Bước chân từ giảngđường vào hoạt động báo chí thực tiễn, sinh viên có thể áp dụng những bài học lýthuyết trước đây vào các công việc chính thức như: viết tin, làm kịch bản, quay phim,biê
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG & TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
1 GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
5.1 Đối với nhà trường
5.2 Đối với cơ quan thực tập
6 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành kỳ thực tập cuối khóa này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy
cô giáo Tổ Báo chí, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã tạo cơ hội cho lứa sinh viên khóa 15 báo chí có một khoảng thời gian trải nghiệm thực
tế môi trường báo chí chuyên nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban biên tập Báo Quảng Ngãi đã cho phép và tạo điều kiện cho
em được thực tập trong khoảng thời gian qua tại cơ quan
Chân thành cảm ơn Phòng Báo điện tử - nơi em đã cùng gắn bó trong suốt một thời gian 3 tháng thực tập Được học hỏi, trải nghiệm từ những các anh chị phóng viên biên tập đi trước là một trong những cơ hội quý giá mà em có được trong suốt chặng đường học tập của mình.
Chân thành cảm ơn cô Đặng Hồng Cam Vũ - giáo viên hướng dẫn đã luôn tận tình trong công tác hướng dẫn, đôn đốc tiến độ thực tập và báo cáo thực tập của em được diễn ra suôn sẻ Mọi thắc mắc, bỡ ngỡ của em trong khoảng thời gian đầu luôn được
cô giải đáp, chia sẻ đầy nhiệt tâm bằng kinh nghiệm của cô, và lòng yêu nghề của một giảng viên đại học.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe Đồng kính chúc các Anh, Chị trong Phòng Báo Quảng Ngãi điện tử cùng các phòng ban Báo Quảng Ngãi dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc!
Sinh viên thực hiện
Trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với sinh viên năm cuối các chuyên ngành nói chung và sinh viên đào tạochuyên ngành báo chí nói riêng thì kỳ thực tập cuối khóa luôn là một mốc thời gianquan trọng để hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường Việc được tiếpcận với môi trường báo chí chuyên nghiệp thông qua hoạt động sinh hoạt tại các cơquan thông tấn, tòa soạn, công ty truyền thông,… là một cơ hội tốt để sinh viên có thểhọc hỏi và trau dồi kinh nghiệm với ngành học mình đã chọn Bước chân từ giảngđường vào hoạt động báo chí thực tiễn, sinh viên có thể áp dụng những bài học lýthuyết trước đây vào các công việc chính thức như: viết tin, làm kịch bản, quay phim,biên tập phóng sự, tìm hiểu đề tài, phỏng vấn nhân vật,… Đây cũng là cơ hội để mỗithực tập sinh hoàn thiện hơn những kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, xây dựngphong cách làm việc linh hoạt, chuyên nghiệp và có trách nhiệm với những công việcđược giao Nhiều sinh viên chắc hẳn sẽ gặp phải bỡ ngỡ và khó khăn khi những điềuthu nạp được từ sách vở đôi khi lại hoàn toàn khác xa với những gì được chứng kiếntrong hoạt động nghề nghiệp thực tế Mỗi môi trường báo chí chuyên biệt có những đặcthù trong cách thức hoạt động và những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau Chính vì vậy màqua mỗi kỳ thực tập, sinh viên không chỉ được mở mang tầm nhìn với nhiều hiểu biếtmới, kinh nghiệm mới hay kỹ năng mới mà còn tự rút ra cho mình một chiêm nghiệmriêng về nghề
Trong suốt thời gian thực tập, điều quan trọng nhất với mỗi sinh viên không nằm
ở việc có được bao nhiêu sản phẩm, đóng góp ở một ví trí, cơ quan nào mà là qua lầntrải nghiệm ấy, họ có tự rút ra cho mình những thiếu sót cần khắc phục và vót nhọnnhững khả năng vốn có của mình vào công việc hay không Mục đích cuối cùng của kỳthực tập chính là giúp cho sinh viên học hỏi và trau dồi những kinh nghiệm, kỹ năngđối với nghề làm báo Để sau khi tốt nghiệp, những bài học ấy sẽ trở thành một hànhtrang vững chắc khi người sinh viên bước chân vào một chặng đường mới
Hiểu được tầm quan trọng của kỳ thực tập cuối khóa, tôi tự thấy bản thân cònnhiều thiếu xót về kiến thức chính trị, xã hội và cần hoàn thiện hơn khả năng phát hiện
đề tài, biên tập, độc lập xây dựng tác phẩm Báo Quảng Ngãi là một cơ quan báo chí có
Trang 4vai trò đặc biệt quan trọng của Tỉnh Quảng Ngãi Với mục đích chính là cung cấpnhững thông tin về mọi mặt đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa…của tỉnh
và trong nước được thể hiện một cách chuyên sâu, đa chiều và sinh động bởi đội ngũphóng viên, nhà báo, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết với sự hỗ trợ của thiết bịmáy móc hiện đại Đây là một môi trường báo chí đầy hấp dẫn và thiết thực đối vớimỗi sinh viên thực tập để có thể mở rộng hiểu biết, thu nạp thêm những kiến thức và
kỹ năng cần thiết của nghề làm báo hình
PHẦN NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
1 GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1 Tổng quan Báo Quảng Ngãi:
Báo Quảng Ngãi – cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi– tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi Trụ sở tại 02 Cao BáQuát, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Trong những ngày đầu thành lập, báo Quảng Ngãi chỉ có 6 phóng viên, 1 tổng
biên tập, 2 phó tổng biên tập, 3 phòng chức năng (phòng phóng viên, phòng văn
xã, phòng hành chính – trị sự) Báo phát hành 1 kỳ/ tuần vào thứ năm Số lượng
khoảng 1000 tờ trên khổ in A2, ra số đầu tiên vào ngày 8/7/1989
Từ năm 2001, báo Quảng Ngãi trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng
Cộng Sản Việt Nam với 32 biên chế (trong đó có 1 chi bộ, 24 Đảng viên, 1 chi
đoàn, 1 tổ chức công đoàn, 1 tổng biên tập và 3 phó tổng biên tập), 5 phòng ban
Hiện nay báo Quảng Ngãi phát hành 5 kỳ/ tuần vào các ngày thứ hai, thứ ba, thứ
tư, thứ năm (8 trang) và số Cuối tuần (12 trang) Được in trên khổ giấy A3 Số
lượng khoảng 5000 tờ Giá thị trường là 1300 đồng
Mỗi năm báo Quảng Ngãi xuất bản ấn phẩm báo Xuân nhằm phục vụ nhu cầu của
bạn đọc, mang tính biểu tượng cao cho việc chào đón năm mới với nhiều thành
công Báo xuân Quảng Ngãi được in trên khổ A3 với 68 trang in màu, giá 25000
đồng Đây là một sản phẩm đặc biệt, tổng kết một năm qua của nhân dân Quảng
Ngãi, là bức tranh ngày Tết rực rỡ đậm sắc truyền thống văn hóa dân tộc, những
đổi mới của quê hương đất nước, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của các vấn đề
nóng của lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng với cái nhìn khách
quan, thể hiện quan điểm, chính kiến của tòa soạn
Trang 5I.1 Cơ cấu tổ chức:
Các phòng chức năng bao gồm:
- Phòng Hành chính – Trị sự
- Phòng Thư ký – tòa soạn
- Phòng Nội chính – Văn xã và xây dựng Đảng
Trần Thị Thanh Phương Phóng viên
Ra đời vào năm 2009, Báo Quảng Ngãi điện tử là một bộ phận quan trọng của báo
chí Quảng Ngãi, hoạt động với tư cách một phòng chức năng của báo Quảng Ngãi
và nằm dưới sự lãnh đạo của tòa soạn báo Quảng Ngãi, đây là cơ quan của Đảng
bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Quảng Ngãi
Những ngày mới thành lập báo Quảng Ngãi điện tử chỉ có khoảng 900 đến 1500
lượt truy cập mỗi ngày Đến năm 2012 lượng truy cập tăng lên khoảng 3000 lượt
mỗi ngày Và cho đến thời điểm hiện tại lượng truy cập vào khoảng 20000 lượt
mỗi ngày, trong đó 40% là quốc tế (Mỹ, Pháp, Hong Kong, Trung Quốc, Singapo,
Tổng biên tập : Huỳnh Đức Minh
Phó tổng biên tập : Lê Đức Vương
Phó tổng biên tập: Nguyễn Phú Đức
Trang 6Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Lào) Sở dĩ báo Quảng Ngãi điện tử
có lượt truy cập quốc tế lớn như thế là vì sự ra đời của khu kinh tế Dung Quất, thu
hút một lượng lớn sức đầu tư của nước ngoài, dẫn đến lượng truy cập ngày càng
cao, đây chính là dấu hiệu thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tỉnh nhà
trong một thời gian không xa
Hiện nay, trên báo Quảng Ngãi điện tử chứa các trang thông tin hữu ích, đa dạng
và phong phú, phản ánh đúng đắn và kịp thời nhu cầu của nhân dân cũng như
cung cấp nhanh nhất những thông tin, kiến thức về thời sự, đời sống Tiêu biểu
như trang địa phương, An ninh quốc phòng, Nông thôn mới, Dân số kế hoạch hóa
gia đình, Vòng tay nhân ái, Xây dựng Đảng và mục quốc tế bình luận các sự kiện
Đường link truy cập báo Quảng Ngãi điện tử: http://baoquangngai.vn/
2 TIẾN ĐỘ THỰC TẬP:
2.1 Quá trình thực tập:
- Địa điểm thực tập: Báo Quảng Ngãi tọa lạc tại 02 Cao Báo Quát, thành phố
Quảng Ngãi Được phân về Phòng báo điện tử
- Thời gian thực tập: Từ ngày 07/01/2019 – 14/04/2019
2.2 Nội dung thực tập:
Theo sự hướng dẫn từ phía cán bộ giáo viên Tổ Báo chí, Khoa Ngữ Văn và sựđồng ý của Ban biên tập Báo Quảng Ngãi, tôi được phân công thực tập tại PhòngQuảng Ngãi điện tử Trong thời gian thực tập, dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ cùng cácphóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, tôi đã được tiếp cận thực tiễn với môi trườngbáo chí hiện đại, chuyên nghiệp của khu vực Các công việc ban đầu tuy có đôi lúc khókhăn song với sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ phía cơ quan, tôi đã hoàn thành tốt cáccông việc của một phóng viên như: thâm nhập thực tế, tìm hiểu thông tin, viết tin, viếtbài, chụp ảnh, quay phóng sự báo chí
2.3 Tiến độ thực tập:
Ngày 7/1/2019 - Hoàn thành thủ tục liên hệ thực tập
- Gặp mặt nhân sự phòng Quảng Ngãi điện tử
- Nghe hướng dẫn trực tiếp từ Tổng biên tập Huỳnh Đức Minh và Phó Trưởng phòng Quảng Ngãi điện tử Phan Minh Toàn về công việc cụ thểcủa sinh viên thực tập
- Tổng biên tập Huỳnh Đức Minh
- Phó trưởng phòng Quảng Ngãi điện tử Phan Minh Toàn
Trang 7- Đọc các bài báo trên trang điệntử
Ngày 8/1/2019 - Làm quen và tìm hiểu các hoạt
động, công việc của phòng
- Đọc các bài báo trên trang điện
tử, xem các bản tin truyền hình, sản phẩm đã hoàn thành của phòng
- Phó trưởng phòng Phan Minh Toàn
Ngày 9/1/2019 - Đi Nghĩa An quan sát, học hỏi
kinh nghiệm quay phóng sự
“Xuân sang, sớm đưa nước sạch
về Nghĩa An”
- Phóng viên Từ Thiên Hậu
- Phóng viên Trần Đức Tươi
Ngày 10/1/2019 - Đọc các bài báo trên trang điện
tử, xem các bản tin truyền hình, sản phẩm đã hoàn thành của phòng
- Phó trưởng phòng Phan Minh Toàn
Ngày 11/1/2019 - Đi họp cùng phòng triển khai
tuyên truyền Xuân 2019
- Tổng biên tập Huỳnh Đức Minh
- Phó trưởng phòng Phan Minh Toàn
Ngày 12/1/2019 - Đi ghi hình bản tin truyền hình
cuối tuần
- Phòng Quảng Ngãi điện tửNgày 13/1/2019 - Theo chân phóng viên quan sát
quay phóng sự “Làng bánh in hối hả vào vụ Tết” tại Nghĩa Hòa
- Cùng thực tập sinh Phạm Trang chụp ảnh phóng sự
“Thơm ngon bánh thuẫn vị quê”
- Phóng viên Thiên Hậu
- Phóng viên Thủy Tiên
Ngày
15/1-16/1/2019
- Cùng với thực tập sinh Cao Phận đi Đức Phong chụp ảnh phóng sự của kiệu
Ngày 17/1/2019
- Theo chân chị Thủy Tiên đến chợ Quảng Ngãi quay phóng sự
- Phóng viên Thủy Tiên
Trang 8hang khô ngày TếtNgày 18/1/2019 - Cùng thực tập sinh Cao Phận đi
lấy tin ở Tư Nghĩa: “Ngày hội học sinh tiểu học”
Ngày 19/1/2019 - Đi Tịnh Ấn Đông chụp ảnh phóng
sự “Nông dân phấn khởi thu hoạch vụ gừng Tết”
- Phóng viên Thủy Tiên
Ngày 21/1/2019 - Cùng thực tập sinh Cao Phận
chụp ảnh phóng sự kiệu “Tết buồn của người trồng kiệu”
- Phóng viên Thiên Hậu
Ngày 23/1-
24/1/2019
- Đi Trà Bồng tìm đề tài đón Tết của người dân miền núi
- Phóng viên Thủy Tiên
Ngày 26/1/2019 - Ghi hình bản tin cuối tuần
cùng phòng Quảng Ngãi điện tử
- Phó trưởng phòng Phan Minh ToànNgày 29/1-
30/1/2019
- Cùng thực tập sinh Cao Phận chụp ảnh phóng sự “Check in với sắc hoa”
Từ ngày 31/1
đến ngày
14/2/2019
Nghỉ tết âm lịch
Ngày 15/2/2019 - Lấy tin “Khai mạc Giải cờ tướng
tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI - năm 2019”
- Phóng viên Trần Tươi
Ngày 16/2/2019 - Ghi hình bản tin cuối tuần
Ngày 19/2/2019 - Đi Ba Tơ tìm đề đài ở huyện
miền núiNgày 21/2/2019 - Đi Nghĩa Hòa tìm đề tài vệ
sinh môi trường sau TếtNgày 23/2/2019 - Ghi hình bản tin cuối tuần - Phó trưởng phòng
Phan Minh ToànNgày 25/2/2109
- Theo chân a Phạm Linh (Vnexpress) đến Ba Làng An xem viết bài “Ngọn hải đăng có tên lạ bên bờ biển Quảng Ngãi”
Ngày 28/2/2019 - Quay phóng sự cận cảnh “CLB xe - Phóng viên Trần
Trang 9đạp Sắc Màu: Khỏe để trọn
Ngày 5/3/2019 - Quay phóng sự cận cảnh “Vườn
hoa sứ sặc sỡ sắc màu của một nhiếp ảnh gia”
- Phóng viên Trần Tươi
Ngày
7/3-8/3/2019
- Tìm kiếm các đề tài liên quan đến ngày Quốc tế phụ nữ Ngày 11/3/2019 - Đi Ba Tơ dự kỉ niệm ngày khởi
nghĩa Ba TơNgày 12/3-
21/3/2019
- Xem các bản tin truyền hình, đọc các sản phẩm đã hoàn thành trên trang điện tử để học hỏi kinh nghiệm
Ngày 22/3/2019 - Quay phóng sự cận cảnh “Quán cà
phê đậm chất xưa ở thị trấn ChợChùa”
- Phóng viên Trần Tươi
Ngày 23/3/2019 - Ghi hình bản tin cuối tuần
cùng các anh chị phóng viênNgày 26/3-
28/3/2019
- Cùng thực tập sinh Trang Phạm đi tìm đề tài ở xã Tịnh Ấn Đông
Ngày 4/4/2019 - Viết bài ở Bình Sơn “Trồng cà
pháo phủ nilon cho năng suất cao”
- Phóng viên Thủy Tiên
Ngày 6/4/2019 - Ghi hình số cuối tuần
Ngày 9/4/2019 - Đi Hành Minh dự “Hội thảo đầu
bờ Mô hình khảo nghiệm liên kết sản xuất đậu nành tại Quảng Ngãi”
- Phóng viên Thủy Tiên
Ngày11/4-
13/4/2019
- -Hoàn thành tất cả các công việcđược giao và xin giấy nhận xét củatrưởng phòng
- Ghi hình bản tin cuối tuần cùngcác anh chị phóng viên
Trang 10- Hoàn tất quá trình thực tập+ Chia tay cơ sở thực tập+ Hoàn thành báo cáo thực tập
3 KẾT QUẢ THỰC TẬP:
Trong thời gian thực tập tại Báo Quảng Ngãi, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,chỉ đạo giúp đỡ từ phía Quý báo, các phóng viên biên tập phòng Quảng Ngãi điện tử vàcác phòng ban trực thuộc Dưới sự chỉ dẫn, tạo điều kiện tận tình, tôi đã được góp sứcmình làm nên những sản phẩm báo chí tập thể và một vài sản phẩm của riêng cá nhânlên ý tưởng
Cụ thể là:
BẢNG THỐNG KÊ
1 Phóng sự ảnh: Thơm ngon bánh thuẫn vị quê
Biên tập: Phan Minh Toàn
2 Tin: Ngày hội học sinh tiểu học
Biên tập: Phan Minh Toàn
Trang 114 Phóng sự ảnh: Tết buồn của người trồng kiệu
Biên tập: Phan Minh Toàn
6 Tin: Khai mạc giải cờ tướng tỉnh Quảng Ngãi lần thứ
Viết nội dung tin
7 Phóng sự: Vườn hoa sứ sặc sỡ sắc màu của một nhiếp
8 Phóng sự: CLB xe đạp Sắc màu: khỏe để trọn niềm vui
Biên tập: Phan Minh Toàn
Trang 129 Phóng sự: Quán cà phê đậm chất xưa ở Thị trấn chợ
10 Bài: Trồng cà pháo phủ nilon cho năng suất cao
Biên tập: Phan Minh Toàn
11 Bài: Hội thảo đầu bờ Mô hình khảo nghiệm liên kết
sản xuất đậu nành tại Quảng Ngãi
Biên tập: Phan Minh Toàn
4 KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau một thời gian thực tập Báo Quảng Ngãi tôi đã tích lũy được những bài họckinh nghiệm sau đây:
- Thực tập tại môi trường báo chí chuyên nghiệp quy định một phong cách làmviệc trách nhiệm, nghiêm túc và kỷ luật Việc tiếp cận với đội ngũ phóng viên, biên tậpviên, kỹ thuật viên trong quá trình làm việc giúp tôi chuyển hóa những lý thuyết từgiảng đường vào thực tiễn một cách hiệu quả
- Biết được quy trình thực hiện một sản phẩm báo chí thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau như chính trị, xã hội, văn hóa, y tế Để hoàn thiện một tác phẩm để đăng tải đòihỏi nhiều khâu công việc phức tạp từ lên đề tài, kịch bản, hậu kỳ, tiền kỳ với sự kếthợp sản xuất của biên tập, dựng phim,…
- Quá trình thực tập tại phòng Quảng Ngãi điện tử còn cho tôi cơ hội được thựchành rất nhiều kỹ năng cần thiết như: cách phỏng vấn nhân vật, cách nhận biết và khaikhai thác đề tài,
- Mở rộng được vốn kiến thức cá nhân còn hạn hẹp về nhiều lĩnh vực của đời sốngnhư chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,…
- Bài học đắt nhất tôi học được qua kỳ thực tập là muốn đứng vững trong môi trườngcông việc này, ngoài nắm vững kỹ năng nghề nghiệp thì việc tạo dựng được mối quan
hệ rộng rải là một lợi thế to lớn
Trang 135 ĐỀ XUẤT
5.1 Đối với nhà trường
- Nhà trường nên tăng thời gian thực hành đối với những học phần như: viết tin,báo ảnh, báo mạng điện tử, sản xuất chương trình truyền hình Đồng thời mời nhữngphóng viên, nhà báo có chuyên môn trong những lĩnh vực trên để cùng sinh viên tươngtác, trao đổi một cách thực tế
- Cần áp dụng những máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại phòng studio vào cácmôn học như máy ảnh, máy quay phim, micro để sinh viên có điều kiện thực hànhnhiều hơn, đồng thời tránh sự lãng phí từ nhà trường khi đầu tư mua sắm các trang thiết
bị này
5.2 Đối với cơ quan kiến tập
Với cá nhân tôi, việc nhận được sự đồng ý cho phép thực tập từ Ban biên tập,Phòng Quảng Ngãi điện tử, sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình từ các phóng viênbiên tập, các cán bộ kỹ thuật, công nhân viên của cơ quan là một niềm vinh hạnh vàmay mắn Trong quá trình thực tập, tôi luôn được tạo điều kiện thuận lợi nhất để họchỏi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và mở mang kiến thức Vì vậy, tôi không có bất cứ
ý kiến đề xuất hay thắc mắc nào đối với cơ quan trong suốt thời gian kiến tập
6 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Trang 14NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VÀ CƠ QUAN THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Trà My Lớp: 15CBC2
Cơ quan thực tập: Báo Quảng Ngãi
02 Cao Bá Quát, TP Quảng Ngãi
Cán bộ hướng dẫn: Phó trưởng phòng Phan Minh Toàn
Nhận xét:
………
………
………
……….………
……… …
………
………
………
……….………
………
……….…… ………
……….……….…… ………
………… …
………
………
………
……….………
………
……….…… ……… …
………
……… ………
Quảng Ngãi, ngày tháng 04 năm 2019
Xác nhận của cơ quan thực tập Cán bộ hướng dẫn
(Ghi rõ họ tên và chữ ký)
Trang 15
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Trần Thị Trà My Lớp: 15CBC2 Cơ quan thực tập: Báo Quảng Ngãi 02 Cao Bá Quát, TP Quảng Ngãi Cán bộ hướng dẫn: Đặng Hồng Cam Vũ Nhận xét: ………
………
………
……….………
……… …
………
………
………
……….………
………
……….…… ………
……….……….…… ………
………… …
………
………
………
……….………
………
……….…… ………
Quảng Ngãi, ngày tháng 04 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
Trang 16(Ghi rõ họ tên và chữ ký)
Đặng Hồng Cam Vũ
PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời gian 3 tháng thực tập ( 07/01/2019 – 14/4/2014) tại Báo Quảng Ngãi, tôi
đã nhận được nhiều sự quan tâm, hướng dẫn từ phía cơ quan, Phòng Quảng Ngãi điện
tử cùng đội cán bộ viên chức các phòng ban trực thuộc Đồng thời, trong quá trình thựctập, tôi cũng nhận được sự chỉ bảo tận hình từ các thầy cô giáo Tổ Báo chí, Khoa NgữVăn trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến quý thầy cô giáo đặc biệt làgiảng viên hướng dẫn Đặng Hồng Cam Vũ, Báo Quảng Ngãi, Phòng Quảng Ngãi điện
tử và tập thể phóng viên cơ quan đã hết lòng với công việc hướng dẫn tôi hoàn thànhtốt kỳ thực tập này
Dù đã cố gắng rất nhiều song trong quá trình thực tập tại cơ quan, bản thân tôi vớinhững hạn chế về kỹ năng và kiến thức khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi hy vọngnhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của cơ quan cũng như quý thầy cô giáo để
có thể khắc phục và hoàn thiện hơn bản thân mình
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Trần Thị Trà My
Trang 17PHỤ LỤC 1.Thơm ngon bánh thuẫn vị quê
ấm cúng, mọi người hít hà mùi hương trứng gà và bột mới thấy Tết quê kỳ diệu đến thế nào
Trang 18Hằng năm, cứ đến cuối tháng 11, đầu tháng Chạp, một số người dân ở thôn
Hòa Bình, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa tại tất bật để cho ra những mẻ bánh
thuẫn thơm ngon phục vụ cho người dân trong vùng đón Tết “Để có mẻ bánh
thơm ngon, chất lượng, tôi rất cẩn thận ở khâu chọn nguyên liệu Tất cả các
nguyên liệu điều có nguồn gốc tự nhiên, không pha chế, không phẩm màu mới
có hương vị truyền thống, đậm chất quê”, bà Lê Thị Mười (56 tuổi) với 20
năm làm bánh thuẫn cho hay
Trang 19Giai đoạn nào cũng quan trọng nhưng để có những chiếc bánh thơm lừng
hương vị trứng gà và bột, có màu sắc bắt mắt thì khâu đánh bột lại là khâu
quan trọng nhất Người đánh bột phải đánh thật nhuyễn để bột, đường, trứng
hòa quyện vào với nhau
Bánh sau khi đổ bột vào khuôn, không lâu sau bột chín nở ra như hoa mai
Trang 20Hình dạng của bánh thuẫn tượng trưng cho sự sung túc, tràn đầy hương sắc của
mùa xuân
Những đứa trẻ trong xóm ngồi quay quần bên lò bánh chờ đợi những chiếc
bánh thuẫn ướt nóng hổi, vàng ươm Mỗi mẻ bánh làm ra đều được ưu tiên cho
những đứa trẻ thưởng thức đầu tiên cho đến khi chúng cảm thấy ngán
Trang 21Bánh đem đi sấy khô trong lò than đến khi vừa giòn lại thì được Trong quá
trình sấy bánh phải canh lửa thường xuyên để bánh không cháy và quá cứng,
vừa mềm lại xốp
Bánh thuẫn đã được sấy khô Món bánh thật thà, nhà quê ấy đã sẵn sàng phục
vụ cho người dân quê đón một cái tết Nguyên Đán bình dị và ấm cúng
Trang 22Bánh thuẫn quê làm ra được bán với giá 15.000 đồng/1 chục bánh thuẫn ướt và
18.000 đồng/1 chục bánh thuẫn đã sấy khô
Trà My- Trang Phạm
Trang 232 Ngày hội học sinh tiểu học
Tham gia ngày hội, các em học sinh có cơ hội vui chơi cùng bạn bè, thầy cô, phụhuynh và thể hiện những khả năng của mình thông qua các cuộc thi: “Viết chữ đẹp”,
“Vẽ tranh”; các trò chơi: “Nhảy dây tập thể”, “Chuyền nước”, “Nhảy bao bố tiếp sức”,Chuyền bóng”, “Kéo co”, “Biểu diễn võ cổ truyền và múa hát sân trường”