1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN TÀI LI ỆU

5 198 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 17,28 KB

Nội dung

TỔNG QUAN TÀI LI ỆU 2.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước - “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH: TRƯỜNG HỢP NGÀNH NGÂN HÀNG” do chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thực hiện vào tháng 5 năm 2006 nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về dịch vụ ngân hàng của Việt Nam, bao gồm cả quá trình đổi mới từ năm 1990; môi trường chính sách, pháp luật hiện hành và những cam kết tự do hoá dịch vụ ngân hàng gần đây. Bằng việc sử dụng mô hình kim cương, báo cáo còn phân tích năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh của những thay đổi gần đây trên thế giới cũng như ảnh hưởng của tự do hoá đối với các dịch vụ ngân hàng trên cả hai góc độ: ảnh hưởng đối với chính bản thân ngành và đối với nền kinh tế nói chung, kể cả những ảnh hưởng mang tính xã hội. Đồng thời báo cáo còn đưa ra những kiến nghị, nhằm cải thiện khung pháp lý, chính sách điều tiết và vận hành; chiến lược phát triển ngành ngân hàng. - “DEVELOPMENTS IN CREDIT TO THE PRIVATE SECTOR IN CENTRAL AND EASTERN EUROPEAN EU MEMBER STATES: EMERGING FROM FINANCIAL REPRESSION - A COMPARATIVE OVERVIEW” do Peter Backe và Tina Zumer trình bày. Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự phát triển tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân của các thành viên khối EU tại Trung và Đông Âu trong giai đoạn 1999 đến 2004. Tác giả bàn luận về những yếu tố quyết định của việc mở rộng tín dụng, thăm dò những tác động đến sự phát triển kinh tế và nghiên cứu những tác động của chính sách. Bài viết cũng xét lại vấn đề phát triển tín dụng trong quá trình thống nhất tiền tệ của các thành viên ở một mức độ nhất định. Việc phân tích cho thấy rằng (i) cho vay khu vực kinh tế tư nhân đang tăng trưởng một cách năng động nhưng không ở tất cả các nước trong nghiên cứu, (ii) những khoản cho vay hộ gia đình tăng lên nhanh chóng ở tất cả các nước và (iii) ngoại tệ cho vay khá lớn, đặc biệt là tại các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định. Sự phát triển tín dụng còn được đẩy mạnh bởi sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, sự cải cách toàn diện và tư nhân hoá trong lĩnh vực tài chính và bởi sự khởi đầu của các định chế thị trường và những cải cách hợp pháp. Năng lực tín dụng tại hầu hết các nước thành viên mới vẫn tiếp tục mang tính cạnh tranh thấp, nơi được cho rằng sự phát triển tín dụng sẽ có xu hướng cao, đặc biệt là trung hạn. Tại các quốc gia này sự phát triển tín dụng khu vực tư nhân được ghi nhận là nhanh và ổn định, những thâm hụt tài khoản hiện tại chuyển sang giai đoạn được cho rằng có thể khắc phục trong dài hạn. - “FOREIGN BANK PENETRATION AND PRIVATE SECTOR CREDIT IN CENTRAL AND EASTERN EUROPE” được thực hiện bởi R.T.A. de Haas và I.P.P van Lelyveld. Tháng 07/2002. Nhóm tác giả phân tích quá trình thâm nhập của ngân hàng nước ngoài tại Trung và Đông Âu (CEE) cũng như ảnh hưởng của nó đến tín dụng khu vực doanh nghiệp tư nhân, kể cả tín dụng xuyên quốc gia và tín dụng cung cấp bởi ngân hàng chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài. Bằng cách liên kết bộ dữ liệu BIS và bộ dữ liệu BankScope, nhóm nghiên cứu đã nhận rõ sự khác biệt giữa hai loại tín dụng trên. Bài viết chỉ ra vai trò quan trọng tương đối của loại hình ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tại Hungary and Phần Lan, ngân hàng nước ngoài cũng đã rất quan trọng trong suốt những năm đầu chuyển tiếp, khi loại hình ngân hàng này cung cấp một lương đáng kể tín dụng xuyên quốc gia. Nhóm đã không tìm được các bằng chứng về việc các ngân hàng nước ngoài biến mất khỏi CEE trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hoặc giai đoạn nền kinh tế bị xuống dốc. Mặc dù tín dụng xuyên quốc gia đã từng giảm sút trong một vài giai đoạn, đồng thời các ngân hàng nước ngoài đã mở rộng cung cấp tín dụng qua các ngân hàng đại lý. Đây có thể là điều đáng quan tâm đối với các quốc gia vẫn còn quan ngại về việc quyết định mở cửa thị trường cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - PGS-TS Nguyễn Đình Tự trong bài nghiên cứu “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp tư nhân” của mình đã chỉ ra vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), với sự năng động và tính hiệu quả của nó trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông, hiện nay KTTN đang gặp phải một cản trở rất lớn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh và là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực này đó là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Nhu cầu vay vốn của khu vực kinh tế này càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển của ngày càng nhiều DN mới, nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì không đáp ứng được các yêu cầu mà NH đặt ra. Ông đã nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc DTTN khó tiếp cận với nguồn vốn NH và những giải pháp để giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển. - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) vừa có một nghiên cứu về khả năng tiếp cân nguồn vốn Ngân hàng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Nghiên cứu này cho thấy giữa NH và các DN còn một khoảng cách khá xa trong cung - cầu tín dụng. Các chuyên gia của CIEM chỉ ra rằng: 44% ngân hàng được hỏi cho DNN&V vay với tỷ trọng vốn khoảng 38% dư nợ. Phần lớn các ngân hàng cho DNN&V vay với số tín dụng ngày càng gia tăng và dễ dàng hơn khi tiếp cận vay vốn. Từ đó cho thấy thực tế các DNN&V có nhiều cơ hội vay vốn hơn từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, CIEM cũng nêu ra: mặc dù có đến 50% số DNN&V cho rằng họ dựa rất nhiều vào nguồn tín dụng của các ngân hàng, chiếm khoảng 30% tổng vốn của doanh nghiệp và trong 5 năm qua, có trên 85% các DNN&V có khả năng vay được nhiều vốn hơn (quan điểm này tương đối trùng khớp với quan điểm của các ngân hàng), nhưng các DNN&V vẫn có những quan điểm khác với ngân hàng. Phía các ngân hàng luôn khẳng định đối xử với DNN&V như các doanh nghiệp lớn, nhưng DNN&V lại cho rằng, phần lớn các ngân hàng “thiên vị”, ưu ái cho các doanh nghiệp lớn. 2.2. Các bài viết có liên quan đến vấn đề cân nghiên cứu - Bài viết “ Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và kiến nghị” đăng trên trang web www.moi.gov.vn của bộ Công nghiệp đã chỉ ra sự quan trọng của việc huy động vốn đối với DNTN. Theo bài viết, các DNTN hiện nay hầu như chỉ huy động vốn từ các nguồn: tiền tiết kiệm, vốn tự đóng góp của các thành viên, vay từ gia đình, bạn bè, từ nguồn lợi nhuận tái đầu tư. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn do không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, lãi suất cao . Và trên thực tế chỉ có khoảng 55% số doanh nghiệp tư nhân hiện nay được vay vốn ngân hàng, nhưng chủ yế là tín dụng ngắn hạn, không đáp ứng được cho các nhu cầu đầu tư lớn và dài hạn. - Bài viết “Bơm vốn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ” trên trang web www.moi.gov.vn cho biết ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội SMEs Việt Nam, nguyên nhân khiến DN khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nằm cả ở hai phía doanh nghiệp và ngân hàng. Về phía doanh nghiệp là sự yếu kém trong khâu thiết kế và chuẩn bị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và cuối cùng là lịch sử tín dụng của DN không có hoặc không rõ ràng. Nhưng theo ông Tiệp, bản thân các ngân hàng vẫn chưa thực sự nhiệt tình trong phục vụ DNV&N, thể hiện ở chính sách tài sản thế chấp khắt khe, thủ tục hành chính phức tạp khiến các DN quy mô nhỏ rất khó đáp ứng được. Ông cho rằng tâm lý các ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân tán, khó quản lý cũng là một vấn đề cần giải quyết để nhằm rút ngắn khoảng cách giữa NH và DN. - Bài viết “Vốn cho DNV&N: NH nói gì” trích trong Thời báo kinh tế Sài Gòn cho biết: Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNVVN trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 ước tính là 22%. Tuy nhiên, trong một điều tra về thực trạng DNVVN do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng, 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Những tỷ lệ này cũng sát với khảo sát khác tại một số ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh: trong 100 hồ sơ vay vốn ngẫu nhiên của các DNVVN thì chỉ có khoảng từ 35 – 40 hồ sơ có thể được chấp nhận cấp vốn. Như vậy, nhìn chung khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của các DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế. 2.3. Hội nghị - hội thảo - Hội thảo “Phát triển dịch vụ NH bán lẻ của các NHTM Việt Nam” bàn về các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của NH Việt Nam trước tình hình mới là có sự tham gia của các NH nước ngoài vào thị trường tín dụng trong nước. Hội thảo nhận được nhiều bài viết có cùng quan điểm đó là phát triển dịch vụ NH bán lẻ với đối tượng phục vụ chính là các KH cá nhân và DNTN. - Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của cả hai phía NH và DN đã làm rõ một số nguyên nhân dẫn đến việc khó vay vốn của các DN. Theo đó, các DN cho rằng họ gặp khó khăn trong việc khó vay vốn vì sự đối xử bất bình đẳng của NH đối với DNTN và DNNN. Về phía NH, họ cho rằng việc không mạnh dạn cho DN vay vốn là vì sự rủi ro còn tương đối cao khi cho các DN vay, vì các DN không có sự minh bạch trong quản lý DN, thông tin không được công bố chính xác, và uy tín đối với NH chưa cao. . TỔNG QUAN TÀI LI ỆU 2.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước - “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH: TRƯỜNG. cách li n kết bộ dữ li u BIS và bộ dữ li u BankScope, nhóm nghiên cứu đã nhận rõ sự khác biệt giữa hai loại tín dụng trên. Bài viết chỉ ra vai trò quan

Ngày đăng: 19/10/2013, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w