ĐỀXUẤT MỘT SỐBIỆNPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNGTÍNDỤNGNHNOPTNTHÀTÂY I. MỤC TIÊU CÔNG TÁC TÍNDỤNG CỦA NHNO & PTNTHÀTÂY NĂM 2004 Tổng nguồn vốn quản lý và huy động đến 31/12/2004 phấn đấu đạt 4.145 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với năm 2003, tốc độ trăng trưởng 24%. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2004 đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 850 tỷ đồngso với năm 2003, tốc độ tăng trưởng 27%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%. Doanh thu đảm bảo quỹ thu nhập, quỹ tiền lương theo chế độ quy định và có dự phòng. II. GIẢI PHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢHOẠTĐỘNGTÍNDỤNG NHNo & PTNTHÀTÂYĐể đạt được mục tiêu đề ra cho công tác tíndụng năm 2004 và những năm tiếp theo, ngoài việc phát huy tốt các việc đã làm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh HàTây cần làm tốt mộtsốbiệnpháp sau: II.1. Nângcao chất lượng thông tintíndụng Trên thực tế, mộtsố khách hàng vay tiền tại NHNo & PTNTHà Tây, sử dụng không đúng mục đích đã dẫn đến tình trạng không trả được gốc và lãi cho Ngân hàng. Như vậy, biết được thông tin chính xác về khách hàng là rất quan trọng đối với hoạtđộngtíndụng của ngân hàng. Ngoài việc nhận các thông tin trực tiếp từ khách hàng, Ngân hàng phải tìm cách thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra độ tin cậy và hiểu rõ hơn về khách hàng. Về vấn đề xử lý thông tin: cần phân loại thông tin theo các tiêu thức khác nhau và sắp xếp một cách khoa học, vào các đầu mục để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm. Công tác thông tintíndụng cần áp dụng những kỹ thuật tin học mới nhất. Điều này yêu cầu NHNo HT phải có kế hoạch và dự trù mua phần mềm mới hay nâng cấp phần mềm cũ, tính toán hợp lý các chi phí thông tinđể đảm bảo cho sự an toàn cho hoạtđộng của Ngân hàng. II.2. Phân loại khách hàng Việc phân loại khách hàng rất cần thiết cho hoạtđộngtíndụng ngân hàng. Nó giúp cho Ngân hàng thuận tiện trong việc theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của Ngân hàng hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng có những chính sách riêng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phân loại khách hàng có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau nhưng cần phải xem xét một cách toàn diện từ tình hình thực tế của khách hàng, khả năng vay, khả năng thanh toán và đảm bảo tín dụng. Việc phân tích này cũng giúp cho Ngân hàng có một đánh giá sơ bộ về khách hàng của mình và qua đó xem xét giữa nhu cầu vay của khách hàng và điều kiện tíndụng của mình để có các quyết định cần thiết. Một điều cần lưu ý là số liệu dành cho phân tích xếp loại phải chính xác và cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả. Các tiêu chuẩn để đánh giá phải được phổ cập cho các cán bộ sử dụng thành thạo hỗ trợ đắc lực cho việc phân loại khách hàng, giảm bớt thủ tục hồ sơtín dụng, tạo thuận lợi nhanh chóng cho khách hàng và tránh được rủi ro, nângcaohiệuquảhoạtđộngtíndụng Ngân hàng. II.3. Thẩm định dự án tíndụng Trước tiên, cần hiện đại hoá quy trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tíndụng cần thiết. Theo quy chế tíndụng hiện nay, quy định xét duyệt thẩm định dự án cho vay quả là khó khăn, hơn nữa trong quá trình làm việc với khách hàng, có nhiều tình huống mà cán bộ tíndụng khó có thể lường trước được. Chính vì vậy đểnângcao chất lượng công tác thẩm định đòi hỏi người cán bộ tíndụng phải hết sức năng động, giải quyết vướng mắc một cách khoa học, logic. Quy trình thẩm định đối với mỗi dự án gồm 3 bước: - Tiếp nhận hồ sơ. - Phân tích tín dụng: Phân tích các căn cứ đảm bảo vay vốn. Phân tích các nội dung trong văn bản để đánh giá tính pháp lý và tính khả thi. Phân tích chi phí, nguồn vốn trả nợ và tái đầu tư, thời hạn cho vay, lịch trả nợ, điều kiện đảm bảo . - Thực hiện hợp đồngtíndụng và theo dõi khoản vay. Những bước này phải được thực hiện tuần tự, không thể bỏ qua hay bỏ cách bước nào. Việc phân tích tíndụng nhằm kiểm tra và đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi và hiệuquả của hoạtđộngtíndụng trong đó phải quan tâm đến các rủi ro tiềm ẩn để nhằm giúp khách hàng và do đó giúp ngân hàng tránh được sự giảm sút hiệuquảtín dụng. Bước thứ ba cũng khá quan trọng, phải kiểm tra từ trước cho đến trong và sau khi ký hợp đồngtín dụng. II.4. Tăng cường giám sát trong suốt quá trình cho vay Một là, Việc giám sát sẽ giúp NHNo & PTNT HT kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụngđúng mục đích. Nếu giám sát không chặt chẽ sẽ tạo ra những lỗ hổng cho khách hàng sử dụng vốn sai với dự án, phương án làm phát sinh những rủi ro tíndụng mới mà Ngân hàng không biết và không lường trước được. Việc kiểm tra giám sát phải được thực hiện thông qua việc xem xét các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng và các giấy tờ có liên quan, ngoài ra còn có sự kiểm tra thực tế cơ sở. Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay, cán bộ cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá ban đầu thế chấp thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng. Cán bộ tíndụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị qua Ngân hàng. Việc thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình trạng tài chính của họ. Nếu phát hiện tình trạng có thể xấu đi, phải yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc tìm biệnphápđể thu nợ ngay cả những khoản vay chưa đến hạn. Cán bộ tíndụng không được để “tình cảm” chi phối trong công việc, kiên quyết xử lý một cách đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ vay. Hai là, Kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo, của bộ phận kiểm soát nội bộ đối với bộ phận tín dụng. II.5. Xử lý nợ xấu Để sớm làm lành mạnh tình trạng nợ xấu, cần thực hiện mộtsố giải pháp cơ bản sau: Một là, để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu cần phân loại nợ xấu trên cơ sở các tiêu thức: nguyên nhân phát sinh, khả năng thu hồi, tài sản đảm bảo nợ, đối tượng khách để xếp vào các nhóm và xử lý theo tinh thần văn bản hướng dẫn. NHNo & PTNTHàTây cần thực hiện nghiêm chỉnh việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Hai là, để đảm bảo kiểm soát được rủi ro Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn HàTây cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tíndụng và quản lý rủi ro, đó là: Tổ chức mô hình quản lý tíndụng theo nhóm khách hàng, có phân loại, có chính sách khách hàng cụ thể và được phân cấp chi tiết đến từng cán bộ tín dụng. Ba là, định kỳ hàng năm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xem xét lại lề lối làm việc, cũng như việc chấp hành các nguyên tắc và quy trình nghiệp vụ trong cho vay của cán bộ cấp dưới và của toàn chi nhánh, kiểm tra chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra và quản lý vốn vay. Từ đó xác định được những khâu còn hạn chế, còn sơ hở dễ bị lợi dụngđể chỉnh sửa bổ xung kịp thời và uốn nắn đi vào nề nếp, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu hạn chế nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng. II.6. Nângcao chất lượng nhân sự Thực