Ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ khá thông dụng ở Việt Nam. Trong quá trình hội nhập với thế giới, số lượng người học, sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam không ngừng tăng. Có thể nói, việc học tiếng An
Học nhóm - Một phương pháp nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ Ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ khá thông dụng ở Việt Nam. Trong quá trình hội nhập với thế giới, số lượng người học, sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam không ngừng tăng. Có thể nói, việc học tiếng Anh là một nhu cầu thiết yếu đối với thế hệ trẻ trong thời đại mới. Tuy nhiên, học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả vẫn còn là một thách thức đối với toàn ngành giáo dục nói chung và với Trường Cao đẳng VHNT & DL Hạ Long nói riêng. Trong các phương pháp học ngoại ngữ, học nhóm là một trong những cách học hữu hiệu nhằm tăng cường, khuyến khích sinh viên phát huy tối đa khả năng nói. Từ lâu, xu hướng sợ sai đã là một cản trở lớn trong quá trình giao tiếp của sinh viên. Với cách học này, sinh viên có điều kiện giúp đỡ nhau trong quá trình học tập, sinh viên yếu không bị áp lực khi tham gia các buổi thảo luận nhóm. Còn giảng viên có thể bao quát khả năng học tập của từng sinh viên, hiểu các trở ngại của sinh viên từ đó giúp sinh viên tháo gỡ khó khăn trong quá trình giao tiếp. Mặc dù tính chính xác về ngôn ngữ trong quá trình thảo luận nhóm không cao, bù lại sinh viên có đủ tự tin để diễn đạt những ý kiến của mình hơn, tạo cơ hội cho sinh viên sử dụng ngoại ngữ để nói chuyện, giao tiếp . Thông thường, qúa trình thảo luận nhóm trên lớp được chia thành 3 giai đoạn: - Khởi động: Giảng viên hướng dẫn, cung cấp cho sinh viên những tài liệu có liên quan đến kiến thức bài học. Tài liệu đó có thể là những đoạn văn ngắn, những mẫu câu, tranh . được chọn ra từ truyện, sách giáo khoa hay sách tham khảo. Ở giai đoạn này, sinh viên tự thảo luận, diễn đạt ý kiến đồng ý, không đồng ý, tranh luận, so sánh hoặc hỏi ý kiến các sinh viên khác trong nhóm. - Tìm hiểu: Mục tiêu của giai đoạn này là giúp sinh viên hiểu rõ về chủ đề đã lựa chọn. Giảng viên yêu cầu sinh viên trong nhóm thảo luận và tìm hiểu. Nhóm trưởng hướng dẫn sinh viên nhóm thảo luận và ghi lại các ý kiến của thành viên trong nhóm. - So sánh và tổng hợp: Đây là một bước quan trọng đánh giá kết quả thảo luận của sinh viên trong quá trình làm việc theo nhóm. Giảng viên đặt ra các câu hỏi yêu cầu các nhóm trả lời. Sinh viên các nhóm khác lắng nghe và đưa ra những nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giảng viên nhận xét và kết luận. Để nâng cao hiệu quả học nhóm, vấn đề đầu tiên cần quan tâm đó là phương pháp thiết kế nhóm. Giảng viên có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau: - Tình cờ: Là cách tạo nhóm bằng sự chỉ định ngẫu nhiên. Đó là nhóm tổng hợp gồm cả sinh viên nam, nữ ở nhiều lứa tuổi, trình độ, tính cách khác nhau, có sinh viên hay nói và có sinh viên ít nói, có sinh viên tự ti và có sinh viên tự tin… Ưu điểm: Giảng viên có thể sử dụng những sinh viên giỏi trợ giúp sinh viên yếu vì vậy sinh viên yếu có được sự trợ giúp cả từ phía giảng viên và sinh viên giỏi trong nhóm. Hạn chế: Làm hạn chế khả năng giao tiếp của những sinh viên giỏi, khó có cơ hội đào tạo sinh viên mũi nhọn. - Tự chọn: Là cách tạo nhóm bằng cách để cho sinh viên tự lựa chọn xem họ thích học với ai. Hình thức tạo nhóm này có thể giúp sinh viên làm việc tốt hơn ở một số nhóm nhưng cũng có thể làm giảm hiệu quả làm việc nhóm trong toàn lớp học. Thường thì các sinh viên có khả năng ngoại ngữ tốt hơn thích kết hợp với nhau nhiều hơn, kết quả là những sinh viên yếu, dè dặt, thiếu tự tin phải cùng làm việc với nhau và các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học nhóm. - Chỉ định: Là cách tạo nhóm bằng việc chỉ định. Căn cứ vào khả năng ngoại ngữ, sở thích, năng lực học tập nhóm, tính cách, giới tính của sinh viên, giảng viên có thể phân loại và chỉ định nhóm. Dạng nhóm này sẽ có tỉ lệ cân băng về trình độ, giới tính và năng lực. Sự lựa chọn tùy thuộc vào sự đánh giá của giảng viên qua quá trình giảng dạy hoặc phỏng vấn trước khóa học. Ưu điểm: Với phương pháp này, giảng viên có thể tập trung đào tạo mũi nhọn cho những sinh viên giỏi, khá và bồi dưỡng cho những sinh viên yếu. Hạn chế: Với mỗi đối tượng sinh viên, giảng viên cần đưa ra mục tiêu và yêu cầu khác nhau, đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị kĩ hơn, đầu tư cho bài giảng nhiều hơn. Căn cứ vào số lượng sinh viên của lớp học, giảng viên có thể quy định số lượng nhóm và số lượng thành viên trong nhóm cho phù hợp để sinh viên làm việc có hiệu quả. Số lượng sinh viên trong một nhóm phụ thuộc vào khả năng của sinh viên và thời gian hoạt động nhóm. Sinh viên có khả năng ngoại ngữ thấp cần ít số lượng thành viên trong nhóm hơn. Thời gian hoạt động nhóm ngắn hơn thì tổ chức những nhóm ít sinh viên hơn. Thông thường, một nhóm gồm 4 đến 6 thành viên hoạt động có hiệu quả nhất. Những nhóm có số lượng sinh viên lớn hơn 6 sẽ làm giảm trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, nhiều sinh viên sẽ mất tính chủ động chỉ ngồi "xem" các bạn khác làm việc, khó có cơ hội cho sinh viên tham gia đóng góp ý kiến, giao tiếp. Phương pháp học nhóm cũng cần được giảng viên quan tâm và lựa chọn cho phù hợp với đối tượng sinh viên của từng lớp. Học nhóm có thể theo từng bài, từng giai đoạn hoặc trong cả quá trình học. - Học nhóm theo từng bài, từng giai đoạn: Cách học này chỉ áp dụng với một số bài hoặc từng phần trong khóa học. Sinh viên được chia về những nhóm khác nhau theo nội dung bài học khác nhau. Ưu điểm: Tạo không khí mới mẻ, tránh sự nhàm chán trong quá trình học nhóm. Sinh viên có cơ hội học tập và giao tiếp với nhiều đối tượng. Hạn chế: Tốn nhiều thời gian của giảng viên và sinh viên. Giảng viên khó nắm bắt những hạn chế của sinh viên ở từng nhóm để tìm ra biện pháp khắc phục. - Học nhóm trong cả quá trình học: Các nhóm được phân chia ngay từ đầu khóa học và duy trì đến hết khóa học. Sinh viên làm việc cùng nhau trong cả quá trình học tập, không có sự thay đổi. Ưu điểm: Dễ phân loại và tháo gỡ khó khăn cho những sinh viên yếu. Sinh viên yếu nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ thường xuyên từ phía giảng viên và những sinh viên khác trong nhóm. Hạn chế: Sinh viên thường có cảm giác nhàm chán khi làm việc cùng nhau trong cả quá trình học. Để phương pháp học nhóm đạt hiệu quả cần tiến hành các bước sau: 1. Cần có kế hoạch cụ thể cho mỗi giai đoạn của học nhóm Căn cứ vào nội dung của giáo trình, chủ đề cần thảo luận và đối tượng sinh viên, giảng viên quyết định lựa chọn phương pháp học nhóm phù hợp nhất. 2. Giải thích cặn kẽ cho cả lớp biết học nhóm được thực hiện như thế nào và sinh viên được đánh giá cho điểm như thế nào 3. Cho sinh viên những kĩ năng cần thiết để học nhóm thành công Rất nhiều sinh viên chưa từng học nhóm bao giờ, các em cần được thực hành và cần được hướng dẫn những kĩ năng học nhóm cụ thể như chủ động, lắng nghe, giúp đỡ người khác, đưa ra và nhận các lời bình phẩm, tranh luận, điều khiển các bất đồng… Thảo luận những kĩ năng này cùng với sinh viên trước khi học nhóm giúp sinh viên tránh được những bỡ ngỡ, hạn chế nhược điểm và nâng cao hiệu quả của học nhóm. 4. Quy định thời gian Đưa ra thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động nhóm giúp sinh viên chủ động và làm việc tích cực 5. Duy trì hoạt động nhóm thường xuyên Khi một nhóm hoạt động không tốt, tránh chuyển đổi hoặc phá vỡ nhóm ngay cả khi nhóm đó yêu cầu. Điều đó gây xáo trộn về tâm lí, lúng túng trong cả quá trình hoạt động nhóm. Tìm các biện pháp giúp đỡ sinh viên tháo gỡ khó khăn, khuyến khích động viên những sinh viên thiếu hợp tác. Chuyển đổi nhóm là phương sách cuối cùng. Sau mỗi bài học hoặc giữa khóa học, sinh viên cần được thảo luận tự đánh giá xem có sinh viên nào trong nhóm chưa hợp tác hoặc né tránh công việc của nhóm. Kiểm điểm những sinh viên né tránh tuy nhiên cũng nên tạo điều kiện cho các em có cơ hội cải biến trong những giai đoạn tiếp theo. 6. Hỗ trợ lẫn nhau trong học tập Học nhóm rất cần có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Sinh viên trong nhóm phải nhận thức rõ rằng mỗi thành viên đều có trách nhiệm và phụ thuộc vào các thành viên khác trong nhóm và một cá nhân không thể thành công được trừ khi cả nhóm cùng thành công. Đảm bảo rằng tất cả thành viên trong nhóm đều làm việc trong quá trình thảo luận hoặc làm việc theo nhóm. Giảng viên và các nhóm biết những sinh viên nào cần sự trợ giúp thêm để có thể nâng cao khả năng giao tiêp tiếng Anh. 7. Giao bài tập phù hợp với khả năng của sinh viên Đầu khóa học, giảng viên giao cho sinh viên những bài tập dễ. Khi sinh viên có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng học nhóm, giảng viên có thể tăng dần mức độ khó. Học nhóm có thể bắt đầu với những dạng bài tập dễ như dựa vào bài đọc để phát hiện một hiện tượng ngữ pháp, hay cùng học từ vựng… đến các dạng bài khó hơn cần sự suy luận như so sánh, chứng minh hoặc báo cáo…. Cố gắng xây dựng những dạng bài tập mà mỗi sinh viên trong nhóm đều có thể đóng góp xây dựng bài. 8. Tạo tính cạnh tranh trong học nhóm Việc tạo tính cạnh tranh trong học nhóm là rất cần thiết. Sự cạnh tranh có thể giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa các nhóm. Phần thưởng có thể là đội có tính sáng tạo nhất, đội hoàn thành nghiên cứu sớm nhất… 9. Đánh giá cho điểm Việc đánh giá kết quả hoạt động nhóm giúp sinh viên hiểu được mình đã thu được kết quả của hoạt động như thế nào, ở mức độ nào để cố gắng trong các hoạt động khác. Sự đánh giá cho điểm dựa vào kết quả sinh viên đóng góp cho nhóm (đánh giá cá nhân) và kết quả cả nhóm đạt được sau quá trình hoạt động nhóm (tập thể). Cần khuyến khích cho điểm cao những sinh viên có nhiều đóng góp hoặc làm việc tập thể nhiều hơn những sinh viên làm việc độc lập điều đó giúp sinh viên thích hoạt động nhóm nhiều hơn và tích cực hơn. Một vài giảng viên cho điểm của tất cả các thành viên trong nhóm như nhau. Tuy nhiên, cách này làm cho sinh viên thiếu tính cạnh tranh và thiếu sự công bằng với những sinh viên tích cực hơn. Cho điểm từng sinh viên chắc chắn sẽ tạo nên sự đua tranh trong học tập giữa các sinh viên và khuyến khích sinh viên tích cực hơn. Từ đó áp dụng phương pháp học nhóm trong các giờ dạy tiếng Anh khối du lịch và nhận thấy sinh viên thực sự hứng thú vì được diễn đạt các ý kiến cá nhân của mình, được trao đổi trò chuyện với bạn bè tạo một không khí học tập sôi nổi, tránh xa những giờ học ngữ pháp nặng nề mang tính chất "truyền thụ một chiều" như trước đây. Từ đó giúp sinh viên nắm bài chắc hơn, tự tin hơn khi giao tiếp và quan trọng là thấy yêu môn học hơn. Chúc các bạn thành công [...].. .Học nhóm - Một phương pháp nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ Ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ khá thơng dụng ở Việt Nam. Trong q trình hội nhập với thế giới, số lượng người học, sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam khơng ngừng tăng. Có thể nói, việc học tiếng Anh là một nhu cầu thiết yếu đối với thế hệ trẻ trong thời đại mới. Tuy nhiên, học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả vẫn cịn là một thách... nói chung và với Trường Cao đẳng VHNT & DL Hạ Long nói riêng. Trong các phương pháp học ngoại ngữ, học nhóm là một trong những cách học hữu hiệu nhằm tăng cường, khuyến khích sinh viên phát huy tối đa khả năng nói. Từ lâu, xu hướng sợ sai đã là một cản trở lớn trong quá trình giao tiếp của sinh viên. Với cách học này, sinh viên có điều kiện giúp đỡ nhau trong q trình học tập, sinh viên yếu... trong quá trình giao tiếp của sinh viên. Với cách học này, sinh viên có điều kiện giúp đỡ nhau trong q trình học tập, sinh viên yếu khơng bị áp lực khi tham gia các buổi thảo luận nhóm. Cịn giảng viên có thể bao qt khả năng học tập của từng sinh viên, hiểu các trở ngại của sinh viên . Học nhóm - Một phương pháp nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ Ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ khá thông dụng ở Việt Nam. Trong. Để nâng cao hiệu quả học nhóm, vấn đề đầu tiên cần quan tâm đó là phương pháp thiết kế nhóm. Giảng viên có thể lựa chọn một trong những phương