HINH HOC 8 Tiết 24 ÔN TẬP CHƯƠNG I Ngày soạn: 07 - 11 - 2010 A- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết) 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. 3. Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh. B- Phương pháp: - Vấn đáp – Giải quyết vấn đề - Luyện tập C- Chuẩn bị của GV – HS: 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu, thước, bảng tóm tắt dấu hiệu nhận biết các tứ giác. 2. Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương (kẻ bảng như GV hướng dẫn), trả lời 9 câu hỏi trong SGK trang 110, thước thẳng. D- Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp:(1 ph) II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới III. Nội dung bài mới: a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã kết thúc chương 1 về tứ giác. Tiết hôm nay chúng ta cùng ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đó. b) Triển khai bài dạy: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (13') GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh(Bảng hệ thống kiến thức các tứ giác) HS: Mở bảng hệ thống kiến thức GV: Treo bảng phụ có sơ đồ câm biểu diễn các tứ giác. Yêu cầu hs nêu đinh nghĩa tính chất, dấu hiệu nhận biết. HS: Lần lượt trả lời theo yêu cầu của gv. GV: Cho hs làm bài tập 87 I. LÍ THUYẾT Bảng hệ thống kiến thức: H×nh §N T/c gãc T/c ®- êng chÐo T©m ®èi xøng Trôc ®èi xøng Tø gi¸c H×nh thang H×nh thoi H×nh vu«ng H×nh thang c©n Hoạt động 2: Luyện tập (25') HINH HOC 8 GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 88 HS: Cả lớp suy nghĩ làm bài - 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL ? Em có nhận xét gì về tứ giác EFGH? Thuộc loại tứ giác nào? ? Hãy chứng minh EFGH là hbh ⇑ EF // GH // AC và EF = GH = AC 2 1 ⇑ ? Chứng minh EF, GH là đường trung bình trong ∆BAC và DAC ⇑ E, F, G, H là trung điểm của … GV: Để EFGH là hcn ta cần đk gì? HS: EH ⊥ EF ⇔ AC ⊥ BD ⇑ EH // BD, EF // AC GV: Để EFGH là hình thoi ta cần đk gì? HS: EH = EF ⇔ AC = BD ⇑ EF = AC 2 1 , EH = BD 2 1 GV: Để EFGH là hình vuông ta cần đk gì? ⇑ EFGH là hình cn và là hình thoi ⇑ AC ⊥ BD, AC = BD II. Luyện tập: BT 88: GT tứ giác ABCD: AE = EB, BF = FC CG = GD, AH = HD KL tứ giác ABCD cần có điều kiện gì thì: a) EFGH là hình chữ nhật b) EFGH là hình thoi. c) EFGH là hình vuông Chứng minh Ta có: EF // GH // AC và EF = GH = AC 2 1 (Vì là Đg trung bình trong ∆ BAC và ∆ DAC) ⇒ EFGH là hình bình hành a/ Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật ⇔ EH ⊥ EF ⇔ AC ⊥ BD (vì EH // BD, EF // AC) Nên điều kiện phải tìm: Các đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. b/ Hình bình hành EFGH là hình thoi ⇔ EH = EF ⇔ AC = BD (vì EF = AC 2 1 , EH = BD 2 1 ) Nên điều kiện phải tìm : Các đường chéo AC và BD bằng nhau. c/ Hình bình hành EFGH là hình vuông ⇔ EFGH là hình chữ nhật ⇔ AC ⊥ BD EFGH là hình thoi AC = BD - Nên điều kiện phải tìm : Các đường chéo AC và BD bằng nhau và vuông góc với nhau. IV- Củng cố:(4ph) - Cho học sinh nhắc lại dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt. V- Hướng dẫn học tập ở nhà:(2ph) a) Bài vừa học: - Ôn tập lại các kiến thức trong chương - Làm lại các bài tập trên, bài 89 (tr111-SGK) - Làm các bài tập 161, 162, 163, 164 (tr77-SBT) Hướng dẫn: bài tập 89 a) Ta chứng minh ME ⊥ AD (do V MAB cân tại M → MD ⊥ AB) b) AEMC là hình bình hành do ME // AC (cùng ⊥ AB); AE // CM (do V DAE = V DBM) c) Chu vi của AEBM khi BC = 4cm Chu vi AEBM=4.BC = 16 cm C B A D E F b) Bài sắp học: Tiết sau: Kiểm tra chương 1 G F E H A D C B