hiện sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tíndụng đảm bảo đủ cả “chuyên” và “hồng”. Nói cách khác, hoạtđộngtíndụng ngân hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng không chỉ có “tài” mà còn phải có “đức”. Tài: nghĩa là người cán bộ tíndụng phải giỏi, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu về kinh tế thị trường thì mới làm tốt được công tác thẩm định, kiểm tra khách hàng, quản lý được chắc tình hình sử dụng vốn của người vay và tham mưu cho lãnh đạo những phương án, biệnpháp hữu hiệu. Muốn vậy, NHNo & PTNT phải đào tạo lại cán bộ làm tín dụng, giúp họ có kiến thức về kinh tế thị trường đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư vốn, nắm chắc các căn bản chế độ của ngành và luật pháp, có kiến thức về marketing, công tác khách hàng. Đức: cán bộ tíndụng nếu chỉ có tài thì chưa đủ mà đòi hỏi họ phải có phẩm chất đạo đức tốt. Trên thực tế, nhiều trường hợp mất vốn, thậm chí xảy ra vụ án là do sự thoái hoá, sa ngã của cán bộ ngân hàng. Một khi cán bộ tíndụng cố tình lừa đảo, che giấu, thông đồng với người vay thì lãnh đạo rất khó phát hiện được vì họ là người quản lý trực tiếp. Chính vì vậy, song song với việc đào tạo chuyên môn, Các NHTM nói chung NHNo & PTNTHàTây nói riêng phải thường xuyên giáo dục ý thức, kỷ cương cũng như tư cách đạo đức đối với cán bộ cấp dưới. Trong công tác tổ chức cán bộ phải thường xuyên theo dõi được sự thay đổi về đạo đức, lối sống của cán bộ đặc biệt là cán bộ tíndụngđể có biệnpháp chấn chỉnh kịp thời. Phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh để làm trong sạch đội ngũ cán bộ làm tín dụng. II.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Những năm gần đây, NHNoHàTây đã trang bi cho các phòng ban cơ sở vật chất tốt hơn, như máy vi tính và phần mềm kế toán, các trang thiết bị kỹ thuật khác. Tuy nhiên, đây không phải là công việc một chốc một lát mà là công việc thường xuyên liên tục. Nếu làm tốt công tác này, chắc chắn chất lượng dịch vụ công tác tíndụng của NHNo & PTNT HT còn đạt hiệuquảcao hơn. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC BIỆNPHÁP Quan thời gian thực tập tại NHNo & PTNTHàTây cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại Trường ĐHKTQD, tôi xin mạnh dạn đưa ra mộtsố kiến nghị sau: III.1. Đối với NHNo & PTNTHàTây III.1.a. Chuẩn hoá cán bộ Từng bước chuẩn hoá cán bộ đảm bảo đủ cả “chuyên” và “hồng” trước hết là cán bộ trực tiếp làm tíndụng và cán bộ lãnh đạo, có kế hoạch để đào tạo và nângcao trình độ cho cán bộ tíndụng về kinh tế thị trường, về chuyên môn ngân hàng và các lĩnh vực mà ngân hàng đầu tư vốn, cũng như kiến thức pháp luật là công việc thường xuyên liên tục. III.1.b. Kiểm tra, kiểm soát cán bộ tíndụng Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm soát nộ bộ và của cán bộ lãnh đạo đối với nhân viên nghiệp vụ cấp dưới, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các nguyên tắc chế độ, điều kiện và quy trình trong việc giải quyết cho vay của cán bộ tín dụng, phải coi việc phân tích nợ vay, phân tích tài chính của khách hàng là công việc thường xuyên của cán bộ tín dụng. III.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Chính phủ III.2.a. Hoàn thiện hành lang pháp lý Để tạo môi trường thuận lợi cho công tác tíndụng của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh HàTây nói riêng, cần phải có những cải cách trong việc xây dựng và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô cũng như có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật về ngân hàng. Cụ thể là: sửa đổi luật các tổ chức tíndụng cho phù hợp với sự phát triển của ngân hàng trong điều kiện mới. Đồng thời sửa đổi các luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật phá sản…tạo hành lanh pháp lý thông thoáng, an toàn và phù hợp với xu thế hội nhập với thế giới cho hoạtđộng ngân hàng. Trong đó mục tiêu đặt ra là cần có các chế tài trong các luật để vừa xử phạt nghiêm minh, vừa tránh được hiện tượng “hình sự hoá” các quan hệ dân sự và kinh tế. III.2.b. Đa dạng hoá các công cụ tài chính Sự thiếu đa dạng của các công cụ tài chính làm cho hoạtđộng luân chuyển của các nguồn vốn ngắn hạn kém phong phú, hạn chế các nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Trung ương, làm gia tăng tình trạng ứ đọng vốn. Sự phát triển của các công cụ tài chính là cần thiết vì nó sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các người đầu tư và vay vốn, giảm bớt các rủi ro do biếnđộng lãi suất, mất khả năng thanh toán, tụt giá chứng khoán. Nguồn vốn cũng nhờ đó tăng tính linh động, tăng khả năng thanh khoản của các thị trường, giúp những người đi vay tìm được nguồn vốn mới, tăng cường hiệuquảhoạtđộng của Ngân hàng Trung ương, phản ánh đúng đắn các tínhiệu thị trường. III.2.c. DNNN phải thế chấp tài sản khi vay vốn Đề nghị sửa đổi quy định về việc các doanh nghiệp Nhà nước không phải thực hiện thế chấp tái sản khi vay vốn, cho phép các NHTM được chủ động quyết định hình thức cho vay (có đảm bảo hoặc không có đảm bảo) theo từng trường hợp cụ thể để đảm bảo tính an toàn hiệuquả khi cho vay loại hình kinh tế này. III.2.d. Đẩy mạnh công tác kiểm toán Thực hiên các biệnpháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và chấp hành đúng chế độ kế toán thống kê và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạtđộng của các cơ quan kiểm toán nhà nước và các cơ quan này hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đã kiểm toán của mình. KẾT LUẬN Nângcaohiệuquảhoạtđộngtíndụng không chỉ giúp ngân hàng tối ưu hoá lợi nhuận của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình nhanh chóng có được đồng vốn vay để sản xuất, kinh doanh; đồng thời còn giúp doanh nghiệp, cá nhân thuận tiện hơn trong việc gửi tiết kiệm thu lời trong khi đồng vốn nhàn rỗi. Chuyên đề “nâng caohiệuquảhoạtđộngtíndụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây” đã đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây: - Khái quát các vấn đề mang tính lý luận chung về tíndụng NHTM. - Phân tích thực trạng tíndụngNHNo & PTNTHà Tây. Bài viết đã nêu lên được kết quảhoạtđộngtíndụng từ năm 2001 đến nay, những biệnpháp thực hiện có hiệuquả tại NHNo & PTNTHàTây và mộtsố nguyên nhân làm hạn chế hiệuquả công tác tín dụng. - Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng hoạtđộngtíndụng ở NHNo & PTNTHà Tây, bài viết đã đềxuấtmộtsốbiệnpháp và kiến nghị nhằm nâng caohiệuquảhoạtđộngtíndụng tại NHTM nói chung và NHNo & PTNT tỉnh HàTây nói riêng. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của GS. TS Cao Cự Bội – Giáo viên hướng dẫn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Phạm Văn Vũ Phó giám đốc NHNN Hà Tây, ông Trần Văn Dự Giám đốc NHNo & PTNTHàTây cùng cô chú trong Ngân hàng đã tận tình giúp tôi thu thập thông tin, đóng góp cho tôi những ý kiến hết sức bổ ích để tôi hoàn thành chuyên đề này. /. . ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNO PTNT HÀ TÂY I. MỤC TIÊU CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT HÀ TÂY NĂM 2004. thực trạng hoạt động tín dụng ở NHNo & PTNT Hà Tây, bài viết đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM