ĐỀKIỂMTRA HỌC KÌ I Môn: Vậtlý6 ( Thời gian 45 phút ) I- Mục tiêu : 1) Kiến thức : Học sinh cần nắm được cách đo độ dài, đo thể tích. Hiểu được khái niệm lực, lực đàn hồi, trọng lực, trọng lượng riêng, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc 2) Kỹ năng : Học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức, áp dụng công thức vào giải các bài tập và kỹ năng tính toán, suy luận. 3) Thái độ : Nghiêm túc, trung thực, tư duy lôgíc và vân dụng kiến thức. II- Matrận 2 chiều: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đo độ dài, đo thể tích. C3 4 1 4 Lực, trọng lượng C1 2 1 2 Khối lượng và trọng lượng C4 2 1 2 Máy cơ đơn giản ( MP nghiêng, đòn bẩy C2 1 C5 1 2 2 Tổng 2 3 1 4 2 3 5 10 III-Đề bài; Câu 1: ( 2điểm ) Một vậtcó khối lượng treo vào một sợi dây cố định a) vì sao vật đứng yên ? b) Cắt sợi dây vật rơi xuống vì sao ? Câu 2: ( 1điểm ) Hãy nêu tác dụng của một pa lăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố định. Câu 3: ( 4điểm ) Hãy lập phương án xác định khối lượng riêng của một hòn đá với các dụng cụ sau đây: - Cân và các quả cân - Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá - Bình tràncó kích thước lớn hơn hòn đá - Chậu đựng nước và nước Câu 4: ( 2điểm ) 1kg bột giặt Viso có thể tích 900 cm 3 . Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của bột giặt? Câu 5: ( 1điểm ) Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? IV- Đápánvà Hướng dẫn chấm: Câu 1: ( 2 điểm ) a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng ( Trọng lực và lực kéo của dây ) ( 1 điểm ) b) Khi cắt dây, không còn lực kéo nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống ( 1 điểm ) Câu 2:( 1 điểm ) Tác dụng của pa lăng trên là - Làm thay đổi hướng của lực ( 0,5 điểm ) - Làm thay đổi độ lớn của lực ( 0,5 điểm ) Câu 3: ( 4 điểm ) Phương án như sau 1. Dùng cân để xác định khối lượng của hòn đá ( 0,5 điểm ) 2. Đổ nước vào đầy bình tràn ( 0,5 điểm ) 3. Đặt chậu ( không có nước ) vào sát bình tràn soa cho vòi của bình tràn nằm trên miệng chậu ( 0,5 điểm ) 4. Thả hòn đá vào bình tràn. Khi đó nước trong bình tràn sẽ tràn ra chậu ( 0,5 điểm ) 5. Đổ nước từ chậu vào bình chia độ để xác định thể tích của nước đã tràn vào chậu ( 0,5 điểm ) 6. Ghi lại kết quả đo ( 0,5 điểm ) 7. dùng công thức D = m V để tính khối lượng riêng của hòn đá ( 1 điểm ) Câu 4:( 2 điểm ) Tóm tắt: m=1kg V=900cm 3 =0,0009m 3 a. D=? b. d=? Khối lượng riêng của bột giặt: - áp dụng công thức : D = V m = 0009,0 1 = 1111,1 kg/m 3 (1 điểm). Trọng lượng riêng của bột giặt Viso: Ta có: d = 10.D =10. 1111,1=11111 N/m 3 (1 điểm) Câu 5:( 1 điểm ) Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. ( 1điểm). Hoặc: Để được lợi về lực. . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Vật lý 6 ( Thời gian 45 phút ) I- Mục tiêu : 1) Kiến thức : Học sinh. khối lượng riêng và trọng lượng riêng của bột giặt? Câu 5: ( 1điểm ) Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? IV- Đáp án và Hướng dẫn chấm: