ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN--- ---NGUYỄN THANH HƯƠNG VAI TRÒ CỦA MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT HIỆN NAY Nghiên cứu trường
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-NGUYỄN THANH HƯƠNG
VAI TRÒ CỦA MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Luật Hà Nội và
Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-NGUYỄN THANH HƯƠNG
VAI TRÒ CỦA MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Luật Hà Nội và
Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Tùng
HÀ NỘI, 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học với
đề tài nghiên cứu: “Vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân Luật hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Luật Hà
Nội và Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội), bên cạnh sự nỗ lực và cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo nhiệttình của các thầy cô khoa Xã hội học cùng với sự quan tâm, động viên từ phíangười thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp Với những kiến thức tích lũyđược trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Xã hội học Trường ĐạiHọc Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, tôi đã nhậnđược sự tận tình giảng dạy, thầy cô đã cung cấp cho học viên những hệ thốngkiến thức bổ ích, chuyên sâu và nâng cao hơn, qua đó học viên có thể vậndụng được những kiến thức đó để hoàn thành tốt luận văn này Với lòng biết
ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫnkhoa học PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôitrong suốt quá trình hoàn thành luận văn Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình và tâmhuyết của Thầy mà bản thân tôi đã từng bước làm tốt và hoàn thành được đềtài nghiên cứu, đồng thời ghi nhận lại kết quả cùng những cố gắng của bảnthân qua luận văn này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Thầy/Cô dồidao sức khỏe và công tác tốt Kính chúc Quý nhà trường đạt được nhiều thànhcông trong công tác giáo dục
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 12 năm 2017
Học viên
Trang 4Nguyễn Thanh Hương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 15
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 17
6 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 17
7 Phương pháp thu thập thông tin 20
B NỘI DUNG CHÍNH 22
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 22
1.1 Các khái niệm công cụ 22
1.1.1 Chương trình đào tạo (CTĐT) 22
1.1.2 Học phần 28
1.1.3 Vai trò 28
1.1.4 Xã hội học pháp luật 33
1.2 Các lý thuyết áp dụng 35
1.2.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng 36
1.2.2 Lý thuyết vai trò 39
1.2.3 Lý thuyết chọn lựa hợp lý 41
1.3 Tình hình giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật nói chung 43
1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 50
1.4.1 Trường Đại học Luật Hà Nội 50
1.4.2 Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội 53
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 57
Trang 62.1 Quá trình xây dựng môn “Xã hội học pháp luật” trong chương trình đào
tạo cử nhân Luật tại các địa bàn khảo sát 57
2.1.1 Quá trình xây dựng môn “xã hội học pháp luật” trong chương trình đào tạo cử nhân tại Trường Đại học Luật Hà Nội 58
2.1.2 Quá trình xây dựng môn “xã hội học pháp luật” trong chương trình đào tạo cử nhân tại Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội 62
2.2 Hoạt động giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật hiện nay tại Trường Đại học Luật Hà Nội và khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội 64
2.2.1 Về thực trạng giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật 64
2.2.2 Về phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật 67
2.2.3 Về tài liệu giảng dạy môn xã hội học pháp luật 72
2.2.4 Về kết quả học tập môn xã hội học pháp luật 74
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT THEO ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 77
3.1 Vị trí và vị thế của môn học xã hội học pháp luật trong khung chương trình đào tạo cử nhân Luật tại hai địa bàn khảo sát 77
3.2 Kỳ vọng của các bên liên quan về vai trò của môn “Xã hội học pháp luật” 86
3.3 Mức độ thực hiện vai trò theo đánh giá của giảng viên và cán bộ tổ chức đào tạo 95
3.4 Mức độ thực hiện vai trò theo đánh giá của những đối tượng hưởng lợi – sinh viên 98
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 114
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Sự kỳ vọng về phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật (Tỷ
lệ %) 68
Biểu đồ 2.2: Tài liệu phục vụ cho môn học xã hội học pháp luật 73
Biểu đồ 2.3: Nơi tìm kiếm tài liệu phục vụ cho môn học xã hội học pháp luật 74
Biểu đồ 2.4: Kết quả học tập của môn xã hội học pháp luật 75
Biểu đồ 3.1: Đánh giá tầm quan trọng của môn xã hội học pháp luật so với các môn học đại cương hoặc môn học tự chọn trong khối kiến thức khối ngành 85
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mối tương quan giữa giới tính và sự kỳ vọng về phương pháp giảng dạy
môn xã hội học pháp luật 69
Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ hợp lý của vị trí môn xã hội học pháp luật trong
khung chương trình đào tạo (tỷ lệ (%)) 81
Bảng 3.2: Lý do chọn phương án hợp lý một phần, không hợp lý, hoàn toàn không hợp lý đối với vị trí của môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%)) 83
Bảng 3.3: Đánh giá tầm quan trọng những kiến thức sau đây của môn xã hội học
pháp luật trong khung chương trình đào tạo (tỷ lệ (%)) 87
Bảng 3.4: Kỳ vọng khi học môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%)) 91
Bảng 3.5: Những khó khăn khi học môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%)) 93
Bảng 3.6: Kỳ vọng mong muốn phòng đào tạo sẽ thay đổi gì đối với khung chương
trình môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%)) 94
Bảng 3.7: Đánh giá mức độ nắm vững khối kiến thức đã được học trong môn xã hội
học pháp luật 98
Bảng 3.8: Sự vận dụng nội dung kiến thức, kỹ năng môn xã hội học pháp luật vào
giải quyết các vấn đề của các môn học chuyên ngành luật 100
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ vận dụng những kỹ năng sau đây vào phục vụ chuyên
ngành luật 100
Bảng 3 10: Đánh giá mức độ vận dụng những kiến thức của môn xã hội học pháp
luật vào phục vụ chuyên ngành luật (tỷ lệ (%)) 101
Bảng 3.11: Môn xã hội học pháp luật đáp ứng mức độ khá hoặc tốt đối với yêu cầu
chuyên ngành đào tạo luật ở những điểm nào (tỷ lệ (%)) 103
Trang 9A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục – đào tạo (GDĐT) luôn là quốc sách hàng đầu của hầu hết cácquốc gia trên Thế Giới bởi giáo dục chính là trụ cột để một quốc gia tạo dựng,giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội khi mà thế giới đang ngày càng trở nênphẳng và giống nhau Lúc này giáo dục chính là công cụ cơ bản để các dântộc nhận diện mình trên bản đồ thế giới Giáo dục quyết định chất lượngnguồn nhân lực, góp phần tạo ra một lực lượng lao động có tri thức khoa học,trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp – là nòng cốt cho sựnghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đangđẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Một trong những đặc trưng của Nhànước pháp quyền là quản lý xã hội bằng pháp luật, luôn đề cao tinh thầnthượng tôn pháp luật, bảo đảm hiện thực hóa các quyền tự do, dân chủ củanhân dân Để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam thì nhất thiết phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực pháp luật chấtlượng cao - đội ngũ cán bộ pháp luật “vừa hồng, vừa chuyên”: có trình độkiến thức, hiểu biết cao về pháp luật; có các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu
và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp để nghiên cứu, xây dựng, thi hànhpháp luật một cách độc lập, sáng tạo, giúp Nhà nước trong việc kiến tạo côngbằng, công lý cho xã hội, có quan điểm chính trị vững vàng, phẩm chất đạođức tốt để xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật một cách hiệu quả nhất Do
đó, các Trường Đại học nói chung và các Trường Đại học đào tạo chuyênngành luật nói riêng phải không ngừng nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ
về chất lượng đào tạo, từng bước tiếp cận chất lượng đào tạo của khu vựcĐông Nam Á và của các nước phát triển trên thế giới; phải thường xuyên đổi
Trang 10mới, phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, đảm bảo tính liênthông trong đào tạo và đa dạng hóa các hình thức đào tạo gồm đào tạo cơ bản,đào tạo nâng cao, đào tạo theo nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp; triển khai phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường khả năng tựchủ động học tập của người học.
Hiện nay, cả nước có khoảng 18 trường đào tạo ngành Luật, hàng năm
có khoảng 9.000 cử nhân luật tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo này Phía bắc có
9 cơ sở dạy ngành luật, tương đương phía nam cũng có 9 cơ sở Tuy nhiênhiện nay có khoảng 7 trường Đại học có chất lượng đào tạo tốt, có uy tín nhất
Quốc Gia Hà Nội là hai Trường đào tạo ngành Luật lớn ở khu vực phía Bắc,
đạt chất lượng cao trong giảng dạy và nghiên cứu để góp phần xây dựng cộngđồng, phát triển đất nước và hội nhập, hợp tác quốc tế với các nước trên thếgiới và các quốc gia trong khu vực Hàng năm cung cấp hàng nghìn cử nhânLuật chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của đất nước Để đápứng nhu cầu đó thì chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầubởi tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 khối Giáo dục Đại học, caođẳng, Ông Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP HCM đã nêulên thực trạng đào tạo nhân lực ngành luật còn nhiều điểm bất hợp lý trong hệthống giáo dục hiện nay Ông Hoàng Thế Liên – Thứ trưởng Bộ Tư Pháp từng
nhận định: “Nhìn vào chương trình của các cơ sở đào tạo ngành luật hiện nay, sau phần đại cương là một loạt môn học thuần túy pháp luật, hầu như không có môn học nào mang tính chất liên ngành Vì vậy, cử nhân tốt nghiệp hay rơi vào tình trạng pháp lý thuần túy khi phải giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đặt ra, nhiều khi trở nên lạc lõng” [40] Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm
quan trọng của chương trình đào tạo đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo
cử nhân luật, Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật thuộc Đại học Quốc
Trang 11gia Hà Nội là những cơ sở đào tạo đi tiên phong trong xây dựng, phát triểnnhững chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, từng bước tiệm cận chươngtrình đào tạo của các nước phát triển nhằm mang lại chất lượng, hiệu quả đàotạo cao nhất, bảo đảm cho sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn các yêucầu: có kiến thức cơ bản vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi và năng lựcsáng tạo cao trong công việc.
Môn xã hội học pháp luật là một môn học rất quan trọng đối với chuyênngành Xã hội học và Luật học Xã hội học pháp luật là một ngành xã hội họcchuyên biệt, nghiên cứu về quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh,tồn tại và hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các loạichuẩn mực xã hội, nguồn gốc, bản chất xã hội, chức năng xã hội của phápluật, các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng phápluật Xã hội học pháp luật mang lại cho sinh viên luật những góc nhìn, cáchtiếp cận mới mẻ so với cách tiếp cận luật học truyền thống Chẳng hạn, xã hộihọc pháp luật nghiên cứu về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật; trong khi
đó, dưới góc độ Luật học thì người ta không gọi là “hành vi sai lệch chuẩnmực pháp luật”, mà gọi là “hành vi vi phạm pháp luật” Bất luận thế nào, dướigóc nhìn của Luật học, hành vi vi phạm pháp luật luôn được nhìn nhận làhành vi gây ra hậu quả xấu, tiêu cực cho các quan hệ xã hội Còn góc nhìn của
xã hội học pháp luật lại cho thấy không phải lúc nào hành vi vi phạm phápluật cũng chỉ mang hậu quả tiêu cực; mà nó còn có thể mang lại kết quả tíchcực cho các quan hệ xã hội, phục vụ cho lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng,tập thể, nhân dân; bởi đó là những hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực củacác chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp; nhờ đó, thúcđẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội Trường hợp nhà cải cách Kim Ngọc
- cha đẻ của chính sách khoán 10 trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta trướcđây- là một ví dụ điển hình cho hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật tích cực
Trang 12Pháp luật ra đời nhằm để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng không phải tất
cả các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều có thể đi vào thực tiễncuộc sống, phát huy được hiệu lực, hiệu quả, bởi có những văn bản quy phạmpháp luật nhanh chóng bộc lộ những hạn chế, bất cập, xa rời thực tế, thậm chí
bị chết yểu Chính vì vậy, các cử nhân luật - những cán bộ pháp luật trongtương lai - cần phải được học hỏi, trang bị cách tiếp cận, góc nhìn về các sựkiện, hiện tượng pháp luật dưới góc độ xã hội học pháp luật, phải biết cách sửdụng công cụ là phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát, điều tra, đánhgiá tâm tư nguyện vọng của những người phải chịu tác động trực tiếp hoặcgián tiếp với những bộ luật mới, từ đó, có những nhận xét, đánh giá, xâydựng, ban hành pháp luật phù hợp và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội
Từ thực tế nêu trên, câu hỏi đặt ra là thực trạng đào tạo cử nhân luật hiệnnay đang được triển khai như thế nào? Môn xã hội học pháp luật được giảngdạy trong các cơ sở đào tạo luật ra sao? Môn học này giúp ích gì cho các cử
nhân Luật? Từ những lý do đó đã thôi thúc tôi làm đề tài nghiên cứu: “Vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân Luật hiện nay”
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội) Để từ đó, thấy được vai trò của môn xã hội học
pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay mà các cơ sở đào tạo luật sẽ cónhững chỉnh sửa, bổ sung khung chương trình đào tạo cho phù hợp
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng nhưtrong sự phát triển của đất nước, quốc gia, dân tộc Nó được xem như chiếcchìa khóa, là nhân tố làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Chính vìvậy, đào tạo cử nhân nói chung và đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật nóiriêng không chỉ mở rộng về số lượng và quy mô đào tạo mà phải đảm bảochất lượng một cách tốt nhất Mỗi năm đào tạo ra một nguồn lao động dồi dào
Trang 13sẽ là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người
Chính vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trênthế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, việc nghiêncứu về các chính sách, khung chương trình đào tạo đào tạo cử nhân nói chung
và cử nhân luật nói riêng luôn được xếp đầu bảng Liên quan đến lĩnh vực này
có rất nhiều bài báo, các tạp chí, báo cáo, các nghiên cứu trong và ngoài nướcdành riêng cho vấn đề này
2.1 Các nghiên cứu về chương trình đào tạo luật ở một số nước trên thế giới
Bài viết: “Đào tạo Luật sư ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm để hoàn thiện công tác đào tạo Luật sư ở Việt Nam” của tác giả Lê
Thu Hà - Ngô Hoàng Anh - Phạm Trí Hùng đăng trên Tạp chí Nghề Luật số 3năm 2006, đề cập tới việc đào tạo luật sư tại các nước đại diện cho dòng họpháp luật Common Law (Anh, Mỹ) và Civil Law (Pháp, Đức) và cũng lànhững nước có truyền thống, thành tựu nhất định trong đào tạo luật sư để rút
ra những kinh nghiệm nhằm hoàn thiện công tác đào tạo luật sư ở Việt Nam.Bài viết có đề cập đến chương trình đào tạo luật sư ở Mỹ, Đức, Pháp,…
o Đào tạo luật sư ở Mỹ
Mỹ được coi là nước có nghề luật sư phát triển nhất thế giới Ở Mỹ cókhoảng 1 triệu luật sư (trung bình 220 người dân có một luật sư) và nghề luật
sư ở Mỹ ra đời muộn hơn so với nghề luật sư ở các nước châu Âu như Anh,Pháp, Đức Tại Mỹ, ở các trường luật đều dạy giống nhau trong năm đầu tiênvới các khóa học về tài sản, hợp đồng, các vụ án dân sự, trình tự thủ tục, luậthình sự và tất cả được dạy chủ yếu theo phương pháp giảng tích cực (đối thoạivới sinh viên) và phương pháp tình huống (case study) Theo yêu cầu của giáo
sư, sinh viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp, bao gồm: các bản án (case
Trang 14method), các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết
về kinh tế và xã hội học (modified case method) Trong hầu hết các giờ học,
người ta sử dụng phương pháp Socrate, theo đó sinh viên làm việc theo nhómdưới sự chỉ đạo của giáo sư, trình bày về những gì họ đã học Giáo sư sẽ đặtcâu hỏi cho các học viên, thay đổi tình tiết các vụ việc…Đối với sinh viên từnăm thứ ba trong trường luật có thể áp dụng phương pháp thực hành trực tiếp(clinical method), theo đó một sinh viên tham gia tư vấn và đại diện chokhách hàng thực sự trong khuôn khổ trợ giúp tư pháp dưới sự theo dõi củaluật sư - đồng thời là giáo sư
o Đào tạo luật sư ở Đức
thẩm phán, nghề luật sư mà chỉ có một quy trình đào tạo chung cho mọinghề luật
Ở Đức, toàn bộ thời gian đào tạo luật được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất - đào tạo pháp luật ít nhất là ba năm rưỡi tại trường
đại học Trong giai đoạn thứ nhất, các sinh viên luật sẽ phải học trong mộtkhoảng thời gian ít nhất là ba năm rưỡi với các môn học mang tính cơ sở vềkhoa học luật như: lịch sử các học thuyết pháp luật, lịch sử pháp luật, triết
học, xã hội học pháp luật và các môn luật mang tính chất bắt buộc như: luật
hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật tố tụng dân sự…Bên cạnh các môn học mang tính bắt buộc thì sinh viên luật ở Đức cũng cócác môn học tự chọn, đó có thể là môn luật về thuế, luật về cộng đồng châu
Âu, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ… Việc thiết kế các môn học bắt buộc
và tự chọn tùy thuộc vào chương trình của mỗi trường
Giai đoạn thứ hai - đào tạo thực hành nghề luật kéo dài ít nhất là hai năm.
Pháp, Anh Nhìn chung, qua tìm hiểu các chương trình đào tạo nghề luật sư
Trang 15trên thế giới thấy nổi lên một điểm đó là các nước đó đều giảng dạy môn xãhội học hay xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc trong chương trình đàotạo Chứng tỏ môn xã hội học pháp luật rất quan trọng và cần thiết khi đào tạoluật sư Bài viết cũng nhấn mạnh đến việc rút kinh nghiệm để hoàn thiện côngtác đào tạo luật sư ở Việt Nam đó là giảm bớt tính hàn lâm và đưa các vụ việcthực tiễn vào giảng dạy các môn luật, việc mời các luật sư và thẩm phán có uytín đến giảng bài, việc tăng tỷ lệ các câu hỏi về thực tiễn pháp luật là xuhướng tất yếu trong đào tạo để cấp bằng cử nhân luật.
Bài viết: “Sơ lược về đào tạo Luật ở Pháp và một số gợi mở cho Việt Nam” của Nguyễn Văn Quân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, đăng
trong Hội thảo về đổi mới đào tạo và nghiên cứu Luật Bài viết này đề cập đếnnghề luật sư, nghề công chứng viên và nghề thẩm phán ở Pháp; nêu lên một
số điểm cơ bản về đào tạo tiến sĩ luật, từ đó đưa ra một số gợi ý cho đào tạoluật tại Việt Nam
2.2 Các nghiên cứu về chương trình đào tạo luật ở trong nước
Liên quan tới đào tạo cử nhân nói chung và đào tạo cử nhân luật nói riêng
đã có rất nhiều bài nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án như:
Những nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục
Luận văn: “Giáo dục pháp luật cho học sinh Trường giáo dưỡng số 2”
Yên Mô – Ninh Bình, 2014, luận văn thạc sỹ xã hội học của Đặng MinhChâu Trong luận văn tác giả đã trình bày về đặc điểm của giáo viên và họcsinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, nêu lên mục đích giáo dục pháp luậtcho học sinh trường Giáo dưỡng số 2, nội dung và phương pháp giáo dụcpháp luật pháp luật đã được thực hiện Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên hiệuquả giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 như: đã nâng caođược nhận thức pháp luật cho học sinh, kết quả hoạt động giáo dục pháp luậtqua phương pháp giáo dục bắt buộc, qua phương pháp giáo dục bổ trợ, qua
Trang 16phương pháp khen thưởng, kỷ luật và đưa ra một số góp ý, khuyến nghị, giảipháp.
