1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc sở tài nguyên môi trường thành phố đà nẵng

43 8,1K 57
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 605,5 KB

Nội dung

Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê duyệt

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập tại trường ĐH DUY TÂN em đã được trang bị rất

nhiều kiến thức cơ bản của ngành học Từ việc tiếp thu kiến thức ở lớp đến việc thựchành, áp dụng kiến thức vào thực tế để em khắc sâu kiến thức cho bản thân và có thêmnhiều kinh nghiệm thực tiễn Có được ngày hôm nay em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả

thầy cô giáo của khoa Môi Trường đặc biệt là Thạc sĩ Trần Thị Kiều Ngân, cô giáo đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em thực tập và thực hiện báo cáothực tập

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Chi cục bảo vệ Môi

Trường, trực thuộc Sở Tài Nguyên & Môi Trường Thành Phố Đà Nẵng đã nhiệt tình

giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài báo cáo thực tập này

Bên cạnh đó không thể không kể đến gia đình và bạn bè – những người luôn sátcánh động viên em trong thời gian vừa qua để em có thể hoàn thành báo cáo thực tậpnày đúng thời gian

Mặc dù đã nổ lực hết mình để hoàn thành báo cáo này nhưng đây mới chỉ là bướcđầu tiên trong quá trình nghiên cứu và làm việc của một cử nhân ngành công nghệ môitrường và cũng là lần tiên được tiếp xúc với môi trường làm việc công sở nên emkhông thể không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm vàchỉ bảo của các thầy cô và các cô chú, anh chị của chi cục bảo vệ Môi trường

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Tên sinh viên:

Trường:

Khoa:

Đơn vị thực tập:

Địa chỉ thực tập:

Cán bộ hướng dẫn:

Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:

Nhận xét của thủ trưởng đơn vị thực tập:

Đà Nẵng , Ngày tháng năm 2015

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ngày tháng năm 2015 Giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi họ tên)

Trang 4

- Tổng quan về bộ máy quản lý của Chi cục Bảo vệ Môi trường.

- Đi tham quan, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Cán bộ hướng dẫn của Chi cục phân công nhiệm vụ thực tập theo yêu cầu của

đề cương thực tập

Tuần 2:

- Tìm hiểu chung về công tác Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

- Nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác ĐTM

- Xin tài liệu, kiến thức liên quan đến ĐTM

Tuần 3:

- Đọc tài liệu , phác thảo sơ về đề tài

- Phụ giúp một số việc văn phòng

- Lưu hồ sơ

Tuần 4:

- Bắt tay vào làm cụ thể đề tài Nhờ sự giúp đỡ của các anh chị ở Chi cục

- Soạn hồ sơ giấy và lưu trữ máy tính của cơ quan

- Phụ giúp công việc vặt ở cơ quan

- Trao đổi các vấn đề thắc mắc với cán bộ hướng dẫn của Chi cục

- Chỉnh sữa các nội dung trong bài báo cáo thực tập

- Hoàn chỉnh nội dung báo cáo và gửi lên Chi cục nhận xét kết quả thực tập tạiđơn vị thực tập

Trang 5

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo Cử nhânngành công nghệ Môi trường Là giai đoạn chuyển giữa môi trường học tập với môitrường xã hội thực tiễn

Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm:

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của một cán bộ kỹ thuật môi trường trong sựnghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng như trong thực tế của chuyên ngành

- Nâng cao ý thức tổ chức kỹ thuật lao động

- Làm quen với các công việc thực tế mà một cán bộ kỹ thuật chuyên ngành phảilàm trong tương lai

- Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất

- Vận dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ

Nội dung cần tìm hiểu về:

-Mô hình tổ chức quản lý (có thể mô tả bằng sơ đồ) của đơn vị từ thủ trưởng đếncác đơn vị cơ sở,quan hệ theo hàng dọc, theo hàng ngang, theo cấp bậc trong hệ thốngđiều hành công việc, đặc biệt chú ý đến bộ phận nơi mình trực tiếp làm việc

-Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị nơi thực tập Tìm hiểu cơ chế tổchức hoạt đông sản xuất đơn vị

-Các thủ tục, các quy định, quy chuẩn - tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá chấtlượng môi trường nước, không khí, đất

-Tìm hiểu và tham gia thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

-Tìm hiểu về hoạt động quan trắc và phân tích môi trường

-Tìm các hướng để có thể chọn lựa làm đề tài tốt nghiệp

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với xu hướng phát triển của thế giới, đời sống con người khôngngừng được cải thiện và phát triển, tất nhiên con người ngày càng chú trọng hơn vềvấn đề môi trường và các điều kiện vệ sinh môi trường Muốn cho đất nước ta không

bị thoát khỏi dòng phát triển của cả chung toàn cầu, ngành giáo dục đang từng ngày tựcải thiện mình để đáp ứng nhu cấu mới Thực tế cho thấy rằng việc đào tạo các cử nhânngành môi trường có chuyên môn là rất cần thiết

Nằm trong chương trình đào tạo cử nhân ngành môi trường của trường ĐH DuyTân, đợt thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên có thể tổng hợp và hoàn thiện về cơbản những kiến thức đã học, từ đó có được những kinh nghiệm thực tiễn và cũng là dịp

để sinh viên tiếp cận với các công việc liên quan đến ngành nghề trong tương lai.Trong đợt thực tập vừa qua em sinh viên lớp K18MCD đã được về thực tập tại Chi cụcbảo vệ Môi trường Thành phố Đà Nẵng

Để hoàn thành được đợt thực tập này, em vô cùng biết ơn sự hướng dẫn tận tình

và tạo điều kiện thực tập thuận lợi của Ban Giám đốc, các cô, chú, anh chị trong Chicục Xin chân thành cảm ơn Cô ThS Trần Thị Kiều Ngân đã giúp em hoàn thành tốtđợt thực tập này

Trang 7

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Tên đơn vị: CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGĐịa chỉ: 24 Hồ Nguyên Trừng – Thành phố Đà Nẵng

Thời gian thực tập: Từ ngày 30/3/2015 đến ngày 10/5/2015

Chi cục bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài Nguyên & Môi Trường thành phố

Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở Phòng Quản lý Môi trường thuộc Sở Tài nguyên vàMôi trường tại Quyết định số 9775/QĐ-UB ngày 26 tháng 11 năm 2008 của UBND thành phố Đà Nẵng

Hình 1.1: Hình ảnh Chi cục Bảo vệ Môi trường

VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

1 Chi cục Bảo vệ Môi trường (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2 Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại kho bạc nhà nước

Trang 8

nguyên và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Cục Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3 Kinh phí hoạt động của Chi Cục do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của pháp luật

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1 Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có liênquan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

2 Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;

3 Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn thành phố; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền

4 Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các

cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ sở đó;

5 Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành phố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuấtvới Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;

6 Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở;

7 Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường; xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở địa phương;

8 Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;

9 Tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật;

10 Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố

Trang 9

trình Hội đồng nhân dân cùng cấp; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo

vệ môi trường của địa phương theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố

11.Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động truyền thông về lĩnh vựcbảo vệ môi trường;

12 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao

án, đề án bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt hoặc ban hành

1.2.1 Hệ thống tổ chức

Biên chế của Chi cục được xác định theo phương châm gọn nhẹ nhưng phải đảmbảo đủ năng lực, chuyên môn, điều kiện để hoạt động có hiệu quả theo các chức năng,nhiệm vụ đã nêu trong mục II

Theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan và căn cứ tình hình thực tế côngtác BVMT của thành phố, dự kiến tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục gồm có:

- 01 Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục Trưởng giúp việc

- 03 phòng chuyên môn và 01 phòng chức năng

+ Phòng kiểm soát ô nhiễm;

+ Phòng thẩm định và cấp phép;

+ Phòng Tổng hợp;

+ Bộ phận hành chính

Trang 10

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức của Chi cục bảo vệ môi trường TP Đà Nẵng

Trang 11

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của chi cục Bảo vệ môi trường

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch,

dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có liên quan đếnchức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;

- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn thành phố; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền;

- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các

cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ sở đó;

- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành phố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;

- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở;

- Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường; xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở địa phương;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;

- Tổ chức việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của phápluật;

Trang 12

- Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo

vệ môi trường của địa phương theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố

- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động truyền thông về lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao

1.3 PHÒNG BAN TRỰC THUỘC

1.3.1 Phòng Kiểm soát ô nhiễm:

- Là phòng chuyên môn, tham mưu cho Chi cục Trưởng các nhiệm vụ cụ thể sau:

• Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn thành phố đề xuất các biện pháp quản lý; kiểm tra việc thực hiện cácnội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải;

• Phát hiện và kiến nghị xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; xác nhậncác cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của các cơ sở đó;

• Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự ánđầu tư; giám sát nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn thành phố;

• Đánh giá, dự báo và cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành phố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái

và phục hồi môi trường;

• Phối hợp kiểm tra thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường đối với các đô thị, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo phân công;

• Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh theo phân công;

• Theo dõi, điều tra, phối hợp thực hiện các nội dung công việc liên quan đến điôxin trên địa bàn thành phố;

• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao

1.3.2 Phòng Thẩm định và cấp phép:

- Là phòng chuyên môn, tham mưu cho Chi cục Trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thẩm định, cấp phép cụ thể sau:

Trang 13

• Hướng dẫn, thẩm định và tham mưu cấp phép hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hồ sơ cấp Giấy đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật;

• Hướng dẫn các tổ chức cá nhân về thủ tục môi trường, tham mưu về việc

tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, thẩm định hồ sơ ký quỹ phục hồi môi trường, hồ sơ

dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;

• Thẩm định phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật;

• Gửi thông báo nộp phí bảo vệ môi trường định kỳ theo Quy định;

• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao

1.3.3 Phòng Tổng hợp:

• Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo

vệ môi trường theo phân công;

• Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công; tổ chức việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự

án, đề án đó sau khi được phê duyệt;

• Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường theo sự phân công;

• Xây dựng chương trình quan trắc môi trường, xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ thuậtđối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở địa phương;

• Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động thôngtin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trên địabàn Thành phố;

• Tổ chức triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường theo phân công của Chi cục trưởng;

• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao

Trang 14

PHẦN 2: CÁC NỘI DUNG THU NHẬN, TÌM HIỂU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC, THAM QUAN TẠI CHI CỤC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Là một bản báo cáo bao gồm các nội dung:

- Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc cơ sở

- Đánh giá tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án hoặc cơ sở

- Kiến nghị các biện pháp xử lý về mặt môi trường

Có 3 loại chính như sau:

- Đánh giá môi trường chiến lược

- Đánh giá tác động môi trường

- Cam kết bảo vệ môi trường (Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm2011)

2.1.2 Tại sao phải đánh giá tác động môi trường

- Làm thế nào để phát triển Kinh tế-Xã hội mà không tổn hại đến môi trường

- Làm thế nào để đạt được sự phát triển bền vững lâu dài giữa phát triển sảnxuất,dịch vụ và bảo vệ môi trường

- Với mục đích phòng ngừa và kiểm soát các tác động môi trường do việc pháttriển kinh tế - xã hội tạo ra

Trang 15

Hình 2.1: Đánh giá tác động môi trường

2.1.3 Mục tiêu ĐTM

Với khái niệm nêu trên, mục tiêu chính cần đạt được của quá trình ĐTM gồm:

- Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường

Như vậy, một ĐTM có chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau:

- Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi trường của dự

án cho Chủ dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định đối với dự án đó

- Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng đối vớicác yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết định về dự án

- Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự án có cơhội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án

 Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu đồngthời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường vàonội dung dự án

Trang 16

2.1.4 Lợi ích ĐTM

ĐTM mang lại lợi ích không chỉ cho Chủ dự án, là công cụ hữu hiệu quản lý môitrường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm hoặc chịu tác động bởi

dự án Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm:

- ĐTM là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằngvới các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảmbảo phát triển bền vũng;

- Là căn cứ để Chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư bao gồm vị trí, quy mô,công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh

tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho Chủ dự án;

- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấucủa dự án lên môi trường;

- Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự áncho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minhbạch và có tính bền vững cao;

- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dựán

2.1.5 Nội dung thực hiện ĐTM

2.1.5.1 Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Tổ chức, cá nhân là chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giátác động môi trường tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có điều kiện theo quy địnhtại điều 8 nghị định 29/2011/NĐ-CP để tiến hành công tác đánh giá tác động môitrường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đển

Sở TN&MT Thành phố Đã Nẵng

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ và đáp ứng yêu cầu để thẩm định Sở TN&MTThành phố Đã Nẵng sẽ thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môitrường Thời hạn thẩm định được quy định tại điều 12 Nghị định 29/2011/NĐ-CP

2.1.5.2 Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung

Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung được thực hiệnthông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản của các nhà khoa học, quản lý có chuyênmôn, trình độ phù hợp và của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địaphương Ý kiến nhận xét, đánh giá được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 banhành kèm theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT Trong trường hợp cần thiết sẽ thànhlập hội đồng thẩm định

2.1.6 Chu trình thực hiện dự án và Quy trình thực hiện ĐTM

2.1.6.1 Chu trình thực hiện dự án

Trang 17

Chu trình của một dự án đầu tư gồm 6 bước cơ bản gồm: hình thành, đề xuất dựán; nghiên cứu tiền khả thi; nghiên cứu khả thi; thiết kế chi tiết; thực hiện dự án vàbước cuối cùng là giám sát, đánh giá hiệu quả dự án.

Hình 2.2: Chu trình của một dự án

2.1.6.2 Các bước tiến hành thực hiện ĐTM

a Sàng lọc dự án (Screening)

Để quyết định về quy mô và mức độ ĐTM

Sàng lọc là bước thực hiện đầu tiên của quy trình ĐTM với mục tiêu xác định cócăn cứ khoa học một dự án được đề xuất có cần phải thực hiện ĐTM hay không và nếucần thì thực hiện đến mức nào, ĐTM chi tiết hay chỉ ở mức độ sơ bộ hoặc không phảilàm gì về mặt môi trường

Có 2 cách sàng lọc gồm sàng lọc dựa trên việc lập danh mục dự án xác định vàsàng lọc dựa trên bộ tiêu chí và kiến thức chuyên gia

Đề xuất

dự án

Nghiên cứu tiền khả thi

Thiết kế chi tiết

Thực hiện

dự án

Đánh giá sau

dự án

Chu trình

dự án

ĐTM chi tiết, xác định các phương án lựa chọn

và sự cần thiết giảm nhẹ

Thiết kế chi tiết các biện pháp giảm thiểu

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và BVMT khác

Trang 18

đích giúp cho việc lựa chọn địa điểm, đánh giá các phương án thay thế được thuận lợi

và chuẩn xác, đồng thời đảm bảo cho ĐTM có được mức chi tiết cần thiết, xác địnhđược trọng tâm của các vấn đề và các thông tin liên quan đồng thời không bỏ sót cácvấn đề cốt yếu nhất

Kết quả của xác định phạm vi là lập ra một Đề cương chi tiết cho hoạt động ĐTM(TOR) với những nội dung nêu trên Theo quy định của một số nước, Bản đề cươngđược Chủ dự án và tư vấn phối hợp lập sẽ được trình cho cơ quan Nhà nước có thẩmquyền thẩm định làm căn cứ cho nghiên cứu và lập báo cáo ĐTM chi tiết

c Nghiên cứu và lập báo cáo ĐTM

Tiến hành nghiên cứu ĐTM là bước tiếp theo của quá trình ĐTM được thực hiệntrên cơ sở TOR được lập và theo các hướng dẫn kỹ thuật Nội dung nghiên cứu ĐTM ởbước thực hiện này là nhận dạng, phân tích, đánh giá, dự báo các tác động tiềm tàngcủa dự án, xác định mức độ và đối tượng bị tác động đồng thời đề xuất các biện phápphòng tránh, giảm thiểu tác động xấu và cuối cùng là đưa ra được một chương trìnhquan trắc, giám sát các tác động này một cách toàn diện và hiệu quả nhất

Việc lựa chọn phương pháp ĐTM, nhận dạng các tác động lên môi trường củamột dự án phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản gồm: loại và quy mô dự án; đặc điểm môitrường tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng chịu tác động của dự án; bản chất của các tácđộng môi trường; kinh nghiệm của nhóm chuyên gia ĐTM; thời gian và kinh phí đầu

tư cho thực hiện ĐTM

Thông thường các tác động môi trường có thể được phân loại theo các tiêu chíkhác nhau như:

- Phân theo đối tượng bị tác động

- Phân theo nguồn gốc

- Phân theo quy mô, mức độ tác động

- Phân theo mức độ bị tác động

Ngoài ra, việc đánh giá, dự báo tác động phải xét đến các khía cạnh khác nhaucủa mỗi tác động gồm: cường độ tác động, phạm vi tác động về không gian, thời gian,xác suất xảy ra của tác động và mức độ nghiêm trọng của tác động

Việc giảm thiểu tác động phải đảm bảo cho dự án phát triển tốt nhất đồng thờiloại bỏ hoặc hạn chế tới mức có thể chấp nhận được các tác động xấu lên môi trường,phát huy tốt nhất các tác động tích cực; Đảm bảo người dân không phải chịu thêm cácthiệt hại môi trường khác lớn hơn lợi ích do dự án mang lại cho họ

Các biện pháp giảm thiểu bao gồm từ việc xem xét, thay đổi địa điểm đến việcthay đổi quy mô (công suất) dự án, thay đổi công nghệ, thay đổi thiết kế Các biệnpháp giảm thiểu này phải được đưa vào thiết kế dự án, thực thi và vận hành cùng dựán

Các nội dung của công tác giảm thiểu được lập phù hợp cho các giai đoạn thựchiện dự án gồm: giai đoạn tiền xây dựng (chuẩn bị mặt bằng), giai đoạn xây dựng vàgiai đoạn vận hành dự án (đưa dự án vào hoạt động trong thực tế)

d Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM

Trang 19

Bước tiếp theo trong chu trình ĐTM là thẩm định báo cáo ĐTM Hoạt động thẩmđịnh nhằm mục tiêu đánh giá, xác định mức độ đầy đủ, tin cậy và chính xác của cácthông tin, kết luận nêu trong báo cáo ĐTM Thông thường, công tác thẩm định và phêduyệt báo cáo ĐTM được thực hiện bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền Kết quảthẩm định là ra một quyết định chấp thuận với những điều khoản, điều kiện bắt buộcChủ dự án phải tuân thủ hoặc không chấp thuận

e Đánh giá sau thẩm định

Đây là bước thực hiện không kém phần quan trọng và là bước cuối cùng của quytrình ĐTM nhằm giám sát việc tuân thủ của dự án đối với các yêu cầu bắt buộc và tínhhiệu quả, mức độ phù hợp của các biện pháp giảm thiểu tác động xấu được đề ra trongbáo cáo ĐTM đã được phê duyệt Ngoài ra, bước thực hiện này còn thẩm định tínhchính xác của các dự báo tác động và phát hiện những vấn đề môi trường nẩy sinhtrong qua trình thực hiện dự án để có biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời

Tóm tắt nội dung các hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM và phân chia tráchnhiệm giữa Chủ dự án, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM và các cơ quan nhà nước liênquan trình bày trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Khái quát về phân trách nhiệm trong các hoạt động sau thẩm định báo

cáo ĐTM của dự án phát triển kinh tế - xã hội

báo cáo ĐTM

Cơ quan nhà

1) Báo cáo với UBND

nơi thực hiện dự án

nội dung của quyết

định phê duyệt báo

cáo ĐTM

1) Có văn bản báocáo UBND cấp tỉnhnơi thực hiện dự án

về nội dung phêduyệt báo cáo ĐTM

1) UBND cấptỉnh thông báonội dung quyếtđịnh phê duyệtbáo cáo ĐTMcho các bộ/ngành

và UBND cáccấp liên quan

Cần nói rõ:UBND các cấptại địa bàn thựchiện dự án

2) Niêm yết công khai

Cần nói về cáctác động khác tớimôi trường thiênnhiên, xã hội, cácbiện pháp xử lý3) Thực hiện đúng,

đầy đủ các yêu cầu

của quyết định phê

duyệt báo cáo ĐTM

3) Chỉ đạo, tổ chứckiểm tra việc thựchiện các nội dungcủa quyết định phêduyệt báo cáo ĐTM

2) Tham giachuẩn bị, tổ chứckiểm tra việcthực hiện các nộidung báo cáoĐTM đã được

Cần nói rõ:UBND các cấptại địa bàn thựchiện đúng

Trang 20

Chủ dự án Cơ quan xét duyệt báo cáo ĐTM nước liên quan Cơ quan nhà Nhận xét

4) Thiết kế, xây lắp

các công trình xử lý

môi trường

4) Xem xét, đốichiếu hồ sơ thiết kế,xây lắp các côngtrình BVMT đã phêduyệt

Cần bổ sung vào

kế hoạch thựchiện các nhiệm

vụ khác vềBVMT thiênnhiên và xã hội5) Thông báo cho cơ

quan phê duyệt báo

dự án biết trongvòng 7 ngày làmviệc

6) Triển khai các biện

pháp BVMT trong

quá trình thi công

6) Tiếp nhận các đềxuất mới của Chủ

Cần bổ sung: đạidiện UBND cáccấp tham giagiám sát thửnghiệm

8) Xem xét hiệu quả

Cần bổ sungthông báo kếtquả giám sát chocác nơi liên quan9) Đưa các công trình

BVMT vào hoạt động

sau khi được cơ quan

phê duyệt báo cáo

ĐTM xác nhận đã

thực hiện đầy đủ yêu

cầu của việc phê

duyệt

9) Lưu giữ, quản lý

hồ sơ về hoạt độngsau thẩm định báocáo ĐTM của Dựán

Cần bổ sung:việc thông báovới cộng đồngcác nội dungchính của hoạtđộng thẩm định

Trang 21

Các bước thực hiện trong quy trình ĐTM được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Hình 2.3: Quy trình các bước thực hiện ĐTM

2.1.6.3 Phương pháp ĐTM

a Phương pháp chập bản đồ:

Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành

phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo Hiện nay kỹ thuật

GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng

và chính xác

- Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về

vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác

(Approval with term and condition)

Thực hiện quản lý môi

● Xây dựng TOR cho thực hiện ĐTM

● Lập TOR theo mẫu

● Phân tích, đánh giá tác động

● Các biện giảm thiều

● Kế hoạch giám sát

● Chương trình quản lý môi trường

● Phê duyệt hoặc không phê duyệt

● Các điều khoản và điều kiện kèm theo về:

- Bảo vệ môi trường

- Giám sát

Thẩm định

(Review)

● Thẩm định báo cáo ĐTM

● Tham gia của cộng đồng (có thể)

● Thực hiện chương trình quản lý môi trường

● Các biện pháp giảm thiểu

Ngày đăng: 05/06/2015, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w