1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Kinh Tế Vận Tải Biển

69 603 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 654,11 KB

Nội dung

Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hiện nay ngày càng phát triển, nhờ có hệ thống vận chuyển hàng hoá bằng container việc giao thương trở nên thuận lợi hơn. Hàng hoá có thể đóng chỉ một chủ hàng trong một container FCL Full Container Load hay nhiều container cho một lô hàng (Shipment), hoặc nhiều chủ hàng trong một container hay được gọi là hàng Consolidated , hay hàng LCLLess than container load. Vận chuyển bằng container cũng thuận tiện hơn cho việc xếp dỡ hàng lên tàu hay chuyển tải hàng hoá theo phương thức First In First Out (FIFO). Container được đóng theo tiêu chuẩn ISO là hệ thống vận chuyển hàng hoá đa phương thức. Hàng hóa được đóng trong container rất dễ dàng và thuận tiện sắp xếp trên các tàu, xe tải chuyên dụng, toa xe lửa,...Container được biết đến như là bước đột phá trong cuộc cách mạng của ngành vận tải hàng hóa. Hệ thống vận chuyển hàng hóa này đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ XX. Theo thống kê, hiện nay, có khoảng 90% hàng hóa được đóng trong các container và được xếp lên các phương tiện chuyên chở. Vai trò của container trong vận tải hàng hóa nội địa cũng như vận tải quốc tế nói riêng và đối với quá trình phát triển kinh tế, thương mại của mỗi quốc gia là rất quan trọng. Vì vậy, việc khai thác có hiệu quả hệ thống container cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam –VOSCO những năm gần đây đã mạnh dạn mở rộng quy mô khai thác đội tàu conaiter. Dịch vụ vận chuyển container đường biển theo lịch trình 02 chuyến một tuần, nối liền Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh được thực hiện bởi đội tàu container lớn mạnh và nhiều dịch vụ gia tăng như vận chuyển trọn gói từ “cửa tới cửa” cùng với đó là dịch vụ thu xếp các thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh... Để hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ, các vẫn đề liên quan đến quy trình khai thác tàu container nên nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nghiệp vụ khai thác tàu container của công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam –VOSCO”.

Trang 1

MỤC LỤ

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀU CONTAINER 8

1.1- Tìm hiểu về container 8

1.1.1 Lịch sử ra đời của container 8

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, kích thước, phân loại, ký mã hiệu container 9

1.2- Tìm hiểu về tàu container 12

1.2.1 Lịch sử ra đời của tàu container 12

1.2.2 Đặc điểm, phân loại tàu container 13

1.2.3 Đặc điểm của vận tải container đường biển 17

CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VOSCO 20

2.1 Tìm hiểu chung về CTCP vận tải biển VOSCO 20

2.1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của công ty vận tải biển Việt Nam 20

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 23

2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 28

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh 30

2.2.1 Tình hình chung 30

2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 32

2.3 Quy trình khai thác hoạt động của tàu trên tuyến 36

2.3.1 Tổng quan các bộ phận 36

2.3.2 Mô tả liên hệ giữa các bộ phận 47

2.3.3 Phối hợp công việc giữa các bộ phận 52

2.4 Các chỉ tiêu liên quan đến tuyến đường Hải Phòng-TP.HCM 55

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CỦA TÀU FORTUNE FREIGHER TRÊN TUYẾN HẢI PHÒNG-HỒ CHÍ MINH 57

3.1 Tính toán các chi phí hoạt động của tàu trên tuyến 57

3.1.1 Thời gian chuyến đi của tàu 57

3.1.2 Chi phí cho tàu trong chuyến đi 60

3.1.3 Lệ phí cảng biển 63

3.1.4 Chi phí xếp dỡ 68

3.1.5 Hoa hồng phí 69

3.2 Tính toán chi phí cho Container 70

3.2.1 Tiền thuê container 70

Trang 2

3.2.2 Chi phí vệ sinh container 71

3.3.3 Chi phí thuê kho bãi 71

3.3.4 Chi phí nâng hạ 72

3.3.5 Chi phí quản lý container 72

3.3.6 Chi phí khác 73

3.3 Xác định hiệu quả chuyến đi 74

3.3.1 Doanh thu của tàu hoạt động trên các tuyến 74

3.3.2 Các định lỗ lãi dự tính 75

3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của tàu trên tuyến 75

KẾT LUẬN 78

LỜI CẢM ƠN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 3 : Thời gian chạy của tàu Fortune Freighter 57

2 Bảng 3a : Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo chiều thuận

3 Bảng 3b : Thời gian xếp dỡ của tàu Fortune Freighter 57

5 Bảng 5: Khoảng khởi hành của tàu, tần số hoạt động của tàu

6 Bảng 6: Thời gian chuyến đi được điều chỉnh 59

7 Bảng 7 : Chi phí cố định của tàu Fotune Freighter 59

9 Bảng 9 : Chi phí nhiên liệu khi tàu đỗ trong cả chuyến đi để

Trang 4

33 Bảng 33: tổng doanh thu của tàu trên các tuyến 73

34 Bảng 34: Xác đinh lãi lỗ dự tính chuyến đi 74

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Quốc tế hóa, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu Một đất nước muốn pháttriển và hội nhập ngoài các yếu tố tự nhiên- xã hội, con người còn cần có hệthống vận tải phát triển Với lợi thế hơn 3200 km bờ biển, thuận lợi phát triểnkinh kế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các doang nghiêp Vận tải ViệtNam đang tận dụng mọi cơ hội và thời cơ để phát triển các loại hình vận tảihàng hóa bằng đường biển, phân hóa và chuyên môn hóa hình thức vận tải (vậntải hàng khô, hàng lỏng, hành khách )

Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hiện nay ngày càng phát triển,nhờ có hệ thống vận chuyển hàng hoá bằng container việc giao thương trở nênthuận lợi hơn Hàng hoá có thể đóng chỉ một chủ hàng trong một containerFCL- Full Container Load hay nhiều container cho một lô hàng (Shipment),hoặc nhiều chủ hàng trong một container hay được gọi là hàng Consolidated ,hay hàng LCL-Less than container load Vận chuyển bằng container cũng thuậntiện hơn cho việc xếp dỡ hàng lên tàu hay chuyển tải hàng hoá theo phươngthức First In- First Out (FIFO) Container được đóng theo tiêu chuẩn ISO là hệthống vận chuyển hàng hoá đa phương thức Hàng hóa được đóng trongcontainer rất dễ dàng và thuận tiện sắp xếp trên các tàu, xe tải chuyên dụng, toa

xe lửa, Container được biết đến như là bước đột phá trong cuộc cách mạng củangành vận tải hàng hóa Hệ thống vận chuyển hàng hóa này đã góp phần thayđổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ XX Theo thống kê, hiện nay, cókhoảng 90% hàng hóa được đóng trong các container và được xếp lên cácphương tiện chuyên chở Vai trò của container trong vận tải hàng hóa nội địacũng như vận tải quốc tế nói riêng và đối với quá trình phát triển kinh tế, thươngmại của mỗi quốc gia là rất quan trọng Vì vậy, việc khai thác có hiệu quả hệthống container cũng đóng vai trò quan trọng không kém

Trang 6

Nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới, Công ty cổ phần Vận tải biểnViệt Nam –VOSCO những năm gần đây đã mạnh dạn mở rộng quy mô khaithác đội tàu conaiter Dịch vụ vận chuyển container đường biển theo lịch trình

02 chuyến một tuần, nối liền Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh được thực hiện bởiđội tàu container lớn mạnh và nhiều dịch vụ gia tăng như vận chuyển trọn gói từ

“cửa tới cửa” cùng với đó là dịch vụ thu xếp các thủ tục hải quan đối với hàngquá cảnh

Để hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ, các vẫn đề liên quan đến quy trìnhkhai thác tàu conainer nên nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứunghiệp vụ khai thác tàu container của công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam –VOSCO”

Trang 7

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀU CONTAINER

1.1 Tìm hiểu về container

1.1.1 Lịch sử ra đời của container

Lịch sử vận tải container có thể nói được bắt đầu từ đầu thế kỉ 19 khiquân đội Mỹ sử dụng các container (chưa tiêu chuẩn hóa) để vận chuyển hàngquân sự đến các chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Tuy nhiên, sự ra đời của container tiêu chuẩn được sử dụng phổ biếnngày nay được cho rằng bắt đầu từ năm 1937 khi Malcolm McLean - một lái xengười Mỹ, nghĩ ra cách thức sử dụng các thùng xe tải vận chuyển như nhữngcông cụ chứa hàng trên biển Ông chế ra loại container có thể sử dụng một cáchlinh động trên đủ loại phương tiện vận chuyển trên cơ sở kinh nghiệm từ loạihộp sắt đựng hàng hóa mà một số hãng đường sắt và hãng xe tải cũng như hànghải đã sử dụng

Trong vài thập niên trở lại đây, người ta cũng bắt đầu sử dụng cụm từcontainer hóa-containerization để nói về sự thịnh hành và vai trò của hình thứcvận tải này trong thương mại toàn cầu

Sự ra đời và tiêu chuẩn hóa container như một công cụ mang hàng đãgiúp tiết kiệm chi phí vận tải một cách đáng kể, đảm bảo tính thuận tiện và khảthi khi sử dụng kết hợp nhiểu phương thức vận tải, từ đó cho ra đời khái niệmvận tải đa phương thức, theo đó hàng hóa không phải dỡ ra – xếp lại vào công

cụ mang hàng (container) trong quá trình chuyển tiếp giữa các hình thức vận tải( ví dụ như từ xe tải xuống tàu)

Trang 8

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, kích thước, phân loại, ký mã hiệu container

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) hiện tại đã được thay bằng tiêuchuẩn ISO 668:2013, container hàng hóa (freight container) là một công cụ vậntải có những đặc điểm sau:

- Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử

dụng lại;

- Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương

thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;

- Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt trong quá

trình chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;

- Được thiết kế dễ dàng thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra

khỏi container;

- Có thể tích bên trong bằng hoặc lớn hơn 1 mét khối (35,3 ft3)

Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISOcontainer)- đó là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả cáctiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuấtcontainer

1.1.2.2 Kích thước Container

Container có nhiều loại và kích thước cụ thể từng loại có thể khác nhau ítnhiều tùy theo nhà sản xuất Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sửdụng trên phạm vi toàn cầu nên kích thước cũng như ký mã hiệucontainer thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO

Có nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, trong đó bộ ISO668:1995 quy định kích thước và tải trọng của công cụ mang hàng này

Trang 9

Theo ISO 668:1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m(8ft).

Về chiều dài, container 40’ được lấy làm chuẩn Các container ngắn hơn

có chiều dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫnđảm bảo có khe hở rộng 3 inch ở giữa Chẳng hạn 2 container 20’ sẽ đặt khítdưới một container 40’ với khe hở giữa hai container 20’ này là 3 inch Do đó,container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1,5 inch)

Về chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao Loại containerthường có chiều cao 8 feet 6 inch (8’6”), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch(9’6”) Cách gọi container thường, container cao chỉ mang tính tập quán Trướcđây, người ta gọi loại cao 8 feet là container thường, nhưng hiện nay loại nàykhông còn được sử dụng phổ biến nữa, thay vào đó, container thường có chiềucao 8’6”

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), kích thước và trọng lượng containertiêu chuẩn 20’ và 40’ như bảng dưới đây

Anh Hệ mét

Hệ Anh Hệ mét

Hệ Anh Hệ mét Bên ngoài

24,000kg

67,200Ib

30,480kg

67,20

0 Ib

30,480kg

Trang 10

Tiêu chuẩn này cũng chấp nhận rằng tại một số quốc gia, có thể có cácgiới hạn về mặt pháp luật đối với chiều cao và tải trọng đối với container.

Chẳng hạn tại Việt Nam, tiêu chuẩn mà Cục Đăng kiểm Việt Nam áp

dụng là TCVN 6273:2003 - “Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển” Trong đó quy định tải trọng toàn bộ cho container

20’ tối đa là 20,32 tấn (nhỏ hơn tiêu chuẩn quốc tế nêu trên)

1.1.2.3 Phân loại Container

Các loại container được chia làm hai nhóm chính: Nhóm container tiêuchuẩn và nhóm container không theo tiêu chuẩn ISO Loại không theo tiêuchuẩn ISO thường là loại container hoán cải từ container tiêu chuẩn để chuyênchở một số loại hàng hóa nào đó và thường không được sử dụng rộng rãi, vìkhông được tiêu chuẩn hóa như container 40 khô mở bửng, mở nóc chở hàngrời; container mở hông để chở bia, nước giải khát,…

Ở đây, bài viết này chỉ xem xét các loại container theo tiêu chuẩn ISO(ISO container) Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển baogồm 7 loại chính Loại container được thể hiện qua Ký mã hiệu trên vỏcontainer

Container bách hóa (General purpose container)

Container hàng rời (Dry bulk container / Bulk container)

Container chuyên dụng: chở súc vật, ô tô…

(Named cargo containers: Livestock container, Automobile containers…)

Container bảo ôn (Thermal container)

Container hở mái (Open-top container)

Container mặt bằng (Platform container)

Container bồn (Tank container)

Trang 11

1.2 Tìm hiểu về tàu container

1.2.1 Lịch sử ra đời của tàu container

Tàu container đầu tiên được hoán cải từ tàu chở dầu T2 sau Thế chiến thứhai Ban đầu, hầu hết container được vận chuyển trên các tàu hàng bách hóa.Năm 1951, những tàu container chuyên dụng (purpose-built) đầu tiên bắt đầuhoạt động ở Đan Mạch, và giữa Seatle với Texas, Hoa Kỳ

Tại Mỹ, tàu chở container đầu tiên tên là Ideal-X (cũng được hoán cải từmột tàu chở dầu T2), do Malcom McLean sở hữu chở 58 container từ Newark,New Jersey đến Houston, Texas trong chuyến đầu tiên vào tháng 4 năm 1956

Sức chở của tàu container thường được thể hiện bằng số TEU có thể xếplên tàu (một TEU tương đương với số chỗ của một container tiêu chuẩn kíchthước dài 20’, rộng 8’, và cao 8’6” Kích thước tàu container cũng khác nhau,

có thể dao động từ vài trăm TEU đối với tàu feeder đến trên 10.000TEU đối vớicác tàu mẹ

Tàu container có thể được chia thành các thế hệ tùy theo sức chở củachúng Nói chung, đến nay tàu container có thể được chia thành 6 thế hệ pháttriển

Việc phân chia thành các thế hệ chỉ có tính tương đối, và thường có ýnghĩa đánh giá sự phát triển của công nghệ và sản phẩm tàu container theo chiềudài phát triển

Trang 12

1.2.2 Đặc điểm, phân loại tàu container

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại tàu container khác nhau do nhucầu đa dạng về vận tải Có thể kể tới một số loại tàu container sau:

- Tàu chở hàng bách hóa thông thường (general cargo ship): là loại tàu

chở hàng bách hóa, tuy nhiên mỗi chuyến lại có thể nhận khoảng 10-15container để chở Container chủ yếu được xếp ngay trên boong Loại tàu nàycũng có một số thiết bị xếp dỡ, chằng buộc container

- Tàu bán container (semicontainer ship): là những tàu được thiết kế để

vừa chở container vừa chở các hàng hóa khác, kể cả hàng bách hóa Loại tàunày có trọng tải không lớn và thường có cần cẩu riêng để xếp dỡ container

Trang 13

- Tàu chở sà lan ( lash-lighter aboard ship): đây là một loại tàu có cấu

trúc đặc biệt Loại tàu này chuyên dùng để chở sà lan đã được xếp đầy hànghoặc container Mỗi tàu loại này có thể chở được từ 15 đến 17 sà lan Mỗi sà lan

có thể chở khoảng 350 đến 1.000 tấn Người ta có thể xếp dỡ sà lan lên xuốngtàu bằng cần cẩu chuyên dụng có sẵn trên tàu hoặc theo phương thức chìm-nổicủa tàu mẹ Ngoài ra, các sà lan khi được dỡ khỏi tàu mẹ có thể tự vận hànhhoặc cũng có thể được đẩy hay kéo vào bờ để xếp dỡ hàng theo phương phápthông thường Sử dụng loại tàu này cho phép giảm được thời gian xếp dỡ so vớicác phương pháp thông thường

Trang 14

- Tàu container chuyên dụng (full container ship): là loại tàu được dùng

chỉ để chở container Cũng vì lí do này mà tàu chuyên dụng chở container cócấu trúc hoàn toàn khác với tàu chở hàng thông thường Đây là những tàu cótrọng tải rất lớn ( 1.000 đến 5.000 TEU ), có tốc độ cao ( trên 26 hải lý/giờ).Đặc biệt, loại tàu này không có cần cẩu trên tàu mà sử dụng cẩu giàn trên bờcủa các cảng Một đặc điểm đáng lưu ý của loại tàu này là chúng có diện tíchđáy hầm hàng bằng hoặc lớn hơn so với diện tích miệng hầm hàng, đồng thời,

có các két nước dằn ở hai bên mạn tàu tạo cân bằng khi xếp container thànhnhiều hàng, nhiều tầng

Tùy thuộc vào phương thức xếp dỡ mà tàu chuyên dụng chở container lạiđược chia thành nhiều loại khác nhau:

+ Tàu RO-RO: loại tàu này có cửa hầm được đặt ở mũi hoặc ngay bên

cạnh sườn tàu Tàu có nhiều boong, giữa các boong có các đường dốc nghiêng.Container được đưa từ cảng xếp thẳng vào hầm tàu bằng các xe nâng cỡ lớn.Nếu ở các tuyến đường ngắn, container sẽ được cố định sẵn trên một loại khung

xe có bánh (chassis) Khi tàu đến, chassis được xe mooc đưa xuống tàu và khitới cảng đích lại cho xe mooc kéo nguyên chassis lên Phương pháp này có ưuđiểm là tiết kiệm được rất nhiều thời gian xếp dỡ và thời gian tàu đỗ ở cảng

Trang 15

+ Tàu LO-LO: loại tàu này được gọi như vậy do thực hiện phương pháp

xếp dỡ theo phương thẳng đứng qua thành tàu bằng cần cẩu của cảng Loại tàunày có cấu trúc một boong, được chia thành nhiều hầm có vách ngăn cách.Trong hầm tàu có những kết cấu đặc biệt gọi là những ngăn trượt có thể đượcnâng hạ trực tiếp bằng cẩu giàn

1.2.3 Đặc điểm của vận tải container đường biển

Vận tải container đường biển mang những đặc điểm chung của vận tải biển như sau:

- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên

- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như

Trang 16

- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:

- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên

- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế

Dưới đây là thông số kỹ thuật của tàu FORTUNE FREIGHTER

Bảng 1 : thông số kỹ thuật tàu FOTUNE FREIGHTER.

Đóng tàu

Số hiệu thân tàuNgày đặt sống chínhNgày hạ thủyNgày đóngNhà máy đóng tàu

508820/5/200031/7/200029/11/2000Shin Kurushima, Nhật Bản

B/D (đầy tải)

120,57 / 113,6018,5 / 8,01

Trọng tải

Tổng dung tích (GT)Tổng dung tích hữu ích (NT)

Trọng tảiLượng chiếm nước toàn tải

89373733382312314

Sức chứa hàng

Số / cỡ miệng hầm

TEUTEU (homo 14T)

Trang 17

-Nước ngọtBallast

1502856

Máy chính

Nhà chế tạo / Mác chế tạoVòng quay (vòng/phút)

Công suấtTốc độ tàu (HL/h)

Makita Corporator / MANB&W 8S35MC1705589kW15.6

Thiết bị

Cẩu

Số ổ điện lạnhChân vịt mũiCellguide

2×36T

Có Tên trước đây Sky Hope (08), Guru Bhum (03)

CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬN TẢI BIỂN VOSCO

2.1 Tìm hiểu chung về CTCP vận tải biển VOSCO.

2.1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của công ty vận tải biển Việt Nam

Tiền thân của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam là công ty vận tảibiển Việt Nam Quá trình hình thành công ty có thể tóm lược như sau:

- Tên đơn vị: Công ty vận tải biển Việt Nam

- Ngày thành lập 1-7-1970, trên cơ sở hợp nhất 3 đội tàu Tự lực, Giảiphóng và Quyết thắng làm nhiệm vụ vận tải trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹcứu nước

- Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động: Kinh doanh vận tải đườngbiển Dịch vụ, đại lý, môi giới, xuất nhập khẩu và đại lý vật tư, thiết bị phụtùng, dầu mỡ, hoá chất, sơn các loại Dịch vụ vận tải đa phương thức, cung ứnglao động ngành hàng hải trong, ngoài nước

Trang 18

- Năm 1956: Thành lập quốc doanh vận tải biển.

- Năm 1964: Tách bộ phận đường sông thành công ty 1-2 Bộ phậnđường biển thành Công ty Vận tải Đường biển Việt Nam (công ty 101) Tiếpquản đoàn đánh cá Quảng Bình, loại tàu cá vở sắt thành công ty 103

- Ngày 4/10/1966: giải thể công ty vận tải đường biển Việt Nam để thànhlập:

+ Đội tàu Giải Phóng

+ Đội tàu Quyết Thắng

- Ngày 28/10/1967: Cục đường biển ra quyết định giải thể công ty 103,thành lập đội tàu tự lực đảm nhận vận tải tuyến khu 4

- Ngày 1/7/1970: Bộ Giao Thông Vận Tải (BGTVT) ra quyết định giảithể 3 đội tàu thành lập Công ty Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO)

- Ngày 1/4/1975: BGTVT ra quyết định thành lập Công ty Vận tải venbiển Việt Nam (VIETCOSHIP) quản lý toàn bộ khối tàu nhỏ của Công ty Vậntải biển Việt Nam gồm VTB, B, tàu DWT đối với 1000T, tàu Giải Phóng, khốivận tải xăng dầu đường sông, với số người là 3200 người trong đó VOSCOquản lý 6 tàu lớn và 600 người

Công ty vận tải biển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lậplại, tổ chức hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 29 – TTg ngày 26/01/1993của Thủ tướng Chính Phủ Kể từ sau khi trở thành doanh nghiệp Việt Nam hạchtoán độc lập của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) theo Quyết định

số 250/TTg ngày 29/04/1994 của Thủ tướng Chính Phủ, Công ty Vận Tải biểnViệt Nam đã được tổ chức và hoạt động trên cơ sở “Điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Công ty Vận tải biển Việt Nam” Ban hành kèm theo Quyết định số

Trang 19

622/QĐ-HĐQT ngày 05/07/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam.

Năm 2007, theo quyết định số 1367 QĐ/BGTVT ngày 26/06/2006 của

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh sách doanh nghiệp nhà nướctrực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hóa năm 2006,Quyết định số 687 QĐ/BGTVT ngày 29/03/2007 của Bộ giai thông vận tải vềgiá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Biên bản họp Đại hội công nhân viên chức bấtthường ngày 06/06/2007 góp ý hoàn thiện phương án cổ phần hóa, phương ánsắp xếp lao động và dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần hóa, phương

án sắp xếp lao động và dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần vận tảibiển Việt Nam, năm 2008, công ty vận tải biển Việt Nam chính thức đổi tênthành Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

- Tên tiếng việt: Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

- Tên viết tắt: VOSCO

- Trụ sở chính: 215 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

Trang 20

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty

- Ban giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam bao gồm: + Tổng giám đốc: Cao Minh Tuấn

+ Phó tổng giám đốc thường trực: Lê Việt Tiến

+ Phó tổng giám đốc: Lâm Phúc Tú

+ Phó tổng giám đốc: Nguyễn Quang Minh

Trang 21

+ Phó tổng giám đốc: Nguyễn Hoàng Dũng.

2.1.2.1 Tổng giám đốc

Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung

Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễnnhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Tổng giám đốc làngười đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công

ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổngcông ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty

2.1.2.2 Phó tổng giám đốc: Số người:04

2.1.2.2.1 Phó tổng giám đốc khai thác

Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất

khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng,xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kết cáchợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trongcông ty, theo hoạt động của đội tàu

2.1.2.2.2 Phó tổng giám đốc kĩ thuật

Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ

thuật, vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp

lý hóa sản xuất và các hoạt động liên quan khác, tiến hành theo hoạt động củađội tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn

2.1.2.2.3 Phó tổng giám đốc phía Nam

Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánh

phía Nam

Trang 22

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

2.1.3.1 Phòng kinh doanh – khai thác

Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thácđội tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khaithác Phòng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạođôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất

+ Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chứcthực hiện hợp đồng

+ Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanhthu theo định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn về kinh doanh khai thác vận tải

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựachọn quyết định phương án quản lý tàu

+ Điều động tàu theo kế hoach sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí kết Đềxuất phương án thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinhdoanh có đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả

2.1.3.2 Phòng pháp chế Hàng hải

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế,

an toàn hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của công ty Phòng cónhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải Tổ chứcthanh tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và ViệtNam trên tàu Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng hải,

Trang 23

an toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn côngty.

+ Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty

+ Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp sốliệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khaithác kĩ thuật khi cần cho nghiệp vụ của phòng

+ Có quyền đề nghị khen thưởng và kỉ luật các cá nhân, tập thể thể hiện

an toàn hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật phápquốc tế, Việt Nam và các quy chế công ty

2.1.3.3 Phòng kế hoạch đầu tư

Huớng dẫn các đội thi công và các phòng ban công ty, xây dựng kế hoạchthi công kinh doanh toàn công ty, báo cáo tổng hợp tình hình thực tế trên cơ sở

kế hoạch tháng đề ra, lên kế hoạch kinh doanh cho tổ xây lắp

2.1.3.4 Phòng tổng hợp – lao động tiền lương

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chứclao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty Phòng

có chức năng chủ yếu sau:

+ Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kết quả sảnxuất kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hộitrong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp

+ Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức táiđào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn

+ Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lươngphù hợp

Trang 24

2.1.3.5 Phòng tài chính kế toán

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt độngtài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lýkiểm soát các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thựchiện các chỉ tiêu tài chính Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinhdoanh và tự chủ về tài chính Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khaithác đội tàu để tìm ra biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

+ Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử ký kịp thời những sai lệch tronghoạt động kinh doanh và quản lý tài chính, có quyến tham gia tổ chức kiểm traviệc thực hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi toàn công ty

2.1.3.6 Phòng đại lý giao nhận – vận tải

Phòng giao nhận vận tải của nhận làm đại lý giao nhận - vận chuyển quốc

tế hàng từ Việt Nam đi các cảng trên thế giới cũng như các loại hàng dự ánkhác từ các cảng về Việt Nam với giá cả cạnh tranh và dịch vụ tốt nhất Luônđảm bảo chất lượng và thời gian vận chuyển, tất cả các điều khoản và điều kiện

sẽ đựơc trao đổi và đàm phán cụ thể

2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Việt Nam có trụ sở làm việc khang trangđược trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớnnhất cả nước, có các xưởng, các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàucủa Công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty hiện nay bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc;

- Máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc

- Các chi nhánh, các đại lý ,các xí nghiệp sửa chữa tàu;

Trang 25

- Đội tàu gồm 23 chiếc;

- Đội ca nô đưa đón người ra tàu ,từ tàu vào bờ chuyên trực bến phục vụtàu;

- Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu;

- Một số phương tiện vận tải phục cụ cho công tác hành chính;

* Danh sách đội tàu Vosco hiện nay

2.1.4.1 Đội tàu hàng khô

Đội tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng gồm 4 chiếc với trọng tải từ6.500 DWT đến 56.000 DWT (Supramax) Đây là đội tàu cốt lõi của Vosco,phần lớn được đóng ở các xưởng đóng tàu của Nhật Bản và hoạt động trênphạm vi toàn thế giới

TT Tên tàu Quốc gia tịch

Năm đóng Nơi đóng Đăng kiểm DWT GT NRT

1 VĨNH THUẬN VIỆT NAM 2000 VIỆT NAM NK-VR 6.500 4.143 2.504

2 VĨNH AN VIỆT NAM 2001 VIỆT NAM NK-VR 6.500 4.089 2.448

3 VĨNH HƯNG VIỆT NAM 2002 VIỆT NAM NK-VR 6.500 4.089 2.448

4 VĨNH HÒA VIỆT NAM 1989 NHẬT BẢN VR 7.371 5.506 2.273

5 LAN HẠ VIỆT NAM 2006 VIỆT NAM NK-VR 13.316 8.216 5.295

6 GOLDEN STAR VIỆT NAM 1983 NHẬT BẢN NK-VR 23.790 13.995 8.456

7 VEGA STAR VIỆT NAM 1994 NHẬT BẢN NK-VR 22.035 13.713 7.721

8 LUCKY STAR VIỆT NAM 2009 VIỆT NAM NK-VR 22.777 14.851 7.158

9 BLUE STAR VIỆT NAM 2010 VIỆT NAM NK-VR 22.704 14.851 7.158

10 VOSCO SUNRISE VIỆT NAM 2012 VIỆT NAM NK-VR 56.472

11 NEPTUNE STAR VIỆT NAM 1996 NHẬT BẢN NK-VR 25.398 15.073 8.964

Trang 26

13 VOSCO SKY VIỆT NAM 2001 NHẬT BẢN NK-VR 52.520 29.367 17.651

14 VOSCO UNITY VIỆT NAM 2004 NHẬT BẢN LR-VR 53.552 29.963 18.486

2.1.4.2 Đội tàu dầu sản phẩm

Đội tàu dầu gồm 02 chiếc tàu hiện đại, hai vỏ thế hệ mới với trọng tải47.000 DWT mỗi chiếc, chủ yếu vận chuyển các loại dầu sản phẩm và hiệnđang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư mở rộng

Năm

Đăng

2.1.4.3 Đội tàu container

Vận chuyển container theo lịch trình 2 chuyến một tuần nối liền HảiPhòng và TP Hồ Chí Minh được thực hiện bởi 2 chiếc tàu hiện đại có năng lựcvận chuyển 560 TEUs/chiếc

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh.

2.2.1 Tình hình chung

Hoạt động vận tải biển chịu rất nhiều tác động từ môi trường kinh tế vĩ

mô và các biến động chính trị trên thế giới Điển hình như việc Trung Quốc liêntục có những động thái gia tăng sức ép với các quốc gia láng giềng về đường

Trang 27

biên giới trên biển đảo trên khu vực Biển Đông và tranh chấp biển đảo với NhậtBản; căng thẳng giữa Nga và Châu Âu về vấn đề Crimea, Ukraina đã cónhững tác động tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới Những sự kiện trên đã ảnhhưởng lớn tới quan hệ thương mại giữa các quốc gia, các khu vực và toàn cầu,làm giảm sản lượng xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới Việc Ngân Hàng TrungƯơng Trung Quốc phá giá đồng NDT trong tháng 8/2016 đã làm nhiều nướcphải giảm giá đồng tiền của mình dẫ đến hoạt động thương mại toàn cầu bị ảnhhưởng nghiêm trọng, nhiều hợp đồng kinh tế bị trì hoãn thực hiện hoặc tạmngừng giao dịch Cuối năm 2016, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đã quyếtđịnh tăng lãi suất cơ bản từ mức tiệm cận 0% lên thêm 0,25%, đã tạo ra sức éprất lớn đối với đồng Việt Nam Đối với công ty, áp lực về chi phí tài chính cònrất lớn đặc biệt là cho những tàu đóng mới , những tàu có trọng tải lớn.

Tình trạng khan hiếm hàng hóa vẫn tiếp diễn với rất ít đơn chào hàng doyếu tố cơ bản nhất là nhu cầu vận chuyển đang ở mức rất thấp Bên cạnh đó,tình trạng thừa cung cho cả tàu hàng khô và tàu dầu sản phẩm vẫn tồn tại làmcho sự cạnh tranh rất quyết liệt

Thị trường tàu hàng khô gặp rất nhiều khó khăn khi chỉ số BDI liên tụcgiảm mạnh Trong sáu tháng đầu năm 2013, chỉ số BDI thường xuyên dao động

ở mức 800 điểm, có thời điểm được cải thiện nhưng chủ yếu là ở cỡ tàuCapesize Bắt đầu năm 2014, chỉ số BDI đạt mức 2.000 điểm, sau đó suy giảmnhanh, thường xuyên duy trì ở mức dưới 1.000 điểm và kết thúc năm ở mức gần

760 điểm Tệ hại hơn nữa là đến ngày 16/12/2016 chỉ số BDI cập đáy chỉ còn

471 điểm – thấp nhất kể từ khi chỉ số này được tính toán trong vòng 30 năm trởlại đây

Việc áp dụng và thực thi nhiều công ước quốc tế mới về hàng hải dẫn tớiyêu cầu về quản lý, về tình trạng kỹ thuật tàu, về chất lượng sỹ quan thuyềnviên, về quyền lợi người lao động đều phải nâng cao làm tăng chi phí trong hoạt

Trang 28

động kinh doanh Ngoài ra, các chi phí như lãi suất vốn vay, chênh lệch tỷ giá,phụ tùng, vật tư, chi phí sửa chữa… cũng tác động gây ảnh hưởng lớn tới hiệuquả kinh doanh Những tác động trên đã gây trở ngại lớn cho việc lập và thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như tác động xấu đến chiến lược pháttriển của doanh nghiệp.

2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

BẢNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2016-2017

So sánh (%)

1 Khôi lượng

vận chuyển Tấn 2.566.000 3.740.000 1.174.000

145,7 5

Trang 29

hướng triệt để nhằm giữ vững được hoạt động của đội tàu, đảm bảo việc làm,cải thiện thu nhập cho người lao động; nhưng vẫn không thể tránh khỏi nhữngảnh hưởng nặng nề

2.2.2.1 Đánh giá chung

Hầu hết các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều có xu hướng tăng Nhóm chỉtiêu tăng bao gồm: Khối lượng vận chuyển, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sauthuế, lương bình quân, thuế TNDN Trong số các chỉ tiêu tăng thì chỉ tiêu lợinhuận với lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nhất xét về mặt tương đối, năm 2017tăng 71,33% so với năm 2016 lần lượt tương đương với 6.810.184.984 (đồng).Nhóm chỉ tiêu giảm gồm có doanh thu và chi phí, với chi phí giảm nhiều nhất

về mặt tương đối là 38,33% so với năm 2016 tương ứng với giảm59.924.731.843 (đồng)

2.2.2.2 Phân tích chi tiết

- Khối lượng vận chuyển năm 2017 tăng so với năm 2016, từ 2.566.000Tấn lên 3.740.000Tấn, tăng 1.174.000 tương đương tăng 45,75 % Nguyên nhânkhối lượng vận chuyển tăng là do:

+ Nhu cầu hàng hóa tăng cao: Nhận thấy nhu cầu vận chuyển hàng hóangày càng tăng cao, trong năm 2017, doanh nghiệp đã huy động vốn từ nhiềunguồn khác nhau để mua thêm một số tàu mới hiện đại hơn Sự tham gia hoạtđộng của tàu mới dẫn đến khả năng khai thác tăng, hiệu quả kinh doanh có caohơn hẳn so với năm 2016 Do đó, khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm

2017 đã tăng lên

+Tình hình chính trị: Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu hàng hóalớn và vô cùng quang trọng đối với nước ta Trong năm 2016, do ảnh hưởng củatình hình chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhà nước đã đưa ra chínhsách cấm biên hàng hóa vận chuyển giữa hai nước làm lượng hàng hóa vậnchuyển sang Trung Quốc sụt giảm rõ rệt Tới năm 2017, tình hình chính trị đã

Trang 30

tạm thời bình ổn, nhà nước xóa bỏ lệnh cấm biên, do đó các chủ hàng ở ViệtNam lại tiếp tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cũng như nhập khẩu hànghóa từ Trung Quốc về Việt Nam Từ đó làm cho khổi lượng hàng hóa tăng lên.

- Doanh thu của năm 2016 là 172.730.185.285 đồng, năm 2017 là124.492.049.134 đồng, giảm -48.238.136.151 đồng tương đương với giảm27,78%, doanh thu sụt giảm là do:

Vận chuyển hàng có giá cước thấp: Trong năm 2017 tuy nhận đượcnhiều đơn hàng yêu cầu vận chuyển nhƣng hầu hết là hàng rời có khối lượnglớn, giá trị thấp, vì vậy giá cước vận chuyển cũng thấp hơn so với năm 2016 donăm 2016 có nhiều đơn hàng vận chuyển với giá cước cao

- Chi phí của năm 2016 là 156.347.278.803 đồng, năm 2017 là96.422.546.960 đồng, giảm 59.924.731.843 đồng tương ứng với giảm 38,33%,chi phí sụt giảm là do:

+ Giá nhiên liệu trên thị trường giảm: Trong năm 2017 do ảnh hưởng từtình hình chính trị trên thế giới, giá dầu lao dốc không phanh Khi chi phí nhiênliệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, điều này giúp cho doanh nghiệptiết kiệm một khoản chi phí khá lớn so với năm 2016, do đó chi phí đã giảmmạnh

+ Giảm tiền bồi thường tổn thất hàng hóa: Trong năm 2017 do doanhnghiệp trang bị các thiết bị thông gió hiện đại trên tàu, hàng đi ít gặp bất lợi vềthời tiết cũng như trình độ thuyền viên sỹ quan được nâng cao nên hàng hóa đếncảng được bảo quản tốt Tại cảng công tác xếp dỡ cũng được giám sát cẩn thận,

ít trường hợp bất cẩn làm hư hỏng hàng Điều này đã giảm rất nhiều tổn thấthàng hóa, vừa giảm chi phí tiền phạt doanh nghiệp chịu so với năm trước, vừanâng cao uy tín doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng của chủ hàng

Trang 31

- Lợi nhuận bao gồm lợi nhuận trước thuế và sau thuế, với lợi nhuậntrước thuế năm 2016 là 16.382.906.482 đồng, năm 2017 là 28.069.502.174đồng, tăng 8.715.621.722 tương ứng tăng 45,03%; lợi nhuận sau thuế năm 2016

là 15.096.026.753 đồng, năm 2017 là 21.894.211.696 đồng, tăng 6.798.184.943đồng tương ứng với 45,03% Như vậy chỉ tiêu lợi nhuận năm 2017 t ăng so vớinăm 2016 và nguyên nhân của sự biến động này là do:

Giảm chi phí: Trong năm 2017 tuy doanh thu của doanh nghiệp có giảm

đi so với năm 2016 nhưng chi phí của doanh nghiệp giảm mạnh hơn lượng giảmcủa doanh thu, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng

- Lương bình quân năm 2016 là 9.161.000 đồng, năm 2017 là 9.230.000đồng, tăng 69.000 đồng tương ứng với 0,75 % Lương bình quân tăng là do:

+ Thay đổi kết cấu lao động: Sự thay đổi kết cấu lao động có ảnh hưởnglớn đối với biến động của lương bình quân Trong năm 2017, do có sự chuyểnbiến tương đối lớn trong kết câu lao động, tăng số lượng lao động có trình độchuyên môn, cụ thể là doanh nghiệp đã tuyển dụng thêm các chức danh nhưthuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, cũng như các sĩ quan có bằng cấp và trình

độ chuyên môn cao Đồng thời những thuyền viên có trình độ thấp ở kỳ gốc đãđược đào tạo nâng cao tay nghề, sau khi đi học ở trung tâm đào tạo, huấn luyệnthuyền viên để cấp chứng chỉ đã tiếp tục hoạt động cho doanh nghiệp khiến chođội ngũ thuyền viên của doanh nghiệp có mặt bằng chung về trình độ cao hơn

so với kỳ gốc, đồng nghĩa với đó chính là mức lương cao hơn Sự biến động đó

có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hơn

so với năm 2016

+ Lao động phải làm thêm giờ nhiều: để đảm bảo khối lượng hàng hóayêu cầu, hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra cũng như khẳng định uy tín củamình, năm 2017 doanh nghiệp tiến hành tăng số ca làm việc, tăng số giờ làm

Trang 32

việc đảm bảo lao động hiệu quả về chất lượng và an toàn Do đó số giờ làmthêm của lao động tăng từ đó tăng tiền lương của lao động.

- Thuế TNDN: năm 2016 thuế TNDN là 4.287.726.315 đồng, năm 2017

là 6.127.290.563 đồng, tăng 1.839.564.248 đồng tương ứng với 42,90% Sựtăng của của thuế TNDN là do:

+ Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng: Đây là khoản thuế phải nộp cho Nhànước, tính theo % lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước quy định doanhnghiệp phải nộp thuế TNDN với tỷ lệ 20% lợi nhuận Trong năm 2017, lợinhuận của công ty đã tăng lên do vậy thuế TNDN cũng vì thế mà tăng theo

2.3 Quy trình khai thác hoạt động của tàu trên tuyến

* Tổng quan chức năng nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức của từng bộ phận được

mô tả dưới đây

2.3.1.1 Bộ phận thị trường (Sales / Marketing) – MKT

Chức năng nhiệm vụ:

Trang 33

+ Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

+ Phối hợp xây dựng biểu giá cước, chính sách cước

+ Quản lý chương trình bán hàng

+ Quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship

Trưởng phòng Container

Bộ phận Marketing

Sales (Outdoor Sales)

Sales Support (Indoor Sales ) Customer Service

Các bộ phận khác

Trang 34

+ Quản lý hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh.

+ Lập các báo cáo về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh theo yêucầu quản lý

+ Thu thập thông tin thị trường (Cơ cấu, luồng hàng, mùa vụ )

+ Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống quan hệ khách hàngCRM

+ Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về các đốithủ cạnh tranh

+ Tham gia xây dựng chương trình Marketing (Marketing Plan), chínhsách Marketing (Marketing Policy)

+ Phối hợp thực hiện các báo cáo (Reports), thăm dò (Surveys), dự báo(Forecast)

+ Lập các bản dự báo (Forecast) về lượng vỏ cần thiết để bộ phận EQCchủ động điều phối vỏ nếu cần thiết

Sales Support / Indoor sales

+ Phối hợp và hỗ trợ đội ngũ Outdoor Sales trong việc bán hàng

+ Lập, gửi Booking Note

+ Thông báo cho khách hàng các loại phụ phí (nếu có)

Ngày đăng: 28/09/2020, 13:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Thời gian, chi phí chuyến đi của tàuGiáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển trang 170 8. Chi phí container Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển trang 170
1. Lịch sử ra đời container:http://www.container-transportation.com/van-tai-container.html Link
2. Khái niệm, đặc điểm, kích thước, phân loại containerhttp://www.container-transportation.com/phan-loai-container.html3. Cấu trúc containerhttp://www.container-transportation.com/cau-truc-container.html Link
4. Lịch sử ra đời tàu container, đặc điểm, phân loại tàu container http://www.container-transportation.com/tau-container.html Link
5. Lịch sử, quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu của VOSCO http://www.vosco.vn Link
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016-2017 http://www.vosco.vn/ket-qua-kinh-doanh.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w