` ĐỂ NHỚ NHANH VÀ LÂU MÔNSỬ "Trí nhớ của tôi thật tồi tệ" - bạn đã từng bao giờ nói vậy chưa? Đừng vội bǎn khoǎn. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên trước khả nǎng của bộ óc mình. Bằng cách nào bộ não có thể thu nhận và ghi nhớ thông tin? Có từ 10 tỉ đến 100 tỉ nơ-ron thần kinh liên quan đến điều này trong một bộ não. Cùng một lúc, chúng có thể xử lý đến 10.000 đơn vị thông tin. Ta ngày càng già đi, ghi nhớ khó khǎn hơn, phản xạ và xử lý thông tin chậm lại. Nơ-ron không tự tái sinh, càng nhiều tuổi số nơ-ron càng ít dần. Cần phải bảo vệ bộ não. Nhớ tên người: Trước hết hãy bắt đầu bằng việc nhớ tên một người mới quen. Với người đó, tên của mình là rất quan trọng. Thường chúng ta không để ý đến cái tên ngay từ đầu được giới thiệu, nên dễ quên nó. Vì thế cần phải lắng nghe cái tên đó khi nó được nói ra. Đánh vần, và nhắc đi nhắc lại tên người kia trong cuộc nói chuyện. Chào tạm biệt, hãy gọi tên họ. Bên cạnh đó, hãy tìm cách liên hệ một cái tên với điều gì đó, vật gì đó để dễ liên tưởng. Trong trường hợp cái tên đó không gợi cho bạn đó không gợi cho bạn sự liên tưởng, hãy thay thế nó bằng một từ tương tự. Trí nhớ sẽ dễ dàng gợi lại mắt xích này. Nhớ một danh sách: Nhiều khi, một danh sách có những tiêu đề, những mục không có liên hệ gì với nhau. Phương pháp để nhớ là xắp sếp chúng vào một hệ thống. Hãy tạo hình ảnh cho mỗi đề mục, liên kết hình ảnh của tiêu đề này với tiêu đề kia và tiếp tục. Chẳng hạn, bạn cần mua sữa, bóng đèn, bánh mì, hành và kem tại siêu thị. Hãy bắt đầu nhớ bằng việc nối bánh mì với sữa. Hình ảnh: Sữa phết lên bánh mì. Tiếp đến, nối bánh mì với bóng đèn. Hình ảnh: cùng vần b. Tiếp tục nối hành và kem. Xin nhớ là để tạo ra mối liên hệ, bạn nên xây dựng những mỗi liên hệ có tính khôi hài. Chẳng hạn một gương mặt rỗ có thể liên hệ với ma trận! Bạn có thể sử dụng cách này khi học ngoại ngữ với các từ mới. Qua quan sát, cứ 15 người được yêu cầu nhớ 5 vật trong một danh sách thì 8,5 người nhớ đủ 5. Nếu sử dụng phương pháp trên tỉ lệ là 14,3. Nhớ những gì bạn đọc: Trong thời đại thông tin, ai cũng có một lĩnh vực cần nhớ. Để nhớ nhanh và lâu khi học tập, bạn nên theo phong cách nghiên cứu. Cố định chỗ ngồi học trong phong cảnh quen thuộc. Suy xét, tìm tòi kiến thức mới trong mối liên hệ với kiến thức đã học. Cần duy trì việc học thường xuyên hàng ngày chứ không dồn vào học cấp tập liên tục. Có thời gian nghỉ ngắn giữa thời gian học. Hãy tập trung vào những nhóm kiến thức bạn cần lĩnh hội. Đọc một cuốn sách, cần xem tên sách, mục lục và lời giới thiệu để có một cái nhìn tổng quan sơ bộ. Đọc câu mở đầu và kết luận của mỗi phần, vì ở đây thường chứa đựng nội dung chính. Khi đọc, không chỉ bằng mắt. Hãy đọc bằng cả tai, mũi và xúc giác nữa. Hình dung về đối tượng trong cái nhìn tổng thể . Ghi lại những nét chính bạn tiếp thu được từ những gì đã đọc. Thực tế cho thấy, sau 24 giờ ngồi học và đọc, có đến 80% lượng thông tin tạm thời bị quên. Đừng lo. Nếu bạn xem lại những gì mình đã đọc, chỉ một vài dòng, sẽ gợi cho bạn nhớ lại rất nhiều. Khi gặp một sự kiện, một bài tập có liên quan đến những gì đã học, bạn sẽ hình thành những đường dây liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn đề. Lưu ý: Có thể áp dụng cách này cho nhiều mônhọc khác 7 BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT Thật khó xử khi gặp một người quen mà bạn lại nghĩ mãi không ra tên của người đó. Chỉ cần một vài bí quyết luyện trí nhớ là bạn có thể nhớ ngay những việc cần ghi nhớ. 1- Hãy nhìn cho kỹ: Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng. 2- Liên tưởng một cách có hình ảnh: Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu . thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tưởng. 3- Tập trung vào tiếng động: Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio. 4- Gắn liền con người với hoàn cảnh: Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào? 5- Tách tên người ra thành những từ độc lập: Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai. 6- Tǎng tốc độ: Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ "b", cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi. 7- Thiết kế bộ "Số-Hình ảnh": Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp "Số=Hình ảnh". Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này. Nhân một câu của thầy thuong mit : Trích dẫn: vấn đề quan trong là chúng ta làm sao cho học sinh yêu thích mônlịchsử hơn em xin lập ra topic này để các thầy cô chia sẻ. NĐT em vốn mê sử (thật ra em còn mê nhiều thứ khác nữa ) và trưởng thành nhiều từ đọc sử. Tuy xuất thân là dân chuyên toán, nhưng em luôn đề cao văn và sử, 2 môn làm cho giá trị nhân bản của con người được nâng cao, giúp con người có chiều sâu, sống có trước có sau, đời sống tinh thần phong phú. Mônsử quan trọng hơn hoặc bằng nhiều môn khác vốn giúp về nghề nghiệp. Trong cái nghề giáo cao quý, các thầy cô dạy sử càng cao quý hơn. Trong bối cảnh giáo dục nước nhà hiện nay, mônlịchsửbị xem nhẹ do nhiều nguyên nhân. Các topic trước trong box này cũng đã nói qua. Topic này xin xoáy vào "đem lại hứng thú cho học sinh với môn sử". Em xin điểm lại tại sao mình mê sử. Có lẽ xuất phát từ bộ Tam quốc diễn nghĩa (bản dịch của cụ P.K.Bính). Bộ truyện làm em chết mê với những mưu toan chính trị, những trận đánh, những kế sách, những đòn tâm lý chiến. Bây giờ vẫn nhớ như in những Phụng Nghi Đình, Xích Bích, Trường Bản kiều, Quan nhị ca qua 5 ải chém 6 tướng, Võ Hầu thất cầm thất túng Mạnh Hoạch. Từ bộ đó, em tìm đọc các bộ khác như Đông chu liệt quốc, Phong thần diễn nghĩa, Chiến quốc sách, Sử ký Tư Mã Thiên, . Nắm sử Tàu, em quay sang tìm hiểu sử Việt, biết được Anduongvuong tiêu diệt triều đại Hùng Vương, Triệu Đà tiêu diệt Anduongvuong, Lê Hoàn tiếm ngôi nhà Đinh, Lý Thái Tổ tiếm ngôi nhà Lê, rồi Trần Thủ Độ một tay xoay chuyển càn khôn xóa xổ nhà Lý. Rồi những Lê Thánh Tông, Trịnh Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn Phúc tộc, thực dân Pháp, dân chủ cộng hòa, Mỹ ngụy, chủ nghĩa cộng sản. Nắm sử ta, em lại lan man sang sử các châu lục, hiểu được lịchsử các nền văn minh thế giới, Thành cát tư hãn, các cuộc thập tự chinh, các cuộc thế chiến, . Hì hì, nãy giờ em viết linh tinh thế chỉ để nói một ý sau đây: em thực sự mê sử, thậm chí si nó (si đến mức viết lảm nhảm trên kia), thì mới có cơ hội truyền cảm hứng, truyền đam mê cho người khác. Các thầy cô dạy sử trước hết phải là những người si mê lịch sử, thì mới có thể truyền lửa đam mê đó cho thế hệ sau, nhất là trong bối cảnh mônsửbị xem nhẹ, không thể dùng áp lực thi cử với học sinh. Tóm lại, nhìn từ phía các thầy cô giáo, các thầy cô cần tìm lại lửa cho chính mình. __________________ Điểm Tuyết cẩn phím Tái phím NĐT: trai độc thân zui tính chính hiệu Con Nai Vàng Ngơ Ngác, yêu màu hồng, ghét sự giả dối, mong làm quen với các bạn nữ tuổi từ 16 đến 61. AA ‘’Mình cũng là giáo viên dạy môn sử, mới đầu nghĩ môn này là môn phụ, thầy không thích và trò cũng không thích. Thời gian trôi đi, mình cũng đã làm nhiều nghề, dạy môn khác và mới thấu hiểu rằng chẳng có gì hay bằng quá khứ bởi quá khứ là bài học bổ ích cho hiện tại và tương lai. Lịchsử luôn luôn vận động và con người cũng vậy. Những giáo viên dạy sử cố lên nhé dù miếng cơm manh áo luôn làm ta phân tán. Mình không phải là GV Sử nhưng đã họcSử ở thời phổ thông. Ở 3 năm học có 3 thầy cô khác nhau dạy mônSử và mình có một số nhận xét như sau: * Ở lớp 10, 11 thì GV chỉ nói xung quanh SGK rồi cho ghi chép lại, bài học dài dòng, không có dàn bài, . Do đó mình không thích họcmônsử ở lớp 10,11. * Ở lớp 12 thì GV làm hoàn toàn khác, mình còn nhớ cách dạy của thầy như sau: - Đối với mỗi bài dạy thầy chỉ đưa ra dàn ý các sự kiện và yêu cầu hs ghi dàn ý là đủ, với mỗi ý thầy phân tích hs lắng nghe chứ không cần phải chép vào. - Đặc biệt trong một số tiết dạy thầy dành khoảng vài phút để phân tích tình hình thế giới rất hay, . Như vậy, với bản thân mình là hs thì thấy cách dạy của GV 12 là rất hay, học sinh không bị "ngán" khi lật tập ra học bài, không bị "buồn ngủ" trong tiết dạy, không bị gò bó trong SGK, . Do đó ở lớp 12 thì mônSử là một trong những môn mà mình thích học nhất. Trên đây là một số ý xin chia sẽ với các thầy cô!!! Cũng có cùng chuyên môn và sở thích như thầy Nhất Điểm Tuyết. Tôi cũng xin kể lại rằng hồi tôi học cấp ba thầy tôi dạy sử tôi chẳng thể nào ghi được bài bởi lẽ khi thầy dạy chúng tôi chỉ ngồi nghe nhưng tinh thần cứ như chuẩn bị tham gia vào cuộc chiến, tham gia vào những hoạt động, những tính toán và những quyết định. Nhưng bây giờ tìm được người thầy truyền thụ như vậy hơi khó đúng không thưa các thầy cô? Hơn thế nữa phim lịchsử của Trung Hoa quá hay nên người Việt bây giờ thuộc sử Trung quốc hơn cả sử Việt. __________________ Cách họcmônSử ! | Bài này được '.namnama1.' cho '.7.' điểm Đặc điểm của mônsử là lượng kiến thức học thuộc lòng vô cùng nhiều, các mốc thời gian lại đòi hỏi phải chính xác, số lượng thương vong, bên ta, bên địch . cũng rất lớn, làm đầu óc bạn cứ quay vòng vòng. Họcmônsử cũng cần phải có trình tự các bước để nhập tâm dễ dàng. Thường là như sau : -Đọc bài_tóm tắt nội dung_gạch từ : Cũng giống như văn, bạn cần phải đọc kĩ một bài Lịchsử để có cái nhìn bao quát nhất. Sau đó, hãy hệ thống hoá nó bẳng một bản gần như là dàn bài. Thông thường, một bài viết thường được ngươì biên soạn sách phân chi rõ ràng các tiểu mục để bạn dễ dàng nắm bắt. Tuy nhiên, cũng có những bài bạn buộc phải chia nhỏ mới hiểu hết được. Có một mẹo thế này, thường thì mỗi một lần xuống dòng sẽ là sự kết thúc của một ý, bạn cứ thế mà gạch đầu dòng. Cách tổnghợp ý tốt nhất là gộp câu đầu và câu cuối của đoạn đó. Thường với một bài lịchsử sẽ có rất nhiều các thuật ngữ lịchsử mà bạn không thể hiểu được. Ví dụ : học về Các giai cấp Việt Nam đầu thế kỉ 20, trong đó có hai loại giai cấp tư sản là Tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bạn không phân biệt được hai loại Tư bản này, hãy gạch chân lại và đến lớp hỏi cô giáo của bạn. Việc hiểu đích xác các khái niệm sẽ khiến bạn không nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ. Ví dụ : các bạn thường không thể hiểu được, khi nào thì dùng Tư bản, khi nào thì dùng Tư sản và cảm thấy hai từ này nan ná giống nhau. Thực tế thì Tư sản là để chỉ một giai cấp (tức là chỉ người), trong khi Tư bản là để chỉ một chế độ (tức là chỉ hiện tượng). -Trả lời các câu hỏi cuối bài_đặt câu hỏi : Các câu hỏi do người biên soạn sách đặt ra chính là giúp bạn hiểu được một cách sâu sắc hơn nội dung bài. Thường có hai loại câu hỏi, một là câu hỏi tái hiện (mang tính tường thuật, chỉ cần lấy ý từ bài ra là được), hai là câu hỏi giải thích, phân tích, chứng minh (bằng sự hiểu biết của mình hãy chứng minh một ý kiến, giải thích một hiện tượng ., tương đương với câu hỏi : “tại sao”, “vì sao”, “ như thế nào” .) Nhưng thường thì với diện tích có hạn, các thầy cô cũng không thể đặt đầy đủ các câu hỏi, giúp bạn hiểu hết toàn bộ bài được. Cách tốt nhất, với những gì còn vướng mắc, hãy tự đặt câu hỏi và cùng thầy cô của bạn tìm câu trả lời thoả đáng nhất. -Các nguồn tư liệu khác : Với mỗi một sựu kiện lịchsử luôn có những góc nhìn và cáh đánh giá khác nhau. Nếu bạn họclịchsử là để hiểu chứ không phải chỉ để làm bài thi, internet, các sách tham khảo khác (ngoài sách giáo khoa) có thể giúp bạn thoả sức tò mò. Tuy nhiên, không phài sách tham khảo nào cũng đúng và không phải kiến thức nào trong sách tham khảo cũng nên đưa vào bài thi. Nếu không, bạn sẽ có một cái nhìn lêch lạc về lịchsử hoặc bị miêm man trong cách giải quyết bài (đáng lẽ phải tập trung vào nội dung chính thì bạn lại nói nhiều đến những vấn đề bên lề). -Học thuộc số liệu: Đây là công việc khó khăn nhất. Tuy nhiên không phải không có cách giải quyết. Tớ đã được cô giáo chỉ cho một phương pháp như sau : sơ đồ hoá lịch sử. Hãy thể hiện các số liệu lịchsử trên mô hình đơn giản nhất. Với số liệu về ngày tháng, hãy vẽ trên một trục toạ độ. Ví dụ : Trong bài “Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2”, sơ đồ sẽ được vẽ theo kiếu tam giác. Bên trái sẽ là phe phát xít chiếm ưu thế (mũi tên đi lên), bên phải là Đồng Minh lật ngược thế cờ (mũi tên đi xuống). Với số liệu thồng kê (thiệt hại, vũ khí, người chết . ) cách tốt nhất nếu bạn không thể nhớ được các con số một cách chính xác là hãy làm tròn nó (tương đương). VD : Quân ta đã tiêu diệt 7.123 xe tăng địch chẳng hạn. Hãy tập nhớ là : ta đã tiêu diệt được hơn 7000 xe tăng địch. Còn nếu bạn muốn nhớ một cách chính xác, hãy ghi lại con số đó nhiều lần hoặc liên tưởng đến một người, vất nào đó mà bạn có khả nang nhớ được (cách này hơi máy móc). Vd : quân ta đã tiêu diệt 12291 xe tăng địch. May mắn làm sao, nó lại trùng với ngày sinh của bạn chẳng han (12 thánh 2 năm 1991), vậy là nhớ dễ rồi nhá. Phù . Trên đây, mình đã kể ra một số kinh nghiệm học tập của bản thân. Chúc các bạn học và thi hai môn văn-sử thật tốt nhé! An_enternal_flame90 20:40:49 Ngày 09-03-2008 Trả lời: cách họcmônSử ! Cám ơn socola_tracytran nhé! Những điều này sẽ rất bổ ích cho mình và nhiều người khác đấy! Theo mình, Sửhọc là khoa học. Cách nhìn nhận đầu tiên về môn này là khả năng phân tích mổ xẻ vấn đề. Phương pháp nghiên cứu Sửhọc thường dựa trên sự lí giải hiện tượng, sự am hiểu các lĩnh vực lân cận như ngôn ngữ học, khảo cổ học và chính trị học. Một trong những khuyết điểm của giáo dục Việt Nam chính là sự hạn chế về khả năng phân tích, chú trọng quá nhiều đến học thuộc lòng. Phương pháp nghiên cứu luôn bị gắn chặt vào Mác-Lenin chủ nghĩa, do đó, khuôn khổ và đối tượng nghiên cứu bị thu hẹp đáng kể, có khi không còn chính xác với sự thật. Khi còn nhỏ, ta có thể họcsử bằng cách mua sách về. Loại sách này được gọi là Nguồn thứ hai (Secondary source). Nếu đi chuyên sâu vào ngành, một học sinh cần rất nhiều kĩ năng để kiến giải nguồn chính (Primary Source), bao gồm các tư liệu đương thời, sách báo, ghi chép, nhật kí của nhân chứng, tỷ như một người nghiên cứu Sử Trung Quốc phải thông thạo nguồn chính như sách Sử Kí của Tư Mã Thiên, Thông Điển của Đỗ Hựu, Hán Thư của Ban Cố . Nên làm đề cương tóm tắt trên giấy nháp. Nên làm đề cương tóm tắt trên giấy nháp. + Cần học đủ nội dung chương trình. Nhiều học sinh chỉ ôn tập trong phạm vi SGK lớp 12 nhưng đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ các năm 2003 và 2006 có câu hỏi liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai lại nằm trong chương trình lớp 11 (!). Nên nhớ: một số nội dung cụ thể trong SGK (xem thông báo hằng năm) có thể được hạn chế trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng không được coi là những nội dung hạn chế kỳ thi ĐH-CĐ. Thực tế cho thấy đề thi có thể rơi vào bất kỳ nội dung nào trong SGK. + Phải hiểu được kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản (bao gồm những sự kiện, nhân vật, thuật ngữ, khái niệm .) cần được phân biệt với kiến thức không cơ bản. Làm được điều này sẽ tránh được lối học nhồi nhét, ôm đồm mà không hiểu. Đã có lần đề thi yêu cầu trình bày "những chiến thắng lớn" hay "những sự kiện lịchsử tiêu biểu", tức là phải chọn lọc kiến thức, nhưng rất nhiều thí sinh nhớ gì viết nấy theo tinh thần "thừa hơn thiếu" mà không có sự phân biệt nào. Như thế thì mất thêm thời gian; nhiều khi cái đáng viết thì không viết (và ngược lại). Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2007, nhiều thí sinh không làm được câu nhiều điểm nhất của đề thi vì không hiểu "quyền dân tộc cơ bản" nghĩa là gì. + Phải nhớ được những nội dung đã học. Nhớ theo cách học thuộc từng câu, từng chữ thì rất vất vả, mau quên mà ít hiệu quả. Vì vậy, nên chuẩn bị đề cương và tập "nói" theo đề cương đó . Nếu có thêm bạn cùng trao đổi thì tốt hơn. Khi học cần lưu ý: - So sánh những câu có nội dung dễ nhầm lẫn với nhau. Ví dụ: Khi học nội dung Cương lĩnh tháng 2.1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh luôn với Luận cương tháng 10.1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương, sẽ thấy sự khác nhau chủ yếu ở nhiệm vụ và sự sắp xếp lực lượng cách mạng; so sánh nội dung Hội nghị Trung ương 6 (11.1939) và Hội nghị Trung ương 8 (5.1941); chiến dịch Việt Bắc (1947) với chiến dịch Biên giới (1950); Hiệp định Genève (1954) và Hiệp định Paris (1973) . - Phát hiện bố cục SGK và học theo bố cục của SGK: Nội dung SGK thường viết theo một trật tự nhất định. Ví dụ, ý nghĩa thắng lợi của một cuộc cách mạng hay một cuộc kháng chiến thường được trình bày theo 2 ý lớn: một là, đối với dân tộc (gồm 2 ý nhỏ là thắng lợi đó kết thúc cái gì và mở ra cái gì) và hai là, đối với quốc tế (cũng gồm 2 ý nhỏ là đối với các lực lượng cách mạng và đối với các lực lượng phản cách mạng). Phát hiện sự so sánh này các em rất dễ nhớ sau khi đã học. - Khi học diễn biến các chiến dịch, cần sử dụng lược đồ. Dễ dàng tái hiện các cánh quân dù, quân bộ, quân thủy, đường 4, sông Lô của chiến dịch Việt Bắc 1947. Tương tự như thế, các em sẽ nhớ ngay được hành lang Đông - Tây; đường 4 với các cứ điểm Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê . án ngữ biên giới Việt Trung trong chiến dịch Biên giới 1950. Đề hỏi gì trả lời đó + Đọc kỹ đề thi. Để xác định đúng yêu cầu của đề (về nội dung, phạm vi . ), tránh lạc đề. Không nên chủ quan với câu mà mình cho là "dễ" và cần bình tĩnh để từng bước giải quyết câu mà mình cho là "khó". + Nên làm đề cương trên giấy nháp. Sau khi nhận đề thi, nhiều thí sinh viết một mạch mà bỏ qua khâu làm nháp. Cần bỏ thói quen này vì đề cương tóm tắt trên giấy nháp giúp ta sắp xếp kiến thức theo trình tự, biết được các ý thiếu đủ ra sao, tránh trùng lặp và chủ động phân phối thời gian hợp lý cho mỗi câu. + Đề hỏi gì trả lời đó. Cần trả lời thẳng vào câu hỏi với lượng kiến thức đủ, được trình bày rõ ràng. Không ít thí sinh chỉ viết ra những điều mình nhớ mà không cần biết đề hỏi gì. Đề thi năm 2006 có câu chỉ hỏi những "thuận lợi" của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám nhưng phần đông thí sinh trả lời luôn cả "những khó khăn" (?). Cần lưu ý rằng, đề thi có câu dễ và có câu khó. Câu khó là những câu có tầm khái quát cao, thí sinh phải tự thiết kế câu trả lời, tổnghợp kiến thức chọn lọc ở nhiều bài, thậm chí ở cả sử VN lẫn sử thế giới mới giải quyết được. Do đó, trong quá trình học và ôn thi, thí sinh cần chuẩn bị trước để tránh bị động và có thể sử dụng kiến thức linh hoạt trong việc giải quyết các dạng đề khác nhau. + Sử dụng thời gian làm bài hợp lý. Không nên dừng lại quá lâu ở những câu tạm thời chưa tìm ra phương án giải quyết, nên chọn những câu dễ hơn để làm trước. Tránh tình trạng dành quá nhiều thời gian cho câu này nhưng lại không đủ thời gian cho câu khác. Cần tận dụng hết thời gian thi, không nên ra về sớm. Vì khi đã ra khỏi phòng thi thì có muốn cũng không thể quay vào để sửa bài được nữa. Nguyên nhân chính của sự yếu kém mônsử Qua các điểm số thi ở kỳ thi tuyển sinh đại học và qua trực tiếp hỏi thực tế một số học sinh thì thấy kiến thức về sử của học sinh phổ thông hiện nay quá kém, ở mức báo động. Hỏi một số học sinh lớp 10, ngay cả ở lớp chuyên những câu rất đơn giản mà các em cũng không biết, thí dụ: Năm 1946 toàn dân kháng chiến đánh ai? Hoặc từ năm 1946 đến năm 1975, ta đánh Mỹ trước hay Pháp trước? v.v . Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân là tại sách giáo khoa, do cách dạy của thầy thiếu hấp dẫn . Tôi không phủ nhận những ý kiến này nhưng vẫn cần xác định đâu là nguyên nhân chính của tình trạng trên. Theo tôi đó là sự thực dụng về sựhọc của phụ huynh và học sinh hiện nay. Các em thường nói: "Học sử để làm gì?". "Hiểu những vấn đề đó để làm gì?". Nên chú ý cụm từ "để làm gì?". Tôi giải thích nhưng dường như các em vẫn cho là lý thuyết, không thiết thực. Qua tìm hiểu và suy nghĩ tôi thấy mục tiêu phổ biến, trước mắt của các em và phụ huynh hiện nay (chưa nói đúng, sai) là phải làm thế nào trước tiên tốt nghiệp được THPT và sau đó là vào được đại học mà phần nhiều là chọn đại học khoa học tự nhiên. Nếu đạt được như vậy là coi như một sự mãn nguyện, phấn khởi của toàn thể gia đình. Như vậy tức là vấn đề thi thế nào thì học thế ấy. Sau này được tuyển dụng như thế nào thì học thế ấy. Hiện nay học sinh phổ thông học hếp lớp 12, phải thi sáu môn. Ngoài hai môn cơ bản là văn, toán và môn ngoại ngữ, năm nào cũng có thi còn ba môn khác được giữ bí mật và công bố ít tháng trước kỳ thi, mà tần số thường rơi vào lý, hoá rồi mới đến nhưng môn khác như sử, địa . mà đã rơi vào sử, địa năm nay thì nhiều năm nữa mới quay vòng trở lại. Các em học sinh và thầy giáo vẫn thường đoán như vậy để mà học và "phụ đạo" các em. Vậy một khi sẵn có tư tưởng học thực dụng thì tránh sao khỏi học lệch? Cái câu "Học để làm gì", "Biết sử để làm gì?" là có nghĩa như vậy. Thế thì cái nguyên nhân sâu xa có thể nói là sự coi nhẹ trong việc chọn lựa môn thi làm cho học sinh coi nhẹ là từ cơ quan quản lý cấp bộ. Giả thử ngoài hai môn cơ bản là văn và toán mà không ai phủ nhận tầm quan trọng của nó nên năm nào cũng phải thi, còn các môn khác được quay vòng một cách công bằng hơn khiến thầy và trò khó đoán được thì liệu mônsử có bị coi nhẹ như hiện nay? Chắc rằng học sinh và phụ huynh (cho con học thêm) cũng không quá lao vào các môn toán, lý, ngoại ngữ như hiện nay để không còn thời gian học các môn khác. Cũng tại cách quay vòng trên mà hai môn sử, địa không những trò mà cả thầy đều coi nó như môn phụ. Vị trí của nó chỉ hơn môn thể dục một bậc. Một vấn đề đặt ra: Tại sao thời bao cấp học sinh không đến nỗi kém sử như hiện nay? Ta nên thấy rằng cái học thực dụng ngày nay khác trước rất nhiều. Thời bao cấp, sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, bất kể ngành nào cũng được bố trí công tác hết. Thi đại học xong là coi như có việc, không phải lo. Ngày nay tốt nghiệp đại học, còn phải thi vào nghề mà nghề thì khoa học tự nhiên được trọng thị hơn, cái khung để lựa chọn của nó rộng hơn nhiều so với khoa học xã hội, đặc biệt với môn sử. Vậy giải quyết sự yếu kém của học sinh về mônsử như thế nào? Tất nhiên phải là một biện pháp tổng hợp: Nhà trường phải giáo dục tốt động cơ học tập, tránh học lệch, học thực dụng; các thầy dạy sử giáo dục nâng cao tầm quan trọng của bộ môn, soạn bài kỹ, để giảng được một cách hấp dẫn; sách giáo khoa cũng cần được xem xét kỹ lại; nhưng chủ yếu phải là sự quay vòng thi mônsử một cách công bằng hơn so với các môn khác như trên đã nói, tránh sự coi nhẹ từ cấp trên vì cái cửa phải mở trước tiên là cái bằng tốt nghiệp THPT. Trần Hành (Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Văn Thụ - Hà Nội) SSS….Tết vừa rồi, học trò lớp 12 có kể tôi nghe, em bị trừ 1 điểm trong bài kiểm tra. Lý do: em viết "quân ta tiêu diệt được 512 quân địch" bị trừ vì đáp án đúng là 513. Em còn cười nói tiếp: "may mà em không viết là 501. Vấn đề "giỏi" Sử là như thế nào? Thuộc lòng từng kế hoạch, phương án từng chiến dịch? Hay giỏi Sử là giỏi về tinh thần những bài họclịchsử để không phạm sai lầm? Giỏi sử là để biết noi gương anh hùng hào kiệt, biết căm ghét nịnh thần, biết bảo vệ giang sơn gấm vóc? Mục tiêu nào, kết quả ấy Phong Trần tìm về trong ta Ta là ta giữa chốn phồn hoa Mình nghĩ, để giải quyết được vấn đề môn Sử. Cần phải có nhiều nguồn lực tác động từ Xã hội-Nhà trường-đến Gia đình học sinh nữa. Trong tôi mỗi năm đến kì thi tốt nghiệp hay tuyển sinh đại học cao đẳng lại có thêm nhiều câu chuyện cười ra nước mắt. Đau lòng thật, có chăng là chuyện của chúng ta, của nhiều người. Đừng đổ lỗi cho riêng học sinh, các em không có lỗi. Ta thử nghĩ nếu hỏi học sinh chúng ta về lịchsử Trung Quốc các em lớp 1, 2, 3, .hay thậm chí chưa đi học cũng có thể trả lời một ít. Hỏi về lịchsử Việt Nam, nhiều khi các em lại nói em không lấy nỏ thần ai lấy em không biết. Thật đau lòng cho truyền thống của dân tộc, cho lịchsử của đất nước. Một câu chuyện còn nói mãi mà chưa có hồi kết. Các bạn, tôi, chúng ta làm gì? __________________ Lichsử là cô giáo của cuộc sống". Tôi đọc dòng này trên trang đầu cuốn vở của một học sinh. Tôi thấy vui vui. Ừ thì ra là nó có tâm huyết với Sử. Tôi dạy mỗi năm khoảng chừng 14 tiết, cộng với công tác kiêm nhiệm, vừa tiêu chuẩn. Chủ yếu là dạy khối 12. Giờ Sử, đối với tôi vui ít mà buồn thì nhiều. Nhưng may vì vẫn còn có niềm vui . . Một số học sinh, tôi thấy chúng còn yêu thích môn Sử, chúng họcsử một cách say sưa. Và chúng có biết cách để họcSử đấy chứ. Này nhé: Một học sinh tâm sự: "Cô ơi, thì ra họcSử không khó, khi nào em nhớ các sự kiện, em viết bài thì cứ thế tuôn ra một mạch. Không bịbí từ như viết Văn. Và em thấy, các sự kiện Lịchsử liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi kiến thức theo chiều dài thời gian. Sự kiện trước ra đời là nguyen nhân của sự kiẹn sau. Như vậy, quan hệ giữa các sự kiên sẽ là quan hệ Nhân- Quả cô nhỉ !".Tôi mừng thầm. Em học sinh này "được" đấy chứ. Nhưng tôi cũng buồn lắm vì: Các bạn biết không, đến hơn 80% học sinh tôi dạy là không thích học Sử. Tôi thường dạy các lớp có nhiều học sinh theo khối A mà. Đáng buồn hơn, trong một bữa cơm gia đình, thằng bé con chị gái tôi nó nói với mẹ của nó: Ngày 3/2 là ngày gì hả mẹ? Mẹ nó lại hỏi: Thế con có biết ngày thành lập ĐCS VN là ngày nào không?Ròi hỏi thêm: Ngày Quốc khánh? Ngày giải phóng miền Nam? .Nó chịu luôn. . Thử hỏi tôi không buồn sao được . Bố mẹ nó bảo: Con phải dành nhiều thời gian cho các môn Toán, Lý, Hoá. Tôi cũng chỉ biết ngậm ngùi. Quay lại với việc học sinh ta học yếu môn Sử. Nhất là kết quả thi Đại hcj khối C mấy năm gần đây. Khong những chỉ có buồn đâu. Tôi thật đau lòng vì tôi là GV dạy Sử. Tìm hiểu nguyên nhân: Tôi thấy (xin mạn phép trao đổi cùng các anh chị đồng nghiệp). - Thứ nhất: Do GV ta đã không còn yêu thích dạy họcLịchsử như các bậc tiền ứôi ngày xưa ( úi, xin lỗi nha), vì hiện nay mônSử không mấy được quan tâm. Tôi nói chung về mọi mặt. -Thứ hai: Phụ huynh "khuyến khích" con em họ không cần dành thời gian nhiều cho các môn "phụ"- Có mônSử đấy - Thứ 3: Chương trình của ta còn quá nặng, thời lượng dành "ưu tiên" cho Sử còn quá ít. Nội dung Lịchsửhọc trong nhà trường quá nghèo nàn, khô khan, chỉ là những con số "khó gây xúc động lòng người" Trong khi anh hùng Lịchsử của ta có nhiều thì SGK ít đề cập đến.Trung Qúôc người ta tuyên truyền giáo dục Lịchsử là thông qua các nhân vật Lịchsử tiêu biểu. Hình thức viết Sử phong phú. Đặc biệt là sự "Tiểu thuyết hóa Lịch sử" của họ đã làm cho người VN biết nhiều đến Lichsử Trung Quốc hơn đến Việt Nam ta. Tôi nghĩ đây cũng là cái để ta cần thiết học tập. - Thứ 4: Đầu vào của khối C ta hiện nay đáng buồn lắm các Pác ạ. Hình như những em HS không thể đi theo khối nào thì ghé khối C vậy. Nên chỉ số IQ nó hơi hơi thấp. GV ta phải thông cảm, phải nhiệt tình , phải tâm huyết chỉ bảo các em, chăm sóc các em chút chút vậy mà. Đôi điều, mong các Pác làng Sử ta bỏ quá. Chân thành cảm ơn . __________________ Dù trong giông bão, hãy tiến về phía trước- Đừng bỏ cuộc . Hiện nay dạy học các môn xã hội nhân văn đang gặp nhiều khó khăn trong đó có môn Ngữ văn và mônlịch sử. Trên diễn đàn của cả nước, chúng tôi nhận thấy người ta bàn bạc rất nhiều về thực trạng mônlịch sử- nguyên nhân và giải pháp. Chúng toi thấy các thầy cô giáo nên trao đổi nhiều hơn trên diễn đàn. Gần đây tôi có dự giờ một số giáo viên giảng dạy mônlịch sử, cố thầy(cô) dạy rât rõ ràng nhưng cũng có thầy(cô) dạy rất lan man. Đối với thầy(cô) dạy có kinh nghiệm và dễ hiểu, tôi thấy có mấy điều rút ra từ bài dạy 1/Từ sách giáo khoa, các thầy(cô) đã tìm ra những điểm quan trọng và cần khắc sâu kiến thức cho học sinh. 2/ Bổ sung kiến thức minh họa, làm cho bài giảng có sức cuốn hút học sinh nhưng biết điều tiết để phục vụ cho bài giảng, không sa đà, không lan man . 3/ Ghi bảng rõ ràng mạch lạc, ghi những điểm mà học sinh cần ghi nhớ. 4/ Liên kết kiến thức cũ và mới một cách mạc lạc, biết tái hiện lịchsử và biết làm cho những kinh nghiệm quá khứ được hiển hiện trong hiện tại và tương lai. . kém của học sinh về môn sử như thế nào? Tất nhiên phải là một biện pháp tổng hợp: Nhà trường phải giáo dục tốt động cơ học tập, tránh học lệch, học thực. nghiệm học tập của bản thân. Chúc các bạn học và thi hai môn văn -sử thật tốt nhé! An_enternal_flame90 20:40:49 Ngày 09-03-2008 Trả lời: cách học môn Sử !