Hơn nữa, xây dựng sân chơi bổ ích, lành mạnh cho những người đam mê bộ môn cờ tướng, giúp người chơi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và được nâng cao trình

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại báo quảng ngãi tọa lạc tại 02 cao báo quát, thành phố Quảng Ngãi (Trang 40 - 47)

cờ tướng, giúp người chơi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và được nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh thi đấu để chinh phục những giải đấu cao hơn.

T.TƯƠI - T.MY

BÁO CÁO THỰC TẬP

7. Trồng cà pháo phủ nilon cho năng suất cao

15:40, 06/04/2019 [GMT+7]

. .

(Baoquangngai.vn)- Vài năm trở lại đây, với phương pháp phủ nilon, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Hòa, nơi có diện tích trồng cà pháo lớn nhất tỉnh đã nâng cao năng suất ây trồng này tăng lên gấp đôi.

Gia đình ông Nguyễn Tấn Mạnh ở thôn 3, xã Bình Hòa (Bình Sơn), là người có thâm niên trồng cà pháo gần 10 năm nay. Ban đầu ông chỉ trồng 1 sào, sau thu hoạch thấy cho hiệu quả kinh tế ông đã mở rộng diện tích.

Vụ này, với gần 4 sào đất trồng cà, ông Mạnh đầu tư gần 1 triệu đồng để mua nilon phủ, cộng với phân bón, giống… tổng chi phí gần 3 triệu đồng. Cây cà pháo sau khi trồng khoảng 4 tháng là cho thu hoạch. Tuy cà pháo đầu vụ giá có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng không đáng kể song bù lại đạt sản lượng cao.

Tính bình quân với giá bán 6.000- 7.000 đồng/kg, gia đình tôi có nguồn thu gần 10 triệu đồng/sào. Nếu so với cây ớt, dưa gặp thời điểm được giá vượt trội thì cà pháo không sánh bằng, nhưng nó là cây trồng có giá cả, đầu ra ổn định nhất.”, ông Mạnh cho hay.

Theo ông Tô Ngọc Lanh, một hộ trồng cà pháo có tiếng ở thôn 3, xã Bình Hòa cho biết: Cà pháo từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng gần 1 năm, mỗi tháng thu hái 5-6 lần. Thời điểm mưa nhiều, từ tháng 9 trở đi, cà bắt đầu rộ quả, các hộ trồng thường thành lập ra các tổ, nhóm rồi giúp nhau thu hái để kịp có bán cho thương lái.

BÁO CÁO THỰC TẬP

Người dân xã Bình Hòa phủ nilon chuẩn bị xuống giống vụ mới trên cánh đồng thôn 3. Ảnh: T.MY

Những năm gần đây, điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại đối với nhiều loại nông sản; không ít người dân có tâm lý lo sợ vì giá cả bấp bênh, “cung vượt cầu”. Chính vì thế, mấy năm nay, các hộ trồng ở địa phương đã thống nhất quy hoạch trồng từng vùng, không xuống giống cùng một thời điểm, mà thường chênh nhau vài tuần.

Như gia đình ông Đinh Ngọc Lợi ở thôn 3, xã Bình Hòa trong khi hiện nay một số bà con đang khẩn trương làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ mới thì hơn 2 sào cà của ông đã cho thu hoạch rộ. Nhìn ruộng cà trĩu quả, ông Lợi cho hay, một tháng nay cà cho thu hoạch rộ, một tuần tôi lại thuê người hái cà một lần, được trên dưới 2 tạ, với giá bán hiện tại là 6.000-7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lại hơn 1 triệu đồng. Sau mỗi lần thu hoạch chỉ cần tưới nước, bón thúc thêm đạm thì trái sẽ lớn nhanh, một tuần sau lại tiếp tục thu hoạch.

BÁO CÁO THỰC TẬP

Cũng theo ông Lợi, đa số các hộ trồng nơi đây cũng đã biết tự ươm cây giống; từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch là người dân bắt đầu xuống giống. Ngoài ra, người trồng phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh, sau mỗi đợt thu hái phải bón thúc đạm để giữ cho cây có hoa liên tục đến hết thu hoạch.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, đây là địa phương có diện tích trồng cà lớn nhất của huyện Bình Sơn. Toàn xã hiện có hơn 6ha trồng cà pháo, tập trung nhiều ở thôn 3. Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây cà, hầu hết các hộ đều trồng theo phương pháp phủ bạt nilon. Mặc dù chi phí đầu tư lớn hơn so với phương pháp thương nhưng khi phủ nilon có nhiều ưu điểm vượt trội.

Ông Đinh Ngọc Lợi ở thôn 3, xã Bình Hòa phấn khởi vì cà năm nay cho năng suất cao. Ảnh: T.MY

Nếu như trước kia, bà con phải mất nhiều thời gian để chạy nước cho từng luống thì với phương pháp này, người trồng không những tiết kiệm được thời gian mà còn duy trì được độ ẩm cho đất. Cùng với đó là làm sạch cỏ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây…

BÁO CÁO THỰC TẬP

Nhờ đó, cà cho năng suất cao hơn, chất lượng quả đẹp hơn. Bình quân mỗi sào cà cho năng suất 3-4 tấn nhưng trồng bằng phương pháp phủ nilon thì năng suất cao gần gấp đôi, từ 5-6 tấn, sau khi trừ chi phí cho thu nhập gần 20 triệu đồng/sào.

Hiện tại, cây cà pháo chưa phải là cây trồng chủ lực của địa phương nhưng thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này là có. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn cải tạo đất ruộng; chuyển từ trồng bắp, mì sang trồng cà pháo. Đây là mô hình canh tác lấy ngắn nuôi dài hiệu quả, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Bài, ảnh: T.T- T.MY

BÁO CÁO THỰC TẬP

8. Hội thảo đầu bờ Mô hình khảo nghiệm liên kết sản xuất đậu nành tại

Quảng Ngãi

21:49, 09/04/2019 [GMT+7]

. .

(Baoquangngai.vn)- Sáng 9.4, tại xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy đã tổ chức hội thảo đầu bờ Mô hình khảo nghiệm liên kết sản xuất đậu nành tại Quảng Ngãi.

Đây là một trong những vùng bãi bồi mà Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy tổ chức trồng khảo nghiệm đậu nành. Nông dân tham gia mô hình được cung cấp giống, đảm bảo giống cho năng suất cao, kháng bệnh tốt. Giống Vinasoy cung ứng cho năng suất gấp 1.8-2 lần so với giống đậu nành địa phương. Đồng thời, nhà máy bao tiêu 100% đầu ra sản phẩm thu hoạch cuối cùng cho người nông dân, với giá thu mua tốt hơn giá thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BÁO CÁO THỰC TẬP

Mô hình khảo nghiểm liên kết sản xuất đậu nành tại xã Hành Minh (Nghĩa Hành). Ảnh: T.MY

Từ năm 2016, nhà máy đã đưa về trồng khảo nghiệm tại vùng bãi bồi xã Đức Hiệp và xã Hành Thịnh. Trong đó, giống đậu nành mới Vinasoy 01-CT và Vinasoy 02-NS là loại giống được đánh giá là phù hợp nhất, với những ưu điểm vượt trội, không biến đổi gen, cho năng suất cao, kháng hạn và sâu bệnh tốt so với giống đậu nành tại địa phương. Vì thế, thu nhập bình quân cho người nông dân cũng tăng từ 35-45 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so vơi các loại cây hoa màu truyền thống.

Ông Hồ Văn Đoan, một hộ nông dân tham gia mô hình tại thôn Long Bàng Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) cho biết: Hơn 1 sào đậu nành của gia đình đang cho thu hoạch. Dự tính với 1 sào đậu nành với sự hỗ trợ kỹ thuật canh tác của nhà máy sẽ cho năng suất bình quân 150kg hạt. Nếu nhà máy thu mua với giá ổn định, lợi nhuận thu về có thể gấp 2-3 lần so với các loại hoa màu truyền thống.

Giám đốc Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy, ông Ngô Văn Tụ cho biết, qua khảo sát sơ bộ của Vinasoy, tổng diện tích các bãi bồi tại những con sông chính của

BÁO CÁO THỰC TẬP

Quảng Ngãi lên đến 1.500ha. Hướng liên kết phát triển vùng nguyên liệu của Vinasoy đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới trong việc làm nông nghiệp bền vững, khoa học cho người nông dân. Qua đó, khuyến khích hoạt động nông nghiệp theo hợp đồng, “chính thức hóa” mối liên hệ giữa nông hộ nhỏ với ngành chế biến thực phẩm hiện đại.

Tin, ảnh: P.TIÊN- T.MY Ngoài ra, còn có phóng sự (đính kèm đĩa CD):

- Vườn hoa sứ sặc sỡ sắc màu của một nhiếp ảnh gia - CLB xe đạp Sắc màu: khỏe để trọn niềm vui

- Quán cà phê đậm chất xưa ở Thị trấn chợ Chùa

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại báo quảng ngãi tọa lạc tại 02 cao báo quát, thành phố Quảng Ngãi (Trang 40 - 47)