1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đảng bộ thị xã sơn tây (hà tây) lãnh đạo giải quyết vấn đề lao động và việc làm từ năm 1996 đến năm 2006

124 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 118,52 KB

Nội dung

Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra mục tiêu tổng quátthực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010 là “Để giảiquyết việc làm cho người lao động phải tạo môi trường và điều

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi chưa được bảo vệ bất

cứ một học vị nào Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Tác giả

Vũ Thúy Quỳnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Người thầy giáo đáng kính:

PGS.TS Hoàng Hồng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến

quí báu trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các thầy cô giáo

và đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp.

-Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học.

Hà Nội, tháng 11/2012

Vũ Thúy Quỳnh

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2 Quy hoạch làng có nghề từ năm 2006 của thị xã Sơn Tây 67

Bảng 3 Giá trị lao động trong các làng nghề của thị xã Sơn Tây 68

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY GIAI ĐOẠN 1996 – 2000 16

1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng nguồn laođộng, nhu cầu việc làm của thị xã Sơn Tây trước năm 1996 16

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động tới vấn đề lao động và việc làm của thị xã Sơn Tây 16 1.1.2 Thực trạng nguồn lao động, nhu cầu việc làm ở thị xã Sơn Tây trước năm 1996 22

1.2 Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo giải quyết vấn đề việc làm cho ngườilao động giai đoạn 1996 - 2000 32

1.2.1 Đường lối chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về vấn đề lao động và việc làm giai đoạn 1996 - 2000 32 1.2.2 Phương hướng, nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ thị xã Sơn Tây giai đoạn 1996 - 2000 40 1.2.3 Quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ thị xã Sơn Tây giai đoạn 1996 – 2000 43

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 59

2.1 Đường lối chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây vềvấn đề lao động và việc làm giai đoạn 2001 -2006 59

2.1.1 Đường lối chung của Đảng 59 2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây 60

2.2 Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo giải quyết vấn đề việc làm cho ngườilao động giai đoạn 2001 - 2006 63

Trang 7

2.2.1 Phương hướng nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động của

Đảng bộ thị xã Sơn Tây 63

2.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện 65

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 90

3.1 Một số nhận xét 90

3.1.1 Ưu điểm 90

3.1.2 Hạn chế 98

3.2 Một số kinh nghiệm chính 102

3.2.2 Kết hợp lồng ghép các dự án, chương trình chính sách với giải quyết vấn đề lao động và việc làm 105

3.2.3 Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để phát triển kinh tế - xã hội thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động 108

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 8

MỞ ĐẦU

Lao động và việc làm là một trong những vấn đề lớn, vấn đề cơ bản củachính sách xã hội đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi Nhà nước trong quá trình xâydựng và phát triển đất nước Ở nước ta trong những năm cuối thế kỷ XX vàđầu thế kỷ XXI, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã

và đang chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra một giai đoạnmới đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn vào nền kinh

tế thế giới Hội nhập kinh tế tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời cũng đặt ranhững thách thức gay gắt đối với nước ta trong đó có vấn đề việc làm đối vớingười lao động Với một quốc gia dân số tương đối đông và phần nhiều là lựclượng lao động trẻ lại trong tình trạng nền kinh tế kém phát triển, vấn đề giảiquyết việc làm vốn đã rất căng thẳng sẽ càng trở nên căng thẳng hơn trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên con đường định hướng lên chủ nghĩa

xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.Hội nhập kinh tế càng sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự pháttriển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ càng làm cho nguy cơthất nghiệp có thể gia tăng Đây là thách thức lớn đối với vấn đề giải quyếtviệc làm cho người lao động của Việt Nam Do vậy vấn đề giải quyết việc làmcho người lao động được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội, trong suốt quá trình đổi mới, mởcửa và hội nhập quốc tế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng mở đầu thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định: cần phải tạo ra nhiều việclàm cho người lao động bởi vì số lao động tăng thêm hàng năm có

ý nghĩa rất lớn để giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp Đây được xem là mộtnhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 Phương hướng quan trọng

Trang 9

để giải quyết việc làm là: “Nhà nước cùng toàn dân đầu tư phát triển, thựchiện tốt các kế hoạch và các chương trình kinh tế xã hội Khuyến khích mọithành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạonhiều việc làm cho người lao động, phát triển dịch vụ việc làm, tiếp tục phân

bố lại dân cư trên địa bàn cả nước…Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnhxuất khẩu lao động Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp của thành thị và thiếu việclàm ở nông thôn” [26; tr.144]

Trong báo cáo đánh giá chung 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh

tế xã hội (1999 - 2000) trình đại hội IX của Đảng nêu rõ: “Đời sống của một

bộ phận nhân dân nhất là ở một số vùng núi, vùng sâu, vùng thường bị thiêntai, còn nhiều khó khăn Lao động không có việc làm còn nhiều, tệ nạn xã hộicòn nhiều…” [27; tr.154] Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra mục tiêu tổng quátthực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010 là “Để giảiquyết việc làm cho người lao động phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợicho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm và phát triển thị trường lao động…”[28; tr.210-211].Trong quá trình thực hiện mục tiêu của chặng đường đầu đi lên chủ nghĩa

xã hội, Đảng và nhân dân ta ở khắp mọi miền của đất nước đang phải hàngngày, hàng giờ đối mặt với vấn đề việc làm và thất nghiệp, làm sao tạo ra việclàm có nguồn thu nhập cao để cải thiện đời sống nhân dân Vấn đề việc làmđang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế,

xã hội của các tỉnh thành trên cả nước và là một chương trình mục tiêu

quốc gia.

Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm HàNội 42 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ,trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thôngthủy, bộ nối với trung tâm thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng bắc bộ Bắc Bộ,

Trang 10

với Tây Bắc rộng lớn của tổ quốc như: sông Hồng, đường quốc lộ 32, Quốc lộ21A, đường lộ tỉnh 414, 413…Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là113,46 km2, dân số khoảng 118.406 người (không kể lực lượng quân đội vàhọc sinh, sinh viên đang theo học các trường đại học, cao đẳng và trung cấptrên địa bàn), được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; 141thôn, và khu phố Có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn.

Thị xã Sơn Tây là một đô thị cổ của vùng đất Xứ Đoài ngàn năm văn hiếnlâu đời, xứng đáng là vùng đất địa linh, nhân kiệt, là cửa ngõ phía tây của Thủ

đô Hà Nội Thêm nữa, thị xã Sơn Tây không những là trung tâm kinh tế - vănhoá - xã hội của cả vùng mà còn là trung tâm đào tạo, huấn luyện quân độicủa cả nước, có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng, góp phầnxây dựng khu vực phòng thủ vững chắc phía Tây của thủ đô Hà Nội

Với vị trí chiến lược, thị xã Sơn Tây có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc

mở mang, phát triển kinh tế như: phát triển kinh tế công nông nghiệp, đẩymạnh phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị Songvấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng được đặt ra đòi hỏi Đảng

bộ thị xã Sơn Tây có những chủ trương chính sách phù hợp trong lãnh đạo và

tổ chức thực hiện trên toàn thị xã Trên cơ sở đó xây dựng chương trình kếhoạch hành động triển khai đến nhân dân thực hiện tốt vấn đề giải quyết việclàm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khách quan trong

sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và của thị xã Sơn Tây nói riêng đặcbiệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập kinh tếquốc tế

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đảng bộ thị xã Sơn Tây (Hà Tây)

lãnh đạo giải quyết vấn đề lao động và việc làm từ năm 1996 đến năm 2006”

làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt

Trang 11

Nam Là một người con của quê hương Sơn Tây, nghiên cứu đề tài này tôimong muốn có những đóng góp nhỏ vào những vấn đề nổi bật của thị xã SơnTây – vấn đề lao động, việc làm, một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề lao động và việc làm ở nước ta hiện nay là vấn đề được Đảng,Nhà nước, nhiều cơ quan, nhiều cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện ở cáccấp các ngành cũng như toàn xã hội quan tâm Vấn đề việc làm đã trở thành

“Chương trình mục tiêu quốc gia” được Chính phủ phê duyệt vào ngày 27tháng 9 năm 2001

Có thể thấy rõ đề tài đã thu hút giới nghiên cứu luận giải thực hiện qua cáccông trình nghiên cứu của các cơ quan, của các nhà khoa học cụ thể sau đây:

