Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
45,43 KB
Nội dung
TIẾNTRÌNHNGHIÊNCỨU 3.1 Phương pháp nghiêncứu Với mục tiêu khảo sát tác động của ấn tượng xuất xứ đến hành vi mua của khách hàng cá nhân đối với ôtô du lịch nhãn hiệu Nhật Bản trên thị trường Đà Nẵng, nhu cầu thông tin để tiến hành nghiêncứu không chỉ dừng lại ở những dữ liệu thứ cấp thu thập trên báo chí hay Internet về thị trường ôtô mà nghiêncứu này còn phải thu thập những dữ liệu sơ cấp theo yêu cầu nghiên cứu. Vì thế, người nghiêncứu phải thực hiện các nghiêncứu định lượng, cụ thể là phỏng vấn người tiêu dùng Đà Nẵng thông qua công cụ bảng câu hỏi điều tra. Qui trìnhnghiêncứu được trình bày ở hình 3.1 như sau: Hình 3.1: Qui trìnhnghiêncứu Bước 1: Nghiêncứu định tính Thang đo nháp 1 Cơ sở lý thuyết và các nghiêncứu trước đây Thang đo chính thức Thảo luận với giáo viên hướng dẫn và nhân viên công ty Nghiêncứu chính thức Loại các biến có hệ số tương quan biến và tổng nhỏ, kiểm tra các hệ số alpha Cronbach alpha Loại các biến có trọng số EFA nhỏ, kiểm tra yếu tố trích được, kiểm tra phương sai trích được Thang đo hoàn chỉnh EFA Hồi qui & kiểm định giả thuyết Nghiêncứu định tính được thực hiện thông qua việc tham khảo các tài liệu nghiêncứu trước đây để xây dựng thang đo, và sau đó, thảo luận với giáo viên hướng dẫn và các nhân viên, chuyên viên tại đơn vị thực tập để điều chỉnh thang đo. Qui trình xây dựng thang đo trong nghiêncứu này dựa vào qui trình do Churchill (1979) đưa ra. Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiêncứu đề xuất ở chương II. Trên cơ sở này một tập biến quan sát (thang đo nháp 1) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu). Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, các thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển có thể chưa thật sự phù hợp với thị trường Việt Nam, cho nên tập các thang đo được điều chỉnh và bổ sung. Thông qua việc thảo luận với giáo viên hướng dẫn và các nhân viên tại đơn vị thực tập, thang đo nháp được điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh, thang đo này được dùng cho nghiêncứu chính thức. Bước 2: Nghiêncứu định lượng Thang đo chính thức được dùng cho nghiêncứu định lượng. Nghiêncứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp thông qua công cụ là các bản câu hỏi. Nghiêncứu này dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, phương pháp phân tích hồi qui được thực hiện để kiểm định các mối quan hệ trong mô hình. 3.2 Xây dựng thang đo Thang đo tác động của xuất xứ quốc gia đến hành vi mua của khách hàng bao gồm tổng cộng 62 biến quan sát (cho hai đối tượng quốc gia xuất xứ Việt Nam và Nhật Bản) cho 5 biến phụ thuộc trong mô hình. Trong đó, chỉ có 32 biến quan sát chính liên quan đến mô hình nghiên cứu. Các biến phụ thuộc bao gồm: (1) Đánh giá về ấn tượng xuất xứ - con người (2) Đánh giá về ấn tượng xuất xứ - quốc gia (3) Đánh giá ngành công nghiệp ôtô (4) Đánh giá sản phẩm ôtô (thành phần phụ) (5) Ý định mua ôtô Dữ liệu chọn biến ở đây được tổng hợp và lựa chọn từ các tài liệu nghiêncứu trước đây, sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần thang đo các thành phần. Mô hình của Knight và cộng sự sử dụng thang đo Likert 7 điểm, nhưng trong mô hình nghiêncứu này sử dụng thang đo 5 điểm bởi vì thang đo 5 điểm cũng được sử dụng phổ biến trong nghiêncứu và người Việt Nam thường quen thuộc với thang điểm 5 hơn thang điểm 7, vì vậy nghiêncứu cho kết quả rõ ràng hơn. Thang đo Likert đi từ mức độ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, được trình bày như hình 3.1. Bảng 3.1 Thang đo Likert 5 điểm Hoàn toàn không đồng ý Chỉ đồng ý chút ít Khá đồng ý Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 3.2.1 Thang đo ấn tượng xuất xứ - con người Theo nghiêncứu của Knight và cộng sự thì ấn tượng xuất xứ - con người bao gồm 9 biến được liệt kê sau đây: (1) Người dân được giáo dục tốt (2) Đào tạo về kĩ thuật được chú trọng (3) Người dân lao động chăm chỉ (4) Người dân thân thiện và dễ mến (5) Người dân sáng tạo (6) Quốc gia chủ động tham gia vào hoạt động quốc tế (7) Kĩ năng của con người cao (8) Người dân có mức sống cao (9) Con người tạo ra thiết bị kĩ thuật cao Trong đó, biến số (6) cần được loại bỏ do biến này đo lường ấn tượng xuất xứ - quốc gia. Biến số (2), số (7) và số (9) có cùng một ý nghĩa là trình độ kĩ thuật của con người, nên được gộp thành một biến để tránh bị trùng lặp: “ Con người có trình độ kĩ thuật cao”. Phần này sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ “rất không đồng ý” cho đến “rất đồng ý”- đo lường cho cả 2 quốc gia xuất xứ: Nhật Bản và Việt Nam. Thang đo cuối cùng cho ấn tượng xuất xứ - con người gồm 6 biến được liệt kê trong bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.2 Thang đo về ấn tượng xuất xứ - con người Đánh giá về ấn tượng xuất xứ - con người Người Việt Nam Người Nhật Bản 1 Người dân được giáo dục tốt 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2 Con người có trình độ kĩ thuật cao 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3 Người lao động chăm chỉ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4 Người dân thân thiện và dễ mến 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5 Người dân sáng tạo 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 Người dân có mức sống cao 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3.2.2 Thang đo ấn tượng xuất xứ - quốc gia Theo Gerald Haubl, ấn tượng xuất xứ - quốc gia bao gồm 4 biến, đó là: (1) Giàu năng lực (2) Đáng tin cậy (3) Văn minh, hiện đại (4) Thành công Có thể bổ sung biến số (6) ở mô hình Knight và cộng sự: “Quốc gia chủ động tham gia hội nhập quốc tế” vào đánh giá ấn tượng xuất xứ - quốc gia. Trong mô hình của Gerald Haubl, Biến số (1) và (2) hàm ý chỉ năng lực của người lao động tạo ra những sản phẩm đáng tin cậy, đây là biến đo lường ấn tượng xuất xứ - con người, hai biến này không được đưa vào thang đo ấn tượng xuất xứ con người để tránh bị trùng lặp về mặt ý nghĩa với biến số (2) ở mô hình này. Như vậy các biến được sử dụng để đo lường ấn tượng xuất xứ - quốc gia là: (1) Quốc gia chủ động tham gia hội nhập quốc tế (2) Quốc gia văn minh, hiện đại (3) Quốc gia thành công trên nhiều lĩnh vực Bảng 3.3 Thang đo về ấn tượng xuất xứ - quốc gia Đánh giá về ấn tượng xuất xứ - quốc gia Nước Việt Nam Nước Nhật Bản 1 Quốc gia chủ động tham gia các hoạt động trên phạm vi quốc tế 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2 Quốc gia văn minh hiện đại 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3 Quốc gia thành công trên nhiều lĩnh vực 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3.2.3 Đánh giá nền công nghiệp ôtô Gerald Haubl đưa ra 4 biến đánh giá ngành công nghiệp ôtô như sau: (1) Công nghệ hiện đại vượt bậc (2) Hệ thống tiêu chuẩn và kiểm soát tối ưu (3) Lực lượng lao động lành nghề (4) Đối đãi tốt với người lao động (5) Đạt được hiệu quả trong sản xuất Biến số (5) được thêm vào để đánh giá ngành công nghiệp ôtô bởi vì hiệu quả sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá bất kì nền công nghiệp nào. Bảng 3.4 Thang đo đánh giá về nền công nghiệp ôtô Đánh giá về ngành công nghiệp ôtô CN ôtô Việt Nam CN ôtô Nhật Bản 1 Công nghệ hiện đại tiêntiến 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2 Hệ thống tiêu chuẩn và kiểm soát tối ưu 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3 Lực lượng lao động lành nghề 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4 Đối đãi tốt với người lao động 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5 Đạt được hiệu quả trong sản xuất 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3.2.4 Thang đo đánh giá sản phẩm ôtô Thang đo đánh giá sản phẩm ôtô nhãn hiệu Nhật Bản lắp ráp tại Việt Nam và nhập khẩu từ Nhật Bản dành cho những người sử dụng ôtô Nhật Bản hoặc am hiểu về ôtô Nhật Bản. Theo Dina El Kayaly và Ahmed Taher, các biến về sản phẩm ôtô tác động đến quyết định mua của khách hàng bao gồm hai nhóm chính: các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan được trình bày ở bảng 3.5 dưới đây. Bảng 3.5 Các biến về sản phẩm ôtô tác động đến quyết định mua của khách hàng Nhân tố khách quan (Objective factors) Nhân tố chủ quan ( Subjective factor) - Tính đáng tin cậy (reliability) - Chất lượng (Quality) - Độ bền (Durability) - An ninh (security) - An toàn (safety) - Hiệu suất (performance) - Hiệu quả (efficiency) - Công nghệ (technology) - Dễ điều khiển (customer handling) - Giá trị (value) - Phong cách (style) - Sự tiện nghi (comfort) - Danh tiếng (prestige) - Địa vị xã hội (status) - Tác động về thị giác (visual impact) Theo C.Min.Han, 12 biến đánh giá sản phẩm ôtô đó là: - Đáng tin cậy (reliable) - Tiện nghi (Comfortable) - Bền (durable) - Công suất (Horse power) - Công nghệ tiêntiến (technically advanced) - Dễ điều khiển (Handling) - Trình độ lao động (Workmanship) - Tính an toàn (Safety) - Tiết kiệm nhiên liệu (Fuel economy) - Gia tốc (acceleration) - Thiết kế (Design) - Dịch vụ (Service) Trên cơ sở các tham khảo các biến ở trên, các biến được chọn là những biến được sử dụng trong cả hai nghiêncứu tham khảo trên và bổ sung một số biến quan sát liên quan đến sản phẩm ôtô mà người nghiêncứu dự đoán có ảnh hưởng trong quá trình quyết định mua sản phẩm ôtô của người tiêu dùng. Chẳng hạn như, biến số (5) ít bị mất giá nếu bán lại, sở dĩ người nghiêncứu chọn thêm biến này là vì theo một số diễn đàn tham khảo trên Internet thì khả năng giữ giá của ôtô cũng là một yếu tố quan trọng mà người mua ôtô cân nhắc, nhất là đối với người Việt Nam thì ôtô là sản phẩm đắt tiền. Thêm vào đó, biến thiết kế cũng được tách ra thành hai biến nhỏ: thiết kế nội thất, và thiết kế về mặt kiểu dáng. Thang đo cuối cùng về đánh giá sản phẩm ôtô bao gồm 13 biến được trình bày như ở bảng 3.6. Đánh giá về xe ôtô du lịch nhãn hiệu Nhật Bản Lắp ráp tại Việt Nam Lắp ráp tại Nhật Bản 1 Luôn hoạt động tốt, rất hiếm xảy ra sự cố (tính đáng tin cậy) 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2 Được trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn tốt nhất 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3 Thời gian sử dụng dài (Độ bền) 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4 Giá cả hợp lý 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5 Ít bị mất giá nếu bán lại 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 Mức tiêu hao nhiên liệu thấp 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 7 Kiểu dáng phù hợp với gu thẩm mỹ của người Việt Nam nói chung 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 8 Thiết kế nội thất phù hợp 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 9 Tiện nghi đầy đủ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 10 Công suất động cơ mạnh 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 11 Tăng tốc nhanh 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 12 Dễ lái 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 13 Giảm thiểu nguy hại đến môi trường 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Bảng 3.6 Thang đo đánh giá về sản phẩm ôtô 3.2.5 Thang đo thái độ Thang đo thái độ chỉ bao gồm một biến duy nhất là thái độ chung của khách hàng về xe ôtô nhãn hiệu Nhật Bản lắp ráp tại Việt Nam và lắp ráp tại Nhật Bản. Đây là câu hỏi phổ biến trong nhiều nghiêncứu khi khảo sát mức độ đồng ý chung của người tiêu dùng đối với sản phẩm kể cả khi họ đã sử dụng hay chưa sử dụng sản phẩm. 3.2.6 Thang đo hành vi mua Theo Yi Cai (2002), ý định mua của khách hàng được thể hiện theo 5 mức độ từ không hề nghĩ đến việc mua cho đến sẵn sàng mua. Trên cơ sở đó, nghiêncứu sử dụng thang điểm tỷ lệ liên tục (thang đo khoản mục) biểu thị cho mức độ ý định mua của khách hàng (không hề nghĩ đến việc mua, có nghĩ đến, có cân nhắc, thích mua hoặc sẵn sàng mua) trong các điều kiện: mức giá hiện tại, ôtô Nhật Bản xuất xứ Nhật Bản giảm giá, ôtô Nhật Bản xuất xứ Việt Nam giảm giá. 3.2.7 Các yếu tố ngoài mô hình Các câu hỏi liên quan đến đặc điểm cá nhân người được phỏng vấn có thể có mối liên hệ đối với hành vi mua của họ. Vì thế, thông tin cá nhân được khảo sát cũng rất quan trọng. Thông tin người nghiêncứu quan tâm ở đây, bao gồm: giới tính, tuổi, thu nhập và nghề nghiệp. Căn cứ vào mức thu nhập cho vay mua ôtô của ngân hàng Vietcombank, mức thu nhập thường xuyên hàng tháng trên 10 triệu đồng là một trong những điều kiện để được vay ôtô, vì vậy mức thu nhập dưới 10 triệu đồng được chọn là mức tối thiểu trong khảo sát. Các mức thu nhập được khảo sát, bao gồm dưới 10 triệu đồng, từ 10 triệu đến 20 triệu và trên 20 triệu đồng. Về tuổi tác, người nghiêncứu chọn bốn mức độ tuổi như sau: dưới 30 tuổi, từ 30 tuổi đến 40 tuổi, từ 41 tuổi đến 50 tuổi, và trên 50 tuổi. 3.3 Bảng câu hỏi Về mặt hình thức, bảng câu hỏi điều tra được in trên bốn mặt giấy A4, bao gồm những nội dung chính sau: - Phần 1: Phần thông tin khảo sát về ấn tượng xuất xứ bao gồm 14 câu hỏi về ấn tượng xuất xứ dành cho tất cả đối tượng được phỏng vấn. - Phần 2: Phần thông tin kinh nghiệm về xe ôtô chỉ gồm 2 câu hỏi có tác dụng lọc đối tượng phỏng vấn. - Phần 3: Phần thông tin khảo sát về đánh giá sản phẩm ôtô và thái độ của người tiêu dùng bao gồm 14 câu hỏi. - Phần 4: Phần thông tin khảo sát về ý định mua ôtô bao gồm 5 câu hỏi . - Phần 5: Phần thông tin cá nhân bao gồm 6 câu hỏi về thông tin cá nhân của đáp viên. Bảng câu hỏi chính thức được trình bày ở phụ lục B. Bảng câu hỏi khá nhiều, nhất là khi đáp viên phải trả lời cho cả 2 đối tượng xuất xứ quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam. Vì vậy, thuyết phục người được phỏng vấn trả lời tất cả câu hỏi là khá khó khăn. Đây cũng là một cản trở lớn trong tiếntrìnhnghiên cứu. 3.4 Mẫu nghiêncứu 3.4.1 Kích thước mẫu Rõ ràng, nghiêncứu nên chọn mẫu lớn để dữ liệu phân tích chính xác hơn. Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Một số nhà nghiêncứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & ctg 1998). Cũng có nhà nghiêncứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (ví dụ, Hoelter 1983). Theo Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho mỗi tham số cần ước lượng. Theo cách này, thì kích thước mẫu tối thiểu là 160, nếu chỉ tính cho các biến quan sát chính. 3.4.2 Chọn mẫu Có hai phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo qui luật ngẫu nhiên. Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiêncứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của phần tử. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu phải sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất thì sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian và không thể thực hiện được trong thực tế đối với cá nhân người nghiên cứu, do đó, chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Mẫu được lựa chọn là các đối tượng: + Những người đã mua xe và có hiểu biết nhất định về xe: khách ngồi chờ làm dịch vụ ở salon ôtô, garage sửa xe, nơi bán phụ tùng ôtô. + Những người đang có nhu cầu mua xe: khách hàng cá nhân đến salon tìm hiểu về ôtô, các học viên đang học tại trường đào tạo lái xe ôtô. Do nghiêncứu về ôtô Nhật Bản, nên người nghiêncứu chủ định chọn những salon ôtô nhãn hiệu Nhật Bản để điều thực hiện phỏng vấn, ngoài ra, đối với những đối tượng có ý định mua ôtô thì người nghiêncứutiến hành hỏi đáp viên có ý định mua ôtô nhãn hiệu Nhật Bản hay không rồi mới tiến hành phỏng vấn. Để bảo đảm cho quá trình thu thập dữ liệu không tốn kém quá nhiều chi phí và thời gian, đồng thời đảm bảo số lượng bản câu hỏi thu về đảm bảo cho quá trình phân tích và xử lý dữ liệu cho nên dự định phát 220 bản câu hỏi và kỳ vọng thu về 180 phiếu phục vụ cho mục tiêu của đề tài. (Do bản điều tra được phát chủ yếu qua kênh là các salon ôtô và các lớp học lái xe trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chia nhóm tiếp xúc với khách hàng và sau đó tiến hành thu hồi để đưa vào xử lý nên hệ số thu hồi và tỷ lệ phiếu điều tra hợp lệ thường rất cao, dự kiến tỷ lệ thu hồi và phiếu hợp lệ là 90%). 3.5 Triển khai thu thập dữ liệu Nghiêncứu đã tiến hành chia ba nhóm đi tiếp xúc khách hàng, trong đó một nhóm đi các salon ôtô trên địa bàn thành phố, một nhóm đi các garage và cửa hàng bán phụ tùng nội thất ôtô, và nhóm còn lại đến trung tâm dạy lái xe ôtô để điều tra. Theo đó, nghiêncứu được thực hiện trong vòng bốn ngày, từ ngày 25 đến 28 tháng 10 năm 2010. Trong 4 ngày, nhóm đã đến các địa điểm sau để thực hiện phỏng vấn: + Phòng dịch vụ đại lý ôtô Honda Đà Nẵng + Phòng dịch vụ đại lý ôtô Toyota Đà Nẵng + Salon ôtô Toàn Cầu + Nội thất ôtô Nhật Tân + Nội thất ôtô Phạm Gia + Nội thất ôtô Đại Mỹ + Garage ôtô Tam Sinh + Garage ôtô Bến Thành [...]... chương 3 Chương này trình bày tiến trìnhnghiêncứu được thực hiện để thu thập dữ liệu và phân tích Phương pháp nghiêncứu được thực hiện qua hai bước: nghiêncứu định tính và nghiêncứu định lượng Nghiêncứu định tính được thực hiện thông qua việc tham khảo các tài liệu thứ cấp, bao gồm thông tin báo chí và các nghiêncứu tương tự trong quá khứ để xây dựng thang đo cho mô hình nghiêncứu Tiếp theo, hiệu... tập Nghiêncứu định lượng cũng là nghiêncứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với mẫu có kích thước n=200 Mẫu định lượng ở đây là các đối tượng đã sử dụng ôtô nhãn hiệu Nhật Bản và đối tượng có ý định mua xe nhãn hiệu Nhật Bản Chương này cũng trình bày cụ thể việc triển khai nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và các bước chuẩn bị, mã hóa dữ liệu để phân tích Chương sau trình. .. kích thước mẫu này, sẽ dẫn đến những trở ngại nhất định trong phân tích số liệu và giảm mức độ tin cậy của nghiêncứu 3.6 Chuẩn bị dữ liệu và phân tích 3.6.1 Mã hóa dữ liệu Tiến hành mã hóa dữ liệu sau khi thu thập dữ liệu để nhập liệu sau khi thu hồi phiếu điều tra Bảng dữ liệu được mã hóa được trình bày trong bảng 3.7 dưới đây Bảng 3.7 Mã hóa dữ liệu bảng câu hỏi Khái niệm K Các chỉ báo đo lường G... trình bày cụ thể việc triển khai nghiên cứu, thời gian nghiêncứu và các bước chuẩn bị, mã hóa dữ liệu để phân tích Chương sau trình bày kết quả nghiên cứu, bao gồm các số liệu thống kê mô tả, đánh giá thang đo và các kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình nghiêncứu và các giả thuyết khác ... hỏi, nhóm phỏng vấn cũng giải thích rõ về bảng câu hỏi cho người phỏng vấn hộ Tiến độ thu thập dữ liệu là đúng theo kế hoạch Sau khi phát hành 220 phiếu điều tra, kết quả thu về 212 phiếu, sau khi hiệu chỉnh các phiếu không hợp lệ (điền sai hoặc bỏ trống quá nhiều), số phiếu hợp lệ thu được là trên 200 phiếu, tuy nhiên nghiên cứu quyết định kích thước mẫu được đưa vào sử dụng trong phân tích kết quả là... Đánh giá ấn tượng xuất xứ quốc gia G1a G1b G2a G2b Q Nước VN thành công trên nhiều lĩnh vực Q Nước NB thành công trên nhiều lĩnh vực N Ngành CN ôtô VN có công nghệ hiện đại tiêntiến N Ngành CN ôtô NB có công nghệ hiện đại tiêntiến N Ngành CN ôtô VN có hệ thống tiêu chuẩn và kiểm soát tối ưu N Ngành CN ôtô NB có hệ thống tiêu chuẩn và kiểm soát tối ưu N Lực lượng lao động VN lành nghề N Lực lượng lao... sử dụng ôtô nhãn hiệu Nhật Bản của đáp viên Y Đáp viên có ý định mua ôtô nhãn hiệu Nhật Bản hay không C Người dân VN được giáo dục tốt C Người dân NB được giáo dục tốt C Người dân VN có trình độ cao C Người dân NB có trình độ cao C Người dân VN lao động chăm chỉ C Người dân NB lao động chăm chỉ C Người dân VN thân thiện và dễ mến C Người dân NB thân thiện và dễ mến C Người dân VN sáng tạo C Người dân . bảng câu hỏi điều tra. Qui trình nghiên cứu được trình bày ở hình 3.1 như sau: Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu định tính Thang đo nháp. Chương này trình bày tiến trình nghiên cứu được thực hiện để thu thập dữ liệu và phân tích. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định