Hoạch định cơ cấu vốn (CCV) là một trong các nhiệm vụ tài chính quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp quyết định nên huy động vốn từ đâu, mà còn xác định cách thức phân bổ nguồn vốn đó như thế nào để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động hoạch định CCV của các DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM TĨM TẮT: Hoạch định cơ cấu vốn (CCV) là một trong các nhiệm vụ tài chính quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam. Hoạt động này khơng chỉ giúp doanh nghiệp quyết định nên huy động vốn từ đâu, mà cịn xác định cách thức phân bổ nguồn vốn đó như thế nào để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động hoạch định CCV của các DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay Từ khóa: Cơ cấu vốn, doanh nghiệp niêm yết, thị trường chứng khốn 1. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết CCV của DNNY, hay cịn gọi là địn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỉ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số địn bẩy tài chính ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay và ngược lại Một CCV hợp lí phải đảm bảo sự hài hịa giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, sao cho chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro có thể chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Các DNNY có thể thay đổi CCV hoặc tái cấu trúc lại nguồn vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, như: phát hành thêm các chứng khốn hoặc vay thêm từ bên ngồi, bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận thu được để tăng vốn. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng có thể tái cấu trúc lại nguồn vốn mà khơng làm thay đổi qui mơ vốn của doanh nghiệp như vay thêm nợ để mua lại cổ phiếu, hoặc phát hành thêm cổ phiếu để hồn trả bớt nợ vay. CCV của DNNY phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đơng và cũng đồng thời là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tối ưu khi chi phí vốn bình qn thấp nhất. Do vậy, mục tiêu cơ bản của quyết định CCV là xác định được cách thức tài trợ có chi phí vốn thấp nhất, CCV tối ưu là điểm mà tại đó chi phí vốn bình qn thấp nhất và giá trị doanh nghiệp cao nhất Khi điều chỉnh CCV các DNNY cần lưu ý các vấn đề sau: Thứ nhất, sự điều chỉnh CCV của doanh nghiệp làm thay đổi chi phí vốn như thế nào? Thứ hai, tại điểm CCV nào chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tối thiểu và giá trị doanh nghiệp tối đa? Thứ ba, giá trị của doanh nghiệp và giá cổ phiếu sẽ biến động như thế nào khi doanh nghiệp điều chỉnh CCV về mức tối ưu? CCV của DNNY phần lớn phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về doanh nghiệp, như: nguy cơ phá sản, khả năng sinh lời, chất lượng và cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng Ngồi các yếu tố này, đặc trưng về ngành và đặc điểm mơi trường kinh doanh cịn là những yếu tố dẫn đến sự khác biệt về CCV của các DNNY thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, hoạt động ở các mơi trường kinh doanh khác nhau 2. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam trong hoạch định cơ cấu vốn Hiện nay, bối cảnh kinh tế đất nước và xu hướng hội nhập đã và đang tạo nên những điều kiện thuận lợi cho các DNNY trong việc hoạch định CCV. Cụ thể là: Thứ nhất, hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, bình qn khoảng 6%/năm trong 30 năm qua và được dự báo tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao đến hết năm 2020; các chỉ tiêu về lạm phát, tỷ giá cũng sẽ theo chiều hướng ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để các DNNY mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt bằng giá cổ phiếu kéo theo mức tăng về vốn hóa thị trường Thứ hai, tiến trình cổ phần hóa, thối vốn tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với niêm yết trên TTCK tiếp tục được Chính phủ chú trọng đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong giai đoạn 2017 2020, sẽ có hơn 400 DNNN thực hiện thối vốn trong giai đoạn này, qua đó tạo tiền đề cho nguồn cung hàng hóa trên TTCK Thứ ba, việc tham gia và thực thi các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất xuất khẩu của các DNNY; khi các cam kết này giúp gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa, làm tăng cơ hội giúp hàng hóa trong nước tiếp cận nhiều thị trường quốc tế với các điều kiện ưu đãi hơn, giúp các doanh nghiệp kinh doanh mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó, cổ phiếu của những ngành này sẽ hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và đi lên tích cực của TTCK Thứ tư, cam kết trong FTA thế hệ mới buộc các DNNY phải đổi mới, tái cấu trúc, áp dụng các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế về quản trị cơng ty, quản trị rủi ro, cơng bố thơng tin… để hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, q trình cổ phần hóa DNNN, nhu cầu định giá doanh nghiệp, nhu cầu phát hành, tìm đối tác chiến lược, tìm thị trường niêm yết (trong nước, nước ngồi) sẽ là những yếu tố tăng cầu đối với dịch vụ của các cơng ty chứng khốn Thứ năm, các hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngồi, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng qua TTCK. Với các u cầu cam kết có độ mở sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP hay các nước thành viên EU sẽ phát triển mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy dịng vốn đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách mới như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản… và sắp tới là Luật Chứng khốn (sửa đổi), tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi trên TTCK Việt Nam Bên cạnh những mặt thuận lợi, vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề bất cập gây nhiều khó khăn, trở ngại cho các DNNY trong hoạch định CCV Thứ nhất, Nhà nước vẫn giữ vai trị quản lý quan trọng đối với các DNNY. Hiện nay, có khoảng 42% DNNY trên thị trường có tỷ lệ sở hữu của nhà nước trên 10%, trong đó 21% số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50%), 15% số doanh nghiệp nhà nước có ảnh hưởng lớn (20%50%) và 6% số doanh nghiệp nhà nước giữ vai trị quản lý quan trọng (trên 10%). Nhiều DNNY nhà nước có cổ phần chi phối vẫn hoạt động dựa trên lợi thế doanh nghiệp nhà nước, được ưu tiên vay vốn dễ dàng hơn, vì thế khơng có động lực đầu tư vốn hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn áp dụng phương thức, biện pháp và thói quen tổ chức, quản lý như trước vào điều hành để quản trị cơng ty mới. Thực tế đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác hoạch định chính sách tài chính tại các DNNY Thứ hai, hiện nay các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm trên 50% thị phần tín dụng, dịng vốn tín dụng phần lớn chảy vào các doanh nghiệp lớn, dành nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng. Trong khi thị trường tài chính cịn yếu kém, sự phát triển kinh tế của nước ta chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, việc phân bổ tín dụng chưa họp lý của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới chính sách tài trợ vốn của các DNNY Thứ ba, vai trị của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK cịn rất hạn chế, tham gia chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Sự hiện diện của các nhà đầu tư tổ chức với chiến lược đầu tư dài hạn đóng vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn. Chiến lược tự do hóa tài chính đã được thực thi thơng qua các chính sách thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi trên TTCK. Tuy nhiên, hiện nay thị trường vẫn cịn rất thiếu vắng những nhà đầu tư tổ chức quan trọng như các cơng ty bảo hiểm nhân thọ, các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư Vì thế, việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế chủ yếu tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn, huy động nguồn vốn dài hạn là vấn đề khó khăn trong điều kiện hiện nay Thứ tư, hành lang pháp lý chưa đầy đủ và vẫn cịn nhiều vấn đề tồn tại, gây nên những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động huy động vốn. Một số quy định liên quan của Luật Doanh nghiệp chưa tạo thuận lợi cho cổ đơng, thành viên cơng ty thực hiện quyền khởi kiện người quản lý trong trường họp cần thiết; chưa có quy định đầy đủ, cụ thể và hợp lý về chào bán cổ phần riêng lẻ đối với cơng ty cổ phần, gây khó khăn, thậm chí cản trở việc huy động thêm vốn, mở rộng kinh doanh của khơng ít doanh nghiệp. Các quy định về mệnh giá cổ phiếu của Luật Chứng khốn hiện nay cịn gây khó khăn cho hoạt động phát hành của các DNNY có giá cổ phiếu dưới mệnh giá… Thứ năm, sự thiếu tính chuẩn tắc trong quản trị tài chính tại các DNNY ảnh hưởng đến quyết định CCV. Cơng tác quản trị tài chính trong các doanh nghiệp thường bị xem nhẹ, việc lựa chọn nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh được hình thành một cách tự phát, khơng dựa trên những ngun lý cơ bản của một chiến lược quản trị tài chính hiện đại, hoạt động đầu tư tràn lan kém hiệu quả vào các lĩnh vực khơng đứng sở trường và chức năng hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp như chứng khốn, bất động sản trở nên rất phổ biến. Trên thực tế, những bất cập thuộc về nội bộ doanh nghiệp là ngun nhân chủ yếu và quan trọng gây nên những khó khăn, thách thức trong cơng tác hoạch định CCV 3. Giải pháp hoạch định cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay Một là, các DNNY cần chủ động thành lập bộ phận chun trách quản trị nguồn vốn Quản trị nguồn vốn là hoạt động vơ cùng quan trọng đối với các DNNY trong q trình truớc và sau khi xây dựng được CCV mục tiêu. Tuy nhiên, phần lớn các DNNY hiện nay chưa thành lập một bộ phận chun trách về lĩnh vực này; trách nhiệm hoạch định CCV của doanh nghiệp thường được giao ln cho ban giám đốc. Sau khi CCV được đề ra khơng có bộ phận nào chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá, để kịp thời có những thay đổi phù hợp. Vì vậy, để có thể xây dựng và quản lý một CCV hiệu quả, DNNY nên đặt ra một bộ phận chun trách để quản trị nguồn vốn. Hoạt động của bộ phận quản trị vốn phải liên hệ chặt chẽ với các phận trực tiếp sản xuất, kinh doanh để có thể nắm bắt được đặc điểm tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và định hướng phát triển tiếp theo. Sau khi đã nắm vững nhu cầu vốn và cân nhắc tình hình hiện tại của doanh nghiệp, bộ phận quản trị nguồn vốn sẽ tính tốn các nguồn huy động vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng và chi phí huy động của các nguồn đó. Bộ phận quản trị nguồn vốn phải có trách nhiệm kiến nghị những đề xuất thay đổi đối với các kế hoạch hoạt động nếu có sự khơng đồng nhất hay mâu thuẫn giữa khả năng huy động vốn và kế hoạch, chiến lược phát triển của doanh nghiệp; đảm bảo tính khả thi của chiến lược và khả năng tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Sau khi CCV của doanh nghiệp trong thời kỳ đã được thơng qua, bộ phận quản trị vốn phải thường xun giám sát tình hình thực hiện theo CCV của doanh nghiệp, kịp thời có những điều chỉnh để duy trì CCV khi có những thay đổi bất thường về kinh tế vĩ mơ và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hai là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn Một trong những hình thức huy động vốn quan trọng mà DNNY nên khai thác sử dụng chính là trái phiếu doanh nghiệp. Đây là hình thức vay vốn cực kỳ phổ biến, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và số tiền huy động được từ trái phiếu của DNNY hầu như là khơng đáng kể. Trong thời gian tới, các DNNY, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn thực sự nên cân nhắc đến việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu của các DNNY nên được tiến hành một cách rộng rãi cơng khai, khơng nên chỉ giới hạn trong số một vài nhà đầu tư thơng thường. Thơng tin về các loại trái phiếu được phát hành như mệnh giá, thời hạn, các điều kiện liên quan cần được cơng bố trên các phương tiện để mọi nhà đầu tư quan tâm có thể tìm hiểu. Đặc biệt, các DNNY nên chú ý giới thiệu trái phiếu đến các nhà đầu tư nước ngồi. Nhiều nhà đầu tư nước ngồi, nhất là những nhà đầu tư lớn, chịu được rủi ro, rất ưa thích trái phiếu doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì tiềm năng tăng trưởng vẫn khá cao, trong khi lãi suất cũng hấp dẫn hơn so với các quốc gia phát triển Đối với những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, khó