Đối với các công trình nghiên cứu chung:

Các bài báo cáo khoa học, đề tài, hội thảo khoa học đề cập tới vấn đề việclàm cho người lao động dưới nhiều góc độ khác nhau như bài viết: “Giảiquyết việc làm cho người lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm” của tác

giả Lê Thanh Hà trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 168, “Những giải pháp

giải quyết việc làm từ nay đến năm 2000” của tác giả Nguyễn Đức Nhật,

“Triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình mục tiêu quốc

gia về việc làm” của tác giả Nguyễn Thị Hằng trên Thông tin kho bạc Nhà

nước 1997, “Lao động và việc làm vẫn là vấn đề bức xúc” của tác giả Dương

Ngọc trên Thời báo kinh tế Việt Nam số 85 ngày 23 tháng 10 năm 1999 “Xóa

đói giảm nghèo và việc làm – vấn đề có giá trị nhân văn sâu sắc” của tác giả

Tạ Trung trên Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận của Ban Tư tưởng

– Văn hóa trung ương tháng 11 năm 2003 “Phát triển nguồn nhân lực trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” của tác giả

Lê Thị Ngân trên Tạp chí cộng sản số 36 năm 2003 Bài viết của PGS.TS Lê Danh Tốn về: “Giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 12

của Việt Nam” đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (1986 - 2007)”

Bài viết khẳng định vấn đề giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế là vấn đề kinh tế - xã hội rất tổng hợp và phức tạp Hội nhập kinh tếquốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam nếu như cùng với quá trìnhhội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn, chúng ta giải quyết tốt hơn vấn đềlao động và việc làm cho người lao động trong sự phát triển của kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộngsản Việt Nam Qua các công trình của các tác giả đã từ nhiều cách tiếp cậnkhác nhau đề cập đến việc đáp ứng yêu cầu lao động và việc làm trên conđường phát triển, đề cập đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong cácchương trình quốc gia, các giải pháp trong giải quyết vấn đề lao động và việclàm gắn với xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là vấn đề chất lượng nguồn nhân lựctrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nôngdân Đây là những gợi mở tốt cho tác giả tham khảo, kế thừa đối với đề tàiluận văn

Ngoài ra, còn có những luận văn, luận án của học viên cao học, nghiên cứusinh lấy vấn đề lao động và việc làm làm đề tài nghiên cứu như: Trần Thị Lộc

– Luận án PTS KH kinh tế, “Tạo việc làm tại khu vực kinh tế ngoài quốc

doanh ở đô thị”; Trần Ngọc Diễn – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,

Luận án Tiến sĩ kinh tế năm 2002, “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”;

Bùi Anh Tuấn – Đại học Kinh tế quốc dân, luận án Tiến sĩ kinh tế năm 1999,

“Tạo việc làm cho người lao động qua vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Việt Nam”; Nguyễn Quốc Anh – Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2003, “Xây dựng chiến lược quản lý lao động, việc làm (lấy Việt Nam làm ví dụ) Thông qua

các đề tài này, các tác giả cũng đã nghiên cứu vấn đề việc làm cho người lao

Trang 13

động Việt Nam thông qua việc sử dụng các nguồn vốn nói chung và cácnguồn vốn đầu tư trức tiếp của nước ngoài vào Việt Nam Đồng thời, đề racác giải pháp cụ thể để đạt được chất lượng và hiệu quả trong chính sách laođộng và việc làm cho người lao động, góp phần vào thực hiện mục tiêu pháttriển chung của đất nước là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xãhội và công bằng xã hội.

Có thể khẳng định, các nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc làm chongười lao động ở nước ta rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều góc độ vànhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên hiện nay, chưa có một công trình khoahọc nào nghiên cứu sâu, toàn diện về vấn đề việc làm cho người lao động ởthị xã Sơn Tây nhất là dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng Nhưng các côngtrình nghiên cứu kể trên là những tài liệu quý báu, tác giả có thể triển khai,vận dụng trong quá trình thực hiện luận văn của mình

* Mục đích nghiên cứu: Làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện giải

quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ thị xã Sơn Tây Từ đó khẳng định

ưu điểm, hạn chế và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn của địa phương

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích yêu cầu khách quan của Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo thực hiện giải quyết vấn đề lao động và việc làm

- Khôi phục quá trình Đảng bộ thị xã Sơn Tây vận dụng chủ trương của Đảng,Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm, định ra chủ trương chính sách và chỉ đạothực hiện trên địa bàn thị xã

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm từtrong quá trình chỉ đạo thực hiện giải quyết lao động và việc làm cho Đảng bộ thị

xã Sơn Tây

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Các chủ trương và các biện pháp chỉ đạo thực hiện

giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ thị xã Sơn Tây

* Về phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Khái niệm “lao động và việc làm” có nội hàm khá rộng lớn,luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở nội dung việc làm cho người lao động,nội dung chính yếu nhất của khái niệm, đồng thời chú trọng tới các chủ trương,biện pháp chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộthị xã Sơn Tây

- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, và chỉ đạo của Đảng bộ thị xã Sơn Tây từ năm 1996 đến năm 2006

- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xãSơn Tây về công tác giải quyết việc làm trên địa bàn thị xã

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

* Nguồn tài liệu: Để hoàn thành luận văn này tôi đã sử dụng nguồn tài liệu

chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển, Hồ Chí Minh, các Văn kiện, Nghị quyếtĐảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến và vấn đề lao động và việc làm cho ngườilao động Các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ thị xã Sơn Tây trongnhững năm 1996 – 2006, các báo cáo tổng kết chương trình giải quyết việc làmcho người lao động qua các năm của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị

xã Sơn Tây và một số tư liệu trong lịch sử Đảng bộ thị xã Sơn Tây Đây là nguồn

tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài này và những tư liệu đó được khai thác bằngnhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là tại Phòng lưu trữ của Thị ủy thị xã SơnTây, Ủy ban nhân dân thị xã, Phòng

Lao động Thương binh – Xã hội thị xã Sơn Tây, thư viện thị xã, Thị đoàn, Thị

ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội phụ nữ, Hội nông dân

Trang 15

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình khoa học, các chuyên luận,chuyên khảo, các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước xung quanh vấn đề lao động và giải quyết việc làm chongười lao động.

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ

yếu là: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó.Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp thống kê,

so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học

6 Đóng góp của luận văn

- Nhằm hệ thống hóa những chủ trương chính sách, biện pháp, cách thức màĐảng bộ thị xã Sơn Tây đã thực hiện để lãnh đạo chỉ đạo vấn đề giải quyết việc làmcủa thị xã

- Tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1996 đến

2006

- Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo để viết lịch sử địa phương, ngoài racòn phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tại các trường Đảng, các trungtâm chính trị, các trường phổ thông ở địa phương

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn còn có 3 chương:

Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện giải quyết vấn đề lao

động và việc làm của Đảng bộ thị xã Sơn Tây giai đoạn 1996 - 2000 Chương

2: Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện giải quyết vấn đề lao động và

việc làm của Đảng bộ thị xã Sơn Tây giai đoạn 2000 - 2006 Chương 3: Một

số nhận xét và kinh nghiệm

Trang 16

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động tới vấn đề lao động

và việc làm của thị xã Sơn Tây.

bộ thị xã Sơn Tây có 96 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 6300 Đảng viên Trảiqua những lần nhập và tách địa giới hành chính cấp tỉnh, thị xã tiếp tục khẳngđịnh được vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa khu vực phía Tây Bắc củatỉnh Hà Tây trước đây mà nay thuộc Hà Nội Phía Bắc thị xã có sông Hồngchảy qua, là địa giới tự nhiên giữa thị xã Sơn Tây với huyện Vĩnh Tường, tỉnhVĩnh Phúc Phía Tây giáp huyện Ba Vì, phía Đông giáp huyện Phúc Thọ vàphía Nam giáp huyện Thạch Thất Nhiều đường giao thông thủy bộ đã nối thị

xã với Hà Nội và các vùng đồng bằng đồng bằng Bắc Bộ và Đông Bắc, TâyBắc Sông Hồng và đường 11A từ Hà Nội qua thị xã lên Trung Hà, Phú Thọ.Sông Tích và các đường 87, 88, 21 nối thị xã với các huyện lân cận như PhúcThọ, Ba Vì, Thạch Thất Cách Hà Nội hơn 40km nên Sơn Tây được xem làcửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô

Trang 17

Về mặt thổ nhưỡng, thị xã Sơn Tây là vùng bán sơn địa thuộc vùngtrung du, trong đó ¾ diện tích là đồi gò, nối liền với vùng núi huyện Ba Vì,trải dài thoai thoải từ Tây Bắc đến Đông Nam Khu vực phụ cận núi Tản Viênđến ven sông Tích là đồi gò Khu vực từ nội thị đến đê sông Hồng là vùngđồng bằng tương đối màu mỡ do thường xuyên được phù sa bồi đắp, ở đâynổi lên những quả đồi cao, thấp xem kẽ nhau tạo ra những đường đi uốn lượnmột cách tự nhiên.

Về khí hậu thị xã Sơn Tây nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 4mùa xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ không khí trung bình năm 24 – 25oC.Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 – 1.800 ml Hàng năm, lượngbức xạ mặt trời cao, khoảng 89,5kcal/cm2/năm Độ ẩm trung bình năm 80 –86% Lượng nước bốc hơi trung bình 780 – 830 mm Hàng năm trung bình cótới 280 ngày có nắng (1670 – 1730 giờ) Hướng gió chính là Đông Nam,Đông Bắc Nói chung khí hậu Sơn Tây thuận lợi cho môi trường sống của conngười, sự phát triển của hệ sinh thái, động thực vật và du lịch

Về hệ sinh thái, thị xã Sơn Tây thuộc hệ sinh thái nhiệt đới, á nhiệt đới

Hệ động thực vật ở thị xã Sơn Tây khá phong phú và ổn định, biến độngkhông đáng kể Họ thực vật chiếm khoảng 53 % loại thực vật ở Việt Nam Cókhoảng hơn 3000 loài Thảm thực vật núi cao tại vườn Quốc Gia Ba Vì nổitiếng Họ động vật chiếm khoảng 45% loài động vật ở Việt Nam bao gồm cácloài: Thú, chim, bò sát, loại cá, tôm, cua, ốc và loài côn trùng

Thị xã Sơn Tây là vùng không chỉ có khí hậu vùng trung du điển hình,

số giờ nắng cao trong năm, mà còn có thổ những phong phú Ngoài diện tíchđất phù sa được sông Hồng bồi đắp từ lâu đời để trồng lúa và canh tác các loạihoa màu, thị xã còn có diện tích lớn đất đồi, phù hợp với các cây công nghiệpnhư cây sắn, lạc và những đồng cỏ rộng để chăn nuôi bò, trâu Từ nhữngđặc điểm tự nhiên của thị xã Sơn Tây ta có thể phần nào thấy những thuận lợi

Trang 18

cũng như những khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Cụ thể như sau:

* Thuận lợi:

Thứ nhất, thị xã Sơn Tây nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, hàngnăm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ hệ thống sông Hồng, do vậy đất đaimàu mỡ, thiên nhiên ôn hòa, khí hậu thuận lợi, lượng mưa hàng năm lớn, số giờnắng trong năm cao, hệ thống sông ngòi, ao hồ, thuận tiện cho việc tưới tiêu, cấp,thoát nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Do đó, đây là cơ sở để thị xãtiến hành thâm canh, sản xuất lương thực, cung cấp cho nhu cầu của người dânthị xã Nhân lực dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa và hoa màu

là một thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của thị xã

Thứ hai, thị xã cũng có một diện tích lớn đất trung du, thuận lợi để sảnxuất các cây công nghiệp, trong đó điển hình như cây sắn, cây lạc, cây đậu Ngoài ra, những đồng cỏ tương đối rộng là điều kiện tốt để thị xã khuyếnkhích người dân phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi bò sữa, bò lai sin.Những năm gần đây, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, thị xã Sơn Tây tạo điềukiện cho người dân nhân rộng mô hình kinh tế vườn đồi, tạo cảnh quan dulịch đạt hiệu quả kinh tế cao

* Khó khăn:

Thứ nhất, thị xã Sơn Tây là vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng vớivùng trung du miền núi phía Bắc, nên nền nhiệt trung bình luôn cao hơn cácvùng xung quanh Thêm nữa, do tác động chung của biến đổi khí hậu toàncầu, tác động của nhiệt độ nóng lên, cộng với độ ẩm cao, sâu bệnh nhiều cũng

là khó khăn đối với nông nghiệp của thị xã nói chung, cũng như đối với laođộng việc làm nói riêng Để giải quyết những vấn đề nói trên thị xã cần sự tậptrung của các ban, ngành, các cấp, các hội, các cơ quan đoàn thể cùng nghiêncứu để tìm ra biện pháp giải quyết tốt nhất

Trang 19

Thứ hai, diện tích đất phù sa để sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúakhông lớn Thêm vào đó là một diện tích đất đồi, ít chất dinh dưỡng, khó canhtác Chính yếu tố đòi hỏi thị xã phải có những chính sách phù hợp về nguồnlao động, để kịp thời giải quyết những lao động thừa trong sản xuất nôngnghiệp, đồng thời có hướng tạo ra việc làm mới Đặc điểm tự nhiên không cónhiều thuận lợi đã phần nào đặt vấn đề lao động, đặc biệt là những lao độngphổ thông, không có trình độ trở thành vấn đề trung tâm và nhức nhối của thị

xã Sơn Tây

b, Đặc điểm kinh tế, xã hội.

Đất và người Sơn Tây gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước vàgiữ nước của dân tộc Người dân thị xã Sơn Tây luôn kiên cường, bất khuấttrong chiến đấu chống ngoại xâm và luôn tự hào về vùng đất đắc địa chiếnlược về mặt quân sự, là một trong những lũy thép bảo vệ kinh thành ThăngLong xưa và thủ đô Hà Nội nay

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa (từ năm 1975 đến nay), nhất là từ thời kỳ đổi mới và thực hiện sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng bộ, chính quyền vànhân dân thị xã Sơn Tây đã quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, nghịquyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo vàođiều kiện cụ thể của từng địa phương, phát huy truyền thống anh hùng trênmảnh đất “địa linh – nhân kiệt”, đã nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, năng động,sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xãhội, giữ vững an ninh quốc phòng; diện mạo đô thị và nông thôn của thị xãSơn Tây được đổi mới hàng ngày

Thị xã Sơn Tây có nhiều thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ Thị

xã cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 42 km, có Quốc lộ 11A nay là Quốc lộ 32chạy qua, đến cầu Trung Hà, nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc Quốc lộ 21A

Trang 20

từ Sơn Tây đi qua một số huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, qua LạcThủy (Hòa Bình) rồi đi vào Ninh Bình, Thanh Hóa Các lộ tỉnh 413, 414, 416,

417, 418 nối thị xã với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất Bên cạnhviệc bồi đắp phù sa và cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng phía Tây Hà Nội,sông Hồng còn được coi là con đường huyết mạch giao thông đường thủy,ngược lên nối liền các tỉnh phía Bắc, xuôi về kết nối với thủ đô Hà Nội và cáctỉnh phía Nam Cảng Sơn Tây cũng đang được quy hoạch, triển khai các dự ánđầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng

Sơn Tây không chỉ là trung tâm văn hóa xứ Đoài mà còn chứa đựng nhiềunét đặc sắc tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Đây cũng làvùng đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nhiều sinh hoạt truyền thống cộngđồng, nhiều lễ hội truyền thống được bảo tồn và lưu giữ khá nguyên vẹn trongsuốt chiều dài của lịch sử Thị xã Sơn Tây còn bảo tồn được 172 di tích lịch sửvăn hóa trong đó có 63 di tích được xếp hạng Tiêu biểu như: Thành cổ Sơn Tây,đền Và (Trung Hưng), đình (Mông Phụ), đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền,chùa Mía, Văn Miếu (Đường Lâm), đền Xuyên Sơn, đền Tiền Nông (Viên Sơn),đền Măng (Sơn Đông) Đặc biệt là khu di tích làng cổ ở Đường Lâm, được xem

là một trong những ngôi làng cổ nhất, kết tinh của nền văn hóa sông Hồng, làngôi làng cổ đầu tiên của đất nước được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấpquốc gia Đây cũng là ngôi làng duy nhất của Việt Nam sinh ra hai vị vua, hai vịanh hùng dân tộc: Phùng Hưng và Ngô Quyền cùng nhiều bậc quốc sĩ làm rạngdanh cho quê hương, đất nước Chính vì vậy, thị xã Sơn Tây ngày nay không chỉđược biết đến với bề dày lịch sử mà còn là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản,nhiều nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc của vùng đất xứ Đoài Truyền thốngvăn hóa đặc sắc ấy gắn liền với truyền thống hiếu học Trong lịch sử, Sơn Tây đã

có nhiều danh nhân học rộng, tài cao Tiêu biểu cho truyền thống hiếu học củađất và người nơi đây là Văn Miếu trấn Sơn Tây được dựng năm 1831, bên trong

Trang 21

thờ Khổng Tử và có 2 tấm bia lưu danh 288 vị khoa giáp từ triều đại nhà Lýđến cuối thời Mạc quê ở trấn Sơn Tây

Sơn Tây tự hào là vùng đất có truyền thồng cần cù, dũng cảm đấu tranh chống lại thiên tai khắc nghiệt để xây dựng cuộc sống, điều này phần nào đã được hình tượng hóa trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh và di tích một vùng văn hóa mang đậm đấu ấn của cuộc chiến đấu chống thiên tai của con người.

- Thuận lợi

Thứ nhất, với tiềm năng lớn nhất là con người Sơn Tây vốn thôngminh, sáng tạo trong lao động, anh dũng quật cường trong đấu tranh cáchmạng, cần cù trong lao động, nhạy bén với cái mới và biết nhân rộng cái mới

Thứ hai, lực lượng lao động dồi dào số người trong tuổi lao động chiếm

tỉ lệ cao, sẵn sàng tiếp thu khoa học tiên tiến, đây là nguồn lực quý, là tiền đềquan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, một khi thị xã Sơn Tây có chính sáchđúng đắn để phát triển và sử dụng nguồn lực này

Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, nướcsạch, thông tin trong toàn thị xã phát triển khá đồng bộ, các tuyến đườnghuyết mạch nối thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây như quốc lộ 32, quốc lộ

21, đại Lộ Thăng Long, cảng Sơn Tây, tuyến đường sông tạo cho Sơn Tây

có bước nhảy vọt về chất Đây là cơ sở thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triểncông nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động

Thứ tư, thị xã Sơn Tây là địa phương có ngành du lịch phát triển ngàycàng mạnh mẽ với các khu du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu của người dânđịa phương và của thành phố lân cận Ngoài ra thị xã Sơn Tây còn là nơi cóngành nông nghiệp phát triển và có một số làng nghề nổi tiếng, với nhữngngười thợ có đôi tay khéo léo Thời gian gần đây, ngành công nghiệp của thị

xã cũng phát triển mạnh

- Khó khăn:

Trang 22

Thứ nhất, là một thị xã ngay sát cạnh Hà Nội nhưng tốc độ tăng trưởngkinh tế chậm, một số ngành và lĩnh vực tuy tăng trưởng khá nhưng giá trịtuyệt đối chưa cao.

Thứ hai, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa đồng

bộ Đặc biệt để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóathì phải có cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, dịch vụ hợp lý Tuy nhiên cơ cấukinh tế công nông nghiệp ở thị xã Sơn Tây còn lạc hậu: tỷ trọng nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ còn chưa hợp lý Ngành du lịch dịch vụ còn chưađược đầu tư đúng mức

Thứ ba, trong phát triển kinh tế xã hội thì yếu tố quan trọng là lựclượng lao động xã hội phải có trình độ cao Trong khi đó ở thị xã Sơn Tây tuysát cạnh thủ đô Hà Nội nhưng lao động có trình độ cao lại chiếm tỉ lệ thấp,trong khi đó chủ yếu là lao động phổ thông có những quan niệm và suy nghĩđơn giản Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi một đội ngũcán bộ quản lý và công nhân có trình độ Tuy nhiên thực tế trình độ quản lý,trình độ kỹ thuật tay nghề của công nhân còn hạn chế Tư tưởng của một bộphận cán bộ còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên Môi trường hoạt động của doanhnghiệp chưa thật sự thoáng, thiếu cơ chế của địa để huy động phát triển nguồnnội lực của thị xã

Với tiềm năng và thế mạnh của công nghiệp, nông nghiệp và du lịchdịch vụ, thị xã Sơn Tây có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện từ sản xuấtnông nghiệp đến công nghiệp, thương mại – dịch vụ Nguồn nhân lực dồi dào,thông minh, cần cù sáng tạo, người dân thị xã Sơn Tây đã góp phần tạo nênnhiều thành tích trong quá trình phát triển chung của thị xã Tuy vậy nhữngthuận lợi khó khăn trên đã tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội

và giải quyết việc làm của thị xã

1.1.2 Thực trạng nguồn lao động, nhu cầu việc làm ở thị xã Sơn Tây trước năm 1996.

Trang 23

a, Thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu mới

về nguồn lao động và giải quyết việc làm.

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiệnphát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng chủ nghĩa xã hội Bêncạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâuthuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội Đó là xu thế phân hóa giàu nghèoquá mức, cùng với nó là các căn bệnh quan liêu, tham nhũng và nhiều tệ nạn

xã hội khác Vì vậy, trên con đường đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng dân chủ và văn minh thì Việt Nam còn gặp khó khăn; nước ta

cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé, năngsuất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp Tổng sản phẩm quốcnội (GDP) tính bình quân đầu người thuộc nhóm những nước nghèo trên thếgiới, kết cấu hạ tầng kém Xu hướng gia tăng chênh lệch về mức sống giữathành thị và nông thôn, giữa các vùng vẫn còn lớn, đòi hỏi phải kết hợp hàihòa phát triển giữa các vùng để có tốc độ phát triển cao, vừa hỗ trợ đầu tưnhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn Như vậy, vừa phải xây dựng cơcấu kinh tế hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh, vừa phải hoàn chỉnh mộtbước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tếtrọng điểm, đồng thời vừa phải giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đặcbiệt là vấn đề giải quyết việc làm, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp,xóa đói, giảm nghèo

Mặt khác, trong hoàn cảnh nước ta, một nước nông nghiệp còn phụthuộc rất nhiều vào thiên nhiên, thiên tai liên tiếp xảy ra, mùa màng thất bát,trong lúc tiềm lực của hộ nghèo hầu như rất mong manh, thiếu ăn, thiếu mặc

Do vậy, nguy cơ thiếu việc làm trước những rủi ro trong cuộc sống rất lớn.Làm thế nào để hạn chế bớt những tổn thương đối với người lao động cũng làmột vấn đề đặt ra rất nan giải Vì vậy, Đảng phải đổi mới tư duy, trước hết là

Trang 24

tư duy kinh tế, có chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý trong đó “giảiquyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định vàphát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng vàyêu cầu bức xúc của nhân dân.” [27; tr.210].

Trên tinh thần kế thừa chủ trương chỉ đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới, tình hình đất nước đã đạt đượcnhững thành tích nhất định Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế,đời sống cán bộ, Đảng viên và nhân dân được cải thiện Tình hình chính trị

- xã hội ổn định, an ninh, chính trị được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mởrộng và phá được thế bao vây cấm vận Việt Nam từng bước tham gia các hoạtđộng của cộng đồng quốc tế Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tây và thị xã SơnTây có những chuyển biến đáng kể trong thời gian này Đời sống của đại đa sốnhân dân được ổn định và có cải thiện từng bước Lòng tin của nhân dân vào côngcuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, củng cố, tạo động lực mới thúc đẩy phát triểnmạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Khu vực phía Bắc thị xã Sơn Tây được Trung ương định hướng về kinh

tế xã hội, là trung tâm phía Tây thủ đô Hà Nội và phía Bắc của tỉnh Hà Tây;trong những năm tới sẽ mở ra những triển vọng mới như: Khu công nghiệp cơkhí, chế biến, sản xuất vật liệu và công nghiệp điện tử; Làng văn hóa – Dulịch các dân tộc Việt Nam, khu trung tâm Đại học Quốc Gia, Khu an dưỡng,nghỉ ngơi, Sân Golf Quốc tế, Khu vực xây dựng các xí nghiệp quốc phòng,các Trường sỹ quan quân đội theo mô hình hiện đại hóa là những thuận lợilớn, là thời cơ để thị xã Sơn Tây khai thác tiềm năng, giải quyết việc làm, tạo

sự phát triển về mọi mặt

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, dân số năm 1996khoảng 15.000 dân Trong giai đoạn 1996 – 2000 công tác dân số - kế hoạchhóa gia đình, việc thực hiện các chương trình y tế đạt kết quả khá Tỷ lệ sinhgiảm, năm 1991 là 1,81% thì đến năm 1996 giảm còn 1,68%/1,68% bằng

Trang 25

100% chỉ tiêu mà Đại hội đặt ra Đời sống nhân dân nhìn chung ổn định, số

hộ có thu nhập cao ngày càng tăng lên Số hộ đói năm 1991 là 7% thì đến năm

1996 giảm còn 6,2% Thu nhập bình quân đầu người đạt 2,2 triệu đồng/năm

b, Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động ở thị xã Sơn Tây trước năm 1996.

Đại hội VII của Đảng (12 - 1986) đã hoạch định đường lối đổi mới toàndiện, sâu sắc và triệt để Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân vàcũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc

Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, Đại hội chỉ rõ:

Bảo đảm việc làm cho người lao động, trước hết là ở thành thị và chothanh niên, là nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu trong những năm tới Nhànước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo raviệc làm bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọitiềm năng của các thành phần kinh tế khác, kể cả các thành phần kinh tế tưbản tư nhân mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài kết hợp với đào tạotay nghề cho thanh niên và nâng cao trình độ cho chuyên gia; bố trí cơ cấungành nghề thích hợp; chọn lựa người đúng tiêu chuẩn; quản lý chặt chẽ về tổchức và tư tưởng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần VI, Đảng

bộ thị xã Sơn Tây đã vận dụng năng động, sáng tạo các nghị quyết của Đảngvào tình hình cụ thể của địa phương nhất là vấn đề lao động, việc làm và giảiquyết việc làm của thị xã

Khi chuyển sang kinh tế thị trường, đặc biệt những năm 1986 – 1995,nền kinh tế ở nhiều địa phương trên cả nước trong đó có thị xã Sơn Tây gặprất nhiều khó khăn Từ những năm 1988 trở về trước, công nghiệp, thủ côngnghiệp địa phương hoạt động theo cơ chế bao cấp nhà nước, sản xuất, sản

Trang 26

xuất gia công cho các nước xã hội chủ nghĩa theo sự chỉ đạo của Nhà nước.Nhưng từ năm 1989, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (tháng 12 - 1986), cơchế quản lý kinh tế đã chuyển đổi, mặt khác thị trường truyền thống của Liên

Xô và Đông Âu không còn, nên nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp của thị xã Sơn Tây cũng trong tình trạng chung của cả nước là phảitiến hành sắp xếp lại sản xuất, đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, từng bướcphù hợp với cơ chế thị trường Một loạt các đơn vị sản xuất kinh doanh thua

lỗ, công nhân không có việc làm, hoặc việc làm không thường xuyên côngnghệ sản xuất cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao,hàng hóa tồn đọng lớn, kinh doanh thua lỗ, phải chuyển hướng sản xuất, nhiềudoanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp bị bỏ bê, giải thể Ngành công nghiệp,thủ công nghiệp của thị xã Sơn Tây rơi vào thời kỳ suy thoái mạnh, do đó trởthành gánh nặng lớn cho Đảng bộ tỉnh trong việc giải quyết vấn đề việc làmcho người lao động

Thêm nữa, dân số của thị xã chiếm tỉ lệ lớn lao động làm nông nghiệp.Tuy nhiên thời gian này, sản xuất nông nghiệp của thị xã Sơn Tây cũng gặpnhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiên tai, hạn hán, sâubệnh nhiều, năng suất lúa không cao, kinh tế nông nghiệp nhìn chung cũngchậm phát triển Đảng bộ Thị xã đã có những chỉ đạo phù hợp thực hiện Chỉthị 100 và thi hành chỉ thị 12 của Thành ủy Hà Nội và Thị ủy Sơn Tây về

“Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xãsản xuất nông nghiệp” [2; tr.215] Phương thức khoán sản phẩm mới đã khơidậy tiềm năng lao động và trách nhiệm của bà con xã viên trước các khâucông việc được giao, động viên được phong trào lao động, sản xuất ở nôngthôn, kích thích được mọi người hăng hái lao động, chất lượng công việc tốthơn, xã viên chủ động đầu tư về lao động, phân bón, dụng cụ, sức kéo vàosản xuất

Trang 27

Bước sang đầu năm 1986, nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển hướng đilên và tiềm năng đất đai được khai thác tích cực Với tinh thần “làm giàu trênđất đồi gò”, các hợp tác xã bước đầu vượt qua nhiều khó khăn như hạn, úng,sâu bệnh, vật tư thúc đẩy sản xuất Sản lượng lương thực đã tăng bình quânhàng năm 5,2%, lương thực bình quân đầu người trong nông nghiệp từ 263 kgnăm 1983 tăng lên 285 kg năm 1995, năng xuất lúa từ 48 tạ lên 54 tạ/ha.

Năm 1987 trước thực trạng dân số gia tăng nhanh, nhu cầu đất thổ cư

và đất canh tác càng lớn, trong khi đó nhiều vùng đất đai thuộc thị xã quản lýchưa được khai thác hết, Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã có chủ trương hình thànhkhu kinh tế mới tại Đồng Trạng Thực hiện chủ trương đó thị xã đã tổ chức dichuyển 21 hộ và 88 khẩu từ xã Cổ Đông, Sơn Đông ra đây lập nghiệp vàthành lập hợp tác xã nông nghiệp Đồng Trạng

Nhìn chung, trên mặt trận nông nghiệp ở thời kỳ này bước đầu đã có sựchuyển biến, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, nhất là tiềm năngđất đai, chưa tự giải quyết cân đối được lương thực cho nông dân, thu nhập 3lợi ích chưa hài hòa Nhiều hợp tác xã không thống nhất điều hành được theo

kế hoạch Ngoài ra, đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí củangành trong cơ cấu kinh tế Cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp nhiều nơixuống cấp nghiêm trọng kể cả các công trình thủy lợi trọng điểm của thị xã.Vật tư kỹ thuật cũng chưa có dự trữ chiến lược, cung ứng không kịp yêu cầusản xuất Nhiều hợp tác xã lúc này còn nặng tư tưởng bao cấp, còn lúng túngtrong sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường Việc chuyển giao tiến bộ kỹthuật đến hộ xã viên chưa làm sâu rộng Sản xuất màu, sản xuất lương thựctăng chậm, một số cây công nghiệp như mía, sắn, lạc, và các ngành thủ côngtrong nông thôn giảm sút Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, mang tính chất hộgia đình Ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng chưa cao,đặc biệt là chăn nuôi bò dựa trên thế mạnh các đồng cỏ ở ngoại vi thị xã

Trang 28

Vì vậy, nhìn chung đời sống của người lao động ở cả hai khu vực: nôngnghiệp, công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề sức ép lao động và việclàm trở nên bức xúc, gay gắt.

Tại Hội nghị Đại biểu Đảng bộ thị xã giữa nhiệm kỳ khóa XV (tháng 1994) đã tổng kết lại quá trình nỗ lực và phấn đấu của Đảng bộ thị xã Sơn Tâytrong thời kỳ đổi mới và hội nhập Tính đến năm 1993, giá trị tổng sản lượngcông nghiệp tăng 8,3% vượt 1,3% so với chỉ tiêu đại hội đề ra Giá trị tổngsản lượng nông nghiệp đạt 15,665/10,862 tỷ đồng bằng 114 % chỉ tiêu Tổngsản lượng lương thực quy thóc đạt 16.444/14.500 tấn bằng 113% Mức lươngthực bình quân khẩu nông nghiệp đạt 24,2/20 kg/ tháng bằng 121 % Sảnlượng lợn hơi đạt 1.360/140 tấn bằng 97% Đàn trâu bò đạt 8.109/8000 conbằng 101% chỉ tiêu Đại hội Tổng thu ngân sách đạt 7,2/5 tỷ đồng bằng 144%

3-Trong các năm tiếp theo, thị xã Sơn Tây phấn đấu đạt mục tiêu kinh tế:tích cực chắp nối và thực hiện có hiệu quả các dự án liên doanh, liên kết gồm

cả các xí nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, phấn đấu tăng giá trị tổngsản lượng công nghiệp hàng năm lên 10% Ngoài ra, Đảng bộ phấn đấu chỉđạo sử dụng hiệu quả đấy đai, tích cực trồng cây có giá trị kinh tế cao, đổimới công tác quản lý của hợp tác xã, đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Phấn đấu năm 1994 đạt sản lượng lương thực quy ra thóc là 17.500 tấn/năm, năm 1995 đạt 18.000 tấn/năm; chú trọng việc thay giống đàn gia súc, giacầm có sản lượng thịt cao Hàng năm trồng 100 ha rừng tập trung

Từng bước đổi mới cơ cấu giống, đưa giống mới có năng suất cao vàosản xuất, đưa khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân; kiện toàn tổ chức, đổi mớiphương thức hoạt động của ban quản lý hợp tác xã Công tác khuyến nông có

cố gắng phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy diện tích, năng suất, sản lượngđều tăng Tổng sản lượng nông nghiệp quy thóc đạt cao so với nhiều năm qua.Năm 1992 đạt 16.650 tấn, năm 1993 mặc dù vụ xuân mất mùa nhưng sản

Trang 29

lượng cả năm đạt 16.444 tấn (tăng 2,7% so với kế hoạch), riêng vụ mùa năngsuất đạt 39 tạ/ha cao nhất từ trước tới nay, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hàngnăm cho nhà nước Đàn lợn, trâu bò được ổn định và phát triển Trong hainăm đã trồng được 238 ha rừng tập trung, hoàn thành kế hoạch trồng rừng tậptrung và cây phân tán, tỷ lệ cây sống cao.

Sản xuất công nghiệp: Các xí nghiệp, các hợp tác xã tiểu thủ côngnghiệp đã mở rộng hợp tác, liên kết kinh tế và giữ vững nhịp độ sản xuất Tuyvậy, máy móc mới sử dụng khoảng 50% - 60% hiệu suất, năng xuất lao động,chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế còn thấp Mức tăng bình quân hàngnăm về giá trị tổng sản lượng công nghiệp là 16% Thị xã đã lập thêm một số

xí nghiệp như: Vật liệu xây dựng, Ô tô vận tải, Dệt thảm len Một số xínghiệp đã sản xuất một số sản phẩm mới như quạt trần của Nhà máy Khí cụĐiện I, quạt 32W của hợp tác xã cơ khí Đồng Thắng, bi xe, máy dệt của xínghiệp cơ khí Đồng thời, thực hiện cơ chế mới trong sản xuất kinh doanhphát huy tiềm năng sẵn có mở rộng liên doanh, liên kết, sắp xếp lại dây truyềnsản xuất đổi mới thiết bị công nghệ, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm Dovậy, nhiều xí nghiệp đã ổn định sản xuất, tạo việc làm cho cán bộ công nhânviên và giải quyết thêm hàng trăm lao động, thu nhập của nhiều người laođộng ngày càng khá hơn Các mặt hàng như gốm, sứ, thủy tinh, phấn viếtbảng, khuy trai đều tăng so với trước Nổi lên là các xí nghiệp: Liên hiệp thựcphẩm 19/5, xí nghiệp phân lân vi sinh, công ty quản lý khai thác công trìnhthủy nông phù sa – Đồng Mô, xí nghiệp gạch ngói Văn Miếu, công ty maythêu xuất khẩu Sơn Hà, xí nghiệp cầu đường 2 Giá trị tổng sản lượng côngnghiệp hàng năm tăng từ 5 – 7 % Giá trị tổng sản lượng công nghiệp do thị

xã Sơn Tây quản lý năm 1992 đạt 7,5 tỷ đồng Năm 1993 đạt 8 tỷ 324 triệuđồng, tăng 8,3% với năm 1992 [85; tr.5]

Đảng bộ đã chỉ đạo các công ty, xí nghiệp đăng ký thành lập doanhnghiệp theo Nghị định 388 HĐBT và kết luận số 42 của Tỉnh ủy: bàn giao 1

Trang 30

số xí nghiệp công ty quốc doanh về Trung ương và Tỉnh quản lý Triển khaithực hiện một số dự án liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh đạt kếtquả Giải thể hai xí nghiệp không có khả năng tồn tại và phát triển (xí nghiệp

sứ, xí nghiệp bánh kẹo)

Công nghiệp ngoài quốc doanh, tiếp tục phát triển với nhiều ngànhnghề phong phú và đa dạng, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn laođộng trong thị xã đặc biệt là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn chưacao Giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh năm 1992 tăng 6,6

tỷ, năm 1993 tăng 7 tỷ 204 triệu đồng, tăng 8,7% so với năm 1992 Một sốsản phẩm như: Vật liệu xây dựng, cơ khí, kim khí, chế biến nông sản, thựcphẩm, tăng bình quân từ 6 – 10 % năm

Ngoài ra Đảng bộ còn tiếp tục đẩy mạnh khai thác tốt các nguồn vốnđầu tư, chỉ đạo tốt các công trình đang xây dựng, mở rộng các nút giao thôngcủa thị xã trên trục đường 21, 32A Đảng bộ thị xã Sơn Tây phấn đấu năm

1995 có nước sạch cho nhân dân phường Sơn Lộc, tăng cường công tác quản

lý đô thị, ngăn chặn và giải quyết những vi phạm về xây dựng, tranh chấp đấtđai; chỉ đạo quy hoạch tổng thể thị xã, đẩy mạnh hoạt động thương mại, dulịch, doanh số bán ra tăng 18% và mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vịtrong và ngoài nước để phát triển năng du lịch, phấn đấu doanh thu từ dịch vụ

sở giúp nâng cao hơn trình độ của nguồn lao động, đặc biệt là lao động phổthông trong các nhà máy sản xuất

Trang 31

Nhân dân thị xã lại có truyền thống văn hiến, lao động cần cù, sáng tạovới tay nghề và óc thẩm mỹ cao đã phát triển nghề thủ công cổ truyền ở nhiều

xã phường Thị xã Sơn Tây khoảng 8.700 lao động, trong đó lao động kỹthuật chiếm trên 10% Tạo khả năng thuận lợi cho công cuộc đổi mới kinh tế,tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật mới, mở rộng ngành nghề Đồng thờixây dựng được các hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật đáng kể phục vụ chocác ngành sản xuất như hệ thống thủy lợi, cơ khí vật liệu xây dựng, giao thông,điện Từ những chủ trương đúng đắn của Đảng bộ Thị xã và những pháttriển đáng kể về kinh tế đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động Đồngthời, tạo khả năng thuận lợi cho công cuộc đổi mới kinh tế, tiếp cận và ápdụng khoa học kỹ thuật mới, mở rộng ngành nghề Xây dựng được các hệthống cơ sở vật chất – kỹ thuật đáng kể phục vụ cho các ngành sản xuất như

hệ thống thủy lợi, cơ khí, vật liệu xây dựng, giao thông, điện

Bên cạnh đó, Đảng bộ Thị xã đã quan tâm đặc biệt tới “công tác tuyêntruyền, vận động mọi người thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăngdân số năm 1991 còn 1,9% ” Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự thiếu nhất quántrong việc xử lý các trường hợp vi phạm kế hoạch hóa gia đình và chưa kiênquyết, nên công tác kế hoạch hóa gia đình vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.Đây cũng là sức ép không nhỏ đối với chính sách lao động của Thị xã Sốngười chưa có việc làm và thiếu việc làm còn cao, chưa kể số lượng lớn laođộng nông nhàn ở nông thôn

Bằng những nỗ lực lớn phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phươngkết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Đảng bộ thị xãSơn Tây đã phần nào đảm bảo được việc làm cho người lao động tạo ra sựtăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần vào giải quyết tốt các vấn đề xãhội Phương thức khoán sản phẩm đã mang lại hiệu quả lớn, kích thích ngườilao động hăng say sản xuất, mang lại hiệu quả cao Bước đầu người dân đãbiết phát huy những thế mạnh tự nhiên của địa phương vào sản xuất nông

Trang 32

nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Song do cơ sở vật chất của thị xãcòn nghèo nàn, lạc hậu, các doanh nghiệp đầu tư vào thị xã còn ít nên chưamang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, chưa tạo thêm nhiều việc làm cho người laođộng, mức bình quân thu nhập của người lao động còn thấp.

