Trong đời sống nhân dânđang xuất hiện các xu hướng tự phát, một bộ phận nhân dân quay lưng lại vớitruyền thống, xem thường những giá trị văn hóa của quê hương đất nước,chạy theo đồng tiề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HƯỜNG
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Hà Nội, 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HƯỜNG
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ng ành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 602285
Người hướng dẫn:
PGS TS ĐỖ NHẬT TÂN
Hà Nội, 2010
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 11
Chương 1 BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC - VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 11
1.1 Một số khái niệm liên quan đến văn hóa Kinh Bắc 11
1.1.1 Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa 11
1.1.2 Văn hóa vùng, miền và bản sắc văn hóa vùng, miền 18
1.2 Khái niệm bản sắc văn hóa Kinh Bắc 20
1.2.1 Điều kiện hình thành bản sắc văn hóa Kinh Bắc 20
1.2.2 Bản sắc văn hóa Kinh Bắc và những đặc trưng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc 27
1.2.3 Mối quan hệ của bản sắc văn hóa Kinh Bắc với bản sắc văn hóa dân tộc 33
1.3 Vai trò của văn hóa Kinh Bắc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 36
1.3.1 Phát huy tính nhân văn trong đời sống xã hội 36
1.3.2 Phát huy tinh thần lạc quan yêu đời, yêu quê hương, đất nước, dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động sản xuất, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 46
Chương 2 THỰC TRẠNG GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC 55
2.1 Ông cha ta giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc 55
2.2 Những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước nói chung, của Đảng bộ, chính quyền địa phương nói riêng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc 68
2.2.1 Những quan điểm của Đảng, Nhà nước nói chung về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa 68
Trang 42.2.2 Quan điểm của Đảng bộ, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh
2.3 Những nội dung chủ yếu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế (1986 đến nay) 74
Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN
SẮC VĂN HÓA KINH BẮC TRONG THỜI KỲ MỚI ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 81 3.1 Dự báo xu hướng biến đổi bản sắc văn hóa Kinh Bắc những năm tới 81
3.1.1 Xu hướng tích cực 813.1.2 Xu hướng tiêu cực 82
3.2 Những nguyên tắc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế 83
3.2.1 Tuân theo những quan điểm của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệtđối, trực tiếp, toàn diện của Đảng. 843.2.2 Chủ động hội nhập để tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loạitrên cơ sở giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc 853.2.3 Không bảo thủ giữ nguyên cái cũ, không chịu đổi mới, tiếp thu cáimới, cái tiến bộ 873.2.4 Không tự ti phủ định sạch trơn cái cũ, bắt chước dập khuôn cái mới89
3.2.5 Bảo đảm mối quan hệ biện chứng giữa giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hóa Kinh Bắc với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh
tế - xã hội ở Bắc Ninh – Kinh Bắc 89
3.3 Giải pháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế 90
Trang 53.3.1 Nhóm giải pháp và kiến nghị về nâng cao, thống nhất nhận thức tưtưởng 903.3.2 Nhóm giải pháp và kiến nghị về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý 92
3.3.5 Nhóm giải pháp và kiến nghị về xây dựng môi trường văn hóa,
KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài luận văn
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là độnglực thúc đẩy xã hội phát triển Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng và tác độngđến mọi mặt của đời sống xã hội Trong đó phải kể đến những ảnh hưởng vàtác động mạnh mẽ của văn hóa đến phát triển kinh tế Giữa phát triển văn hóa
và phát triển kinh tế có quan hệ biện chứng với nhau Văn hóa còn biểu hiệntrình độ văn minh của dân tộc và là bản sắc của từng vùng, miền Bản sắc vănhóa được xem như là chứng minh thư, là thẻ căn cước của từng dân tộc, từngvùng, miền Thông qua bản sắc văn hóa người ta có thể thấy được chiềuhướng phát triển kinh tế, cũng như cung cách phát triển kinh tế - xã hội nóichung Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thốngcủa dân tộc – một nhiệm vụ quan trọng được đặt song song với sự phát triểnkinh tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang rất quan tâm
Từ khi ra đời đến nay Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâmđến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 khóa VIII về: “Phát triển văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và báo cáo chính trị tại đại
hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối vớiviệc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện đổi mới và
mở cửa
Ngược dòng lịch sử, quê hương Quan họ có nhiều tên gọi khác nhau vàđịa bàn rộng, hẹp khác nhau, qua các triều đại Từ xa xưa đã nổi tiếng mộtvùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỉ XIX, từngày 10/10/1895 bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Từ năm
1963 hai tỉnh đó lại được sáp nhập lại thành một tỉnh Hà Bắc rộng lớn Gầnđây hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang lại được tách ra Song nói đến xứ Bắc –
Trang 7Kinh Bắc thì tỉnh Bắc Ninh ngày nay là địa bàn cốt lõi, trung tâm của xứ Bắc – Kinh Bắc xưa.
Trải chiều dài lịch sử, Kinh Bắc – Bắc Ninh có vị thế và vai trò đặc biệtquan trọng trong lịch sử dân tộc Đó là mảnh đất vốn là một trong những cáinôi sinh thành của dân tộc Việt, trung tâm diễn ra cuộc đấu tranh lâu dài vàkhốc liệt của dân tộc chống xâm lược và đồng hóa trong suốt thiên niên kỷđầu công nguyên Nơi đây là quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế -triều đại mở nền văn minh Đại Việt, miền đất phên giậu phía Bắc của kinhthành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Dưới thời thuộc Hán - “thủ phủ” vùngđất này - là cái nôi truyền bá Nho học và Phật học lớn nhất của người Việt.Kinh Bắc - Bắc Ninh còn là một vùng đất lịch sử của những anh hùng, cộinguồn của văn hóa - văn minh Đại Việt, đồng thời cũng là vùng đất cổ, giàutruyền thống văn hiến, hiếu học, khoa bảng Văn hóa Bắc Ninh – Kinh Bắcphong phú và đặc sắc được thể hiện qua những công trình kiến trúc nghệthuật, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa, phong tục tập quán, cácsinh hoạt văn hóa dân gian
Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, đặc biệt năm 2006, thị xã BắcNinh chính thức được công nhận là thành phố đô thị loại 3, đã tạo những bướctiến vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển của địa phương BắcNinh hiện đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế,tốc độ đô thị hóa với những biến đổi diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng trên tất cảcác mặt của đời sống xã hội làm cho đời sống nhân dân được cải thiện vànâng lên đáng kể, hạ tầng cơ sở được kiến trúc, xây dựng khang trang hiệnđại; nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vậtthể bị mai một, lạm dụng, xâm hại và thương mại hóa Quá trình đô thị hóacùng với mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế cũng hình thành nên những chuẩnmực mới trong đời sống tinh thần, dẫn đến “sự va chạm” giữa lối sống, lối tư
Trang 8duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống Trong đời sống nhân dânđang xuất hiện các xu hướng tự phát, một bộ phận nhân dân quay lưng lại vớitruyền thống, xem thường những giá trị văn hóa của quê hương đất nước,chạy theo đồng tiền, đạo đức bị xói mòn, một bộ phận khác lại có xu hướngtrở về cội nguồn, khôi phục những lễ hội, thậm chí kéo theo cả việc khôi phụcnhững hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan … Trước thực trạng đó, các nhà lý luận
và chỉ đạo hoạt động thực tiễn phải chỉ ra được đâu là khuynh hướng có hại,đâu là khuynh hướng có lợi; khuynh hướng nào cần bảo tồn, phát huy; khuynhhướng nào cần phải hạn chế, cải tạo để Bắc Ninh có thể phát triển đúng hướngtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Những ngày cuối tháng 9 năm 2009 người dân Việt Nam nói chung vànhân dân Bắc Ninh – Kinh Bắc nói riêng rất vui mừng tự hào đón nhận danhhiệu Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại cho những làn điệu Dân caQuan họ - một giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương do Ủy ban Liên Chínhphủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể công nhận Bêncạnh niềm tự hào đó còn là trách nhiệm cần phải giữ gìn, phát huy và quảng
bá nét đẹp văn hóa đó với bạn bè quốc tế
Từ góc độ Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đềgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnhhội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhằm sử dụng những giá trị tích cực của vănhóa truyền thống của Kinh Bắc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệquê hương, đất nước Và đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng,góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xâydựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Cho tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài viết vềvùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, văn hiến Kinh Bắc Tuy nhiên, vấn đề
“giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnhhội nhập kinh tế quốc tế” thì chưa được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập
Trang 9tới Đây còn là một khoảng trống khoa học cần được nghiên cứu Chính vìvậy, tôi chọn đề tài “Giữ gìn bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới –đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp bậc Caohọc của mình.
II Lịch sử nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vùng quê Kinh Bắc và vănhóa Kinh Bắc dưới nhiều góc độ: Lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học và ngônngữ học như:
Cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, sách được viết xong năm 1435,
còn gọi là An Nam Vũ Cống Trong tác phẩm sau phần giới thiệu qua vị tríchung của toàn quốc, đơn vị hành chính, nhân khẩu, quốc hiệu, quốc đô quacác thời đại, Nguyễn Trãi chép riêng các đạo thời Lê sơ Riêng về Kinh Bắcsách đã giới thiệu như sau: “Thiên Đức là tên sông, xưa là Bắc Giang, đời Lýnhấc lên làm phủ Vệ Linh là tên khác của núi Vũ Sơn Đổng Thiên Vươngbay lên trời là ở nơi đây Kinh Bắc xưa là bộ Vũ Ninh, tây và nam giápThượng Kinh, Sơn Nam, đông và bắc giáp Thái Nguyên, Hải Dương Đây làtrấn thứ tư trong bốn kinh trấn và là đứng đầu phên giậu phía bắc…” Nhưvậy, ngay từ thời đó, Kinh Bắc xưa đã được nhắc tới như một địa phương đấttốt, vị trí quan trọng, với những nghề tiểu thủ công cổ truyền
Cuốn thứ hai hết sức quan trọng là: Đại Nam nhất thống chí (Triều Tự
Đức, tập III, quyển XIX) khi giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh đã nêu lên những sựcải tạo và sử dụng tự nhiên của nhân dân thời đó đối với các yếu tố tự nhiên
và việc phát triển các hoạt động sản xuất của địa phương
Cuối thời Lê, đầu Nguyễn đã xuất hiện sách Kinh Bắc phong thổ ký (kí hiệu R986, thư viện Quốc gia), nằm trong sách Thiên tải nhàn đàm của Đàm
Nghĩa Am, là sách địa lý Việt Nam về đời Gia Long – Minh Mạng Riêng
phần Kinh Bắc phong thổ ký có ghi rõ tác giả là Nguyễn Thăng, tri phủ Lạng Giang, viết năm 1807 in trong phần phụ dẫn của sách Thiên tải nhàn đàm.
Trang 10Dưới triều Nguyễn đã xuất hiện tiếp một số sách tỉnh chí như Bắc Ninh
tỉnh địa dư (1815), Bắc Ninh tỉnh chí (1876).
Cuốn Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 1, 2, 3, tác giả Thanh Hương,
Phương Anh, Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản từ 1973 đến 1976
Cuốn Một Hà Bắc cổ trong lòng đất, của tác giả Trần Quốc Vượng,
Trần Đình Luyện, Nguyễn Ngọc Bích, Ty Văn hóa và Thông tin Hà Bắc xuấtbản năm 1981
Cuốn “Địa lý hành chính vùng Kinh Bắc” của tác giả Nguyễn VănHuyên, Nguyễn Văn Trường, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998
Cuốn “Bắc Ninh làng cũ quê xưa- chiếc nôi của nền văn hóa Việt Nam”của tác giả Ngô Thế Thịnh, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2000
Cuốn “Bắc Ninh – Thế và lực trong thế kỷ XXI” của nhóm tác giả ChuViết Luận (cb), Trịnh Anh Vũ, Dương Mai Lan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002
Cuốn “Bắc Ninh lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 –1954” của các tác giả Nguyễn Hữu Vinh (chủ biên), Ngô Thanh Tuấn, NguyễnThành Hương, Nxb Quân đội Nhân dân, 2000
Cuốn “Văn hiến Kinh Bắc” của nhóm tác giả Trần Đình Luyện, LêDanh Khiêm, Nguyễn Quang Khải, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 1997…
Đây là những nghiên cứu mang tính khái quát chung về văn hóa và vănhiến Kinh Bắc thông qua tìm hiểu về lịch sử vùng Kinh Bắc, về những phongtục trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiếp cận các nghiên cứu đó ở nhóm cáccông trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa vật thể và nhóm các nghiên cứu vềvăn hóa phi vật thể
Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu về văn hóa vật thể của văn hóa KinhBắc Trong đó phải kể đến những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thìn
Trang 11với những nghiên cứu về Đền Đô - một di tích lịch sử văn hóa trong các tácphẩm “Chuyện kể ở Đền Đô” và cuốn “Di tích lịch sử Đền Đô”; nghiên cứu
về văn bia trên đất Kinh Bắc với các công trình “Văn bia văn miếu Bắc Ninh”của Nguyễn Quang Khải, cuốn “Văn bia văn chỉ Yên Phụ”; tác giả NguyễnHữu và Nguyễn Duy Hợp với nghiên cứu về “Chùa Dâu - Lịch sử và truyềnthuyết”
Công trình nghiên cứu về “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” trong luận vănTiến sĩ của tác giả Trương Thị Minh Hằng, 2005,
Tác giả Vương Xuân Tình thì lại tìm hiểu văn hóa Kinh Bắc trongnghiên cứu về “Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc”
Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí như: “Photượng Pháp Điện một kiệt tác nghệ thuật thế kỷ XVII” (Trà Hải), “Về vùngvăn hóa Luy Lâu - hồi cố và mấy suy nghĩ tản mạn” (Nguyễn Hữu Toàn),
“Bắc Ninh đất trăm nghề” (Trần Đình Luyện), “Lịch sử chùa Bút Tháp qua tưliệu Hán Nôm” (Phạm Tuấn), “Tìm hiểu về quả chuông cổ nhất xứ Kinh Bắc
ở chùa Diên Phúc” (Nguyễn Khắc Bảo), “Tranh Đông Hồ nét văn hóa KinhBắc” (Văn Côn), “Di tích lịch sử Bắc Ninh - Công tác quản lý và phát huy giátrị” (Lê Viết Nga), “Nét đẹp kiến trúc dân gian ở làng Đình Bảng” (Hồ Sĩ Tá)
Cuốn “Một số vấn đề về dân ca Quan họ” tập hợp một số bài tham luậntại Hội nghị khoa học các năm từ 1965- 1971 do Ty Văn hóa Hà Bắc tổ chức(Cuốn sách xuất bản năm 1972) Cuốn sách giúp người đọc cái nhìn tổng quát
Trang 12về dân ca Quan họ trên nhiều phương diện khác nhau: nguồn gốc của dân caQuan họ, lề lối hát Quan họ, âm nhạc Quan họ, tình hình phong trào ca hátQuan họ, Các phương hướng bảo tồn phát triển văn hóa Quan họ…
Năm 2006, Viện Văn hóa – Thông tin kết hợp với Sở Văn hóa – Thôngtin Bắc Ninh tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xãhội đương đại (qua trường hợp Quan họ ở Bắc Ninh, Việt Nam)” Sau cuộchội thảo lớn này, tập kỷ yếu “Không gian văn hóa Bắc Ninh - Bảo tồn và pháthuy” được xuất bản Với hơn 50 tham luận của nhiều tác giả trong và ngoàinước, hội thảo đã tập trung nghiên cứu nội dung, lề lối sinh hoạt dân ca Quan
họ, nghệ thuật âm nhạc Quan họ Có thể kể đến một số bài như “Nét đẹp riêngtrong lời ca Quan họ từ góc nhìn văn hóa ứng xử” (Phạm Thu Yến), “Nhữngkhả năng và sự biến đổi” (Trần Thị An), “Lễ hội- môi trường xã hội nhân vănbảo tồn và phát huy những giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh” của (HoàngLương), “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian Việt Nam trong cơ chế thịtrường với trường hợp dân ca Quan họ Bắc Ninh” (Lê Thị Hoài Phương)
Ngoài ra còn cả một kho tàng truyện kể dân gian, ca dao, tục ngữ, là kếttinh trí tuệ và tâm hồn của con người Kinh Bắc, thể hiện tinh thần hiếu khách,nho nhã, trọng tình nghĩa, tinh thần lạc quan yêu đời, phản ánh niềm yêu say
mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật phong phú Các tác phẩm, nghiên cứu vềmảng vấn đề này có thể kể đến cuốn “Phương ngôn xứ Bắc” của nhóm tác giảNguyễn Đình Bưu, Khổng Đức Thiêm, Nxb Văn hóa dân tộc, 1997, cuốn
“Bắc Ninh thi thoại” của tác giả Nguyễn Khôi, Nxb Văn hóa dân tộc, 2004,cuốn “Danh nhân Kinh Bắc: truyện dã sử”, của hai tác giả Huy Cờ, Trần ĐìnhLuyện, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999
Miền Kinh Bắc được mệnh danh là quê hương, là vương quốc của lễhội Khắp các xóm làng trên quê hương xứ Bắc cứ mỗi độ xuân về lại tưngbừng mở hội Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa dân gian thể hiện sự
Trang 13tài hoa, tinh tế, lịch lãm của mình trong giao tiếp ứng xử với bạn bè và quýkhách của con người Kinh Bắc Trong mảng đề tài này có rất nhiều nhữngnghiên cứu tiêu biểu như cuốn “Lễ hội Bắc Ninh” của Trần Đình Luyện,
2003, Sở Văn hóa – Thông tin Bắc Ninh xuất bản, “Hội Lim, truyền thống vàhiện đại” (kỷ yếu hội thảo khoa học), Sở Văn hóa – Thông tin Bắc Ninh,
2004, “Một số sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng ở vùng Dâu” của (Nguyễn HữuToàn), “Văn hóa truyền thống làng Viêm Xá” (Đỗ Thị Thủy)
Trong thời gian này còn có cuốn sách “Vùng văn hóa Quan họ BắcNinh” là kết quả của chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa – Thông tin vàTỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh xây dựng hồ sơ trình UNESCO côngnhận Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhânloại Cuốn sách dày hơn 1000 trang, được tuyển chọn từ các công trình nghiêncứu về Quan họ Bắc Ninh từ trước đến nay, đã giới thiệu toàn vẹn về văn hóaQuan họ
Trong quá trình nghiên chúng tôi thấy có rất nhiều công trình, sách báo,tài liệu nghiên cứu về văn hóa Kinh Bắc ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau,
có một số nghiên cứu đã nêu được nhiều nét đặc trưng của văn hóa Kinh Bắc;một số khác nghiên cứu một cách rời rạc, lẻ tẻ một vài đặc trưng bản sắc vănhóa Kinh Bắc mà chưa có công trình nghiên cứu và sách báo nào đề cập mộtcách hệ thống những đặc trưng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc, đặc biệt là vaitrò của nó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và việc giữ gìn pháthuy nó trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
III Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
Trang 14nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – tiếp tụcđẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (chương 1)
kỳ, nhất là thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế (chương 2)
tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, đề xuất một số giảipháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trongthời kỳ này (chương 3)
IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
Bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và việc giữ gìn, phát huy nó
V Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vănhóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
hiện nay ở Bắc Ninh
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử; ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: phươngpháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống
kê, so sánh…
Trang 15VI Ý nghĩa của đề tài luận văn
Bắc, cũng như vai trò động lực của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Bắc với mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng biến đổi bản sắc vănhóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới tiếp tục đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tếquốc tế; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hóa Kinh Bắc
+ Giúp cho đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng; Đảng, Nhànước và các cơ quan chức năng nói chung những cơ sở và luận cứ để chỉ đạoviệc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ tiếp tục đẩymạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
+ Có thể làm tài liệu nghiên cứu, học tập, giảng dạy
VII Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;phần nội dung gồm 3 chương với 9 tiết
Trang 16PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
BẢN SẮC VĂN HÓA KINH BẮC - VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI
VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1.1 Một số khái niệm liên quan đến văn hóa Kinh Bắc
1.1.1 Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa
- Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú Mọi sự vậthiện tượng, mọi quá trình trong thế giới vật chất lẫn tinh thần có mối liên hệvới con người, được con người tìm hiểu, nhận thức, tác động và ảnh hưởng trởlại con người đều có khía cạnh văn hóa của nó Để có một quan niệm đầy đủ,toàn diện về văn hóa không phải là điều đơn giản Ngoài một số ngành khoahọc xác định văn hóa là đối tượng trực tiếp, còn có nhiều ngành khoa họckhác nghiên cứu góc độ này hay góc độ khác của văn hóa Vì thế mà có nhiềuđịnh nghĩa, nhiều cách tiếp cận văn hóa Có những định nghĩa nói về chứcnăng của văn hóa, có những định nghĩa nói về ý nghĩa của văn hóa, có nhữngđịnh nghĩa văn hóa thiên về dân tộc học, xã hội hoc, tâm lý học, nhân học…
Có người cho rằng, văn hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; vănhóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúccảm quyết định tính chất một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.Cũng có người cho rằng, văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ đời sống tinhthần của xã hội, gồm tám lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đàotạo; khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thông tin đạichúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa Nghĩa hẹp gồm nếp sống, lối sống;văn học nghệ thuật; thông tin đại chúng; xuất bản báo chí; phong tục tập quán;đạo đức xã hội và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa
Trang 17Trong cuốn “Đại từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, trang 1744 đưa ra khái niệm văn hóa mộtcách tổng quát trên nhiều khía cạnh:
văn hóa của dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc)
đời sống văn hóa của nhân dân)
văn hóa)
văn hóa; gia đình văn hóa mới)
các di vật tìm được có những đặc điểm chung (văn hóa Đông Sơn; văn hóa rìuhai vai)
Trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005, tập 4, trang 798 đưa ra khái niệm văn hóa một cách khái quát: “Là
toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước” Khái niệm văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng [60, tr 798].
Các - pốp nhà văn hóa thuộc Liên Xô định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ
của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội
và lịch sử của loài người”.“Văn hóa là một hiện tượng nhiều mặt phức tạp,
có liên quan đến nền sản xuất và chế độ kinh tế của đời sống xã hội, văn hóa biểu hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội”.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, từ việc
phân tích đi đến xác định được bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa mà
Trang 18tổng hợp lại, đã nêu ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Học giả Đào Duy Anh định nghĩa: “Văn hóa là văn vật và giáo hóa,
văn hóa là giáo hóa con người trở nên đẹp đẽ” [1, tr 13].
GS Trần Quốc Vượng định nghĩa: “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như
lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử Văn hóa theo nghĩa hẹp như văn hóa nghệ thuật, học vấn… và tùy từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên, thì văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi bản tay của con người” [57, tr 16].
Văn hóa biểu hiện trong lý tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới
và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, trong tổ chức đời sống,tạo dựng xã hội, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ Có thể tìm thấy những biểu hiệncủa văn hóa trong các phương thức và công cụ sản xuất, phương thức sở hữu,các thể chế xã hội, phong tục tập quán, giao tiếp giữa người và người, trongtrình độ học vấn và khoa học kỹ thuật, trong trình độ sáng tạo và thưởng thứcvăn học, nghệ thuật Vì thế nhà xã hội học văn hóa Anh Taylor cho rằng:
“Văn hóa là những tổng thể phức hợp, bao gồm các trí thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục, và tất cả những khả năng thói quen, mà con người đã đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”
[62, tr 13]
Nhân dịp phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988 - 1997),
tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) đã công bố một
định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao
gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật, mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản về con người, truyền thống tín ngưỡng” [64, tr 5].
Trang 19Văn hóa được hiểu theo những góc độ tiếp cận khác nhau Chủ tịch Hồ
Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã nói: “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn” [23, tr 431] Như vậy, lao động sáng tạo là cội
nguồn, khởi điểm của văn hóa Để trở thành văn hóa đích thực thì những sáng
tạo đó phải hướng về các giá trị nhân văn, hoàn thiện nhận thức, nhân cáchcon người
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đờisống xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong đótính dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệgiữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành Tính dân tộc lànội dung quan trọng, luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tínhchất cốt lõi của một nền văn hóa
Như vậy văn hóa của một dân tộc hiểu theo nghĩa căn bản nhất là toàn
bộ những cái qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúpcác dân tộc khác tự nhận biết mình Bởi vậy, văn hóa là nơi thể hiện rõ nhấttinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện ý thức vànhững phương thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo tinhthần cùng tham dự và cùng chia sẻ
Từ rất nhiều cách định nghĩa trên về văn hóa, song chúng ta có thểthấy: văn hóa không chỉ là lối sống, là tổng hợp những lĩnh vực khác nhaunhư: khoa học, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học nghệ thuật… mà nó còn lànhững đặc trưng phổ quát nhất, tồn tại trong tất cả các giá trị vật chất, tinh
Trang 20thần do con người sáng tạo ra Văn hóa không phải là một vật cụ thể, người takhông thể tìm được sự vật hiện hình nào dưới cái tên văn hóa, nhưng ngượclại sự vật hiện tượng nào kể cả trong tự nhiên, một khi đã đặt trong mối quan
hệ với con người đều biểu hiện mặt văn hóa của nó Như vậy văn hóa vừa là
cụ thể, vừa là trừu tượng
Từ những sự lý giải trên, theo chúng tôi: Văn hóa là hệ thống những
giá trị chuẩn mực xã hội biểu hiện ra trong mọi lối sống nếp sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng người hay một quốc gia.
- Khái niệm bản sắc văn hóa
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa Theo nghĩa từ điển (Hán Việt),bản sắc được giải thích như sau: bản là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc làđầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo Bản sắc còn có một nghĩa khác làtính chất đặc biệt vốn có Trong tiếng Anh, từ identity có nghĩa là đồng nhất
Sự đồng nhất hoá làm nên bản sắc của một đối tượng…
Với những nghĩa trên, đã đưa đến nhiều cách giải thích khác nhau vềcụm từ “bản sắc văn hoá”, chẳng hạn:
- Bản sắc văn hóa gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng.
- Bản sắc văn hóa thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng
mạo và bản chất đối tượng
những cái riêng lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc củamột đối tượng
Bản sắc văn hóa bao hàm trong nó tất cả những yếu tố trên Bản sắc vănhóa được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể Tuy nhiên, bảnsắc văn hóa không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể, cũng không phải làcác phương thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc, hội họa, Bản sắc văn hóa
Trang 21là ý thức của chủ thể trong quá trình sáng tạo, giao lưu, tiếp biến, giữ gìn,phát triển văn hoá dân tộc.
