LĐLĐ HUYỆN VĂN CHẤN CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 62 /HD – CĐ Văn Chấn, ngày 15 tháng 11 năm 2010 HƯỚNG DẪN Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ nhà giáo và lao động giai đoạn 2010 - 2015 Phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” mang tính đặc thù giới đã phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của nữ nhà giáo và lao động trong toàn Ngành GD – Đào tạo cả nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà. Để góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phụ nữ trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của nữ nhà giáo và lao động ngành Giáo dục và Đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Ban chấphànhCông đoàn Giáo dục huyện Văn Chấn căn cứ vào hướng dẫn số 21/HD-CĐN ngày 29/10/2010 của Công đoàn Giáo dục Tỉnh Yên Bái và Phương hướng, nội dung triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” giai đoạn 2010 – 2015 của Ban nữ côngCông đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái, hướng dẫn các đơn vị công đoàn cơ sở MN, TH, TH –THCS. THCS trong toàn huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ nhà giáo và lao động ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn giai đoạn 2010 – 2015 như sau: I. MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO: 1. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ nhà giáo và lao động, phát huy những mặt mạnh trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, khắc phục những mặt tồn tại. Quán triệt Nghị quyết số 11/2007/NQ – TW của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện Luật bình đẳng giới; tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phấn đấu đạt chuẩn mực người phụ nữ ngành Giáo dục. 2. Động viên nữ nhà giáo và lao động phát huy tài năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành, thực hiện tiết kiệm, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Xây dựng người phụ nữ ngành giáo dục theo chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam với 5 tiêu chí: - Yêu nước, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo; - Có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo và hoàn thành tốt công tác được giao; - Có sức khỏe; - Có lối sống văn hóa và tấm lòng nhân hậu, vị tha; - Quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng. 4. Vận động nữ nhà giáo và lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn; xây dựng tập thể, xây dựng đơn vị đoàn kết, phát triển vững mạnh; xây dựng gia đình theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”. II. NỘI DUNG PHONG TRÀO: 1. “Giỏi việc trường”: a. Công tác chuyên môn: - Thực hiện có nề nếp, kỷ cương các quy chế, quy định trong công tác giảng dạy và phục vụ; thi đua giảng dạy và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và hội nhập; tích cực cải tiến nội dung, phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo, hoàn thành các chỉ tiêu thi đua đã đăng ký. - Quan tâm và tạo môi trường thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành những nữ thanh niên có tri thức, giàu nghị lực, sẵn sàng phục vụ đất nước trong thời kỳ xây dựng CNH, HĐH. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của Ngành mang tính xã hội rộng lớn. b. Công tác bồi dưỡng: Có ý thức thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu đạt chuẩn ngành nghề và trên chuẩn. Phấn đấu đạt chuẩn mực người phụ nữ ngành Giáo dục. c. Công tác xây dựng đơn vị: - Gương mẫu thực hiện Quy chế hoạt động của trường học, cơ quan. Xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội thâm nhập vào nhà trường, cơ quan. - Gương mẫu trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tích cực xây dựng đơn vị đạt đơn vị văn hóa. - Nhiệt tình trong công tác đoàn thể, công tác xã hội hóa giáo dục; Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn. 2. “Đảm việc nhà”: a. Xây dựng gia đình văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam với các chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”. b. Nuôi dạy con tốt, nuôi con theo khoa học, chăm ngoan, học giỏi. Tích cực ngăn ngừa tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, HIV/AIDS thâm nhập vào gia đình, cộng đồng; nghiêm túc thực hiện pháp lệnh dân số, kế hoạch hóa gia đình. c. Xây dựng kinh tế gia đình ổn định, phát triển; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. III. TIÊU CHUẨN THI ĐUA: Đối với các cá nhân, tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau đây hàng năm sẽ được đơn vị xét danh hiệu thi đua phụ nữ “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cấp cơ sở. 1. Đối với cá nhân: - Đầu năm học có đăng ký phấn đấu danh hiệu thi đua phụ nữ “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. - Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên. - Gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó quan tâm đến nội dung: Thực hiện tốt Luật Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chồng con không mắc các tệ nạn xã hội, gia đình hạnh phúc; có quan hệ tốt với nhân dân nơi cư trú. Đặc biệt lưu ý: Trường hợp những chị em chưa xây dựng gia đình riêng vẫn được xét danh hiệu thi đua phụ nữ “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” nếu: - Có đăng ký phấn đấu danh hiệu thi đua phụ nữ “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; - Đạt danh hiệu ““Lao động tiên tiến” trở lên; - “Đảm việc nhà”: Làm tốt chức trách của người con, người chị, người em trong gia đình; có ý thức xây dựng gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” hàng năm; có ý thức trong quan hệ tình yêu, tình bạn trong sáng, lành mạnh. 2. Đối với tập thể: - Có số nhà giáo và lao động nữ chiếm từ 35% so với tổng số đoàn viên, lao động của đơn vị trở lên. - Không có nhà giáo và lao động nữ vi phạm kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không có người vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội. - Đơn vị có phát động và tổ chức cho nữ nhà giáo và lao động đăng ký danh hiệu thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; định kỳ có sơ kết, tổng kết và bình xét hàng năm ở cấp cơ sở. - Có từ 80% trở lên nữ nhà giáo và lao động của đơn vị đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cấp cơ sở. IV. KHEN THƯỞNG: 1. Sau khi kết thúc năm học, các công đoàn cơ sở trường học cần tổ chức tổng kết phong trào thi đua tại đơn vị, Ban chấphànhcông đoàn ra quyết định công nhận các cá nhân, tập thể đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cấp cơ sở, có hình thức khen thưởng cho phù hợp (Ghi sổ vàng, thưởng bằng hiện vật .). Lựa chọn các cá nhân, tập thể tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, lập danh sách gửi lên Công đoàn Giáo dục huyện Văn Chấn đề nghị xét công nhận cấp huyện. 2. Công đoàn Giáo dục huyện thông qua báo cáo định kỳ của cơ sở; kiểm tra công tác nữ; qua theo dõi, tập hợp tình hình, căn cứ đề nghị của các đơn vị, xét và banhành quyết định công nhận danh hiệu thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cấp huyện cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào. Tiến hành tổ chức sơ kết phong trào giữa giai đoạn 2010 – 2015 vào dịp kỷ niệm 8/3/2013; tổng kết phong trào vào năm 2015. 3. Vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” Công đoàn Giáo dục huyện Văn Chấn phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành GD&ĐT Văn Chấn đề nghị trưởng phòng, Ban thường vụ Công đoàn tặng Giấy khen cho các cá nhân, tập thể tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; lựa chọn các cá nhân, tập thể tiêu biểu đề nghị LĐLĐ huyện, Công đoàn Giáo dục tỉnh, LĐLĐ tỉnh khen thưởng (tặng giấy khen, bằng khen, tặng Cờ) theo tỷ lệ quy định. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Ban Chấphànhcông đoàn các đơn vị trường tiếp tục quán triệt Nghị quyết 11/NQ – TW ngày 22/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luật bình đẳng giới, Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 – 2020, tuyên truyền phổ biến sâu rộng ý nghĩa của phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, các bài học kinh nghiệm, những tấm gương điển hình của phong trào trong thời gian qua, đồng thời lồng ghép với nội dung của phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 2. Chủ động tham gia với chính quyền cùng cấp bảo đảm việc làm, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, thu nhập ổn định cho nữ nhà giáo và lao động trong đơn vị. Phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cùng cấp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, chống các hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người phụ nữ. Phát hiện và kiến nghị sửa đổi những chính sách bất hợp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ nhà giáo và lao động trong ngành. 3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên nữ nhà giáo và lao động tích cức phấn đấu đạt 5 chuẩn mực người phụ nữ ngành giáo dục, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 4. Phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu nữ nhà giáo và lao động ưu tú cho tổ chức Đảng, chính quyền xem xét bồi dưỡng kết nạp, tham gia cấp Ủy, tham gia quản lý nhà nước, tham gia vị trí lãnh đạo chính quyền, đoàn thể các cấp. 5. Tăng cường sự chỉ đạo của ban chấphànhcông đoàn, tiếp tục củng cố kiện toàn Ban nữ công cơ sở đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng để làm tốt công tác tham mưu vận động nữ nhà giáo và lao động hưởng ứng phong trào thi đua, các cuộc vận động mang đặc thù về giới; đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác nữ công trong thời kỳ hội nhập. Trên đây là những nội dung mang tính định hướng về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ nhà giáo và lao động giai đoạn 2010 – 2015 của Công đoàn Giáo dục huyện Văn Chấn. Đề nghị các Công đoàn cơ sở trường học trong toàn huyện cần cụ thể hóa nội dung, tiêu chuẩn thi đua cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ sở, đơn vị; tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” đạt hiệu quả, định kỳ tiến hành tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Công đoàn Giáo dục huyện theo quy định./. Nơi nhận: TM. BAN THƯỜNG VỤ - Cấp ủy chi bộ PGD&ĐT (để b/c); CHỦ TỊCH - LĐLĐ huyện, CĐGD tỉnh (để b/c); - Ban VSTBCPN ngành (phối hợp t/h); - UV. BCH, BNC công đoàn GD huyện (chỉ đạo&t/h); (đã ký) - CĐCS trực thuộc (t/h); - Lưu CĐ. Bùi Thị Thúy . thúc năm học, các công đoàn cơ sở trường học cần tổ chức tổng kết phong trào thi đua tại đơn vị, Ban chấp hành công đoàn ra quyết định công nhận các cá. lãnh đạo chính quyền, đoàn thể các cấp. 5. Tăng cường sự chỉ đạo của ban chấp hành công đoàn, tiếp tục củng cố kiện toàn Ban nữ công cơ sở đủ về số lượng,