Chính vì vậy, giai đoạn tiếp theo Đảng bộ thị xã Sơn Tây cần tích cựchơn nữa trong công tác thu hút nguồn vốn đầu tư vào thị xã, nhất là trong lĩnhvực công nghiệp, dịch vụ một phần để giải quyết việc làm cho người laođộng, một phần khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương Nhữngchính sách đối với doanh nghiệp, cũng như cơ sở hạ tầng để mời chào cácdoanh nghiệp cần phải được hoàn thiện về cơ bản Thị xã cũng phải chú trọnghơn nữa tới công tác đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao, để khi kêu gọicác doanh nghiệp vào đầu tư thì đã có sẵn lao động cung ứng cho họ Cần xóa

bỏ tư tưởng phân biệt thành phần kinh tế tư nhân và nhà nước của thời kỳkinh tế cũ bằng các phương pháp tuyên truyền giáo dục Đây được xem làmục tiêu chiến lược trong giai đoạn tiếp theo Bởi chỉ có như vậy vấn đề laođộng và việc làm mới được giải quyết dứt điểm và bền vững

1.2 Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động giai đoạn 1996 - 2000.

1.2.1 Đường lối chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Hà Tây về vấn đề lao động và việc làm giai đoạn 1996 - 2000.

Sau 10 năm (1986 - 1996) tiến hành công cuộc đổi mới, tình hình kinh

tế - xã hội của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rấtquan trọng Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 – 1995 đã hoànthành về cơ bản Đất nước thoát lên khỏi khủng hoảng kinh tế, đời sống cán

bộ, đảng viên và nhân dân được cải thiện Đất nước không còn tình trạng đìnhđốn về sản xuất, rối ren trong lưu thông Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân hàng năm 8,2 % (1991 - 1995) Lươngthực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn

Trang 33

gạo Tình hình chính trị được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng,thiết lập lại quan hệ ngoại giao với một số nước.

Việc thực hiện vấn đề lao động và việc làm những năm 1991 – 1995 đạtđược nhiều thành tựu đáng kể Số việc làm tạo thêm hàng năm gần đây đã xấp

xỉ số người mới bổ sung vào lực lượng lao động Đời sống vật chất của đại bộphận nhân dân được cải thiện Các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói,giảm nghèo được toàn dân hưởng ứng, dân chủ được phát huy Lòng tin củanhân dân đối với chế độ và tiền đồ đất nước, với Đảng và Nhà nước đượckhẳng định [26; tr.11]

Giữ vững ổn định chính trị, xã hội Quốc phòng, an ninh được tăngcường Quan hệ đối ngoại được mở rộng, phá được thế bao vậy, cô lập, “đếnnay, thế và lực của đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt về chất Nước ta đã rakhỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuynhiên còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết đểchuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước” [26; tr.12]

Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta, yếu tố conngười đóng vai trò rất quan trọng Những thành tựu mà công cuộc đổi mớinước ta những năm qua đã đạt được cần phải phát huy, bên cạnh đó nhữnghạn chế, mặt trái nảy sinh trong quá trình đổi mới đó cần phải được khắcphục Để khắc phục được những hạn chế ấy, ngoài những chính sách đầu tưcho sự phát triển khoa học công nghệ nhằm đưa năng suất tăng nhanh, phảichú ý đến chiến lược con người

Ở Việt Nam, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm không phản ánhđúng thực tế kiếm dụng lao động Trong các nước phát triển, kiếm dụng lao động

về căn bản được phản ánh tình trạng thất nghiệp công khai hay thất nghiệp chínhthức giống như thất nghiệp ở thành thị nước ta Ở Việt Nam kiếm dụng lao độngthể hiện ở các hình thức thất nghiệp công khai, bán thất

Trang 34

nghiệp (không có đủ việc làm thường xuyên theo ngày, tuần hoặc theo mùa vụhay trong một năm); có công ăn việc làm chỉ là hình thức; những người vềhưu non; những người yếu sức và những người làm việc không hiệu quả Ởnước ta diễn ra tình trạng người lao động có việc làm nhưng việc làm không

ổn định, có việc làm nhưng thu nhập thấp hoặc rất thấp khiến cho người laođộng không có tích lũy hoặc không có khả năng trang trải những chi phí thiếtyếu cho cuộc sống của bản thân và gia đình Bên cạnh đó không ít lao độnglàm việc trái với chuyên môn được đào tạo

Với một quốc gia có dân số đông, nền kinh tế kém phát triển, giải quyếtviệc làm trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết có

lộ trình với những hình thức, bước đi, biện pháp và cách làm cho phù hợp vớibối cảnh kinh tế trong nước và sự phát triển của kinh tế thế giới và thời đại

Do đó giải quyết việc làm được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụquan trọng hàng đầu trong các chủ trương chính sách phát triển nền kinh tế -

xã hội và trong suốt quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế

Để làm được điều đó Đảng ta đã khẳng định: “phải tiến hành côngnghiệp hóa, luôn gắn liền với hiện đại hóa, với việc ứng dụng rộng rãi cácthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thời đại Khoa học công nghệ trởthành nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nâng cao dân trí, bồidưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyếtđịnh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là xu hướng phát triển tất yếu của nước ta hiện nay Nó không chỉđơn giản là công cuộc xây dựng kinh tế mà còn là quá trình biến đổi trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội” [19; tr.320]

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng mở đầu thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam độclập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng Xã hộichủ nghĩa Đại hội cũng đã nêu ra những khó khăn trong những năm trướcmắt đối với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Đó là, khả

Trang 35

năng vốn có hạn, nhu cầu việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân có nhiềukhó khăn Do vậy, để giải quyết vấn đề việc làm, ổn định đời sống nhân dân

“cần tránh những sai lầm, chủ quan nóng vội, quá thiên về công nghiệp nặng,ham quy mô lớn Phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngthôn, ra sức phát triển nông lâm - ngư - nghiệp, các ngành công nghiệp chếbiến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu;các ngành du lịch, dịch vụ; khôi phục, phát triển từng bước, hiện đại hóa cácngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đi đôi với mở mang những ngànhnghề mới” [26; tr.22]

Từ thành quả bước đầu trong lĩnh vực lao động và việc làm những năm

1991 – 1995, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000nêu rõ phương hướng thực hiện chính sách lao động và việc làm: “Giải quyếtviệc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọnghàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế vàlựa chọn công nghệ Hướng ưu tiên là giải quyết việc làm cho những ngườiđến tuổi lao động, đặc biệt là thành phố và bộ đội xuất ngũ, học sinh ratrường Chương trình Quốc gia về việc làm hướng vào phát triển một sốngành và địa bàn trọng điểm, tạo được nhiều việc làm như: nuôi trồng, chếbiến nông, lâm, thủy sản, làm hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp dùngnhiều lao động, phủ xanh và sử dụng đất trống, đồi trọc, xây dựng kết cấu hạtầng, mở mang các ngành du lịch, xuất khẩu lao động” [9; tr.33]

Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, môi trường sản xuất kinhdoanh và đào tạo nghề nghiệp, người lao động phải chủ động tạo việc làm vàtìm kiếm việc làm Mọi nghề mang lại thu nhập cho người lao động và có íchcho xã hội đều được tôn trọng

Nghị quyết nhấn mạnh: “Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọicông dân, mọi nhà đầu tư mở mang nghề nghiệp, tạo nhiều việc làm chongười lao động Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân

Trang 36

công theo pháp luật Phát triển dịch vụ việc làm Tiếp tục phân bố lại dân cư

và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chấtchiến lược về kinh tế, an ninh, quốc phòng Mở rộng kinh tế đối ngoại, đầymạnh xuất khẩu lao động Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếuviệc làm ở nông thôn” [26; tr.114-115]

Bên cạnh những khó khăn trước mắt Đại hội VIII cũng khẳng địnhnước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, công cuộc đổi mới đã bắt đầuthu được những thành tựu đáng kể “Đời sống vật chất của phần lớn nhân dânđược cải thiện Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộnghèo giảm Nhiều nhà ở, đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới

ở cả nông thôn và thành thị Trình độ dân trí và mức lương hưởng thụ văn hóađược nâng cao lên Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạtđộng văn hóa văn nghệ thuật, thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hóagia đình và nhiều mặt xã hội khác có những mắt phát triển tiến bộ

Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc bởi nhiều cơ chếkhông hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo, chủđộng hơn trong việc tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các hoạt độngchung của cộng đồng xã hội [26; tr.59-60]

Đại hội VIII cũng xác định trong giai đoạn 1996 – 2000 Nhà nước cầnphải đầu tư tạo thêm nhiều chỗ làm việc và khuyến khích mọi người tự mìnhtìm kiếm việc làm và có thể giúp đỡ người khác làm việc, giảm tỷ lệ ngườichưa có việc làm ở thành thị xuống còn 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gianlao động nông thôn lên 75 % vào đầu năm 2000

Thi hành Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 15 – CT/TWcủa Ban Bí Thư Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã tiến hành Đại hộiđại biểu lần thứ XII nhiệm kỳ 1996 – 2000 Đại hội đã thông qua Báo cáo củaBan chấp hành Đảng bộ tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm

kỳ 1992 – 1995 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996 – 2000

Trang 37

Trong Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996 – 2000, Đảng bộ tỉnh HàTây nêu rõ những chuyển biến tích cực của tỉnh trong công tác xóa đói, giảmnghèo, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Đời sống nhân dân

đa số được ổn định, nhiều mặt được cải thiện Thu nhập bình quân trên đầungười tăng 43% so với năm 1990 Chương trình quốc gia về dân số, kế hoạchhóa gia đình được triển khai rộng khắp, đạt hiệu quả cao Mục tiêu phấn đấu

từ năm 1996 – 2000 của toàn tỉnh trong phát triển kinh tế, xã hội: tốc độ tăngtrưởng GDP hàng năm khoảng 10 – 11% Bình quân đầu người năm 2000 đạt

ít nhất 400 USD Năm 2000 cơ cấu kinh tế: công nghiệp 30%, nông nghiệp40%, dịch vụ và du lịch 30% Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, côngnghệ trong sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chếbiến

Năm 1994 số người trong độ tuổi lao động chỉ có 1.118.095 ngườinhưng đến năm 2003 là 1.443.000 người, tức là tốc độ tăng bình quân vàokhoảng 3.2%/năm Mỗi năm Tỉnh phải tạo thêm hơn 2.700 chỗ làm việc mớithì mới đủ đáp ứng yêu cầu về việc làm trên địa bàn chưa kể Hà Tây là mộttỉnh có số người sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (hơn 90%), nơi mà thờigian sử dụng lao động còn thấp < 80%, để đảm bảo việc làm cho người laođộng nông thôn, tận dụng hết thời gian lao động thì mỗi năm ở Tỉnh phải tạo

ra một số lượng việc làm lớn hơn nhiều so với con số 2.700 chỗ làm việc mới

Rõ ràng dân số tăng nhanh gây sức ép về việc làm rất lớn Mặc dù nguồn laođộng dồi dào là nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng để tạo việc làm chongười lao động không phải là đơn giản mà kéo theo nó là tài chính, tư liệu sảnxuất, các chiến lược, chính sách hợp lý…trong khi nước ta còn nghèo nàn,ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp

Đảng bộ nhấn mạnh việc giảm số lao động thiếu việc làm xuống dưới7% Trên cơ sở những mục tiêu phát triển kinh tế nhằm cải thiện đáng kể đờisống vật chất và văn hóa của nhân dân Năm 2000, Tỉnh không còn hộ đói và

Trang 38

hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 5 – 6% Thực hiện một cách triệt để và cóhiệu quả: Chương trình quốc gia về dân số, kế hoạch hóa gia đình nhằm giảmbớt gánh nặng lên công tác giải quyết lao động và việc làm hàng năm củatỉnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII ( 4/1996), sau khitổng kết, đánh giá việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội lầnthứ XI, Đảng bộ Tỉnh nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2000: “Giảm số laođộng thiếu việc làm, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhândân Huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phát trong phát triển công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp để trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Tập trungphát triển mạnh các ngành sản phẩm chủ yếu: cơ khí, điện, điện tử, ô tô, xemáy, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, dệt may ”[4; tr.378]

Chỉ thị số 23-CT/TU, Tỉnh ủy đã nêu một trong những yêu cầu là: “Tậptrung lãnh đạo đẩy mạnh và phát triển sản xuất, nhất là những vùng khó khăn,trợ giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ chongười lao động, thông qua việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả các dự án nhỏ,chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc và các chương trình khác, củng cốcác cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm” Đặc biệt, Đảng bộ Tỉnh chỉ đạokhuyến khíc phát triển mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống, trong đókhu vực làng nghề, ngành nghề nông thôn tạo ra khoảng 30% giá trị sản lượngcông nghiệp, tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Ưu tiên đầu tư phát triển vào các lĩnh vực mà Hà Tây có tiềm năng nguyên liệu và nguồn lực lớn là:

Công nghiệp chế biến nông lâm sản – thực phẩm và đò uống

Trang 39

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch ngãi, khai thác đá, khai thác cát và bê tông đúc sẵn).

Cơ khí bao gồm nâng cao năng lực chế tạo và sửa chữa

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, da giầy, hàng thủ công

mỹ nghệ và các sản phẩm phục vụ du lịch, lễ hội

Bên cạnh phát triển các ngành nghề trên cần tạo điều kiện phát triển cáclàng nghề, các ngành nghề thủ công gắn với công nghệ mới

* Nông, lâm ngư nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,tăng khối lượng sản xuất hàng hoá, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng tỷ trọngdịch vụ, công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn Đẩy mạnh chăn nuôi đểđến năm 2005 chiếm tỷ trọng 40 % trong tổng giá trị nông nghiệp, phát triểnchăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ trong các trang trại và hộ gia đình

* Về du lịch: Tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm du lịch, các cụm

du lịch chính để đến năm 2010 đạt 2,5 triệu khách du lịch cu thể như sau:

Cụm Sơn Tây – Ba Vì và du lịch tín ngưỡng, lễ hội tham quan khu di tích lịch sử

Cụm Chùa Hương là du lịch tín ngưỡng, lễ hội tham qua di tích cáchmạng

Cụm Hà Đông và vùng phụ cận là khu lịch khoang xanh, du lịch văn hoá trong các làng nghề truyền thống

* Ngành thương mại: Phát triển ngành thương mại theo hướng tập

trung phục vụ các trung tâm đô thị mới, đặc biệt là hành lang 21 và các khu đô thịnằm dọc hành lang này như:Hoà lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Miếu Môn, Đồng Mô

Quán triệt nghị quyết lần thứ 2 khoá 8 của Ban chấp hành Trung ương

về công tác khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo, Tỉnh uỷ và Ủy ban nhân

Trang 40

dân Tỉnh có chương trình 34- Ctr/ TU, Chỉ thị 04/ 1999/ CTUB và Chỉ thị số

04 ngày 25/2/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh công tác dạy nghề,giải quyết việc làm đến năm 2010 Nền kinh tế của tỉnh đang từ nền tự cung

tự cấp là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế thị trường Cơ chế mới cho phépngười lao động có thể tự do tìm và lựa chọn việc làm theo ý muốn theo nhucầu và khả năng của mình để phát huy tính sáng tạo trong công việc, trong tù

do sản xuất và kinh doanh Đây là một động lực rất lớn để người lao động tựchủ trong mở mang ngành nghề, phát triển sản xuất thu hút thêm nhiều laođộng mới

Ngoài ra thực hiện chỉ thị số 41/ CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ chínhtrị, Nghị định 152/ND-CP ngày 29/9/1999 của chính phủ về xuất khẩu laođộng Ngành đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ra chỉ thị số 28/CT-UBngày 12/10/2000 về đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động từ năm 2001 đếnnay toàn tỉnh đã đưa đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trên 3000 lao động(riêng năm 2003 đưa đi được 1800 lao động), chủ yếu đi làm việc tạiMalaixia, Đài loan, 9 tháng đầu năm 2004, toàn Tỉnh đưa đi xuất khẩu laođộng là 980 lao động đạt 81% kế hoạch năm.Trong đó, riêng trung tâm dịch

vụ việc làm thuộc Sở đưa đi được 200 lao động, công ty du lịch Hà Tây đưa

đi được 131 lao động, đi theo các huyện, thị xã (tự do) được 363 lao động

Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây còn chủ trương: Đưa dân đixây dựng kinh tế mới Theo số liệu báo cáo của Chi cục di dân từ năm 2002đến năm 2004 bình quân mỗi năm có từ 150 đến 200 hộ tương đương 300 đến

400 lao động di dân đi ngoại tỉnh Kế hoạch từ năm 2005 đến năm 2010 bìnhquân mỗi năm có từ 200 – 250 hộ tương đương với 400 đến 500 lao động đingoại tỉnh

1.2.2 Phương hướng, nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ thị xã Sơn Tây giai đoạn 1996 - 2000.

Ngày đăng: 27/10/2020, 20:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w