Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
138,77 KB
Nội dung
MỘTCÁINHÌNTỔNGQUÁTVỀMÁYẢNHSỐ(tt) BÀI 3 Máyảnh Hoạt Động Ra Sao ? Như mộtmáyảnh bình thường, mộtmáyảnhsố có một thấu kính và một cửa trập cho phép ánh sáng đi qua. Nhưng có một điểm khác là ánh sáng tác dụng lên một mảng của những tế bào quang điện hoặc những ô cảm quang thay cho phim. Mảng tế bào quang điện là một con chip khoảng 6-11 mm chiều ngang. Mỗi bộ cảm biến hình ảnh là một thiết bị tích điện (Charged Couple Device - CCD), nó chuyển đổi ánh sáng thành điện tích. Sự tích điện được lưu dưới dạng thông tin tương tự rồi được số hoá bởi một thiết bị khác gọi là bộ biến đổi tương tự-số (Analogue to Digital Converter - ADC). Mỗi phần tử quang điện trong mảng của hàng ngàn phần tử, tạo ra một pixel và mỗi pixel chứa một vài thông tin được lưu giữ. Mộtsốmáyảnhsố sử dụng bộ cảm biến hình ảnh bằng chip CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor). Cái tên này liên quan tới quá trình bộ cảm biến đó được làm như thế nào. Quá trình này cũng giống quá trình sản xuất hàng loại DRAM và những bộ vi xử lý nên bộ cảm biến CMOS rẻ hơn và dễ làm hơn nhiều so với bộ cảm biến CCD. Những lợi thế khác của bộ cảm biến CMOS là chúng tiêu thụ ít điện hơn và có thể kết hợp những mạch khác trên cùng con chip đó. Những tính năng bổ sung của loại chip này có thể bao gồm bộ chuyển đổi tương tự–số, tính năng điều khiển camera, nén hình ảnh hay chống rung. Tuy nhiên, những mạch bổ sung này sử dụng không gian mà bình thường được sử dụng cho thiết bị đo sáng. Điều này làm cho bộ cảm biến kém nhậy sáng hơn, tạo ra những bức ảnh chất lượng thấp hơn khi chụp ở trong nhà hoặc trong những điều kiện thiếu sáng khác. Nói tóm lại, những máyảnh dùng chip CMOS nhỏ hơn, nhẹ hơn, rẻ hơn và tiêu thụ ít điện hơn, nhưng sẽ phải hy sinh một chút chất lượng hình ảnh. Độ Phân Giải Độ phân giải quang học của mộtmáyảnhsố được xác định bằng bao nhiêu điểm ảnh theo phương nằm ngang và thẳng đứng mà nó có thể chụp. ( VD: 640x480). Số lượng này phụ thuộc vào có bao nhiêu nhiều tế bào quang điện riêng lẻ có trong bộ cảm biến quang học. VD: mộtmáyảnh với độ phân giải của 1024 x768 có 786,432 tế bào quang điện và cũng tạo ra chừng đó điểm ảnh. Nhiều điểm ảnh hơn có nghĩa là độ phân giải tốt hơn và hình ảnh sắc nét hơn. Để in những bức ảnh màu chất lượng tốt với giấy ảnh chuẩn cỡ 10 x 15 cm hoặc 13 x 18 cm bạn sẽ cần mộtmáyảnh 1-2 megapixel. Nếu bạn định in lớn tới khổ 15 x 20 cm, bạn sẽ cần để lưu lại nhiều thông tin hơn, vậy hãy tìm máy có 2-3 megapixels để cho độ phân giải cao hơn. Với hầu bao rủng rỉnh hơn và có nhu cầu những hình ảnh chất lượng cao hơn, bạn có thể tiến thêm bước nữa với máyảnh 4 megapixel hoặc lớn hơn. Giống như những máy quét, mộtsốmáyảnhsố nội suy độ phân giải dựa trên của độ phân giải quang học. Để nội suy được độ phân giải, máyảnhsố sử dụng những thuật toán để tính trung bình thông tin từ hai điểm thật, tạo ra một điểm thứ ba ở giữa. Càng nhiều điểm được sinh ra bằng tính toán hơn thì độ phân giải nội suy càng cao hơn độ phân giải quang học nguyên bản. Vì vậy độ phân giải quang học thật là một thước đo đáng tin cậy để đo chất lượng hình ảnh. Ống Ngắm và Màn hình LCD Trên mộtmáyảnh bình thường, bạn nhìn qua một ống ngắm quang học để bố cục bức ảnh. Những máyảnhsố rẻ tiền chỉ cung cấp một bộ phận ngắm quang học trong khi những cái đắt hơn có thêm một màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display - LCD). Màn hình này có cùng công nghệ với những màn hình dẹt phẳng hoặc các đồng hồ điện tử đeo tay. Trên mộtmáyảnh số, một màn hình LCD tích hợp có thể có kích thước từ 1.5-3.0 inch đo theo đường chéo. Có mộtsố ít những máyảnh chỉ có LCD. Với LCD, bạn có thể bố cục bức ảnh chính xác hơn, nhưng bạn cần giữ máyảnh ở một khoảng nhất định từ mắt của bạn. Nếu bạn chụp nhiều, cánh tay của bạn có thể sẽ bị mỏi, làm cho tay bạn bị rung. LCD làm việc tốt với ảnh tĩnh, nhưng mộtsố LCD không thể cập nhật để đủ nhanh để bắt kịp những đối tượng đang chuyển động. Việc chụp ảnh ở ngoài trời có thể cũng đặt một vấn đề bởi vì màn hình sẽ bị loá dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Và cuối cùng, việc dùng LCD tốn nhiều năng lượng của nguồn pin. Tuy nhiên, những hạn chế này chắc chắn không thể so sánh với sự hữu dụng của một LCD dùng để xem trước và quản lý các bức ảnh hoặc thay đổi các thông số của máy ảnh. Giải pháp tốt nhất là chọn mộtmáyảnh với cả bộ phận ngắm quang học và một LCD. Bạn có thể bố cục bức ảnh của bạn với bộ phận ngắm, giữ máyảnh chắc chắn bằng cách tỳ vào đầu của bạn chỉ và chỉ bật LCD khi bạn muốn xem những bức ảnh để tiết kiệm pin. Tuỳ vào loại máyảnh số, LCD có thể làm cho mộtsố các thứ khác như xem lướt qua những kiểu ảnh đã chụp và xoá bỏ bất kỳ kiểu nào bạn không ưng. Một vài LCD có thể trình bày các bức ảnh dưới dạng thu nhỏ sao cho bạn có thể tìm thấy một bức ảnh nhất định mà không phải xem qua tất cả các ảnh. Nếu máyảnh của bạn để cho bạn in thẳng ra mộtmáy in, thì LCD cho phép bạn chọn bức ảnh nào bạn muốn in. Tiêu Cự Đa số các máyảnh loại thường có tiêu cự cố định hoặc tiêu cự tự động, thích hợp cho người dùng bình thường. Với một thấu kính tiêu cự cố định, mọi thứ từ khoảng ngoài 1m đến vô tận đều trong tiêu cự. Điều này tốt cho những bức ảnh phong cảnh, nhưng bạn sẽ không thể chụp gần được. Tiêu cự - tự động sẽ tự động đưa bất cứ vật gì ở trung tâm của ống ngắm vào tiêu cự. Đa sốmáyảnh cho phép bạn chĩa tâm của ống ngắm vào một đối tượng và nhấn nhẹ nút chụp để khóa tiêu cự của đối tượng đó. Trong khi giữ nhẹ nút chụp, bạn có thể thể bố cục lại bức ảnh với đối tượng đó. CompactFlash và SmartMedia Hai dạng phổ thông nhất của thẻ nhớ máyảnhsố là CompactFlash và SmartMedia. Thẻ SmartMedia có kích thước của một con tem lớn và rất mỏng. Nó dùng hai điện áp, 3.3 V và 5 V, với dung lượng lên tới 128 MB. Những thẻ CompactFlash cũng xấp xỉ kích thước đó nhưng dầy hơn, bền hơn và có thể lưu trữ lên tới 5 GB. Hãng Fujifilm cũng vừa ra mắt thẻ XD Picture, có kích thước nhỏ bằng non nửa SmartMedia nhưng dung luợng và tốc độ đọc ghi cao hơn. Thẻ SmartMedia cắm vừa vào trong một bộ đọc thẻ FlashPath, có hình dạng giống như một đĩa mềm chuẩn. Đút bộ đọc thẻ vào trong ổ đĩa mềm của máy PC hoặc Mac của bạn để đọc thẻ. Bạn có thể cũng mua những đầu đọc ngoài đọc được cả SmartMedia lẫn những thẻ CompactFlash. Ngoài ra, có những bộ tiếp hợp mà để cho bạn nút cả hai kiểu thẻ vào trong một khe PC-card. Vài máyảnh hỗ trợ cả hai kiểu thẻ. Ngoài ra còn có mộtsốmáy dùng kết hợp hai thẻ MultiMediaCard / SecureDigital (MMC/SD). Hai thẻ này có kích thước nhỏ nhất và cũng gần như đắt nhất, được phát triển bởi Masu****a - Panasonic. Đĩa Mềm Một trong những cách lưu trữ đơn giản nhất mà máy Sony Mavica sử dụng là đĩa mềm chuẩn. Nó là một giải pháp kỹ thuật thấp làm cho máyảnh cồng kềnh hơn và nặng hơn. Nhưng những đĩa mềm thì rẻ và có sẵn dù chúng chỉ lưu được 1.44 MB mỗi lần. Hiện nay hầu như không còn ai dùng loại máy này nữa. Memory Stick và CD-R Hãng Sony đã cũng phát triển thẻ Memory Stick với kích thước hơi nhỏ hơn mộtcái kẹo cao su một chút. Memory Stick có thể lưu trữ từ 4-512 MB, những thẻ có khả năng lớn hơn đang được phát triển. Kiểu thẻ nhớ này được sử dụng trong các máyảnh số, máy quay video, máy ghi âm và PDA của Sony. Những bộ đọc thẻ khác nhau cho phép bạn chuyển dữ liệu từ Memory Stick đến máy tính của bạn qua ổ đĩa mềm, cổng song song, PC-card và cổng USB. Một công nghệ khác của Sony là mộtmáyảnhsố với một ổ CD-RW 80 mm (CD ghi được) bên trong. Nó dùng đĩa CD ghi một hoặc nhiều lần có đường kính bằng 2/3 đường kính của một CD bình thường (120 mm) và lưu được 156 MB. Những chiếc CD nhỏ này có thể đọc bằng bất kỳ ổ đĩa CD-ROM thông thường nào kể cả ổ nạp bằng khe của iMac. Các máyảnh dùng CD-R thường cũng cồng kềnh và nặng như máy dùng đĩa mềm nên hãng Sony đã ngừng sản xuất. PC-card và Ổ IBM Microdrive Mộtsố thiết bị lưu trữ có khả năng cao khác như PC-card có kích thước của mộtcái thẻ tín dụng. Những card này đôi còn gọi là card PCMCIA. Tuỳ theo loại, chúng có thể lưu từ 5 MB đến 1 GB. Các máyảnh số, chủ yếu là dòng chuyên nghiệp, có thể sử dụng PC-card kiểu I, II và III. Các máy dùng ổ IBM Microdrive lại thông dụng hơn nhiều. Những ổ cứng mini này có dung lượng từ 340 MB đến 3 GB và cắm vừa vào khe CompactFlash II. Những cả PC-card lẫn ổ IBM Microdrive đều có thể nối tới máy tính xách tay của bạn qua khe cắm PC-card. Trừ phi bạn có kế hoạch về việc chụp mộtsố lượng ảnh khổng lồ hoặc cần chụp những bức ảnh với độ phân giải cao nhất, bạn sẽ không cần những loại thẻ nhớ này. Nhưng bạn cần biết đến những khả năng của chúng. Định Dạng File và Độ Nén Số lượng các bức ảnh bạn có thể chụp và cất giữ sẽ phụ thuộc một phần vào việc chúng được nén như thế nào. Nhiều máyảnh cho phép bạn chọn đọ nén (thông thường là hai hoặc ba tùy chọn) hoặc độ phân giải của mỗi bức ảnh. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh cao nhất có thể, hãy tìm kiếm mộtmáyảnh cho phép bạn lưu những bức ảnh với chế độ ” CCD raw mode" có nghĩa là không nén chút nào. Tất cả máyảnhsố không sử dụng cùng định dạng file hình ảnh. Nhiều máyảnh có định dạng file đặc biệt hoặc độc quyền vì thế bạn phải tải hình ảnh xuống với phần mềm của nhà sản xuất. Hai định dạng phổ biến là EXIF - được hỗ trợ bởi Kodak và Fuji và CIFF - hỗ trợ bởi Canon, Nikon, Pentax và những vài nhà sản xuất khác. Những máyảnh mà sử dụng thẻ nhớ CompactFlash hướng tới dạng CIFF trong khi những máyảnh SmartMedia hướng tới dạng EXIF. Cả hai định dạng sử dụng thuật toán nén JPEG, nhưng chúng không tương thích bởi vì chúng lưu giữ thông tin bằng cách khác nhau. Nguồn Pin Các máyảnhsố ngốn pin với tốc độ đáng sợ khi sử dụng LCD và đèn flash. Nhiều máyảnh sử dụng bốn pin AA. Một bộ pin alkaline bình thường có thể bị “hút kiệt” sau 15 - 20 phút. Để giới hạn chi phí, điều quan trọng là tìm mộtmáyảnh có thể dùng pin sạc lại được. Có ba loại pin khác nhau trên thị trường là Nickel Cadmium ( NiCad), Nickel-Metal Hydride ( NiMH) và Lithium-Ion ( Li-Ion hoặc LiOn). Mộtmáyảnh có thể chấp nhận hai loại pin vì vậy xem kỹ đó là những loại nào. Pin có gốc Nickel rẻ hơn Lithium đáng kể, nhưng pin Nickel hao điện nhanh nhiều hơn khi không sử dụng. Pin sạc thịnh hành nhất là NiCad. Một bộ pin NiCad dùng tốt trong nửa giờ của hoạt động cật lực. Chúng sạc lại nhanh chóng và có thể sạc lại khoảng 700 lần. Đáng tiếc là pin NiCad bị " hiệu ứng nhớ ". Nguồn pin lưu được ngày càng ít hơn mỗi lần sử dụng nếu bạn sạc quá tải. Để tránh hiệu ứng nhớ, xả hết điện hoàn toàn pin trước khi sạc lại hoặc kiếm một chiếc xạc có chức năng tự ngắt khi sạc đủ. Ngày nay, pin NiCad đang dần được thay thế bằng pin NiMH không bị những hiệu ứng nhớ và dùng lâu hơn 30% mỗi lần xạc. Bạn có thể dùng một giờ với một bộ pin NiMH, nhưng chúng cần nhiều thời gian hơn để nạp lại so với pin NiCad, lên đến trên 4 giờ. Pin Lithium dùng lâu hơn gấp đôi mỗi lần sạc so với pin NiMH, không có những hiệu ứng thẻ nhớ và ít hao điện khi không sử dụng. Cả pin NiMH lẫn những LiOn có thể dùng với khoảng 400 lần sạc. Những Tính Năng Bổ Sung Giao Diện Dù bạn tải xuống những hình ảnh trực tiếp từ máyảnhsố của bạn xuống máy tính hay sử dụng một đầu đọc thẻ ngoài, thì kiểu giao diện cũng rất quan trọng. Phần lớn của những máyảnhsố dùng cáp nối qua cổng USB; vài kiểu cũng hỗ trợ cổng COM. Đầu đọc thẻ và những bộ chuyển đổi cũng có thể cắm vào cổng song song, cổng SCSI hoặc khe PC-card và có xu hướng tải xuống nhanh hơn. Có hai tùy chọn tải xuống khác ít phổ biến hơn. Bạn có thể sử dụng cổng IR (hồng ngoại) để chuyển thông tin từ máy tính của bạn đến máy in mà không cần kết nối vật lý qua một sợi cáp. Giống như vậy, vài máyảnh có khả năng tải không dây xuống máy tính của bạn nếu nó cũng có một cổng IR. Đây là một kiểu kết nối khá chậm, nhưng bù lại bạn sẽ không cần cắm thêm cáp. Những người dùng quan tâm về tốc độ tối đa nên để mắt đến những bộ đọc thẻ và máyảnh hỗ trợ kết nối FireWire (còn gọi là IEEE 1394). Kiểu cáp này như USB nhưng tốc độ truyền dữ liệu còn nhanh hơn. Hiện nay, giá thành FireWire vẫn còn hơi cao nên sẽ cần một thời gian nữa để các máyảnh dưới dòng chuyên nghiệp hỗ trợ nó. Công nghệ này đã phổ biến ở các máy quay video kỹ thuật số. Đường Ra TV (Video-out hay TV-out) Một tính năng hữu ích cho mục đích trình diễn là đường ra TV. Nó cho phép bạn trình diễn những bức ảnh của bạn trên một TV hoặc máy chiếu. Tuỳ vào máy ảnh, bạn có thể tua các bức ảnh bằng tay, hoặc máyảnh sẽ tự động trình diễn những bức ảnh đã chụp. Tuy nhiên, một khi những bức ảnh bị xoá khỏi thẻ nhớ của máyảnh thì bạn không thể xem chúng trên TV nữa, trừ phi máyảnh có phần mềm cho phép bạn tải những bức ảnh đó từ máy tính lên máy ảnh. Với khả năng này bạn có thể chú thích những bức ảnh của bạn trên máy tính của bạn rồi tải lại chúng vào trong máyảnh để làm một slide-show chuyên nghiệp. Bạn có thể cũng ghi lại slide-show này với một VCR và thêm lời thuyết minh. Zoom Để chụp phóng to các đối tượng ở xa, bạn cần zoom. Có hai kiểu: zoom số và quang học. Sự khác nhau giữa hai kiểu zoom này tương tự với sự khác nhau giữa độ phân giải quang học và độ phân giải nội suy. Zoom quang học là zoom thật sao cho thấu kính của máyảnh di chuyển thật sự tới trước và sau, thay đổi sự phóng đại của cảnh chụp trong khi độ phân giải vẫn giữ nguyên. Zoom số, tương tự nội suy độ phân giải, là một sản phẩm của phần mềm của máy ảnh. Khi bạn sử dụng zoom sốmáyảnh cắt xén bớt xung quanh khung hình, chỉ hiển thị phần bạn đã zoom ở bên trong. Phần này sẽ được lưu với kích thước thật hoặc nội suy để phóng lên tới kích thước bình thường. Zoom số kết quả cho chất lượng hình ảnh thấp hơn vì đã cắt xén bớt độ phân giải. Zoom quang học tốt hơn zoom số và nhiều máyảnh trang bị cả hai. Sự phóng đại quang học cuả ống kính zoom thường từ 2X đến hơn 10X. Mộtsố zoom có thể thay đổi từ từ từng mức phóng đại; những cái khác có vài mức độ đặt sẵn. Nếu bạn tìm mộtmáy có zoom quang học, ống ngắm cũng phải được kết hợp với zoom sao cho bạn có thể xem chính xác những gì bạn đang chụp. Chế Độ Cận Cảnh (Macro-mode) Để chụp những bức ảnh đặc biệt cận cảnh như chụp ảnhmột con tem hoặc bộ sưu tập tiền xu, bạn sẽ cần mộtmáyảnh với một chế độ cận cảnh. Một ống kính cận cảnh có thể hoạt động như một ống kính bình thường nhưng cũng cho phép bạn chụp một đối tượng gần đến 3cm. Chế độ cận cảnh làm việc tốt nhất ở khoảng cách 10-50cm. Đèn Flash Gắn Sẵn Đèn flash gắn sẵn là một đặc tính chung của các máyảnhsố và có phạm vi hoạt động từ 3-4.5m. Cho người dùng trung bình, autoflash cũng khá tốt. Nhưng có những chế độ flash khác có thể thuận lợi hơn trong những tình huống khác nhau. Hai chế độ flash hữu dụng làm chống mắt đỏ (red-eye reduction) và bù sáng (fill). Chế độ mắt-đỏ giúp giảm bớt đôi mắt đỏ rực sáng vốn làm cho những bức ảnh gia đình trông giống như một đêm hội ngộ của những bóng ma. Nguyên nhân là do tròng mắt của chúng ta - mở rất lớn khi trời tối – phản xạ lại đèn flash. Hai tia sáng được phát ra; lần đầu làm cho tròng mắt co bớt lại và tiếp theo là chụp. Chế độ bù sáng chỉ sử dụng đèn flash để bù vào những khoảng bóng đổ khi chụp ảnh vào những ngày nắng to. Chế độ tắt flash rất hữu ích để chụp ảnh trong những chỗ như nhà bảo tàng hoặc những buổi hòa nhạc, nơi không được phép dùnh đèn flash. Phần Mềm Phần mềm cơ bản mà đi cùng mộtmáyảnhsố cho phép bạn tải ảnh từ máyảnh xuống máy tính của bạn. Đây thường là phần mềm độc quyền nên bạn không thể tải xuống máy tính của bất cứ ai khác. Phụ thuộc vào chương trình, bạn có thể [...]... bức ảnh toàn cảnh có thể tạo ra bằng cách chụp nhiều kiểu liền nhau một cách cẩn thận Vài máyảnh có thể chia mảng CCD làm bốn và sử dụng mỗi phần tư để lưu một bức ảnh khác nhau Kết quả là một bức ảnh với bốn hình ảnh riêng biệt Tuy nhiên những hiệu quả này hiện đã được đa số các phần mềm sử lý ảnh gánh vác Mộtsốmáy cho phép bạn chụp liên tiếp các bức ảnh liền nhau để tạo nên một bức ảnh toàn cảnh... nhỏ xíu vào máyảnh để chụp Đèn Flash Ngoài Nếu bạn cần nhiều năng lượng hơn một đèn flash gắn sẵn có thể cung cấp, thì máyảnh của bạn phải có một đầu nối cho một đèn flash ngoài Một đèn flash ngoài dùng pin có thể lắp lên thân máyảnh qua một giá đỡ hình chữ U ở phía trên máyảnh gọi là "hot-shoe" Những máyảnh khác có những giắc cắm đặc biệt nơi bạn có thể nối một đèn flash ngoài qua một cáp nhỏ... những bức ảnh thu nhỏ trước và sau đó quyết định những bức ảnh nào bạn muốn tải xuống trong số đó Cũng nên tìm hiểu bạn có thể tải xuống tất cả ảnh cùng một lúc hay phải tải từng cáimột Xu hướng hiện nay là các máy ảnhsố cho phép máy tính sử dụng Windows2000 hoặc WindowsXP có thể tải ảnh vào máy tính mà không cần phần mềm (chỉ cài trình điều khiển USB - nếu cần) Khi đó máyảnh sẽ được coi như một thiết... của một máy ảnhsố cũng giống hệt như vậy Nên lưu ý điều kiện ánh sáng và kiểu đề tài mà bạn định chụp và chọn một ISO tương ứng ISO có phạm vi từ 100-3200, và vài máyảnh có nhiều chế độ ISO, điển hình là 100, 200 và 400 Điều Khiển Bằng Tay (Manual-mode) Nếu bạn phụ trách một câu lạc bộ nhiếp ảnh trong trường trung học và muốn thể hiện máy ảnh số, bạn có thể phải tốn thêm mộtsố tiền để có một máy. .. đợi mộtsố giây nữa khi máyảnh bật lên lại để chụp tiếp Chế Độ Chụp Liên Tục (Continous-mode hay burst-mode) Thời gian trễ cố hữu có thể làm động tác chụp nhanh gặt khó khăn Bạn có thể kiếm máyảnh với một chế độ chụp liên tục đặc biệt cho phép máyảnh chụp vài bức ảnh trong một lúc bằng việc nhấn và giữ nút chụp xuống Những bức ảnh có thể được chụp với tốc độ 1-3 ảnh /giây và lên tới 15 ảnh trong một. .. ưu hóa những thông số như tiêu cự, độ mở ống kính và cân bằng màu, hoặc nháy đèn flash để giảm hiện tượng mắt đỏ, sau đo bức ảnh mới được chụp Có một khoảng trể từ 2-30 giây giữa những lần chụp khi máyảnh bận xử lý, nén và lưu bức ảnh Những máyảnh càng mới ra, thì thời gian trễ càng ngắn lại Đa số các máyảnh cũng tự động tắt máy sau 30 giây tới 5 phút để tiết kiệm pin Mộtsốmáy cho phép bạn tắt... kính xoay được Máyảnh có một khớp xoay ở giữa để nửa máy với thấu kính có thể quay được so với nửa có màn ảnh LCD Chức năng này sẽ cho bạn nhìn thấy chính bạn trên LCD trước khi bạn tự chụp một bức ảnh của bản thân Bạn có thể cũng xoay LCD để nó không bị loá khi bạn đang chụp ngoài trời Các Hiệu Ứng Hình Ảnh Vài máyảnh có thể tạo ra những hiệu ứng ảnh nghệ thuật khác nhau Ví dụ: những bức ảnh có thể... các bức ảnh với nhau gần như hoàn hảo, bạn có thể không tìm thấy vạch ghép nối Chụp Ngắt Quãng và Quay Phim (Time-lapse) Máy ảnhsố cũng có khả năng chụp ngắt quãng Máyảnh làm một loạt những bức ảnh với một thời gian ngắt quãng nhất định giữa mỗi lần chụp Kỹ thuật này thường được sử dụng trong chụp ảnh thiên nhiên để ghi lại những sự kiện chậm như những bông hoa đang lớn lên Nếu bạn định chụp ảnh ngắt... với máyảnh nhưng vẫn dùng năng lượng từ máyảnh Với cả hai cách đèn flash đều được đồng bộ hóa với việc nhấn nút cửa trập Các Ống Kính và Kính Lọc Với những máyảnh phim có khá nhiều phụ kiện như ống kính góc rộng hay ống tele, những ống kính có thể hoán đổi và các kính lọc Vài máy ảnhsố có thể sử dụng những phụ kiện đó, nhưng phải là loại prosumer hoặc chuyên nghiệp Đặc tính thú vị khác là một ống... của một giây, nhưng một phạm vi trung bình là 1/2 tới 1/500 của một giây Sự Bù Sáng (Exposure Compensation) Bạn có thể dàn xếp giữa tự động và đặt bằng tay với một tính năng gọi là sự bù sáng, nó cho phép bạn làm tối đi hoặc sáng lên một bức ảnh trong khi vẫn trong chế độ tự động Sự bù sáng thường có phạm vi từ +2 đến -2 tương đương với đầy đủ, một nửa hoặc một phần ba theo hướng tăng dần Những máyảnh . MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ MÁY ẢNH SỐ (tt) BÀI 3 Máy ảnh Hoạt Động Ra Sao ? Như một máy ảnh bình thường, một máy ảnh số có một thấu kính và một cửa. Cảnh (Macro-mode) Để chụp những bức ảnh đặc biệt cận cảnh như chụp ảnh một con tem hoặc bộ sưu tập tiền xu, bạn sẽ cần một máy ảnh với một chế độ cận cảnh.