giáo án đại số 9 tuần 13
Đại số 9 1 Đại số 9 Tuần 15 tiết 29 ÔN TẬP CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của chương, giúp HS khắc sâu kiến thức về các khái niệm hàm số, biến số đồ thị hàm số, khái niệm hàm số bậc nhất y = ax + b, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc nhất. Giúp HS nhớ lại các điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song nhau, trùng nhau, vuông góc nhau. - Kĩ năng: Vẽ thành thạo đồ thị của hàm số bậc nhất, xác định được góc của đường thẳng y=ax+ b và trục Ox, xác định được hàm số y = ax + b thoã mãn đề bài. - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, rèn tư duy lô gíc và khả năng tổng hợp kiến thức. II. CHUẨN BỊ: - GV: Thước thẳng, máy tính bỏ túi, bảng tóm tắt kiến thức cần nhớ. - HS: Dụng cụ học tập, MTBT. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp (1’) 2. Bài mới (42’) Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV cho HS đọc và trả lời 2 câu hỏi SGK. +HS lần lượt trả lời. -GV đưa bảng phụ tóm tắt các kiến thức cần nhớ SGK tr 60, 61 lên. +HS: Đọc bảng tóm tắt. -GV: Cho HS làm việc theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài từ bài 32 đến bài 35. +HS thảo luận theo nhóm. -GV: Gọi 4 HS đại diện 4 nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình. +HS: đại điền các nhóm lên bảng làm bài. -GV: nhận xét và sửa chữa nếu cần. -GV cho HS đọc và làm bài 37 Sgk. I. Lý thuyết: II. Bài tập: 1. Bài 32 Sgk tr 61 a) Hàm số y = (m – 1)x + 3 là hàm số bậc nhất và đồng biến ⇔ m – 1 > 0 ⇔ m > 1 b) Hàm số y = (5 – k)x + 1 là hàm số bậc nhất và nghịch biến ⇔ 5 – k < 0 ⇔ k > 5 2 .Bài 33 Sgk tr61 Đồ thị của chúng cắt nhau tại một điểm trên trục tung ⇔ 3 + m = 5 – m ⇔ 2m = 2 ⇔ m =1 3. Bài 34 Sgk tr61: Hai đường thẳng y = (a – 1)x + 2 (a ≠ 1) và y = (3 – a)x + 1 (a ≠ 3) có tung độ gốc khác nhau (2 ≠ 1) do đó chúng song song với nhau ⇔ a – 1 = 3 – a ⇔ a = 2 4. Bài 35 Sgk tr61 Hai đường thẳng y = kx + (m – 2) (k ≠ 0) và y = (5 – k)x + (4 – m) (k≠5) trùng nhau ⇔ 5 2 4 k k m m = − − = − ⇔ 2,5 3 k m = = (TMĐK) 5. Bài 37 Sgk tr61 2 Đại số 9 Hoạt động của GV và HS Nội dung + 1 HS lên bảng vẽ hai đồ thị hàm số y=0,5x+2 và y = 5 – 2x trên cùng một hệ trục toạ độ. -GV: Gọi HS đứng tại chỗ xác định toạ độ điểm A, B ? +HS dựa vào câu a trả lời nhanh. -GV: Hướng dẫn HS lập phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng, giải để tìm hoành độ rồi thay hoành độ tìm được vào một trong hai đường thẳng để tìm tung độ. -GV: Từ 0,5x + 2 = 5 – 2x ⇒ x =? từ đó y =? +HS dựa vào gợi ý tìm tọa độ điểm C. -GV: Nêu cách tính góc tạo bởi Ox với đường thẳng y = 0,5x +2 và đường thẳng y = 5 – 2x ? -GV gợi ý tính 3 cạnh của ∆ABC: gọi F là hình chiếu của C trên tia Ox. +HS: tính AC, BC dựa vào các tam giác vuông ACF và BCF; tính AB = AO+OB. -GV: Gọi HS tính góc tạo bởi các đường thẳng và trục Ox. +HS: · AFC , · CBx tương ứng là góc tạo bởi đường thẳng y = 0,5x+ 2; y = -2x+ 5 với trục hoành Ox. 2 em lên bảng tính. Cả lớp làm vào vở. -GV chuẩn lại bài làm. a) Đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 là đường AD với A(-4 ; 0) ; D(0 ; 2) Đồ thị hàm số y = 5 – 2x là đường BE với B(2,5 ; 0) ; E(0 ; 5) b) Theo câu a ta có: A(-4 ; 0) ; B(2,5 ; 0) Điểm C là giao điểm của hai đường thẳng nên ta có: 0,5x + 2 = 5 – 2x ⇔ x 6 5 = = 1,2 thay vào hàm số y = 0,5x +2 ta được y=0,5.1,2+2=2,6 Vậy C(1,2 ; 2,6). c) AB = AO + OB = 4 + 2,5 = 6,5 (cm) Gọi F là hình chiếu của C trên trục Ox. Theo hình vẽ: AF= AO+OF = 4 +1,2=5,2 (cm) BF= AB–AF = 6,5–5,2=1,3 (cm) Áp dụng định lí Py – ta – go cho từng tam giác vuông ACF và FBC ta được: AC= 2 2 2 2 5,2 2,6A F FC+ = + ≈ 5,814 (cm) BC= 2 2 2 2 1,3 2,6BF FC+ = + ≈ 2,907 (cm) d) · AFC là góc tạo bởi đường thẳng y = 0,5x+ 2; · CBx là góc tạo bởi đường thẳng y = -2x+ 5. ∆ ACF vuông tại F nên tan · 2,6 1 AF AF 5,2 2 CF C = = = ⇒ · 1 1 AF tan 2 C − = ≈26 0 34’ ∆ BCF vuông tại F nên tan · 2,6 BF 2 BF 1,3 CF C = = = ⇒ · 1 BF tan 2C − = ≈ 63 0 26’ ⇒ · CBx =180 0 - · CBF ≈ 180 0 - 63 0 26’ = 116 0 34’ 3. Dặn dò: (2’) - Ôn tập lý thuyết và các dạng bài tập của chương . - Làm bài tập còn lại trong Sgk, làm thêm bài tập 34; 35 Sbt tr62. - Chuẩn bị tốt tiết sau kiểm tra 45’. 3 F Đại số 9 Tuần 15 tiết * KIỂM TRA 45’ I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS khắc sâu kiến thức về hàm số bậc nhất, tính đồng biến và nghịch biến, hệ số góc của đường thẳng y = ax + b - Kĩ năng : HS biết tính vẽ đồ thị hàm số y = ax + b xác định hệ số góc của đường thẳng, giao điểm của hai đường thẳng, tính độ dài đoạn thẳng, tìm điểm cố định của các đường thẳng có cùng chung một dạng. - Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi tính toán, nghiêm túc khi làm bài. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề kiểm tra. - HS: Giấy kiểm tra, dụng cụ học tập III. Nội dung kiểm tra: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Hàm số y=ax+b (a≠0) -Biết rằng hàm số bậc nhất được cho bởi công thức y=ax+b (a≠0). -Chỉ ra được tính đồng biến hay nghịch biến của hàm số y=ax+b (a≠0) dựa vào hệ số a. -Vẽ được đồ thị của hàm số bậc nhất y=ax+b (a≠0). -Biết tìm giao điểm của các đồ thị hàm số. Số câu hỏi 3(1.1;1.2;1.3) 12(3.1; 3.2) 5 Số điểm 1,5 2,5 4,0 2. Hệ số góc của đường thẳng.Hai đường thẳng song song và hai đường thẳng cắt nhau. -Biết tìm giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến. -Hiểu khi nào hai đường thẳng y=ax+b (a≠0) và đường thẳng y=a’x+b’ (a’≠0) song song với nhau. -Tìm được hệ số góc a khi biết giá trị của x, y. -Biết tìm hệ số góc tạo bởi đồ thị của hàm số y = ax + b (a≠0) với trục Ox. Số câu hỏi 1(2) 3(4.1;4.2; 4.3) 1(3.3) 5 Số điểm 1,5 3,0 1,5 6,0 Tổng số câu hỏi 4 (4 TNKQ) 3 (3TL) 2 (2TL) 1 (1TL) 10 Tổng số điểm 3,0 3,0 2,5 1,5 10 4 Đại số 9 ĐỀ BÀI I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3đ) 1. Hãy khoanh tròn vào trước chữ cái đầu đáp án đúng: (1,5đ) 1.1. Hàm số bậc nhất y = 5x – 1 có: a) a=5 và b=1 b) a=1 và b=5 c) a=5 và b= –1 d) a=–5 và b= –1 1.2. Hàm số bậc nhất nào sau đây đồng biến trên R? a) y = 1 – 4x b) y = –3x + 2 c) y = 2 x+3 d) y = –2x 1.3. Tọa độ điểm nào sau đây thuộc hàm số y = 3x – 2? a) A(1 ; 5) b) B(1 ; 1) c) C(0 ; 2) d) D( 2 3 − ; 0) 2. Điền số thích hợp vào ô trống: (1,5đ) x – 1 0 1 y=2x – 1 – 1 0 II. Phần tự luận: (7đ) 3. (4đ) 3.1. Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy đồ thị các hàm số sau: y = 2x + 4 (d 1 ); y = –x + 4 (d 2 ) . 3.2. Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị nói trên. 3.3. Tìm góc tạo bởi đường thẳng (d 1 ) với trục Ox (làm tròn đến phút). 4. (3đ) Cho hàm số y = (m – 1)x+2m – 5 (với m≠1) (d 3 ) 4.1. Tìm giá trị của m để đường thẳng (d 3 ) song song với đường thẳng y = 3x +1. 4.2. Tìm giá trị của m để đường thẳng (d 3 ) đi qua điểm M (2 ; –1). 4.3. Tìm giá trị của m để đường thẳng (d 3 ) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. (3đ) 1. (1,5đ) mỗi đáp án đúng được 0,5đ 1.1. d 1.2. c 1.3. b 2. (1,5đ) mỗi đáp án đúng được 0,5đ x – 1 0 0,5 1 y = 2x – 1 –3 – 1 0 1 II. (7đ) 3. (4đ) 3.1. (2đ) Đồ thị của hàm số y = 2x + 4 là đường thẳng AB với A(0;4) và B(-2;0) Đồ thị của hàm số y = –x + 4 là đường thẳng AC với A(0;4) và C( 4;0) *Vẽ đồ thị: (hình bên) 3.2. (0,5đ) theo hình vẽ câu a ta được A(0;4) là giao điểm của đường thẳng (d 1 ) và đường thẳng (d 2 ). 3.3. · A BO là góc tạo bởi đường thẳng (d 1 ) với trục Ox. (0,5đ) ∆ABO vuông tại O có tan · 4 2 2 OA A BO OB = = = (0,5đ) ⇒ · 1 tan 2A BO − = ≈ 63 0 26’ (0,5đ) 5 Đại số 9 4. (3đ) 4.1. (1đ) Đường thẳng (d 3 ) song song với đường thẳng y = 3x +1 khi m – 1 = 3 ⇔ m = 4. Với m = 4 ta có 2m – 5 =2.4 – 5 = 3 ≠ 1. Vậy với m = 4 thì (d 3 ) song song với đường thẳng y = 3x +1. 4.2. (1đ) Đường thẳng (d 3 ) đi qua điểm M (2 ; –1) nên ta có: –1 = (m – 1)2+2m – 5 ⇔ m = 1,5. 4.3. (1đ) Đường thẳng (d 3 ) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 5 nên ta có: 2m – 5 = 5 ⇔ m = 5 Với m = 5 thì m – 1 ≠ 0. Vậy với m = 5 thì đường thẳng (d 3 ) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 5. 6 KÝ DUYỆT