Tìm hiểu bản sắc văn hóa, người ta thường đi tìm những yếu tố ổn định,
ít biến đổi nhất của một nền văn hoá Nói như vậy cũng có nghĩa là bản sắcvăn hóa không phải là cái bất biến Bản sắc văn hóa là sản phẩm của một chủthể, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định Cả 3 thành tố nàykhông ngừng vận động; vì vậy, bản sắc văn hóa cũng luôn có sự vận động Docách nhận thức này mà những khái niệm như: “bất biến”, “bền vững” đượcdùng một cách thận trọng khi bàn về bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa phải làcái ít biến đổi nhất Nếu nó biến đổi liên tục và biến đổi theo những chiềuhướng trái ngược nhau thì nền văn hoá đó trở thành không có bản sắc Tuyvậy, bản sắc văn hóa không thể là cái bất biến, vì trong thực tế đa số các nềnvăn hoá trên thế giới đã tự “siêu chỉnh” bản sắc qua quá trình giao lưu và tiếpbiến Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ, đây là sự vận động nội tại, vận động chậm,quá trình vận động làm xuất hiện những biến đổi rất tinh tế, rất tự nhiên trongquan điểm và tư duy của chủ thể Sự biến đổi theo hình thức này là biến đổitích cực Nó giúp chủ thể luôn có diện mạo mới mà không đánh mất sắc diệncủa mình
Trong mối quan hệ với văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, bản sắcvăn hóa được xếp vào văn hoá phi vật thể nhưng không có quan hệ “nganghàng” với văn hoá phi vật thể Bản sắc văn hóa chi phối, định hướng cho vănhoá phi vật thể Quan hệ chi phối này không phải là quan hệ giữa cái bênngoài đối với cái bên trong mà là quan hệ nội tại Có thể gọi đây là quan hệtâm và biên Bản sắc văn hóa ở vị trí tâm Nếu tâm thay đổi thì biên thay đổi
và ngược lại
Giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể có mối quan hệ hữu cơnhưng xét theo trục thời gian thì văn hoá phi vật thể là cái có trước Cũng xéttheo trục thời gian, bản sắc văn hóa là cái tiềm ẩn, có tính xuyên suốt, nhưng
Trang 22là cái chi phối, cái định hướng, cho nên nó là cái có trước văn hoá phi vật thể(thuộc biên) và văn hoá vật thể.
Khi lần tìm bản sắc văn hóa, chúng ta chỉ có thể tập trung xem xétnhững biểu hiện của cốt cách, tinh thần dân tộc đó trong đời sống thực tế.Những biểu hiện đó không phải do ngẫu nhiên, không phải không có tính mụcđích mà thường gắn với những mối quan hệ cụ thể, vận động theo một thiênhướng rõ ràng, có thể xác định tinh thần, cốt cách của một dân tộc qua 3 mốiquan hệ:
ứng xử với thế giới khách quan)
hệ với văn hoá ngoại nhập (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá ngoạinhập)
truyền thống (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá truyền thống)
Nếu làm rõ 3 mối quan hệ trên chúng ta có thể xác định bản sắc văn hóacủa một dân tộc Trên thực tế, nhiều dân tộc có đủ 3 mối quan hệ trên nhưngkhi đặt các quan hệ này trong hệ trục không gian, thời gian văn hoá – xã hội
cụ thể để so sánh thì quy mô, mức độ, tính chất của các mối quan hệ hoàntoàn khác nhau Chính sự khác nhau đó làm nên nét khu biệt về bản sắc vănhóa của các dân tộc
Hiện nay trong giới nghiên cứu ở nước ta có rất nhiều cách hiểu và cách
tiếp cận khái niệm “bản sắc văn hóa” Hiểu bản sắc văn hóa đã khó, diễn đạt
nó dưới hình thức định nghĩa càng khó hơn Hiện nay người ta vẫn chưa thốngnhất về nội hàm và ngoại diên của cụm từ “bản sắc văn hoá” Điều này dẫnđến hiện tượng mỗi người sẽ hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa theo cách nghĩcủa mình
Trang 23Có ý kiến cho rằng, bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng cócủa một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệtdân tộc này với dân tộc khác Nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đờisống – ý thức của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cáchsống, dựng nước và giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học – kỹ thuật…
sản phẩm văn hoá nhưng cụ thể và sinh động nhất vẫn là ở trong thái độ ứng
xử của chủ thể văn hoá Chính lối sống, cách suy nghĩ, cách giải quyết cácquan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đã làm nên tinh thần, cốt cáchcủa từng dân tộc
Do vậy, bản sắc văn hóa là cái định hướng cho mọi sáng tạo văn hóa,
là cái ổn định nhất nhưng không phải là cái bất biến Nó là cái góp phần làm nên các giá trị tinh thần và vật chất của một dân tộc.
Trong nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng đã đưa ra một kháiniệm bản sắc văn hóa dân tộc mà theo tôi đó là một khái niệm phản ánh đượcđầy đủ nhất, cô đọng nhất nói lên được cái rường cột, cái tinh thần của bản
sắc văn hóa dân tộc: “Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những
giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp lên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trở thành những nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam Đó là lòng yêu nước nồng nàn,
ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống” [67, tr 30].
1.1.2 Văn hóa vùng, miền và bản sắc văn hóa vùng, miền
- Khái niệm văn hóa vùng, miền
Vùng, miền văn hóa là hiện tượng, thực thể xã hội – lịch sử đã được cácnhà văn hóa học nghiên cứu và phân định Trong quá trình hình thành, tồn
Trang 24tại và phát triển, mỗi nền văn hóa thường được hợp thành bởi các vùng, miềnvăn hóa với những đặc trưng, sắc thái riêng làm thành tính thống nhất và đadạng của các nền văn hóa.
Về khái niệm văn hóa vùng, miền, cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam,
Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005, trang 818 viết: “Là một thực thể văn
hóa bao gồm những nét đặc trưng, những sắc thái riêng và các vùng khác không có hoặc có mà không điển hình, không tiêu biểu Những nét đặc trưng văn hóa vùng thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể trên các lĩnh vực kinh tế (làm ruộng nước hay nương rẫy, trồng trọt hay tiến hành kinh tế chiếm đoạt, thừa hưởng của cải sẵn có của tự nhiên ), văn hóa vật chất (nhà cửa, y phục, trang sức, ăn uống, phương tiện di chuyển), văn hóa
xã hội (các chu kỳ trong đời người: cưới xin, sinh đẻ, ma chay, nếp sống), văn hóa tinh thần (tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng,…)
[61, tr 818].
Học thuyết của các nhà dân tộc học Xô Viết trước đây về khu vực lịch
sử - dân tộc học, hay lịch sử - văn hóa, thực chất là học thuyết về vùng vănhóa
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa vùng miền Kết quả nghiên cứucủa các nhà lịch sử và văn hóa học Việt Nam đã phân chia nước ta có từ 6 đến
9 vùng văn hóa, với những đặc trưng và sắc thái riêng, làm thành tính thốngnhất và đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam Có nhà khoa học ViệtNam đã phân chia văn hóa Việt Nam làm 7 vùng văn hóa lớn: 1 – Vùng vănhóa Trung du và đồng bằng Bắc bộ với trung tâm là Thăng Long – Hà Nội 2– Vùng văn hóa Việt Bắc 3 – Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung
bộ 4- Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung bộ 5 – Vùng văn hóaduyên hải Trung và Nam Trung bộ 6 – Vùng văn hóa Trường Sơn – TâyNguyên 7 – Vùng văn hóa Nam bộ mà trung tâm là Sài Gòn – Gia Định
Trang 25Lại có nhà khoa học Việt Nam tách văn hóa Thăng Long – Hà Nội; Vănhóa Phú Xuân – Huế; văn hóa Sài Gòn – Gia Định ra làm ba vùng văn hóariêng biệt, tiêu biểu cho ba trung tâm văn hóa Việt Nam, trong đó văn hóaThăng Long – Hà Nội đóng vai trò cội nguồn và lan tỏa, tiêu biểu cho văn hóaViệt Nam.
Như vậy, việc phân vùng văn hóa không căn cứ và tùy thuộc vào đơn vịhành chính hiện tại, mà căn cứ vào quá trình hình thành các vùng không gianvăn hóa do những đặc điểm địa lý và điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của mỗivùng đã hình thành nên các vùng, miền văn hóa với những đặc trưng và sắcthái riêng được phản ánh ở các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể Haynói như Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Nam “Tự nhiên và con người hòa đồng, kếtthành một thể thống nhất, dù là thống nhất tương đối, tạo thành các vùng vănhóa” [33, tr 49]
- Khái niệm bản sắc văn hóa vùng, miền
Theo cách tiếp cận và lý giải khái niệm bản sắc văn hóa ở phần đầu thìbản sắc văn hóa vùng, miền là cái định hướng cho mọi sáng tạo văn hóa củavùng, miền, là cái ổn định nhất, nhưng không phải là cái bất biến Nó là cáigóp phần làm nên các giá trị tinh thần và vật chất của con người ở một vùng,miền nhất định
1.2 Khái niệm bản sắc văn hóa Kinh Bắc
1.2.1 Điều kiện hình thành bản sắc văn hóa Kinh Bắc
Có một vùng quê nằm ven sông Cầu, trên vùng châu thổ sông Hồngnặng phù sa xanh rờn ngô lúa, xóm làng quần tụ bao đời, một vùng lịch sử vàvăn hóa, nơi có truyền thống khoa bảng và là nơi lưu giữ những huyền thoạiđẹp với bao di tích và lễ hội dân gian Trên bản đồ Việt Nam đó là tỉnh BắcNinh thuộc xứ Kinh Bắc trong lịch sử Vùng đất này chẳng những là nơi trùphú về kinh tế, là trung tâm giao lưu văn hóa, mà còn là nơi có phong cảnh
Trang 26nên thơ với những cánh đồng bát ngát, những dãy đồi thoai thoải, những dòngsông uốn mình chảy êm đềm, chở đầy huyền thoại Ai đã một lần về KinhBắc, đều cảm nhận được chất thơ nơi xứ sở cổ kính bậc nhất đất nước, nơilắng đọng phù sa văn minh suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước.
Về đặc điểm địa lý, tự nhiên
Bắc Ninh – Kinh Bắc xưa là vùng đất phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thổ sông Hồng Bắc Ninh còn là nơi gặp gỡ giao hội của các mạch giao thông thủy, bộ tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế văn hóa với một vị trí đặc biệttrong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam “là nơi sớm nhất giao hòa văn hóa Việt Nam đích thực” [56, tr 152] Đó là đất bộ Vũ Ninh của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, dưới triều Hùng Vương – An Dương Vương; Luy Lâu – LongBiên của Quận Giao Chỉ (sau là Giao Châu) thời Bắc thuộc; là Bắc Giang đạo,rồi phủ Thiên Đức thời Lý – Trần; là Bắc đạo thời Lê, sau đổi là trấn, rồi xứ Kinh Bắc Thời Nguyễn là trấn Bắc Ninh, sau đổi thành tỉnh Bắc Ninh Dưới thời Pháp thuộc là hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang Từ năm 1963 đến năm 1996,tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc [41, tr 9] Năm
1996, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, tỉnh Hà Bắc lại chia thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Song nói đến xứ Bắc – Kinh Bắc thì tỉnh Bắc Ninh ngày nay là địa bàn cốt lõi của xứ Bắc – Kinh Bắc xưa Qua bao đổi thay của lịch sử và trải nhiều triều đại, vẫn trường tồn vùng quê tỉnh Bắc:“Trời Nam Việt vững nền tỉnh Bắc/Ở địa dư mái Bắc Nhị Hà” (Kinh Bắc phong thổ điền ca) Đó cũng là lý do luận văn chọn tỉnh Bắc Ninh ngày nay làđịa danh đại diện cho cả xứ Kinh Bắc
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác tăngtrưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Phía Bắc giáp tỉnh BắcGiang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội, phía Đông giáp
Trang 27tỉnh Hải Dương và phía Tây giáp Hà Nội [8, tr 7 ] Bắc Ninh có các trụcđường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâmkinh tế, thương mại và văn hóa của miền Bắc nước ta như: Quốc lộ 1 A nối HàNội – Bắc Ninh – Lạng Sơn, quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với HạLong và đi cảng biển nước sâu Cái Lân, quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – HảiDương – Hải Phòng, trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc.Ngoài ra, Bắc Ninh còn có mạng lưới đường sông thuận lợi gồm các con sôngnhư: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê, nối BắcNinh với các vùng lân cận như cảng biển Hải Phòng và các trung tâm kinh tếlớn của miền Bắc Đây là các điều kiện thuận lợi giúp Bắc Ninh phát triểnkinh tế - văn hóa - xã hội và giao lưu với các địa phương khác trong cả nước.Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005, Bắc Ninh có diện tích tự nhiên
Ninh tương đối bằng phẳng, vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiêntrong toàn tỉnh Tính đến 12/2007, dân số Bắc Ninh là 1.015.000 người vớigần 600.000 lao động, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn [69,] Với vị tríđịa lý như thế, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh:
Nằm trên tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng chạy qua, Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nốigiữa Hà Nội và các tỉnh trung du phía Bắc, với Lạng Sơn và Trung Quốc BắcNinh là một thị trường rộng lớn có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chínhtrị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hóa; đồng thời, là nơi cung cấp thông tin,chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước
Là vùng kinh tế trong điểm phía Bắc, Bắc Ninh được hưởng nhiều tácđộng trực tiếp đến việc hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình
về mọi mặt, đặc biệt là về công nghệ chế biến nông sản và dịch vụ du lịch
Trang 28Với vị thế địa lý này, ngay từ thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã xác định:
“Kinh Bắc là trấn thứ tư trong bốn kinh trấn và là trấn đứng đầu phên giậuphía Bắc”[Nguyễn trãi, dư địa chí] Vị trí, vai trò ấy trong suốt trường kỳ lịch
sử của dân tộc cho đến ngày nay vẫn không thay đổi Vùng ấy “đất thì trắngmềm, ruộng thì vào hạng thượng” [Nguyễn Trãi, Dư địa chí ]; và “thế đất BắcNinh là một mạch lớn, nhánh chung của nước ta, là một trấn lớn của Bắc Kỳ”[ Đỗ Trọng vĩ, Bắc Ninh dư địa chí ]
Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Trong lịch sử vùng Kinh Bắc xưa là những làng tiểu nông, đa canh, đanghề, xứ sở điển hình của nền văn minh lúa nước Người dân nơi đây ngoàinghề trồng lúa nước còn trồng rau màu, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, chănnuôi gia súc, gia cầm và đánh bắt tôm cá Có thể thấy cả một vùng ven sôngCầu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương… là những làngquê của người nông dân cần cù, thành thạo cấy lúa, trồng dâu, chăn tằm, dệtlụa nổi tiếng như: Đại Mão, Nội Duệ, Lũng Giang, Lũng Sơn, Đình Cả, Viêm
Xá, Vọng Nguyệt, Tam Sơn, Đình Bảng [39, tr 115] Làng quê nông nghiệpBắc Ninh xưa hầu hết cũng là những làng nghề có từ rất lâu đời, phong phú và
đa dạng Có thể nói, Bắc Ninh – Kinh Bắc là “mảnh đất trăm nghề”, là quêhương của những làng nghề thủ công truyền thống Quả vậy, ít có nơi nào lại
có nhiều làng nghề và làng buôn nổi tiếng như nơi đây Người dân xứ Bắc nổitiếng năng động, hoạt bát, vừa giỏi nghề nông vừa thạo nghề thợ, lại tài khéotrong buôm bán nên các mối quan hệ ngày càng mở rộng với người Hoa,người Ấn, người vùng Trung Á…
Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua, kinh tế BắcNinh có những bước phát triển đáng kể Sản xuất hàng hóa phát triển đều cả
về quy mô và chất lượng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ Sảnxuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao Côngnghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển, thích ứng dần
Trang 29với cơ chế thị trường Đặc biệt, hệ thống các làng nghề truyền thống như: Đúcđồng Đại Bái, sắt thép Đa Hội, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, tranh điệp Đông Hồ,giấy gió Đống Cao, gốm Phù Lãng… đã và đang là thế mạnh và tiềm nănglớn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh Trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,Bắc Ninh còn được biết đến như một điểm sáng về phát triển công nghiệp.Công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân mỗi năm giá trịsản xuất tăng 34,1 %, các ngành dịch vụ đang vươn lên, dần dần khẳng định
vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế mới Tỉnh đã và đang quy hoạch và pháttriển 6 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 2000 ha, 21 cụmcông nghiệp vừa và nhỏ, thu hút hàng vạn công nhân Đó là những bước khởiđầu trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị, phấn đấu để đạt mụctiêu đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có mức tăngtrưởng kinh tê cao
Về đặc điểm lịch sử - văn hóa
Trong lịch sử, Kinh Bắc - Bắc Ninh là vùng đất có vị trí và vai trò quantrọng đặc biệt, là một trong những cái nôi sinh thành dân tộc, nền tảng vănhiến Việt Nam và bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Qua các kết quả nghiêncứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh cho thấy, nơi đây là địabàn cư trú của người Việt cổ Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổ đã cưtrú và lập làng ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê,sông Tiêu Tương… sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp cùng với nôngnghiệp, họ cũng sớm có những làng nghề thủ công chuyên sản xuất một mặthàng thủ công nghiệp: nghề gốm ở Thổ Hà, Phù Lãng, nghề đúc và gò đồng ởÐại Bái, Lãng Ngâm, Quảng Phú, nghề rèn sắt ở Quế Nham, Ða Hội, NgaHoàng, nghề nhuộm ở Ðình Bảng, Phù Lưu, nghề đóng đồ miếu ở Ðình Cả,Làng Tiêu, nghề kim hoàn, chạm vàng, chạm bạc, khảm trai ở Thị Cầu, nghềlàm tranh dân gian và hàng mã ở Ðông Hồ v.v
Trang 30Do hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi nên Bắc Ninh, sớm có mốiliên hệ trao đổi, giao thương với nhiều vùng của đất nước, kể cả nước ngoàinhư Trung Quốc, Ấn Ðộ, một vài nước phương Tây Luy Lâu là một trung tâmgiao thương từ rất sớm ở các tỉnh này Bắc Ninh sớm trở thành một vùng kinh
tế có thế mạnh đồng bằng, trung du, miền núi Và, đặc biệt quan trọng là cưdân Bắc Ninh có truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động.Nên, cho đến thế kỷ XI, cùng với sự ra đời Nhà nước Ðại Việt (triều Lý),Kinh Bắc – Bắc Ninh đã trở thành một vùng kinh tế mạnh, làm nền cho sựphát triển mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước
Hàng nghìn năm, trong lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất và con ngườiKinh Bắc được lịch sử cả nước giao cho trọng trách là "đất phên giậu phíaBắc của Thăng Long", một thế đứng: Trước mặt kẻ thù mạnh, hung hãn, luônmang dã tâm xâm lược; đằng sau là kinh đô - danh dự thiêng liêng của đấtnước - buộc phải giữ gìn, bảo vệ Chính thế đứng và trọng trách lịch sử ấy đãhun đúc nên phẩm chất anh hùng, mưu lược, quyết chiến thắng của người dânKinh Bắc để họ viết nên những trang sử vàng chói lọi về lịch sử chống ngoạixâm Đó là, chiến thắng Như Nguyệt - thế kỷ XI; chiến thắng Nội Bàng, BìnhThan, Vạn Kiếp, chống quân Nguyên Mông, thế kỷ XIII; chiến thắng ChiLăng - Xương Giang quyết định kết thúc thắng lợi 10 năm kháng chiến chốngquân Minh, thế kỷ XV Truyền thống anh hùng ấy, sau này lại được phát huycao độ làm nên những địa danh nổi tiếng như Yên Thế, Ðình Bảng khiếnquân Pháp phải khiếp đảm
Gian khổ nhiều, mất mát, hy sinh nhiều cho sự sống còn của quêhương, đất nước suốt chiều dài lịch sử, nên con người ở quê hương này cònđược lịch sử hun đúc phẩm chất, tình cảm yêu thương sự sống, yêu thươngcon người, một phẩm chất cơ bản của người anh hùng và người nghệ sĩ Chínhnhững phẩm chất, tình cảm cao quý này đã chi phối mọi sáng tạo của
Trang 31người dân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật,trong đó, có Quan họ.
Về lịch sử phát triển văn hoá, Kinh Bắc cũng là một vùng có những đặcđiểm tương đối riêng và nổi bật Khảo cổ học đã chứng minh vùng Kinh Bắc
có sự tụ cư lần lượt của nhiều luồng cư dân từ lâu đời, trong đó yếu tố văn hoáViệt cổ giữ vai trò chủ thể Tiến trình phát triển văn hoá bản địa trên đất nàykhông diễn ra êm ả, xuôi dòng, mà, đã đụng đầu trực diện với sự đồng hoávăn hoá gắn liền với mưu đồ sáp nhập lãnh thổ của một kẻ thù mạnh, kẻ thắngtrận và đô hộ quê hương này, đất nước này, khi đứt, khi nối, hàng nghìn năm
Trong cuộc đụng đầu lịch sử hàng nghìn năm ấy, kết quả đã chứngminh: nền văn hoá bản địa trên quê hương này không những không bị đồnghoá, tiêu diệt mà ngược lại, nền văn hoá ấy vẫn tiếp tục phát triển giá trị, bảnsắc riêng, để rồi, khi đất nước độc lập, vùng văn hoá dân gian xứ Kinh Bắc lạitrở thành một trong những vùng văn hoá nền tảng của văn hoá, văn minhThăng Long nước Ðại Việt, thế kỷ XI Cuộc thử thách lớn lao và kéo dài trongtrận chiến giữ gìn, phát triển giá trị, bản sắc văn hoá, nghệ thuật quê hương,
đã có những cống hiến lớn lao cho công cuộc xây dựng văn hoá đất nước, quêhương
Nét nổi bật trong truyền thống văn hóa của người Kinh Bắc là truyềnthống hiếu học và khoa bảng Trong thời phong kiến, suốt hơn 8000 năm khoa
cử chữ Hán, Kinh Bắc – Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sĩ, trong
đó có rất nhiều người đã trở thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóanhư: Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn CôngHoan, Nguyễn Cao… Ngoa truyền dân gian về mảnh đất Bắc Ninh – KinhBắc hẳn là có cơ sở: “Một giỏ ông đồ, một bồ tiến sĩ, một bị trạng nguyên,một thuyền bảng nhãn” [39, tr 26]
Một đội ngũ trí thức đại khoa đông đảo đến các ngõ, các làng, trong đóphần đông am hiểu và sáng tạo thơ ca, cho nên, một hình thái sinh hoạt văn
Trang 32hoá dân gian làng xã như Quan họ chắc chắn thu hút sự tham gia sáng tạo củađội ngũ này Đây là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong việc thâu nhận cácthành tựu văn hóa, hình thành và phát triển bản sắc văn hóa xứ Kinh Bắc.
Cho đến nay, Bắc Ninh là một vùng quê văn hóa còn bảo tồn nhiều disản văn hóa và tín ngưỡng, những di tích mang đậm chất tâm linh là nhữngkiệt tác nghệ thuật như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp,chùa Tiêu, đình Đình Bảng, đình Diềm, đền Đô… Những mái đình xưa, ngôichùa cổ đó qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi là tiềm năng khai thác văn hóanghệ thuật và du lịch của tỉnh Bắc Ninh – Kinh Bắc còn được biết đến là quêhương của lễ hội, có những lễ hội lớn, nổi tiếng khắp cả nước như hội Gióng,hội Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội chùa Phật Tích…
Với vị trí địa lý, lịch sử và những điều kiện kinh tế thuận lợi đã tạo chocon người xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh một thế ứng xử hài hòa, cởi mở, là môitrường sản sinh trên đất Kinh Bắc những sắc thái văn hóa độc đáo, những giátrị văn hóa tiêu biểu
1.2.2 Bản sắc văn hóa Kinh Bắc và những đặc trưng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc
Kinh Bắc – một địa danh vốn tồn tại và phát triển ở địa bàn là diễntrường lịch sử tiêu biểu của dân tộc, con người Kinh Bắc – Bắc Ninh đã tạolập những truyền thống, sắc thái văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phúbản sắc, phẩm hạnh con người và văn hóa Việt Nam, kết tinh thành “văn hóaKinh Bắc” Có thể nói xứ Bắc – Kinh Bắc là mảnh đất “địa linh” như nhận xétcủa sử thần Phan Huy Chú trong công trình khảo cứu “Lịch triều hiến chươngloạn chí”, bộ Bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam: “Kinh Bắc có mạch núicao chót vót, nhiều sông vòng quanh là mạn trên của nước ta Mạch đất tốt tụvào đấy, nên càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa họp vào đấy, nên sinh ranhiều danh thần Vì là khí hồn trọng ở phương Bắc phát ra nên khác với
Trang 33mọi nơi” [32,] Sự khác biệt với mọi nơi chính là sắc thái văn hóa riêng, tạothành bản sắc riêng có của vùng Kinh Bắc, khiến xứ Bắc – Kinh Bắc trở thànhmột trong những vùng đất tiêu biểu của nền văn hóa và nhân cách Việt Namnhư: tinh thần đoàn kết cộng đồng được hình thành sớm và bền chặt, có lòngyêu nước và tinh thần cách mạng, tính cần cù, năng động, tài khéo trong làm
ăn buôn bán, truyền thống hiếu học và khoa bảng, lòng say mê và sáng tạotrong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tinh thần nhân ái và nghĩa tình trongquan hệ ứng xử “tứ hải giao tình”, “tình chung một khắc nghĩa dài trămnăm”… Điều đó đã được viết trong công trình khảo cứu đồ sộ về địa chí củanước ta mang tên “Đại Nam nhất thống chí” của các sử thần triều Nguyễn:
“Trong toàn hạt người chuyên nghề sĩ và nông có ba phần, chuyên nghềthương mại có một phần; phong tục cũng hơi giống như ở Hà Nội… Phongtục ấy cũng gần được trung hậu vậy, còn những câu ca dao trong làng xóm, cóquan hệ đến phong hóa thì có tính đoan chính vậy” Không thể hiểu được vănhóa Bắc Ninh nếu không cắt nghĩa nó là một hiệu quả giao thoa, giao hòa vănhóa Việt, Hán, Ấn, Chàm… trong suốt một thời gian lịch sử từ thời cổ đại đếnthời Lý – Trần… Không có Sỹ Nhiếp, Khâu Đà La, Tì Ni Đa Lưu Chi, VôNgôn Thông và nhiều tù binh - nghệ sỹ Chàm đến tụ cư ở Luy Lâu, LongBiên, Phù Đổng… thì cũng khó mà có một truyền thống văn hóa Kinh Bắccủa thời tự chủ như ta hiện thấy Đằng sau một Nguyễn Nộn cư sỹ Phù Đổng
là một người Chàm Phan Mã Lôi “giỏi cưỡi ngựa như thần” Những photượng Phật bằng đá và những điêu khắc đá tuyệt vời ở chùa Phật Tích, đấy lànghệ thuật Việt, cái đẹp Đại Việt đã biết hội nhập nhiều yếu tố ngoại sinhHán, Đường, Chăm…
Văn hóa Kinh Bắc - một nền văn hóa từ rất lâu đời được kết tinh bởinhững giá trị vật chất và tinh thần của con người trên quê hương Kinh Bắc –Bắc Ninh trong trường kỳ lịch sử góp phần vào sự nghiệp dựng nước và giữnước, xây dựng nền văn minh sông Hồng thời mở nước, nền văn minh Đại
Trang 34Việt thời phong kiến tự chủ, nền văn minh thời đại mới – thời đại Hồ ChíMinh quang vinh Đó là sản phẩm lịch sử - xã hội của con người trên vùngquê xứ Bắc – Kinh Bắc với vị thế và vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sửdân tộc Đó là mảnh đất vốn là một trong những cái nôi sinh của dân tộc Việt,trung tâm diễn ra cuộc đấu tranh lâu dài và khốc liệt của dân tộc chống xâmlược và đồng hóa trong suốt thiên niên kỷ đầu công nguyên Đây chính là quêhương triều Lý – triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt, miền đất phên giậuphía Bắc của kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, nơi thi triển nhiềuchính sách kinh bang đất nước của các triều đại phong kiến, miền quê sớm cóphong trào cách mạng và là nơi sinh thành những chiến sỹ cộng sản xuất sắc,lãnh tụ tiền bối của Đảng cộng sản Việt Nam như Ngô Gia Tự, Nguyễn VănCừ…
Từ những tìm hiểu về khái niệm bản sắc văn hóa và văn hóa Kinh Bắctác giả luận văn xin đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm bản sắc văn hóa
Kinh Bắc như sau: “Bản sắc văn hóa Kinh Bắc là kết tinh những giá trị văn
hóa đặc sắc, đậm đặc của vùng Kinh Bắc Nó được hình thành, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước và biểu hiện ở các sắc thái văn hóa như: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cộng đồng, tinh thần lạc quan, cởi mở dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa…, tính duy tình trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên…”
Bản sắc văn hóa Kinh Bắc thể hiện ở những đặc trưng tiêu biểu, nhữngđặc trưng ấy nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử trường kỳ của quêhương Kinh Bắc và lịch sử dân tộc cũng giống như ở bất cứ nơi đâu, ở bất kỳvùng quê nào trên đất nước Việt Nam; song với một xứ sở vốn là một trongnhững cái nôi sinh thành dân tộc và văn hóa Việt Nam thì các yếu tố đógiường như biểu hiện một cách đậm đặc hơn, rõ nét hơn Trong công trình
“Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam”, do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Trang 35xuất bản năm 2000, với chuyên luận “Vài nét văn hóa vùng Kinh Bắc”, tácgiả Trần Đình Luyện – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đãphân tích những nét đặc trưng nhất của văn hóa vùng Kinh Bắc tạo thành bảnsắc văn hóa Kinh Bắc: “ Xứ Bắc – Kinh Bắc với vị trí địa lý và vị thế lịch sử -
xã hội riêng đã là nôi sinh thành dân tộc và tảng nền văn hóa tộc người Việt,địa bàn trung tâm diễn ra các cuộc đấu tranh chống xâm lược và đồng hóa củaphong kiến phương Bắc, là trung tâm diễn ra sớm nhất và liên tục các cuộcgiao lưu tiếp xúc, hội nhập kinh tế, văn hóa, tôn giáo giữa nước ta với cácnước trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Á.Với vị thế và đặc điểm lịch sử - xã hội đặc biệt đó, đã khiến xứ Bắc – KinhBắc trở thành một trong những vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhâncách Việt Nam, với những sắc thái, đặc trưng riêng, phản ánh trong truyềnthống của con người vùng Kinh Bắc: tinh thần đoàn kết cộng đồng được hìnhthành sớm và bền chặt; có lòng yêu nước và tinh thần cách mạng; tính cần cù,năng động, tài khéo trong làm ăn buôn bán; truyền thống hiếu học và khoabảng; lòng say mê và sáng tạo trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật; tinhthần nhân ái và nghĩa tình, lịch lãm trong quan hệ ứng xử “tứ hải giao tình”,
“tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm”…”[39, tr 36-37]
Theo tôi, có thể khái quát thành 4 đặc trưng tiêu biểu của bản sắc vănhóa Kinh Bắc, là:
Thứ nhất, tinh thần cộng đồng bền chặt dựa trên mối liên kết đặc biệt giữa con người và cộng đồng như gia đình, họ mạc, làng nước biết tổ chức cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng có kỷ cương nề nếp…, trên cơ sở tình yêu thương gắn bó máu thịt với quê hương đất nước.
Đó là mối liên kết vừa bền chặt, vừa rộng mở, tạo cho cộng đồng cósức mạnh đoàn kết to lớn, đồng thời thể hiện ý thức trách nhiệm cao của conngười trước cộng đồng, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn Chính nhờ đó từ rất xaxưa, con người vùng quê Kinh Bắc – Bắc Ninh đã kiến lập nên những
Trang 36làng xã tiêu biểu, điển hình cho làng xã Việt Nam, trở thành pháo đài vữngchắc, chống lại và giành thắng lợi trước bao hiểm họa của thiên tai và địchhọa Làng quê Bắc Ninh không chỉ trù phú sầm uất các hoạt động giao lưukinh tế, buôn bán mà đặc biệt còn là sự gắn kết, liên kết chặt chẽ của cácthành viên trong làng với nhau trên nền tảng văn hóa tinh thần Việt Nam vớinội dung nhân văn sâu sắc, nhân ái cao cả.
Thứ hai, những đức tính, phẩm hạnh của con người Kinh Bắc như: cần kiệm, tháo vát, năng động, sáng tạo, khéo léo trong làm ăn kinh tế, giao lưu buôn bán, sản xuất các mặt hàng thủ công gia dụng và mỹ nghệ, làm các món
ăn đặc sản có giá trị văn hóa và kinh tế cao.
Có thể nói con người nơi đây có những “bàn tay vàng”, “bàn tay tiên”.Nhờ đó mà họ đã lập nên những làng quê trù phú, phố, chợ sầm uất; sáng tạonên dòng tranh Đông Hồ, giấy dó Đống Cao…; dựng nên những công trìnhkiến trúc quy mô cùng những tác phẩm đặc sắc mà nay ta còn được gặp lạivới số lượng lớn và đậm đặc các di tích lịch sử, cách mạng, kiến trúc nghệthuật thể hiện sự tài khéo, tinh tế và sáng tạo của con người Kinh Bắc Theothống kê ban đầu, có tới 1029 di tích các loại trong đó gần 200 di tích đã đượcNhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa; nhiều di tích mangtầm quốc gia như: chùa Dâu, đền Đô, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa PhậtTích, đình Diềm, đình Đình Bảng… Di sản văn hóa vật chất là bằng chứngsinh động phản ánh tài năng sáng tạo dồi dào, trình độ thẩm mỹ tinh tế và tâmhồn nghệ sỹ của con người Kinh Bắc, mà ngày nay có thể nhận biết qua cáccông trình kiến trúc nghệ thuật cổ vô cùng khéo léo, những tác phẩm điêukhắc, trang trí đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật dân tộc như: Tượng phật Bàbằng đá của chùa Phật Tích, tháp đá, tượng Quan Thế Âm bằng gỗ chùa BútTháp, cột đá chùa Dạm, cửa võng đình Diềm,… Đó là những kiệt tác độc nhất
vô nhị trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, những đức tính và phẩm hạnh củacon người Kinh Bắc đã và đang được phát huy tích cực và có hiệu quả, trở
Trang 37thành nguồn lực mạnh mẽ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra một ưu thế củakinh tế Bắc Ninh trên lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trịkinh tế cao nhờ áp dụng những thành tựu văn hóa, khoa học tiên tiến.
Thứ ba,truyền thống hiếu học và khoa bảng.
Nơi đây là đất học, miền quê của những trí thức với số lượng lớn các danhnhân khoa bảng, đứng đầu các địa phương trong cả nước thời kỳ phong kiến về
số người đỗ Tiến sỹ và Trạng nguyên Kinh Bắc là nơi sinh thành, nuôi dưỡng vàcung cấp số lượng lớn nhân tài cho đất nước trên nhiều lĩnh vực
lịch sử - văn hóa Đó là những bậc hiền tài đã cống hiến cuộc đời và sự nghiệpcho công cuộc bảo vệ, kinh bang đất nước, xây dựng và phát triển văn hóadân tộc, tạo thành diện mạo của bản sắc văn hóa Kinh Bắc Có thể kể đến cácdanh nhân như: Cao Lỗ, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Nguyên phi Ỷ Lan, Lê VănThịnh, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hãng, Ngô Gia Tự, Nguyễn VănCừ…
Những phong tục và phẩm hạnh của con người Bắc Ninh – Kinh Bắc đãđược học giả Đỗ Trọng Vỹ đánh giá nhận xét khái quát trong công trình khảocứu mang tên “Bắc Ninh dư địa chí” như sau: “Nếu nói một cách khái quát thì
về phong tục tuy quê mùa, chất phác, nhưng thiên về có trước, có sau, ít sựđảo điên, suy tệ Xưa có câu nói về phong thổ đất Bắc Ninh như sau: Đất BắcNinh là đất bậc trung với khí tinh anh tốt đẹp, sỹ phu phần nhiều ngay thẳng,trung thực…” [Bắc Ninh dư địa chí ] Mỗi khi nhắc tới những bậc danh nhân
ấy không chỉ là niềm tự hào của miền quê Kinh Bắc mà con là niềm tự hàocủa mỗi người dân Việt Nam Đức tính thông minh, hiếu học, phẩm hạnh hiềntài của con người Kinh Bắc là tài sản tinh thần quý giá để các thế hệ của BắcNinh – Kinh Bắc hôm nay góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, xây dựngđất nước phồn vinh
Trang 38Thứ tư, sự tinh tế trong hoạt động nghệ thuật, lịch lãm trong quan hệ ứng xử, giao tiếp.
Đó là sự kết tinh trí tuệ dân gian sâu sắc và vô cùng phong phú, thểhiện quan niệm nhân sinh vị tha, nhân ái cùng những kinh nghiệm quý giátrong làm ăn, tổ chức đời sống cộng đồng, lịch lãm trong quan hệ ứng xử,giao tiếp: quan hệ ứng xử giữa người với người, với gia đình, họ mạc, làngxóm, quê hương đất nước Và còn cả một kho tàng quý giá là ca dao, ngạnngữ, truyền thuyết dân gian, truyện cười, những lễ hội truyền thống rực rỡ sắcmàu và sôi động âm thanh, nhạc điệu, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ quầnchúng diễn ra ở khắp các làng quê như chèo, tuồng, múa rối nước, hát ca trù,hát trống quân, mà tiêu biểu nhất là dân ca Quan họ, phản ánh sắc thái vănhóa Kinh Bắc và sự yêu say, khả năng hoạt động và sáng tạo nghệ thuật củangười Kinh Bắc vô cùng phong phú và đặc sắc trên nhiều lĩnh vực Chính vìvậy Kinh Bắc là quê hương chùa tháp “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”, là xứ
sở của hội hè đình đám và sinh hoạt văn hóa dân gian Trong các hoạt độngtâm linh tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là lễ hội, tiêu biểu là lễ hội Quan họ Conngười nơi đây thể hiện khá tập trung tâm hồn, bản sắc, tình cảm, quan niệmnhân sinh, nhân ái cao cả của mình
1.2.3 Mối quan hệ của bản sắc văn hóa Kinh Bắc với bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa và bản sắc văn hóa Kinh Bắc là một bộ phận trong nền vănhóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, chúng có mối quan hệ biện chứngvới nhau, đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, thể hiện tính thốngnhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam
Những đặc trưng như: tinh thần cộng đồng bền chặt của con ngườiKinh Bắc; những đức tính phẩm hạnh của con người Kinh Bắc như: cần kiệm,tháo vát, năng động, sáng tạo, khéo léo trong làm ăn kinh tế, giao lưu buôn
Trang 39bán, sản xuất các mặt hàng thủ công gia dụng và mỹ nghệ, làm các món ănđặc sản có giá trị văn hóa và kinh tế cao; truyền thống hiếu học và khoa bảngcủa con người Kinh Bắc; sự tinh tế trong hoạt động nghệ thuật, lịch lãm trongquan hệ ứng xử, giao tiếp… là cái riêng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc, nhưngđồng thời, nó cũng là cái chung của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Nhữngđặc trưng này ở các vùng miền khác của đất nước Việt Nam đều có, nhưngcũng như ở Kinh Bắc nó được thể hiện ở những sắc thái riêng của mình mà ởcái chung không có Cũng là mối quan hệ ứng xử, giao tiếp lịch lãm, nhưng ởKinh Bắc nó có vẻ nhẹ nhàng, nền nã hơn ở một số vùng khác…Mối quan hệgiữa bản sắc văn hóa Kinh Bắc với bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện:
Thứ nhất bản sắc văn hóa dân tộc tồn tại trong bản sắc văn hóa vùngmiền Kinh Bắc và các vùng miền khác của đất nước; đồng thời, thông qua bảnsắc văn hóa Kinh Bắc và bản sắc văn hóa các vùng miền khác mà biểu hiện sựtồn tại của mình Và ngược lại bản sắc văn hóa Kinh Bắc cũng như bản sắcvăn hóa các vùng miền khác chỉ tồn tại trong mối liên hệ với bản sắc văn hóadân tộc
Đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa vừa đa dạng,vừa thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi, bổ xung lẫn nhau của vănhóa các vùng miền, các địa phương trên toàn lãnh thổ dân tộc Những cáichung của bản sắc văn hóa dân tộc tồn tại trong và thông qua bản sắc văn hóaKinh Bắc và các vùng miền khác tạo nên những đặc trưng bản sắc cụ thể củacon người và vùng quê Kinh Bắc cũng như của con người và các vùng quêkhác Chẳng hạn, nói đến tinh thần yêu nước, một đặc trưng của bản sắc vănhóa dân tộc nhưng nó không tồn tại một cách chung chung thuần túy mà chỉtồn tại cụ thể thông qua tinh thần yêu nước của nhân dân Bắc Ninh – KinhBắc cũng như của nhân dân ở các vùng miền khác trong chiến đấu và tronglao động sản xuất
Trang 40Tính thống nhất bắt nguồn từ quá trình đấu tranh chinh phục thiênnhiên, đấu tranh chống xâm lược và bảo tồn văn hóa truyền thống Qua quátrình đó đã hun đúc nên ý thức cộng đồng, cùng chung một cái nôi sinh thành,cùng một dòng văn hóa chủ đạo.
Giữa bản sắc văn hóa Kinh Bắc và bản sắc văn hóa dân tộc giường như
có một sợi dây lịch sử từ ngàn đời vẫn tiếp nối, và có mối quan hệ biện chứngvới nhau Thấp thoáng đâu đó trong những nét đặc trưng bản sắc của văn hóaKinh Bắc là bản sắc của văn hóa dân tộc, là những truyền thống văn hóa củadân tộc, là vẻ đẹp, là phẩm hạnh của con người Việt Nam, là hình ảnh của mộtViệt Nam truyền thống Và ngược lại, những gì Việt Nam yêu mến nhất,giường như cũng có thể tìm thấy ở nơi đất và người của miền quê Kinh Bắc.Tìm về với Kinh Bắc là tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam
Thứ hai, bản sắc văn hóa Kinh Bắc là cái riêng phong phú hơn bản sắcvăn hóa dân tộc, nhưng bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc hơn bản sắc văn hóaKinh Bắc Những đặc trưng của bản sắc văn hóa Kinh Bắc luôn gắn vớinhững điều kiện địa tự nhiên, địa văn hóa – lịch sử của miền quê và con ngườiKinh Bắc gắn với những thăng trầm, với quá trình lao động, chiến đấu hàngngàn đời của những con người trên quê hương Kinh Bắc, nên nó phong phúhơn bản sắc văn hóa dân tộc Vẫn là đó tinh thần cố kết cộng đồng bền chặtcủa con người Việt Nam, nhưng trên quê hương Kinh Bắc, mảnh đất từ xa xưatrong lịch sử vốn là trung tâm đô hộ ngàn năm Bắc thuộc của phong kiếnphương Bắc, vốn là diễn trường lịch sử, rồi là phên giậu phía Bắc của kinhthành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, đặc điểm đó dường như làm chonhững con người nơi đây luôn luôn gắn kết chặt chẽ với nhau trên cái tình
“làng”, “chạ”, tình “anh cả”, “chị hai” chỉ có ở Kinh Bắc và ngày càng bềnchặt hơn để chống lại thiên tai, chống lại với mưu đồ đồng hóa, xâm lược của
kẻ thù Bởi vậy, đặc trưng về tính cố kết cộng đồng trên quê hương