1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng

104 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 359,61 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾNGUYỄN THỊ HIỀN HOẠT ĐỘNG CHO VAY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Chuyê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HIỀN

HOẠT ĐỘNG CHO VAY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HIỀN

HOẠT ĐỘNG CHO VAY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng

Mã số: 60 34 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt i

Danh mục bảng ii

Danh mục biểu đồ iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 Lý luận chung về cho vay ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới 6

1.1 Vai trò nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế 6

1.1.1 Khái niệm nông nghiệp, nông thôn 6

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của nông nghiệp, nông thôn 7

1.2 Vấn đề nông thôn mới 9

1.2.1 Những vấn đề lý luận chung về NTM xã hội chủ nghĩa 9

1.2.2 Vấn đề nông thôn mới ở Việt Nam 11

1.3 Hoạt động cho vay ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới 21

1.3.1 Bản chất và phân loại tín dụng ngân hàng 21

1.3.2 Đặc điểm cho vay ngân hàng đối với xây dựng NTM 23

1.3.3 Vai trò của cho vay ngân hàng đối với xây dưng NTM. 25

1.3.4 Điểm khác biệt giữa cho vay theo chương trình xây dựng NTM với cho vay phát triển Nông nghiệp nông thôn thông thường. 25

Chương 2 Thực trạng cho vay xây dựng nông thôn mới tại Agribank Lâm Đồng từ 2010 đến nay 29

2.1 Giới thiệu khái quát về Lâm Đồng 29

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại Agribank Lâm Đồng từ 2010 đến nay 32

2.2.1 Giới thiệu chung về Agribank Lâm Đồng 33

2.2.2 Hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng 37

2.3 Đánh giá chung về hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2010 đến nay 54

2.3.1 Chất lượng cho vay xây dựng nông thôn mới 54

Trang 4

Chương 3 Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây

dựng nông thôn mới tại Agribank Lâm Đồng 72

3.1 Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới 72

3.1.1 Định hướng hoạt động cho vay xây dựng NTM của Agribank 72

3.1.2 Định hướng hoạt động đầu tư xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng 73

3.1.3 Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank Lâm Đồng 74

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại Agribank Lâm Đồng 75

3.2.1 Giải pháp về huy động vốn 75

3.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng 77

3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực. 79

3.2.4 Giải pháp về Marketing 80

3.3 Kiến nghị 83

3.3.1 Đối với Chính phủ 83

3.3.2 Đối với NHNN và các Bộ, ngành 84

3.3.3 Đối với UBND các cấp 85

3.3.4 Đối với Agribank 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1 ABIC : Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp

3 Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4 Agribank Lâm Đồng : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng

5 CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

11 NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

13 POS : Điểm bán hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của các TCTD trên địa bàn giai đoạn 33

4 Bảng 2.4

Vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi của Agribank Lâm

41Đồng giai đoạn 2010-06/2012

5 Bảng 2.5

Vốn huy động phân theo loại tiền tệ của Agribank Lâm

42Đồng giai đoạn 2010-06/2012

6 Bảng 2.6

Tổng hợp tình hình cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm

43Đồng giai đoạn 2010-06/2012

7 Bảng 2.7

Tổng hợp tình hình cho vay xây dựng NTM tại Ngân

46hàng Lâm Đồng giai đoạn 2010-06/2012

8 Bảng 2.8

Dư nợ cho vay phân theo thời gian của Agribank Lâm

48Đồng giai đoạn 2010-06/2012

9 Bảng 2.9

Dư nợ cho vay phân theo mục đích, chương trình cho vay

50của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2010- 06/2012

10 Bảng Dư nợ cho vay phân theo xã xây dựng NTM của Agribank

51Lâm Đồng giai đoạn 2010-06/2012

2.10

11 Bảng Tổng hợp tình hình nợ xấu cho vay xây dựng NTM của

54

Trang 7

2.12 của Agribank

ii

Trang 8

Lâm Đồng giai đoạn 2010-06/2012

13 Bảng Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank

56

2.13 Lâm Đồng giai đoạn 2010-06/2012

Trang 9

2 Biểu đồ 2.2

Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa tỉnh

36

Lâm Đồng đến 30/06/2012

Trang 10

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của Đề tài

Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những mục tiêu quantrọng được Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Bộ Chính trị về phát triểnTam Nông xác định : “ Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lượctrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở

và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân,nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội ” Chính phủ đã cụ thểhoá chương trình thành mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày06/04/2010 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giaiđoạn 2010 - 2020 và Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/09/2011 của Thủ tướngChính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nướcchung sức xây dựng nông thôn mới”

Cùng với cả nước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,hiện nay là ngân hàng thương mại duy nhất được nhà nước đầu tư 100% vốn có vaitrò chủ lực, chủ đạo trong việc đầu tư tín dụng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ trênđịa bàn nông nghiệp, nông thôn thông qua các chính sách điều hành vĩ mô của Chínhphủ để can thiệp nhằm hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đây cũng là mộtngân hàng luôn có vai trò, vị thế, trách nhiệm và gương mẫu đi đầu trên mặt trận pháttriển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước

Là một đơn vị trực thuộc Agribank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng từ khi được thành lập đến nay đã luôn điđầu trong việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triểnnông nghiệp, nông thôn tại địa phương, kết quả kênh tín dụng đối với khu vực nôngthôn đã từng bước được mở rộng, đảm bảo khơi thông nguồn vốn thúc đẩy nôngnghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng

Trang 11

suất, chất lượng và hiệu quả, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăngcường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nângcao đời sống nhân dân về mọi mặt Tuy nhiên, Agribank Lâm Đồng xác định cần phảitiếp tục vươn xa hơn ở lĩnh vực này trong giai đoạn mới, nhất là trong điều kiện nềnkinh tế tại tỉnh Lâm Đồng đang ngày một phát triển, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệpngày càng tăng, đời sống nông dân càng ngày càng được cải thiện, xây dựng NTMđang là phong trào sôi nổi trong cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, điềunày rất thuận lợi để Agribank Lâm Đồng tăng cường hoạt động cho vay xây dựngNTM, một lĩnh vực mà ít hấp dẫn các ngân hàng thương mại trong thời gian vừa qua.

Với các lý do được trình bày ở trên, thì hoạt động cho vay xây dựng NTM tạiAgribank Lâm Đồng cần phải được nhìn nhận, phân tích, đánh giá một cách kháchquan, sâu sắc, toàn diện và khoa học để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả của công tác này trong thời gian sắp tới Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hoạtđộng cho vay xây dựng nông thôn mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng” làm luận văn thạc sỹ kinh tế

2 Tình hình nghiên cứuVấn đề hoạt động cho vay của NHTM cũng như vấn đề cho vay đối với pháttriển nông nghiệp, nông thôn luôn được quan tâm và đã có nhiều bài viết, công trìnhkhoa học được công bố ở những nội dung, khía cạnh khác nhau, đây là nguồn tư liệuquý giá cho việc nghiên cứu luận văn Có thể kể đến một số nghiên cứu dưới đây:

- Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại do tác giả Nguyễn Thị Mùi chủbiên (2006), tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, làm rõbản chất của tín dụng, đặc điểm của tín dụng, phân loại tín dụng, các loại hình tín dụng, quy trình

và nguyên tắc cho vay

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Tiến Thực, năm 2007 với đề tài: “Tín dụngngân hàng góp phần phát triển ngành hoa tại Thành phố Đà Lạt” Đề tài này tác giả

Trang 12

tập trung đi sâu vào nghiên cứu về tín dụng ngân hàng ở khía cạnh đối với phát triển ngành hoa tại Thành phố Đà Lạt.

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Mỹ, năm 2008 với đề tài: "Tín dụngngân hàng nhằm phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng" Đề tàinày tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu về tín dụng ngân hàng ở khía cạnh đối với phát triểnvùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Tấn Nguyện, năm 2010 với đề tài: “Tíndụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" Đề tài này tácgiả đi sâu nghiên cứu về tín dụng ngân hàng ở khía cạnh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trênđịa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Quang Tùng, năm 2011 với đề tài “Tíndụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng ”: Tác giả của đề tài này đã tập trung nghiêncứu về tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Lâm Đồng,tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến nội dung cho vay xây dựng NTM

Với một số công trình vừa kể trên, tác giả nhận thấy đến nay chưa có côngtrình nào nghiên cứu về “Hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng”, do đó về cơbản nội dung và mục tiêu nghiên cứu của luận văn không trùng lắp với các đề tàinghiên cứu khác mà tác giả được biết qua tìm hiểu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay xây dựng NTMtại Agribank Lâm Đồng để đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vayxây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng trong giai đoạn mới

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về xây dựng NTM và hoạt động cho vay ngân hàng đối với xây dựng NTM

- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank LâmĐồng từ 2010 đến nay, chỉ rõ những kết quả đạt được, những bất cập và nguyên nhân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng NTM tạiAgribank Lâm Đồng trong giai đoạn mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sâu trong hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng

- Thời gian: Số liệu nghiên cứu được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2010

đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, từ cácphương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đến các phương pháp tổng hợp, sosánh, thống kê, phân tích, nhận xét, đánh giá

6 Những đóng góp mới của luận vănTrên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, đề tàitiếp tục nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank LâmĐồng với những đóng góp chủ yếu sau:

Trang 14

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay xây dựng NTM tại AgribankLâm Đồng giai đoạn từ năm 2010 đến nay để đưa ra những nhận xét, đánh giá, thấy được nhữngthành tựu cần tiếp tục phát huy, tìm ra những bất cập và nguyên nhân tồn tại để có biện pháp giảiquyết.

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng trong giai đoạn mới

7 Bố cục của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương

Chương 1: Lý luận chung về cho vay ngân hàng đối với xây dựng NTM Chương 2: Thực trạng cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng từ

2010 đến nay.

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng.

Trang 15

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGÂN HÀNGĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI1.1 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế

1.1.1 Khái niệm nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà conngười phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩmnhư lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình Nông nghiệp theonghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp

Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi Nông nghiệp cũng

là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộcrất nhiều vào tự nhiên, là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - côngnghệ gặp rất nhiều khó khăn

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh

tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nôngthôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm riênggắn liền với nông nghiệp, nông thôn

Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngànhkinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu

Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành

Trang 16

phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể

Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như:

vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả [9,20]

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của nông nghiệp, nông thôn 1.1.2.1 Đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn

- Nông nghiệp có đối tượng sản xuất là những cây trồng và vật nuôi (chúng làcác sinh vật) Các sinh vật phát triển lệ thuộc vào: (i) quy luật sinh học riêng có của chúng (yếu

tố nội sinh); (ii) môi trường tự nhiên nhất định: đất, nước, khí hậu, thời tiết… (yếu tố ngoại sinh).Quy luật sinh học riêng có gắn với môi trường tự nhiên thích ứng chính là các hệ sinh thái nôngnghiệp Tuân thủ theo hệ sinh thái nông nghiệp mới khai thác đầy đủ ưu thế tự nhiên và ưu thếkinh tế cao

- Ruộng đất sử dụng trong nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt

- Hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất trong nông nghiệp có tính thời vụ

- So với thành thị, nông thôn là vùng có mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầngkém phát triển hơn, thu nhập và đời sống thấp hơn Ngay cả trình độ dân trí, trình độ sản xuấthàng hoá và tiếp cận thị trường trong một chừng mực nào đó cũng thấp hơn thành thị Vì vậynông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt Dân cư nông thôn thường hay đổ xô về thànhthị để kiếm việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn

- Nông thôn giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước,khí hậu rất đa dạng về kinh tế, xã hội, đa dạng về các hình thức tổ chức quản lý, đa dạng về quy

mô và trình độ phát triển Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng khai thác tài nguyên vàcác nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững [9,20]

1.1.2.2 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội

Trang 17

Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thoả mãnnhu cầu về lương thực, thực phẩm, là điều kiện khá quan trọng để ổn định xã hội, ổnđịnh kinh tế.

- Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹCác ngành công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thực thực phẩm, chế biếnhoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từnông nghiệp Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quantrọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này

- Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoáThông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp, nông thôn có thể gópphần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển thị trường của các ngành công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu sảnxuất, nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất ngày càng tăng Mặt khác, sự phát triển củanông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn tănglên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp như ti vi, tủ lạnh, xe máy,vải vóc và nhu cầu về dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, du lịch, thể thao

cũng ngày càng tăng Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp,dịch vụ

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hộiNông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đấtnước Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩmcho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của công nghiệp và dịchvụ do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định cho phát triển nền kinh tếquốc dân Mặt khác, phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinhthần cho cư dân nông thôn, do đó, phát triển nông thôn là cơ sở ổn định

Trang 18

chính trị, xã hội Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạnđồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Phát triển nông nghiệp,nông thôn góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chuyênchính vô sản [9,20]

1.2 Vấn đề nông thôn mới

1.2.1 Những vấn đề lý luận chung về nông thôn mới xã hội chủ nghĩa

Nông thôn là gì? Thế nào là NTM? Động lực xây dựng NTM đến từ đâu? Tất

cả các câu hỏi này thoạt đầu có vẻ như đơn giản, nhưng thực tế nó lại nảy sinh nhiềunhận thức sai lệch nhất trong công tác lý luận cũng như thực tiễn Việc tìm ra đáp áncho chúng không chỉ giúp ích cho công tác lý luận, mà còn cần thiết để phục vụ chothực tiễn xây dựng NTM XHCN bởi vì nếu như các khái niệm này không được làm

rõ ngay từ đầu thì sẽ dẫn đến sự mù quáng trong hành động Trong quá trình nghiêncứu thực tế, tác giả nhận thấy vấn đề về NTM có rất ít tài liệu hoặc công trình nghiêncứu được đề cập đến, do vậy tác giả chỉ xin nêu một số quan điểm đã được biết nhưsau:

Theo dịch giả Cù Ngọc Hưởng - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TrungƯơng dịch từ cuốn Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng NTM Trung Quốcthì lý luận chung về NTM XHCN có nội dung như sau:

- Chức năng NTM XHCN

Khái niệm NTM trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; thứ hai,

là NTM chứ không phải nông thôn truyền thống Nếu so sánh giữa NTM và nôngthôn truyền thống, thì NTM phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới, như vậy NTM ítnhất phải có 3 chức năng như sau:

Trang 19

Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại;

Chức năng giữ gìn văn hoá truyền thống;

Chức năng sinh thái

- Chủ thể xây dựng NTM

Người nông dân thực sự là chủ thể xây dựng NTM, đó không phải là do nhànước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lựckinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham giađóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân

Động lực đến từ công nghiệp hóa và đô thị hóa;

Động lực đến từ nông dân phi nông hóa;

Động lực từ sản nghiệp hóa nông nghiệp và các tổ chức hợp tác

Cũng theo dịch giả Cù Ngọc Hưởng- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TrungƯơng dịch từ cuốn Lý luận và thực tiễn xây dựng NTM XHCN thì lý luận về chủ thểxây dựng NTM XHCN có những quan điểm khác nhau như sau:

Theo các học giả Diệp Kính Trung và Dương Chiếu của Trung Quốc thì chủthể của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới XHCN là người nông dân; học giả DưKiến Diệp cho rằng chủ thể thực sự của sự nghiệp xây dựng NTM XHCN phải là tổchức nông dân; kinh nghiệm thành công trong xây dựng NTM XHCN chỉ ra rằng mộttập thể lãnh đạo có năng lực chính là điều kiện quan trọng quyết định thành công; họcgiả Doãn Thành Kiệt khi nhấn mạnh vai trò chủ thể của xây dựng NTM

Trang 20

cũng đã chỉ ra rằng, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới XHCN ngày nay cần phảicủng cố sức mạnh đội ngũ lãnh đạo…[10]

Tóm lại, với những lý luận chung về xây dựng NTM tác giả vừa trình bày ởphần trên cho thấy vấn đề nông thôn mới luôn hướng tới mục tiêu là xóa đói, giảmnghèo, nâng cao thu nhập, tăng mức sống về mọi mặt cho người dân, đưa diện mạonông thôn trở thành văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyềnthống, kéo ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tuy nhiên khi nói về chủthể xây dựng NTM cũng còn một số quan điểm khác nhau như đã được đề cập

1.2.2 Vấn đề nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.2.1 Nội dung nông thôn và nông thôn mới

Chủ trương xây dựng NTM ở nước ta mới được triển khai, tuy bước đầu cònđang gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, đặc biệt là việc định hướng đi như thế nào là đúng

và phù hợp, tuy nhiên để hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh” Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm triển khai thành côngphong trào xây dựng NTM Qua nghiên cứu việc triển khai xây dựng NTM ở cácnước trên thế giới, chắt lọc và kế thừa được những thành tựu, cùng với việc vận dụnglinh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn của Việt Nam, đến nay nội dung nông thôn và NTMđược thống nhất với những quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

"Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị

xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã"

Như vậy, NTM trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị

xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay Theo tinh thần Nghịquyết 26-NQ/TW của Trung ương, phải xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thônvới đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóadân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời

Trang 21

sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng

xã hội chủ nghĩa NTM có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;

Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa;

Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;

Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ [7]

Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTMgiai đoạn từ 2010-2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010, phát độngthành một phong trào cả nước chung tay xây dựng NTM, trên cơ sở đó Chính phủ vàcác bộ, ngành sẽ thực hiện triển khai kịp thời, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, xácđịnh rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành và phối hợp có hiệu quả với chínhsách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, việc xây dựng NTM đượctập trung giải quyết theo từng xã, với bộ tiêu chuẩn gồm 19 tiêu chí được nêu tạiQuyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ, 19 tiêu chí đólà:

Nhóm 1: Quy hoạch

1 Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện

có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội

2 Tiêu chí giao thông

Trang 22

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải.

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

Bộ giao thông vận tải

- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải thuận tiện

3 Tiêu chí Thủy lợi

- Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

- Tỷ lệ km đường mương do xã quản lý được kiên cố hoá

4 Tiêu chí Điện

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 5 Tiêu chí Trườnghọc

Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ

sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

6 Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá

- Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ văn hóa thể thao và Dulịch

- Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ văn hóa thể thao và Du lịch

Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

8 Tiêu chí Bưu điện

Trang 23

- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

9 Tiêu chí nhà ở dân cư - Nhà tạm dột nát

- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng

Nhóm 3: Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung

11 Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

12 Tiêu chí cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

16 Tiêu chí Văn hoá

- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và Du lịch

Trang 24

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia 17 Tiêu chí Môi trường

- Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường

- Không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh - Cán bộ xã đạt chuẩn

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

19 Tiêu chí An ninh - Trật tự xã hội

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững [7]

1.2.2.2 Chức năng nông thôn mới

NTM có ba chức năng sau:

Thứ nhất, chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp: NTM phải

là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng sảnxuất hàng hóa, không phải là tự cung, tự cấp, phát huy được đặc sắc của địa phương(đặc sản) Đồng thời với việc này là phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết làngành nghề truyền thống của địa phương Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu

tố văn hóa vật thể và phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăngthu nhập cho cư dân nông thôn

Thứ hai, chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc: Bản sắc văn hóalàng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa

Trang 25

truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc gia Nếu quá trình xây dựngNTM làm phá vỡ chức năng này là đi ngược lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyềnthống văn hóa muôn đời của người Việt.

Thứ ba, chức năng bảo đảm môi trường sinh thái: Nếu như nền văn minh côngnghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có giữa con người và thiên nhiên, thì sản xuấtnông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Một thực tế hiện nay ởnước ta là nhiều làng quê cũng đã dần gạch hóa, bê tông hóa, đang phố hóa, từngngày phá vỡ đi môi trường sinh thái Đã đến lúc chúng ta phải lấy chức năng bảo vệmôi trường sinh thái làm thước đo cho sự hoàn thiện mô hình NTM ở Việt Nam [7]

1.2.2.3 Chủ thể xây dựng nông thôn mới

Theo quan điểm xây dựng NTM XHCN Việt Nam thì chủ thể chính là cộngđồng dân cư, không phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng là chính, nhà nướcchỉ hỗ trợ một phần

Để thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, vấn đề đặt ra là cần phải pháthuy được vai trò chủ thể của người nông dân Vậy vai trò chủ thể đó cần được pháthuy trên lĩnh vực nào và làm thế nào để phát huy được?

Nói một cách khái quát, mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dânhưởng thụ, thay vì như khẩu hiệu mà chúng ta đang thực hiện hiện nay là dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhưng cụ thể là:

- Thứ nhất, để sát thực với người nông dân, thì khâu đầu tiên hết sức quan trọng

và có tính chất lâu dài là khi tiến hành lập các quy hoạch về NTM người dân phải bàn và thamgia ngay từ đầu

- Thứ hai, sau khi đã thảo luận, bàn bạc, khi triển khai, người dân quyết định cái

gì làm trước cái gì làm sau, phù hợp với nguồn lực của chính họ, phù hợp nguồn lực của địaphương và của Trung ương hỗ trợ cho họ để hiệu quả nhất

Trang 26

- Thứ ba, là công trình nào mà người dân làm được thì để người dân làm, khôngphải cái gì cũng thuê Họ có thể có thu nhập, đồng thời có thể đóng góp sức lực cho công cuộcxây dựng NTM thông qua việc xây dựng công trình đó.

- Thứ tư, là làm cho từng người dân tự giác chỉnh trang nhà cửa, sân vườn, cổngngõ của họ theo quy hoạch chung của xã, đóng góp cho văn minh sạch đẹp của làng, xã từ chínhnhà mình Không phải trong nhà sạch mà ngoài ngõ bẩn hay ngược lại

- Thứ năm, người nông dân phải thực sự hiểu được, thấy được là họ làm chochính mình, thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, tự đầu tư nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh để thoát nghèo và làm giàu

Bên cạnh đó, để phát huy được vai trò chủ thể của người nông dân thì công táctuyên truyền cần tiến hành một cách thường xuyên với nhiều hình thức để người dânhiểu được [7]

1.2.2.4 Nguồn gốc, động lực xây dựng nông thôn mới

- Nguồn gốc, động lựcSau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và tolớn Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vàchưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăngtrưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực chophát triển sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồnnhân lực còn hạn chế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuấttrong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chấtlượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề pháttriển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nôngthôn Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triểnmạnh sản xuất hàng hoá Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày

Trang 27

càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế Đời sốngvật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất làvùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn vàthành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong

đó nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nôngdân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn, chưa hình thành một cách có hệ thốngcác quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chínhsách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương,chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịpthời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nôngdân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tổ chức chỉ đạo thực hiện

và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém, vai trò của các cấp uỷ,chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

ở nhiều nơi còn hạn chế

Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếunông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp Vì vậy, xây dựngNTM được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Nguồn lực để xây dựng NTM Có 5 nguồn chính:

Đóng góp của cộng đồng là 10% là để chỉnh trang, sửa sang các công trình,đầu tư sản xuất của chính họ trên đất của họ, trong đó một số ít cũng tham gia vào cáccông trình công cộng Cũng có nơi huy động ngày công, có nơi hiến đất, cũng có nơiđóng tiền

Vốn đầu tư của doanh nghiệp là 20%, đây là khâu bền vững nhưng để thu hútđược vốn đầu tư doanh nghiệp thì các địa phương phải có quy hoạch rõ ràng, có

Trang 28

chính sách ưu đãi để doanh nghiệp an tâm đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp vàđứng vững ở nông thôn, gắn với nông dân, phát triển sản xuất và định hướng sảnxuất.

Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại) là 30% đầu tư sảnxuất cho người dân và công trình phúc lợi

Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 40% bao gồm 2 khoản, thứ nhất là cácchương trình mục tiêu quốc gia và chương trình có mục tiêu trên địa bàn nông thônchiếm 23%; thứ 2 là từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 17% (cho 8nhóm, như: nước sạch môi trường, đường liên thôn, liên xóm, giao thông nội đồng,

hệ thống thủy lợi kênh mương nội đồng… và 8 danh mục công trình nhà nước hỗ trợ,

7 danh mục công trình nhà nước đầu tư 100% vốn)

Vốn tài trợ khác: Vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đơn

vị và con em của quê hương thành đạt hướng về cội nguồn [7]

1.2.2.5 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ

về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 –

2020 bao gồm các nội dung chính sau đây:

Mục tiêu chung

Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấukinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triểnnhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xãhội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh tháiđược bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí quốc gia vềNTM)

Trang 29

Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí quốc gia vềNTM).

Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020

Phạm vi: thực hiện trên địa bàn nông thôn của toàn quốc

Với mục tiêu trên đến năm 2020 sẽ có 50% xã đạt chuẩn và trong 5 năm chỉ là20% xã đạt chuẩn, vì vậy đây là một quá trình xây dựng lâu dài, được triển khai từngbước và đồng bộ trên cả nước [7]

1.2.2.6 Nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình tổngthể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dungsau:

2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;

3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;

4 Giảm nghèo và an sinh xã hội;

5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông

thôn;

6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn;

7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn;

8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn;

9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn;

11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn [7]

Thực tế cho thấy những quan điểm về NTM của Đảng, Chính phủ Việt Nam

Trang 30

là phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta hiện nay.

1.3 Hoạt động cho vay ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới

1.3.1 Bản chất và phân loại tín dụng ngân hàng

TDNH là sự giao dịch về tài sản, trong đó ngân hàng chuyển giao quyền sửdụng tài sản nào đó (tiền, tài sản hoặc uy tín) của mình đối với các chủ thể trong nềnkinh tế theo sự cam kết là các chủ thể vay tài sản phải hoàn trả vốn và lãi cho ngânhàng một cách vô điều kiện trên cơ sở các thỏa thuận

TDNH được đề cập trong luật của nhiều nước với những khía cạnh khác nhaunào đó, song về nội dung cơ bản thì không có dị biệt Theo Điều 20, Luật các TCTDsửa đổi định nghĩa về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của các TCTD như sau:

“Cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền vớinguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác …”

Thông thường TDNH chủ yếu là cho vay bằng tiền Nhưng do sự đa dạng hóahoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người vay, từ nhữngnăm 70 trở lại đây ngân hàng còn có các hình thức tín dụng như cho thuê vận hành,cho thuê tài chính bằng tài sản hữu hình như máy móc thiết bị, nhà xưởng, văn phònglàm việc …

Trên thực tế, việc thực hiện các bảo đảm trong quan hệ tín dụng là có nhữngđiều kiện cụ thể Tuy nhiên nhìn chung, xét về mặt bản chất thì sự tin tưởng, tínnhiệm của ngân hàng đối với khách hàng là nguồn thu nhập hiện tại cũng như trongtương lai của khách hàng được xem xét như là khả năng trả nợ món vay ngân hàngmột cách tốt nhất, khả năng đó được coi là thước đo mức độ tín nhiệm của kháchhàng đối với ngân hàng

Từ những luận giải trên về TDNH cho thấy bản chất TDNH thể hiện trênnhững đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Ngân hàng cấp tín dụng bằng tiền hoặc cho thuê các tài sản khác

Trang 31

Tùy vào nhu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của khách hàng

và sự phát triển của TDNH mà ngân hàng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chokhách hàng

- Yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ tín dụng là sự tín nhiệm

Dựa vào sự đánh giá mức độ tin cậy, mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối vớikhách hàng Cho dù tín dụng là có điều kiện nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro, song cơ

sở của tín dụng vẫn là lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng, trong đó niềm tinkhách hàng là sẽ sử dụng có hiệu quả món vay và có thiện chí trả nợ cho ngân hàng

- Nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi một cách vô điều kiện

Nguyên tắc này thể hiện bản chất của tín dụng Trong những điều kiện khácnhau, cho dù là thuận lợi hay khó khăn thì về mặt nguyên tắc khách hàng vay vốnphải trả cả gốc lẫn lãi của món vay cho ngân hàng mà không được cố tình đưa ranhững lý do nào đó để trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.Nguyên tắc này buộc khách hàng vay vốn phải sử dụng khoản vốn vay một cách hiệuquả nhất để có thể đảm bảo trả được nợ cho ngân hàng và phải có lợi nhuận Sử dụng

an toàn món vay và phải đảm bảo cho món vay đó sinh lời một cách tối ưu là yêu cầusống còn của khách hàng vay vốn để có thể thực hiện nguyên tắc này một cách trọnvẹn

Tùy vào cách tiếp cận mà người ta chia TDNH thành nhiều loại khác nhau,một cách tổng quát nhất có thể phân loại TDNH như sau:

- Căn cứ vào thời gian cho vay: Tín dụng ngắn hạn; tín dụng trung hạn; tín dụngdài hạn

- Căn cứ vào mục đích cho vay: Cho vay bất động sản; cho vay công nghiệp vàthương mại; cho vay nông nghiệp; cho vay các định chế tài chính khác và cho vay tiêu dùng

- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản; cho vay không đảm bảo bằng tài sản

- Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp

Trang 32

- Căn cứ vào phương thức cho vay: Cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức tíndụng; cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tíndụng; cho vay theo dự án; cho vay đồng tài trợ.

Ngoài ra TDNH còn thể hiện ở các hình thức: cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng [11,12,14,20]

1.3.2 Đặc điểm cho vay ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới

- Cho vay theo thời vụ và nguy cơ tập trung rủi ro cao: Các xã xây dựng NTMđều ở địa bàn nông thôn do đó sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chu kỳ rất rõ nét, kể cảdịch vụ nông nghiệp cũng gắn với tính thời vụ, chu kỳ đó Tính thời vụ, chu kỳ của sản xuấtnông nghiệp mang tính tất yếu nên có sự ảnh hưởng rất lớn đối với thời điểm vay và trả nợ củakhách hàng vay vốn tại các xã xây dựng NTM Vào đầu vụ sản xuất, thời kỳ chăm bón, đến kỳthu hoạch gần như đồng loạt vay vốn Đến khi bán được nông sản, hàng hóa thì khách hàng mớitrả nợ gốc và lãi cho ngân hàng Tuy nhiên việc bán nông sản hàng hóa bị chi phối, phụ thuộcvào sản lượng – tức cung của hàng hóa nông sản và nhu cầu mua – tức cầu của hàng hóa nôngsản trên thị trường, nếu giá cả biến động bất lợi thì khả năng lợi nhuận, thậm chí là khả năng thuhồi vốn gặp khó khăn Trước thực trạng đó đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn bị vốn theo thời vụ,theo chu kỳ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vốn xây dựng NTM

Mặt khác, nguồn trả nợ chính của khách hàng chủ yếu là từ tiền bán nông sảnhàng hóa Như vậy sản lượng nông sản và giá cả nông sản là hai yếu tố quan trọngtrong việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng vay Một khi có rủi ro như mấtmùa, không tiêu thụ được, mất giá … thì gần như đồng loạt khách hàng vay vốn xâydựng NTM không trả được nợ, dẫn đến rủi ro tập trung cùng lúc đối với ngân hàng

- Chi phí món vay cao: Một trong những đặc điểm trong cho vay đối với xâydựng NTM là giá trị món vay thường nhỏ nhưng số lượng lượt vay lại lớn Cho dù là món vaynhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo những yêu cầu của một bộ hồ sơ vay vốn

Trang 33

theo quy định, đồng thời phải đảm bảo các chi phí cho hoạt động của ngân hàng: chi phí huy động vốn, chi phí cho nhân viên, chi phí quản lý và các chi phí khác.

- Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nên khó xử lý: Khách hàng vay vốn xâydựng NTM chủ yếu dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm khi vay vốn tại các TCTD, vìvậy sẽ rất khó cho các TCTD trong xử lý khi khách hàng mất khả năng trả nợ món vay Mặtkhác, ruộng đất là những tài sản thiết yếu, gắn liền với cuộc sống mưu sinh của người nông dân

và gia đình nên việc xử lý càng trở nên khó khăn hơn Xét trên phương diện khác thì ruộng đất là

tư liệu sản xuất có khả năng giúp khách hàng trả được nợ trong tương lai khi sản xuất thuận lợi

và có hiệu quả, do vậy việc xử lý nợ xấu do gặp rủi ro từ thị trường, thời tiết đối với nhữngkhách hàng vay vốn xây dựng NTM phải được cân nhắc kỹ càng Đây cũng chính là vấn đề đặt

ra cho các ngân hàng để có thể cung cấp các sản phẩm cho vay phù hợp với đối tượng kháchhàng xây dựng NTM

- Mục đích vay vốn khá phức tạp: Khách hàng vay vốn xây dựng NTM thuộclĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do đó sản xuất, kinh doanh rất đa dạng nên khi vay vốn cũng cónhiều mục đích khác nhau như cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; cho vay xóa đói,giảm nghèo; cho vay để phát triển sản xuất; vay tiêu dùng, vay mua sắm trang thiết bị, vay thủylợi nội đồng, vay chế biến sản phẩm nông sản… Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểunhiều kiến thức khác nhau khi thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay Nếu không amhiểu lĩnh vực mà khách hàng vay vốn sẽ dẫn tới những phán quyết món vay theo cảm tính và do

đó hoặc là làm mất cơ hội của người vay hoặc là dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng

Như vậy, cho vay ngân hàng đối với xây dựng NTM là một hoạt động mangnhiều rủi ro, xuất phát từ những rủi ro liên quan đến hoạt động trong lĩnh vự nôngnghiệp nông thôn như tính thời vụ, chi phí món vay cao, tính khó xử lý đối với tài sảnthế chấp, mục đích vay vốn phức tạp Tuy nhiên, đây lại là hoạt động cần thiết vì sựphát triển của Nông nghiệp, nông thôn nói riêng và vì sự phát triển của nền kinh tếnói chung Vì vậy, để nâng cao chất lượng cho vay xây dựng NTM, các ngân hàngcần phải nắm rõ xu hướng của thời tiết, khí hậu, dự đoán được giá cả và

Trang 34

nhu cầu của thị trường đối với những nông sản do bà con nông dân sản xuất, từ đó cóthể tư vấn cho người vay nhằm đạt được mục đích mà cả ngân hàng và khách hàngđều mong muốn là được mùa, giá cả cao, có nguồn bao tiêu sản phẩm ổn định từ đó

sẽ có khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng đúng hạn và có điều kiện tái sản xuất

mở rộng

1.3.3 Vai trò của cho vay ngân hàng đối với xây dựng NTM

Vai trò của ngân hàng là bổ sung nguồn vốn cho xây dựng NTM Điều này rấtquan trọng bởi vì những lý do sau:

- Do nhu cầu trang trải lớn: Để xây dựng NTM theo mục tiêu đã đề ra, cần phải

có khối lượng vốn đầu tư rất lớn cho việc xây dựng các tiêu chí như: phát triển hệ thống giaothông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở, khôiphục và phát triển sức sản xuất bằng việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nguồn nhânlực, tăng cường trang thiết bị hiện đại

- Nguồn vốn Ngân sách không đủ: Nguồn vốn ngân sách được phân bổ cho xâydựng NTM là 40% tổng nguồn vốn, do vậy để đáp ứng đủ vốn để xây dựng NTM thì phải cần có

sự hỗ trợ của các nguồn vốn khác

- Khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác còn hạn chế: Để xây dựng NTM ngoàinguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn có các nguồn vốn khác gồm vốn đóng góp từ nhân dân,vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn tài trợ khác Tuy nhiên các nguồn vốn này còn đang rất hạnchế chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cho xây dựng NTM bởi vì sự tích lũy từ nhân dân cònthấp, các doanh nghiệp chưa có điều kiện thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực này, nguồn vốn tài trợkhác rất ít, do đó nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng để xây dựng NTM Dovậy tài trợ tín dụng cho xây dựng NTM là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn đầu củaphong trào xây dựng NTM trên cả nước như hiện nay

1.3.4 Một số điểm khác biệt giữa cho vay theo chương trình xây dựng NTM với cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn thông thường

Sự khác biệt này được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Trang 35

Khác biệt thứ nhất: Thời gian đầu tư cho vay

Cho vay theo chương trình XDNTM mới được triển khai bắt đầu từ năm 2010theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ; cho vayphát triển nông nghiệp, nông thôn thông thường đã được triển khai từ những năm

1991 bằng Chỉ thị số 202/CT ngày 28/06/1991 của Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng

Khác biệt thứ hai: Nhận thức, trình độ văn hóa, trình độ dân trí của người dânvay vốn xây dựng NTM cao hơn so với người dân vay vốn truyền thống do đó yêucầu được phục vụ của khách hàng khi vay vốn cao hơn, đòi hỏi ngân hàng cần phải

đa dạng các hình thức cho vay, đa dạng các sản phẩm cho vay để tương thích với cácyêu cầu đó

Khác biệt thứ ba: Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX củangười dân vay vốn xây dựng NTM phổ biến hơn, đòi hỏi đối tượng đầu tư cho vayxây dựng NTM đa dạng hơn (cho vay mua sắm MMTB hiện đại, cho vay nhằmchuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cho vay phát triển các SP ứng dụng công nghệ cao…)

Khác biệt thứ tư: Nguồn vốn đầu tư cho vay theo chương trình xây dựng NTMlớn, mang tính tập trung, có trọng tâm, trọng điểm (tại các xã xây dựng NTM, theo 19tiêu chí) không phân tán nhỏ lẻ và dàn trãi như cho vay nông nghiệp, nông thôn thôngthường

Khác biệt thứ năm: Rủi ro trong cho vay xây dựng NTM ít hơn do khách hàngvay vốn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời đã có sựgắn kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và ngânhàng)

Khác biệt thứ sáu: Sự cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn trong chovay xây dựng NTM gay gắt hơn do các TCTD ngày càng mở rộng địa bàn hoạt độngđến khu vực nông nghiệp, nông thôn từ đó việc đáp ứng nhu cầu của khách hàngcũng được ngân hàng thay đổi theo hướng tích cực hơn (đa dạng các hình

Trang 36

thức, sản phẩm cho vay, nâng cao phong cách, thái độ và chất lượng phục vụ, tăngcường khâu tuyên truyền, tiếp thị…)

Khác biệt thứ bảy: Đầu tư cho xây dựng NTM đang được Đảng, Nhà nước vàcác bộ ngành hết sức quan tâm, do đó việc cho vay xây dựng NTM nhận được sự hỗtrợ rất tích cực từ phía Chính Phủ và các cấp các ngành

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Trong chương 1 luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về nôngnghiệp, nông thôn, vấn đề về nông thôn mới Trong đó trình bày khái niệm nôngnghiệp, nông thôn; nêu rõ các đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn; nhấn mạnh vaitrò quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Luận văn đã tập trung tổng hợp lý luận cơ bản về vấn đề NTM, bao gồm chứcnăng; chủ thể; nguồn gốc động lực; mục tiêu; nội dung chương trình xây dựng NTMnhằm xác định rõ vấn đề NTM mà cả nước đang chung tay xây dựng Đồng thời luậnvăn cũng đã đề cập đến vấn đề hoạt động cho vay ngân hàng đối với xây dựng NTM,bao gồm những nội dung: Bản chất và phân loại TDNH; Đặc điểm cho vay ngân hàngđối với xây dựng NTM; vai trò của cho vay ngân hàng đối với xây dựng NTM, một

số điểm khác biệt giữa cho vay theo chương trình xây dựng NTM với cho vay pháttriển nông nghiệp, nông thôn thông thường

Những lý luận trong chương này là cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánhgiá thực trạng cho vay xây dựng NTM của Agribank Lâm Đồng, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng trongcác chương tiếp theo

Trang 38

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHO VAY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI AGRIBANK LÂM ĐỒNG TỪ 2010 ĐẾN NAY2.1 Giới thiệu khái quát về Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, nằm trên địa bàn khu vực Nam Tây Nguyên,

là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn: Đồng Nai, Sêrêpốc, sông Lũy, sông Cái PhanRang Về địa giới hành chính, Lâm Đồng tiếp giáp với các tỉnh Đồng Nai, BìnhPhước, Đắc Nông ở phía Tây và Tây Nam; tiếp giáp với Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận ở phía Đông và Đông Nam; tiếp giáp với Đắc Lắc ở phía Bắc Địa hìnhLâm Đồng nhìn chung thuộc dạng miền núi, độ cao thay đổi từ 200 đến 2.200mnhưng phổ biến nhất là từ 500 đến 1.500m Xu hướng chính của địa hình có hướngnghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, mà nổi bật nhất là sự nâng cao hơn nhiều sovới các khu vực xung quanh, với nhiều đứt gãy và bậc thềm có mức chênh lệch độcao khá lớn tạo cho Lâm Đồng có nhiều cảnh quan đặc sắc, có tiềm năng to lớn vềthủy điện, chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố về khí hậu, đất đai và tài nguyên sinh vật.Khí hậu Lâm Đồng có điểm đặc biệt đó là mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khôngắn, lượng bốc hơi thấp, không có bão Lợi thế ở Lâm Đồng là phát triển tốt các loạicây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới như cà phê, chè,hồng, mận, dâu tây, rau, hoa, nấm…

Dân số toàn tỉnh: 1.204.869 người Tổng thu ngân sách năm 2010: 3.393 tỷđồng; năm 2011: 4.140 tỷ đồng GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 25,6 triệuđồng, tăng 15,4% so năm 2010 [8]

Những thuận lợi, khó khăn đối với cho vay xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng

Những thuận lợi

Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10huyện, tổng số xã trên toàn tỉnh là 118 xã, Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành

Trang 39

chính - kinh tế - xã hội của tỉnh Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ của LâmĐồng đã đến được tất cả các xã và cụm dân cư Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liềnLâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tâynguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ KTXHbền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực Cảng hàng không quốc tế LiênKhương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía Nam với đường băngdài tới 3.250 m, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao thương trong nước vàquốc tế.

Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazantập trung ở cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệpdài ngày

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, nền kinh tế củaLâm Đồng đang trên đà phát triển với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng GDP bình quânhằng năm đều tăng trên 10%, GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 25,6 triệuđồng cao hơn 15,4% so với năm 2010, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cảithiện và đang thích nghi dần với thị trường quốc tế và khu vực Tình hình an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định Kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện,năng lực cạnh tranh và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế tăng lên, đặc biệt làmột số công trình dự án mới đưa vào hoạt động trong năm 2011 đã phát huy hiệu quả[8,21]

Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và so với cảnước ngày càng được thu hẹp; Lâm Đồng cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo, chậm pháttriển

Việc triển khai các cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực trong việc huyđộng và thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong quản lý đời sống và xã hội.Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng tạo thế và lực cho phát triển kinh tế cả nước nóichung và Lâm Đồng nói riêng

Trang 40

Với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như trên có thể nóiLâm Đồng là một tỉnh giàu tiềm năng, khá thuận lợi cho xây dựng NTM tại địaphương.

Những khó khăn

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, áp lực dân di cư tự do đếntỉnh lớn; nông nghiệp, nông thôn đi lên từ điểm xuất phát thấp, nhỏ lẻ, phân tán, côngnghệ, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu; phần lớn nông dân vùng đồng bào dân tộc, kinh tếmới, di cư tự do, thiếu vốn sản xuất, trình độ dân trí thấp nên gặp nhiều khó khăntrong việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh vàtiếp cận thị trường

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông thôn còn yếu và chậm,chưa tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả phục vụ chuyểnđổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Mạng lưới cán bộ khuyến nông còn thiếu, yếu, vàchưa ổn định nhất là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở và khuyến nông vùng đồng bàodân tộc Khoa học công nghệ phát triển chậm nhất là lĩnh vực giống cây trồng và chếbiến nông lâm sản

Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo phục vụ đắc lực cho sảnxuất nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là hạ tầnggiao thông và thủy lợi trong vùng nguyên liệu

Đầu tư của ngân sách cho xây dựng NTM tuy có cố gắng, nhưng vẫn còn thấp,

tỷ trọng phân bổ vốn chưa được đồng đều theo mục tiêu đã đề ra, nguồn vốn chưađáp ứng yêu cầu phát triển, chưa đưa nhanh khoa học công nghệ vào đào tạo nguồnnhân lực cho nông thôn

Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập, nhất là ởcấp huyện, cấp xã Chưa thực sự khuyến khích đầu tư công nghiệp và dịch vụ vàonông thôn; nhiều lĩnh vực còn yếu kém như quản lý chất lượng nông sản, vật tư nôngnghiệp, vệ sinh an tòan thực phẩm, môi trường, bảo quản chế biến sau thu họach vàtiêu thụ nông sản cho nông dân

Ngày đăng: 15/10/2020, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w