- Đưa ra các tiêu chuẩn, các kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với chất lượng và nội dung hàng hóa trong Quảng cáo thương mại điều 26...32 Ngoài ra, một vấn đề quan trọng khác là vấn đề về t
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của chuyên đề 8
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Kết cấu chuyên đề 9
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 10
1.1 Giới thiệu về Cục Xúc tiến thương mại 10
1.1.1.Văn bản pháp lý cơ sở thành lập của VIETTRADE 11
1.1.2.Văn bản pháp lý quy định về quyền hạn 11
1.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của VIETRADE 12
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong xúc tiến xuất khẩu nông sản 13
1.2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia 13
1.2.2 Bài học cho Việt Nam 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 27
2.1 Cơ sở pháp lý và các chương trình quốc gia về xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam 27
2.1.1 Văn bản về quảng cáo thương mại 27
2.1.2 Văn bản về hội chợ triển lãm 28
2.1.3 Văn bản về hoạt động khuyến mại 29
2.1.4 Chương trình Thương hiệu quốc gia 31
2.1.5 Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia 32
2.2 Thực trạng về xúc tiến xuất khẩu nông sản 33
Trang 22.2.1 Về Chương trình XTTMQG 34
2.2.2 Công tác khảo sát nghiên cứu thị trường 35
2.2.3 Hoạt động tổ chức hội chợ ,triển lãm thương mại trong và ngoài nước 36
2.2.4 Hội thảo, thảo luận công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ XTTM cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học về XTTM 37
2.2.5 Vấn đề hợp tác với các tổ chức quốc tế, thực hiện các chương trình hỗ trợ XK cho các DNXK nông sản Việt Nam 39
2.2.6 Hoạt động quảng cáo 39
2.2.7 Kinh phí phục vụ XTTM 40
2.3 Đánh giá 43
2.3.1 Những thành công đạt được 43
2.3.2 Những khó khăn trở ngại và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3:TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 56
3.1 Triển vọng và dự báo đến năm 2015 56
3.1.1 Triển vọng 56
3.1.2 Dự báo đến năm 2015 59
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông sản 62
3.2.1 Giải pháp từ phía Chính phủ 62
3.2.2 Giải pháp từ phía các tổ chức XTTM trung ương và địa phương: 62
3.2.3 Giải pháp từ Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài: 63
3.2.4 Các giải pháp từ phía các Hiệp hội ngành hàng nông sản: 64
3.2.5 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 64
KẾT LUẬN
66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 3LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 1
1 Tính cấp thiết của chuyên đề 8 1
2 Mục đích nghiên cứu 9 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 1
4 Phương pháp nghiên cứu 9 1
5 Kết cấu chuyên đề 9 1
1.1 Giới thiệu về Cục Xúc tiến thương mại 10 1
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong xúc tiến xuất khẩu nông sản 13 1
2.1 Cơ sở pháp lý và các chương trình quốc gia về xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam 27 1
2.2 Thực trạng về xúc tiến xuất khẩu nông sản 33 1
2.3 Đánh giá 43 2
3.1 Triển vọng và dự báo đến năm 2015 56 2
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông sản 62 2
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 9
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên 11
LỜI MỞ ĐẦU 13
1 Tính cấp thiết của chuyên đề 13
2 Mục đích nghiên cứu 14
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
4 Phương pháp nghiên cứu 14
5 Kết cấu chuyên đề 14
CHƯƠNG 1 15
Trang 4GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÚC
TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 15
1.1 Giới thiệu về Cục Xúc tiến thương mại 15
1.1.1 Văn bản pháp lý cơ sở thành lập của VIETTRADE 16
1.1.2 Văn bản pháp lý quy định về quyền hạn 16
1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của VIETRADE 17
Theo Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/ 2007 của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của VIETRADE bao gồm : bộ máy lãnh đạo do Cục trưởng đứng đầu, dưới đó phân ra làm hai nhánh chính là bộ máy giúp việc Cục trưởng và các tổ chức sự nghiệp có thu Trong từng phân nhánh, có các văn phòng, các phòng chuyên môn, các ban và các trung tâm ( hình minh họa dưới đây): 17
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong xúc tiến xuất khẩu nông sản 18
1.2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia 18
1.2.2 Bài học cho Việt Nam 29
CHƯƠNG 2 32
THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 32
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 32
2.1 Cơ sở pháp lý và các chương trình quốc gia về xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam 32
2.1.1 Văn bản về quảng cáo thương mại 32
Nghị định 37/2006/NĐ-CP đã đề cập đến những nội dung chủ yếu của vấn đề quảng cáo thương mại, khái quát bao gồm: 32
- Đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thương mại (điều 21) .32
- Đề cập đến những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (điều 22) 32
- Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại(điều 23) 32
- Đề cập đến vấn đề quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng (điều 25) 32
Trang 5- Đưa ra các tiêu chuẩn, các kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với chất lượng và nội
dung hàng hóa trong Quảng cáo thương mại (điều 26) 32
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng khác là vấn đề về trách nhiệm thực hiện quảng cáo thương mại cũng đã được văn bản quy định rõ, đó là: 32
- Quy định trách nhiệm đối với nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại (điều 27): theo đó, DN kinh doanh quảng cáo thương mại và người đứng đầu cơ quan quản lý các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình quảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải chấp hành đúng các quy định pháp luật về quảng cáo 32
- Vấn đề đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại (điều 28): đó là trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại vi phạm quy định của pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại là cơ quan thẩm quyền đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại Khi đã bị đình chỉ, thương nhân có sản phẩm quảng cáo thương mại và cơ quan quản lý phương tiện quảng cáo phải chấp nhận và có nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối .32
2.1.2 Văn bản về hội chợ triển lãm 33
Thông tư 07/2007/TTLT-BTM-BTC đã đưa ra một số quy định chính về hội chợ triển lãm như sau: 33
2.1.3 Văn bản về hoạt động khuyến mại 34
2.1.4 Chương trình Thương hiệu quốc gia 36
2.1.5 Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia 37
2.2 Thực trạng về xúc tiến xuất khẩu nông sản 38
2.2.1 Về Chương trình XTTMQG 39
2.2.2 Công tác khảo sát nghiên cứu thị trường 40
2.2.3 Hoạt động tổ chức hội chợ ,triển lãm thương mại trong và ngoài nước 41
2.2.4 Hội thảo, thảo luận công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ XTTM cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học về XTTM 42
2.2.5 Vấn đề hợp tác với các tổ chức quốc tế, thực hiện các chương trình hỗ trợ XK cho các DNXK nông sản Việt Nam 44
Trang 62.2.6 Hoạt động quảng cáo 44
2.2.7 Kinh phí phục vụ XTTM 45
Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động XTTM nói chung còn quá thấp, chỉ chiếm tỷ lệ là 0.007% so với tổng kim ngạch XK năm 2010, so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 0.11%) Hơn nữa, có sự mất cân đối trong việc thực hiện ngân sách xuống các khu vực địa phương Một số nơi nhận được rất ít kinh phí, điển hình như: Khánh Hòa, Lai Châu, Bắc Cạn, Phú Yên, Quảng Trị, Nam Định, với tổng kinh phí cho XTTM chưa đến 100 triệu đồng, chứ chưa kể đến phục vụ riêng cho xúc tiến nông sản XK 48
2.3 Đánh giá 48
2.3.1 Những thành công đạt được 48
2.3.2 Những khó khăn trở ngại và nguyên nhân 55
CHƯƠNG 3 61
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 61
3.1 Triển vọng và dự báo đến năm 2015 61
3.1.1 Triển vọng 61
3.1.2 Dự báo đến năm 2015 64
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông sản 67
3.2.1 Giải pháp từ phía Chính phủ 67
3.2.2 Giải pháp từ phía các tổ chức XTTM trung ương và địa phương: 67
3.2.3 Giải pháp từ Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài: 68
3.2.4 Các giải pháp từ phía các Hiệp hội ngành hàng nông sản: 69
3.2.5 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
5 Báo Thương mại, Thái Lan nỗ lực xúc tiến xuất khẩu trái cây sang châu Âu và Mỹ, 73
Trang 7Nguồn:
http://chongbanphagia.vn/diemtin/20080804/thai-lan-no-luc-xuc-tien-xuat-khau-trai-cay-sang-chau-au-va-my, ngày 04/08/2008 73
6. Baomoi.com, Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản xấp xỉ 14 tỷ USD, 73
Nguồn: http://www.baomoi.com/Nam-2008-kim-ngach-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-xap-xi-14-ty-USD/45/1341861.epi, năm 2009 73
P 77 1 Tính cấp thiết của chuyên đề 8 77
2 Mục đích nghiên cứu 9 77
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 77
4 Phương pháp nghiên cứu 9 77
5 Kết cấu chuyên đề 9 77
1.1 Giới thiệu về Cục Xúc tiến thương mại 10 77
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong xúc tiến xuất khẩu nông sản 13 77
2.1 Cơ sở pháp lý và các chương trình quốc gia về xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam 27 78
2.2 Thực trạng về xúc tiến xuất khẩu nông sản 33 79
Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động XTTM nói chung còn quá thấp, chỉ chiếm tỷ lệ là 0.007% so với tổng kim ngạch XK năm 2010, so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 0.11%) Hơn nữa, có sự mất cân đối trong việc thực hiện ngân sách xuống các khu vực địa phương Một số nơi nhận được rất ít kinh phí, điển hình như: Khánh Hòa, Lai Châu, Bắc Cạn, Phú Yên, Quảng Trị, Nam Định, với tổng kinh phí cho XTTM chưa đến 100 triệu đồng, chứ chưa kể đến phục vụ riêng cho xúc tiến nông sản XK 43 79 2.3 Đánh giá 43 79
3.1 Triển vọng và dự báo đến năm 2015 56 80
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông sản 62 80
Trang 85 Báo Thương mại, Thái Lan nỗ lực xúc tiến xuất khẩu trái cây sang châu Âu và
Mỹ, 68 80 Nguồn: http://chongbanphagia.vn/diemtin/20080804/thai-lan-no-luc-xuc-tien-xuat-
Tác giả xin cam đoan những nội dung được viết trong chuyên đề thực tập
là của tác giả viết ra và tổng hợp lại, không sao chép từ bất kỳ luận văn haytài liệu nào Nếu sai tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu kỷ luật củaKhoa và nhà trường
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phan Duy Hùng
Trang 9LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, trước tiên tác giả xin đượcgửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến PGS.TS Nguyễn ThườngLạng, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện chuyên đề thực tập này.Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thểcán bộ nhân viên Cục XTTM – Bộ Công Thương và đặc biệt là Trung tâm hỗtrợ xuất khẩu đã tạo điều kiện cho tác giả thực tập và hoàn thành tốt nhữngcông việc được giao ở Cục qua đó tác giả có thể nắm bắt được các vấn đềthực tiễn về chuyên môn để phục vụ cho chuyên đề thực tập này
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trang 10Phan Duy Hùng
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN - Nhật Bản
liên hợp quốc
Governance and Trade
Tăng cường Luật pháp, Quản lý
và Thương mại Lâm sản
nguồn gốc thủy hải sản
Trang 1221 JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến Thương mại
Nhật Bản
bất hợp pháp
AGENCY
Cục xúc tiến thương mại
Việt Nam
Trang 13DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ
3 Đồ thị 3.1 Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế hàng đầu 2010 và dự báo
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 2.1 Số lượng đề án XTTM phân theo các cơ quan, tổ chức, hiệp hội năm 2010 38
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của chuyên đề
Nông nghiệp Việt Nam là một trong những ngành chiến lược của nền kinh
tế Việt Nam Đặc biệt, sau Đổi Mới 1986, Việt Nam đã giải phóng sức sản xuất,
Trang 14mở cửa với thế giới, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng.Nếu như trước đây, nền nông nghiệp của Việt Nam rất yếu kém với nền sản xuấtlạc hậu và nông sản rất hạn chế cả về số lượng và số lượng, thì hiện nay, vớinhiều chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã
có những bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận Trong đó, xuất khẩu nông sản đóngvai trò rất quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam ViệtNam gia nhập WTO là một cột mốc quan trọng Hàng hóa nông sản xuất khẩucủa Việt Nam đã và đang tạo được chỗ đứng cũng như thương hiệu trên thịtrường quốc tế Một trong những nhân tố đóng góp đáng kể phải kể đến đó chính
là hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Bên cạnh những thành công đó, hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản củaViệt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định Các chương trình xúc tiến xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam đang gặp vướng mắc trở ngại một số mặt như:nguồn nhân lực, thông tin khảo sát thị trường, nguồn kinh phí, cơ sở hạ tầng….Việc quảng bá, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại của Việt Nam cũng đanggặp khó khăn từ những yêu cầu khắt khe của cạnh tranh quốc tế hiện nay Cáchoạt động hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mạibước đầu đã có được những kết quả thành công rất đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫnchưa đáp ứng được đầy đủ kỳ vọng từ phía doanh nghiệp Ngoài ra còn phải kểđến những hạn chế, khó khăn về mặt kiến thức chung về hoạt động thương mạiquốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như phải đối mặt với sự cạnh tranh từnhiều nước có thế mạnh xuất khẩu nông sản khác như Trung Quốc, Thái Lan….những điều này đặt ra thách thức xúc tiến nông sản xuất khẩu của Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chuyên đề là tìm hiểu và đánh giá tình hình xúc tiến xuấtkhẩu hàng nông sản của Việt Nam, đồng thời xem xét và phân tích các thựctrạng, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai
Trang 15đoạn hiện nay, sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng: chuyên đề nghiên cứu những vấn đề về xúc tiến xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam
3.2 Phạm vi: chủ yếu tập trung vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhậpvào WTO năm 2007, trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu nông sản
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, quynạp các thông tin thu thập được qua tài liệu chuyên ngành, sách báo, tạp chí,tham khảo tư vấn từ chuyên gia và mạng Internet
5 Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu; danh mục hình, bảng, biểu đồ, đồ thị; kết luận; danhmục tài liệu tham khảo và chú thích, chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1 Giới thiệu về cơ sở thực tập và kinh nghiệm quốc tế
trong xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản.
Chương 2 Nghiên cứu thực trạng xúc tiến xuất khẩu hàng nông
sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Chương 3 Bàn về triển vọng và các giải pháp cho xúc tiến xuất
khẩu nông sản giai đoạn 2010 – 2015.
Trang 16Cục Xúc tiến Thương mại là cơ quan của Chính Phủ do Thủ tướng kýquyết định thành lập theo quyết định 78/2000/QĐ-TTg ngày 06/07/2000 vớichức năng quản lý Nhà nước về XTTM, theo đó:
- Cục XTTM tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm phápluật về XTTM, trình cấp có thẩm quyền duyệt, cũng như kiểm tra việc thựchiện các quy định trên sau khi được duyệt
- Bên cạnh đó, còn thực hiện các hoạt động nghiên cứu về thị trườngtrong nước và ngoài nước nhằm mục đích cung cấp thông tin thương mạinhằm hỗ trợ DN, cũng như tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệptrong XTTM
- Cục XTTM có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Thương mại(nay là sở Công Thương) về quản lý Nhà nước và nghiệp vụ, các hoạt độngXTTM
- Ngoài ra, còn tham gia chỉ đạo các đại diện thương mại ở nước ngoàitiến hành công tác XTTM nói chung
Theo quy định, Cục XTTM được giao thêm một số nhiệm vụ quan trọng,bao gồm:
- Có trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm chohoạt động XTTM
- Tham gia công tác chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý Nhà nướcđối với hoạt động XTTM
- Tham gia xây dựng, thực hiện và quản lý Chương trình thương hiệu,Chương trình truyền hình công thương quốc gia phục vụ XTTM cũng như hỗtrợ các DN Việt Nam xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu
Trang 171.1.1 Văn bản pháp lý cơ sở thành lập của VIETTRADE
Cục XTTM được thành lập theo quyết định của thủ tướng Chính phủ số78/2000/QĐ-TTg ngày 06/07/2000 nhằm mục đích giúp Bộ trưởng BCT thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về XTTM
Quyết định cũng đã nêu rõ, biên chế của Cục XTTM là do Bộ trưởngBTM quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán
bộ Chính phủ và Bộ trưởng BTC theo tiêu chí là tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả,nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động XTTM trong giai đoạn mớihiện nay
Về kinh phí hoạt động của Cục XTTM, là do Ngân sách nhà nước cấp vàđược tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của BTM
1.1.2 Văn bản pháp lý quy định về quyền hạn
Trên cơ sở Nghị định số 189/2007/NĐ- CP ngày 27/12/2007 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BCT và Quyếtđịnh số 78/2000/QĐ-TTg ngày 06/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ vềthành lập Cục XTTM thuộc BTM (nay là BCT); đã quy định rõ:
Cục XTTM là tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc BCT, có chứcnăng là quản lý Nhà nước về XTTM, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước, cócon dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật hiện hành.Cũng theo văn bản, Cục XTTM có những nhiệm vụ quyền hạn chính là:
- Tham gia xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt các chiến lược, chínhsách, chương trình… thuộc phạm vi XTTM
- Có quyền ban hành các văn bản thuộc chuyên ngành XTTM và quản lýNhà nước về XTTM nói chung
Trang 18- Thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, các chươngtrình, dự án, đề án về XTTM.
- Đảm nhiệm công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động và cácvấn đề liên quan đến XTTM
- Được giao quyền chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý Nhà nước đốivới hoạt động XTTM, và về các hoạt động XTTM
- Nghiên cứu thị trường phục vụ hoạch định chính sách XTTMQG
- Xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình thương hiệu quốc gia,chương trình truyền hình công thương quốc gia phục vụ XTTM cũng như hỗtrợ các DN Việt Nam xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu
- Tiến hành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, về chuyên môn nghiệp vụ cũngnhư tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếnhoạt động XTTM
- Có trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm chohoạt động XTTM
- Cuối cùng, xây dựng và quản lý để thực hiện các hoạt động XTTM
1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của VIETRADE
Theo Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/ 2007 của Chính phủ, cơcấu tổ chức của VIETRADE bao gồm : bộ máy lãnh đạo do Cục trưởng đứngđầu, dưới đó phân ra làm hai nhánh chính là bộ máy giúp việc Cục trưởng vàcác tổ chức sự nghiệp có thu Trong từng phân nhánh, có các văn phòng, cácphòng chuyên môn, các ban và các trung tâm ( hình minh họa dưới đây):
Trang 19Hình 1.1 : Cơ cấu tổ chức của VIETRADE
Nguồn: vietrade.gov.vn
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong xúc tiến xuất khẩu nông sản
1.2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
c ) Phòng Quản lý xúc tiến thương mại;
d) Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường;
e) Phòng Chính sách phát triển xuất khẩu;
f) Phòng Thông tin - Đối ngoại;
g) Phòng Công nghệ thông tin và Thương mại
a) Ban Truyền hình công thương;
b) Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu;
c) Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển công thương;
d) Các Trung tâm giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài.
Trang 20đúng đắn Điều này thể hiện trước hết ở sự chú trọng hoạt động XTXK
Định hướng và thông tin thị trường:
Trung Quốc rất coi trọng việc đa dạng hóa thị trường XK, không tậptrung đầu tư cho thị trường riêng biệt nào Những cải cách định hướng thịtrường đó góp phần làm cho hệ thống ngoại thương của Trung Quốc ngàycàng có tính trung lập cao hơn, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động XK
Từ năm 2002 trở đi, Trung Quốc tiếp tục áp dụng các chính sách nói trên
đi đôi với điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thông lệ quốc tế như miễn, giảm,hoàn thuế, đồng thời áp dụng các chính sách, công cụ thúc đẩy XK: cung cấptín dụng DNXK, cho vay ưu đãi theo hiệp định cấp chính phủ, bảo hiểm và bảolãnh tín dụng XK Việc cung cấp tín dụng XK do Ngân hàng xuất nhập khẩuTrung Quốc đảm nhiệm Có thể nói các chính sách hỗ trợ trên rất có hiệu quảtrong việc thúc đẩy XK, tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp cận vững chắc nhữngthị trường XK chủ yếu, đồng thời thâm nhập được những thị trường XK mớitiềm năng với nguồn thông tin được cung cấp bởi cơ quan XTTM chuyên trách.Hàng XK nói chung, cũng như hàng nông sản XK nói riêng, được TrungQuốc phân loại và định hướng từng loại thị trường rất khôn khéo, thâm nhậpvào rất mau lẹ và thuận tiện Từ đó, họ tiến hành xây dựng và thực hiện cáchoạt động xúc tiến rất linh hoạt, chuyên biệt cho từng trường hợp
Trung Quốc rất chú trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực, tham giacác khối liên kết tiểu vực và ký hiệp định thương mại song phương với nhiềunước Điều này cũng rất thuận lợi cho hoạt động xúc tiến cả về yếu tố khônggian lẫn thời gian
Quảng cáo, marketing:
Chiến dịch quảng cáo của Trung Quốc về hàng nông sản được thực hiện
Trang 21rất rầm rộ, với quy mô và mật độ lớn, phủ rộng trên nhiều phương tiện truyềnthông, công nghệ thông tin Thương hiệu Made in China là một trong nhữngthương hiệu phổ biến nhất trên thế giới.
Các hội chợ triển lãm và khuyến mãi:
Các hội chợ thương mại, triển lãm của Trung Quốc là sự kiện mang tínhquốc tế toàn cầu, đã đem lại nhiều động lực thúc đẩy XK nông sản Cùng phốihợp với đó là rất nhiều các ủy ban thương vụ nước ngoài của Trung Quốc, rấtnhanh nhẹn nắm bắt thông tin thị trường ở nước ngoài
Trong các hội chợ thương mại hàng nông sản Trung Quốc, các DN TrungQuốc áp dụng rất nhiều hình thức khuyến mại cho sản phẩm của họ: giá rẻ,dùng thử hàng mẫu miễn phí, mua nhiều ưu đãi giá, tặng quà, giảm giá, tặngphiếu mua hàng, phiếu dự thi trúng thưởng, tổ chức chương trình khách hàngthường xuyên Ngoài ra , các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí củaTrung Quốc cũng là một thế mạnh thương hiệu độc đáo, qua đó truyền tảithông điệp cũng như hỗ trợ xúc tiến cho XK nói chung, và các mặt hàng nôngsản nói riêng
b Về hạn chế
Rõ ràng, hoạt động xúc tiến của Trung Quốc, trong nhiều trường hợp còn
có nhiều điểm tiêu cực, thiếu công bằng và minh bạch, chưa phù hợp vớinguyên tắc cạnh tranh bình đẳng của thương mại quốc tế Ví dụ như hoạtđộng quảng cáo, có rất nhiều trường hợp, DN Trung Quốc lợi dụng cácthương hiệu nổi tiếng toàn cầu, qua đó lợi dụng thực hiện quảng cáo cho sảnphẩm của họ để kiếm lợi, hàng giả và kém chất lượng là một trong nhữnghình ảnh xấu về hàng hóa Trung Quốc Hình thức này diễn ra ngày càng phứctạp, nhất là trong thời đại ứng dụng công nghệ thông tin và Internet như hiện
Trang 22nay và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, cũng như đánh vàotâm lý giá rẻ được lợi Điều này đặc biệt diễn ra khá nghiêm trọng với thịtrường châu Á, với nhu cầu tiêu thụ đang tăng rất cao nhưng về thu nhập bìnhquân đầu người lại ở mức trung bình hoặc dưới mức đó.
Hàng nông sản Trung Quốc tràn ngập thế giới, đó là điều đáng ghi nhận.Tuy nhiên, với nhiều thông tin xấu về chất lượng VSATTP, nó ảnh hưởngnhiều đến quá trình XTXK hàng nông sản của Trung Quốc, bắt nguồn từ việcmuốn giảm chi phí hàng nông sản, kéo theo vấn đề chất lượng thực sự của sảnphẩm không tương xứng với những gì được quảng cáo, giới thiệu
Hoạt động xúc tiến của Trung Quốc cũng chưa được thực hiện hoànthiện, mất cân đối ở chỗ trước khi bán sản phẩm thì tổ chức khá thành công vàchuyên nghiệp, nhưng sau khi tiêu thụ được sản phẩm thì dịch vụ hậu kháchhàng cũng như vấn đề chất lượng còn gây nhiều tranh cãi Rất nhiều vụ kiệnthương mại hàng nông sản Trung Quốc liên quan đến vấn đề chất lượng vàVSATTP đã xảy ra Điều này có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động XKcũng như gây khó khăn cho hoạt động XTXK của Trung Quốc, nhất là trongthời đại cạnh tranh thương mại gay gắt như hiện nay
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Trang 23trong nước.
Hội chợ xúc tiến của Nhật Bản:
Được đánh giá là hội chợ tầm quốc tế, hàng hóa nông sản của Nhật Bảnđược quảng bá rất chuyên nghiệp với sự tham gia đồng thuận của các bên:DNXK, cơ quan XTTM, các cơ quan khác
Hoạt động hỗ trợ liên quan đến tổ chức hội chợ, thuê gian hàng và chiphí, cũng như sự giúp đỡ tương trợ lẫn nhau giữa các DNXK Nhật Bản và các
cơ quan XTTM được thực hiện tốt
Bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ truyền thống của hoạt động XTTM tạihội chợ, Nhật Bản còn rất sáng tạo trong việc tìm ra những hướng đi mới chohoạt động XK Ví dụ như việc Nhật Bản sử dụng các giá trị văn hóa truyềnthống của họ vào trong các hoạt động xúc tiến của hội chợ một cách rất thànhcông, tạo được thị hiếu và ấn tượng tốt về hàng nông sản của Nhật Bản, mộtđiển hình là văn hóa ẩm thực của Nhật Bản
Các biện pháp hỗ trợ về tín dụng và tư vấn XK cho DNXK:
Chính phủ Nhật Bản thành lập ngân hàng XK, nay là EXIMBANK để hỗtrợ tín dụng cho cho những dự án XK có kim ngạch lớn Hàng năm, hội nghịtham vấn cấp cao bàn về XK (gồm đại diện của chính phủ và giới kinh doanh,giới học giả ) được tổ chức bàn về mục tiêu XK cho năm tới và thảo luận cácbiện pháp hỗ trợ DNXK cụ thể
Nhật Bản còn áp dụng biện pháp khuyến khích XK bằng cách đưa ra cáctiêu chuẩn công nhận các DN có nhiều cống hiến cho XK Hàng năm kiểmđiểm, đánh giá kết quả XK để biểu dương, tặng thưởng bằng biện pháp cấptín dụng với lãi suất thấp và miễn giảm thuế đặc biệt cho các DN này
Nhật Bản tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Nam Á và là nước viện
Trang 24trợ chính cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vượt xa cả Mỹ.Viện trợ của Nhật Bản đã tạo thuận lợi cho việc XK của Nhật Bản và thúc đẩymạnh việc buôn bán của Nhật Bản với khu vực này, cũng như nhiều khu vựckhác trên thế giới, đây là những hoạt động nằm trong khuôn khổ XTXK củaNhật Bản.
Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:
Nhật Bản có một hệ thống chương trình đào tạo XTTM rất bài bản, theođúng tiêu chuẩn quốc tế Các DNXK cũng như các cơ quan XTTM chuyêntrách của Nhật Bản đa số đều hiểu và nắm rõ những kiến thức kinh nghiệm vềXTTM thu thập được, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tế
Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đi liền với xúc tiến xuất khẩu:
Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng XK rất khắt khenhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uytín Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng XK cũng như những camkết của Nhật Bản đã làm cho những nhà NK tin tưởng vào hàng của Nhật vàgóp phần thúc đẩy việc tăng XK của nước này
Công tác và chương trình khách hàng được thực hiện nghiêm túc, tráchnhiệm, trước, trong và sau khi bán hàng XK với nhiều ưu đãi về giá cả và giaodịch lâu dài
b Về hạn chế
Nền kinh tế Nhật trong hai thập kỷ gần đây chững lại, thậm chí có dấuhiệu đi xuống, hoạt động thương mại xúc tiến cũng theo đó, tuy vẫn duy trì,nhưng chưa có nhiều sáng kiến hay đột biến mới như trước đây Việc đồng Yênliên tục tăng giá, đặc biệt là so với đồng USD cũng là một điều không có lợi
Trang 25cho XK của Nhật Bản, vì khi đó giá hàng hóa XK của hàng hóa Nhật Bản sẽtrở nên đắt tương đối, do bắt nguồn một phần từ chi phí cho quảng bá, xúc tiến
và dịch vụ ban đầu tăng
Nhật đang mắc phải sự cạnh tranh của nhiều quốc gia ở nhiều lĩnh vựchàng nông sản của họ, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc Rõ ràng, hàng nông sảncủa Nhật đắt và chất lượng hơn, nhưng chính điều đó có thể khiến họ bị mấtthị trường ở các nước nghèo, hoặc trong các bối cảnh khủng hoảng, lạm phát
và giá dầu leo thang càng làm cho chi phí sản xuất tăng cao như hiện nay, đikèm với đó là cắt giảm nhu cầu chi tiêu Chi phí phục vụ cho xúc tiến, quảng
bá, đặc biệt ở những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản vốn đã cao,nay lại tăng thêm
Hoạt động xúc tiến, như con dao hai lưỡi, nó có thể đem lại cho hàng XKnhững mối lợi nhuận lớn, quảng bá sản phẩm và đưa đến với công chúng,nhưng cùng với đó là nguy cơ bị lợi dụng thương hiệu và bị làm giả, chịu thiệthại vô cùng to lớn Hàng hóa XK của Nhật cũng là một trong những hàng hóa
bị làm giả nhiều nhất trên thế giới Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanhthu và lợi nhuận, mà nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến uy tín trên thươngtrường quốc tế
Ngoài ra hoạt động XTTM của Nhật Bản tuy vẫn duy trì hiệu quả ở các thịtrường truyền thống, thì ở những thị trường mới tiềm năng, lại chưa thấy được
sự đột phá đáng kể nào, về khoản này Nhật Bản đã bị Trung Quốc vượt mặt
1.2.1.3 Thái Lan
a Về những thành tựu:
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống, với 60% tham giavào lao động trong nông nghiệp cả nước Nền nông nghiệp Thái Lan và cả bộmáy thương mại vận hành theo đó vẫn luôn qua giữ vai trò quan trọng, góp
Trang 26phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản XK trênquốc tế.
Tập trung phát triển các ngành, mặt hàng mũi nhọn:
Cụ thể, Thái lan đã tập trung phát triển lĩnh vực như sản xuất và XK hàngnông sản( gạo, hoa quả), thủy hải sản phục vụ XK, Công nghiệp chế biếnnông sản cho XK
Tiêu biểu là ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan, đã vàđang phát triển rất mạnh Chính phủ Thái Lan khuyến khích và XT đầu tư, thuhút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuấttrong nước để phát triển ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm, thông quaviệc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh
Tái cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu và nâng cao chất lượng:
Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội thời kỳ 2000 - 2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của
Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượngcủa 12 mặt hàng nông sản chính, trong đó có tập trung vào các các mặt hàng:gạo, hoa quả, hải sản Những lĩnh vực này được ngày càng được tập trungthực hiện, đi đôi với đó là sự trợ giúp hoàn thiện của ngành Công nghiệp chếbiến được đầu tư mạnh của Thái Lan, đã tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ chohàng nông sản Thái Lan
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng:
Chính phủ Thái Lan thường xuyên tổ chức thực hiện và trợ giúp cho cácchương trình quảng bá VSATTP Ví dụ như chương trình “Năm an toàn thựcphẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới” Mục đích chương trình này làkhuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất
Trang 27lượng vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Bên cạnh
đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượngVSATTP Và đặc biệt là, những hoạt động, công tác tổ chức thực hiện nàyđược đầu tư quảng bá rộng rãi trên nhiều phương diện: truyền thông, côngnghệ thông tin, quảng cáo văn hóa, du lịch… Do đó, ngày nay, thực phẩmchế biến của Thái Lan đã thành công ở các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ,Nhật Bản và EU
Các hoạt động trợ giúp tích cực từ Chính phủ Thái Lan:
Bên cạnh ký FTA với các nước, Chính phủ Thái Lan còn là người đạidiện thương lượng với Chính phủ các nước để tiếp cận các thị trường XKnày, nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tận dụng lợi thế cũng như đạt được lợithế cạnh tranh trong XK hàng nông sản
Vấn đề quyền lợi, trợ giúp cho người nông dân, các DNXK cũng đượcChính phủ Thái Lan nghiêm túc thực hiện và đảm bảo Có thể kể ra:
Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cánhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn tronglĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội chonông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro vàthiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sứccạnh tranh với hình thức như: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,đẩy mạnh công tác tiếp thị;
Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xâydựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp
Trang 28Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc,góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuấtnông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng cáctrạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước
Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhàmáy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sànđấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; XT Công nghiệp chế biếnthực phẩm và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tổ chức hệ thống cơ quan chuyên trách XTTM hợp lý, có tính liên kết:
Việc XT và phát triển thị trường nông sản XK của Thái Lan do nhiều cơquan nắm giữ đảm nhiệm, có thể kể ra như:
Cục XT nông nghiệp và Cục Hợp tác xã thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợptác xã, giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động sảnxuất chế biến thực phẩm nông sản;
Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã giúp đỡ nông dân
từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản;
Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp XTtiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng;
Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia XT việc áp dụngkhoa học và công nghệ cho chế biến;
Bộ Đầu tư XT đầu tư vào vùng nông thôn
Công tác hội chợ và xúc tiến được thực hiện tốt:
Nhờ được quảng bá rộng rãi qua các lần hội chợ, liên hoan và trên cácphương tiện truyền thông đại chúng, hàng nông sản Thái Lan ngày một thànhcông trên nhiều thị trường truyền thống lẫn tiềm năng Người nông dân Thái
Trang 29Lan và cả những người thực hiện công tác XTXK nói chung đều rất nhiệt tình
và khá chuyên nghiệp trong công tác tiếp thị, quảng bá cho hình ảnh sảnphẩm của mình Mô hình hội chợ XTXK nông sản của Thái Lan thường gắnliền với các sự kiện lễ hội truyền thống, được tổ chức tại những thành phố dulịch thu hút đông đảo khách thập thương, nhà đầu tư và doanh nghiệp nướcngoài, có thể kể ra như Bangkok, Pattaya… Đất nước Thái Lan gắn liền vớihình ảnh đất nước của nụ cười, của thân thiện
Mô hình nông nghiệp bền vững, là bàn đạp tích cực cho XTXK:
Thái Lan còn tính toán phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cáchkhoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyênbừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giảiquyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sửdụng tài nguyên lâm sản, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đấtcanh tác Điều này rõ ràng về lâu dài có lợi cho nền nông nghiệp của Thái Lan
b Về hạn chế
Việc ký kết tham gia các hiệp định tự do song phương, là phù hợp với xuthế chung của thương mại quốc tế Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơtrong cạnh tranh và bị chiếm lĩnh thị trường Việc Thái Lan ký kết nhiều FTAvới các nước, đặc biệt là Trung Quốc, lại gây nhiều khó khăn trong vấn đề cạnhtranh như hiện nay Hàng nông sản Thái Lan kém về cạnh tranh giá cả hơn sovới hàng nông sản của Trung Quốc Với việc mở cửa thị trường và tự do cạnhtranh như hiện nay, Thái Lan đang có phần yếu thế với hàng Trung Quốc, ởmặt số lượng và giá cả, chứ không phải mặt chất lượng
Hàng nông sản Thái Lan cũng nhiều trường hợp bị giả mạo, dán nhãnmác, và một lần nữa, lại là từ phía Trung Quốc Điều này gây ảnh hưởng đến
uy tín của hàng nông sản Thái Lan Thủ đoạn giả mạo ngày càng tinh vi hơn,
Trang 30gian lận ở nhiều lĩnh vực, nhiều mặt khác nhau: như thương hiệu, chất lượng,giấy tờ chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ, xuất khẩu trung gian Đến nay, vẫn lànhững vấn đề diễn biến còn phức tạp.
Tình hình hậu Khủng hoảng tài chính thế giới và Khủng hoảng kinh tế chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động XT, trong đó công tác gây dựnglại hình ảnh thương hiệu cho hàng nông sản Thái Lan đang đứng trước nhiềukhó khăn
-Bên cạnh các vấn đề tiêu chuẩn chất lượng khắt khe từ các thị trường khótính như Mỹ, EU và Nhật Bản mà Thái Lan đang phải cố gắng điều chỉnh đápứng, còn phải vướng phải cạnh tranh khu vực quyết liệt từ phía Trung Quốc,Việt Nam và một số nước ASEAN, Nam Á và Trung Á khác
1.2.2 Bài học cho Việt Nam
Thứ nhất là tìm hiểu thông tin thị trường, một trong những điều mà tất cảcác DN dù ít dù nhiều đều thiếu Các tổ chức XTTM không chỉ cung cấp chocác DN về nhu cầu của thị trường mà còn giúp họ tìm hiểu một loạt các mặtkhác như: thị hiếu, tập tính tiêu dùng, văn hóa, xã hội, luật pháp Bởi vậy, hoạtđộng khảo sát nghiên cứu thị trường cần phải được hoàn thiện hơn, đúng theocác nguyên tắc và yêu cầu của thương mại quốc tế
Tiếp đó là vấn đề nâng cao nguồn lực phục vụ XTXK Đây là một yếu tốhết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược XTTM Các tổ chứcXTTM nói chung, thông qua việc đẩy mạnh thành lập các trung tâm đào tạo
kỹ năng thị trường cho các DN, đồng thời thường xuyên tiến hành tổ chức cáchội thảo, các khóa học với kinh nghiệm học được từ các doanh nhân thành đạtđến từ các tổng công ty, tập đoàn lớn, các chuyên gia nước ngoài, đều lànhững biện pháp cần thiết cho đào tạo nhân lực Nguồn lực ở đây còn bao
Trang 31gồm cả về cơ sở hạ tầng, cơ sở về tài chính… cũng cần được chú trọng hơn.Thứ ba là vấn đề tổ chức và nghiệp vụ XTTM Với việc tham gia cáccuộc triển lãm quốc tế, hội chợ về các mặt hàng nông sản, DNXK có thể tiếpcận, giao lưu và học hỏi được từ các DN nước bạn, đồng thời quảng bá chohàng hóa cũng như thương hiệu hàng nông sản Việt Nam Bên cạnh đó, thựchiện tốt các chương trình khuyến mãi, quảng bá sản phẩm và xây dựngthương hiệu, các dịch vụ khách hàng thường xuyên và hậu bán hàng Ngoài
ra, còn phải thường xuyên tổ chức cho đoàn các chuyên gia, DN trong nước đitham quan, tham gia triển lãm tại nước ngoài, nhằm giao lưu trao đổi học hỏikinh nghiệm cũng như thực hiện công tác khảo sát nghiên cứu thị trường
Kế đến là vấn đề chất lượng cũng như phát triển sản phẩm Trong thời kỳcạnh tranh mạnh mẽ như hiện này, giá thành là một yếu tố quan trọng nhưngkhông phải là quyết định, mà phải là chất lượng cũng như là các hướng đi mớitrong việc phát triển sản phẩm Đây là một xu thế khách quan mà DNXK phảituân theo và theo đuổi trong cạnh tranh toàn cầu hiện nay
Thứ năm, nhằm đảm bảo vấn đề thông tin, xử lý cũng như phân tích thôngtin được kịp thời và ra quyết định hiệu quả, các tổ chức XTTM còn phải pháttriển mạng lưới văn phòng thương mại đại diện ở nước ngoài, nhằm mục đíchthường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường để cungcấp cho các DN trong nước một cách kịp thời
Cuối cùng, XK nông sản Việt Nam cần tìm cách mở ra những thị trườngmới, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như
Mỹ, EU, Nhật Bản Nhiều thị trường tiềm năng như thị trường châu Phi,Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á, đều được đánhgiá là sẽ phục hồi rất nhanh, sau bối cảnh hậu Khủng Hoảng Các DN Việt
Trang 32Nam cũng cần chú ý rằng trong năm 2011 sẽ có thêm rất nhiều rào cản vànhững quy định mới của các thị trường Bài học từ quy định IUU của EU, vụđưa cá tra vào danh sách đỏ của WWF và vụ kiện cá tra, tôm ở Mỹ là điểnhình Các DN cũng không thể không tính đến một số biện pháp mang tínhchất bảo hộ, thậm chí cố tình đưa ra những thông tin xấu tại một số thị trường
và đối thủ cạnh tranh, như trong việc XK cá tra, cá basa thời gian cuối năm
2010 đầu 2011 qua Đây đều là những điểm đáng lưu ý, cần phải được quantâm không chỉ từ phía DNXK mà còn từ Chính phủ, cơ quan và tổ chứcchuyên trách vấn đề thương mại quốc tế, trong đó có Cục XTTM
Trang 33CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.1 Cơ sở pháp lý và các chương trình quốc gia về xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam
2.1.1 Văn bản về quảng cáo thương mại
Nghị định 37/2006/NĐ-CP đã đề cập đến những nội dung chủ yếu của
vấn đề quảng cáo thương mại, khái quát bao gồm:
- Đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thươngmại (điều 21)
- Đề cập đến những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (điều 22)
- Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại(điều 23)
- Đề cập đến vấn đề quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụliên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi
và giống vật nuôi, giống cây trồng (điều 25)
- Đưa ra các tiêu chuẩn, các kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với chấtlượng và nội dung hàng hóa trong Quảng cáo thương mại (điều 26)
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng khác là vấn đề về trách nhiệm thực hiệnquảng cáo thương mại cũng đã được văn bản quy định rõ, đó là:
- Quy định trách nhiệm đối với nội dung sản phẩm quảng cáo thươngmại (điều 27): theo đó, DN kinh doanh quảng cáo thương mại và người đứngđầu cơ quan quản lý các phương tiện thông tin đại chúng về chương trìnhquảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải chấphành đúng các quy định pháp luật về quảng cáo
- Vấn đề đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại (điều 28): đó là trong
Trang 34trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại vi phạm quyđịnh của pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại là cơ quan thẩmquyền đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại Khi đã bị đình chỉ, thươngnhân có sản phẩm quảng cáo thương mại và cơ quan quản lý phương tiệnquảng cáo phải chấp nhận và có nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối.
2.1.2 Văn bản về hội chợ triển lãm
Thông tư 07/2007/TTLT-BTM-BTC đã đưa ra một số quy định chính về
hội chợ triển lãm như sau:
- Việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải trước ngày01/10 của năm trước năm tổ chức (hoặc nếu đăng ký sau, thì chậm nhất 30ngày trước ngày khai mạc đối với HCTL thương mại tại Việt Nam và 45 ngàyđối với HCTL thương mại ở nước ngoài)
- Vấn đề hồ sơ đăng ký HCTL thương mại và tiếp nhận hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký tổ chức HCTL thương mại được thực hiện theo quy địnhtại Điều 38 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngàynhận được hồ sơ, cơ quan quản lý Nhà nước thông báo bằng văn bản cho thươngnhân, tổ chức liên quan đến thương mại để bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ;
DN có quyền đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước giải thích rõ những nộidung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ, cơ quan quản lý Nhà nước có tráchnhiệm trả lời thỏa đáng các vấn đề có liên quan
- Xác nhận, không xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:với trường hợp đăng ký trước ngày 01/10 và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
về đăng ký, cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác nhậnhoặc không xác nhận (có nêu rõ lý do) bằng văn bản muộn nhất là 1 tháng
Trang 35sau đó (với trường hợp đăng ký sau 01/10 thì thời hạn tương ứng như trên
ở nước ngoài;
Thời hạn cho cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, xác nhận hoặc khôngxác nhận (có nêu rõ lý do) bằng văn bản là 10 ngày kể từ ngày nhận, với điềukiện văn bản đáp ứng đúng các yêu cầu
- Báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: DN, tổ chứchoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản báo cáo kết quả tổchức đến cơ quan quản lý Nhà nước trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúcHCTL thương mại
2.1.3 Văn bản về hoạt động khuyến mại
Các hoạt động khuyến mại được quy định trong thông tư BTM-BTC, theo đó:
07/2007/TTLT Các hình thức khuyến mại được quy định trong văn bản bao gồm:
Hàng hoá và dịch vụ mẫu, khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền kèmtheo hoặc không kèm theo việc mua, bán khác;
Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn trước đó;
Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụngdịch vụ;
Trang 36 Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi trúng thưởng;
Các chương trình khách hàng thường xuyên;
Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệthuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại
- Thông báo thực hiện khuyến mại:DN có hoạt động khuyến mại có thờihạn là chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, để gửithông báo bằng văn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại
- Vấn đề hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại và tiếp nhận hồ sơ: theo
đó, mẫu bộ hồ sơ đăng ký theo quy định bao gồm:
Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại;
Thể lệ chương trình khuyến mại;
Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé
số dự thưởng;
Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;
Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng (nếu có);
Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại vàhàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có)
- Hoạt động tiếp nhận hồ sơ cũng cần lưu ý một số điều sau:
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý Nhà nước ghi Giấy biên nhận hồ
sơ gồm 02 bản: 01 bản giao cho DN thực hiện khuyến mại và 01 bản lưu tại
cơ quan quản lý Nhà nước (không áp dụng đối hồ sơ qua đường bưu điện);
Đối với hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan quản lý Nhà nước thông báobằng văn bản trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ cho DN để bổ sung,hoàn chỉnh hồ sơ;
DN có quyền đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước giải thích rõ nhữngyêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ, và cơ quan quản lý Nhà nước có trách
Trang 37nhiệm trả lời thỏa đáng các vấn đề có liên quan
- Việc xác nhận, không xác nhận việc đăng ký thực hiện khuyến mại:trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thực hiệnkhuyến mại đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm xem xét,xác nhận hoặc không xác nhận ( có nêu rõ lý do) bằng văn bản
- Ngoài ra, còn vấn đề về sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyếnmại: trình tự, thủ tục đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung đối với chương trìnhkhuyến mại phải theo các quy định về khuyến mại tại Luật Thương mại vàNghị định số 37/2006/NĐ-CP
- Đối với trường hợp chấm dứt và đình chỉ thực hiện chương trìnhkhuyến mại:
Trong trường hợp chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mạiquy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP;
Nếu phát hiện có hành vi vi phạm thuộc quy định tại Điều 20 Nghị định
số 37/2006/NĐ-CP, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việcthực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của DN
- Cuối cùng là hoạt động báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại: khi kếtthúc chương trình khuyến mại DN phải báo cáo kết quả thực hiện khuyến mạitại địa phương đến cơ quan quản lý Nhà nước
2.1.4 Chương trình Thương hiệu quốc gia
2.1.4.1 Tóm tắt chung về Chương trình Thương hiệu quốc gia
Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003, giao Bộ Thươngmại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối
hợp với các Bộ, Ngành triển khai Chương trình hướng tới các mục đích:
Trang 38- Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá
và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao;
- Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trênthị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập;
- Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị "Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực lãnh đạo"
2.1.4.2 Đặc điểm chính
Một là: đây là chương trình duy nhất do Chính phủ Việt Nam tiến hành
với mục đích quảng bá thương hiệu quốc gia
Hai là: Chương trình không phải là một giải thưởng thương hiệu Việc
lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đủ tiêu chuẩn gắn biểu trưng Thương hiệuquốc gia chỉ là sự khởi đầu để các DN trở thành đối tác của Chương trình
Ngoài ra: Nhà nước sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có
chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các DN Việt Nam tạo chỗ đứngvững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệucủa mình
2.1.4.3 Nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây
dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu cho DNXK
Thứ hai, lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam tham gia Chương
trình, đông thời Nhà nước sẽ phối hợp cùng để xây dựng các chương trình hànhđộng cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm đượclựa chọn
2.1.5 Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia
Theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005, chương trình
Trang 39xúc tiến Thương mại Quốc gia là chương trình XTTM được xây dựng theođịnh hướng về thị trường, ngành hàng XK của Chiến lược XK thời kỳ 2006 -
2010 và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện, với các mục tiêu chung là:
- Tăng cường hoạt động XTTM, phát triển thị trường XK
- Tạo điều kiện ban đầu xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ hoạt độngXTTM
- Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, Góp phần nâng cao nănglực kinh doanh của cộng đồng DN
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của chương trình là giai đoạn 2006 – 2010,với các đối tượng áp dụng là:
Các đơn vị tham gia: DN thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lậptheo quy định của pháp luật hiện hành, có đề án XTTM tham gia Chươngtrình;
Các đơn vị chủ trì, bao gồm: các tổ chức XTTM Chính phủ thuộc các
Bộ, cơ quan ngang Bộ; các tổ chức phi Chính phủ: các Hiệp hội ngành hàng,Phòng TMCN VN…
2.2 Thực trạng về xúc tiến xuất khẩu nông sản
Cục XTTM, với tư cách là cơ quan đầu mối trong hoạt động XTTM, đã
tổ chức nhiều hoạt động một cách hiệu quả như: hội chợ, triển lãm trong vàngoài nước để quảng bá nông sản, phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chứchội thảo và tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực XTTM, thực hiện cung cấp thôngtin, tư vấn cho DN, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia và quản lý,điều phối thực hiện Chương trình XTTMQG Trong thời gian qua, các hoạtđộng XTTM nói chung và xúc tiến XK nói riêng đã không ngừng đổi mới vànâng cao chất lượng
Trang 402.2.1 Về Chương trình XTTMQG
Qua 5 năm triển khai thực hiện (2006 - 2010), Chương trình XTTMQG đãđóng góp quan trọng đối với công tác xúc tiến XK, nâng cao năng lực cạnhtranh cho DNXK nông sản Chương trình đã mở ra rất nhiều cơ hội cho cácDNXK nông sản tham gia nhiều hoạt động XTTM đa dạng, đạt nhiều kết quảtốt Cũng nhờ đó, năng lực, vai trò và vị thế của các Hiệp hội ngành hàng cũngđược nâng lên đáng kể
Chương trình đã góp phần đáng kể giúp kim ngạch XK nông sản tăng trưởngliên tục qua các năm Sau đây là đồ thị minh họa kim ngạch XK nông sản nhữngnăm qua:
Đồ thị 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: tổng hợp số liệu
Năm 2010, Bộ Công Thương đã phê duyệt tổng cộng 93 đề án, với tổngkinh phí 100,27 tỷ đồng được đề nghị Nhà nước hỗ trợ, dành cho các Hiệp hội