1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện kinh môn)

97 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---VŨ VĂN CƯỜNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ NGHIÊN CỨU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-VŨ VĂN CƯỜNG

ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC MỎ ĐÁ

VÔI TẠI HUYỆN KINH MÔN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-VŨ VĂN CƯỜNG

ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC MỎ ĐÁ

VÔI TẠI HUYỆN KINH MÔN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SỐ: 60 34 04 12

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đình Bình

Hà Nội, 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Bằng cả tấm lòng và sự biết ơn sâu sắc nhất tác giả xin chân thành cảm

ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại họcQuốc gia Hà Nội, cùng các Thầy cô trong khoa Sau Đại học, Thầy cô trongkhoa Khoa học quản lý và tất cả các Thầy cô giảng dạy lớp Cao học Quản lýKhoa học và công nghệ Khoá 15 đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong suốtthời gian của khóa học;

Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Đình Bình, người đãtrực tiếp hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong suốt thờigian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Kinh Môn, lãnh đạoPhòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn, Đội Cảnh sát môi trườngCông an huyện Kinh Môn, Thanh tra huyện Kinh Môn đã cung cấp nhữngthông tin, số liệu thực tế để tác giả có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2016

Học viên

Vũ Văn Cường

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do nghiên cứu 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục tiêu của đề tài 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Mẫu khảo sát 5

6 Câu hỏi nghiên cứu 6

7 Giả thuyết nghiên cứu 6

8 Phương pháp nghiên cứu 6

9 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG 8

1.1 Tổng quan về xung đột môi trường 8

1.1.1 Khái niệm về môi trường 8

1.1.2 Ô nhiễm môi trường 10

1.1.3 Khái niệm về xung đột môi trường 14

1.1.4 Tính tất yếu của xung đột môi trường 16

1.1.5 Đặc điểm của xung đột môi trường 17

1.1.6 Các dạng xung đột môi trường 18

1.1.7 Phân loại xung đột môi trường 21

1.2 Khái niệm về đá vôi và khái quát về ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi, hoạt động khai thác mỏ đá 23

1.2.1 Cộng đồng dân cư 26

1.2.2 Khái niệm quản lý 26

Trang 5

1.2.3 Khái niệm quản lý môi trường 27

1.3 Chính sách công nghệ đối với xung đột môi trường 28

1.3.1 Khái quát chung về Chính sách 28

1.3.2 Tổng quan chung về công nghệ 29

1.4 Chính sách công nghệ đối với giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi 30

1.4.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 30

1.4.2 Chính sách về tài chính đối với việc giải quyết các xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi 31

1.4.3 Chính sách về công nghệ thông tin trong tuyên truyền, việc giải quyết các xung đột môi trường 31

*Kết luận chương 1 34

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ 35

2.1 Tổng quan chung về thực trạng xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam 34

2.2 Phân tích chính sách công nghệ đới với xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ, những tác động tích cực, tiêu cực của các chính sách.36 2.2.1 Hệ thống các chính sách 36

2.2.2 Tác động tích cực 37

2.2.3 Hạn chế của các chính sách 39

2.3 Phân tích những mặt tích cực, hạn chế về công nghệ để giải quyết xung đột môi trường 40

2.3.1 Mặt tích cực về công nghệ 40

2.3.2 Hạn chế về công nghệ 42

2.4 Những vấn đề chính về xung đột môi cần chú ý 43

2.5 Phân tích thực trạng hoạt động, mức độ ô nhiễm môi trường tại các mỏ đá vôi huyện Kinh Môn 44

Trang 6

2.5.1 Thực trạng hoạt động tại các mỏ đá vôi huyện Kinh Môn 44

2.5.2 Đánh giá ô nhiễm môi trường tại huyện Kinh Môn 49

2.6 Phân tích thực trạng xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ 53 2.6.1 Thực trạng về xung đột môi trường tại các mỏ đá vôi của huyện Kinh Môn 53

2.6.2 Phân tích những xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn 60

2.6.3 Tác động tích cực của các chính sách 63

2.6.4 Những hạn chế và nguyên nhân 63

*Kết luận Chương 2 68

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔI TẠI HUYỆN KINH MÔN 69

3.1 Chính sách công nghệ để gải quyết xung đột môi rường 69

3.2 Một số nhóm giải pháp khác 72

3.2.1 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 72

3.2.2 Nhóm giải pháp về tài chính 75

3.2.3 Nhóm giải pháp về Chính sách 75

3.2.4 Nhóm giải pháp về thông tin và tuyên truyền 77

3.2.5 Nhóm giải pháp hành lang pháp lý 77

3.3 Tác giả đề xuất một số giải pháp về chính sách của dịa phương……… 78

* Kết luận Chương 3 80

KIẾN NGHỊ 80

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóaDNTN: Doanh nghiệp tư nhân

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thônLKS: Luật khoáng sản

TN&MT: Tài nguyên và Môi trường

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TNKS: Tài nguyên khoáng sản

UBND: Ủy ban nhân dân

VLXD: Vật liệu xây dựng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1 Bảng khai thác trữ lượng đá tại các mỏ đã vôi từ 2009-2014 Bảng 2 Thống kê tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại về môi trường

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Khái niệm về xung đột môi trường có thể mới nhưng trong thực tế đãxảy ra những xung đột gay gắt, gây mất ổn định chính trị, làm tổn hại đến tàisản, tiền của, thậm chí thiệt hại về người ở nhiều nơi Chẳng hạn vụ xử lý chấtthải từ việc sản xuất mỳ chính của Công ty Vê - đan; công ty Sữa, vụ xây bểchứa axit tại Hải Phòng; vụ bãi rác thải ở Sóc Sơn; tranh cãi xung quanh việcđường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm vườn Quốc gia Cúc Phương trongnhiều làng nghề, khu dân cư, khu công nghiệp cũng đã và đang xuất hiện hoặcngấm ngầm những bất đồng, mâu thuẫn giữa cộng đồng dân cư với doanhnghiệp, hợp tác xã, giữa các gia đình, cá nhân với nhau xung quanh vấn đề sửdụng, khai thác tài nguyên, môi trường

Trong nền kinh tế thị trường quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước đem lại những đổi thay tích cực trong kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội.Song chính những điều đó lại ảnh hưởng không ít đến môi trường đặc biệt là môitrường không khí Vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nênnghiêm trọng hơn ở Kinh Môn nói riêng và ở Việt Nam nói chung Hàng ngàytrên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hìnhảnh, những thông tin về việc ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí do cáchoạt động khai thác khoáng sản của con người, việc vứt rác thải bừa bãi, khói bụivào không khí do xe cộ ngày càng làm cho môi trường xung quanh chúng ta đặcbiệt môi trường không khí càng trở nên ô nhiễm trầm trọng Chính vì vậy giảiquyết tình trạng ô nhiễm môi trường đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước đối vớicác hoạt động gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống của người

dân Với những lý do nêu trên tác giả nghiên cứu đề tài Áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (Nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn) nhằm đưa ra

Trang 10

những giải pháp chính sách công nghệ giải quyết tình trạng xung đột môi trường,

ô nhiễm môi trường tại huyện Kinh Môn do các hoạt động khai thác mỏ

Ý nghĩa lý thuyết của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung

giải pháp công nghệ và chính sách công nghệ về xung đột môi trường trong

các mỏ đá vôi; đánh giá thực trạng xung đột và thực trạng các vấn đề môitrường, từ đó nhận dạng các điểm yếu cần khắc phục trong công tác quản lýmôi trường tại các mỏ đá vôi

Ý nghĩa thực tế: Thông qua việc giải quyết các xung đột môi trường, chỉ

ra những vấn đề về môi trường từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho cácnhà quản lý và các cấp chính quyền trong việc hoạch định chính sách quản lý môitrường, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

2 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về xung đột môi trường là vấn đề đã được nhiều nhà khoahọc, nhà nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau Có thể liệt kê một số côngtrình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên như sau:

Tại Mỹ, vào năm 1978 tạp chí The Ammerican Sociologist Vol.13(Tháng 2) đã giới thiệu bài báo nổi tiếng của William R.Catton và R.RileyE.Dunlap có tên “Environment: A New Paradigm” [26] Đây là một bài báoviết về những tranh chấp môi trường, An ninh môi trường, chỉ ra ranh giới củanhững nghiên cứu trước đó, mà đặc điểm chủ yếu là sử dụng các phương pháp

xã hội học để nghiên cứu môi trường

Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thộc đạihọc Australia đã tổ chức một khóa đào tạo về quản lý xung đột môi trườngtrên cơ sở những nghiên cứu điển hình quản lý môi trường ở Australia Xungđột môi trường là một vấn đề bức xúc và đang diễn ra rộng khắp trên phạm vitoàn thế giới

Trang 11

Năm 1993, trung tâm đào tạo thường xuyên của học viện Công nghệChâu Á (AIT) đã đưa nội dung xung đột môi trường vào chương trình đào tạochính thức trong khóa học về môi trường Trong chương trình này, đề cập đếnkhái niệm và nguyên nhân xung đột môi trường, đồng thời đưa ra những lýthuyết về các phương thức giải quyết xung đột môi trường như một bộ phậnquan trọng của chính sách quản lý môi trường.

Đối với vấn đề xung đột môi trường ngày càng được nhiều người quantâm Việt Nam cũng có những đề tài về xung đột môi trường được thực hiệntrong nước như:

Lê Thanh Bình (2000) “Chính sách quản lý môi trường đối với việc giảiquyết xung đột môi trường”[9] Nghiên cứu này tác giả chủ yếu đề cập đếnviệc tìm cơ sở lý luận cho các luận cứ khoa học mang tính lý thuyết cho việcgiải quyết xung đột môi trường

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) “Giải pháp quản lý môi trường thôngqua việc nhận dạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộngđồng dân cư sống xung quanh (Nghiên cứu trường hợp tại bãi rác Nam Sơn,Sóc Sơn, Hà Nội)” [13] Tác giả đi sâu vào vấn đề môi trường, xung đột môitrường tại bãi rác Nam Sơn Và đề ra các biện pháp giải quyết xung đột môitrường liên quan đến bãi rác, cơ chế xử lý, thu gom rác, và tiêu chuẩn để cómột bãi rác không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

Nguyễn Đắc Dương (2009) “Đề xuất chính sách giảm thiểu ô nhiễm môitrường thông qua việc nhận dạng và giải quyết xung đột môi trường giữa cáccộng đồng dân cư trong khu vực sông Nhuệ, sông Đáy (đoạn qua tỉnh HàNam)” [12] Tác giả chỉ ra được các giải pháp chính sách giảm thiểu ô nhiễmmôi trường, ngăn ngừa xung đột môi trường nhằm phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội một cách bền vững

Trang 12

Nguyễn Xuân Hoa (2010) “Nhận dạng vấn đề môi trường thông quanhận diện xung đột môi trường giữa các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanhhải sản với cộng đồng dân cư sống xung quanh” [16] Tác giả đi vào giảiquyết xung đột giữa con người với môi trường tự nhiên, giữa các cơ sở sảnxuất gây ô nhiễm với cộng đồng dân cư, xem xét vấn đề trong mối quan hệvới các cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương để đề xuấtphương thức quản lý môi trường.

Vũ Hải Trang (2010) “Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệmgiữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lí xung độtmôi trường do tác động của rác thải công nghệ” [31] Đề tài đã chỉ ra các ràocản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp vàcộng đồng trong việc xử lý rác thải công nghệ (E-Waste)

Nguyễn Thị Thu Thảo (2013) “Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diệnxung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cưtrên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” Vấn đề về xung đột môi trường đề tài đã chỉ ramột mặt của xung đột giữa các doanh nghiệp với cộng đồng dân cư [15]

Ngoài ra còn còn một số các nghiên cứu liên quan khác về vấn đề xungđột môi trường nhưng phạm vi hẹp chưa đánh giá hết tác hại của xung độttrong hoạt động khai thác mỏ đá vôi

Các đề tài nghiên cứu trên đã mô tả được thực trạng, nguyên nhân gây ônhiễm môi trường và chính sách quản lý môi trường thông qua việc giải quyếtxung đột môi trường ở một số tỉnh, thành phố Tuy nhiên đối với huyện KinhMôn vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, tác giả muốn thực hiệnnghiên cứu này để phân tích rõ hơn về thực trạng những xung đột môi trường

ở huyện Kinh Môn, mối quan hệ giữa những xung đột môi trường và vấn đềgải quyết ô nhiễm môi trường mỏ đá vôi để có những đề xuất phương pháp, cáchquản lý môi trường tốt hơn

Trang 13

3 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách công nghệ đối với xung đột môitrường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi

Phân tích thực trạng xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏnói chung và khai thác các mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn

Đề xuất các chính sách công nghệ nhằm giải quyết xung đột môi trường và

ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn

4 Phạm vi nghiên cứu

Xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ nói chung và các mỏ

đá vôi tại huyện Kinh Môn Chính sách công nghệ đối với hoạt động khai thác

mỏ nói chung và các mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn

Phạm vi thời gian: 2007-2014

5 Mẫu khảo sát

Mẫu được chọn để nghiên cứu là các mỏ đá vôi trên địa bàn huyện KinhMôn, cụ thể: Công ty ViCem xi măng Hoàng Thạch Thị trấn Minh Tân,huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (các mỏ đá vôi: Mỏ đá vôi đá sét HoàngThạch, Mỏ đá vôi Áng Dâu, Áng Rong, mỏ sét G6, G7, Mỏ đá vôi Vãi Sư thịtrấn Minh Tân, huyện Kinh Môn); Công ty xi măng Phúc Sơn Thị trấn PhúThứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Mỏ Đá vôi Nhẫm Dương, xã DuyTân, huyện Kinh Môn; Mỏ Cát kết Núi Giếng, Thị trấn Minh Tân; Mỏ sét BắcHiệp Hạ, Xã Hiệp Sơn; Mỏ đá sét Núi Công, Xã Duy Tân và thị trấn PhúThứ) Công ty Cổ phần sản xuất VLXD Thành Công III Khu công nghiệpHiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (các mỏ đá vôi: Mỏ đá vôi ởphía Nam núi Ngang thuộc xã Duy Tân và Tân Dân, Mỏ đá vôi Núi Ngang,

Xã Duy Tân, Mỏ đá sét Trại Chẹm, Xã Bạch Đằng) Nguồn thông tin để khảosát được lấy từ các cơ quan quản lý môi trường đó là: Sở Tài nguyên và môitrường tỉnh Hải Dương, Đội Cảnh sát môi trường, phòng Tài nguyên và môi

Trang 14

trường huyện, Cán bộ địa chính - xây dựng và môi trường các xã, thị trấn liênquan, người dân tại các khu vực khảo sát.

6 Câu hỏi nghiên cứu

Bằng những chính sách công nghệ nào để giải quyết các xung đột về môitrường và tình trạng ô nghiễm môi trường để từ đó xây dựng biện pháp quản

lý môi trường một cách hiệu quả trên địa bàn huyện Kinh Môn?

7 Giả thuyết nghiên cứu

- Quản lý chặt xung đột môi trường giữa các hoạt động khai thác mỏ với cộng đồng dân cư

- Áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong xử lý khí thải, khói bụi giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về quản

lý môi trường, tạo nguồn cán bộ chuyên môn cho huyện

- Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các mỏ khai thác đá vôi áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít khói bụi

8 Phương pháp nghiên cứu

- Bằng phương pháp phân tích tổng hợp tác giả chỉ rõ những nguyênnhân dẫn đến xung đột môi trường, những lý luận và các dẫn chứng thực tiễn, từ

đó đưa ra những nhóm giải pháp nhằm giải quyết các xung đột môi trường

- Phương pháp nghiên cứu hiện trường tác giả đã trực tiến đến các mỏ,các công ty doanh nhiệp các cơ quan liên quan đến việc khai thác đá vôi để nắmbắt quy trình hoạt động khai thác chế biến đá vôi, từ đó đề ra những hướng nghiêncứu cho đề tài

- Phương pháp điều tra, thống kê từ thực tiến các báo cáo, số liệu thống

kê của các mỏ đá, các công ty doanh nghiệp khai thác chế biến đá và các ngànhquản lý tài nguyên về môi trường tác giả chắt lọc, thống kê số liệu liên quan tới đềtài để làm rõ hơn thực trạng khai thác đá vôi tại huyện kinh môn nguyên nhân vànhững xung đột

Trang 15

9 Kết cấu của luận văn

Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về môi trường, xung đột môi trường

- Chương 2: Phân tích thực trạng xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ

- Chương 3: Giải pháp và chính sách công nghệ giải quyết các xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG

Trong Chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý luận, các khái niệm xungquanh vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường, xung đột môi trường, tổngquan về xung đột môi trường, các dạng về xung đột môi trường, tổng quan vềhoạt động khai thác các mỏi đá và các chính sách đối với xung đột môi trườngtrong nước và trên thế giới

1.1 Tổng quan về xung đột môi trường

1.1.1 Khái niệm về môi trường

Môi trường có rất nhiều yếu tố cấu tạo thành như yếu tố tự nhiên, yếu tố

xã hội chính vì vậy khái niệm về môi trường cũng có nhiều quan điểm tiếpcận khác nhau, có thể nêu ra một vài khái niệm như sau:

Khái niệm “môi trường” dưới tiếp cận hệ thống (Giáo trình Lý thuyết hệ

thống - Vũ Cao Đàm), có thể coi “Môi trường là tập hợp các phần tử nằm ngoài

hệ thống được xem xét và có tương tác với hệ thống được xem xét” [29].

Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005: “Môi trường bao gồm các yếu

tố tự nhiên và vật chất, nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [20].

Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tựnhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tàinguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xãhội Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu

tố tự nhiên và các yếu tố xã hội liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sốngcủa con người Như vậy, có thể xem môi trường sống của con người bao gồmmôi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình,địa chất, đất đai, khí hậu, nước, sinh vật…

Trang 17

Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với conngười, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạothuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với cácsinh vật khác Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thểchế, quy định.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo baogồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con ngườinhư: nhà ở, đường xá, các phương tiện đi lại, công viên…

Các loại môi trường trên luôn tồn tại cùng nhau và có mối quan hệ tươngtác chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển củacon người

Đối với từng cá thể con người cũng như toàn thể nhân loại, môi trường

có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những chức năng đặc biệt của nó Xét mộtcách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của môi trường, có thể kể đến

ba chức năng chính sau đây:

+ Môi trường là không gian sinh tồn của con người Giống như mọi sinhvật khác, để tồn tại và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thần con người cần

có một không gian sống với những yêu cầu nhất định về chất và lượng của nó Môitrường trước hết chính là không gian sống đó, là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho

sự tồn tại của con người Đó là một chức năng hết sức quan trọng của môi trườngđối với sự tồn tại và phát triển của con người

+ Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, nănglượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người Thiếu đinhững yếu tố này, con người khó có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động nào cho sựphát triển của chính mình Nói cách khác, thiếu đi những thuận lợi về tài nguyênthiên nhiên, con người sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn cho sự phát triểncủa chính mình

Trang 18

+ Môi trường là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ratrong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình Một điều rất dễ nhận thấy làtrong quá trình sinh tồn, con người không chỉ khai thác những nguồn lợi thiênnhiên xung quanh mình mà còn phải bỏ rất nhiều loại chất thải khác nhau vào môitrường Môi trường, bằng khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình, không chỉ chứađựng mà còn có thể tự đồng hoá một lượng chất thải nhất định để đảm bảo sự cânbằng tự nhiên của chính nó Vì thế, trong một giới hạn nhất định, con người có thểthải bỏ các chất thải vào môi trường mà không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượngkhông gian sống của mình.

Từ những lý do cần thiết về môi trường nêu trên trên cơ sở nghiên cứu

và triển khai luận văn này tác giả chọn khái niệm môi trường theo chức năng.Đây là một trong các tiêu chí để đánh giá xung đột môi trường ngay cả khixung đột còn tiềm ẩn Dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia quy định, khi mộttrong các chức năng của môi trường bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến mất cânbằng về môi trường, chất lượng môi trường không đảm bảo, tài nguyên có thểtái tạo ít hơn lượng tài nguyên đã sử dụng, tài nguyên khai thác lớn hơn lượngthay thế, chất thải ra môi trường lớn hơn lượng chất thải tái sử dụng hoặcphân hủy tự nhiên thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và xung đột môi trườngxảy ra một cách trầm trọng

1.1.2 Ô nhiễm môi trường

Là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nướchiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất

và sinh hoạt của con người gây ra,và một mặt do tệ nạn khai thác khoáng sảnbừa bãi, thải các chất thải và khói bụi ra môi trường làm gây ô nhiễm môitrường không khí, nguồn nước và môi trường sinh hoạt của người dân Vấn đềnày ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bềnvững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Giải quyết vấn

Trang 19

đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH) hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí,các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và củatoàn xã hội.

Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiênphát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triểnkinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức Tình trạng tách rờicông tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ởnhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổbiến và ngày càng nghiêm trọng Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu làhoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề

và sinh hoạt tại các đô thị lớn Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: Ônhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí Trong ba loại ô nhiễm đó thì ônhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêmtrọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghềthủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ Việc pháttriển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

và giải quyết việc làm ở các địa phương Tuy nhiên, hậu quả về môi trường docác hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng Tìnhtrạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làngnghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trìnhsản xuất khá cao Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay

cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đanggiải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao độngthường xuyên và lao động không thường xuyên Các làng nghề được phân bốrộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng

Trang 20

bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.Riêng ở đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước Hìnhthức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác

xã hoặc doanh nghiệp Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụngcông nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tưxây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môitrường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một

cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa cónhững chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môitrường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghềngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ” Hoạt động gây ônhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếpđến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà cònảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyếtliệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt

Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môitrường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động Đó là các

ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoátnước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng Nước thải, rác thải sinhhoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường màkhông có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chônlấp Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thànhphố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìnmét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấnbụi, khí độc Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành

Trang 21

phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển củathành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxitđáng báo động Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2016 củaNgân hàng Thế giới (WB), trên 16 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứhạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lànhững địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất Theo báo cáo của Chương trình môitrường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứngđầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan,khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật vềbảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng Theothống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo

vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt độngkinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất.Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ,thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hànhchưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quảđiều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế trongviệc bảo vệ môi trường

Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất làcủa lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chếhiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi

vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đốivới các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trườngvừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn

đe đối với những hành vi xâm hại môi trường Rất ít trường

Trang 22

hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khácnhư buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnhhoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụngnhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanhnghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.

Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúngmức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếutrách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường Công tác thanh tra,kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuấtdường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổbiến Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự ánđầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chíchỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫnđến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hộicòn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổchức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường

Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyêntrách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụcông tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn Do đó, trong nhiềutrường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vicủa doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường

1.1.3 Khái niệm về xung đột môi trường

Xung đột là chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau vànhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này như Karl Marx, Max Weber,George Simmel, Rolf Dahrendorf, Lewis Coser Mỗi tác giả đều có cách nhìnnhận khác nhau về xung đột: Như Karl Marx (1818-1883) đã đưa ra lý thuyết

Trang 23

xung đột giai cấp, theo đó với sự phát triển của phân công lao động và sở hữu về

tư liệu sản xuất sẽ hình thành các giai cấp khác nhau bên trong một xã hội; sự bấtbình đẳng của các giai cấp này dựa trên vị thế khác nhau của họ trong quá trìnhsản xuất của xã hội, nhưng trước hết là chiếm hữu hay không chiễm hữu cácphương tiện sản xuất như nguyên liệu, máy móc hay đất đai Nó trở thành lý docho sự quan tâm khác nhau và đối kháng tới việc nên giữ hay phải thay đổinhững dạng thống trị và sở hữu đang tồn tại, nhưng quyền lợi đối kháng này cóthể và sẽ thể hiện thành các cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp thống trị và

sỡ hữu với giai cấp những người lao động bị loại ra khỏi quyền lực và sỡ hữu.Weber, xung đột xã hội có ý nghĩa khác nhau tùy theo chúng dựa trên quyền lợigiai cấp do thị trường môi giới, nhu cầu cách biệt các cộng đồng xã hội hayquyền lợi, quyền lực của các đảng phái Tác giả Simmel cho rằng xung độtkhông chỉ là kết quả của các cấu trúc xã hội hay những động cơ thiết yếu đối vớilịch sử mà nó là một thành tố trung tâm của quá trình xã hội hay nó chính là đốitượng độc lập của việc phân tích xã hội học Xung đột (Confict) là trạng thái đốilập hay thù địch, sự đấu tranh; conflict cũng có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng,bất hòa nghiêm trọng, tranh cãi, tranh luận, sự đối lập, sự khác biệt, bất đồng,không tương hợp Như vậy, từ xung đột ở đây được hiểu rộng hơn chứ khôngphải xung đột chỉ là sự đấu tranh, có đe dọa, vũ lực.1 Theo Gunter Endruweit-

nhà xã hội học người Đức cho rằng: “ Xung đột xã hội là các quan hệ và quá trình xã hội mà ở đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân hay nhóm có quyền lợi đối lập nhau trong những cách giải quyết vấn đề nhất định” 2 Tác giả Lê

Thanh Bình trong nghiên cứu của mình đã dẫn ra ba cách hiểu xung đột môi

trường của viện Khoa học Công nghệ Châu Á - AIT

1 Xem thêm Nguyễn Thị Thanh Thanh, (2012) Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng trống Đọi

Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam, trang 23.

2 Xung đột chức năng môi trường Trong Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về môi trường, NXB

KH&KT 2010

Trang 24

như sau: Xung đột môi trường là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trínghề nghiệp và ưu tiên chính trị; là mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai; giữabảo tồn và phát triển, kết quả của xung đột môi trường có thể là xây dựnghoặc phá hủy phụ thuộc vào quản lý xung đột.

- Một số nhà xã hội học môi trường lại cho rằng: “ Xung đột môi trường

là xung đột (mâu thuẫn) về quyền lợi giữa các nhóm hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường Nhóm này muốn được tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên”3; “Xung đột môi trường là xung đột chức năng môi trường” Khi xét các chức năng hữu ích của môi trường đối với đời sống con người thì “Xung đột môi trường xuất hiện khi các chức năng môi trường lấn át lẫn nhau”.

Khi một chức năng bị chiếm dụng quá mức, nó sẽ lấn át chức năng khác,

dẫn đến “Xung đột chức năng của môi trường ” 4 Xung đột môi trường xuấthiện khi các bên liên quan có sự khác biệt không thể hòa giải hoặc không tươngthích lợi ích, giá trị, quyền lực, nhận thức và mục tiêu Hơn nữa, nếu không đượcgiải quyết hoặc không được quản lý, xung đột có thể leo thang và tăng cường

1.1.4 Tính tất yếu của xung đột môi trường

Xung đột môi trường mang tính tất yếu và tính phổ biến Nó liên quanđến sự khan hiếm cũng như sự phân bố bất bình đẳng các tài sản và dịch vụmôi trường Khi nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, khoa học và côngnghệ ngày càng phát triển và còn tồn tại sự phân bố bất bình đẳng về tàinguyên trên thế giới thì luôn có sự xung đột giữa bảo vệ môi trường và tăngtrưởng kinh tế Con người luôn luôn phải vận động để tìm đến những nguồntài nguyên mới thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống đang ngày càng

3 Xung đột chức năng môi trường Trong Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về môi trường, NXB

KH&KT 2010

4 Phạm Thị Bích Hà Xung đột chức năng môi trường Trong Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về

môi trường, NXB KH&KT 2010.

Trang 25

cạn kiệt Giải quyết những xung đột giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởngkinh tế, con người sẽ tiến tới những phương thức phát triển bền vững hơn.

Quản lý biến đổi môi trường sẽ không thể thiếu quản lý xung đột giữaquyền lợi của cộng đồng, những vị trí nghề nghiệp và những ưu tiên chính trị;

là xung đột giữa hiện tại và tương lai; là xung đột giữa bảo tồn và phát triển

Kết quả của xung đột có thể là xây dựng hoặc phá hủy tùy thuộc vàoviệc quản lý và giải quyết chúng như thế nào

Quản lý xung đột thành công làm giảm thiểu những nguy cơ và tăng tối

đa những cơ hội cho bảo tồn và phát triển.5

1.1.5 Đặc điểm của xung đột môi trường

Trước hết, xung đột là một tất yếu xã hội của quá trình biến đổi Nókhông phải là kết quả của sự sai lầm của một con người, cũng không phải làsai lầm của một hệ thống Nó là một bước trong quá trình giải quyết vấn đề

Thứ hai, xung đột có thể chia sẻ Nó không phải là trách nhiệm củariêng ai hoặc của riêng nhóm nào Đương nhiên, khi nói đến xung đột là nóiđến các nhóm đối đầu nhau thuộc đương sự sung đột, nhưng xung đột luôndiễn ra trong một cộn đồng xã hội nhất định, và vì vậy nó luôn có thể là mốiquan tâm của toàn thể cộng đồng

Thứ ba, xung đột là một quá trình, có bước chuẩn bị, có bước khởi đầu

và các giai đoạn tiến triển, vì vậy mà chúng ta có thể quản lý xung đột, nhưngcần có thời gian và nguồn lực

Cuối cùng, xung đột là tín hiệu cho phép nhận biết những bất ổn xã hội,

để từ đó tìm kiếm các giải pháp xử lý các bất ổn xã hội Chẳng hạn, xung độtmôi trường giúp các nhà quản lý nhận ra những vấn đề môi trường, từ đó tìmkiếm được biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường

5 Xem thêm Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về môi trường, Nxb KH&KT 2010.

Trang 26

Sự không có xung đột không phải lúc nào cũng tốt, vì nó có thể chỉ ra sựthờ ơ, sự không hiểu biết hoặc sự kém năng lực của một bộ phận trong cộngđồng Trong mỗi một điều kiện như vậy đều có thể tạo ra cản trở đối với sự bềnvững môi trường lớn hơn so với nếu có xung đột nhưng được quản lý tốt Sựchuyển đổi từ những nguyên tắc môi trường cũ sang những nguyên tắc mới lànguyên nhân xung đột Những giá trị xã hội biến đổi đã mang lại sự đối lập giữanhững nhóm người và giữa bảo tồn và đổi mới Những hạn chế về nguồn tàinguyên và công nghệ có nghĩa là cần phải có sự lựa chọn Xung đột chính là mộtphần của mọi quá trình giải quyết sự khác biệt, phân hóa (Valerie Brown, 1995)6

Xung đột môi trường là một trường hợp của xung đột xã hội trong quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường Bất kỳ một xung đột môi trường nào cũng xuất phát từ vấn đề quyền lợi và sự xuất hiện các đương sự chống đối 7

Cũng như xung đột xã hội, xung đột môi trường mang tính tất yếu vàphổ biến

1.1.6 Các dạng xung đột môi trường

Xung đột nhận thức: Xung đột nhận thức biểu hiện sự khác biệt nhau trong

nhận thức của những nhóm đối tượng khác nhau dẫn tới hành động khác nhau.Đây là dạng xung đột đơn giản nhất Tuy nhiên để nhận diện các vấn đề môitrường cũng cần phải tìm hiểu về xung đột nhận thức để biết thêm được nhữngsuy nghĩ và hành động của các nhóm người trong việc bảo vệ môi trường

Về phía các Công ty, doanh nghệp có các mỏ đá họ biết và nhận thức rất

rõ về ngành nghề mà họ đang hoạt động, biết rõ khói bụi và nước thải nhàmáy khai thác ve chế biến đá vôi có gây ô nhiễm môi trường hay không? Mặckhác trước khi tiến hành xây dựng nhà máy hay cơ sở khai thác chế biến củacác doanh nghiệp phải thông qua một thủ tục cần thiết là phải cam kết cácđiều kiện về bảo vệ môi trường

6 Xem thêm Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về môi trường, Nxb KH&KT 2010.

7 Xem thêm Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về môi trường, Nxb KH&KT 2010.

Trang 27

Về phía người dân, hầu hết đều nhận thức được nguồn gây ô nhiễm từđâu? Một số ít không nhận thấy việc ô nhiễm do các hoạt động đời sống của

họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự ô nhiễm

Như vậy, về phía công ty có các mỏ đá vôi đang khai thác và phần lớncộng đồng dân cư hầu như không có sự xung đột về nhận thức, hoặc nếu cóthì cũng chỉ diễn ra rất mờ nhạt Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tồn tại sự khác biệttrong mức độ khi đánh giá về ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ônhiễm chứ không phải là sự đối lập nhau trong nhận thức

Xung đột mục tiêu: Xung đột mục tiêu xảy ra khi các bên liên quan có sự

khác biệt về mục tiêu đã định và kết quả đạt được Ngay cả giữa những cộngđồng dân cư cũng đã có những nhóm người khác nhau với những mục tiêukhác nhau và khác với mục tiêu của các công ty có các mỏ đá vôi Môi trườngsống là của chung, một khi bị tước đoạt lợi thế về môi trường thì cộng đồngdân cư đó phải có những phản ứng để yêu cầu được bảo vệ quyền lợi chínhđáng của mình, đó là mục tiêu được sống trong một môi trường trong lành, antoàn, không có ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Một nhóm ngườikhác thì mong muốn không bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sảnxuất Còn về phía các công ty có các mỏ đá vôi thì mong muốn đạt được lợinhuận cao nhất với chi phí thấp nhất Về phía chính quyền, các nhà quản lý thìmong muốn ổn định và phát triển kinh tế xã hội…

Một số công ty có các mỏ đá vôi với mục tiêu ngày càng mở rộng sảnxuất, làm ăn lâu dài đã lập đủ các thủ tục và cam kết các điều kiện bảo vệ môitrường Các công ty có các mỏ đá vôi này đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng

hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đúng quy chuẩn Tuy nhiên, để vận hành hệthống thiết bị này đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và hao mòn máy móc, điềunày ảnh hưởng phần nào đến giá thành sản xuất sản phẩm và lợi nhuận Do đóchính họ lại quyết định cho hệ thống xử lý khói bụi hoạt động

Trang 28

cầm chừng chỉ để đối phó với đoàn kiểm tra, lượng khói bụi thải ra môitrường không qua các hệ thống lọc bụi mà thải trục tiếp Như vậy có sự xungđột về mục tiêu ngay chính bản thân các công ty có các mỏ đá vôi, lý do cuốicùng vẫn là tối ưu hoá lợi nhuận.

Xung đột lợi ích: Xung đột giữa các công ty có các mỏ đá vôi với cộng

đồng dân cư là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp về quyềnlợi Xung đột lợi ích là xung đột chính và chủ yếu nhất, nó thể hiện sự khácbiệt về lợi ích và là nguyên nhân gây ra xung đột Trên thực tế, mỗi sự kiệnxung đột môi trường có thể bắt nguồn từ một hay nhiều loại xung đột, nhưngcuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích Vì lợi ích, vị kỷ của mộtnhóm đã làm cho môi trường bị hủy hoại Như ở trên ta đã phân tích, lợi íchkinh tế mà các doanh nghiệp đạt được là rất lớn nếu không trang bị hệ thống

xử lý nước thải, cứ cho nước thải xả thẳng ra môi trường mà không cần xử lý.Giả sử đã xây dựng hệ thống xử lý rồi mà họ vẫn không vận hành hoặc chỉcho hoạt động cầm chừng là nguyên nhân do đâu? Chính là do họ đánh giá lợiích nào cao hơn thì họ chọn Nguồn vốn, nguyên liệu đầu vào và chi phí sảnxuất sao cho giảm đến mức tối thiểu thì sẽ mang lại lợi ích tối đa về kinh tếcho công ty Cộng đồng dân cư sống xung quanh thì không được lợi ích gì màcòn bị hành hạ đến khó chịu vì khói bụi ô nhiễm, tiếng ồn, nước sinh hoạtnhiễm bẩn

Đối với cộng đồng dân cư không chịu ảnh ảnh của khói bụi trong các nhàmáy, công ty, mỏ đá xả ra thì họ xem lợi ích về sức khỏe là quan trọng, đối vớinhững người trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, tuy họ cũng biết sức khỏe làquan trọng nhưng họ quan tâm đến lợi ích kinh tế nhiều hơn Bản thân họ mangtrong mình hai loại xung đột: xung đột thứ nhất về sức khỏe và thu nhập, xungđột thứ hai là xung đột với những người xung quanh Họ đang gây ô nhiễm môitrường sống nghiêm trọng vì những mục tiêu lợi nhuận của chính mình

Trang 29

1.1.7 Phân loại xung đột môi trường

Có thể phân loại xung đột môi trường theo nhiều tiêu chí như:

+ Phân loại theo đương sự xung đột

+ Phân loại theo nguồn tài nguyên môi trường - nguyên nhân xung đột Ngoài phân loại xung đột môi trường theo cách trên còn có thể phân

loại theo một số tiêu chí khác dựa theo mức độ của xung đột như:

Không nghiêm trọng: Là lại tranh chấp, xung đột ở mức độ thấp, không bắt

nguồn từ các chênh lệch lợi thế về quyền lực, lợi ích đồng thời các bên đương sự đều ý thức rất rõ và nó cũng không dẫn đến tác hại quá lớn cho mỗi bên.

Ít nghiêm trọng: tranh chấp, xung đột giữa các chủ đầu tư đang cùng

khai thác môi trường trên cùng một địa bàn Trong chừng mực nào đó giữa họ

có thể dàn xếp với nhau

Nghiêm trọng: là loại tranh chấp, xung đột có thể dẫn đến những phản

ứng mạnh mẽ giữa các đương sự

Rất nghiêm trọng: Loại tranh chấp, xung đột này bắt nguồn từ những

bất bình đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên, mà cả về mặt tàichính, chính trị Loại tranh chấp, xung đột này có thể dẫn đến các xung đột vũtrang phương hại đến an ninh quốc gia

Ngoài ra nếu phân loại xung đột, tranh chấp môi trường dựa trên quy

mô của các tranh chấp có thể phân chia như sau:

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhỏ giữa các cá nhân, các hộ gia đình: như tranh chấp không gian phơi quần áo giữa các hộ gia đình trong các

khu tập thể, khu chung cư

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhóm/ tổ chức: Tranh chấp, xung đột

giữa các nhóm những hộ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề với nhómnhững hộ không gây ô nhiễm môi trường

Tranh chấp, xung đột trên quy mô giữa các địa phương: Tranh chấp,

xung đột nguồn nước, tranh chấp tài nguyên giữa hai địa phương

Trang 30

Tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia: (tranh chấp, xung đột xuyên

biên giới - Transboundary Environmental Disputes) Đây là dạng tranh chấp,xung đột rất nguy hiểm vì nó rất khó có thể giải quyết triệt để và hoàn toàn cóthể leo thang thành các xung đột vũ trang, đối đầu giữa giữa các quốc gia Ví

dụ như: tranh chấp nguồn nước, tranh chấp tài nguyên, khoáng sản, dầu lửagiữa các quốc gia

1.2 Tổng quan về hoạt động khai thác của các mỏ đá

+ Khái niệm về khai thác mỏ: Theo Bách khoa toàn thư khai thác mỏ làhoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường làcác thân quặng, mạch hoặc vỉa than Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kimloại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đámuối và kali cacbonat Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo

ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ Khai thác mỏ

ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (nhưdầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước)

+ Hoạt khai thác của các mỏ đá nói chung: Đá vôi chiếm khoảng 10%diện tích bề mặt trái đất nhưng ở Việt Nam còn nhiều hơn, tới gần 20% diện tíchlãnh thổ phần đất liền, tức là khoảng 60.000 km2 Đặc biệt, đá vôi tập trung hầu hết

ở miền Bắc, có nơi chiếm tới 50% diện tích toàn tỉnh như Hoà Bình (53,4%), CaoBằng (49,47%), Tuyên Quang (49,92%), Hà Giang (38,01%) Nhiều thị xã, thị trấnnằm trọn vẹn trên đá vôi như Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La(Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường (Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)…Tuy nhiên các mỏ đá vôi lại tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi xaxôi, hẻo lánh và ít người, nhất là ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, là nhữngvùng thuộc loại nghèo nhất Việt Nam Đáng lưu ý là những vùng nêu trên lại cũngchính là

Trang 31

những diện phân bố đá vôi chủ yếu của Việt Nam Hiện nay ở Miền Bắc Việtnam hiện có tới 340 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang hoạt động, đá vôi ởnước ta chủ yếu được khai thác để phục vụ cho làm đường giao thông, sảnxuất xi măng Sản lượng phục vụ cho các ngành khác như luyện kim, thuỷtinh, sản xuất hóa chất là tương đối ít Quy mô, công suất khai thác khácnhau nhưng chưa được khai thác một cách hiệu quả, công nghệ khai thác cònthô sơ làm lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi và gây ra tình trạng ô nhiễm môitrường một cách trầm trọng.

1.2.1 Khái niệm về đá vôi và khái quát về ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi, hoạt động khai thác mỏ đá

+ Khái quát về đá vôi: Thành phần chính của đá vôi (CaCO3) là nguyên

tố Canxi (Ca) và khí cácboníc (CO2) Khác với phần lớn các loại đá khác, đặc tínhnổi trội của đá vôi (và một số rất ít loại đá khác, như thạch cao, muối mỏ) là có thểhoà tan trong nước, dùng làm đồ mỹ nghệ, xi măng

+ Khái quát về ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi: Ngànhcông nghiệp khai thác và chế biến đá vôi là ngành kinh tế bao gồm công tác thăm

dò các mỏ đá vôi, xây dựng cơ bản các hầm mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại

và tinh lọc đá vôi để có sản phẩm tinh chế dùng làm nguyên vật liệu trong cácngành kinh tế khác

+ Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi: Khác vớicác ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp KT & CB đá vôi thường thựchiện tại các mỏ đá vôi Trong khi đó các mỏ đá thường tập trung tại các khu vựchẻo lánh, địa hình hiểm trở, cơ sơ hạ tầng và các tiện ích kèm theo kém phát triển.Theo số liệu thống kê của Cục địa chất khoáng sản Việt Nam thì có đến 80% mỏ

đá phân bố tại các vùng núi, địa hình khó khăn Trong khi đó, một số mỏ phân bốrải rác, có trữ lượng nhỏ hàm lượng ít, chỉ có thể khai thác nhỏ, quy mô không đủlớn để khai thác công nghiệp.Ngoài ra, ngành

Trang 32

công nghiệp KT & CB đá phải đền bù giải phóng mặt bằng trong khu mỏ bịkhai thác Các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệmôi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyênthiên nhiên; khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môitrường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Trong quá trình khai thác thì tất cả các doanh nghiệp đều phải báo cáovới Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, niêm yết công khai tại địa điểmthực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn vềchất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra,giám sát, thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảovệ môi trường nêu trongbáo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Quy trình khai thác: Quá trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác đá vôi

là một quá trình phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, rủi ro về thời gian và tiền của.Quy trình khai thác trải qua ba giai đoạn: khảo sát, thăm dò và khai thác

Như vậy hoạt động thăm dò và khai thác đá vôi là hoạt động qua nhiều khâu, khảo sát là khâu đầu tiên Quá trình này gồm các giai đoạn như sau:

- Khảo sát địa chất khu vực mỏ trên cơ sở tài liệu do các cơ quan chức năng cung cấp

- Tổng hợp công tác địa vật lý bằng các phương pháp từ trường, trọng lực hay địa chấn để tìm ra những nơi có cấu tạo mỏ

Sau khi khảo sát, nhà đầu tư phải tiến hành thăm dò trữ lượng mỏ Đây

là khâu quan trọng trong quá trình tìm kiếm và khảo sát trữ lượng mỏ Bởi lẽquá trình này đòi hỏi sự chính xác cao, nếu không sẽ gặp nhiều rủi ro trongquá trình thực hiện, đây cũng là quá trình quyết định nhà đầu tư có nên đầu tưvào mỏ đó không Khâu này gồm các giai đoạn cơ bản sau:

Trang 33

- Tiến hành khoan tại nơi có cấu tạo mỏ và lấy mẫu để nghiên cứu chi tiết.

- Thực hiện khoan nhiều mũi nhằm đánh giá trữ lượng một cách cụ thể

và chính xác nhất

Để có thể biết được chính xác trữ lượng và hàm lượng đá vôi trắng tạikhu vực khảo sát, nhà đầu tư bước đầu phải tiến hành khoan và lấy mẫu đểnghiên cứu Tuy nhiên, trong khâu này đòi hỏi phải thực hiện nhiều mũikhoan tại các vị trí và độ sâu khác nhau như vậy mới có thể đánh giá chínhxác trữ lượng mỏ Đôi khi nhà đầu tư gặp rủi ro trong khâu này như: thực hiệnkhoan nhiều mũi nhưng không có kết quả, rất tốn kém Do vậy, để làm tốtkhâu này nhà đầu tư phải sử dụng những công nghệ thiết bị tiên tiến mới cóthể tránh được những rủi ro đáng tiếc

Sau khi thăm dò và khảo sát mỏ đã thực hiện thành công, nếu như mỏ đó

có trữ lượng khoáng sản có thể khai thác với quy mô công nghiệp, nhà đầu tư

sẽ tiến hành khai thác

Do đặc thù của ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng thường đượcthực hiện tại các mỏ đá, trong khi đó các mỏ này thường tập trung ở nhữngvùng khó khăn, nên giá lao động, tiền thuê đất đai ở đây rẻ hơn so với mặtbằng chung Như vậy nếu đầu tư tại những vùng này thì tiền thuê đất, laođộng là tương đối rẻ, dẫn đến giảm chi phí sản xuất trong khâu này

Tài nguyên đá vôi tự nhiên có xu hướng ngày càng cạn kiệt trong khi đónhu cầu về sử dụng tài nguyên cho sản xuất ngày càng cao thì điều tất yếu làgiá các mặt hàng này sẽ ngày càng tăng dẫn đến lợi nhuận đầu tư vào cácngành này là càng cao điều này sẽ làm sảy ra nhiều mâu thuẫn trong các mỏ

đá, đặc biệt là sự tranh chấp trong khai thác của các mỏ đá, các công ty doanhnghiệp khai thác và sử dụng đá vôi, và sự khai thác ồ ạt của các mỏ gây ra ônhiễm môi trường và nhiều mâu thuẫn trong xã hội sẽ nảy sinh

Trang 34

1.2.3 Khái niệm quản lý

Quản lý là một hoạt động có mục đích của con người, có nhiều kháiniệm khác nhau về quản lý:

Theo Frederick Winslow Taylor (1856-1915), một nhà quản lý người

Mỹ, đại diện cho thuyết quản lý khoa học, cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[7] Theo Henry Fayol: “Quản

lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra và sử dụng một cách hợp lý nhất nguồn lực trong tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”[8] Theo Mary Follet: ”quản lý là phương thức để người lãnh đạo đạt được mục tiêu của mình bằng người khác và thông qua người khác”[10] Theo Vương Thị Hạnh : “quản lý không chỉ là hoạch định tổ chức, bố trí nhân sự, chỉ đạo thực hiện, kiểm soát công việc, mà còn bao gồm cả việc phát huy những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đã vạch ra”[27].

Tóm lại: Quản lý là điều khiển các bên tham gia tiến hành việc xác định,lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát nguồn lực và hoạt độngnhằm đạt được một cách có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra 9

8 Xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/Cộng_đồng

9 Nguyễn Phú Hùng, Giáo trình Quản lý dự án,, Dùng cho các lớp Cao học tại trường Đại học KHXH&NV

Đại học Quốc gia-Hà Nội.

Trang 35

1.2.4 Khái niệm quản lý môi trường

Theo khái niệm về quản lý đã tìm hiểu ở trên thì quản lý môi trường làviệc tiến hành lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát nhằm mụctiêu bảo vệ môi trường Ngoài ra, theo những cách tiếp cận khác nhau thì cónhững định nghĩa khác nhau về quản lý môi trường

Theo trang thông tin của Tổng cục môi trường thì: "Quản lý môi trường

là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".

Theo Vũ Cao Đàm, quản lý môi trường “ Là sự điều khiển hành vi của những con người hoặc nhóm người trong cộng đồng (đối tượng trực tiếp), nhằm định hướng cho họ tác động lên các yếu tố của môi trường (đối tượng gián tiếp), sao cho có thể duy trì được một chuẩn mực chất lượng môi trường phù hợp với những chuẩn mực được một cộng đồng chấp nhận”.10

Quản lý môi trường nhìn từ giác độ quan hệ xã hội có nghĩa là quản lýbiến đổi xã hội, hòa giải những đối lập về mặt xã hội giữa: Lợi ích tư nhân vàlợi ích nhà nước; quyền lợi chính phủ và quyền lợi phi chính phủ; đối lập vềmặt nghề nghiệp; giữa hiện tại và tương lai; Giữa quy mô toàn cầu và quy môkhu vực; điữa bảo tồn và phát triển.11

“Quản lý xung đột môi trường có bản chất là sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách về môi trường cũng như các chính sách

xã hội có liên quan để thiết lập trật tự trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như việc xử lý chất thải các loại.”12

10 Xem thêm Vũ Cao Đàm (2002) Xã hôi học môi trường, Nxb KH&KT 2002.

11 Xem thêm Vũ Cao Đàm (chủ biên), Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Nghĩa, Nghiên cứu xã hôi về môi

trường, Nxb KH&KT 2010.

12 Xem thêm Vũ Cao Đàm (2002) Xã hôi học môi trường, Nxb KH&KT 2002.

Trang 36

Khái niệm trên chỉ đề cập đến môi trường theo nghĩa là môi trường tựnhiên Nếu xem xét môi trường theo nghĩa rộng thì cần phải xem xét cả môitrường nhân tạo như hạ tầng sản xuất.

Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sátchất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm đượcxây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường.+ Các nguyên tắc quản lý môi trường

Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vữngkinh tế, xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Kết hợp mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân

cư trong việc quản lý môi trường

Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cầnđược thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp

Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưutiên hơn xử lý việc phải, phục hồi môi trường nếu gây ra ô nhiễm môi trường

Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trườnggây ra các chi phí xử lý, phục hồi ô nhiễm môi trường Người sử dụng cácthành phần môi trường phải trả tiền cho việc gây ô nhiễm môi trường đó

1.3 Chính sách công nghệ đối với xung đột môi trường

1.3.1 Khái quát chung về Chính sách

Khái niệm về Chính sách: Có nhiều khái niệm khác nhau dưới đây làmột số khái niệm:

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Chính sách là tập hợp các chủtrương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm cácmục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu

đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vựckinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường

Trang 37

Theo bài giảng về Phân tích Chính sách của PGS.TS Phan Kim Chiến:Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ

mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giảiquyết vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định

Nói chung: Chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyếnkhích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủthể ra chính sách

Phân loại chính sách: Xét theo phạm vi ảnh hưởng có Chính sách vĩ

mô, Chính sách vi mô, Chính sách trung mô

Xét theo thời gian phát huy tác dụng: Chính sách dài hạn, Chính sáchtrung hạn, Chính sách ngắn hạn

Xét theo cấp độ của chính sách: Chính sách của Trung ương, Chínhsách của địa phương

1.3.2 Tổng quan chung về công nghệ

Quan niệm cũ về công nghệ: Công nghệ là tậphợp các phương pháp gia

công, chế tạo làm thay đổi tính chất, hình dạng, trạng thái của nguyên vật liệu

và bán thành sản phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh

Quan niệm mới: Công nghệ dùng để chỉ hoạt động trong mọi lĩnh vực

có áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụngnhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người

Quan niệm về công nghệ của ESCAP: Công nghệ là kiến thức có hệ

thống quy trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin Công nghệ bao gồmcác kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và hệ thống dùng trong việc tạo

ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Theo lý thuyết tổ chức: Công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng

trong sản xuất phân phối hàng hóa và dịch vụ

Trang 38

Quan niệm chung: Công nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và

kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống,

và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp

đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể Công nghệcũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc,những sự sắp xếp, hay những quy trình Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lênkhả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vậtkhác vào môi trường tự nhiên của mình Thuật ngữ có thể được dùng theonghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng",

"công nghệ thông tin"

Phân loại công nghệ: Có 4 dạng phân loại công nghệ gồm theo hình

thái kinh tế xã hội, theo trình độ công nghệ, theo tác động môi trường côngnghệ, theo phạm vi quản lý công nghệ

1.4 Chính sách công nghệ đối với giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi

1.4.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một là, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực:

Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân(bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập,bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư,chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài) Cảitiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các chủ thể tham giaphát triển nhân lực

Hai là, bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực: Ngân

sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển nhân lực quốc gia đến năm

2020, đặc biệt ưu tiên đến đâò tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc giải quyết

ô nhiễm môi trường

Trang 39

Ba là, chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam: Xây dựng, thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển

nguồn nhân lực Việt Nam hội nhập quốc tế để cùng nhau giải quyết các vấn

đề môi trường chung của toàn cầu

1.4.2 Chính sách về tài chính đối với việc giải quyết các xung đột

môi trường trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi

Xây dựng, hoàn thiện các chính sách tài chính về tài nguyên, môitrường, bảo đảm phát triển bền vững Hiện nay, chính sách tài chính về tàinguyên, môi trường ở nước ta chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa nhất quán, côngbằng và còn nhiều kẽ hở Việc đánh thuế tài nguyên, môi trường là một ví dụ

Có những tập tể, nhóm người trong xã hội sử dụng môi trường làm nơi chứachất thải của mình trong sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận còn xã hội phảihứng chịu ô nhiễm môi trường Xã hội phải bỏ một khoản tài chính nhất định,

có khi rất lớn, để khắc phục sự ô nhiễm này Việc đánh thuế tài nguyên cũngquá thấp hoặc chưa thực hiện nghiêm túc cũng là tác nhân gây thất thoát tàinguyên của đất nước Từng đối tượng xã hội khác nhau cũng chịu sự chi phối,

có quyền lợi, trách nhiệm khác nhau trong khai thác, sử dụng tài nguyên, môitrường nhưng chúng ta vẫn chưa đánh thuế đối với từng đối tượng này Do đóviệc xây dựng, hoàn thiện các chính sách tài chính về tài nguyên, môi trường,bảo đảm phát triển bền vững là quan trọng và cấp thiết

1.4.3 Chính sách về công nghệ thông tin trong tuyên truyền, việc giải quyết các xung đột môi trường.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, xã hội hóa công tácquản lý, giải quyết xung đột môi trường bằng hòa giải Công tác tuyên truyền cácchủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường cần đượctăng cường đồng bộ hơn nữa, với phương châm “mưa dầm thấm lâu” Hiện nay,đất nước ta có khoảng 650 cơ quan truyền thông đại chúng với hơn 800 sản

Trang 40

phẩm báo chí các loại Nếu cơ quan nào, ấn phẩm nào cũng thường xuyên quantâm, có mục tuyên truyền quảng bá về vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường thì

sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn làm chuyển biến nhận thức tạo ra hành động giảmbớt sự suy thoái, bảo vệ tài nguyên, môi trường một cách rõ rệt Muốn vậy, mỗi

cơ quan thông tin đại chúng cần có chuyên trang về tài nguyên, môi trường vớinhững phóng viên, nhà báo được bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp, cặp nhật thôngtin về vấn đề này Nên có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ quản về tàinguyên, môi trường ở Trung ương cũng như các bộ, ngành, địa phương với các

cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin, phản hồi ý kiến, đánhgiá, khen thưởng báo chí viết về tài nguyên, môi trường Nên chăng, Bộ Tàinguyên và Môi trường, cũng như các sở Tài nguyên và Môi trường thành lập,phân công, có cơ chế về đầu mối cung cấp các thông tin cũng như sự phối hợptuyên truyền về vấn đề này Cần lồng ghép các nội dung về bảo vệ tài nguyên,môi trường trong các phong trào như xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,tại cộng đồng, công sở, trong việc xét, phong tặng danh hiệu thi đua của cơ quan,đơn vị của Đảng, Nhà nước Cần xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên, môitrường theo hướng phát huy sức mạnh, tính tự chủ, sáng tạo của các tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, của mỗi gia đình, thành viên xãhội Phân định rõ ràng đâu là nhiệm vụ quản lý của nhà nước, đâu là nhiệm vụcủa tổ chức xã hội, đâu là chế độ tự quản của cộng đồng, khu dân cư Kế thừa,phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giữ gìn,bảo vệ tài nguyên, môi trường Khi xảy ra xung đột môi trường nên giải quyếtdứt điểm ngay từ đầu với phương châm hòa giải là chính giữa các bên với nhau

*Kết luận chương 1

Trong Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữavấn đề môi trường với xung đột môi trường Trong đó nêu lên cơ sở lý luận,khái niệm xung quanh vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường, xung đột

Ngày đăng: 27/10/2020, 20:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w