phổ biến rộng và tập huấn Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn việc áp dụng và thi hành đối với các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp. Mộttrong những nội dung quan trọng là cần hoàn thiện chính sách tiền lương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về lao động và tiền lương nhằmhạnchế tình trạng tranh chấp trongcác doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình một mặt bằng chung về mức lương tối thiểu cho lao động làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết về Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với người lao động và người sử dụng lao động. 2.2. Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với tăng cường phối hợp giám sát hoạtđộng quản lý FDI. Khẩn trương củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý FDI phù hợp với quy định mới. Tiếp tục thực hiện và giám sát thực hiện tốt cơ chế "một cửa" tạicác cơ quan công quyền. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và sớm triển khai áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 tronghoạtđộng quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở các cấp, các lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dựán mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; cũng như các thủ tục liên quan đến quá trình triển khai dựán như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, tham gia xử lý tranh chấp .v.v. Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề liên quan trong quá trình hoạtđộngcủa doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp quản lý FDI, chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật củacác địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn và trung hạn. Tăng cường cơ chế phối hợp để nâng cao hiệu quả quản lý FDI và công tác kiểm tra, thanh tra về FDInhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những vi phạm. Đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. 2.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng tạo cơ sở cho cáchoạtđộngdự án. Thứ nhất, phải đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức triển khai mộtsố chính sách đồng bộ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân (gồm cả ĐTNN) tham gia đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các điều kiện về nhà ở, đi lại, học hành, phúc lợi công cộng cho người lao động làm việc tạicác khu công nghiệp và khu chế xuất thuê. Tiếp tục nâng cao chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng và các dịch vụ liên quan (viễn thông, cảng biển, hàng hải, hàng không, đường bộ,…) đáp ứng nhu cầu hiện tại. 2.4. Công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) cần hoàn thiện và đổi mới. Nhanh chóng đặt đại diện XTĐT tại địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Tăng cường các đoàn vận động đầu tư tại địa bàn trọng điểm (Nhật, Mỹ, EU) theo dựán và đối tác, công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài về thu hút FDI. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu tư thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức in ấncáctài liệu cần thiết cho hoạtđộng XTĐT Xây dựng mới và nâng cấp trang thông tin website giới thiệu về FDI. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại, bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ về ngoại ngữ, marketing, hiểu biết về chính sách, luật pháp liên quan tới ĐTNN vào các bộ phận chuyên trách về công tác XTĐT. Củng cố kiện toàn và nâng cao trình độ nghiệp vụ củacác Trung tâm XTĐT của trung ương và địa phương. Bên cạnh việc triển khai Quỹ XTĐT phục vụ công tác thu hút FDI và ODA; công bố Danh mục dựán thu hút ĐTNN giai đoạn 2006 – 2010, cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT, bao gồm ở cả trong nước lẫn các đại diện ở nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạtđộng XTĐT tạiViệt Nam. II- Mộtsố kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về pháp luật về hai Luật nói trên; đồng thời, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Quy chế phối hợp về quản lý nhà nước hoạtđộng ĐTNN trong quý IV năm 2006; - Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình mở cửacác lĩnh vực đầu tư cho nhà ĐTNN theo lộ trình cam kết trong Quý IV năm 2006; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, hoàn chỉnh sách đề án khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 13/2005/CT- TTg ngày 8 tháng 4 năm 2005 trong quí IV năm 2006; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và thực hiện chương trình vận động xúc tiến đầu tư hàng năm theo địa bàn và đối tác trọng điểm. Triển khai thực hiện Quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia nhằm tăng cường xúc tiến đầu tư cả vốn ODA lẫn vốn FDI; triển khai việc thiết lập hệ thống cán bộ đại diện tạimộtsố nước khu vực trọng điểm trong Quý IV năm 2006. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng mạng thông tin toàn quốc về đầu tư nước ngoài, nhằm kịp thời cung cấp và thu thập thông tin về đầu tư. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương thành lập đường dây nóng về đầu tư, nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tư. 2. Bộ Tài chính - Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát trình Chính phủ phương án bãi bỏ các quy định về thuế trái với với các cam kết quốc tế trong Quý IV năm 2006; - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cácdựán công nghệ cao nằm ngoài khu công nghệ cao. - Chủ trì xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ trong quí II năm 2007 chính sách khuyến khích và cơ chế quản lý hoạtđộng đầu tư gián tiếp và nguồn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát trình Chính phủ trong quý IV năm 2006 phương án sửa đổi các quy định ưu đãi đầu tư về lĩnh vực đất đai. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ Công nghiệp, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư vào cácdựán phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 3. Bộ Công nghiệp: - Chỉ đạo Tổng Công ty điện lực ViệtNam (EVN) thực hiện ngay mộtsố công việc để đảm bảo cung cấp điện cho hoạtđộngcủacác doanh nghiệp, cụ thể: + Khả năng huy độngcác nguồn điện (kể cả các nguồn ngoài Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) trong đó khuyến khích và có cơ chế chính sách ưu tiên (về giá mua điện, chấp thuận các nguyên tắc đã thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán điện đã ký) áp dụng với cácdựán nguồn điện đang hoạtđộng có khả năng mở rộng và tăng công suất; + Lập phương án cấp điện và các biện pháp xử lý ứng với các mức độ thiếu nguồn điện; lập kế hoạch ưu tiên cấp điện cho sản xuất, nhất là các nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất và các địa phương, thành phố trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ quan trọng. [...]... chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao độngnhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động Thực hiện các biện phápnhằm nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động cho người lao động, người sử dụng lao động và đặc biệt là cán bộ làm công tác nhân sự trongcác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Xây dựng, trình Chính phủ trong quý IV năm 2006 lộ trình tiến tới một chính... trường: - Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2006 đề án tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát trình Chính phủ phương án sửa đổi các quy định ưu đãi đầu tư về lĩnh vực đất đai trong quý IV năm 2006; - Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2007 đề án phát triển... dịch vụ môi trường phù hợp với các quy định của WTO làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xử lý môi trường, cung cấp các dịch vụ môi trường - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đối với hoạtđộng bảo vệ môi trường trongcác doanh nghiệp - Xây dựng quan hệ đối tác trong công tác bảo vệ môi trường giữa các cơ quan quản lý môi trường,... thống y tế dự phòng, trongnăm 2007 - Tiếp tục hoàn thiện Đề án phát triển công nghiệp dược, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007 - Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007 Dự thảo Luật Dược và Đề án phát triển công nghiệp trang thiết y tế, trong quý IV năm 2007 4.6 Bộ Thương mại: - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xây, dựng trình Thủ... lộ trình mở cửacác lĩnh vực đầu tư theo tiến độ cam kết, trong quý IV năm 2006 - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên thực hiện cáchoạtđộng mua bán hàng hóa tạiViệtNam - Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, trình Chính phủ trong quý I năm 2007 văn bản sửa đổi các quy định bất... thương mại ViệtNam 4.8 Bộ Ngoại giao: - Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập và quản lý hoạtđộngcủa đại diện xúc tiến đầu tư tạimộtsố địa bàn trọng điểm - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình quảng bá quốc gia dưới hình thức "Những ngày ViệtNam ở nước ngoài" giai đoạn 2007-2010 4.9 Bộ Xây dựng: - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng... thể vốn đầu tư cácdựán và các nguồn vốn nhà nước, vốn củacác thành phần kinh tế khác và vốn đầu tư nước ngoài - Khẩn trương thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện, xây dựng cơ chế và khung định giá năng lượng (than, khí, điện), trình Chính phủ phê duyệt và công bố công khai - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định danh sách mộtsốcácdựán nguồn điện cần huy động vốn đầu tư... đầu tư nước ngoài theo các hình thức đầu tư khác nhau; xây dựng tóm tắt nội dung dự án (profile) và tổ chức vận động kêu gọi đầu tư - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng giảipháp sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời, trình Chính phủ trong quý IV năm 2007 - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan... cường công tác thông tin, quản lý dữ liệu đầu tư và thực hiện đầy đủchế độ báo cáo về đầu tư nước ngoài theo quy định củapháp luật về đầu tư Tiếp tục rà soát và có kế hoạch triển khai tốt các thỏa thuận trong Kế hoạch hành động thực hiện Sáng kiến chung ViệtNam - Nhật Bản giai đoạn II nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh củaViệtNam ... trình Chính phủ ban hành trong quý IV năm 2006 - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá thực trạng chất thải công nghiệp trong quý IV năm 2006 4 Với các bộ khác 4.1 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nên: - Khẩn trương thực hiện các giải phápnhằm phát triển quan hệ lao động lành mạnh Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về lao động, tiền lương; tăng . Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các dự án FDI tại Việt Nam I. Một số giải pháp Các rủi ro xảy ra đối với các hoạt động của các. các giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan Nhà Nước, một trong những chủ thể quan trọng trong quản lý hoạt động của các dự án FDI. 1. Các giải pháp chung.