3 phương pháp hiệu quả để giảm thiểu xung đột trong công việc Xung đột là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc chung. Tuy nhiên, nếu các nhà quản lý tìm ra được các phương pháp đúng,
3 phương pháp hiệu quả để giảm thiểu xung đột trong công việc Xung đột là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc chung. Tuy nhiên, nếu các nhà quản lý tìm ra được các phương pháp đúng, họ có thể giảm thiểu được những xung đột không cần thiết đó ngay từ khi mới manh nha. Dưới đây là một số phương pháp, mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu đáng kể những xung đột trong công việc. 1. Chủ động hơn Hàng ngày, chúng ta phải đưa ra rất nhiều quyết định khác nhau. Từ những quyết định rất nhỏ như hôm nay sẽ ăn món gì, ăn ở đâu cho đến những quyết định quan trọng, mang tính chiến lược trong công việc. Chính những quyết định đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của bạn. Nhìn chung, chúng ta thường đưa ra hai loại quyết định: Một là những quyết định phản ứng lại những gì đã xảy ra, và hai là những quyết định chủ động, kiểm soát được những điều sẽ xảy ra. Dưới đây là hai ví dụ minh họa cho hai quyết đinh đó. Ví dụ 1: Khi đang đi trên đường, bỗng dưng, có một chiếc ô tô đỗ chắn ngang đường bạn đang đi. Mặc cho bạn bấm còi, la hét nhưng chiếc xe vẫn không dịch chuyển. Bạn bắt đầu cảm thấy vô cùng tức giận, người nóng ran lên, các cơ bắp căng ra và bụng thì như có ai đang đấm vào . Phản ứng tức giận của bạn trước tình huống này thể hiện một điều đó là bạn đã hoàn toàn bị động, bị tình huống này chi phối và kiểm soát. Ví dụ 2: Công việc của các nhà quản lý thường rất bận rộn. Tuy nhiên, đôi khi, ta vẫn bắt gặp một số người làm công việc quản lý rất “thảnh thơi”, “nhàn nhã” . Sau khi hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả, họ còn có thời gian để lập những kế hoạch mới hay giúp đỡ công việc của những nhân viên cấp dưới. Đây chính là những người có thể điều khiển cuộc sống, công việc của bản thân mình. Qua hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng, nếu có một kế hoạch thật rõ ràng, chi tiết và dự tính những tình huống có thể xảy ra thì cuộc sống và công việc của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ là người chủ động quyết định mọi việc chứ không phải chịu sự chi phối từ những điều kiện khách quan bên ngoài. 2. Hãy cố gắng kiềm chế cơn tức giận của mình Tức giận là cảm xúc chúng ta rất hay gặp phải trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà khối lượng công việc cũng như những rắc rối xung quanh cuộc sống ngày càng nhiều. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một bí quyết giúp bạn có thể kiềm chế được cơn tức giận của mình, đó là hãy suy nghĩ theo hướng “Đã là con người thì ai cũng sẽ mắc sai lầm”. Nếu nhân viên của bạn mắc một lỗi nào đấy làm ảnh hưởng tới công việc, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi bằng cách hỏi thăm nhân viên đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm rồi từ đó tìm hướng giải quyết cho vấn đề. Cách làm này vừa giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt với nhân viên cấp dưới vừa hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn trút sự tức giận của mình lên người nhân viên mắc lỗi. 3. Hãy chỉ ra sai sót thay cho việc chỉ trích những người mắc lỗi Ben Franklin, một trong những người sáng lập ra nước Mỹ đã viết trong hồi kí của mình rằng, khi còn trẻ, ông thường chỉ trích những người mắc lỗi ngay trước đám đông. Ông đưa ra các luận điểm một cách rất logic để chứng minh quan điểm của một người nào đó là sai lầm. Ông làm điều này chỉ với một mục đích tốt đó là giúp họ nhận ra lỗi của mình và sửa sai, nhưng cách làm của ông lại khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, nhiệm vụ của người quản lý là giúp nhân viên của mình nhận ra lỗi sai của mình chứ không phải là chỉ trích người nhân viên mắc sai lầm. Mục tiêu của bạn là để người nhân viên đó sẽ không mắc phải những lỗi tương tự như vậy nữa. Hướng giải quyết tốt nhất ở đây chính là hãy hỏi người nhân viên đó một câu hỏi không mang tính phán xét như “Chuyện gì đã xảy ra vậy?” để họ có thể tự tìm ra những lỗi mình mắc phải. Ben Franklin đã nhận ra sai lầm của mình và từ đó ông đã rút ra rất nhiều kỹ năng mà chúng ta có thể học tập. Khi người khác đưa ra một quan điểm không chính xác, ông đã bắt đầu bằng những cụm từ như “Trong rất nhiều trường hợp, tôi cũng có cùng suy nghĩ giống bạn. Tuy nhiên, ” Với cách làm này, ông đã tạo ra được một cuộc thảo luận mang tính tích cực mà vẫn giữ được thiện cảm với mọi người. Học và làm theo ba phương pháp trên không phải là điều đơn giản. Hãy dần áp dụng và thay đổi theo những bí quyết đó và bạn sẽ trở thành một nhà quản lý tài ba. . 3 phương pháp hiệu quả để giảm thiểu xung đột trong công việc Xung đột là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc chung.. Dưới đây là một số phương pháp, mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu đáng kể những xung đột trong công việc. 1. Chủ động hơn