1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thủy sản việt nam sau khi gia nhập WTO

23 748 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Ngày 20/8 diễn ra cuộc hội thảo về nâng cao năng lực và đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành thủy sản được tổ chức tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Cuộc hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án Xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012 do FAO tài trợ 250.000 USD, được thực hiện từ tháng 2/2008 đến tháng 8/2009. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành thuỷ sản đã có những điều kiện thuận lợi để phát triển và thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, ngành cũng gặp phải nhiều khó khăn thách thức lớn như một loạt các cam kết theo quy định của WTO và hài hòa chính sách hoạt động cho phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngành thủy sản cũng đã đề ra một loạt giải pháp đồng bộ nhằm đạt mục tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hoá phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, những chính sách về khai thác ổn định nguồn lợi thuỷ sản trong nước được chú trọng. Kể từ khi gia nhập WTO, sản lượng nuôi trồng, đánh bắt của Việt Nam luôn đạt sản lượng lớn. Năm 2008, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản, xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Đại diện Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, ông Andrew Speedy cho rằng trong thời gian tới, ngành thủy sản Việt Nam còn phải vượt qua nhiều thách thức như vấn đề kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thuỷ sản không rõ nguồn gốc. Có vậy mới giữ vững vị thế cho thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu ra thế giới Thị trường Thủy Sản Thế Giới năm 2008 Và Triển Vọng 2009 Khởi tạo bởi : tinkinhte | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 17/03/2009 23:56 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Giá thuỷ sản tăng mạnh vào đầu năm do đợt rét khắc nghiệt ở châu Á; Nhu cầu giảm kéo giá giảm vào những tháng cuối năm. Các nhà sản xuất thuỷ sản gặp khó khăn do chi phí thức ăn nuôi thả cao. Thuỷ sản nuôi thả ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới. Thị trường thuỷ sản thế giới năm 2008 không quá biến động như những thị trường hàng hoá khác. Liên minh châu Âu (EU), thị trường Trung Đông và một số nước châu Á như Trung Quốc đang nổi lên thành những thị trường thuỷ sản có tốc độ tăng tiêu thụ mạnh. Giá thuỷ sản trên nhiều thị trường châu Á quý I/2008 tăng mạnh, đặc biệt là Trung Quốc, do thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên trên hai thị trường nhập khẩu hàng đầu thế giới là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), nhu cầu một số sản phẩm lại thấp trong khi nguồn cung mạnh khiến giá không những không tăng, có nơi lại giảm xuống. Bước sang quý II, chi phí sản xuất tăng mạnh đẩy giá thành sản phẩm tăng cao, cộng với lạm phát khiến không chỉ hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của người chăn nuôi. Bởi các nhà đầu tư không chú ý mấy tới thị trường này nên giá thuỷ sản chỉ chịu ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất, nhu cầu và các quy định về chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối quý II, chi phí sản xuất tăng cao và kinh tế thế giới sa sút đã ảnh hưởng tới thị trường thuỷ sản. Nhu cầu đối với thuỷ sản trên thế giới thường tăng lên vào tháng 11 và đầu tháng 12. Tuy nhiên, năm 2008, các nhà xuất khẩu chứng kiến số lượng đơn hàng giảm bớt. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi một số khách hàng yêu cầu hạ giá bán ngay cả khi hàng đã được chuyển tới. Nhiều nhà nhập khẩu thì cố gắng đàm phán ký lại hợp đồng. Sau khi đồng USD tăng giá trở lại so với đồng EUR và nhiều đồng tiền khác, khách hàng Châu Âu đều muốn giá thuỷ sản hạ xuống. Trong khi EU lại là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới. Xuất khẩu thuỷ sản trên toàn cầu có thể giảm 20-30% về khối lượng trong giai đoạn quý IV/2008 - quý I/2009 do kinh tế toàn cầu suy thoái khiến nhu cầu đối với thuỷ sản sụt giảm. Thị trường thuỷ sản thế giới chịu ảnh hưởng bởi sức mua giảm, đặc biệt ở các thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới do giá cao và kinh tế khó khăn, đồng thời cũng chịu tác động bởi tình hình khai thác, đặc biệt là hải sản tự nhiên. Người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ các mặt hàng giá rẻ và cũng ít đi ăn hàng hơn. Do chi phí sản xuất cao mà giá thành sản phẩm thấp, ngành nuôi trồng thủy sản thế giới đang bị sa sút. Ngược lại với vài năm qua, sức tăng trưởng mạnh mẽ trong nuôi trồng thuỷ sản đã và sẽ bị chững lại trong năm 2008 và 2009. Điều này gây lo ngại cho tổng nguồn cung thuỷ sản trên toàn cầu. Sản lượng cá rôphi tăng nhanh chóng trong mấy năm gần đây cũng sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2008 xuống còn 2,06 triệu tấn. Nguồn cung cá minh thái Alaska giảm gần 11% trong năm 2008 xuống còn 2,5 triệu tấn và sẽ chỉ hổi phục nhẹ lên 2,58 triệu tấn vào năm sau. Năm 2008, sản lượng cá minh thái Alaska của Mỹ giảm xuống còn 1 triệu tấn. So với năm 2005, sản lượng loài thuỷ sản này đã giảm hơn 32%. Ngược lại, sản lượng của Nga lại tăng 4% lên 1,2 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng hơn 8% vào năm 2009, đạt 1,3 triệu tấn. Sản lượng cá tuyết Đại Tây Dương sẽ giảm nhẹ (2%) còn 770.000 tấn. Nguồn cung cá tuyết haddock giữ nguyên mức 337.000 tấn mặc dù nhiều chuyên gia dự đoán sản lượng loài này sẽ tăng 13% vào năm 2009. Ngành thuỷ sản Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2008 nhờ sản lượng thuỷ sản nuôi tăng 3% so với năm trước, đạt 48,9 triệu tấn. Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thặng dư thương mại thuỷ sản nuôi của Trung Quốc vẫn tăng 190 triệu USD (5,78%) lên 3,49 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2008. Ngoài cuộc khủng hoảng tài chính, ngành nuôi trồng thuỷ sản nước này còn thường xuyên phải đối phó với thiên tai, như thời tiết đông giá vào đầu năm và bão lụt hồi giữa năm. Tuy nhiên, sản lượng của ngành này vẫn tăng nhờ việc cải tiến các đầm nuôi, thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm dịch và hệ thống sản xuất con giống tốt. Tiêu thụ thuỷ sản nuôi năm 2008 lần đầu tiên vượt trội so với thuỷ sản đánh bắt. Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính 43% sản lượng nghề cá thế giới đến từ hoạt động nuôi thả. Tại Anh, nhu cầu đối với cá hồi nuôi đang tăng lên, và doanh thu từ cá hồi nuôi Scotland đã vượt quá 400 triệu bảng từ năm 2006, chỉ sau doanh thu từ thịt bò (467 triệu bảng), và cao hơn hẳn doanh thu từ thịt cừu, thịt lợn và thủy sản đánh bắt. Ấn Độ có thể sẽ từ nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trở thành nước nhập khẩu thuỷ sản do sản lượng trong nước giảm. Xuất khẩu thủy sản của nước này đã giảm từ mức 612.642 tấn vào năm 2006-2007 xuống còn 541.701 tấn, trị giá 76.200 triệu rupee trong năm 2007-2008. Trong khi đó tiêu thụ trong nước đang tăng do thu nhập của người dân và GDP tăng khá. Bởi vậy, về lâu dài cán cân xuất nhập khẩu có thể được cân bằng. Với xu hướng hiện tại thì đến năm 2050, Ấn Độ sẽ không còn nhiều thủy sản để xuất khẩu nữa cho nên cần phải cân nhắc đến việc nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. TÔM: Giá tôm thế giới tăng mạnh từ cuối năm 2007 tới gần hết quý I/2008, sau đó giảm nhẹ vào đầu quý II, phục hồi vào quý tiếp theo và giảm trở lại vào cuối năm. Sự bất ổn của ở các thị trường tôm hàng đầu thế giới đã ảnh hưởng tới thị trường tôm toàn cầu. Mỹ là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, mỗi năm nước này nhập khoảng 550.000 tấn. Tuy nhiên, sau 10 năm tăng tăng liên tục, nhập khẩu tôm vào Mỹ năm 2008 bắt đầu trì trệ. Nhập khẩu tôm vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt tổng cộng 236.000 tấn, hầu như không thay đổi về khói lượng so với cùng kỳ năm 2007. Mặc dù giá trị nhập khẩu tôm tăng 2,4% song nguyên nhân là do giá tôm nhập khẩu vào Mỹ tăng 2,5%, chủ yếu là tôm vỏ đông lạnh. Nhìn chung, các nước Châu Á như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc và Việt Nam vẫn chi phối thị trường tôm Mỹ, chiếm 65% tổng nhâp khẩu. Ecuađo là nhà cung cấp quan trọng với 13% thị phần. Các nước Châu Á cung cấp nhiều sản phẩ giá trị gia tăng hơn, trong khi các nước Mỹ Latinh chủ yếu cung cấp sản phẩm tôm bỏ đầu đông lạnh. Tại Nhật Bản, việc đồng Yên tăng giá so với Đôla Mỹ trong những tháng đầu và cuối năm 2008 cũng tác động giảm tiêu thụ tôm. Nhập khẩu tôm vào Nhật bắt đầu giảm từ năm 2007 và tiếp tục giảm trong năm 2008, nhưng Nhật vẫn là nước nhập nhiều tôm lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Tôm vẫn là loại thuỷ sản được nhập nhiều nhất vào Nhật, chiếm 16% trong tổng thuỷ sản nhập vào đây năm 2007, với 270.000 tấn. Đa số tôm nhập vào Nhật là tôm chưa chế biến, nhưng khối lượng tôm chế biến nhập vào thị trường này đã tăng lên trong những năm gần đây. Cũng giống đa số người tiêu dùng ở các nước phát triển, người tiêu dùng Nhật muốn thưởng thức các sản phẩm giá trị gia tăng tiện lợi và bảo đảm vệ sinh nhưng không muốn chi nhiều tiền và vì thế họ gây áp lực đối với người bán lẻ và nhà cung cấp để giữ giá bán thấp trên thị trường. Nói chung người tiêu dùng Nhật sẽ lựa chọn các loại thuỷ sản đánh bắt trong nước thay tôm và cá ngừ do giá bán hai mặt hàng này ngày càng tăng khi nền kinh tế suy thoái. Nhu cầu tiêu thụ tôm ở châu Âu năm 2008 thấp, trái với xu hướng tăng liên tục của mấy năm gần đầy. Trong khi nhu cầu thấp ở hầu hết các thị trường: Tây Ban Nha, Italia, Pháp…. các nước xuất khẩu tôm như Thái Lan, Inđônêixa, Ecuađo, Ấn Độ… lại đang nỗ lực mở rộng thị phần của mình trên thị trường Châu Âu do gặp khó khăn ở thị trường Mỹ. Kết quả là giá tôm tại châu Âu cũng giảm xuống, và tiêu thụ vẫn chậm. Trong ngắn hạn, khả năng thị trường tôm sẽ tiếp tục trì trệ. Tuy nhiên về trung hạn, chi phí khai thác, nuôi trồng, chế biến và vận chuyển tăng sẽ đẩy giá tôm tăng trở lại. May mắn thay, nhu cầu ở Trung Quốc, châu Âu (bao gồm Đông Âu) và các khu vực giàu tài nguyên như Nga và Trung Đông lại đang tăng lên. Sự chuyển hướng của tôm sang các thị trường mới có thể cho thấy những thay đổi về nền kinh tế và mức thu nhập của người dân trên thế giới. Tôm chân trắng đang nổi bật trên thị trường thế giới với tiêu thụ tăng mạnh, lấn át nhiều loại tôm khác như tôm sú. Do nhu cầu tôm cỡ lớn trên cả thị trường xuất khẩu lẫn nội địa khiến nhiều nước sản xuất tôm chân trắng ở Đông Nam Á, với trung tâm là Thái Lan đang phải đẩy mạnh sản xuất tôm cỡ lớn 26/30 hoặc lớn hơn. Một nguồn tin thương mại của Nhật dự báo rằng tôm chân trắng cỡ lớn sẽ chiếm từ 10-12% nguồn cung tôm cho thị trường Nhật. Giá tôm chân trắng tại Thái Lan (Baht/kg) Ngày 50 con/kg 60 con/kg 70 con/kg 80 con/kg 90 con/kg 100con/kg 30/12/2008 123 116 110 100 92 86 1/6/2008 108 100 93 90 86 80 4/1/2008 120 103 97 90 85 CÁ NGỪ: Khác với mặt hàng tôm, giá cá ngừ tăng khá nhiều trong 3 quý đầu năm 2008 bởi sản lượng khai thác ở Ấn Độ Dương thấp và chi phí nhiên liệu tăng cao. Tổng cung cá ngừ ở thị trường Nhật Bản quý I năm 2008 giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2007, sau khi sản lượng khai thác nội địa 3 tháng cuối năm 2007 giảm 11% xuống chỉ 50.901 tấn. Từ mức khoảng 1.300 USD/tấn, giá cá ngừ vằn nguyên liệu đã lên tới 1.600 USD/tấn vào giữa năm (so với khoảng 800-1.000 USD/tấn một năm trước đó). Cơ quan Nghề cá Nhật Bản cho biết, giá nhiên liệu cho các tàu khai thác đã tăng gấp 2,3 lần kể từ tháng 3/2004 tới giữa năm 2008 do giá dầu thô tăng liên tục leo thang. Theo số liệu thống kê của FAO, tổng sản lượng khai thác 5 loài cá Ngừ chủ yếu là cá Ngừ vằn, cá Ngừ vây vàng, cá Ngừ mắt to, cá Ngừ vây dài và cá Ngừ vây xanh năm 2008 và những năm tới sẽ không thể tăng hơn mức vốn đã thấp của những năm 2005-2006, khoảng 4,35 triệu tấn. Nhiều tàu khai thác cá Ngừ ở châu Á thậm chí có thể phải ngừng hoạt đồng do giá nhiên liệu ngày một tăng, dẫn đến giá cá ngừ sashimi có thể sẽ tăng theo. Ngày càng có nhiều tàu đã đăng ký nhưng không hoạt động do chi phí nhiên liệu tăng cao trong khi việc đánh bắt ngày một khó khăn do nguồn cung suy giảm. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm, giá giảm dần do nhu cầu giảm, chịu tác động từ suy thoái kinh tế, và giá nhiên liệu giảm. Từ mức 1.850 -1900 USD/tấn trong quý III, giá giá mỗi tấn cá ngừ đã giảm xuống trung bình 1.400 USD. CÁ HỒI, CÁ THU: Theo khảo sát mới đây do Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản tiến hành, nhu cầu đối với cá hồi của Trung Quốc ước tính tăng khoảng 40% năm 2008. Tiêu thụ cá hồi và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc cho sản xuất sushi tăng nhanh chóng. Năm 2006, Trung Quốc nhập khẩu 10.000 tấn cá hồi. Qua phỏng vấn nhiều tổ chức ngành, thì nhu cầu đối với cá hồi của nước này tăng với tốc độ từ 35-40%/năm. Ở Trung Quốc, cá hồi là loại thủy sản cao cấp với giá bán khoảng 40 NDT/kg. Trung Quốc dự định nuôi cá hồi trên qui mô lớn trong tương lai. RÔ PHI: Trên thị trường Trung Quốc, đợt rét khắc nghiệt nhất trong vòng 50 năm trở lại đây xảy ra hồi đầu năm đẩy giá thuỷ sản tăng mạnh bởi tôm cá chết hàng loạt. Theo ước tính của các nhà cung cấp, hơn 70% sản lượng cá rô phi nuôi của Trung Quốc bị thiệt hại do đợt rét cuối tháng 1 gây ra, gây khan hiếm nguồn thuỷ sản không chỉ ở nước này mà ảnh hưởng tới toàn cầu, vì Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi chính cho thị trường thế giới. Trong quý I, theo ước tính, giá cá rôphi trên thị trường Trung Quốc tăng từ 30% - 100%. Giá cá Rô phi giống trên thị trường đã tăng 50% và người nuôi chưa sẵn sàng thả nuôi tiếp cho đến tháng 4. Sản lượng cá rô phi Trung Quốc năm 2008 ước tính giảm 80% do thời tiết cuối mùa đông khắc nghiệt. Nhu cầu cá rô phi mấy năm gần đây tăng mạnh. Tại thị trường Châu Âu và Mỹ, đặc biệt khi tiêu thụ những loài cá vốn rất được yêu thích như là cá tuyết và cá tuyết chấm đen đã bị các nhà môi trường học cực lực phê phán. CÁ DA TRƠN: Thị trường cá da trơn thế giới biến động mạnh trong những tháng đầu năm 2008. Trên thị trường Mỹ, giá thu mua cá da trơn tăng nhẹ so với tháng 4/2008, nhưng lại giảm so với một năm trước đây, trong khi chi phí sản xuất (nhiên liệu, thức ăn) tăng cao. Giá thức ăn chăn nuôi cá đã tăng gấp đôi chỉ trong một năm qua do giá ngũ cốc và các chi phí đầu vào khác đều tăng đến năm 2020 Dự thảo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 Thứ năm, 14 Tháng 5 2009 10:48 Kinh tế - Thủy sản Ngày 11-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị chuyên đề: "Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020". Dự kiến cuối tháng 5, Bộ NN&PTNT sẽ trình Chính phủ dự thảo chiến lược này. Hiện nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, những tiềm năng về nguồn lợi thủy sản cả nước ngọt, nước mặn là vô cùng lớn. Nước ta có 544 loài cá thuộc 288 giống tiềm năng, nguồn lợi thủy sản ước tính khoảng 4,5-5 triệu tấn. Từ năm 1985 đến 2008, ngành thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6 - 10%/năm. Theo đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, những tồn tại lớn nhất của ngành là: chưa có chiến lược phát triển; quy hoạch còn tùy tiện; chồng chéo; phát triển tự phát; năng lực quản lý điều hành không đúng thực tế, chậm tìm ra giải pháp tháo gỡ; sự tăng trưởng của nghề cá không đi đôi với việc thay đổi bộ mặt của đời sống ngư dân. Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 bao gồm các nội dung cụ thể sau: Năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 - 5,0 tỷ USD; Năm 2015, sản lượng tăng 2,76%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD. Để đạt mục tiêu trên thì cần phải đầu tư một khoản vốn lớn, lên tới hơn 67.000 tỷ đồng với khoảng 20 chương trình và đề án sẽ được đầu tư như: chương trình phát triển khai thác hải sản bền vững, chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chương trình đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, chương trình phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển thủy sản… Tham gia đóng góp ý kiến trong dự thảo Chiến lược Phát triển Thủy sản đến năm 2020, lãnh đạo một số bộ, ban ngành đã đưa ra phương án cụ thể như sau: Ông Nguyễn Việt Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng: phải quan tâm đến thị trường xuất khẩu gắn với nội địa; năng suất, chất lượng đời sống của ngư dân cần được chú trọng hơn. Trong khi khai thác phải đi đôi với bảo vệ để đảm bảo phát triển thủy sản bền vững. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh: Cần chú trọng chất lượng và giá trị, mở rộng hơn về diện tích và tổng sản lượng. Bên cạnh đó, ngành cần phát triển sản phẩm có thế mạnh, sản phẩm chủ lực không chỉ trong nước mà xuất khẩu. Trước mắt Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương rà soát lại diện tích nuôi trồng và có các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Tùy theo quy mô sản xuất mà có sự đầu tư phù hợp đảm bảo ngay từ nguyên liệu đầu vào, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giá cả và đầu ra cho sản phẩm, năng lực sản xuất ngày càng lớn của các doanh nghiệp khi thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Trong tình hình xuất khẩu thủy sản như hiện nay, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường xuất khẩu; ngoài thị trường truyền thống có thể khảo sát tìm kiếm thị trường mới như Nam Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi. Tuy nhiên, để làm được điều này thì Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua lãi suất vay vốn tín dụng, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng các kho dự trữ thủy sản trong thời gian sớm nhất. Với mục tiêu đề ra trong dự thảo năm 2020: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD như trên thì tốc độ tăng bình quân của ngành thủy sản phải đạt là hơn 3%/năm, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 triệu tấn/năm mới đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu Thị trường thuỷ sản thế giới: triển vọng tới 2015 Khởi tạo bởi : tinkinhte | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 21/04/2009 13:06 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi: Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước. Đến năm 2010, trung bình mỗi ngướiẽ tiêu thụ 18,4 kg thủy sản mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người. Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%. Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 1,1%/năm trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 và 0,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các nước phát triển sẽ tăng 1,6% mỗi năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 2,6%/năm cho tới năm 2010 và 1,4%/năm sau thời gian này. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015. Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao. Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc á, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất. Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn . Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu vực thị trường. Thị hiếu tiêu thụ Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi . Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Triển vọng sản lượng Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn sản lượng dự kiến sẽ tăng từ năm 1999/2000 đến 2015, ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 1999/2000. Sản lượng đánh bắt dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn dự kiến. Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% một năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1% một năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng dự kiến tăng 4,1% một năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo. Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ 30,8% trong năm 1999/2001 xuống 24,5% vào năm 2015. Tương tự, phần của các loại cá tầng đáy sẽ gảim từ 16,2% xuống 12,7%. Trái lại, phần của cá nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm 1999/2001 lên 29,3% vào năm 2015, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên 25,6%. So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và 10,9 triệu tấn vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu nhu cầu sang các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác. Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007 Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục đích tái xuất. Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu. Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010. Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập khẩu ròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 1999/2000 xuống 4,8 triệu tấn vào năm 2015. Trái với xu hướng này, Trung Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng với giá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuấ khẩu ròng cá vào năm 2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên. Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản xuống còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay. Triển vọng giá: So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấynhu cầu sẽ vượt cung trong tương lai. Lượng thiếu cung các loại thuỷ hái sản sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010, và 10,9 triệu tấn vào năm 2015. Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Cần lưu ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng tại thị trường các nước đang phát triển, các thị trường mới, trong khi tại các nước phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo, giá các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015. Giá các loại thuỷ sản tăng sẽ có ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng có thu nhập thấp. Do giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu sẽ ở mức 165,2 triệu tấn vào năm 2010, thấp hơn 3,1 triệu tấn so với dự báo về nhu cầu trong trường hợp giá tương đối ổn định. Tương tự, tổng tiêu thụ cá vào năm 2015 sẽ ở mức 179 triệu tấn, tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn. Mặt khác, nguồn cung cá cá loại trên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng tương ứng 6,3 triệu tấn và 7,1 triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến. Hiện nay, tổng sản lượng thuỷ sản khai thác của Việt Nam hàng năm đạt trên 4,1 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,15 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ phấn đấu đạt khoảng 5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,4%. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ,Nhật Bản, Hàn quốc, Nga, các nước ASEAN. Giai đoạn xuất khẩu 2009-2010 vẫn tiếp tục khai thác thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc, ASEAN. Cơ hội đa dạng hoá thị trường còn lại ở các thị trường Trung Quốc, các nước Đông Âu cũ và Úc. Dưới đây là một số khó khăn và giải pháp tháo gỡ của ngành: Khó khăn: -Khó khăn chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Như trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ US FDA sang USDA quản lý. -Thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10- 20%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng , khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để đáp ứng được các đơn hàng đã ký từ trước, nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu. Chỉ riêng cá hồi, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.500 tấn từ các nước châu Âu. Theo dự báo của Bộ NN & PTNT, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ nay đến 2010, nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tăng từ 81-10%/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm. -Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn. Hiện , người dân nuôi trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngoài có lúc lên tới 2%/tháng. -Con giống không đảm bảo, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu marketing và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản. -Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao… Giải pháp -Duy trì tốc độ phát triển của ngành thuỷ sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đam rbảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ. -Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng – nguyên liệu tới thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu; nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao. -Chính phủ hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và xuất khẩu). -Xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản xuống 0-0,5%. Những đối thủ cạnh tranh của ta như Trung Quốc, các nước ASEAN đều áp dụng thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản bằng 0-0,2%. Trong khi đó mức thuế 10-20% mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là quá cao. Mặt khác khi thuế nhập khẩu nguyên liệu bằng 0, thì các thủ tục hải quan sẽ nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuác tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh. -Đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với người dân và doanh nghiệp qua Ngân hanàg phát triển Việt Nam. -Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá thành hạ. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm thủ tục hành chính đối với nguyên liệu nhập khẩu. Thủy sản Việt Nam: Nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh Khởi tạo bởi : diembao | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 26/05/2009 23:36 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Ngành thủy sản Việt Nam đang ở tình trạng: Quy hoạch nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tính chiến lược dẫn đến "khủng hoảng" nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu; sản phẩm cạnh tranh kém. Để khắc phục hạn chế đó, ngày 11-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị chuyên đề: "Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020". Dự kiến cuối tháng 5, Bộ NN&PTNT sẽ trình Chính phủ dự thảo chiến lược này. Tiềm năng còn bỏ ngỏ Đến nay ngành thủy sản đã xác định được 544 loài cá thuộc 288 giống. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản ước tính dao động trong khoảng 4,5-5 triệu tấn, sản lượng khai thác bền vững từ 1,8 đến 2 triệu tấn. Ngoài ra, nguồn lợi thủy sản nước ngọt cũng rất đa dạng như tôm càng xanh, cua đồng… sản lượng khai thác thủy sản nước ngọt hằng năm đạt khoảng 200.000 tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam bộ. Nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tổng diện tích có thể phát triển nông - thủy sản là 2,2 triệu héc ta mặt nước. Từ năm 1985 đến 2008, ngành thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6 - 10%/năm. Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Cà Mau. [...]... và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) , ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ có cơ hội nhiều hơn thách thức "Cách đây 20 năm, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã tham gia thị trường thế giới Đến nay các doanh nghiệp đã quen thuộc thị trường cũng như được rèn luyện rất nhiều năm Do vậy, Việt Nam gia nhập WTO, đối với ngành thuỷ sản cơ hội nhiều... định về tiềm năng của ngành thủy sản nước ta và đưa ra những khuyến cáo khi thủy sản Việt Nam tham gia thị trường thế giới Thưa ông, với cương vị Trưởng đại diện của FAO tại Việt Nam, ông nhận xét như thế nào về ngành thuỷ sản Việt Nam khi tham gia WTO? Ngành thủy sản Việt Nam đã có những thay đổi kỳ diệu trong mấy năm gần đây Sản xuất tăng nhanh, tính đến năm 2007 đã đạt gần 4 triệu tấn/năm trong... sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO Trong dự án này, chúng tôi cũng tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan trong ngành thủy hải sản Đề ra các chương trình hành động quốc gia thật cụ thể để ngành có thể tận dụng tốt những tác động tích cực của sự gia nhập WTO, đồng thời xử lý nhanh nhạy hơn trước những thay đổi từ các hiệp định thương mại của WTO Rất nhiều chuyên gia cho rằng WTO. .. chuyên gia cho rằng WTO là một “sân chơi” quá rộng với thủy sản Việt Nam khi mà hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng và trình độ của ngư dân còn nhiều hạn chế Ông nghĩ sao về điều này? Theo tôi, với những tiềm năng và thế mạnh mà các bạn đang có, WTO không hẳn đã là sân chơi quá rộng đối với ngành thuỷ sản Việt Nam Khi gia nhập WTO, ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn có nhiều cơ hội hơn trước và sẽ khẳng... của chính phủ Việt Nam Tập trung vào các vấn đề mà theo FAO, thủy sản Việt Nam đang gặp vướng mắc Cụ thể, đối với lĩnh vực thương mại quốc tế là: Các chính sách thương mại của thủy sản Việt Nam có phù hợp với các hiệp định đa và song phương của WTO hay không? Những thay đổi nào là cần thiết trong hệ thống luật lệ trước các tác động của việc gia nhập WTO nhằm thúc đẩy ngành thủy sản hội nhập thành công?... thủy sản của huyện gặp phải những thách thức sau: Thách thức của ngành nuôi tròng thủy sản huyện Thứ nhất, gia nhập WTO cạnh tranh về thủy sản trên thị trường ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản của ta còn thấp, khả năng tự động hóa trong sản xuất chưa cao, dẫn đến giá thành một số loại sản phẩm cao hơn so với mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp trong nước do đó sản. .. thủy sản Việt Nam cũng còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh, nên đây cũng là một hạn chế lớn cần khắc phục Ông Dũng cũng nhấn mạnh đến vấn đề thương hiệu của thuỷ sản Việt Nam và coi đó là một thách thức lớn nữa mà ngành thủy sản đang phải đối mặt Hiện nay, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau Một số sản. .. đầu tư, qui mô các cơ sở nuôi thủy sản nhỏ, việc áp dụng các công nghệ mới trong nuôi thủy sản còn nhiều bất cập, là những thách thức trước yêu cầu đòi hỏi càng cao về chất lượng, ATVS thủy sản Nền kinh tế của Việt Nam nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Đây cũng là cơ hội rất lớn cho hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế... ngành nuôi trồng thủy sản huyện Một là, Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng vào các nên kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sân chơi WTO thì cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản sẽ càng được mở rộng Gia nhập WTO, thuỷ sản huyện sẽ có cả thị trường thế giới khổng lồ để đẩy mạnh xuất khẩu nên chắc chắn sẽ mang lại cơ hội để mở rộng thị trường, để thuỷ sản huyện thâm nhập vào thị trường... án “Hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản sau khi gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012” với sự tham gia của các chuyên gia, tư vấn trong và ngoài nước Tại hội thảo, các ý kiến cho rằng, để phát triển bền vững cho ngành thủy sản cần tập trung vào 3 nhóm chính: rà soát, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật, khả thi phù hợp với trình độ phát triển và vị trí của Việt Nam trong cộng đồng . ngành thủy sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012 do FAO tài trợ 250.000 USD, được thực hiện từ tháng 2/2008 đến tháng 8/2009. Sau khi Việt Nam. mạnh mà các bạn đang có, WTO không hẳn đã là sân chơi quá rộng đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Khi gia nhập WTO, ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn có nhiều

Ngày đăng: 19/10/2013, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w