1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CHƯƠNG BA MƯƠI BỐN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM TẠI VIỆT NAM 1933-1960

13 397 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

CHƯƠNG BA MƯƠI BỐN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM TẠI VIỆT NAM 1933-1960 I. CHUẨN BỊ THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM TẠI VIỆT NAM Nhờ ý thức được tình hình chính trị rối ren trong vài năm qua, và những hoạt động tôn phong phẩm chức khác với hệ thống tổ chức Công giáo, nên người ta có khả năng tìm hiểu đúng thiên chức rao giảng Tin Mừng đã được Giáo hội minh định. Qua sự minh xác và quyết định của các Tông Thư Maxi-mum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV 1 , Rerum Eclesiae của Đức Giáo Hoàng Piô XI 2 , và Evangelii Praecones của Đức Giáo Hoàng Piô XII 3 , các nhà truyền giáo tại Việt Nam, đặc biệt là các nhà Truyền giáo Pháp và các cha Đa Minh thuộc Tỉnh dòng Rất Thánh Mân Côi đã có dịp kiểm điểm lại hoạt động mục vụ trong thời gian qua để chuẩn bị phương thức thành lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam. 1. Bước Đầu Thành Lập Hàng Giáo Phẩm A. Bổ Nhiệm Cha Nguyễn Tòng làm Giám Mục Phó tại Giáo Phận Phát Diệm Sự bổ nhiệm này là bước đầu m ở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo Hội Việt Nam, và cũng là bước khởi đầu việc rao giảng Tin Mừng do chính các đấng trong hàng giáoViệt Nam thực hiện. Thực vậy, ngay từ thế kỷ thứ 17 đã có nhiều vị Linh mục Việt Nam phụ trách làm cha sở tại nhiều xứ khác nhau. Hai vị Giám mục đầu tiên được bổ nhiệm qua quyết định của Đức Thánh Cha Alexandre VII là Đức Cha Lambert de la Motte và Đức Cha Francois Pallu 4 . Sau đó một số các Đức Giám Mục liên tiếp được chỉ định qua Việt Nam. Các Đức Giám Mục đó được bổ nhiệm phụ trách chăn dắt con chiên trong một miền, hoặc một địa hạt được mang danh là địa hạt truyền giáo, nơi mà đa số người dân không phải là tín hữu Công giáo, 5 những người dân đó là người ngoại đạo, và các vị Giám Mục coi sóc các địa hạt đó là vị đại diện Tông Tòa. 6 Vào thời điểm đó Tòa Thánh Vatican chưa cho phép thành lập hàng giáo phẩm địa phương bởi vì Giáo Hội không chấp nhận thẩm quyền đời chen vào công tác mục vụ. Vào thế kỷ thứ 16, khi mà phương tiện hàng hải thuận lợi, nhiều nhà thám hiểm Âu Châu muốn đi kiếm tìm chân trời mới. Tháp tùng theo đoàn người này là các vị truyền giáo thuộc nhiều quốc tịch khác nhau muốn thành lập các họ đạo mới tại nhữ ng nơi mà họ đặt chân tới. Công tác rao giảng Tin Mừng đặc biệt phải được các vị vua quan có hảo tâm cho phép và hỗ trợ. Hai quốc gia có nhà vua hảo tâm đó là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hai quốc gia này được quyền đề nghị bổ nhiệm các cha sở và các vị tân 1 Tông Thư Maximum Illud, ĐGH Benedicto XV, 30-11-1919. 2 Tông Thư Rerum Ecclesiae, ĐGH Piô XI, 28-2-1926. 3 Tông Thư Evangelii Praecones, ĐGH Piô XII, 2-6-1951. 4 Xem Super Cathedram of Alexander VII, 9-9-1659. 5 Trong Partibus Infidelium. 6 Vicarius Apostolicus, Chương VI, câu 1. Hình 63: Đức cha Nguyễn Tòng, vị Giám mục tiên khởi Việt Nam. Giám Mục. Đặc ân này dần dần về sau bị các nhà vua lạm dụng vì lợi ích riêng của mình. Dù rằng sự lạm dụng đó có trầm trọng thật, nhưng không lộ diện công khai, nên các Đức Giáo Hoàng không muốn giới hạn những đặc ân đã ban cho, tuy nhiên các Ngài bắt đầu chỉ định một vị Đại Diện Tông Tòa với nhiệm vụ là người thay mặt chính thức của Đức Thánh Cha tại một vùng hay địa hạt nào đó. Ngoài ra, địa vị của một Đại Diện Tông Tòa có thể tùy nghi thay đổi dựa trên hoàn cảnh hành giáo tại miền hoặc địa hạt mà hệ thống tổ chức công giáo đã ổn định. Việc này vị đại diện có quyền tự quyết định lấy. Qua dòng thời gian, hệ thống tổ chức Công giáo tại các vùng đất xa xôi được phát triển tốt đẹp và nhu cầu hàng giáo sĩ bản xứ cần mở rộng hơn nữa. Toà Thánh Vatican nhận định cần phải “bình thường hóa mối quan hệ” với các miền hoặc địa hạt nói trên, và sự thành lập hệ thống mục vụ phải được thực hiện. Việc tấn phong Cha Nguyễn Tòng coi sóc một giáo phận vào năm 1933 là một biến cố đặc biệt của lịch sửũ Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, và cũng là bước khởi đầu trong việc thành lập hàng giáo phẩm. Ngoài ra, đây cũng là chiều hướng mới trong công tác rao giảng Tin Mừng được mở ra do Hội Đồng Giám Mục họp tại Hà Nội vào năm 1934. Kể từ đó cho đến nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có khả năng pháp lý đẻ trở nên một Giáo Hội có hàng giáo phẩm riêng. Từ nơi giáo phận đến các họ đạo nhỏ bé tại các vùng đất xa xôi ven biển đến vùng núi cao nguyên, có hàng ngàn tổ chức hăng say hỗ trợ các vị Giám Mục trong công tác rao giảng nước Chúa. Những tổ chức gọi là “Công Giáo Tiến Hành.” Trước khi tiến tới thời kỳ thăng hoa này, Giáo Hội đã chịu nhiều trở ngại và thử thách, tuy nhiên Giáo Hội vẫn luôn luôn chuẩn bị hội nhập vào mọi hoàn cảnh. Nên nhớ rằng tại thành phố Joppé, Thánh Phêrô sắp sửa làm phép rửa tội cho một người Rô Ma là Cornelius, nhưng Thánh Phêrô và các người Do Thái hiện diện cần tĩnh tâm suy xét để cử hành Thánh tẩy, và cuối cùng Thánh Phaolô đã nhập cuộc với một quyết định vững chắc mà Thánh Luca đã chép: 7 “Và ngài 8 không còn phân biệt giữa chúng ta 9 và họ nữa, 10 nhưng hãy thanh tẩy trái tim họ bằng đức tin.” Lời tuyên bố này đã trở thành chìa khóa nòng cốt của Giáo Hội nguyên thủy, và nhờ vào nguyên tắc đó, Giáo Hội đã trở thành Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Công Giáo. Khi loan báo Tin Mừng tại Âu Châu và đặt trụ sở tại Rôma, Giáo Hội đã làm cho các cư dân trở lại đạo Chúa nhờ vào nguyên tắc đó và giáo huấn của Chúa được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Người ta hiểu rằng có sự kết hợp chặt chẽ giữa Giáo Hội và họ. Khi đế quốc Rôma sụp đổ và bị những người dân quê mùa Barbara xâm chiếm, thì cũng là thời điểm Giáo Hội đã thực hiện được việc làm cho các người dân này trở thành tín hữu của Chúa. Giáo Hội đã thực hiện được công tác tuyệt vời và xây dựng sự hài hoà giữa các dân tộc khác nhau, điều đó đã biến đổi người của Giáo Hội thành người dân Barbara giữa người Barbara, và người Rôma giữa người Rôma. Lịch sử đã chứng kiến sự thăng tiến của Giáo Hội, không ai còn một ý thức hẹp hòi ích kỷ nhưng đã biến đổi: từ ý thức người Tây Phương thành ý thức rộng lớn hoàn vũ, đó là ý thức Công Giáo. Theo lịch sử viết, đã có người cho rằng sự gắn bó chặt chẽ giữa Giáo Hội và Tây Phương làm cho ngườ i ta hiểu lầm rằng Giáo Hội Công Giáo là người Tây Phương. Sự nhiệt tâm cố gắng truyền Tin Mừng đã thực sự lan truyền khắp các nước Tây Phương. Thời xa xưa, không cần phải việc Do Thái hóa hoặc Rôma hóa để trở thành tín hữu Công Giáo, mà ngày nay Hệ Thống Tổ Chức Công Giáo thực sự không cần việc Tây Phương hóa để tạo nên tình người nữa, mà chỉ cần tình người. Giáo Hội Công Giáo, từ trước đến nay và còn mãi trong tương lai, sẽ không bao giờ tự giới hạn trong phạm vi các sắc dân như là người Do Thái, người Rôma hay là người Tây Phương. Giáo Hội là cho tất 7 Công Vụ Tông Đồ 15:9. 8 Thánh Phêrô. 9 Người Do Thái. 10 Người vô thần, những người này không phải là dân Do Thái. cả nhân loại! Các dân tộc ngoài Do Thái, Rôma và Âu Châu không phải là hạng người thứ hai bị dưới quyền điều khiển của người Tây Phương. Một trong số các biểu tượng cụ thể nhất trong thời gian đó là Giám Mục Celso Costantini. Ngài nói: “Sau đây là yếu tố then chốt của việc biến đổi công tác truyền giáo: Thứ nhất là Miền Truyền giáo phải được tách rời khỏi quyền lực bao dung và hỗ trợ. Dù rằng việc đó có thể thu lượm một số lợi tức 11 cho Giáo Hội, nhưng sự bao dung hỗ trợ đó có thể làm giới hạn việc truyền giáo chu toàn công tác rao giảng Tin Mừng. Thứ hai là cần có một tổ chức giáo sĩ bản xứ để phục vụ dân chúng trong miền hoặc tại các địa hạt của dân bản xứ. Thứ ba là tôn trọng các phong tục truyền thống địa phương, và không được coi đó là trái với bản chất và nguyên tắc của Giáo Hội.” Cả ba yếu tố đó phản ảnh truyền thống của Giáo Hội. Và việc lạm dụng sự bao dung hỗ trợ đó đã bị các nhà vua Bồ Đào Nha và Espanha nắm trong tay trong các thế kỷ thứ 15 và 16, và sau là đến các nhà vua Anh Quốc và Pháp Quốc. Thực sự hành động hỗ trợ đó do các nhà vua thực hiện đã đem lại hiệu quả tốt đẹp tại miền Nam Mỹ Châu, Philippines và Phi Châu, nhưng lại gây nên hậu quả xấu tại miền Đông Á Châu. Theo thiển ý cá nhân, những nhà truyền giáo cũng như các tín hữu bình thường cũng là con người, có chiều hướng dấn thân theo con đường riêng theo thói quen cá nhân, hoặc với tính cách riêng tư và môi trường xã hội. Nhưng một nhà truyền giáo phải thực sự tuân theo các chỉ thị và sự hướng dẫn của Tòa Thánh Vatican hoặc của ngôn sứ mà Thiên Chúa đã gửi đến cho thế gian. Các ngôn sứ ấy là các vị tiên tri đã bị bắt giữ và tử đạo vì người ta hiểu lầm hay hiểu sai lời của các Ngài rao giảng. Lời đến từ Chúa chứ không phải từụ tư tưởng của con người. Cha Lebbe là một trong các vị tiên tri đó. Ngài rao giảng nhân danh Thiên Chúa để hướng dẫn các nhà truyền giáo. 12 Các vị Giáo Hoàng thực sự có bổn phận và nhiệm vụ của các nhà truyền giáo của Hội Thánh. Vào ngày 2-6-1951, trong tông thư Evangelii Praecones, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã minh định rất rõ: “Giáo Hội được phép thành lập hệ thống giáotại các địa phương nếu cần thiết. Đây là một phương thức được chấp thuận trong hiện tại, nhưng thời xưa thì chưa, khi mà các nguyên tắc của Giáo Hội chưa được hiểu rõ, và khi mà Giáo Hộ i có quan niệm rằng việc cứu rỗi các linh hồn của các tín hữu quan trọng hơn việc thành lập hàng giáo phẩm ở bất cứ nơi nào.” Các vị Giáo Hoàng kế vị sau này nhấn mạnh rằng việc thành lập hệ thống giáo phẩm nên được thực hiện trong các xứ truyền giáo. B. Hàng Giáo Sĩ Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV, trong Tông Thư Maximum Illud, 13 đề cập đến hoạt động phong trào truyền giáo. Ngài nói việc đó minh định rõ ràng là Giáo Hội muốn 11 Lm. Phan Phát Huồn, C.Ss.R., Việt Nam Giáo Sử I (Sài Gòn 1958), trg 15. 12 Trong Kinh Thánh, một vị tiên tri rao giảng nhân danh Thiên Chúa để mở một lối đi mới cho cuộc sống hoặc để báo trước một điều gì sẽ xẩy ra. Xem: - Chanoine J. Leclercq, Vie du Père Lebbe (Casterman, 1954). - Chanoine J. Leclercq, Lettres du Père Lebbe (Casterman, 1960). 13 Sylloge Preacicpiorum Documentorum Recentium Summorum Pontificum et S.C. de Prop. Fide, Urbianiana I, Rôma, trg 118, Typis Polyglottis Vaticanis, 1939. trở thành một cơ quan của bản thân con người, chứ không phải thực thể bị cắt xén đối với con người. Để thực hiện được việc đó, Giáo Hội phải cứu xét việc cho phép các dân bản xứ có hàng giáo sĩ riêng. 14 Mục đích việc thành lập hàng giáo sĩ cho dân bản xứ và việc rao giảng Tin Mừng được kể là một phương cách đo lường được sự thành công của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV còn nhấn mạnh dựa theo văn kiện lâu đời nhất của Giáo Hội. Có một lần kia, một vị giáo sĩ đã thành lập được một giáo phận. Ngài luôn luôn muốn có một vị giáo sĩ người bản xứ quản trị thay vì một vị khác từ nước ngoài tới. Vào năm 1919, bức Tông Thư Maximum Illud, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV viết: “Nhiều người trước đây là dân chưa khai hoá nay trở thành những người có trình độ văn minh, và trong số người đó đã có những khuôn mặt sáng giá trong nhiều lãnh vực khác nhau. Họ không có các vị Giám Mục sáng suốt để dẫn dắt Giáo Hội của họ hay sao?” Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV nhận thấy tình trạng đáng tiếc đó và Ngài biết chỉ có 3600 vị linh mục bản xứ tại vùng đất Truyền giáo với 2000 chủng sinh mà thôi. Vì sao hàng giáo sĩ bản xứ không phát triển được hơn? Đức Giáo Hoàng cho biết các lý do và phương pháp để sửa chữa tình trạng đó. Ngài viết: “Rõ ràng là có một số lầm lẫn trong việc huấn luyện người dân bản xứ để họ trở nên những người điều khiển hàng giáotại các vùng đất c ủa họ nơi mà các nhà truyền giáo đang rao giảng Tin Mừng.” Đức Giáo Hoàng tổ chức một Hội Nghị Truyền Thông và Loan Báo Tin Mừng cho các liên chủng sinh đang phục vụ tại nhiều giáo phận. Trong Tông Thư Rerum Eclesiae, 15 Đức Giáo Hoàng Piô XI diễn tả mối quan tâm của Ngài về các vấn đề Truyền Giáo như sau: “Các nhà truyền giáo không biết ngôn ngữ của các dân bản xứ, nên các lời giảng dậy của họ không được dân bản xứ tiếp thu đầy đủ. Ngoài ra còn có các lý do khác nữa dù không quan trọng lắm nhưng vẫn đóng một vai trò cần thiết trong việc rao giảng Tin Mừng: Các nhà truyền giáo ngoại quốc có thể bị trục xuất nếu đất nước đó có chiến tranh, hoặc họ giành được độc lập khỏi tay ngoại bang. Vì thế những tín hữu của xứ sở đó có thể bị mất các linh mục cần thiết cho hoạt động mục vụ của xứ sở họ. Hàng giáo sĩ bản xứ vẫn đứng vững được bất kể trường hợp nào xẩy ra.” 16 Vì khả năng tài chánh của người dân không đủ, nên việc xây dựng một chủng viện đúng cách lúc đó không thể thực hiện được. Bởi thế, một hệ thống liên chủng viện là phương pháp tốt nhất. Vào năm 1926, Đức Giáo Hoàng Piô XI trong Tông Thư Rerum Eclesiae đã nhắc lại đề nghị của Ngài là xây dựng một chủng viện cho liên chủng sinh. Ngài cũng nhắc đến việc tăng trưởng số liên chủ ng viện trên khắp thế giới. Để giúp đỡ các chủng sinh bản xứ có một khả năng hiểu biết đầy đủ, Đức Giáo Hoàng thành lập một số trường đại học khác nhau như trường Đại Học Truyền Thông ở Rôma. 17 Vào năm 1933 có nhiều trường đại học tương tự cũng được xây cất lên để cung ứng việc huấn luyện cùng một mục đích giáo dục. Sự quan tâm của Đức Giáo Hoàng Piô XII được ghi trong Tông Thư Evangelii Praecones 18 đã minh chứng đúng sự thật trong các thập niên vừa qua. Những cuộc chiến 14 Ibid, trg 250. 15 Sắc Lệnh của ĐGH Piô XI về các Sứ Mệnh 1926. 16 Sylloge, op. cit., trg 251. 17 Collegium Urbanum de Propaganda Fide. 18 Những nhà thuyết giáo của Phúc Âm. tranh liên tiếp xẩy ra trong nhiều đất nước thuộc địa. Một số đông các nhà truyền giáo bị bắt và bị bỏ tù trong các nước đó sau khi nùgười bản xứ chiếm được nền độc lập từ tay của ngoại bang; nạn bắt bớ các tín hữu tại Trung Hoa là một trường hợp điển hình mặc dù Trung Hoa không phải là một nước thuộc địa. Hơn nữa, một giáo sĩ bản xứ bảo đảm sự tiếp tục rao giảng Tin Mừng thay cho nhà truyền giáo không được ở lại mãi mãi một nơi. Những vị này được đề nghị loan báo đức tin nơi Thiên Chúa không những tại các vùng đất mới mà còn tại các nơi cần sự hiện diện của các ngài nữa. Bởi vậy, sau một thời gian, quyền hành và trách nhiệm của việc truyền giáo phải được trao lại cho hàng giáo sĩ bản xứ. 19 Và hiện nay, tất cả mọi cố gắng có thể được thực hiện hay không là tùy ở các linh mục bản xứ có thể tự mình giúp đỡ lấy nhau. Vào bất cứ thời điểm nào các linh mục bản xứ phải cóù khả năng điều khiển giáo phận mình để rồi trở nên một thành phần của Giáo Hội. C. Các Đức Giám Mục Bản Xứ Vào ngày 28-10-1926, Đức Giáo Hoàng Piô XI phong chức Giám Mụ c cho 6 vị người Trung Hoa. Đây là một biến cố khởi đầu một niên kỷ mới cho hoạt động rao giảng Tin Mừng không chỉ cho riêng Giáo Hội Trung Hoa mà còn cho tất cả các Giáo Hội Truyền Giáo trên khắp thế giới nữa. Đức Giám Mục Trung Hoa tiên khởi Lo-Wan-Tsao được tấn phong tại Kwuang Tung vào ngày 4-8- 1685. Nhưng tiếc thay, sau khi vị Giám Mục này qua đời, không có vị Giám Mục Trung Hoa nào kế vị ngài cả. Năm 1923, một vị Dòng Tên từ Ấn Độ, là Cha Francis T. Roche được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Toà tại Tuticorin. Việc đó được thực hiện qua Đức Giám Mục Celse Costantini 20 , Khâm Sứ Tòa Thánh tại Trung Hoa. Vào ngày 28-2-1926, Đức Giáo Hoàng Piô XI tuyên bố trong Tông Thư Rerum Ecclesiae của ngài là việc thiết lập hàng giáo phẩm bản xứ đang tiến triển tốt đẹp; việc đó khích lệ các linh mục bản xứ trở thành các nhà lãnh đạo các giáo xứ và toà giám mục của riêng các ngài. Ngày 5-10-1926, Đức Giáo Hoàng chọn 6 Linh Mục Trung Hoa để tấn phong giám mục cho 6 giáo phận khác nhau. Để đánh dấu sự bày tỏ sự tận tình của Đức Thánh Cha về biến cố quan trọng này, ngài mời tất cả 6 vị đó sang Rôma để chuẩn bị lễ tấn phong vào ngày 28-10-1926. Đức Hồng Y Van Rossum, C.Ss.R., Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo xúc động khi tiếp các ngài. Năm 1927, Giám Mục Janvier Hayasaka là vị giám mục tiên khởi người Nhật Bản được tấn phong, và vào ngày 11-6- 1933 Cha Nguyễn Tòng 21 cũng được tấn phong giám mục tại Rôma. 19 Sylloge, op. cit., trg 254. 20 Sứ Thần Tòa Thánh, ĐGM Celse Costantini triệu tập một hội nghị ở Thượng Hải từ ngày 15 tháng Năm đến ngày 12 tháng Sáu năm 1924. Ngài tuyên bố trước hội nghị rằng đây là lúc mà Trung Hoa nên có hàng giáo sĩ riêng. Ngoài vấn đề này, hội đồng còn thảo luận và quyết định nhiều việc quan trọng khác. Năm 1880, Hội đồng Tôn giáo Hồng Kông đưa ra một quyết nghị chỉ định những linh mục Tây Phương ưu tú điều hành m ỗi hội nghị hoặc buổi họp hơn là những linh mục Trung Hoa. Hội nghị họp mặt tại Bắc Kinh hạ thấp phẩm giá của những linh mục địa phương; tuy nhiên hội đồng tôn giáo Thượng Hải đã gạt bỏ tất cả những quyết định có tính cách kỳ thị và làm tất cả các linh mục đều bằng nhau. Xem: - Pascal M. D’Elia S.J., Catholic Native Episcopacy in China (Sanghaiusewe Printing Press, 1927), trg 74. - N. Wenders, Le Premier Concile Chinois, “Bulletin des Missions,” T.X. số 1, trg 36-42. - J. Bruts, Un Tournant de la Catholicité (Eglise Vivante, 195), Tome III, trg 17 (31)1. 21 Histoire de la Mission du Tonkin, Documents Historiques I (Paris, 1927), trg 453. Năm 1690 Cha Giuse Phước được giới thiệu như là vị giám mục đầu tiên của Đàng Ngoài nhưng Hội Truyền Giáo Paris đã không chấp thuận điều này. Với sự hiện diện của Đức Giám Mục Nguyễn Tòng, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bước vào thời đại mới. Đây là một biến cố ghi dấu giai đoạn quan trọng đầu tiên làm nền tảng cho Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, và 30 năm sau Toà Thánh bổ nhiệm các vị Đại Diện Tông Tòa bản xứ thay thế các vị nước ngoài. Các vị đó là: Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn năm tại Bùi Chu năm 1935, Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục tại Vĩnh Long năm 1938, Đức Cha Phan Đình Phùng tại Phát Diệm năm 1943, Đức Cha Lê Hữu Từ tại Phát Diệm năm 1945, Đức Cha Phạm Ngọc Chi tại Bùi Chu năm 1950, Đức Cha Trịnh Như Khuê tại Hà Nội năm 1950, Đức Cha Hoàng Văn Đoàn, OP tại Bắc Ninh năm 1950, Đức Cha Trần Hữu Đức tại Vinh năm 1950, Đức Cha Trương Cao Đại tại Hải Phòng năm 1953, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình tại Cần Thơ năm 1955, Đức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền tại Sài Gòn năm 1955, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khuất Tạo tại Hải Phòng năm 1955 và Đức Cha Phêrô Phạm Tần tại Thanh Hoá năm 1959. Hình 64: Đức Giáo Hoàng Pio XII và các Giám mục Việt Nam tại Vatican năm 1950. II. CÔNG ĐỒNG ĐÔNG DƯƠNG TẠI HÀ NỘI (1934) Khi vị Sứ Thần Tòa Thánh Celse Costantini Ayuti qua đời, Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm Đức Cha Colomban Dreyer, OFM qua Việt Nam. Người có công đứng ra tổ chức Công Đồng Đông Dương. 22 Hiệu quả của Công Đồng này tạo được ảnh hưởng lớn lao cho cuộc sống đức tin vào các thập niên sau này. Các hoạt động của Hội Nghị được Bộ Truyền Giáo chấp thuận vào năm 1937 và được Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương là Antonio Drapier, OP phổ biến vào cùng năm đó. Công Đồng được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 16-11 đến ngày 6-12-1934. 22 Codex Juri Canonici, điều 439, Vatican, 1983. 1. Những Tham Dự Viên Của Hội Nghị Các Đức Cha Eugène Allys thuộc giáo phận Huế và Đức Cha Pierre Gendreau thuộc giáo phận Hà Nội không tới tham dự Công Đồng được vì lý do sức khoẻ. Khoảng 20 Giám Mục, năm vị bề trên từ năm tu hội hoặc giáo đoàn và 21 linh mục cố vấn gồm 10 linh mục Pháp Quốc, 7 linh mục Việt Nam, 3 linh mục Tây Ban Nha và 1 linh mục Thái Lan 23 tới tham dự Công Đồng. Các tham dự viên chia làm năm nhóm. Nhóm thứ nhất do Đức Cha Ramond thuộc giáo phận Hưng Hóa chủ trì, bao gồm nhiều thành viên là Đức Cha Alexandre Marcou giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Ange Gouin từ Ai Lao, 24 và một số linh mục và tu sĩ thảo luận về kỷ cương và các hoạt động đối với các Giám Mục, các nhà truyền giáo và các linh mục. Nhóm thứ hai do Đức Cha Petrus Munagori thuộc giáo phận Bùi Chu chủ trì, cùng với Đức Cha De Cooman thuộc giáo phận Thanh Hóa, Đức Cha Phó thuộc giáo phận Hà Nội là Francois Chaize là thành viên, thảo luận về kỷ cương liên quan đến các linh mục bản xứ, các chủng sinh, sự giáo dục và cách sống của họ. Nhóm thứ ba do Đức Cha Isidore Dumortier 25 thuộc giáo phận Sài Gòn chủ trì, Đức Cha Phó giáo phận Huế là Alexandre Chabanon, 26 Đức Cha Francois Gomez thuộc giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Martial Janin thuộc giáo phận Kontum. Nhóm này phụ trách việc quản lý các phép tích. Nhóm thứ tư do Đức Cha René Perros từ Bangkok chủ trì, bao gồm các thành viên là Đức Cha André Eloy thuộc giáo phận Vinh, Đức Cha Valentin Herrgot thuộc giáo phận Pnom Penh, Đức Cha Felix Hedd, OP, từ giáo phận Lạng Sơn. Nhóm này nghiên cứu về các điều lệ của một xứ đạo và đặc biệt là vấn đề Công Giáo Tiến Hành. 27 Nhóm thứ năm thảo luận về các vấn đề tài chánh. Nhóm này gồm có Đức Cha August Tardieu thuộc giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Eugène Artaraz, OP thuộc giáo phận Bắc Ninh và Đức Cha Phó Nguyễn Tòng từ giáo phận Phát Diệm. 2. Năm Chương Mục của Công Đồng Công Đồng phổ biến một đặc san 28 mà nội dung bao gồm năm chương chính: Chuơng thứ nhất mô tả những điểm then chốt về việc bầu cử Giám Mục và các điều luật tôn giáo. Theo chương này thì các phiếu bầu đó có tính cách tư vấn, không có tính chung kết vì phải chờ quyết định của Tòa Thánh Vatican. 29 Chương này còn lưu ý các vị truyền giáo phải tránh các hoạt động chính trị vì có thể đưa đến sự hiểu lầm rằng Hệ Thống Tổ Chức Giáo Hội là một tôn giáo của ngoại bang, 30 gạt bỏ mọi kỳ thị giữa các nhà truyền giáo và dân bản xứ. 31 Phần ghi chú nhắc nhở về nhân cách của linh mục khi tiếp xúc giới phụ nữ. Chương này còn cấm các vị linh mục đi tới các rạp hát. 23 Les Missions Catholics (Paris, 1935), trg 60. 24 Năm 1934, Ai Lao chỉ có một toà giám mục. 25 Les Missions Catholics (Paris, 1935), trg 60. 26 Les Missions Catholics (Paris, 1935), trg 60. 27 Neil Schmand, History of the Catholic Church (Nhà Xuất Bản Bruce, The Pope of Catholic Action, USA, 1957), trg 630. 28 Primum Concilium Indosinense 1934 (Hà Nội, 1938). 29 Ibid, trg 34. 30 Ibid, trg 40. 31 Ibid, trg 43. Sự phân biệt được những nhà truyền giáo Pháp và những tu sĩ Đôminicô Tây Ban Nha xác nhận. Về điều khoản trang phục, các linh mục phải mặc áo dài đen chùng tới gót chân. Tại vùng quê, các linh mục được phép mặc áo dài đen truyền thống của nam giới, nhưng không được mặc áo đó khi cử hành nghi thức phụng vụ tại Thánh Đường. Áo khoác và quần kiểu Tây Phương không được phép dùng đến. Về vấn đề liên quan đến nữ tu, nhất là các chị em Dòng Mến Thánh Giá, Cộng Đồng mong muốn tất cả các chị em nữ tu nên có lời khấn sống trinh khiết, vâng lời và khó nghèo sau khi phải trải qua năm nhà tập để chính thức gia nhập dòng. Chương thứ hai tập trung vào cách đào tạo các linh mục bản xứ. Các người tận hiến muốn trở thành linh mục phải được tuyển chọn và huấn luyện tại tiểu chủng viện và còn phải qua một thờụi gian tập thử. 32 Các em trong thời gian ấy không nên ở tại nhà của cha xứũ nếu cha mẹ sống gần đó hoặc có trường học trẻ em. Thời gian tập thử không dài quá một năm. Chương này còn nhấn mạnh rằng chương trình tập thử phải tách biệt với chương trình huấn luyện tiểu chủng viện. Các em dưới 9 tuổi và trên 13 tuổi không được phép tham dự vào chương trình này. Các tuyển sinh còn phải là con cái của cha mẹ Công Giáo có tinh thần tôn trọng luật Giáo Hội và luật quốc gia. Các em trong thời gian nhà tập được huấn luyện theo chương trình giáo dục bậc tiểu học của chính quyền. Việc tiếp nhận tiểu chủng sinh đòi hỏi đương sự giấy chứng nhận đã học xong bậc tiểu học hoặc một văn kiện tương đương. Tại các tòa giám mục của miền Đông Nam Trung Hoa, thường có sự phân biệt giữa đại chủng viện và tiểu chủng viện. Cuộc sống trong các chủng viện được kỷ luật bảo vệ. Thời khóa biểu của chủng sinh được tôn trọng kỹ càng, đặc biệt là trong tiểu chủng viện và trong trường thử có ít nhất là 8 giờ nghỉ ngơi trong một ngày. Trong Thánh Lễ, các chủng sinh không được đọc kinh lớn tiếng, nhưng phải giữ im lặng để tĩnh tâm. Sau khi hoàn tất các lớp triết học, các chủng sinh sẽ bước vào giai đoạn nhà tập gần hai năm. 33 Các chủng sinh có thể ở lại với cha xứ, trợ giúp Cha trong công việc mục vụ chứ không phải là trong việc tài chánh. Một chủng viện do một ban giám đốc điều hành với trách nhiệm bảo trì kỷ luật. Các giáo sư, hai vị giải tội, một vị quản lý, và một vị tuyên úy phụ trách về mặt tinh thần của các chủng sinh, đó là thành phần thường trực của chủng viện. Vị quản lý trợ giúp vị giám đốc để cung cấp ba bữa ăn trong một ngày cho các chủng sinh. Các thành viên của ban giám đốc được khích lệ ngồi ăn chung với các chủng sinh trong phòng ăn. Để kết thúc chương này, Công Đồng đề nghị các chủng sinh xuất sắc, qua sự xét nghiệm của Giám Mục liên hệ, được gửi qua Rôma để du học, vàụ rồi sau này sẽ trở thành các huấn luyện viên sau khi họ tốt nghiệp. Chương thứ ba đề cập các phép tích và nghi thức phụng vụ. Khi nghi thức làm phép Rửa Tội không thể cử hành tại thánh đường hoặc nhà nguyện, nên cử hành tại nhà hoặc nơi cư trú riêng, không những trong giờ phút nguy tử hoặc đau ốm nặng mà còn trong tình trạng có lý do đặc biệt. 34 Y phục để cử hành nghi thức cần đúng phong cách ấn định: vị linh mục chủ trì nghi thức thánh phải mặc áo dài đen và đi giầy đen. Bất cứ vị linh mục nào không mặc y phục đúng cung cách, không được cử hành nghi thức. 35 Chi phí y phục do giám mục ấn định, và số tiền phải bằng số tiền của các giáo xứ khác trong giáo phận. Công Đồng còn nhắc nhở tất cả các linh mục rằng việc cử hành 32 Probatorium. 33 Primum Concilium Indosinense 1934 (Hà Nội, 1938), trg 63. 34 Ibid, trg 72. 35 Codex Juri Canonici, số 804.2 và sự hướng dẫn Prudentissimo S.C.C, trg 336 Vatican, 28-7-1931. phép Rửa Tội cho kẻ sắp chết là bổn phận phải thực hiện dù rằng họ bị nguy tử vì chứng bịnh dễ lây lan. 36 Qua sự ưng thuận của các vị giám mục tại Công Đồng, một giải pháp được ban hành. Tất cả các linh mục trong vùng đất Đông Dương, trong những chuyến hành trình từ nơi này đến nơi kia đều có quyền giải tội cho các linh mục khác miễn là vị linh mục ấy đã có năng quyền do bề trên liên hệ cấp cho. 37 Các lễ buộc phải được tôn trọng là Lễ Giáng Sinh, Lễ Chúa Lên Trời, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Lễ Các Thánh. Những ngày lễ buộc khác ngay cả Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô được cử hành vào ngày Chúa Nhật sau đó. Chương thứ bốn thảo luận về sự bảo vệ Đức Tin bằng lời nói và hành động. Về công tác rao giảng Tin Mừng, tại miền Đông Dương thời đó có bốn vùng phụng vụ. 38 Vùng thứ nhất là các xứ đạo miền Bắc Việt Nam, vùng thứ nhì là miền Trung Việt Nam, vùng thứ ba là miền Nam Việt Nam và Cao Miên, và vùng thứ tư là Thái Lan và Ai Lao. Công Đồng đưa ra ý kiến rằng các giám mục trong bốn vùng đó nên thường xuyên gặp gỡ để giúp đỡ lẫn nhau. Giám Mục niên trưởng cần đưa ra thời khóa biểu các buổi họp và mỗi buỗi họp cần được báo trước ba tháng cho toàn thể các cộng đồng trong vùng. III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHÂM SỨ TÒA THÁNH 1934-1960 Công Đồng Hà Nội năm 1934 được Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương là Đức Cha Colomban Dreyer, Ofm triệu tập. Ngài được Đức Cha Antonio Drapier, Op từng phục vụ tại Mésopotamie, Kurdistan, và Arménia thay thế vào năm 1936. Ngài trước đó là đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Bagdad, Iraq để thực hiện các quyết định về phụng vụ tại các nơi ấy. Ngài sinh trưởng tại Pháp năm 1891, thụ phong linh mục năm 1924 và được tấn phong Giám Mục năm 1929. Tại Việt Nam vì tình hình chính trị biến đổi từ năm 1945 nên việc bổ nhiệm vị đại diện Đức Thánh Cha bị ngưng lại. Mãi đến năm 1950 Tòa Thánh mới bổ nhiệm Đức Cha John Dooley sang Việt Nam, thay thế Đức Cha Antonio Drapier. Đức Cha John Dooley là vị điều hành tổng quát của Dòng Colomban tại Manooth, Trung Hoa. Vào thời điểm Ngài được bổ nhiệm làm Khâm Sư Tòa Thánh tại Việt Nam, ngài đã là vị giám đốc của cộ ng đồng Colomban tại Rôma. Ngài sinh trưởng tại Ireland. Ngài tới Việt Nam khi mà dân tộc Việt Nam đang dấn thân tranh đấu chống lại thực dân Pháp và Cộng sản Việt Nam gọi tắt là Việt Cộng. 1. Hội Nghị tại Hà Nội năm 1951 Để thích nghi với tình hình xã hội, vị sứ thần kêu gọi tại Hà Nội mở cuộc hội nghị các Đức Giám Mục vào tháng 11-1951, nhờ đó ngài có một giải pháp riêng để giải quyế t một số vấn đề. Các tham dự viên là các đại diện hầu hết tại các giáo phận. Vì một số lý do nào đó, chỉ có các vị Giám Mục tại Thanh Hóa, Vinh, Lạng Sơn không tới dự được. 39 36 Primum Concilium Indosinense 1934 (Hà Nội 1938), trg 78. 37 Ibid, trg 81. 38 Ibid, trg 99. 39 Canon 439, Concilium Plenum. Tham dự hội nghị gồm có các Đức Cha JB Chabalier (Phom Penh), Phêrô Ngô Đình Thục (Vĩnh Long), Jean Cassaigne Sanh (Sài Gòn), Marcello Piquet Lợi (Qui Nhơn), John Mazé Kim (Hưng Hóa), Anselm Lê Hữu Từ (Phát Diệm), JB Urritia Thi (Huế), Phêrô Phạm Ngọc Chi (Bùi Chu), Đôminicô Hoàng Văn Đoàn, Op (Bắc Ninh), Giuse Trịnh Như Khuê (Hà Nội), Fr. Felice Perez Hiển, [...]... được triệu tập lần đầu tiên tại Việt Nam trong tình trạng chiến tranh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã chịu bao nỗi khó khăn trong những năm qua và còn thêm nữa trong các năm kế tiếp vì lý do đó, hội nghị quan tâm đến các biến cố chính trị, xã hội và văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Giáo Hội hầu có thể tìm được các phương pháp riêng cho Giáo Hội được tồn tại và thăng tiến Vị Sứ Thần... chia đôi thành miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam, vị Sứ Thần Tòa Thánh ở lại Hà Nội Tại đây, dù ngài không còn quyền tự do di chuyển, nhưng sự hiện diện của ngài đã tạo được lòng can đảm cho người Công Giáo Việt Nam để thích nghi với tình hình mới dưới ách Cộng sản Năm 1959, sau Đại Hội Thánh Mẫu tại Sài Gòn, Sứ Thần Tòa Thánh, Đức Cha Trịnh Như Khuê và nhiều linh mục khác nữa đã bị Sở An Ninh Nhân... một người gieo giống để lan trải giáo lý Công Giáo, lý tưởng bác ái và công bình xã hội đến tất cả mọi người Lá thư mời gọi tất cả các thành phần giáo sĩ tham gia Hiệp Hội Giáo Sĩ Truyền Giáo Tùy theo hoàn cảnh mỗi vị, các thành phần giáo sĩ tự do lựa chọn tổ chức riêng nào đó mà mình muốn hợp tác: Hiệp Hội các Linh mục Thờ Kính Thánh Thể, Cộng Đồng Truyền Giáo, Dòng Ba Phanxicô, v.v Các giám mục yêu... Công Giáo và Dân Tộc (TPHCM, 1987), trg 6, ed 599 Tổ chức và sự điều hành công tác mục vụ đặt dưới quyền và sự hướng dẫn của Giám Mục tại giáo phận Tùy theo hoàn cảnh mỗi địa phương, Giám Mục có quyền quyết định điều cần phải làm vì Giáo Hội và các tín hữu.43 Lá thư nêu rõ những điều liên quan đến Phong Trào Công Giáo Tiến Hành và Sứ Thần Tòa Thánh Vào năm 1954, khi đất nước Việt Nam bị chia đôi thành. .. lới của họ hiển nhiên bị lộ ra ánh sáng: áp đặt một chế độ độc tài trên đầu nhân dân – một chế độ hết sức bất công trong lịch sử loài người Các Giám mục cũng quyết định thành lập một trung tâm truyền giáo cho các tín hữu nhiệt tâm tại Việt Nam Để tránh sự hiểu lầm, các Giám mục khẳng định rõ ràng là “trung tâm chỉ là một tổ chức với mục đích duy nhất truyền Tin Mừng và phục vụ Giáo Hội và tha nhân.”... đã bị Sở An Ninh Nhân Dân Hà Nội điều tra Vì không thể tiếp xúc với miền Nam Việt Nam được, nên vị Sứ Thần Tòa Thánh đề nghị Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm một vị đại diện Đức Thánh Cha tại miền Nam Việt Nam Do đó Đức Cha Giuseppe Caprio tới Sài Gòn năm 1956, nhưng rồi năm 1959 Đức Cha phải dời về Đài Loan để làm Sứ Thần Tòa Thánh tại đó Hơn nữa, vị Sứ Thần gặp nhiều khó khăn và thử thách khi thực hiện... tín hữu nên nhìn vào hình ảnh các Thánh để theo gương các ngài; tại sở làm, các tín hữu nên nhớ lại Đức Kitô là một mẫu gương lao động; trong xã hội, các tín hữu phải bảo vệ Giáo Hội khỏi cơn bạo hành Ba việc “nên thực hành” này là bổn phận và trách nhiệm của tất cả các tín hữu trên thế giới Trung Tâm mong ước rằng các tín hữu tại Việt Nam sẽ làm tròn các bổn phận và trách nhiệm nêu trên 42 Tông Thư... các Giám Mục quyết định rằng Phong Trào Công Giáo Tiến Hành41 phải được tổ chức lại ở các giáo phận và giáo xứ Các Giám Mục còn quyết định đẩy mạnh việc Rao Giảng Tin Mừng bằng cách thiết lập nền tảng giáo dục qua hệ thống phòng giảng thuyết, trường học, và các nhà in ấn sách báo Op (Hải Phòng), Fr Bernado Llobera, Op (Thái Bình), Phaolô Renaud Ái (Kontum) Ba vị vắng mặt là các Đức Cha JB Trần Hữu Đức... động của Giáo Hội, và họ nên sống cuộc đời đạo đức của người Công Giáo, trong đó có lòng bác ái, công bình sẽ dẫn dắt họ cả về phong cách và hoạt động Tiếp đến, họ nên bám vào các nguyên tắc Công Giáo làm nền tảng cho bất cứ một quyết định nào cần được thực hiện trong đời sống của họ Về mục tiêu thứ nhất, các vị Giám Mục khuyên nhủ tất cả người dân Công Giáo nên tuyệt đối trung thành với Giáo Hội,... (Lạng Sơn), và Fr Arnaud Loosdregt (Ai Lao) Hội nghị nhóm họp tại Thái Hà, Hà Nội trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế từ ngày 5 đến 10-11-1951 40 Luca, 20:25 41 Neil Schmand, History of the Catholic Church (Bruce, USA, 1957), trg 630: “Sự tham gia của giáo dân trong Công Giáo Tiến Hành.” Công Giáo Tiến Hành là bổn phận của mọi thành phần trong Giáo Hội, không chỉ thuộc các giám mục và linh mục Đối với các . CHƯƠNG BA MƯƠI BỐN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM TẠI VIỆT NAM 1933-1960 I. CHUẨN BỊ THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM TẠI VIỆT NAM Nhờ ý thức. để chuẩn bị phương thức thành lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam. 1. Bước Đầu Thành Lập Hàng Giáo Phẩm A. Bổ Nhiệm Cha Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục Phó tại Giáo

Ngày đăng: 22/10/2013, 12:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 63: Đức cha Nguyễn Bá Tòng, vị Giám mục tiên khởi Việt Nam. - CHƯƠNG BA MƯƠI BỐN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM TẠI VIỆT NAM 1933-1960
Hình 63 Đức cha Nguyễn Bá Tòng, vị Giám mục tiên khởi Việt Nam (Trang 2)
Hình 64: Đức Giáo Hoàng Pio XII và các Giám mục Việt Nam tại Vatican năm 1950.  - CHƯƠNG BA MƯƠI BỐN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM TẠI VIỆT NAM 1933-1960
Hình 64 Đức Giáo Hoàng Pio XII và các Giám mục Việt Nam tại Vatican năm 1950. (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w