Trong luận văn này, tác giảchú ý tới một số khái niệm văn hóa sau: Năm 1871, Edward Burnett Tylor – một nhà dân tộc học, nhân chủng học người Anh trong tác phẩm “Primitive culture” Văn h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-LÊ THỊ YẾN
VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-LÊ THỊ YẾN
VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã Số: 60.31.27
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Vân
Hà Nội - 2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 7
3 Mục đích, nhiệm vụ 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 12
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 12
7 Kết cấu của luận văn 12
CHƯƠNG 1: VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH 13
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về văn hóa ứng xử 13
1.2 Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh 31
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 66
2.1 Một số tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh 66
2.2 Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 70
2.3 Sự cần thiết phải giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 90
2.4 Giải pháp giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 94
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam luôn là mối quan tâmtrong tư tưởng và hành động thực tiễn của Hồ Chí Minh Ngay từ rất sớm, HồChí Minh đã có tư duy hết sức tiến bộ và sâu sắc về nền văn hóa sẽ được xâydựng ở Việt Nam ngay sau khi nước ta giành được độc lập Trong thực tiễnchỉ đạo xây dựng nền văn hóa mới, Người đặc biệt quan tâm tới việc xâydựng con người mới, trong đó văn hóa ứng xử giữ một vị trí quan trọng Bảnthân Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong việc thực hiện văn hóaứng xử Trong những năm đổi mới, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh,Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xãhội, cần phải đẩy mạnh và phát triển văn hóa Nhiệm vụ xây dựng con ngườimới do đó cũng được quán triệt sâu rộng trong toàn xã hội
Với quá trình hội nhập toàn cầu, nền văn hóa Việt Nam được giao lưuvới nhiều nền văn hóa trên thế giới; Điều đó cho phép chúng ta bổ sung, làmphong phú thêm nền văn hóa nước nhà, song, những yếu tố văn hóa “lai căng”cũng có dịp bùng phát gây ảnh hưởng không nhỏ tới các tầng lớp nhân dânđặc biệt là giới trẻ Những năm gần đây, cùng với một số tác động tiêu cựccủa nền kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niênthoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, xuống cấp về văn hóa trong đó cóvăn hóa ứng xử
Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, một yêu cầuvừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách đặt ra là giáo dục văn hóa ứng xử trong toàn
xã hội, mà trước hết là giới trẻ - Những người chủ tương lai của đất nước theo
tư tưởng và tấm gương đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chínhtrị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trang 5giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báochí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa và các khoahọc xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêunâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phục vụ cho việc hoạchđịnh đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí
và truyền thông Với hơn 50 năm hình thành và phát triển, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền có thể nói là một trong những cái nôi đào tạo cán bộ lãnh đạocủa Đảng và Nhà nước ta, rất nhiều học viên sau khi ra trường đã nắm giữnhững vị trí quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, trong các cơquan Tư tưởng Văn hoá, cơ quan Báo chí, Xuất bản
Với tư cách là cái nôi đào tạo đội ngũ cán bộ; tuyên truyền viên tươnglai của đất nước mà phần lớn sinh viên khi ra trường sẽ trở thành những ngườitrực tiếp thi hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, đem đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần dân hơn Đội ngũ này nếu khôngđược đào tạo, rèn luyện tốt cả đức và tài trong nhà trường thì khi ra trường sẽkhó lòng làm tốt được nhiệm vụ trong công tác của mình Nguy hại hơn, nếu
họ suy thoái về đạo đức lối sống, có hành vi không đẹp về văn hóa thì còn gâyảnh hưởng tới uy tín, thanh danh của Đảng và sự nghiệp cách mạng của dântộc
Với chức năng, nhiệm vụ quan trọng đó, đặc biệt là liên quan đến đặc thùngành trong văn hóa giao tiếp, ứng xử, Nhà trường cũng như Ban chấp hànhđoàn Học viện đã có nhiều hoạt động quan tâm sâu sắc tới vấn đề giáo dục vănhóa nói chung, văn hóa ứng xử của sinh viên nói riêng Phong trào xây dựng vănhóa học đường trong Nhà trường đã góp phần tích cực vào việc hình thành vănhóa ứng xử của sinh viên Học viện theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc
tế, bên cạnh nhiều tấm gương sáng về đạo đức, văn hóa, sinh viên Học viện Báo
Trang 6chí và Tuyên truyền vẫn còn những tồn tại về văn hóa ứng xử cần phải khắcphục Nhiều hành vi ứng xử văn hóa chưa đẹp, lời nói chưa hay còn tồn tại trongsinh viên, sự tôn trọng, ý thức thể hiện những giá trị trong văn hóa ứng xử trongquan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng không thực sự được sinh viên quantâm và thực hiện Đặc biệt, những hình thức và nội dung văn hóa ứng xử chosinh viên trong Học viện cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả cần thiết Điều đódẫn đến môi trường văn hóa của sinh viên, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong họcviện Báo chí và Tuyên truyền đang đặt ra những vấn đề bức thiết cần được nhậnthức đúng và tháo gỡ những bất cập, hạn chế nhằm tạo ra môi trường văn hóa nóitrên lành mạnh hơn nữa, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển của họcviện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng và thế hệ trẻ nước ta nói chung.
Xuất phát từ những lí do đó, tôi chọn đề tài: “ Văn hóa ứng xử Hồ ChíMinh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên học viện Báo chí vàtuyên truyền” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Hồ Chí Minh học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có nhiều công trình đề cập đến cácnội dung khác nhau, tùy ở góc độ tiếp cận Có thể chia các công trình đóthành những mảng lớn sau:
2.1 Những công trình, bài viết về văn hóa nói chung và văn hóa ứng
xử nói riêng
- Đỗ Huy, Vũ Khắc Liên (1993), Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Các tác giả tập trung làm rõ những đặc
điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu đạt cho những giá trị cơ bản trong bảnggiá trị Việt Nam và cũng góp phần vào việc hình thành nhân cách văn hóa, ứng xửvăn hóa của người Việt Nam Đây là cơ sở để tạo nên nét đặc trưng của văn hóaứng xử ở người Việt
- Thanh Lê (2000), văn hóa và lối sống, Nxb Thanh niên Tác giả đã đề
cập gián tiếp văn hóa ứng xử bằng hai mục ở hai chương Đó là những điều
Trang 7bàn về lối sống, nếp sống, mức sống của người Việt Nam Từ đó tác giả nêulên giá trị của văn hóa đối với lối sống hiện nay là ủng hộ cái đẹp, phê pháncái xấu, hướng tới chân – thiện – mĩ.
- Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội Tác giả đã xem xét văn hóa khởi đầu từ các điều kiện vật chất quy định vàđịnh vị văn hóa Việt Nam, qua đó nhận thức được cái tinh thần là văn hóa nhậnthức và văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, để rồi cái tinh thần đó lại tác động trởlại đời sống vật chất hình thành nên cách thức ứng xử giao lưu với môi trường tựnhiên và xã hội
- Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), văn hóa ứng xử của người Hà
Nội với môi trường thiên nhiên, Viện văn hóa và Nxb văn hóa - thông tin Hà
Nội Các tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ giữa môi trường thiên nhiên vàvăn hóa ứng xử đối với môi trường thiên nhiên và người Hà Nội từ truyềnthống đến hiện đại Trước thách thức của toàn cầu hóa, trong quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tác giả đã đề xuất một số phươnghướng, quan điểm, giải pháp và điều kiện xây dựng văn hóa ứng xử của người
Hà Nội với môi trường thiên nhiên
- Nguyễn Văn Lê (2005), Văn hóa đạo đức trong giao tiếp ứng xử xã
hội, Nxb Văn hóa – Thông tin Tác giả đã nêu 2 chương về văn hóa ứng xử cộng
đồng và văn hóa ứng xử trong thương lượng – đàm phán Qua đó, tác giả lý giải vàchỉ dẫn các tình huống cụ thể rồi đưa cách ứng xử cho phù hợp với đối tượng vàloại hình khác nhau
- Lê Văn Quán (2007), văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt Nam,
Nxb văn hóa thông tin Tác giả đã giành năm chương để bàn về văn hóa ứng xửcủa người Việt Nam Từ các nhân tố tạo nên các ứng xử, tác giả nêu lên các bìnhdiện và phương châm ứng xử của người Việt theo nhân cách chân, thiện, mĩ
Trang 82.2 Những công trình, bài viết về văn hóa Hồ Chí Minh nói chung
và văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng
- Võ Thị Hồng Loan (2003), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây
dựng văn hóa giao tiếp của người cán bộ lãnh đạo, quản lí ở nước ta hiện nay”,
Tạp chí khoa học xã hội, (3), tr.20- 28 Bài viết có 2 mục lớn và 4 mục nhỏ Từ
khái niệm văn hóa và văn hóa giao tiếp, mối quan hệ giữa văn hóa giao tiếp và vănhóa ứng xử, tác giả đã lí giải vì sao văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh có sức thuyếtphục cao đến như vậy Từ đó tác giả trình bày một số nguyên tắc cơ bản trong vănhóa giao tiếp Hồ Chí Minh cần quán triệt
- Nguyễn Xuân Thông (2004), “Những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh”,
Tạp chí cộng sản, (1), tr 40- 42 Bài viết nêu bật những giá trị văn hóa theo tưtưởng Hồ Chí Minh, qua đó tác giả đề cập đến văn hóa ứng xử của Người Văn hóacách mạng của Người vừa có nội dung yêu nước, tiến bộ và nhân văn cao đẹp; vừathể hiện được chức năng nhận thức, giáo dục Theo tác giả, những giá trị văn hóaứng xủa của Người là sự giản dị, gần gũi, khiêm tốn với đồng bào, đồng chí, là sựthương yêu, quý trọng con người
- Hoàng Chí Bảo (2005), “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh – Giá trị và ý
nghĩa”, Tạp chí cộng sản, (11), tr 31- 33 Trong bài viết này tác giả trình bày
thành 5 phần, trong đó phần 4 tác giả nêu lên quan điểm rất rõ ràng về văn hóa ứng
xử Hồ Chí Minh Theo tác giả, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là
nguyên tắc ứng xử của Người, là văn hóa giáo dục, kết hợp giáo dục bằng lờivới thực hành bằng công việc thực tế và bằng sự nêu gương Đặc biệt, vănhóa ứng xử Hồ Chí Minh là văn hóa tự ứng xử
- Đại học quốc gia Hà Nội (1998), tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Bài viết của giáo sư Song
Thành: “ Hồ Chí Minh tượng trưng cao đẹp của bản sắc văn hóa Việt Nam”, đã đềcập đến lối sống và cách ứng xử của Hồ Chủ tịch Theo tác giả: Người
Trang 9thật giản dị, vĩ đại và cũng cực kì lịch sự, thanh tao, cao quý trong cách ứng
xử với bạn bè quốc tế và với các cụ già, phụ nữ, thanh niên, nhi đồng Phongcách ứng xử Hồ Chí Minh là kết tinh cao đẹp của văn hóa ứng xử văn hóaViệt Nam
- Song Thành (1999), Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội Tác giả đã nêu cụ thể, chi tiết về văn hóa ứng xử
Hồ Chí Minh thông qua chương X với nội dung: Văn hóa giao tiếp, ứng xử
Hồ Chí Minh Theo tác giả: Văn hóa giao tiếp, ứng xử Hồ Chí Minh đượcbiểu hiện gồm: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm; Chân tình, nồng hậu, tự nhiên;linh hoạt, chủ động, biến hóa; uyển chuyển có lí, có tình; cảm hóa Khoandung, đại lượng; nụ cười xóa nhòa mọi cách bức
- Đặng Xuân Kì (chủ biên) (2004), phương pháp và phong cách Hồ Chí
Minh, Nxb Lý luận chính trị Tác giả giành chương VI nói về phong cách ứng xử
văn hóa của Hồ Chí Minh Qua đó, người đọc được cung cấp đầy đủ những hành
vi ứng xử của Người đối với mình, mọi người, bạn bè, đồng chí, hay đối với kẻ thùđều rất văn hóa, rất nhân văn và tình người Ngoài ra phong cách ứng xử củaNgười còn được thể hiện ở sự gắn bó với thiên nhiên, yêu thiên nhiên; với côngviệc, tận tụy, hăng say, nói ít làm nhiều Công trình đã nêu bật được những chuẩnmực về văn hóa ứng xử theo phong cách Hồ
Chí Minh
- Trần Thái Bình (2007), Hồ Chí Minh – Sự hình thành nhân cách lớn,
Nxb trẻ Phần 3 chương III tác giả bàn đến văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh Tác giả
đã trình bày chi tiết cách ứng xử của Người thông qua các tình huống cụ thể Theotác giả, ở Hồ Chí Minh có một phong cách ứng xử rất văn hóa Chữ văn hóa baohàm rộng rãi tất cả những giá trị tinh thần quý báu của một nhân cách lớn nhữnggiá trị nhân văn
Những bài báo, tạp chí, các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, cácsách chuyên khảo nêu trên đã từng bước phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ các
Trang 10giá trị văn hóa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh Các tác giả đã khái quát được những đặc điểm cơ bản trong văn hóaứng xử, giao tiếp của Hồ Chí Minh, những giá trị của đặc điểm này trong thựctiễn và trong giáo dục văn hóa cho toàn xã hội nói chung và cho thế hệ trẻ nóiriêng Các tác giả cũng đã dày công nghiên cứu để đưa ra những giải pháp xâydựng, bồi dưỡng văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân theo văn hóa Hồ Chí Minh.Các công trình nêu trên là sự gợi ý, cung cấp một số cơ sở luận chứng, luận
cứ để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài của luận văn
Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đềtriển khai những giá trị tích cực trong văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh vàoviệc giáo dục văn hóa ứng xử cho một đối tượng cụ thể là sinh viên học việnBáo chí và Tuyên truyền Đó là hướng nghiên cứu mà luận văn muốn tiếp cận
và triển khai nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ
Luận văn tập trung làm rõ những nội dung cơ bản về văn hóa ứng xử
Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viênhọc viện Báo chí và Tuyên truyền
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trang 11Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên.
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lí luận: dựa vào cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩaMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về văn hóa
- Phương pháp: Lịch sử và lô gic, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phỏng vấn sâu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần làm rõ hệ thống quan điểm và thực tiễn văn hóa ứng xử HồChí Minh
- Đề xuất các giải pháp nhằm giáo dục, nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh
- Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho phòngcông tác chính trị sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong công tác
giáo dục đạo đức, văn hóa
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 2 chương 6 tiết
Trang 12CHƯƠNG 1 VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về văn hóa ứng xử
1.1.1 Khái niệm văn hóa ứng xử
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa theo tiếng Latinh là “cultus” nghĩa là sự trồng trọt Danh từ
“cultus” được hiểu theo hai nghĩa khác nhau “cultusagri” là trồng trọt ngoài
đồng (trồng cây) và “cultusannimi” là trồng tinh thần, trồng người.
Như vậy theo nghĩa gốc của từ “văn hóa” thì đó là làm cho sự vật, hiệntượng sinh sôi, nảy nở, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp
Theo tiếng Hán “văn” là những cái tốt đẹp của cuộc sống đã được đúc kết, “hóa” là đem cái đã được đúc kết ấy hóa thân trở lại cuộc sống, làm cho
cuộc sống tốt đẹp hơn Theo cách hiểu khác văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hóacon người
Thực chất, văn hóa là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều yếu tố liênquan đến hoạt động của con người, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu vàcách diễn đạt khác nhau về văn hóa Nhiều ngành khoa học đều lấy văn hóalàm đối tượng nghiên cứu, mỗi nhà khoa học lại tiếp cận văn hóa trong mộthoàn cảnh lịch sử và ở những góc độ khác nhau Trong luận văn này, tác giảchú ý tới một số khái niệm văn hóa sau:
Năm 1871, Edward Burnett Tylor – một nhà dân tộc học, nhân chủng học người Anh trong tác phẩm “Primitive culture” (Văn hóa nguyên thủy)
đưa ra định nghĩa đầu tiên về văn hóa: “Văn hóa… là phức thể bao gồm tri
thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng những khái niệm và thói quen khác mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên trong xã hội” [57, tr 13].
Trang 13F Boas cho rằng: Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau.
Đây được xem là những quan niệm đầu tiên về văn hóa trên thế giới.Trong đó, E Tylor cho rằng văn hóa bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quanđến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, phápluật… quan niệm này đã nêu lên được rất nhiều lĩnh vực của văn hóa, tuynhiên nó mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê mọi lĩnh vực sáng tạo của con người;còn F Boas mới chỉ quan tâm tới những yếu tố góp phần quan trọng trongviệc hình thành văn hóa của con người đó là mối quan hệ giữa cá nhân, tậpthể và môi trường Như vậy, cả hai quan niệm này chưa khái quát được đầy
đủ bản chất của khái niệm văn hóa
Có quan niệm lại xem văn hóa như cơ sở định hướng cho thế ứng xử tốtđẹp của cá nhân và cộng đồng dân tộc: “Văn hóa là sự hiểu biết … nhưng chỉriêng sự hiểu biết không thôi chưa làm nên văn hóa Sự hiểu biết chỉ trở thànhvăn hóa khi nó làm nền và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn,đạo lý, lối sống, hành vi…) của mỗi cộng đồng dân tộc và các thành viên
trong đó hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp đối với bản thân và trong quan hệ
đối với người, đối với sự vật và hiện tượng của môi trường xã hội và môitrường tự nhiên xung quanh” [48, tr 19- 20]
Trong những quan niệm về văn hóa nêu trên, mỗi quan niệm nhìn nhậnbản chất văn hóa ở một góc độ riêng, nhưng đều coi văn hóa là sản phẩm hoạtđộng của con người thông qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên
và với xã hội Những sản phẩm đó luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ;gắn bó chặt chẽ cuộc sống của con người
Trang 14UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hóa:
“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặtcủa cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ,cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thànhnên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống ,mà dựa trên
đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [trích theo 70, tr 12]
Trong “Mục đọc sách” của tập Nhật ký trong tù (1943), Hồ Chí Minh
đã sớm nêu lên một định nghĩa khá sâu sắc về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôngiáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểuhiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn” [35, tr 431]
Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người sáng tạo ra văn
hóa là vì cuộc sống của mình; và chính sự sinh tồn trên trái đất cũng đòi hỏi
con người sáng tạo ra văn hóa Điều đó chứng minh con người có khả năng
cải tạo thế giới chứ không chỉ dừng lại ở việc khám phá thế giới như quan
niệm của một số nhà triết học trước Mác
Cả hai khái niệm văn hóa của UNESCO và Hồ Chí Minh đều xem xétvăn hóa như một hiện tượng xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống con người,
do con người và vì con người Nói cách khác, cả hai khái niệm này đều thểhiện bản chất của văn hóa đó là chủ nghĩa nhân văn
Từ việc hệ thống hóa sơ bộ những cách tiếp cận khác nhau về văn hóa,
có thể suy rộng ra: Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do
Trang 15con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Nó là: “Những
tri thức khoa học văn hóa, sự hiểu biết, trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng những kiến thức khoa học Hệ thống kiến thức được con người sáng tạo và tiếp thu, tích lũy, bổ sung và luôn luôn đổi mới qua các thế hệ thông qua lao động, sản xuất, đấu tranh giữa con người với tự nhiên và xã hội Qua
đó con người tiếp xúc, giao tiếp với nhau, hình thành nên những tập tục, những cách đối nhân xử thế nhất định Sự hiểu biết được sử dụng làm nền tảng và định hướng cho nếp sống, nếp suy nghĩ, đạo lý, tâm hồn và hoạt động của mỗi dân tộc đạt tới chân, thiện, mỹ trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xã hội và tự nhiên” [53, tr 10].
Những giá trị đó được các thế hệ thừa nhận một cách tự nguyện, vận dụng vàocuộc sống hàng ngày và được trao truyền từ đời này sang đời khác để tạo nênnhững đặc trưng và bản sắc của từng dân tộc Văn hóa là một phạm trù lịch
sử, nó được biến đổi theo thời gian và không gian, mang theo dấu ấn của thờiđại và quốc gia, dân tộc
Cốt lõi của văn hóa đó là "giá trị” Giá trị ở đây không phải là giá trịkinh tế học hay giá trị trong toán học Nhà triết học cổ điển Đức E Kant(1724 – 1804) quan niệm về giá trị như sau: “Vật nào có thể đem trao đổiđược đều có một giá trị, duy có một số vật không thể thay thế thì có một giátrị Thí dụ: chiếc đồng hồ có một giá trị, còn tình bạn, tình yêu, lòng yêunước… là những cái vô giá Đó là những giá trị xã hội học” [trích theo 72, tr.14] Còn giá trị của văn hóa là giá trị xã hội Giá trị xã hội được thực thi thôngqua hoạt động văn hóa của con người Giá trị xã hội là cốt lõi của văn hóa,văn hóa là sự phát triển bản chất người nên văn hóa có mặt trong bất cứ hoạtđộng nào của con người
Trang 16vì thế nó cũng chịu sự chi phối của tự nhiên đồng thời tác động lại tự nhiênnhờ những phản ứng của cơ thể Những phản ứng đáp lại đối với tự nhiêntheo cách này hay cách khác có thể coi là ứng xử.
- Dưới góc độ sinh học: Các nhà khoa học cho rằng: ứng xử là toàn thể
phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan mà một cơ chế có một hệ thống
thần kinh thực hiện để đáp trả lại những sự kích thích…Điều đáng chú
ý là những phản ứng ấy, những ứng xử, xử lý để đáp ứng cơ chế kích thích,
tác động “được diễn ra theo cách tương đối ổn định” thông qua ngôn ngữ, cử chỉ,
điệu bộ, của đối tượng bị tác động
- Dưới góc độ xã hội học: Ứng xử được hiểu là “cách hành động (và
nói) như thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác (tức mộtcặp vai trò như vợ/ chồng, cha/ con, cấp trên/ cấp dưới…) Và đó là những hành động hoặc gọi là phản ứng, theo một cách tương đối” [48, tr 24]
- Dưới góc độ tâm lý học: Ứng xử được khai thác dưới khía cạnh những
quan hệ giao tiếp Điều đó lí giải vì sao vấn đề ứng xử đã được nhiều người sửdụng khái niệm kép: giao tiếp - ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội giữa conngười với tự nhiên, con người với xã hội và con người với chính mình
Ứng xử chủ động trong giao tiếp, không chủ động tạo ra hành động (vì
nó được coi là sự phản ứng của con người) Nhưng ứng xử lại chủ động trongthái độ, phản ứng trước sự tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã
Trang 17hội trong một tình huống cụ thể nào đó Sự chủ động ứng xử càng cao thìcàng thể hiện bề dày kinh nghiệm, tri thức của chủ thể ứng xử.
Tác giả Ngô Công Hoàn đã nhận định rất hợp lý rằng: Khi sử dụng kháiniệm giao tiếp, là muốn định hướng vào mục tiêu công việc (nhằm vào đíchđặt trước), còn ứng xử muốn định hướng vào nội dung tâm lý, cái “bản chất
xã hội” của cá nhân, của hành vi giao tiếp
- Từ những nội dung trên có thể rút ra những điểm cơ bản về ứng xử ở người như sau:
Một là: Ứng xử là những phản ứng của con người đáp lại đối với tựnhiên; là điều chủ thể cảm thấy, nhận thấy, hiểu mình đang đứng trước tìnhhuống nào để tổ chức hoạt động đáp trả lại tình huống đó
Hai là: Trong ứng xử những suy nghĩ của chủ thể luôn được biểu hiện
ra bên ngoài thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, sắc thái tình cảm… màđối tác và những người xung quanh có thể quan sát và nhận biết được
Ba là: Ứng xử không diễn ra một cách tùy tiện mà thường tuân theokhuôn mẫu nhất định nào đó
Bốn là: Ứng xử thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giaotiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán Sự lựa chọn đó
có được dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân
Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là nhữngđặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ vàcách nói năng của cá nhân với những người xung quanh và yếu tố bên ngoàitác động vào con người
Như vậy ứng xử là phản ứng của con người trước sự tác động của người khác hay môi trường tự nhiên trong một tình huống cụ thể nhất định Ứng xử là biểu hiện bản chất nhân cách của mỗi cá nhân thông qua ngôn từ, cử chỉ, thái
độ, phong thái, hành vi trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
Trang 181.1.1.3 Khái niệm văn hóa ứng xử
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa mọi mặt đờisống xã hội trong đó có toàn cầu hóa văn hóa đã làm cho môi trường văn hóađược mở rộng Nhờ đó, chủ thể văn hóa có thể tiếp cận và tiếp nhận các giá trịvăn hóa phong phú, đa dạng Tuy nhiên, điều đó cũng đòi hỏi chủ thể văn hóaphải có một sự hiểu biết nhất định để nhận thức được giữa môi trường vănhóa mênh mông ấy, đâu là giá trị văn hóa cần học hỏi, trau dồi, đâu là nhữngnguồn văn hóa lai căng cần phải đấu tranh gạt bỏ Đó cũng là một trongnhững ứng xử cần thiết của mỗi người trong bối cảnh xã hội hiện nay
Văn hóa không chỉ là sự hiểu biết mà còn là sự làm đẹp cho đời bằng
sự hiểu biết Không hiểu biết hay hiểu biết không đầy đủ thì không thể tạo rasản phẩm văn hóa có giá trị hoặc không thể hưởng thụ có chất lượng thànhtựu của văn hóa; và cũng khó có thể có hành vi ứng xử đạt đến tầm văn hóa
Vậy văn hóa ứng xử là gì?
Trong công trình “cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêmkhông trình bày một cách trực tiếp khái niệm văn hóa ứng xử nhưng ông đãlàm rõ được những nội hàm của khái niệm này Theo tác giả, cộng đồng chủthể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường: Môi trường tự nhiên(thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, các quốc gia) Vớimỗi loại môi trường đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tácđộng của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực)
và ứng phó với môi trường (tác động tiêu cực) Với môi trường tự nhiên, cóthể tận dụng để ăn, uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày…; Đồng thời phảiứng phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu vàthời tiết (quần áo, nhà cửa…) Với môi trường xã hội, bằng quá trình giao lưu
và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng những thành tựu củacác dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thờilại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trân quân sự, ngoại giao…
Trang 19Như vậy, theo tác giả văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môitrường xã hội có hai hàm nghĩa: tận dụng và ứng phó Có thể coi đó là thái độứng xử Cách thể hiện thái độ này là giao lưu và tiếp biến văn hóa.