Luận văn: “Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông”
(Nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), năm 2013, luận văn thạc sỹ
xã hội học của Phan Đức Nam Tác giả đã nêu lên thực trạng dư luận xã hội
về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông đó là: các kênh thông tin về dịch vụgiáo dục, những vấn đề cấp bách của dịch vụ giáo dục, nội dung và hình thứctrao đổi, bàn luận về dịch vụ giáo dục, tại sao giáo dục lại được cha mẹ quantâm; dư luận xã hội về cơ sở vật chất dịch vụ giáo dục; về tiếp cận dịch vụgiáo dục; về chất lượng dịch vụ giáo dục; chi phí dịch vụ giáo dục
Luận văn: “Tính tích cực học tập của học viên cao học: tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo” (Nghiên cứu trường
hợp tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học khoa học tựnhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại họcKinh tế Quốc dân Hà Nội) của tác giả Vũ Thị Tuyết Mai, 2011 Trong luậnvăn, tác giả đã đưa ra thực trạng tính tích cực học tập của học viên cao học ởcác địa bàn nghiên cứu qua các hành vi học tập chủ động, tích cực của họcviên cao học như: hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểubài, hành vi thường tranh luận với giảng viên về bài học, hành vi hoàn thànhđầy đủ và đúng hạn các bài tập mà giảng viên giao về nhà Ngoài ra, nêu lênhành vi học tập thụ động và phản học tập của học viên cao học như: hành vikhông tích cực tham gia bài tập nhóm trên lớp, hành vi thường xuyên đi họcmuộn, nghỉ học nhiều, không tập trung nghe giảng,… Và từ đó mô hình hóa
về tác động của các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm môi trườngđào tạo tới tính tích cực học tập của học viên cao học
Luận văn: “Đảm bảo chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội”,
2011, luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục của Nguyễn Thị Thuyết Trong luận
Trang 17văn, tác giả đã chỉ ra thực trạng đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Việnđại học Mở Hà Nội Thực trạng về chất lượng đào tạo của Viện trong nhữngnăm gần đây gồm có đội ngũ giảng viên giảng dạy, cơ sở vật chất và phươngtiện phục vụ cho giảng dạy, học tập, kết quả học tập của sinh viên Luận vănphân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo chất lượngđào tạo Để từ đó đưa ra các biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo tại Việnđại học Mở trong giai đoạn hiện nay từ nguyên tắc đảm bảo tính khoa học,nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, huy động được mọi thành viên trong Việntham gia quản lý chất lượng đào tạo Các biện pháp cụ thể được đề cập đến đólà: xây dựng mục tiêu chiến lược về chất lượng của Viện đại học Mở Hà Nội,xây dựng chính sách chất lượng, xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng độingũ giảng viên, xây dựng các chuẩn mực và quy trình quản lý các khâu trongquá trình đào tạo, tăng cưỡng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên,đầu tư thích đáng các nguồn lực và tạo môi trường dạy học thuận lợi, gắn quátrình đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động Tác giả chỉ ra được mối quan hệgiữa các biện pháp và khảo sát tính khả thi của các biện pháp.
Luận văn: “Sự thích ứng của cán bộ giảng dạy đối với việc đánh giá chất lượng học tập bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan” Nghiên cứu trong nhóm giảng viên Đại học tại Hà Nội Luận văn đã trình bày cơ sở lý
luận của nghiên cứu về sự thích ứng Nghiên cứu về nhận thức và sự thíchứng của giảng viên đại học trên địa bàn Hà Nội với việc áp dụng trắc nghiệmkhách quan trong đánh giá chất lượng học tập
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá niềm tin xã hội trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở nước ta” của Phan Đức Nam, Viện xã hội học, năm
2015 Đề tài đã nêu bật được lên những bất cập của chính sách giáo dục hiệnnay bị xem như là yếu tố kìm hãm sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong
Trang 18thời kỳ đổi mới Đề tài này đánh giá dưới góc độ xã hội học về niềm tin xã hộiđối với vấn đề chất lượng giáo dục đại học ở nước ta Đề tài cũng nêu lên sựtin tưởng, bán tín bán nghi, sự không tin tưởng hay thiếu tin tưởng về chấtlượng giáo dục đại học ở nước ta đối với các nhóm người là giảng viên, sinhviên, cha mẹ của các sinh viên của 5 trường đại học lớn ở Hà Nội (cả trườngcông lập và ngoài công lập) Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu rõ niềm tin xã hội
về các “yếu tố” của chất lượng giáo dục đại học như: niềm tin xã hội về việctuyển sinh đại học, về cơ sở vật chất giáo dục đại học, về đội ngũ giảng viênđại học, về nội dung, chương trình giáo dục đại học, về hình thức thi cử vàđánh giá kết quả học tập, về việc đáp ứng nhu cầu xã hội đối với kỹ năng đàotạo của sinh viên Nói chung, việc tìm hiểu niềm tin xã hội về chất lượng giáodục đại học cho thấy nhận thức, suy nghĩ, đánh giá và hành động của xã hộiđối với vấn đề này Từ đó, là cơ sở khoa học để đóng góp vào việc cải thiệnchất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, nhằm thúc đẩy phát triển hệthống giáo dục đại học, đáp ứng tốt hơn như cầu người sử dụng dịch vụ vànhững đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Bài viết: “Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá” của
tác giả Nguyễn Thu Thủy Bài viết đã chỉ ra và phân tích cụ thể 5 tiêu chí đểđánh giá hoạt động pháp luật, đó là: tiêu chí về nội dung, tiêu chí về chủ thể,tiêu chí về hình thức, phương pháp, tiêu chí về kết quả hoạt động giáo dụcpháp luật được thể hiện ở nhận thức của đối tượng và tiêu chí về những điềukiện hỗ trợ và phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật Đây là những tài liệurất hữu ích cho tác giả trong việc triển khai ý tưởng và phân tích của mình
Nghiên cứu: “Nhu cầu sử dụng văn liệu xã hội học pháp luật ở các trường đại học tại Hà Nội hiện nay” của Định Thị Giang, Hà Nội, 2008, đã đề
cập đến cơ cấu văn liệu xã hội học pháp luật trong các trường đại học tại HàNội hiện nay bao gồm nguồn văn liệu, cơ cấu văn liệu, được nghiên cứu tại
Trang 19Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Trường Đại học Luật HàNội Và trong bài tác giả cũng đã đề cập đến việc đánh giá nhu cầu sử dụngvăn liệu xã hội học pháp luật ở các trường Đại học tại Hà Nội, đánh giá cácnhóm tác nhân với nội dung kiến thức thực tiễn được dự kiến trong xã hội họcpháp luật, sự kỳ vọng của các nhóm tác nhân trong dạy học xã hội học phápluật Trong nghiên cứu, về thực trạng văn liệu xã hội học pháp luật quan khảosát ở thư viện hai trường đại học cho thấy: số lượng tài liệu xã hội học, xã hộihọc pháp luật, tội phạm học, pháp luật ở thư viên ở hai trường có sự chênhlệch rõ ràng Tại trường Đại học Luật Hà Nội, sách về xã hội học 121 cuốn,
xã hội học pháp luật và tội phạm 0 cuốn, tội phạm học 200 cuốn, pháp luậtlớn hơn 1000 cuốn, còn thu việc của trường Đại học khoa học xã hội và nhânvăn có 214 cuốn sách về xã hội học, 415 cuốn về pháp luật, 14 cuốn sách vềtội phạm học, chỉ có 2 cuốn về xã hội học pháp luật và tội phạm Ở trong cáctrường Đại học thì nhóm giáo trình chính được sử dụng chính thức tại cáctrường Đại học phát triển theo xu hướng được viết bởi đội ngũ giáo viên củatrường, nó được công bố dưới các hình thức khác nhau: xuất bản phẩm, cácnguồn tin học hóa số trên mạng, Nói chung, kết quả đánh giá mà tác giả nêu
ra đó là các nguồn học liệu xã hội học pháp luật hiện nay vừa cũ, vừa ít,không đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong bối cảnh xã hội mới Xã hội họcpháp luật đang được giảng dạy bởi những giảng viên chuyển từ chuyên ngànhkhác sang, đây chính là một khó khăn chung ở các trường Đại học Ở nghiêncứu này tác giả mới chỉ tiếp cận được nguồn văn liệu liên quan đến xã hội họcpháp luật cho sinh viên các trường đại học nói chung chứ chưa chú trọng đếnđào tại cử nhân luật nói riêng và sự cần thiết cũng như vai trò của xã hội họcpháp luật trong đào tạo cử nhân luật, vì thế điều đó là những gợi mở để tôi cónhững nghiên cứu nhất định trong đề tài của mình
Trang 20Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai với bài viết: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thông” đã
chỉ ra một thực trạng là phương pháp day học pháp luật chủ yếu trong chươngtrình trung học phổ thông hiện nay là lấy hoạt động của giáo viên làm trungtâm Khảo sát bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, hỏi các em học sinh
về phương pháp dạy học pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở các trườngTrung học phổ thông Hà Nội Cho ta thấy hầu hết các giờ học diễn ra khôkhan, học sinh ít được hoạt động, ít có cơ hội tìm tòi, khám phá, thể hiệnmình Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là giảng dạy ở trên lớp, các hìnhthức ngoại khóa, thực hành chưa nhiều Bằng cách chỉ ra thực trạng, nguyênnhân, tác giả đã khuyến nghị một số định hướng về đổi mới dạy học pháp luậtnhư: nghiên cứu xử lý tình huống, phát huy vốn kiến thức và kinh nghiệmsống của học sinh, điều tra thực tiễn, trò chơi giáo dục pháp luật,
Các nghiên cứu về vai trò
Luận văn: “Vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên” (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Công đoàn) của Trần
Mạnh Cường, 2014 Luận văn đã nêu lên được vai trò của đoàn thanh niêntrong việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nhờ vào việc nâng cao nhậnthức của sinh viên, cũng như giúp các em liên hệ thực tiễn tốt hơn
Luận văn: “Vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu
khoa học tại Đại học Quốc Gia Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn và trường Đại học Khoa học tự nhiên) củaNguyễn Thị Tuyết Nga, 2009 Trong luận văn, tác giả đã làm rõ một số kháiniệm và lý thuyết liên quan đến đề tài Luận văn nêu bật lên vai trò của nữ cán bộtrong công tác giảng dạy và trong hoạt động nghiên cứu khoa học, để từ đó đánhgiá được những yếu tố tác động đến vai trò của nữ cán bộ trong công
Trang 21tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như: chính sách của Nhà nước, Nhàtrường, đồng nghiệp, sự giúp đỡ của gia đình, điều kiện bản thân.
Tác giả Nguyễn Đình Đăng Lục với cuốn sách: “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách” đã phân tích hết sức sâu sắc, cụ thể về
vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách củangười chưa thành niên, đó là: hình thành tính hướng thiện trong hành vi, tạonên tính kiềm chế và hình thành ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân củangười chưa thành niên Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra đặc điểm ý thức phápluật của người chưa thành niên hiện nay, từ đó đưa ra những nguyên tắc vànhiệm vụ cụ thể của hoạt động giáo dục pháp luật cho người chưa thành niên.Trần Thị Minh Thi chủ nhiệm đề tài và một nhóm tác giả với đề tài:
“Nghiên cứu tổng quan về vai trò gia đình và nhà nước trong chăm sóc người cao tuổi: những khoảng trống thực tiễn và chính sách” Đề tài đã chỉ ra vai
trò của Nhà nước trong chăm sóc người cao tuổi từ chính sách kinh tế, chínhsách xã hội, vai trò của Nhà nước trong cung cấp khung thể chế và chính sáchvới người cao tuổi, vai trò của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ côngchăm sóc người cao tuổi
Các nghiên cứu về tội phạm
Trong môn Xã hội học pháp luật có một số nội dung liên quan đếnnghiên cứu các hiện tượng tội phạm Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứuchính thức về môn xã hội học liên quan đến vấn đề tội phạm này nhưng cómột số nghiên cứu gần với vấn đề của luận văn, như:
Bài viết: “Đặc điểm định tính của tình hình phạm tội ở nước ta hiện nay”
của Phạm Văn Tỉnh, số 10/2005, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật.Trong bài viết, tác giả có sử dụng hai phương pháp thu thập thông tin: phântích định tính và phân tích định lượng trong thống kê xã hội học nhưng nhữngkết quả rút ra được nhìn nhận dưới góc nhìn của Luật học, còn tập trung chỉ ra
Trang 22kết quả của hành vi phạm tội chứ chưa có vận dụng các kỹ năng điều tra xã hộihọc để đánh giá nguyên nhân, các mối liên hệ, động cơ thức đẩy khiến phạmnhân có hành vi vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm Trong bài viết tác giảphân tích định tính để làm sáng tỏ về một cơ cấu cơ bản và một cơ cấu chuyênbiệt của tình hình tội phạm ở nước ta trên hai bình diện: dữ liệu và thực tế Phântích định lượng dựa vào các loại như thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án
nhân dân tối cao Đồng tác giả với bài viết: “Bàn thêm về tái phạm, tái phạm
nguy hiểm” số 10/2006 đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, đã đề cấp về
việc nhân thức đúng Bộ luật hình sự về xác định trường hợp tái phạm và táiphạm nguy hiểm Và những kiểm nghiệm những vấn đề trên trong hoạt độngthực tế hay tình hình phạm tội trong những năm qua
Ngoài ra, ta cần phải kể đến các giáo trình: Dương Tuyết Miên (2013),
Tội phạm học đại cương, Nxb; Chính trị - Hành chính, Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình tội phạm học, Nxb; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, Đây là những cuốn viết về tội phạm học, cung cấp những kiếnthức cho các cử nhân luật để họ nhận biết, xác định tội danh cho các dạng tộiphạm, nhưng để đánh giá về các điều luật nói chung, công cụ hỗ trợ cho việcxây dựng những văn bản luật, thi hành pháp luật, còn rất mờ nhạt
Nhìn chung, đúc kết từ những bài nghiên cứu, luận văn, luận án, bài viếtcủa các tác giả trong và ngoài nước chủ yếu chỉ đề cập đến nhu cầu, vai trò,nhận thức, các yếu tố tác động đến việc trang bị cho các em sinh viên vềphương pháp học tập, đào tạo theo học chế tín chỉ, thực trạng học kỹ năngmềm của sinh viên, đánh giá của sinh viên với chất lượng giảng dạy của giáoviên, Có công trình đã đề cập tới việc tại một số nước trên thế giới, trong đàotạo cử nhân luật đã có lồng ghép các phương pháp của xã hội học, trang bịkiến thức xã hội học pháp luật cho sinh viên luật Tuy nhiên, chưa có công
Trang 23trình nghiên cứu nào đề cập, nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về vaitrò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật Đó cũng là lý do
thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài “Vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân Luật hiện nay” với mong muốn khỏa lấp phần nào “khoảng
trống” trên diễn đàn khoa học xã hội học Với cá nhân tôi nhận thấy kết quảbài nghiên cứu này sẽ rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
lý thuyết vai trò và lý thuyết sự lựa chọn hợp lý Tác giả hy vọng rằng, kếtquả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp các cơ sở đào tạo luật nhận thức đúngđắn vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật; từ đó,chú trọng trang bị cho sinh viên luật kiến thức, kỹ năng vận dụng lý thuyết xãhội học pháp luật, những kỹ thuật, phương pháp thu thập thông tin, xử lýthông tin để gắn với việc xây dựng, ban hành hay thực thi pháp luật trong thựctiễn đời sống pháp luật
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài này mang ý nghĩa thực tiễn cao thông qua những mongmuốn không phải chỉ của người dạy, người học mà đó còn là mong muốn củacác cơ quan, ban ngành nhà nước có sử dụng nguồn nhân lực về pháp luật
Trang 24Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Luậthọc và Xã hội học trong việc đánh giá, đo lường sự gắn kết, bổ trợ lẫn nhau.Nghiên cứu góp phần xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp cho các
cử nhân luật như về số tiết thực giảng, nội dung giảng dạy, giảng dạy vớinhững sinh viên thuộc chuyên ngành luật nào, các em sinh viên năm thứ mấyđược trang bị các kiến thức về xã hội học pháp luật là phù hợp nhất, Nhữngkết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các
cơ sở đang đào tạo chuyên ngành về luật, các viện kiểm sát, tòa án nhân dân,trại giam,
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu vai trò của môn “xã hội họcpháp luật” trong đào tạo cử nhân luật hiện nay theo đánh giá của giảng viên,sinh viên và các bên liên quan Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại họcLuật Hà Nội và Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội Để từ đó là cơ sởquan trọng để giúp các cơ sở đào tạo Luật khác trong nước xây dựng chươngtrình môn học phù hợp và đạt hiệu quả
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
trình đào tạo cử nhân luật tại hai trường đại học hiện nay như thế nào thông quaphân tích lý luận cơ sở và thực tiễn của đề tài
học tập tại hai trường đại học
về vai trò của môn học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật tại hai địa bàn nghiên cứu
Trang 25 Đánh giá của giảng viên và sinh viên, các cơ quan chức năng, các chuyên gia liên quan tới hai ngành xã hội học pháp luật và luật học.
cường mở rộng quy mô đào tạo, chất lượng giảng dạy môn xã hội học pháp
luật đối với sinh viên các cơ sở đào tạo luật hiện nay
5 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay
Đào tạo cử nhân luật là vấn đề mang tầm cỡ quy mô lớn cả về chất lượng
và số lượng, nó mang tính cấp bách và nội dung chiến lược lâu dài, nó có ảnhhưởng rất lớn tới sự phát triển hưng thịnh của một đất nước Song, báo cáonày chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đàotạo cử nhân luật đối với những đối tượng là các em sinh viên đang học tại haiđịa bàn nghiên cứu làm nội dung nghiên cứu chính
6 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
6.1 Giả thuyết nghiên cứu
tạo cử nhân Luật tại hai Trường
Trang 26 Nội dung giảng dạy, số lượng giảng viên chuyên ngành xã hội học đápứng tốt chất lượng đào tạo cử nhân luật tại hai địa bàn nghiên cứu.
học pháp luật trong tri thức của ngành Luật rất cao
nhân luật cơ bản phù hợp với những chờ đợi của các bên liên quan
Trang 27Chương trình đào tạo cử nhân Luật
Môn xã hội học pháp luật trong khungchương trình đào tạo cử nhân Luật
Sinh
viên
quan)
Vai trò của môn xã hội học pháp luậttrong đào tạo cử nhân Luật
Trang 287 Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn tư liệu được dùng trong báo cáo này bao gồm những thông tin thuthập được tại địa bàn nghiên cứu Ngoài ra báo cáo còn sử dụng tư liệu thuthập được từ các nguồn tài liệu khác Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữađịnh tính và định lượng Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có áp dụngnhững phương pháp điều tra và kỹ thuật nghiên cứu cơ bản sau:
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu, phân tích những tài liệu liên quanđến vấn đề nghiên cứu như: những đề án, văn bản, tư liệu hiện có tại địa bàn
và ở một số cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội, các công trình thực nghiệm,các cuộc khảo sát, giáo trình, các bài báo, tạp chí đã thu thập được
7.2 Phương pháp định tính (phương pháp phỏng vấn sâu)
Phỏng vấn sâu được coi là phương pháp đặc thù của nghiên cứu xã hộihọc, đây là phương pháp thực nghiệm giúp ta tìm hiểu và khai thác thông tin
về đối tượng một cách sâu sắc nhất
Trường Đại học Khoa Luật
Số lượng Số lượng
Trang 29Kết quả của những bài phỏng vấn sâu giúp tôi thu thập được những đánhgiá khác nhau về vấn đề nghiên cứu, từ những góc độ suy nghĩ khác nhau để đưa
ra được những đánh giá chính xác nhất về vấn đề đang nghiên cứu
7.3 Phương pháp định lượng
Tôi tiến hành khảo sát 100 sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và
100 sinh viên Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội theo bảng hỏi đãchuẩn bị trước Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênđơn giản
Cơ cấu mẫu của nghiên cứu định lượng:
Cơ cấu mẫu
Trang 3021
Trang 31B NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI 1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Chương trình đào tạo (CTĐT)
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác (Điều 36 – Luật giáo dục đại học số: 08/2012/QH13).
Theo điều 2, quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày
15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo), quy định: Chương trình đào tạo cần thể hiện rõ: trình độ đào tạo, đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp, mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức,
kỹ năng của người học khi tốt nghiệp, khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình.
Theo Wentling, khái niệm về chương trình đào tạo (Program ofTraining): “là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đàotạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ởngười học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nộidung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặtchẽ”
Trang 32Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản: Mục tiêu đàotạo (về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ, các vị trí công tác và cơ hội việc làm
có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp); Nội dung chương trình đào tạo (yêu cầucủa chương trình đào tạo, tổng số tín chỉ phải tích lũy của sinh viên để đủ điềukiện hoàn thành khóa học, khung chương trình đào tạo); Phương pháp hayquy trình đào tạo; Cách đánh giá kết quả đào tạo
Cụ thể:
Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo xem chương trình đào tạo có phùhợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – côngnghệ, truyền thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thịtrường lao động để làm cơ sở thiết kế Tức là xác định “cái đích hướng tới”của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách conngười, những đức tính nghề nghiệp
Thiết kế chương trình đào tạo: quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đàotạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện chương trình đào tạo
Phương pháp hay quy trình đào tạo (Thực thi chương trình đào tạo): Đưachương trình đào tạo vào thử nghiệm và thực hiện
Đánh giá chương trình đào tạo: Việc đánh giá chương trình cần đượcthực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoahọc, chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinhviên và người sử dụng lao động
Qua nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vựcphát triển CTĐT, nhận thấy rằng thuật ngữ CTĐT có nhiều cách hiểu khácnhau Theo nghĩa rộng, CTĐT của một trường là tất cả các khóa học đượccung cấp Ở các nước phát triển, CTĐT được xác định là tập hợp các họcphần mà nhà trường cung cấp, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn mà sinhviên muốn theo đuổi Một số quốc gia đang phát triển lại xem CTĐT là tập
Trang 33hợp các chuyên đề hay môn học được quy định cho khóa học mà người họcphải thực hiện để đạt được trình độ giáo dục đó Ở các trường đại học ViệtNam, CTĐT được hiểu là một tập hợp các học phần được thiết kế cho mộtngành đào tạo nhằm bảo đảm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹnăng cần thiết cho nghề nghiệp sau này Ở khía cạnh rộng hơn, CTĐT cònđược hiểu bao gồm cả những chuyên đề không được cung cấp trong nhàtrường mà người học được yêu cầu phải tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng (ví
dụ như các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…)
Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo,quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức (thái độ), phạm vi vàcấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánhgiá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậcđào tạo Chương trình này đảm bảo thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời giangiữa các môn khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, giữa lý thuyết và thựchành, thực tập nhằm giúp sinh viên nắm vững các kiến thức giáo dục đạicương và các kiến thức, kỹ năng cơ sở của ngành và liên ngành đúng theo yêucầu đào tạo bậc đại học chính quy
Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vàingành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính – ngành phụ, kiểu 2 văn bằng) vàđược cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương vàgiáo dục chuyên nghiệp
Chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức:
- Kiến thức giáo dục đại cương: là kiến thức của những môn khoa học
cơ bản vừa có tính chất đại cương của bậc đại học vừa có tính chất nền tảngcho việc đào tạo chuyên ngành Phần kiến thức này chủ yếu được giảng dạy ở
ba học kỳ đầu của khóa học
Trang 34- Kiến thức giáo dục chuyên ngành: là kiến thức của những môn khoa
học chuyên ngành, trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng của mộtngành đào tạo mà họ đã chọn để đạt trình độ Kỹ sư hoặc Cử nhân, tùy theongành Phần kiến thức này được giảng dạy trên cơ sở nền tảng của phần kiếnthức giáo dục đại cương
Như vậy, chương trình đào tạo là một tập hợp tất cả các hoạt động gắnkết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm cácyếu tố đầu vào để thực hiện chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo trên cơ
sở kết quả đầu ra, để phát triển khả năng của người được đào tạo, giúp họ cóđược kiến thức, kỹ năng cũng như cải thiện năng lực tư duy trong thực hiệnnhững yêu cầu công việc ở trình độ được đào tạo
Khung chương trình đào tạo
Khung chương trình cung cấp lời mô tả chính xác những kết quả học tập
dự kiến của một chương trình đào tạo bậc đại học, cùng những phương tiệnnhằm giúp đạt được và chứng minh được những kết quả này
Khung chương trình cần nêu rõ những kết quả học tập dự kiến về kiếnthức, sự hiểu biết, kỹ năng và các thái độ Tài liệu này cần giúp cho sinh viênhiểu được phương pháp giảng dạy và học tập cần thiết để đạt được kết quả dựkiến; phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để chứng minh được kết quảhọc tập; và mối quan hê giữa chương trình học và những thành tố của việc họcvới những yêu cầu về văn bằng trong mỗi quốc gia thành viên cũng như vớinhững yêu cầu đối với bằng cấp nghề nghiệp ở nước đó hoặc với lộ trình nghềnghiệp của sinh viên
Khung chương trình thường bao gồm những thông tin sau:
Trang 35- Thông tin chi tiết về việc kiểm định chất lượng do các tổ chức nghềnghiệp hoặc cơ quan pháp luật tiến hành
khác được sử dụng để thông tin về kết quả của chương trình đào tạo
và thái độ cần đạt được
kết quả và chứng minh kết quả đạt được
(mô-đun), tín chỉ
các tiêu chuẩn học tập
viên tiềm năng hiểu về chương trình
thông tin về kỹ năng và các năng lực trí tuệ có thể chuyển đổi được phát triểntrong chương trình
Trang 36- Là cơ sở để các tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan pháp luật có chứcnăng kiểm định các chương trình đào tạo bậc đại học sử dụng khi kiểm định.Khung chương trình cần xác định đầy đủ mọi lãnh vực trong ngành đào tạo đãđược thiết kế theo yêu cầu của các cơ quan này.
và thẩm định chất lượng đối với những chương trình đang thực hiện cũng nhưcác chương trình mới, và đảm bảo rằng mục tiêu của chương trình cũng nhưnhững kết quả học tập dự kiến đều được mọi người hiểu rõ Khung chươngtrình cần phải được xây dựng sao cho nhà trường có thể hài lòng vì biết rằngngười thiết kế chương trình biết rõ các kết quả học tập dự kiến là gì, và cáckết quả này có thể đạt được và chứng minh được Khung chương trình cũng
có thể được sử dụng như một điểm quy chiếu để thẩm định trong cũng như đểgiám sát những hoạt động của ngành đào tạo
các đánh giá viên bên ngoài nắm được thông tin về mục tiêu và kết quả dự
kiến của chương trình
tốt nghiệp về những cảm nhận của họ về cơ hội học tập có kết quả tại nhà trườngxét theo những kết quả học tập dự kiến
Trang 37Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đàotạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắtbuộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
1.1.2 Học phần
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinhviên tích lúy trong quá trình học tập Phần lớn có khối lượng từ 2 đến 4 tínchỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ.Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm họcthiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấudưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học Từng học phần phải được ký hiệu bằngmột mã số riêng do trường quy định
Có hai loại học phần:
+ Học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thứcchính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy
cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa
dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn theo hướng dẫn của trườngnhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ
số học phần quy định cho mỗi chương trình
Theo Robertson, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ
và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định
Trang 38Theo quan niệm của Linton, vị thế là vị trí trong cấu trúc xã hội vớinhững quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng, và vai trò là kiểu hành vi hướng tới
sự mong đợi của những người khác xung quanh Theo Linton, vị thế là vị trítrong một khuôn mẫu nhất định của các hành vi tương tác giữa các cá nhânhoặc nhóm người; vai trò là mặt động thái của vị thế [36]
Trong “Từ điển xã hội học” của Nguyễn Khắc Viện, khái niệm “vai trò”xuất hiện từ đầu thế kỷ XX với những công trình nghiên cứu của HortonCooly, Herbert Mead Nó được sử dụng rộng rãi như một trong những yếu tố
để lý giải các quan hệ xã hội (giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân vớinhóm và nhóm với xã hội) Nếu khái niệm này được hiểu rộng hơn thì nó gắnliền với một loạt các khái niệm khác như: quy chế, chức năng, nghĩa vụ,quyền lợi, trách nhiệm,…
Như vậy, vai trò được hiểu là các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyềnlợi gắn liền với vị thế xã hội nhất định Vai trò là mô hình hành vi mà xã hộitrông đợi ở vị trí tương ứng với vị trí nhất định mà cá nhân, nhóm nắm giữ.Merton đưa khái niệm “hệ vai trò” để chỉ một cấu trúc gồm các vai trò vàcác quan hệ của chúng mà cá nhân thực hiện khi nắm giữ một vị thế xã hộinhất định Ông đặc biệt quan tâm tới hệ vai trò bởi khái niệm này liên quantrực tiếp tới chức năng Vai trò chính là chức năng mà hành vi cá nhân haythiết chế xã hội đảm nhận thực hiện
Nhưng đó là vai trò xã hội, còn nghiên cứu này không đề cập trực tiếp tớivai trò xã hội, vai trò của người học và giáo viên mà nghiên cứu thông quaphân tích những vai trò đó để phân tích vai trò của một môn học trong khungchương trình đào tạo cử nhân của các trường đại học đào tạo về pháp luật Do
đó, vai trò ở đây được áp dụng trong nghĩa là vai trò thường là tính từ chỉ tínhchất của sự vật, sự việc, hiện tượng, dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụmục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và
Trang 39mối quan hệ nào đó Ví dụ: Vai trò của Đảng đối với sự phát triển đất nước,vai trò của tác phẩm văn học nào đó đối với sự nghiệp sáng tác văn học củatác giả, vai trò của từ đối với câu
Ở nghiên cứu này, hướng tới thể hiện được vai trò của môn xã hội họcpháp luật trong đào tạo cử nhân Luật thì vai trò đã được cụ thể hóa ra thànhcác khái niệm trung gian đó là:
Vai trò kỳ vọng của môn xã hội học pháp luật hay nói cách khác môn xãhội học pháp luật có kỳ vọng gì trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cửnhân luật? Đầu tiên, luận văn nhằm phân tích vai trò cung cấp kiến thức mônhọc và vai trò của kỹ năng môn học trong sự nâng cao chất lượng đào tạo cửnhân Luật (môn học trong khung chương trình đào tạo tại hai cơ sở) Tiếptheo, xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng ngành học, trình
độ học và từng hoạt động giáo dục cụ thể; xây dựng nội dung, chương trình,
kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hìnhthức giáo dục đáp ứng mục đích môn học, phù hợp với nội dung và đối tượngngười học; đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục…Việc đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục rất quantrọng trong việc đánh giá vai trò Giáo dục cần phải theo kịp sự chuyển độngkhông ngừng của xã hội, vì vậy sự đánh giá, điều chỉnh nội dung, phươngpháp, hình thức giáo dục là thiết yếu cho việc phát triển nhân cách cá nhân
Để có được và thể hiện được các vai trò trên thì đại học (nhất là nhữngđại học tinh hoa của mỗi quốc gia đào tạo về pháp luật) cần thực hiện đượctrách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, công việc sau: (1) Sản xuất/Tạo ra tri thức(Knowledge)-(chức năng nghiên cứu của đại học); (2) Sản xuất/Tạo ra trí thức(Intellectuals)-(chức năng đào tạo của đại học)
Trang 40Trong một khung chương trình đào tạo đều được quy định vị trí, vai trò mộtcách cụ thể cho một môn học nào cụ thể nào đó trong khung chương trình.
Trong thế giới vật chất, mỗi con người khi đứng ở một nơi nào trên tráiđất đều có thể xác định được tọa độ vị trí của họ trên bản đồ Tương tự nhưvậy, vị trí của một môn học trong khung chương trình đào tạo của một ngànhhọc trong Trường học nào đó cũng có thể được định vị trong khung chươngtrình đào tạo thông qua vị trí và vị thế của nó
Vị thế là thứ bậc có được nhờ vào những đánh giá của những người cùngthời giành cho một vị trí xã hội nhất định Gắn với một vị thế xã hội là mộtloạt các vai trò nhất định
Như vậy, vị thế vừa do tính chất của vị trí quy định vừa chịu sự tác động,đánh giá của xã hội và được xã hội thừa nhận Vị thế của môn học chỉ đượcxác định khi đặt trong mối quan hệ, tương tác với các môn học khác trongkhung chương trình đào tạo cử nhân Luật, đáng giá của sinh viên giữa môn xãhội học pháp luật và các môn pháp luật chuyên ngành để đánh giá xem mức
độ quan tâm của nó như thế nào, vị thế yếu hay không yếu
Mọi sự vật, sự việc có thể tồn tại được chủ yếu thông qua vai trò củamình Ứng với mỗi vai trò thì chúng lại phải đáp ứng mỗi kỳ vọng của vai trò
đó, hay ta gọi đó là vai trò kỳ vọng
Theo từ điển Tiếng Việt, “kỳ vọng” được hiểu là điều mong mỏi, hi vọng
ở ai, ở cái gì
Đối với những kỳ vọng bắt buộc, nếu nó làm đúng theo kỳ vọng bắt buộc
ấy thì không được khen ngợi Nhưng đối với những kỳ vọng không bắt buộc,thì khi làm theo những kỳ vọng này thì nó sẽ được khen thưởng bởi nó đã cố