có thể phát hành trái phiếu, có thể cân nhắc tìm đến những quỹ đầu tư hoặc các cơng ty đầu tư mạo hiểm vì đây là những trung gian tài chính sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới thành lập nếu các dự án của doanh nghiệp đủ hấp dẫn. Điều này giúp doanh nghiệp đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, hạn chế rủi ro và giảm chi phí tài trợ Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần tận dụng những hình thức tài trợ thương mại quốc tế đang được nhiều ngân hàng trong nước áp dụng như: chiết khấu thương phiếu, cầm cố giấy tờ có giá, các loại thư tín dụng (L/C), bao thanh tốn Đây là những phương tiện vơ cùng thuận lợi và hữu ích đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp hạn chế rủi ro trong giao dịch và thanh tốn quốc tế, đồng thời giúp cho doanh nghiệp chủ động tránh khỏi những thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động trong q trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam nên chủ động tìm hiểu về những hình thức tài trợ thương mại quốc tế này và lựa chọn hình thức phù hợp cho mình, cần lưu ý rằng với quy mơ phát triển của ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam và tốc độ tồn cầu hóa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, việc sử dụng những phương tiện tài trợ này sẽ là một xu hướng tất yếu khơng tránh khỏi. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chủ động làm quen và sử dụng để tránh lâm vào thế bị động khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế sau này Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác, xây dựng… có nhu cầu lớn về đầu tư tài sản cố định thì th tài sản sẽ là một lựa chọn phù hợp. Về bản chất, th tài sản cũng là một hình thức tín dụng giống các ngân hàng, nhưng là hình thức tín dụng bằng tài sản. Chun mơn của các cơng ty cho th tài sản trong lĩnh vực đầu tư tài sản sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và cả chi phí khi muốn vay vốn để tăng tài sản cố định. Bên cạnh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, DNNY cần xây dựng mạng lưới quan hệ tín dụng vững chắc. Để tạo dựng mạng lưới quan hệ tín dụng tốt, có thể đề cử thành viên hội đồng quản trị tham gia vào các tổ chức đồn thể, các hiệp hội kinh doanh. Ngồi ra, doanh nghiệp nên tích cực, chủ động tham gia các diễn đàn, các hoạt động xã hội để tăng thêm cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh Ba là, hồn thiện cơng tác kế tốn, lập báo cáo tài chính và hoạt động cơng bổ thơng tin của doanh nghiệp niêm yết Để nâng cao khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bên ngồi, DNNY cần phải có các biện pháp hồn thiện cơng tác kế tốn, qui trình lập báo cáo tài chính, cơng bố thơng tin báo cáo tài chính, đảm bảo thơng tin đến được với nhà đầu tư một cách kịp thời và có độ tin cậy cao Theo đó, DNNY cần xây dụng bộ máy kế tốn phù hợp với cơ cấu quản lý, đồng thời ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý, sử dụng phần mềm kế tốn để cập nhật dữ liệu hàng ngày. Ngồi các thơng tin trên báo cáo tài chính theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, DNNY nên cơng bố đầy đủ hơn một số chỉ tiêu “nhạy cảm” trên thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính là 1 trong 4 báo cáo tài chính mà DNNY phải thực hiện cơng bố. Đây thực chất là một bản giải trình của doanh nghiệp, gồm những thơng tin bổ sung với mục đích làm rõ và chi tiết hơn các thơng tin và dữ liệu kế tốn đã bị bỏ qua trong các báo cáo tài chính như Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo kết quả kinh doanh. Qua thơng tin bổ sung trên thuyết minh báo cáo tài chính, DNNY sẽ đáp ứng đầy đủ hơn tính minh bạch về thơng tin trên báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều thơng tin hữu ích trong việc đưa ra các quyết định của mình. Bên cạnh đó, các DNNY cần bố trí người cơng bố thơng tin chun trách hay bộ phận thư ký cơng ty, chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi việc cơng bố thơng tin của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng người cơng bố thơng tin là người kiêm nhiệm các chức danh như kế tốn trưởng, giám đốc tài chính, thành viên hội đồng quản trị Bốn là, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp Quản trị tốt góp phần vào phát triển bền vững, cải thiện được hoạt động và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngồi của các DNNY. Để hồn thiện cơng tác quản trị tại các DNNY, cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của các thơng lệ quản trị tốt, chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ quyền của cổ đơng và các bên liên quan, tăng cường cơng khai minh bạch, bảo đảm trách nhiệm của hội đồng quản trị trong giám sát rủi ro. Thiết lập một chuẩn mực quản trị và điều hành phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nếu cần thiết có thể nhờ sự giúp đỡ của các cơng ty tư vấn, các chun gia trong lĩnh vực này Tăng cường vai trị của ban kiểm sốt và bộ phận kiểm tốn nội bộ, đây là cơng cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Các thành viên của ban kiểm sốt phải là thành viên độc lập có các phẩm chất phù hợp. Cần tăng cuờng sự phối hợp giữa hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, giám đốc tài chính và bộ phận kế tốn trong việc ra các quyết định tài chính nói chung, quyết định CCV nói riêng. Tăng cường vai trị của giám đốc tài chính (CFO) trong quản trị doanh nghiệp. CFO cần phải đưa ra những kiến nghị mang tính chiến lược cho hội đồng quản trị dựa trên các phân tích và dự báo tài chính. Muốn làm được như vậy, địi hỏi bộ phận kế tốn phải cung cấp hệ thống thơng tin tích hợp để lưu trữ, theo dõi, báo cáo hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính, hệ thống kiểm sốt nội bộ đảm bảo thực hiện tn thủ và quản trị hiệu quả và hạn chế gian lận TÀI LIỆU THAM KHẢO: Vũ Chí Dũng (2017), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Các vấn đề đặt ra đối với chính sách quản lý và giám sát thị trường chứng khốn Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước Đàm Văn Huệ (2005), “Bàn về điều kiện thiết lập cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 10 Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hồng (2008), “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 12(218)/2008 Ủy ban Chứng khốn Nhà nước (2018), Báo cáo tình hình hoạt động của thị trường chứng khốn từ năm 2000 đến nay và các giải pháp, kiến nghị gửi Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, tháng 12/2018, Hà Nội SOME SOLUTIONS TO PLANNING CAPITAL STRUCTURE OF ENTERPRISES LISTED ON VIETNAM'S STOCK MARKET Master. NGUYEN THI THANH VINH University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University ABSTRACT: Capital structure planning is one of the important financial tasks of listed companies in Vietnam's stock market This activity does not only help businesses decide where to raise capital, but it also determines how to allocate that capital to achieve the goal of minimizing capital costs and maximizing the value of the business. Within the scope of the article, the author focuses on researching, proposing a number of solutions to well implement capital structure planning activities of listed companies on Vietnam's stock market today Keywords: Capital structure, listed enterprises, stock market ... trọng gây nên những khó khăn, thách thức trong cơng tác? ?hoạch? ?định? ?CCV 3.? ?Giải? ?pháp? ?hoạch? ?định? ?cơ? ?cấu? ?vốn? ?của? ?doanh? ?nghiệp? ?niêm? ?yết? ?trên? ?thị? ?trường? ?chứng? ?khốn Việt? ?Nam? ?hiện nay Một? ?là,? ?các? ?DNNY cần chủ động thành lập bộ phận chun trách quản trị nguồn? ?vốn. .. CCV? ?của? ?các? ?DNNY thuộc? ?các? ?ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, hoạt động ở? ?các? ?mơi? ?trường? ?kinh? ?doanh? ?khác nhau 2. Thuận lợi và khó khăn? ?của? ?doanh? ?nghiệp? ?niêm? ?yết? ?trên? ?thị ? ?trường? ?chứng? ?khốn? ?Việt? ?Nam. .. đối với chính sách quản lý và giám sát? ?thị ? ?trường? ?chứng? ?khốn? ?Việt? ?Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học? ?của? ?Ủy ban? ?Chứng? ?khốn Nhà nước Đàm Văn Huệ (2005), “Bàn về điều kiện thiết lập? ?cơ ? ?cấu? ?vốn? ?mục tiêu? ?của? ?doanh nghiệp? ?Việt? ?Nam? ?hiện nay”, Tạp chí Kinh tế phát triển,? ?số? ?10