GS TS Đỗ Long trong “ Tâm lý học với văn hóa ứng xử” cho rằng:
“Văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ và hành vi được xác định để xử lý mốiquan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp lý và đạo lý nhằm thúcđẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng, của xã hội” [31, tr 73]
Lại có tác giả khái quát khái niệm văn hóa ứng xử như sau: văn hóa ứng
xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, lối suy nghĩ, lối hành động của mộtcộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa conngười với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian)
Trong công trình “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trườngthiên nhiên” do Nguyễn Viết Chức chủ biên thì cho rằng: Văn hóa ứng xử baogồm những cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đối vớimôi trường thiên nhiên, đối với xã hội và đối với người khác
Điểm qua những khái niệm văn hóa ứng xử của các nhà nghiên cứu trênđây có thể thấy rằng, ở Việt Nam khái niệm văn hóa ứng xử đã được bàn đến
khá cụ thể, chi tiết Có thể hiểu một cách khái quát văn hóa ứng xử là những
nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với các đối tượng khác nhau thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý… trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội thừa nhận và làm theo [21, tr 27] Trên cơ sở đó, dưới góc độ
nghiên cứu của luận văn, tác giả xin làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đếnnội hàm khái niệm văn hóa ứng xử như sau:
Trang 20Nếu xem văn hóa ứng xử là một hoạt động thì đó là hành vi nhằm thựchiện các khuôn mẫu mang tính lý tưởng kết tinh những giá trị và chuẩn mực
mà cá nhân và cộng đồng hướng tới Văn hóa ứng xử là một phương diện để
thể hiện nhân cách và bản lĩnh của con người trong hoạt động thực tiễn gắn
với trình độ văn hóa
Văn hóa ứng xử còn thể hiện rõ nét qua kỹ năng ứng xử Kỹ năng ứng
xử không phải trên trời rơi xuống, cũng không phải do di truyền Một ngườimuốn có được kỹ năng ứng xử đạt đến chuẩn mực văn hóa thì phải thông quaquá trình học tập, rèn luyện kỹ năng ứng xử từ hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng
tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là ngôn ngữ của cử chỉ là phương tiệnthể hiện văn hóa của con người, nó phản ánh quá trình hoạt động tạo ra lốisuy nghĩ của con người Ngôn ngữ gắn liền với học vấn và tính cách của conngười, nó cho phép chia sẻ xúc cảm, tình cảm, ý nghĩ, kinh nghiệm, khátvọng, trí nhớ, nhu cầu, tư tưởng của con người Vì vậy văn hóa ứng xử cònthể hiện qua cách nói, viết của con người
Ngoài hành vi, kỹ năng, ngôn ngữ, chữ viết thì thái độ ứng xử là mộtvấn đề có tính chất định hướng cơ bản và thường xuyên cho văn hóa ứng xử(thái độ lựa chọn các khuôn mẫu ứng xử, thái độ thể hiện kỹ năng ứng xử…)
Văn hóa ứng xử là một bộ phận cấu thành nên tổng thể văn hóa cho nênnội hàm khái niệm này cũng rất rộng lớn Vì vậy, để tìm hiểu, đánh giá đượcvăn hóa ứng xử của một cộng đồng người một cách đầy đủ, cần nhìn nhận vănhóa ứng xử theo bốn chiều kích của con người: Chiều cao: quan hệ với tựnhiên; chiều rộng – quan hệ giữa với xã hội; chiều sâu: quan hệ với chínhmình; chiều lịch sử: quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau Ngoài ra, để tìmhiểu văn hóa ứng xử của một cá nhân trong cộng đồng người cần nhìn nhận từbốn phương thức ứng xử: ứng xử giữa cá nhân đó với thiên nhiên, ứng xử
Trang 21giữa cá nhân đó với người khác, ứng xử giữa cá nhân đó với chính mình (tựứng xử) và ứng xử của cá nhân đó với công việc.
Tóm lại : Văn hóa ứng xử là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đó
chính là hệ thống giá trị, chuẩn mực quy định phương thức ứng xử của mỗi cánhân trong cộng đồng
Ở góc độ cá nhân, văn hóa ứng xử là thái độ, lời nói, hành vi của conngười trước sự tác động của con người hay các yếu tố khác thể hiện trình độ vănhóa, sự hiểu biết, bản chất nhân cách của mỗi cá nhân trong các tình huống giaotiếp nhất định
Xét trên phạm vi rộng, văn hóa ứng xử của cộng đồng là tổng hòanhững khuôn mẫu ứng xử được lặp đi lặp lại, được đa số người trong cộngđồng thừa nhận và thực hiện một cách thống nhất Nó được trao truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác Nó chịu sự chi phối của những điều kiện, môi trườngnhất định đặc biệt là điều kiện kinh tế - xã hội Và khi những điều kiện đóthay đổi thì nó cũng có sự điều chỉnh cần thiết cho phù hợp
1.1.2 Văn hóa ứng xử dân tộc và nhân loại với việc hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh
1.1.2.1 Văn hóa ứng xử dân tộc với việc hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh
Văn hóa ứng xử là một bộ phận không thể tác rời của văn hóa nóichung, do đó nó cũng mang những đặc trưng cơ bản của văn hóa nói chungnhư tính biểu tượng, tính xã hội, tính tín hiệu, tính chuẩn mực, tính đánh giá,tính sáng tạo, tính nhân văn đặc biệt là tính bản sắc và tính trường tồn Điều
đó có nguồn gốc sâu xa hay cũng có thể nói là bị quy định trước tiên bởi điềukiện của môi trường thiên nhiên Vì vậy ở những vùng địa lý khác nhau thì cóđặc điểm ứng xử tiêu biểu riêng
Trang 22Việt Nam là một dân tộc nằm trong khu vực “văn hóa phương Đông”,môi trường sống của cư dân nơi đây là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm) tạonên những con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú Do đó người dânphương Đông sinh sống chủ yếu bằng nghệ trồng trọt Từ đó hình thành nên
“loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam nằm ở tận cùng phía đông
nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình” [63, tr 22].
Đặc điểm địa lý quan trọng này có tác động không nhỏ đến việc hìnhthành những đặc điểm cơ bản trong văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam gồm:
Một là, văn hóa ứng xử của người Việt mang tính cộng đồng Xuất phát
từ nền nông nghiệp lúa nước theo thời vụ, người dân đất Việt sống hài hòa,gắn bó với nhau để nương tựa, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lao động, sản xuất
và sinh hoạt hàng ngày
Tính cộng đồng trong xã hội người Việt tạo nên tư tưởng cộng đồng,lấy tư tưởng cộng đồng là chuẩn mực cho sự ứng xử, con người không đượcphép phát triển “cái tôi” cá nhân mà chỉ có “cái ta” công xã Sống ở làng, xãngười ta biết rõ gốc tích, lai lịch của nhau Vì vậy, cá nhân muốn tồn tại phảibiết lựa ý nhau mà sống, từ cách cư xử nhỏ nhất, lời ăn tiếng nói, cho đến
cách đi đứng, làm sao cho mọi người vừa lòng người : “ Ở sao cho vừa lòng
người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê”; phải sống theo những tập tục,
quy định của cộng đồng
Với tập quán sinh sống và lao động trong phạm vi làng nên người Việt
có tính tự quản rất cao trong công việc, sinh hoạt và tổ chức xã hội Đặc điểmnày đã cố kết những người dân lại với nhau tạo thành một cộng đồng nhỏ bềnvững trong cộng đồng lớn Nhưng cũng vì thế, cuộc sống sau lũy tre làng
thường tồn tại một phương châm ứng xử: phép vua thua lệ làng, trống làng
nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ.
Trang 23Xuyên suốt dòng chảy của thời gian, tính cộng đồng trong văn hóa ứng xử của dân tộc Việt được vun đắp bởi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, đùm bọc thương yêu lẫn nhau,…
Trải qua hàng nghìn năm phong kiến Bắc thuộc, hàng trăm năm Phápthuộc và mấy thập niên chống đế quốc Mỹ xâm lược, không chỉ nhân dân ViệtNam mà cả nhân dân thế giới đều nhận thấy chính sự cố kết của cộng đồng dântộc Việt Nam biểu hiện qua lòng yêu nước của nhân dân ta, qua tinh thần đoànkết, tương thân tương ái … đã tạo thành sức mạnh vô địch đưa dân tộc ta đi đếnthắng lợi cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tổng kết đặc điểm ứng xử
cơ bản này của dân tộc Việt Nam trong bài viết về lòng yêu nước của dân tộc,
qua đó ta hiểu rằng, chính tính cộng đồng đã tạo nên “một làn sóng vô cùng to
lớn, mạnh mẽ, nhấn chìm mọi bè lũ cướp nước và bán nước”.
Bên cạnh đó, tính cộng đồng dưới hình thức công xã không chỉ giáo dục
mà còn quy định cách ứng xử cho các thành viên trong cộng đồng Nó đòi hỏimỗi người phải có trách nhiệm với các thành viên khác trong một cộng đồng cụthể và vẫn là một chỗ dựa cho các cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần
Là một người con của dân tộc Việt Nam, đặc điểm văn hóa này chi phốikhông nhỏ tới cách ứng xử của Hồ Chí Minh Chính trách nhiệm với cộngđồng dân tộc, đã thôi thúc cậu thanh niên 21 tuổi ra đi tìm đường cứu nước
Và trên những chặng đường dài trong hành trình tìm ra ánh sáng cho dân tộc,lòng yêu nước, nỗi trăn trở với nỗi đau của dân mình là động lực vô cùng tolớn giúp Hồ Chí Minh vượt qua tất cả trở ngại để đạt được mục đích củamình Sau này khi đã trở thành lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, trong quátrình giao tiếp khi làm việc hay khi đi thực tế, thăm hỏi nhân dân, Người vẫnluôn giữ thái độ tôn trọng ý kiến tập thể, tôn trọng cộng đồng, tôn trọng nhữngphong tục tập quán của từng địa phương nơi Người đến
Hai là, người Việt Nam là lối ứng xử trọng tình nghĩa, hài hòa, linh hoạt
Trang 24Người Việt Nam ưa sống theo tình cảm, cảm tính Có lẽ ở các nướcphương Tây, người ta sẽ khó có thể tìm thấy một cộng đồng người nào định
cư trên một địa bàn nhỏ mà có thể sống với nhau gần gũi, thân thiết, cởi mởnhư anh em ruột thịt Bởi ứng xử của người Việt từ xa xưa tới nay bị chi phối
bởi quan niệm: bán anh em xa mua làng giềng gần, hàng xóm tối lửa tắt đèn
có nhau, chính lối sống trọng tình làng nghĩa xóm đó giúp con người xích lại
gần nhau hơn và kết cấu cộng đồng thêm bền chặt Đồng thời nó khiến cho
người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: yêu nhau yêu cả đường đi,
ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng; yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông, …
Nếu trong nếp nghĩ người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọngnhưng vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, trong cư xử giữa người với
người, người Việt sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn: Một bồ cái
lý không bằng một tí cái tình Chính vì vậy, đối với người Việt, nếu ai giúp
mình một chút thì nhớ ơn suốt đời, nếu ai dạy mình dù ít dù nhiều cũng đều
tôn làm thầy: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Điều này giúp ta dễ dàng lí giải vì sao trong quá trình lãnh đạo cáchmạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việctăng cường mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước lánggiềng (Lào, Campuchia, Trung Quốc) Và một trong những nguyên tắc ứng
xử Bác đưa ra trong quá trình hợp tác quốc tế đó là đoàn kết trên cơ sở thốngnhất mục tiêu, lợi ích, có lý và có tình Người cũng đã từng nhắc nhở cán bộ
ta và Người cũng chính là tấm gương sáng về vấn đề này khi nói:" hiểu chủnghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc baonhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác
- Lênin được" [ 44, tr 554]
Hồ Chí Minh cũng bị chi phối bởi lối sống hài hòa, linh hoạt của con người Việt Nam Hài hòa trong bản thân mỗi người để phòng bệnh, chữa
Trang 25bệnh, sống lạc quan yêu đời Với mỗi con người để có thể sống khỏe mạnh vàhạnh phúc cần có sự hài hòa giữa thể xác và tinh thần, nói cách khác là phải
có một cơ thể khỏe mạnh, đời sống vật chất đủ đầy và đời sống tinh thầnphong phú Tuy nhiên, với lối ứng xử duy tình, người Việt ít coi trọng đờisống vật chất mà chú trọng nhiều hơn tới đời sống tinh thần Mặt khác, hàihòa trong quan hệ với môi trường tự nhiên (ăn, mặc, ở… ) Triết lý sống hàihòa với môi trường thiên nhiên còn thể hiện ở quan niệm Thiên - Địa - Nhânhay thiên - nhân hợp nhất Theo đó trời đất là thiên nhiên, là gốc của sự sốngcủa con người Con người sống dựa vào trời đất, chết lại trở về với đất Dovậy, con người và thiên nhiên là một khối liên thông bền chặt; trong đó conngười phải hòa đồng với thiên nhiên
Đặc điểm này góp phần không nhỏ làm nên lối ứng xử lạc quan, yêuđời, yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh trong suốt quãng đời hoạt động cáchmạng Đặc biệt trong thời gian bị tù đày ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác đã
từng ngân nga những câu thơ để tự an ủi mình “Vật chất tuy đau khổ, không
nao núng tinh thần” hay lạc quan với “Hết mưa là nắng hửng lên thôi, hết khổ là vui vốn lẽ đời”, và bầu bạn cùng thiên nhiên khi “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” …
Không chỉ hài hòa với thiên nhiên, trong tự bản thân mỗi người màngười Việt Nam còn sống rất hài hòa, linh hoạt trong quan hệ xã hội để sốngkhông mất lòng ai, chiến thắng nhưng không làm kẻ thù mất mặt … Điều nàyđược chứng minh rất rõ nét trong cách ứng xử của ông cha ta trong lịch sử.với tấm gương của Lý Thường Kiệt, chính sách của Lê Lợi- Nguyễn Trãi
Nối tiếp truyền thống ứng xử của các bậc anh hùng dân tộc, bằng tấmlòng nhân đạo và tình yêu thương con người, Hồ Chí Minh, đã đánh thứclương tri của 1.997 lính Pháp và lính lê dương thuộc nhiều quốc tịch khácnhau đã chạy sang hàng ngũ Việt Minh, sát cánh cùng dân ta trong suốt cuộc
Trang 26kháng chiến chống Pháp 1946- 1954 Trong kháng chiến chống Mỹ, với chínhsách khoan hồng của chính phủ Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều câu chuyện cảmđộng về tinh thần hòa hiếu, khoan dung, độ lượng của bộ đội, nhân dân ta đốivới kẻ thù Đó là câu chuyện anh lính Mỹ Ro bin sơn được một cụ già ViệtNam nhường cho chiếc phản duy nhất trong nhà để ngủ, được dân làng nhịn
ăn để nấu cháo gà cho anh ta;… Có lẽ nếu không hiểu sâu sắc về đặc trưngvăn hóa Việt Nam, không nắm bắt được truyền thống hòa hiếu, khoan dungcủa dân tộc thì sẽ khó có thể lý giải được những hành động này
Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kết hợp kỳ diệu của cái ổn định và cái linh hoạt Con người ứng xử linh hoạt với nhau trên cơ sở sự tồn tại của cộng đồng ổn định [63, tr 313] Đó là phép ứng xử văn hóa năng động trong khuôn
khổ, linh hoạt trong từng trường hợp nhưng không phá vỡ tổng thể, tôn vinh
cá thể, nhóm cộng đồng Tính linh hoạt trong ứng xử của nền văn hóa ViệtNam cũng như con người Việt Nam khi giao lưu thể hiện ở sự thâu nhận tất cảnhững gì đến với mình sau đó gạn đục khơi trong, chắt lọc lấy những gì tinhtúy nhất và chối bỏ, cự tuyệt những gì không phù hợp với sắc thái, chuẩn mựccộng đồng, dân tộc Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về sự linh hoạttrong quá trình tiếp thu văn hóa dân tộc và nhân loại
Văn hóa ứng xử của người Việt là một phần không thể tách rời đặcđiểm của văn hóa tinh thần hay văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam.Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đã khái quát giá trịlịch sử - văn hóa tinh thần của người Việt gồm những đặc điểm cơ bản sau:
- Lòng yêu nước, có ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường
- Trọng tình nghĩa và đạo lý, tinh thần cộng đồng cao, gắn kết cá nhân– gia đình – làng xã – Tổ quốc
- Lòng nhân ái, khoan dung, tinh thần yêu chuộng hòa bình
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo
Trang 27- Có đầu óc thực tiễn, lạc quan, yêu đời.
Bản sắc văn hóa và cốt cách văn hóa dân tộc đã chi phối và tạo nên vănhóa ứng xử của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Một nền văn hóa được hìnhthành và phát triển qua nhiều thế hệ vốn có tính bền vững và lâu dài Văn hóa nóichung và văn hóa ứng xử nói riêng là sự sàng lọc và tích tụ qua hàng ngàn nămlịch sử Nhờ sự thường xuyên điều chỉnh, “Gạn đục, khơi trong”, chấp nhận cácgiá trị văn hóa mới phù hợp mà các giá trị văn hóa mới thực hiện được chứcnăng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được sự ổn định và không ngừnghoàn thiện mình Sự sàng lọc, tích lũy qua thời gian làm cho các giá trị văn hóaứng xử của dân tộc thêm phong phú, đa dạng góp phần không nhỏ trong việcnâng cao văn hóa ứng xử cho mỗi người con của dân tộc Việt Nam
1.1.2.2 Văn hóa ứng xử nhân loại với việc hình thành văn hóa ứng xử
Hồ Chí Minh
Cái làm nên điều kỳ diệu trong con người Hồ Chí Minh là sự thâmnhập sâu sắc lương tri của dân tộc, đồng thời lại có sự mẫn cảm lương tri củathời đại Do đó, ngoài sự kế thừa những đặc điểm văn hóa dân tộc làm nên
“người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam”, Hồ Chí Minh cũng có
sự kế thừa biện chứng những thành tựu văn hóa của nhân loại để hình thànhvăn hóa ứng xử của mình
Có thể văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh mang cốt cách, tinh túy của sựứng xử của người phương Đông
Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, Hồ Chí Minh sớm tiếp thu nềnHán học Người rất trân trọng các giá trị tích cực của học thuyết Nho giáo.Một trong những nội dung quan trọng của Nho giáo được Hồ Chí Minh tiếpnhận trong sự ứng xử của người lãnh đạo với quần chúng nhân dân đó là tưtưởng lấy dân làm gốc Hồ Chí Minh đã từng nói: Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong; rồi những phương pháp xử lí của
Trang 28người xưa cũng được Người kế thừa và vận dụng trong ứng xử với mình vàvới người: Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân (điều mình không muốn thì đừng làmcho người khác); phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năngkhuất (giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ khôngkhuất phục); tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trướcthiên hạ, vui sau thiên hạ)….
Tinh hoa văn hóa ứng xử của phương Đông nói chung và Nho giáo nóiriêng được đúc kết trong “ngũ tri”: Tri kỉ, tri bỉ, tri thời, tri chi, tri biến HồChí Minh đã thẩm thấu, rất am tường và vận dụng nhuần nhuyễn năm cái biết
đó để đưa vào cách ứng xử của mình: Biết mình, biết người, biết thời thế, biếtdừng và biết biến hóa
Cùng với việc tiếp thu một cách có chọn lọc và cải biến Nho giáo, HồChí Minh còn chắt lọc được những tinh hoa trong văn hoá ứng xử của đạoPhật- tinh hoa của nền văn hóa Ấn Độ, mà nổi bật nhất là lòng nhân ái Chínhtinh thần từ bi, hỉ xả, yêu thương con người, yêu thương đến cả chim muôngcây cỏ… của Đức Phật đã góp phần hình thành lòng trắc ẩn sâu sắc với cuộcđời, với những thân phận nô lệ, với những kiếp người cùng khổ, với cả vạnvật xung quanh… Để rồi từ đó, Hồ Chí Minh và Đức phật đã “gặp nhau” ởmong muốn cháy bỏng là xây dựng một cuộc sống “ thẩm mĩ, chí thiện, bìnhđẳng, yên vui, no ấm cho mọi người, xây dựng một xã hội hạnh phúc và anlạc”, xóa bỏ mọi bất công, bất bình đẳng, mọi khổ đau trên trái đất này- Đâycũng là điều làm nên cách ứng xử đậm chất tình nơi con người Hồ Chí Minh
Dựa trên nền tảng văn hóa phương Đông, với vốn ngôn ngữ tiếng Phápđược đào tạo cơ bản, cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành ngày ấy đã sớm tiếpxúc với lý tưởng của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp: “Tự do, bình đẳng, bácái” Chính điều này đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành sang phương Tây tìmkiếm con đường cứu nước mới Và những năm tháng bôn ba lặn lội xứ người
Trang 29lại chính là cơ hội để người thanh niên ấy tiếp thu được vốn văn hóa khổng lồcủa phương Tây.
Trước hết, Hồ Chí Minh đã hấp thu một nền văn hóa Pháp phong phú vớichủ nghĩa nhân văn sâu sắc thoát thai từ thời kỳ Phục hưng, phát triển mạnh mẽtrong thời kỳ Khai sáng Chính điều này đã góp phần hình thành phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh gắn kết với lý luận cách mạng và tư tưởng nhân văn vì conngười của văn hóa Pháp, đồng thời những giá trị nhân văn trong ứng xử ở thế kỷÁnh sáng cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí Người
Trên hành trình tìm kiếm và thâu tóm những giá trị nhân văn của vănhóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vô cùng khâm phục sự bác ái,tính nhân từ và tấm gương hi sinh triệt để của Đức chúa Giê su vì nhữngngười bị áp bức, những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình, vì công lý… Không chỉdừng lại ở đó, Người đã tìm đến chủ nghĩa nhân văn triệt để - Chủ nghĩa nhânvăn cộng sản Cũng từ đây, tư tưởng nhân văn của Người được phát triểnhoàn chỉnh khi đạt tới sự hòa quyện chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủnghĩa Mác- lênin Bước ngoặt căn bản nhất đối với sự hình thành tư tưởng HồChí Minh nói chung và sự hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng
là khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lênin Dưới ánh sáng của chủ nghĩaMác- Lênin truyền thống nhân ái của dân tộc và nhân loại được nâng cao,giúp Hồ Chí Minh tìm ra được con đường cứu nước cứu dân là con đườngcách mạng vô sản
Sự hình thành văn hóa ứng xử vì con người ở Hồ Chí Minh không chỉbao gồm sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại mà còn là đượchình thành bởi những yếu tố chủ quan, bởi sự thông minh, tinh thần độc lập tựchủ, ý chí, nghị lực phi thường và “cái chất” của người xứ Nghệ trong conngười của Bác
Trang 30Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh có cội nguồn trong lịch sử tư tưởng và thựctiễn của dân tộc, của thời đại Không chỉ kế thừa và phát huy có chọn lọc nhữnggiá trị văn hóa dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh còn biết kết hợp chính xác, hàihòa văn hóa ứng xử phương Đông với phương Tây, cổ truyền với hiện đại làmgiàu thêm bản sắc ứng xử Việt Nam; mở ra con đường hội nhập văn hóa ứng xửPhương Đông- Phương Tây để đáp ứng những nhu cầu nguyện vọng chính đángcủa dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại Phải chăng chính điều này đã gópphần làm nên một nhà văn hóa kiệt xuất ở Hồ Chí Minh.
1.2 Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh
1.2.1 Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất
Sinh ra trong hoàn cảnh nước nhà bị thực dân đô hộ, nhân dân chịucảnh cơ cực, lầm than, Hồ Chí Minh sớm nung nấu ý chí quyết tâm ra đi tìmcon đường cứu nước giải phóng dân tộc Hành trang tư tưởng mang theo củangười thanh niên Nguyễn Tất Thành là những giá trị văn hóa truyền thống củadân tộc mà chủ yếu là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân ái Việt Nam.Qua 30 năm bôn ba, hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh đã không ngừng tìm hiểu, thâu tóm những giá trị văn hóa nhânloại làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình
Trong quá trình hoạt động cách mạng, kết tinh trong mình những tinhhoa của truyền thống dân tộc, thâu thái chắt lọc những giá trị đặc sắc của hainền văn hóa Đông – Tây qua các thời kỳ lịch sử, lại được ánh sáng của chủnghĩa Mác – Lê nin soi đường Cùng với những phẩm chất cá nhân hiếm thấy,Người đã hình thành một hệ thống văn hóa mới theo quan điểm riêng củamình, phù hợp với hoàn cảnh đất nước
Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nguyễn Ái Quốc cuối năm 1923, nhàbáo – nhà thơ Xô viết Ô xíp Manđenxtam với cái nhìn sắc sảo của mình, đãphát hiện ở Người có một nhân cách văn hóa của một nước thuộc địa đã bịxóa tên trên bản đồ thế giới, nhưng cũng là một đại diện văn hóa của một dân
Trang 31tộc rất văn hóa Hơn nữa, ông còn thấy một điều lớn hơn, xa hơn mà chưa ai
nhìn thấy: “Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái
Quốc, cũng đã tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc tỏ ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” [33, tr 478].
Và hơn 60 năm sau, thực tế diễn ra khá trùng hợp với lời tiên đoán tàitình ấy Năm 1987, khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đi xa, CNXH lâmvào khủng hoảng, phong trào cách mạng quốc tế đứng trước những thách thức
to lớn và nhiều lãnh tụ cộng sản trên thế giới bị hạ bệ, bôi nhọ trên nhiềuphương tiện thông tin đại chúng, tưởng chừng như lớp bụi thời gian đã xóanhòa đi lời tiên đoán của nhà thơ Ô xíp Manđenxtam Nhưng thật lạ, chínhtrong thời điểm ấy, chúng ta lại được chứng kiến một sự kiện quan trọng: đó
là sau phiên họp toàn thể của tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liênhợp quốc (UNESCO), Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái BìnhDương đã trịnh trọng tuyên bố, phong tặng danh hiệu anh hùng giải phóngdân tộc, nhà văn hóa lớn cho một lãnh tụ cộng sản Việt Nam Lãnh tụ cộngsản đó không ai khác mà chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh
Điều đó một lần nữa khẳng định, những giá trị đích thực mà Hồ ChíMinh mang lại cho con người, cho dân tộc và nhân loại sẽ tồn tại mãi với thờigian Và thiên tài, trí tuệ, nhân cách của Người vẫn luôn được ghi nhận dùcho thế giới có xảy ra những biến động to lớn
Không phải ai hoạt động ở lĩnh vực văn hóa, có những sáng tạo văn hóanhất định đều trở thành nhà văn hóa Người ta chỉ được công nhận là nhà vănhóa khi người đó có cống hiến lớn về văn hóa, đặc biệt những cống hiến đóphải vươn tới đỉnh cao của tri thức, khoa học,… góp phần vào sự phát triểncủa dân tộc và nhân loại Bởi, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất là tất cảnhững giá trị vì sự tiến bộ của loài người
Trang 32Hồ Chí Minh được công nhận là nhà văn hóa lớn bởi Người đã để lạidấu ấn sâu đậm và có đóng góp lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhậnloại thế kỷ XX.
Lịch sử nhân loại thế kỷ XX đã khép lại, ghi nhận chiến thắng của cácdân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, biến thế kỷ XXthành thế kỷ của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thếgiới Trong chiến công chói lọi của các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho hòabình độc lập dân tộc, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội có đóng góp to lớn củadân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếpchiến đấu và chiến thắng các thế lực đế quốc giàu mạnh nhất, đi đầu trongchiến thắng chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đánh sập một bước quan trọng chủnghĩa thực dân mới
Với “bản yêu sách tám điểm” gửi tới Hội nghị Vecxay, Nguyễn ÁiQuốc được ghi nhận là người đã rung lên hồi chuông đầu tiên trên phạm vitoàn thế giới đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân An Nam và các dân tộcthuộc địa trên thế giới; năm 1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Bản
án chế độ thực dân Pháp” tại Paris Nói là bản án chế độ thực dân Pháp nhưngtác phẩm đó không chỉ vạch trần bộ mặt thật của thực dân Pháp mà còn mô tả:Hành hình kiểu Linson ở châu Mỹ, có chính sách thuế máu ở châu Á, có chế
độ cho vay nặng lãi ở Đông Dương và hàng trăm nghìn những thủ đoạn bỉ ổi,tàn ác khác của chủ nghĩa thực dân trên các xứ sở thuộc địa… Tác phẩm kêugọi, thức tỉnh nhân loại tiến bộ hãy đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc, chủnghĩa thực dân để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng conngười Với những nội dung và giá trị đó, Bản án chế độ thực dân Pháp đượcghi nhận là tác phẩm chính luận xuất sắc nhất thế kỷ XX
Nếu như năm 1925 Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Bản án chế độ thực
dân Pháp thì năm 1945 chính Người lại thi hành bản án đó tại Việt Nam Với
thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh được ghi nhận
Trang 33không chỉ là người đã cứu nước và giải phóng cho dân tộc Việt Nam mà còn
là người mở đầu cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của các nướcthuộc địa trên thế giới Đó là ba sự kiện cơ bản đã để lại dấu ấn và sự đónggóp của Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại
Đây không chỉ là sự nghiệp chính trị phi thường mà còn là một sựnghiệp văn hóa cao cả Sự nghiệp văn hóa lớn lao nhất, quan trọng nhất trongcuộc đời Hồ Chí Minh là đã huy động sức mạnh truyền thống của dân tộc kếthợp với tinh hoa văn hóa của thời đại, lãnh đạo thành công sự nghiệp giảiphóng dân tộc, giành lại cho nhân dân ta quyền làm người, quyền được sốngmột cuộc sống xứng đáng với con người
Sau khi giành được độc lập, với cương vị chủ tịch nước Việt Nam dânchủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã đánh thức tiềm năng tinh thần truyền thốngViệt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin để định hướng cho một nền vănhóa mới, một xã hội nhân cách mới Văn hóa mới phải làm đúng vai trò của
mình đó là soi đường cho quốc dân đi Cùng với Đảng ta, từ rất sớm Hồ Chí
Minh đã dày công xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam, xây dựng hệ tưtưởng mới, nền giáo dục mới, xây dựng tác phong làm việc mới, phát độngphong trào Đời sống mới… Người sáng tác thơ văn, viết báo để tuyên truyền,vận động nhân dân ta thực hiện đời sống mới Chính Người là nhà sáng tạovăn hóa tài năng, nhà lãnh đạo và hoạt động văn hóa lớn
Sự nghiệp cách mạng của nước ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minhthắng lợi, đã trả lại địa vị xứng đáng cho nền văn hóa Việt Nam, cũng là một sựnghiệp có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hóa thế giới, góp phần vào cuộc đấutranh của nhân dân các nước thuộc địa từng bước tiến lên thanh toán chủ nghĩathực dân, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử và trong nền văn hóa của loài người
Sự nghiệp văn hóa Hồ Chí Minh vì vậy là sự nghiệp có ý nghĩa thờiđại, tiêu biểu cho “nền văn hóa tương lai” mà ánh sáng đã tỏa ra ở Hồ ChíMinh từ thời trai trẻ như dự báo của nhà thơ Ô xíp Manđenxtam
Trang 34Có lẽ vì thế mà anh hùng giải phóng dân tộc Ấn Độ đã từng nói: “xét
theo bất cứ tiêu chuẩn nào Hồ Chí Minh cũng là nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta” [47, tr 132] Ngày nay, Viện bảo tàng lịch sử sống tại
Paris đã ghi tạc dòng chữ vàng nêu bật lên rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một trong những người đã chi phối sự phát triển của thế kỷ thứ hai mươi”
Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm tới phát triển giáo dục, văn hóa,khoa học Việt Nam là nước đầu tiên trong các nước trước đây là thuộc địa đãthanh toán một bước quan trọng nạn mù chữ ngay trong những năm đầu củacuộc kháng chiến chống Pháp và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong tất cả các cấp học.Những thành quả đó tạo cơ sở thuận lợi để mở mang nền giáo dục quốc dân,
từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và trên đại học Từng bước đápứng yêu cầu học tập của nhân dân và đào tạo cán bộ cho công cuộc khángchiến kiến quốc
Tóm lại, nhãn quan văn hóa của Hồ Chí Minh thể hiện sự toàn diện vàsâu sắc Người thể hiện quan điểm của mình và đóng góp ở nhiều hoạt độngkhác nhau, lúc là nhà văn, nhà báo, nhà ngôn ngữ, nhà viết kịch, nhà thơ, khilại là nhà giáo, nhà giáo dục, nhà chiến lược quân sự, lãnh đạo kháng
Trang 35chiến Di sản Việt Nam và Châu Á kết hợp với truyền thống phương Tây ởNgười đã tạo nên tất cả những điều đó.
“Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trongcác lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống vănhóa hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người làhiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dântộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dântộc” [13, tr 42] Hồ Chí Minh được ghi nhận là nhà văn hóa kiệt xuất mộtphần cũng là vì lẽ đó
Tiếp thu văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh không đối lập văn hóaphương Đông với văn hóa phương Tây, truyền thống với hiện đại mà còn tìm
ra con đường kết hợp văn hóa Đông – Tây một cách hài hòa Nhờ sự hiểu biếtlịch sử văn hóa nước mình khá tường tận, đầy đủ có hệ thống, Hồ Chí Minh
đã tiếp nhận văn hóa thế giới thuận lợi, có kết quả Những yếu tố, những mặttích cực, tiến bộ của văn hóa nhân loại từ học thuyết Mác – Lênin, học thuyếtKhổng Tử đến học thuyết tôn giáo của Giê – su, chủ nghĩa Tam dân của TônTrung Sơn đều được Người tiếp thu có chọn lọc, bổ sung nhằm phục vụ chomục đích cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng con người và làm giàu chobản sắc văn hóa Việt Nam
Nét đặc sắc nổi bật nhất của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là sự kếthợp hài hòa dân tộc với quốc tế, giai cấp với nhân loại, truyền thống với hiệnđại trên cơ sở một chủ nghĩa nhân văn tất cả vì hạnh phúc của con người, tất
cả vì sự hoàn thiện của con người Đến với văn hóa Hồ Chí Minh, mỗi ngườiViệt Nam đều cảm thấy gần gũi nhưng lại rất mới mẻ Gần gũi vì không xarời truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, mới mẻ vì lại bắt kịp hiện đại và
đi xa về tương lai Hiện đại nhưng không tan biến vào người khác mà vẫn giữ
Trang 36được bản sắc, cốt cách con người Việt Nam Đó là điều đã làm cho Ham –bớc – xtam đi đến nhận xét: Hồ Chí Minh là một trong số các nhân vật lạ lùngnhất thời đại chúng ta Hơi giống Găng – đi, hơi giống Lênin, hoàn toàn ViệtNam Chắc chắn là hơn hẳn bất cứ một nhân vật nào của thế kỷ này, Người làhiện thân sinh động của cách mạng, của dân tộc và của toàn thế giới.
Phải chăng vì thế mà chỉ sau một buổi trò chuyện với Nguyễn Ái Quốc,nhà thơ xa lạ đã nhanh chóng nhận ra: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản
dị và thanh lịch, chuộng nếp điều độ và ghét thói thái quá Qua cử chỉ caothượng và tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai,thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao là nhưđại dương” [47, tr 146]
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng nhà văn hóa kiệt xuất HồChí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới trong lịch sửdân tộc Việt Nam, cũng là những giá trị đóng góp vào sự phát triển của vănhóa thế giới Hồ Chí Minh là biểu tượng đầy đủ nhất sự kết tinh tinh hoa vănhóa dân tộc và trí tuệ thời đại
1.2.2 Nội dung văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh.
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh được hình thành trong cuộc đời hoạtđộng cách mạng, phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người Hồ ChíMinh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tất cả những ai đã từngđược gặp Bác Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh còn truyền tinh thần lạc quan chotất cả những ai sống gần Người và tiếp xúc với Người Nhân cách lớn và cuộcđời của Người đã tạo nên được một phong cách ứng xử hết sức mẫu mực Nókhông chỉ tiêu biểu cho văn hóa ứng xử Việt Nam mà còn làm phong phúthêm giá trị văn hóa ứng xử của thời đại Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh đadạng, phong phú, hấp dẫn, chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức cao Cáinét chung tạo nên tính nhất quán trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là sự
Trang 37chân thành, bình dị, tự nhiên từ một tâm hồn đại nhân, đại trí, đại dũng Vănhóa ứng xử Hồ Chí Minh không phải là một nghệ thuật xã giao được gò éptheo những nguyên tắc định sẵn, càng không phải là những “xảo thuật xử thế”giả dối để mua chuộc lòng người, mà nó là sự phản ánh trung thực chính bảnthân con người Hồ Chí Minh – Một vĩ nhân ít ai có thể đạt tới, khó ai có thểvượt qua, nhưng ai cũng có thể học được từ tấm gương ấy để trở thành ngườihoàn thiện hơn.
Có thể điểm qua một số nội dung được thể hiện trong văn hóa ứng xử
Hồ Chí Minh như sau:
1.2.2.1 Ứng xử với mình
Điều gợi ý sâu sắc từ tư tưởng và thực tiễn sống động Hồ Chí Minh là
ở chỗ văn hóa ứng xử trước hết là văn hóa tự ứng xử
Trong ứng xử với bản thân mình, Hồ Chí Minh luôn đặt mình trongnguyên tắc ứng xử có tính bắt buộc cao, có sự thống nhất giữa lời nói với việclàm , giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm và hành động nhằm mục đíchcuối cùng là phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân
Khái quát quãng đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, người tachỉ có thể khái quát trong chính lời phát biểu của Bác về mục đích nhất quáncủa mình: “Cả cuộc đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của
Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân Những lúc tôi ẩn nấp nơi núi non hoặc ravào chốn tù tội, xông pha lúc hiểm nghèo - là vì mục đích đó” [36, tr 240]
Với mình, Người luôn nhất quán quan điểm: Trung với nước, hiếu vớidân- phẩm chất quan trọng nhất trong hệ chuẩn mực đạo đức cách mạng mà
Hồ Chí Minh đã suốt đời phấn đấu cho nó Đồng thời Người cũng đã nêu ranhằm giáo dục cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân
Một điều đặc biệt làm nên sự khác biệt trong nhân cách cũng như vănhóa ứng xử với tự mình của Hồ Chí Minh đó là: Ở Hồ Chí Minh hoàn toàn
Trang 38không có sự khác biệt giữa văn hóa ứng xử cách mạng với văn hóa ứng xửđời thường Ở Hồ Chí Minh, điều làm nên vĩ nhân trong con người của Bácchính lại ở chỗ Người luôn tạo cho người đối diện cảm giác Bác là một ngườihết sức bình thường và gần gũi Bởi vậy, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đãtổng kết một cách sâu sắc, cảm động và khái quát về nhân cách, văn hóa ứng
xử của Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, tolớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặplần đầu mà dường như thân thiết từ lâu” [47, tr 17]
Trong Bác không có sự khác biệt giữa con người vĩ nhân với con ngườitrần thế Có khác chăng chỉ là Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu để tự hoànthiện bản thân mình, vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ; trau dồi học vấn đểtừng bước đạt tới sự trưởng thành về văn hóa Rèn luyện các chuẩn mực văn hóa,đạo đức để rèn luyện nhân cách bản thân mình Ở Hồ Chí Minh, giáo dục đã trởthành tự giáo dục, tự giác đã trở thành nhu cầu và lối sống, phải tự mình trở nêntốt đẹp, phải gương mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, từ đời công đến đời tư, từ vănhóa ứng xử cách mạng đến văn hóa ứng xử đời thường
Vào thăm gian phòng nơi Bác ở và làm việc, nhiều chính khách nướcngoài đã không khỏi ngạc nhiên và xúc động Hầu hết họ đều thống nhất vớinhận xét sâu sắc: Bài học mà chúng ta có thể rút ra từ cuộc đời Hồ Chủ tịch,
đó là người ta không thể là nhà cách mạng trong những việc lớn mà lại thiếuxót trong những việc nhỏ Người ta cũng không thể là một vĩ nhân đích thựcnếu như không trở thành một người bình thường với những đức tính tốt đẹp
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu lên những đức tính cơ bản mà mỗingười cần phải, rèn luyện, trau dồi
Đối với tự mình, phải:
Cần kiệm
Hòa mà không tư
Trang 39Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)Hay nghiên cứu, xem xét
Vị công vong tư
Không hiếu danh, không kiêu ngạo
để sau này Người đề ra những nguyên tắc về hành vi ứng xử của người có chức
có quyền trong Chính phủ từ toàn quốc đến các làng:
“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan chính phủ từ toàn quốc đến cáclàng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứkhông phải đề đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Nhật, Pháp
Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm
Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh
Trang 40Chúng ta phải yêu dân kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” [36, tr 56- 57] Như vậy, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề văn hóa ứng xử từ lĩnh vực lýluận sang lĩnh vực thực tiễn, đưa văn hóa mới vào trong sự nghiệp cách mạng,coi đó là những nguyên tắc hoạt động cách mạng tạo ra nền tảng vững chắccho chính quyền cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng.
Cũng trên cơ sở những quan điểm đó, năm 1947, nói chuyện với cán bộtỉnh Thanh Hóa, Hồ Chí Minh nhắc lại một nội dung tương tự nhưng cụ thểhơn như sau:
“Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc, nếu tự mãn, tự túc thì khôngtiến bộ Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay củangười ta Phải siêng năng, tiết kiệm” [37, tr 54]
Người ta không chỉ thấy ở Hồ Chí Minh những lời căn dặn tỉ mỉ mà cònthấy ở Bác một tấm gương mẫu mực trong ứng xử với bản thân mình
Trong con mắt mọi người, Hồ Chí Minh thực sự là một vĩ nhân nhưngbao giờ Người cũng rất mực giản dị và khiêm tốn Cuộc đời cách mạng phithường, tấm gương đạo đức vô song đã đưa Hồ Chí Minh lên hàng nhữngnguyên thủ quốc gia có uy tín và danh vọng lớn nhất thế giới Nhưng trongcác cuộc tiếp xúc, người ta lại thấy Hồ Chí Minh luôn ẩn mình đi, không baogiờ đặt mình cao hơn người khác, trái lại luôn quan tâm chu đáo đến mọingười chung quanh
Trong cuộc mít tinh của nhân dân Ấn Độ chào mừng Người được tổchức ở Cung Đivanhao, Hồ Chí Minh đã khéo léo từ chối ngồi vào chiếc ghếdanh dự dành cho khách quý và nói: “Tôi không muốn khác biệt với mọingười trong cuộc gặp mặt vui vẻ và thân tình này” Cử chỉ khiêm nhường củaNgười đã khiến cho nhân dân thủ đô New Delhy xúc động và hoan hô nhiệtliệt Thủ tướng Nê ru đã phát biểu với các vị quan khách trong bữa tiệc chiêu