Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
1,68 MB
Nội dung
KHÁIQUÁTVỀNGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂN VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu vềngânhàngđầutưvàpháttriển Việt Nam. 1.1.1 Sơ lược vềngânhàng BIDV. Ngânhàngđầutưvàpháttriển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt là BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngânhàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24/6/1981 chuyển thành NgânhàngĐầutưvà Xây dựng Việt Nam. Ngày 14/11/1990 chuyển thành NgânhàngĐầutưvàPháttriển Việt Nam Lịch sử xây dựng, trưởng thành của NgânhàngĐầutưvàPháttriển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam . Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, NgânhàngĐầutưvàPháttriển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng vàpháttriển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngânhàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầutưpháttriển của đất nước . • Nhiệm vụ hoạt động: Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngânhàngvà phi ngânhàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ pháttriển kinh tế đất nước. • Phương châm hoạt động: - Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. - Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công. Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, NgânhàngĐầutưvàPháttriển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây: * Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao: Đến 31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 158.219 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 95.324 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế. Với đội ngũ hơn 12000 nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầutưphát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV. BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầutưpháttriển bằng việc triểnkhai các thoả thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn của đất nước. BIDV đã và đang ngày càng nâng cao uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngânhàng đồng bộ cho lực lượng “chủ công” này của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Bên cạnh tăng cường các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề. * Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt: BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngânhàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầutừ năm 2006, BIDV là ngânhàngđầu tiên thuê Tổ chức định hạnghàngđầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngânhàng thương mại tiên phong triểnkhai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận. . * Đầutưpháttriển công nghệ thông tin: Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngânhàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị vàpháttriển dịch vụ ngânhàng tiên tiến; pháttriển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố vàpháttriển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngânhàng MIS, CRM Năm 2009, BIDV đứng đầu danh sách ICT Việt Nam Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin) và nằm trong Top 10 CIO tiêu biểu của khu vực Đông Dương * Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngânhàng hiện đại: Thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngânhàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính vàtừ tháng 10/2008 bắt đầutriểnkhai tại chi nhánh. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngânhàng bán buôn; Khối ngânhàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngânhàng bán lẻ hiện đại. Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu pháttriển mới. NgânhàngĐầutưvàPháttriển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch pháttriển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngânhàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. * Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm: Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội. Với mục tiêu pháttriển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triểnkhai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. * Không ngừng đầutư cho chiến lược đào tạo vàpháttriển nguồn nhân lực: BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên… * Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới. Là ngânhàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàngđầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngânhàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB…. Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngânhàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầutư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầutư tại Hồng Kông và đang có kế hoạch thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc, Hoa Kỳ.v.v. Với việc đầutư vào thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm vàĐầutư tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại vàđầutư giữa hai nước Lào - Việt liên tục phát triển. * Doanh nghiệp Vì cộng đồng BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự pháttriển tiến bộ chung của cộng đồng. Trong những năm qua, BIDV đã hưởng ứng và chủ động tổ chức triểnkhai có hiệu quả nhiều chương trình chính sách xã hội đối với cộng đồng bên cạnh việc đảm bảo tốt chính sách, chế độ cho hơn 1,4 vạn cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống. Chỉ tính riêng trong 5 năm (từ 2004 -2008), BIDV đã dành cho công tác xã hội 106,5 tỷ đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ Y tế, Giáo dục, nhà ở cho người nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai… Năm 2009, BIDV có bước đột phá trong thực hiện công tác An sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì cộng đồng 2009-2010 với tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng, nhận đỡ đầu 5/62 huyện nghèo nhất cả nước và thực hiện hỗ trợ các vùng nghèo khác trên toàn quốc tập trung vào các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, Xóa nhà tạm cho người nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai… * Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công nhân viên BIDV xây dựng, gìn giữ và bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên tắc ứng xử là kim chỉ nam cho hoạt động: Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được thống nhất. Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có trách nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự pháttriển của cộng đồng. Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội làm việc vàpháttriển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, gắn bó trong mỗi người lao động. * Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV: BIDV đã chủ động xây dựng Đề án cổ phần hóa BIDV, trình và được Chính phủ chấp thuận. Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; minh bạch hóa hoạt động kinh doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế; Thực hiện định hạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;… * Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để pháttriển theo mô hình Tập đoàn: Được sự chấp thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thành Tập đoàn Tài chính với 4 trụ cột là Ngânhàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầutư Tài chính trình Thủ tướng xem xét và quyết định Qua 53 năm xây dựng và trưởng thành, NgânhàngĐầutưvàPháttriển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngânhàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia vàpháttriển kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành trang là bề dày truyền thống, NgânhàngĐầutưvàPháttriển Việt Nam tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngânhàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới. 1.1.2 Bộ máy tổ chức của BIDV. 1.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV. 1.1.2.2 Bộ máy tổ chức của BIDV. BIDV là một trong những ngânhàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngânhàng tại Việt Nam, chia thành hai khối: • Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau: - Ngânhàng thương mại: + 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM vàhàng chục ngàn điểm đặt máy quẹt thẻ POS (thanh toán ko dùng tiền mặt) trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. + Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là: - Ngânhàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa) - Ngânhàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3) - Chứng khoán : Công ty chứng khoán BIDV (BSC) - Bảo hiểm : Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh - Đầutư – Tài chính : + Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầutư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng, . + Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầutư BVIM, Ngânhàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngânhàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngânhàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV. • Khối sự nghiệp: - Trung tâm Đào tạo (BTC). - Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC) 1.2. Đánh giá tình hình hoạt động của Ngânhàng BIDV giai đoạn 2005-2009. 1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2005-2009. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngânhàng thương mại nói chung và của hệ thống NgânhàngĐầuTưvàPhátTriển nói riêng trong các năm từ 2005-2009 đã diễn ra trong điều kiện môi trường vừa thuận lợi lại vừa phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Thuận lợi. Giai đoạn 2005-2009 tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động bất ổn, đặc biệt là cuộc suy thoái toàn cầu bắt đầutừ cuối năm 2008 mà khởi nguồn từ Mỹ. Tuy vậy, xu thế hội nhập vàpháttriển vẫn được mở rộng, đầutư giữa các quốc gia tạo cơ hội tốt cho các nền kinh tế trong đó có Việt Nam và Việt Nam cũng đã tận dụng được cơ hội tốt đó thể hiện qua các thành tựu: − Tình hình chính trị xã hội đất nước ổn định, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2005-2009 đạt trên 7%. − Sự kiện Việt nam được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam nhanh chóng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu và kết quả thu hút đầutư nước ngoài tăng nhanh. − Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế tài chính: trong năm 2006 vàđầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước pháttriển nhảy vọt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp huy động vốn phục vụ cho chiến lược pháttriển của mình; Hàng loạt DNNN chuyển đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang hình thức công ty cổ phần giúp cho doanh nghiệp thật sự chủ động trong hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường; bên cạnh đó một số lượng lớn các DN ngoài quốc doanh cũng nhanh chóng hình thành. − Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách của chính phủ và các bộ ngành cũng tiếp tục được bổ sung, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh tế, xã hội được cải thiện đáng kể. Khó khăn. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên, nhiều hạn chế trong nền kinh tế chưa được khắc phục cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng, chẳng hạn: - Cuộc suy thoái toàn cầu và các ảnh hưởng kéo theo của nó làm lao đao nền kinh [...]... theo chỉ dẫn của ngân hàng/ khách hàng nhờ thu - Nhờ thu đi là nghiệp vụ theo đó ngânhàng gửi và xử lý các phát sinh liên quan đến bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất theo hình thức nhờ thu hoặc theo hình thức thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng và/ hoặc ngân hàngphát hành 1.3.3 Chuyển tiền - Chuyển tiền là nghiệp vụ theo đó ngân hàng, theo lệnh của khách hàng (được lập theo mẫu do ngânhàng quy định),... theo thư tín dụng trả ngay mà ngânhàng đã phát hành trước đó - Thông báo thư tín dụng, bảo lãnh là nghiệp vụ theo đó ngânhàng kiểm tra tính chân thực và thông báo, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một ngânhàng thông báo khác, tới người thụ hưởng thư tín dụng, bảo lãnh do một ngânhàng khác phát hành theo đề nghị của ngân hàngphát hành đó hoặc theo đề nghị của một ngânhàng thông báo khác 1.3.2 Nhờ... hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong bảo lãnh đã phát hành - Thông báo bảo lãnh ngânhàng là nghiệp vụ theo đó ngânhàng kiểm tra tính chân thực và thông báo, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một ngânhàng thông báo khác, tới người thụ hưởng bảo lãnh do một ngânhàng khác phát hành theo đề nghị của ngân hàngphát hành đó hoặc theo đề nghị của một ngânhàng thông báo khác ... bộ chứng từ Trường hợp Ngân hàngphát hành từ chối thanh toán thì rủi ro đó thuộc vềNgânhàng ĐT&PT Việt Nam 1.3.6 Bảo lãnh nhận hàng: Là nghiệp vụ theo đó ngânhàngphát hành một bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh, cam kết với bên nhận bảo lãnh rằng bên được bảo lãnh là người nhận lô hàng một cách hợp pháp Trong trường hợp có tranh chấp về người nhận lô hàng nói trên thì ngânhàng bảo lãnh phải thực... theo đó ngânhàng thực hiện việc kiểm tra và xử lý bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng mà ngânhàng đã phát hành trước đó + Thanh toán thư tín dụng trả chậm là nghiệp vụ theo đó ngânhàng thực hiện việc kiểm tra và xử lý bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng trả chậm mà ngânhàng đã phát hành trước đó + Thanh toán thư tín dụng trả ngay là nghiệp vụ theo đó ngânhàng thực hiện việc kiểm tra và xử... vụ theo đó ngânhàng ký vào mặt sau của vận đơn đường biển để chuyển quyền nhận lô hàng theo vận đơn đường biển đó cho một bên khác 1.3.5 Chiết khấu bộ chứng từ: có truy đòi và miễn truy đòi - Chiết khấu bộ chứng từhàng xuất có truy đòi: được hiểu là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó Ngânhàng ĐT&PT Việt Nam kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất do khách hàng xuất trình và ứng trước... 1% theo thông lệ quốc tế 1.3 Các hoạt động thanh toán của ngânhàng liên quan đến Hải quan 1.3.1 Thư tín dụng - Phát hành thư tín dụng Thư tín dụng (l/C) là một thoả thuận, dù được đặt tên hay mô tả như thế nào, theo đó một ngânhàng (ngân hàngphát hành), thực hiện theo yêu cầu và chỉ dẫn của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) hoặc xuất pháttừ chính bản thân họ: - Thanh toán cho hoặc thanh toán... duyệt cho khách hàngvà điều kiện đòi tiền Trong mọi trường hợp khi không đòi được tiền từ người nhập khẩu, Ngânhàng sẽ truy đòi lại người đề nghị chiết khấu để thu hồi gốc, lãi và các khoản phí liên quan - Chiết khấu miễn truy đòi quyền thụ hưởng giá trị bộ chứng từhàng xuất: là hình thức mua lại bộ chứng từhàng xuất đòi tiền theo thư tín dụng trên cơ sở hạn mức của Ngân hàngphát hành và tình trạng... vụ theo đó ngânhàng xử lý bộ chứng từ nhờ thu nhận được theo chỉ dẫn của người gửi chứng từ để: + nhận được thanh toán và/ hoặc chấp nhận, hoặc + giao chứng từ trên cơ sở nhận được thanh toán và/ hoặc chấp nhận, hoặc + giao chứng từ trên cơ sở các điều khoản và điều kiện khác - Nhờ thu đến là nghiệp vụ theo đó ngânhàng thông báo và xử lý các phát sinh liên quan đến bộ chứng từ đòi tiền hàng nhập theo... mạnh mẽ trong hoạt động tài chính Ngân hàng, trong khi các ngânhàng thương mại nhà nước vẫn đang phải tiếp tục cơ cấu lại mô hình tổ chức quản trị điều hành − Khu vực kinh tế dân doanh mới pháttriển trong vài năm gần đây, nên trình độ nền kinh tế còn thấp, thu nhập người dân chưa cao cũng làm hạn chế hoạt động tín dụng bán lẻ − Thêm vào đó, các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp . KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 1.1.1 Sơ lược về ngân hàng BIDV. Ngân. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển