www.tranhieuan.co.cc Phòng GD – ĐT Tháp Mười Trường THCS Mỹ Quý GV: Trần Hiếu An Tổ Toán BÁO CÁOTHAMLUẬN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HỢPLÝ KHI GIẢNG BÀI TRÊN LỚP KHẮCPHỤCDẠYHỌCTHEOLỐIĐỌC CHÉP 1/ Thực trạng vấn đề: Từ năm học 2009-2010 với chủ đề “Đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục”, vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạyhọctrong đó khắcphục được tình trạng “đọc- chép” là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Từ lâu, dạyhọctheo kiểu “đọc-chép” được coi là một phương pháp dạyhọc để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở nhiều trường trong cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hội thảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạyhọc tích cực hơn. Nhưng hiện tại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạyhọctheo kiểu “đọc-chép”. Trongdạy học, ở bất kỳ bậc học nào thì cũng có lúc cần phải đọc, cần phải chép. Tuy nhiên, thầy “đọc” thế nào và học sinh “chép” ra sao mới là quan trọng. Giảng gì cũng phải có đọc và chép để thuộc. Nhưng trong cách giảng, nếu giáo viên đọc làu làu, không sáng tạo, không có kỹ năng sẽ là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự thụ động, làm mất đi tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh. Riêng đối với môn Toán nếu giáo viên chỉ bám sát vào nội dung sách giáo khoa rồi “ghi” cho học sinh “chép” cũng là một điều cần hết sức hạn chế. Vì thế để khắcphục được tình trạng “đọc – chép” ở các môn học nói chung và môn Toán nói riêng, vấn đề cần khắcphục trước tiên là phải sử dụng sách giáo khoa hợplýtrong thiết kế bài giảng và tronggiảng dạy. 1 www.tranhieuan.co.cc 2/ Biện pháp giải quyết vấn đề: “Sử dụng sách giáo khoa hợplý khi giảng bài trên lớp, khắcphụcdạyhọctheolốiđọc chép.” Sử dụng sách giáo khoa môn Toán như thế nào là hợp lý? Theo ý kiến của bản thân tôi cần chú ý mấy vấn đề sau: - Môn Toán có đặc thù là kiến thức truyền tải cho học sinh chỉ ở dạng công thức, định nghĩa, định lý, hệ quả, tiên đề . . . Do vậy người giáo viên cần phải nắm rõ mục tiêu của mỗi bài học, kiến thức cơ bản, những vấn đề trọng tâm, những kiến thức cũ được thể hiện qua nội dung sách giáo khoa. - Đối chiếu nội dung kiến thức mỗi bài học với chuẩn kiến thức kĩ năng để từ đó thấy được phần kiến thức nào là trọng tâm cần làm rõ tại lớp, phần nào dành cho học sinh về nhà rèn luyện. - Kết hợp với sách giáo viên để thiết kế bài giảnghợp lý. Lựa chọn phương pháp truyền đạt kiến thức theo từng nội dung của bài học, từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào những nội dung phù hợp (nhất là các bài hình học, các bài toán dựng hình, quỹ tích . . .) nhằm minh họa hình ảnh trực quan cho các em dễ tiếp thu. - Trong quá trình giảngdạy giáo viên cần chú ý tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách kiểm tra bài cũ lồng ghép một vài câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của bài học mới. Hay có thể sử dụng câu gợi ý ở dưới tựa bài của mỗi bài học để tạo ra tình huống có vấn đề cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi. - Giáo viên không nên bỏ qua các mà cần khai thác hết nội dung của các trong bài học. Vì đây là những câu hỏi mang tính chất gợi ý giúp học sinh tìm ra kiến thức ở mỗi phần của bài học. Với các này giáo viên có thể cho học sinh tự làm, thảo luận nhóm hoặc giáo viên gợi ý cho học sinh làm. Sau khi hoàn thành giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nhận xét để từ đó hình thành kiến thức mới. 2 ? ? ? www.tranhieuan.co.cc Có như vậy thì học sinh sẽ độc lập tìm ra được kiến thức của bài học. Qua đó giúp các em tự tin hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn và chắc chắn các em sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức mà các em vừa tự chiếm lĩnh được. - Với các ví dụ có lời giải thì giáo viên có thể cho học sinh tự xem ở lớp hoặc về nhà xem, cũng có thể giáo viên cho các em xem và đặt câu hỏi về cách giải của ví dụ đó ngay tại lớp. Đồng thời giáo viên cũng có thể cho một ví dụ khác để các em tự làm lấy ngay trong giờ học. Với cách làm này các em sẽ có được nhiều ví dụ để làm mẫu (ví dụ của sách giáo khoa và ví dụ của giáo viên cho). - Đối với bài tập thì không nhất thiết là phải làm hết tất cả các bài ngay tại lớp, cũng không nhất thiết là phải làm theo thứ tự các bài trong sách giáo khoa. Giáo viên nên lựa chọn những bài tập mang tính chất củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học cho các em làm tại lớp. Những bài tập còn lại cho các em về nhà làm. Cũng có thể chọn những bài tập trong sách bài tập để làm trên lớp để củng cố cho các em. Đối với những đối tượng học sinh khá giỏi giáo viên nên cho thêm các bài tập trong sách bài tập để các em làm thêm. - Đối với phần kiến thức cần ghi nhớ (công thức, định nghĩa, định lý, tính chất . . .) giáo viên nên cho học sinh ghi theo sách giáo khoa. Nhưng cần chú ý hướng dẫn cho học sinh nắm được bản chất của phần kiến thức đó, rồi thể hiện lại theo ý kiến của các em (giáo viên góp ý chỉnh sửa). Chẳng hạn Hệ quả “Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau”, học sinh có thể ghi nhớ như sau “Hai tam giác vuông muốn bằng nhau thì phải có hai cạnh góc vuông bằng nhau”. Làm như vậy giúp các em nhớ lâu, không phải học thuộc lòng quá nhiều phần kiến thức (đôi khi các em cũng không hiểu). - Thời gian làm việc ở nhà của học sinh cũng rất quan trọng. Giáo viên cần yêu cầu rõ những nhiệm vụ cần làm ở nhà đối với học sinh. Chẳng hạn phải làm những bài tập nào, phải xem lại những kiến thức nào, những dụng cụ gì học sinh 3 www.tranhieuan.co.cc phải chuẩn bị trước cho tiết học sau. Quan trọng hơn nữa là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách sắp xếp thời gian để tự học ở nhà, cách chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. - Một vấn đề mà theo tôi giáo viên cũng cần hết sức chú ý đó là tránh tình trạng không dùngdụng cụ khi vẽ hình (thước, êke, compa . . .). Điều này hết sức nguy hiểm vì khi giáo viên vẽ hình “bằng tay không” sẽ gây sự nhằm lẫn cho học sinh vì hình vẽ không chính xác, không thẩm mỹ , đồng thời vô tình tập cho các em tính không cẩn thận. Với một số cách làm trên theo tôi cũng đã cơ bản khắcphục được vấn đề “dạy họctheolốiđọc chép”. Tuy nhiên bản thân người giáo viên cũng cần nổ lực tìm tòi, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lýluận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi các phương pháp giảngdạy tích cực. Bên cạnh đó giáo viên cần áp dụng ngay các phương pháp dạyhọc tích cực đã được ngành tập huấn vào các tiết học phù hợp, để từng bước làm quen với các phương pháp dạyhọc tích cực, đồng thời đúc kết kinh nghiệm cho bản thân về mỗi phương pháp đó. Ngoài ra giáo viên cũng cần tranh thủ thời gian để làm những đồ dùngdạyhọc mà nhà trường chưa kịp trang bị, thiết kế các mô hình, bảng phụ để minh họa cho tiết học sinh động hơn, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn. Cuối cùng giáo viên cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, đảm bảo tính công bằng khách quan với mọi đối tượng học sinh. Mỹ Quý, ngày 11 tháng 11 năm 2010 Người viết thamluận Trần Hiếu An 4 . Tổ Toán BÁO CÁO THAM LUẬN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HỢP LÝ KHI GIẢNG BÀI TRÊN LỚP KHẮC PHỤC DẠY HỌC THEO LỐI ĐỌC CHÉP 1/ Thực trạng vấn đề: Từ năm học 2009-2010. pháp dạy học trong đó khắc phục được tình trạng đọc- chép” là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Từ lâu, dạy học theo