1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 TRONG THỜI GIAN TỚI

57 659 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 199,03 KB

Nội dung

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Các cơ sở dùng làm căn cứ để đề xuất giải pháp 3.1.1 Dự báo về thị trường xây dựng hạ tầng và giao thông Việt Nam 3.1.1.1 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam [1] Mạng lưới giao thông đường bộ cả nước có tổng chiều dài 210.006 km, gồm đường quốc lộ 14.935 km, chiếm 7.1%; đường tỉnh 17.450 km, chiếm 8.3%; đường huyện 36.905 km, chiếm 17.6%; đường xã 132.054 km, chiếm 62.9%; đường đô thị 3.211 km, chiếm 1.5%; đường chuyên dùng 5.451 km, chiếm 2.6%. Trên mạng đường bộ hiện nay chưa có đường cao tốc. Ðường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ thấp. Hiện còn 663 xã chưa có đường ô tô vào trung tâm. Các cầu trên tuyến có tải trọng thấp, khổ hẹp chiếm 20%, trong đó có 6.1% là cầu tạm. Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều nhà dân ở. 3.1.1.2 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020 [1] * Mục tiêu: - Giai đoạn 2001 - 2010: Củng cố, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các công trình giao thông đường bộ hiện có, xây dựng một số tuyến mới. Hoàn thiện hệ thống mạng lưới đường bộ, xây dựng mới các tuyến đường cao tốc. - Giai đoạn 2010 - 2020: Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, xây dựng mới các tuyến đường cao tốc. Trên cơ sở cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng - giao thông hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác để hình thành mạng lưới giao thông vận tải hiện đại, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và khai thác vận tải. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ tổng thể đến năm 2020 như sau: *Trên trục dọc Bắc- Nam Trọng tâm phát triển cơ sở hạ tầng - giao thông trên trục dọc Bắc- Nam bao gồm: Hoàn thành nâng cấp và mở rộng QL1A từ Hữu Nghị Quan đến Năm Căn; Nối thông và nâng cấp toàn tuyến Đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng đến Đất Mũi (Cà Mau); Xây dựng đường cao tốc Bắc- Nam; Hoàn thành nâng cấp đường sắt Thống Nhất đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, xây dựng hầm qua đèo Hải Vân; Tiến hành xây dựng đường sắt cao tốc Bắc- Nam, trước hết là trên đoạn Hà Nội- Vinh, TP HCM- Nha Trang. * Khu vực phía Bắc Trọng tâm phát triển mạng lưới giao thông đường bộ khu vực phía Bắc là: - Các tuyến đường bộ, đường sắt nối liền các trung tâm kinh tế thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm: Hoàn thành nâng cấp các tuyến QL5, QL10, QL18, QL12B, QL21, QL21B bao gồm cả các cầu lớn; Xây dựng mới đường bộ cao tốc: Hà Nội- Hải Phòng (100km), Nội Bài- Hạ Long (145km), Hạ Long- Mông Dương- Móng Cái (175km), Hà Nội- Việt Trì (78km), Hà Nội- Thái Nguyên (70km), Lạng Sơn- Hà Nội- Vinh (463km), Láng- Hòa Lạc- Trung Hà (70km), Quảng Ninh- Hải Phòng- Ninh Bình (160km), Vành đai III Hà Nội (78km), Vành đai IV Hà Nội (125km); Xây dựng đường sắt đôi, điện khí hóa đường sắt Hà Nội- Hải Phòng; Nâng cấp, xây dựng đường sắt Kép- Hạ Long- Cái Lân và xây dựng mới đoạn Yên Viên- Phả Lại. - Các trục đường bộ, đường sắt nan quạt từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, các cửa khẩu biên giới bao gồm: Nâng cấp các tuyến QL2, QL3, QL6, QL32, QL70, riêng các trục chủ yếu từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã lân cận sẽ xây dựng mới các tuyến đường cao tốc song hành; Xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường sắt Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Lạng Sơn. - Các tuyến đường bộ vành đai bao gồm: Nối thông toàn tuyến, trải nhựa 100% và nâng cấp toàn bộ các quốc lộ thuộc vành đai 1 (QL4A, 4B, 4C, 4E, 34), vành đai 2 (QL279, 12) và vành đai 3 (QL37). * Khu vực miền Trung Ngoài các trục dọc xuyên quốc gia qua địa phận miền Trung như đã nêu trên thì trọng tâm phát triển mạng lưới giao thông đường bộ khu vực miền Trung là các hành lang Đông- Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan và Campuchia bao gồm: Nâng cấp, xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp III và IV các QL48, QL7, QL8A, QL12A, QL9, QL48, QL49, QL14D, QL14E, QL24, QL19, QL25, QL26, QL27, QL27B, QL28, QL40; Và tuyến dọc biên giới Việt- Lào- Campuchia: QL14C; Kiên cố hóa các đoạn bị ngập lụt, đảm bảo khai thác thường xuyên; Xây dựng các đoạn tuyến cao tốc thuộc đường bộ cao tốc Bắc- Nam: Đà Nẵng- Quảng Ngãi (124km), Đà Nẵng- Huế (105km), Huế- Quảng Trị (60km), Quảng Ngãi- Nha Trang (400km), Nha Trang- Phan Thiết (250km). * Khu vực phía Nam - Khu vực Đông Nam Bộ + Các tuyến đường bộ, đường sắt nối liền các trung tâm kinh tế thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: Xây dựng đường cao tốc TPHCM- Long Thành- Vũng Tàu (85km), Long Thành- Dầu Giây- Phan Thiết (158km), TP HCM- Thủ Dầu Một- Chơn Thành (90km), Vành đai III TPHCM (110km); Xây dựng mới đường sắt TPHCM- Vũng Tàu, đường sắt Dĩ An- Chơn Thành- Đắc Nông. + Các tuyến nan quạt nối TPHCM với các cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế và các trung tâm kinh tế quan trọng của các tỉnh trong vùng bao gồm: Hoàn thành nâng cấp QL13 (đoạn TPHCM- Chơn Thành 83km quy mô cao tốc, đoạn Chơn Thành- Lộc Ninh- Biên Giới 72km đạt cấp III), QL 20 đạt tiêu chuẩn cấp III, QL22 đạt tiêu chuẩn cao tốc; Khôi phục, xây dựng đường sắt TP HCM- Lộc Ninh; - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Trọng tâm phát triển mạng lưới giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là hình thành mạng lưới đường bộ bao gồm: Nâng cấp và xây dựng mới 3 trục dọc chính (QL1A, tuyến N1, N2); 1 trục ven biển (QL60 và QL50); Các trục tiểu vùng (tuyến Nam Sông Hậu, tuyến Quản Lộ- Phụng Hiệp); Xây dựng đường cao tốc TPHCM- Cần Thơ (115km). 3.1.1.3 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng TPĐN đến năm 2010 [22] Cải tạo, nâng cấp, xây dựng cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hệ thống đường nội thành, đường 14B từ cảng Tiên Sa đến cầu Tuyên Sơn, đường Liên Chiểu - Thuận Phước, đường ven biển Sơn Trà - Non Nước, phát triển hệ thống giao thông từ trung tâm thành phố đến các khu công nghiệp, khu du lịch và vùng nông thôn, cầu Tuyên Sơn, cầu Cẩm Lệ, cầu Nam Ô. 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Xây dựng công trình 545 trong giai đoạn 2005 -2010 Đại hội công nhân viên chức năm 2004 đã đề ra phương hướng và mục tiêu cơ bản của công ty trong thời gian tới là giữ vững thị phần ở các thị trường hiện có, đặc biệt là đối với thị trường truyền thống và đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thêm thị trường ở miền Bắc và miền Nam dự kiến chậm nhất vào năm 2006 lập văn phòng đại diện. Đại hội cũng đã đề ra chỉ tiêu doanh thu của công ty đến năm 2010 như sau: Bảng 3.1: Kế hoạch sản lượng giai đoạn 2005 - 2010 ĐVT: tỷ đồng Năm thực hiện 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng dự kiến 100 125 150 185 220 250 Nguồn: Trích báo cáo tổng kết năm 2004 và phương hướng năm 2005 - 2010 của Công ty Xây dựng công trình 545 Để đạt được mục tiêu trên, Công ty đã đề ra các biện pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch là: - Tiếp tục kiện toàn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh, uy tín, chất lượng và thương hiệu của công ty. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị trong tổng công ty, đẩy mạnh công tác điều tra tiếp thị, phát triển thị trường. - Tích cực đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo đủ năng lực thi công các công trình hạ tầng, nhà cao tầng, cầu. - Tập trung hoàn thành tốt mọi công việc chuẩn bị để công tác cổ phần hoá được tiến ra theo đúng kế hoạch đảm bảo để sang năm 2006 công ty sẽ hoạt động theo mô hình mới, tạo cơ hội để thu hút thêm vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. 3.1.3 Nghiên cứu xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ, định hướng chiến lược cạnh tranh Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian đến trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp, chiến lược cạnh tranh phù hợp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ giúp cho các nhà quản trị trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược một cách khoa học. SWOT là từ viết tắt của bốn chữ tiến Anh: Strenghts (mạnh), Weaknesses (yếu), Oppturnities (cơ hội) và Threats (nguy cơ, đe doạ). Phân tích SWOT là một loại kỹ thuật phân tích được sử dụng phổ biến hiện nay. Việc phân tích này dựa trên sự phán đoán nội bộ công ty, phân tích các cơ hội, nguy cơ tức là phân tích môi trường kinh doanh của công ty hay còn gọi là phân tích những ảnh hưởng từ bên ngoài vào hoạt động đấu thầu xây dựng từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Bảng 3.2: Ma trận SWOT Điểm mạnh Điểm yếu SWOT S W O SO WO T ST WT Ma trận SWOT có 4 nhóm định hướng cơ bản là: SO: Dùng thế mạnh của doanh nghiệp để khai thác cơ hội kinh doanh. ST: Dùng thế mạnh của doanh nghiệp để tránh nguy cơ WO: Tận dụng mọi cơ hội kinh doanh để khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp. WT: Đưa ra những định hướng chiến lược vừa khắc phục điểm yếu vừa tránh được nguy cơ. Trên cơ sở các phân tích ở chương 2 có thể tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty như sau: Điểm mạnh (S) S1. Chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư S2. Nguồn nhân lực dồi dào, bộ máy lãnh đạo đều gồm những cán bộ có năng lựctrình độ. Cán bộ, kỹ sư có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân hầu hết có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề đáp ứng tiêu chuẩn. S3. Thiết bị và công nghệ tương đối đầy đủ, đáp ứng được đòi hỏi phức tạp của công trình. S4. Tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua của công ty luôn có hiệu quả, hàng năm đều có sự tích lũy. Điểm yếu (W) W1. Năng lực tài chính của công ty chưa thực sự vững chắc, vốn chủ sở hữu còn thấp, cơ cấu vốn chưa hợp lý. W2. Cơ cấu nhân sự vẫn còn bất cập, trình độ, kinh nghiệm thi công trong một số lĩnh vực còn hạn chế. W3. Tính đồng bộ và hiện đại của máy móc thiết bị chưa cao W4. Công tác Marketing, xây dựng hồ sơ đấu thầu còn hạn chế Cơ hội (O) O1. Tiềm năng thị trường ngày càng được mở rộng O2. Quyền tự chủ của doanh nghiệp ngày càng tăng O3. Được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước dành cho các nhà thầu trong nước Nguy cơ (T) T1. Yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư. T2. Năng lực của các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn, đặc biệt là các đối thủ đến từ nước ngoài. T3. Biến động về giá cả luôn tiềm ẩn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Trên cơ sở quy hoạch đã nêu ở phần 3.1.1 và 3.1.2 cần tổ chức tiến hành phân đoạn thị trường theo các hình thức như phân đoạn thị trường theo khu vực như thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung, thị trường miền Nam, và phân đoạn thị trường theo chủng loại như thị trường xây dựng dân dụng, giao thông, cơ sở hạ tầng, thủy lợi, thủy điện, Từ đó xác định thị trường mục tiêu của mình. Sau khi xem xét, đánh giá năng lực hiện nay của công ty xây dựng công trình 545 thì có thể xác định thị trường hiện tại vẫn chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố Đà Nẵngcác tỉnh lân cận miền Trung, lĩnh vực chủ yếu vẫn là xây dựng hạ tầng giao thông và phải mất một thời gian dài thì công ty mới có đủ khả năng mở rộng phạm vi hoạt động cả nước và phát triển đầy đủ mọi lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, công ty cần phải căn cứ vào đây để xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp. Đồng thời trên cơ sở kết quả phân tích rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ở chương 2 chúng ta có thể thiết lập mô hình ma trận SWOT nhằm xác định chiến lược cạnh tranh của Công ty Xây dựng công trình 545 như sau: Bảng 3.3: Tổng hợp sơ đồ ma trận SWOT công ty Xây dựng công trình 545 Ma trận SWOT Các cơ hội (O) Các đe doạ (T) O1 O2 O3 T1 T2 T3 Điểm mạnh (S) S1 S1-O1 S1-O2 S1-T1 S2 S2-O1 S2-O2 S2-T2 S3 S4 S4-O1 S4-O3 Điểm yếu (W) W1 W1-O3 W2 W2-T1 W2-T2 W3 W3-O2 W4 W4-T1 Từ kết quả phân tích ở ma trận SWOT, để vừa tránh được điểm yếu vừa tránh được nguy cơ thì công ty khi xây dựng các chiến lược cạnh tranh nên theo những định hướng sau: - Tiếp tục củng cố và phát triển thế mạnh. Phấn đấu giữ vững nhịp độ phát triển như hiện nay (S1-O1;S4-O1; S2-O1;S4-O3) - Tăng cường liên danh, liên kết để nâng cao năng lực về tài chính, thiết bị thi công (W1-O3;W3-O2; S4-O3; S2-T2; W4-T1) - Tăng cường đẩy mạnh và có chiến lược marketing (W4-T1; S1-O2; S1-T1). - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách bố trí, sắp xếp lại bộ máy và nhân sự và tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo lại (W2-T2; S2-O2; W2-T1). 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545 Trên cơ sở kết hợp giữa quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông Việt Nam với phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2005 - 2010 và các định hướng chiến lược cạnh tranh được đề ra sau khi xử lý các dữ liệu bằng ma trận SWOT, tôi xin đưa ra các giải pháp sau để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545: 3.2.1 Sắp xếp tổ chức lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả 3.2.1.1 Đối với bộ phận lao động gián tiếp Tiếp tục tiến hành, rà soát, sắp xếp, phân công lại chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban sao cho phối hợp hoạt động đạt hiệu quả hơn. Các phòng chức năng nên cơ cấu lại thành các phòng: Tổ chức - Hành chính, Tài chính - Kế toán, Kỹ thuật - Công nghệ và Kế hoạch - Dự án. Vì hiện nay vật tư của công ty không có dự trữ tồn kho, mà nhập về là xuất thẳng ra cho các đội xây dựng thi công các công trình. Việc quản lý chủ yếu là theo dõi trên trên sổ sách nên việc này có thể chuyển sang cho phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận, như vậy sẽ thuận tiện và chủ động trong việc theo dõi công nợ. Mảng quản lý máy móc, thiết bị thi công bao gồm việc mua sắm, sửa chữa, thanh lý các thiết bị thi công không có nhu cầu sử dụng hiện đang do Phòng Kế hoạch - Vật tư đảm nhận nên chuyển sang cho Phòng Kỹ thuật - Công nghệ đảm nhận thì phù hợp với chức năng, tên gọi của phòng này hơn. Còn lại, Phòng Kế hoạch - Dự án sẽ đảm nhận công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty và chuyên sâu vào công tác lập dự án, tổ chức đấu thầu. Như vậy trình độ chuyên môn sẽ được nâng cao hơn, công việc sẽ hiệu quả hơn và khả năng thắng thầu sẽ lớn hơn. 3.2.1.2 Đối với bộ phận lao động trực tiếp - Sắp xếp, tổ chức lại các Đội xây dựng theo hình thức chuyên môn hoá bằng cách sáp nhập các đội xây dựng có sở trường giống nhau lập thành các Xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chuyên một lĩnh vực cụ thể như: Xí nghiệp xây dựng chuyên về cầu, Xí nghiệp xây dựng chuyên về đường, Xí nghiệp xây dựng chuyên về dân dụng, Xí nghiệp thi công cơ giới, . và khi có dự án thuộc lĩnh vực nào thì sẽ giao cho xí nghiệp đó thực hiện, như vậy sẽ bảo đảm được chất lượng, tiến độ và hiệu quả sẽ cao hơn. Đồng thời trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trong từng lĩnh vực sẽ được nâng cao và chuyên sâu hơn. - Với các Ban điều hành nên chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý theo chức năng chuyên môn theo mô hình quản lý điều hành hỗn hợp. Theo mô hình này thì mỗi nhân viên được đặt dưới sự quản lý từ 2 tuyến là chuyên môn và dự án. Mô hình này có ưu điểm là không phải hình thành nhiều ban quản lý dự án do cùng một lúc có thể quản lý được nhiều dự án, nhất là khi khoảng cách giữa các dự án gần nhau. Thuận tiện cho việc điều phối máy móc, thiết bị, nhân lực từ dự án này sang dự án kia, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, giảm đáng kể chi phí chung, góp phần tăng ưu thế cạnh tranh về giá. Nếu khoảng cách giữa các dự án xa nhau thì rất khó thực hiện mô hình này. Hiện nay phần lớn các gói thầu mà công ty đang đảm nhận thi công đều tập trung trong phạm vi thành phố Đà Nẵng và ở rất gần nhau nên việc áp dụng mô hình quản lý này là rất phù hợp. Sơ đồ 3.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý điều hành dự án hỗn hợp Trưởng ban điều hành Phòng TC - HC Phòng KT - TC Phòng VT - KT Phòng KT - CN Ban chỉ huy CT Dự án A Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Dự án B Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Dự án C Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên 3.2.2 Nâng cao năng lực thi công cơ giới trên cơ sở sử dụng thiết bị hiện có kết hợp với đầu tư mới và tranh thủ triệt để mọi nguồn lực từ Tổng công ty Thông thường trong các công ty xây dựng, tỷ lệ TSCĐ phải chiếm trên 50% trên tổng tài sản. Như đã phân tích ở chương 2 thực trạng cơ cấu tài sản công ty còn bất hợp lý, tỷ trọng tài sản nhỏ, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh đấu thầu. Tuy nhiên, để điều chỉnh cơ cấu tài sản của công ty trong một thời gian ngắn là không thể được, vì nó đòi hỏi có một lượng vốn rất lớn cho việc đầu tư máy móc thiết bị. Vì vậy, để khắc phục thì cần phải xây dựng chiến lược đầu tư để bảo đảm tăng dần theo thời gian. Yêu cầu của chiến lược đầu tư là đòi hỏi phải nắm được xu hướng phát triển và dự đoán mức độ cạnh tranh để đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý trong từng giai đoạn. Sau đó tiến hành soát xét lại máy móc thiết bị hiện có lập kế hoạch nâng cấp, sửa chữa nhằm nâng cao tính năng sử dụng đồng thời tiến hành thanh lý những máy móc lạc hậu, không có nhu cầu sử dụng. Lập danh mục các thiết bị cần phải đầu tư. Khi đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cần phải xem xét các yếu tố như nguồn gốc xuất xứ, tính năng kỹ thuật, công nghệ, .của thiết bị. Để đảm bảo hiệu quả thì tuỳ theo điều kiện thực tế của công ty mà có thể lựa chọn một trong các hình thức đầu tư: a. Mua mới Phương thức này chỉ thực hiện được khi khả năng tài chính của công ty dồi dào. Trước đây việc đầu tư thiết bị ở công ty không được bài bản và khoa học cho lắm, thông thường khi có nhu cầu thì chỉ căn cứ vào báo giá để xem xét quyết định mua nên dẫn đến là nhiều thiết bị hiệu quả sử dụng không cao, gây lãng phí. Vì vậy, để việc đầu tư thiết bị được tiết kiệm và hiệu quả thì công ty nên thay đổi phương pháp mua sắm. Tùy vào khả năng tài chính mà công ty có thể sử dụng các phương pháp sau để lựa chọn hình thức đầu tư:  Phương pháp 1: So sánh giá trị hiện tại ròng Theo phương pháp này, để lựa chọn phương án mua sắm máy móc thiết bị tối ưu, ta dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng máy móc thiết bị. Thiết bị nào có hiệu quả cao hơn thì sẽ được lựa chọn. Chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của thiết bị là chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV: Net Present Value). Ví dụ : Doanh nghiệp muốn đầu tư một xe lu rung công suất 20 tấn để trang bị phục vụ cho thi công. Có hai hãng chế tạo A và B cung cấp với các thông tin cụ thể như sau: ĐVT : triệu đồng Thiết bị Dòng ngân quỹ hoạt động của các thiết bị qua các năm Giá trị thu hồi khi hết hoạt động Chi phí cơ hội sử dụng vốn 0 1 2 3 (Cuối năm 3) (%/năm) A -150 50 70 70 40 11% B -200 50 90 90 50 10% Để lựa chọn thiết bị tối ưu, ta cần xác định giá trị hiện tại ròng của mỗi thiết bị qua công thức sau: ∑ = + = n i i i n r F NPV 1 )1( (3.1) Trong đó: n NPV là giá trị hiện tại ròng của dòng thu nhập (n) năm Fi: Là khoản thu hồi ròng của thiết bị tại năm (i) tính từ năm gốc r: Là khoản chi phí cơ hội sử dụng vốn của thiết bị; n: Là vòng đời của thiết bị Chú ý: Khoản thu hồi ròng âm chính là khoản đầu tư trong năm Áp dụng công thức ta được kết quả như sau: 29,32 11,1 40 11,1 70 11,1 70 11,1 50 150 332 =++++−= A NPV triệu. 02,25 1,1 50 1,1 90 1,1 90 1,1 50 200 332 =++++−= B NPV triệu. Qua đánh giá ta nhận thấy thiết bị A là hiệu quả hơn.  Phương pháp 2: Lựa chọn tính kinh tế của thiết bị bằng cách dùng công thức +       −+ + = 1)1( )1( N N r rr PR       −+ − 1)1( N tK r r ZC (3.2) Trong đó: P: Giá mua; N: Niên hạn sử dụng; CK: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa Zt: Giá trị đào thải; r: Lãi trả trong năm [...]... phạm vi công việc, khối lượng thực hiện, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên 3.2.6 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác Trên đây là một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại công ty XDCT 545 Để các giải pháp này có hiệu quả cao công ty có thể áp dụng một số giải pháp hỗ trợ khác như sau: 3.2.6.1 Tích cực thực hiện các hoạt động quảng cáo Việc thực hiện thành công một... lý, để nâng cao năng lực tài chính, khắc phục các hạn chế này công ty có thể áp dụng các giải pháp sau: 3.2.4.1 Mở rộng thu hút vốn đầu tư Theo lộ trình đã được vạch sẵn thì đến đầu năm 2006 công ty Xây dựng công trình 545 sẽ chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần Việc chuyển đổi này sẽ rất thuận tiện cho công ty trong việc huy động vốn trong và ngoài công ty Để tăng... Qua nghiên cứu xem xét năng lực các nhà thầu ở Việt Nam hiện nay thì nhận thấy trong lĩnh vực thi công cầu thì nên liên danh với các công ty thuộc CIENCO6, về thủy lợi, thủy điện thì các công ty thuộc Tổng công ty sông Đà có năng lực rất mạnh, về dân dụng thì có các công ty thuộc Tổng công ty Vinaconnex Tất nhiên là còn nhiều nhà thầu khác có thể liên danh được nữa nhưng các công ty này hiện có mặt tại... một số dự án trong thời gian vừa qua đã tạo dựng được uy tín đáng kể của công ty Xây dựng công trình 545 với các đối tác kinh doanh Giờ đây, Công ty đã được nhiều người trong khu vực biết đến Danh tiếng không phải là yếu tố quyết định đến kết quả đấu thầu nhưng có tác động rất lớn đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Chính vì vậy mà công ty cần tăng cường các hoạt động quảng cáo để xây dựng danh tiếng... đó, không thể điều động sang phục vụ các dự án khác mà mính đang độc lập thực hiện Trên đây là một số giải pháp cơ bản để công ty có thể lựa chọn áp dụng trong việc đầu tư thiết bị Nhưng trước tiên, Công ty nên tranh thủ các nguồn năng lực thiết bị sẵn có từ Tổng công ty Hiện nay Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 có tổng cộng 28 đơn vị thành viên với năng lực thiết bị rất lớn, giá trị cả ngàn... hòan thành mục tiêu của dự án 3.2.4 Nhóm các giải pháp về tài chính Khi tham dự đấu thầu, năng lực về tài chính của nhà thầu được chủ đầu tư đánh giá qua các mặt như nguồn vốn tự có, khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn Trong hồ sơ dự thầu nó được thể hiện qua các con số của báo cáo tài chính 3 năm gần nhất Qua đánh giá năng lực tài chính của công ty Xây dựng công trình 545, một số hạn chế... các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như kỹ thuật, xây dựng đòi hỏi độ chính xác và chất lượng cao Trong các hệ thống quản trị chất lượng hiện đang được áp dụng thì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 là phù hợp hơn cả đối với các hoạt động của công ty Xây dựng công trình 545 Đây là mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất và lắp đặt Khi công ty. .. dự án công ty có thể dùng các hình thức dưới đây: a Huy động vốn nhàn rỗi trong CBCNV trong nội bộ Công ty Huy động vốn nhàn rỗi là một giải pháp mang lại lợi ích cho cả hai bên, nó giúp giải quyết về vốn trong những trường hợp đột xuất của đơn vị trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình Nguồn vốn nhàn rỗi huy động trong công ty có thể sẽ không lớn nhưng cũng góp phần tăng cường khả năng tự... đang có kế hoạch tham gia đấu thầu nhiều công trình lớn trong nước mà trong đó các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm rất nhiều trong quá trình đầu tư vào Việt Nam của các công ty nước ngoài Chính vì vậy, công ty cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi trong tất cả các lĩnh vực để đáp ứng được các mục tiêu trước mắt và lâu dài Trong hoạt động đấu thầu, để giành được... động tính bằng ngày công trực tiếp của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ i theo cấp bậc bình quân trong định mức dự toán xây dựng cơ bản  i g NC : Mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng với cấp bậc quy định mức dự toán xây dựng của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ i f  : Tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ, có tính chất ổn định được tính bằng công thức: f = f1 . CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Các cơ sở dùng làm căn cứ để đề xuất giải pháp. số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545 Trên cơ sở kết hợp giữa quy hoạch xây dựng

Ngày đăng: 20/10/2013, 02:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Ma trận SWOT - CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 TRONG THỜI GIAN TỚI
Bảng 3.2 Ma trận SWOT (Trang 5)
Bảng 3.3: Tổng hợp sơ đồ ma trận SWOT công ty Xây dựng công trình 545 Ma trận SWOT O1Các cơ hội (O)O2O3T1Các đe doạ (T)T2T3 - CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 TRONG THỜI GIAN TỚI
Bảng 3.3 Tổng hợp sơ đồ ma trận SWOT công ty Xây dựng công trình 545 Ma trận SWOT O1Các cơ hội (O)O2O3T1Các đe doạ (T)T2T3 (Trang 6)
- Với các Ban điều hành nên chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý theo chức năng chuyên môn theo mô hình quản lý điều hành hỗn hợp - CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 TRONG THỜI GIAN TỚI
i các Ban điều hành nên chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý theo chức năng chuyên môn theo mô hình quản lý điều hành hỗn hợp (Trang 8)
Về phương thức mua thì nên tổ chức đấu thầu cung cấp thiết bị theo hình thức rộng rãi để lựa chọn được thiết bị tốt nhất với giá cả thấp nhất - CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 TRONG THỜI GIAN TỚI
ph ương thức mua thì nên tổ chức đấu thầu cung cấp thiết bị theo hình thức rộng rãi để lựa chọn được thiết bị tốt nhất với giá cả thấp nhất (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w