Nguyên lí Sự phát triển

4 447 0
Nguyên lí Sự phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN 1. Những quan niệm khác nhau về sự phát triển: a. Quan điểm siêu hình:  Xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật. • Coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên. VD: Trong phôi có sẵn một cơ thể thu nhỏ với đầy đủ bộ phận, từ đó chỉ phát triển thêm về kích thước, ngoài ra không có bất cứ một thay đổi nào khác. • Coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại sự vật đang có chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới VD: Cơ thể chỉ chứa đựng những gì mà Tạo hóa đã đặt sẵn vào mầm phôi, chứ không xuất hiện cơ quan nào mới.  Họ đồng thời còn xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co, thăng trầm và phức tạp. VD: Thuyết này là một hình thức của tiên thành luận mở rộng cho toàn bộ sinh giới. Ch. Bonnet (1720 - 1793) xếp tất cả các dạng vô cơ và hữu cơ thành một cái thang nhiều bậc: Lửa, không khí, nước, đất, kim loại, khoáng chất, thực vật, côn trùng, rắn, cá, chim, thú, người, thiên thần. Mỗi loài là sự triển khai một cách đơn giản của mầm phôi đã có sẵn từ thời nguyên thuỷ, không hề trải qua những bước quanh co, thăng trầm và phức tạp. b. Quan điểm biện chứng:  Xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp tới cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của những cái mới thay thế cho những cái cũ.  Theo quan điểm biên chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,  là quá trình diễn ra theo đương xoáy ốc. điều đó có nghĩa là quá trình phát triển dường như sự vật ấy quay trở về điểm khởi đầu song trên cơ sở mới cao hơn.  Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách khác, đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật. Trái lại, những người theo quan điểm duy tâm hay quan điểm tôn giáo lại thương tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, thượng đế, các thế lực siêu nhiên hay ở ý thức của con người. 1  Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.  Theo quan điểm này, sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động, xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật sẽ hình thành những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động của mình.  Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực tùy theo hình thức tồn tại cụ thể của từng dạng vật chất. VD:  Sự phát triển của giới vô cơ thể hiện ở dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng và trong điều kiện nhất định sẽ làm nảy sinh các hợp chất phức tạp.  Trong giới hữu cơ, sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với sự biến đổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện thường xuyên quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn và từ đó làm xuất hiện ngày càng nhiều các giống loài mới phù hợp với môi trường sống.  Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên và cải biến xã hội cũng như bản than con người.  Sự phát triển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất lẫn tinh thần, phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường trong đó có con người sinh sống.  [ Phát triển là một quá trình tích luỹ dần dần về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất, nhưng do điều kiện mà có thể có những khuynh hướng vận động dẫn đến sự thay đổi về chất. Ví dụ: trong giới sinh vật, do điều kiện hoàn cảnh mà có sự đột biến về gien thì những đặc trưng trước đây của sự vật cũ không còn nữa chúng dần dần ổn định và thích ứng với môi trường làm xuất hiện một giống loài mới, chẳng hạn như vi rút cúm gà chúng chỉ có thể lây qua gia cầm lông vũ, nhưng do điều kiện nó đã biến thể thành vi rút H5N1 nó đã thích ứng với môi trường và trở thành một dòng vi rút mới lây lan qua người. ] 2. Tính chất của sự phát triển: a. Tính khách quan của sự phát triển: 2 Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì như trên đã phân tích, theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật, nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế, sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người. Dù con người có muốn hay không muốn thì sự vật vẫn phát triển theo khuynh hướng chung nhất của thế giới vật chất. b. Tính phổ biến của sự phát triển: Sự phát triển mang tính phổ biến vị nó diễn ra ở mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển, hoặc đúng hơn, mọi hình thức của tư duy cũng luôn phát triển. c. Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển: Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở không gian khác nhau. Đòng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu tác động của các hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố khác. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng của sự phát triển, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi VD:  Ngày nay, trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở thế hệ trước do chúng được thứ hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại.  Hay trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do được thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. 3. Ý nghĩa của phương pháp luận: - Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ trị trệ, đinh kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. VD: Nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. - Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy ró khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng. 3 Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển, phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay hại đối với đời sống của con người. - Cần có quan điểm lịch sử cụ thể: khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. VD: Thường thường trong các định luật hóa học cung có 2 điều kiện: Nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa.  Khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ cũng phải xét đến hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của hệ thống đó. 4 . NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN 1. Những quan niệm khác nhau về sự phát triển: a. Quan điểm siêu hình:  Xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên. lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật sẽ

Ngày đăng: 20/10/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan